Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

BÁO CÁO Kết thúc dự án Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật POP tồn lưu tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 92 trang )



BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
Kết thúc dự án
Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật
POP tồn lưu tại Việt Nam
Cơ quan chủ quản
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ dự án
Tổng cục Môi trường
(Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường)
Đơn vị tài trợ
Quỹ Môi trường toàn cầu
Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP)
Tổ chức Lương thực, Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO)

Hà Nội, tháng 12 năm 2015



XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

MỤC LỤC
Danh mục Hình...........................................................................................7
Danh mục Bảng...........................................................................................9
Danh mục viết tắt........................................................................................10
I. THÔNG TIN CHUNG............................................................................11
1.1 Thông tin cơ bản về dự án................................................................11


1.2 Mô tả dự án.......................................................................................11
1.2.1 Mục tiêu và phạm vi dự án.......................................................11
1.2.2 Tổ chức thực hiện.....................................................................12
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.......................................................................14
2.1 Thực hiện mục tiêu............................................................................14
a. Kết quả 1........................................................................................14
b. Kết quả 2........................................................................................15
c. Kết quả 3........................................................................................15
2.2 Các hợp phần và đầu ra....................................................................16
2.2.1. Hợp phần 1: Nâng cao năng lực tạo điều kiện loại bỏ
các nguồn tồn lưu hoá chất BVTV POP............................................18
2.2.2. Hợp phần 2: Ít nhất 7 khu vực ô nhiễm với 1000 tấn chất thải
POP/nguồn tồn lưu POP được xử lý, tác động đến sức khỏe
được giảm thiểu và loại bỏ................................................................28
2.2.3. Hợp phần 3: Cải thiện quản lý hóa chất để ngăn chặn
nhập khẩu và sử dụng hóa chất BVTV POP......................................37
2.3. Kết quả thực hiện về tài chính..........................................................41
2.4. Những yếu tố tác động đến kết quả thực hiện Dự án.......................43
a) Chính sách và môi trường pháp lý.................................................43
b) Công tác tổ chức quản lý thực hiện chương trình, dự án..............45
III. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI................................52
3.1 Phân tích so với mục tiêu và thiết kế dự án.......................................52

5


BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

3.2 Tác động đối với ngành và vùng.......................................................55
3.3 Tính bền vững...................................................................................55

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM..................................................................56
4.1 Về quản lý ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV POP tồn lưu.....56
4.2 Về công tác quản lý dự án.................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................60
PHỤ LỤC.....................................................................................................62
Phụ lục 1. Khung logic của Dự án..........................................................63
Phụ lục 2. Các khu vực/điểm ô nhiễm thuốc BVTV được xử lý bằng
nguồn vốn trong nước.............................................................................79
Phụ lục 3. Ảnh hoạt động của Dự án.......................................................84

6


XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

Danh mục Hình
Hình 1. Sơ đồ tổ chức của Dự án............................................................13
Hình 2. Lấy mẫu ống khói tại Nhà máy xi măng Thành Công trong
thời gian thử nghiệm tiêu huỷ POP, tháng 11 năm 2012.........................18
Hình 3. Hệ thống quản lý các kho thuốc BVTV.....................................18
Hình 4. Cơ sở dữ liệu về ô nhiễm tồn lưu...............................................19
Hình 5. Phương pháp luận để lựa chọn các điểm ưu tiên xử lý..............20
Hình 6. Năm giai đoạn của Hướng dẫn kỹ thuật cho quản lý bền vững
môi trường các khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV POP..........................21
Hình 7. Bộ hướng dẫn kỹ thuật...............................................................21
Hình 8. Tập huấn về khảo sát, đánh giá ô nhiễm môi trường do hoá chất
BVTV tại Hà Tĩnh, 2011.........................................................................23
Hình 9. Hội thảo xây dựng Quy chuẩn tại Hà Nội, 2012........................24
Hình 10. Hội thảo sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1946/QĐ-TTg
tại Ninh Bình, tháng 11 năm 2013..........................................................25

Hình 11. Nâng cao nhận thức cho người dân..........................................26
Hình 12. Bốc xúc và đóng gói tại Hòn Trơ, Nghệ An.............................28
Hình 13. Bốc xúc, đóng gói tại Núi Căng, huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên.....................................................................................29
Hình 14. Tư vấn quốc tế giám sát quá trình bốc xúc, đóng gói..............29
Hình 15. Chất thải được vận chuyển và tập kết tại
Nhà máy xi măng Holcim chờ xử lý.......................................................31
Hình 16. Hố chôn lấp chất thải trong khuôn viên
Công ty Nicotex Thanh Thái...................................................................32
Hình 17. Công trình cô lập, cách ly khu vực ô nhiễm nhẹ tại thôn Mậu 2,
xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.........................................32
Hình 18. Bàn giao công trình tại Nam Đàn.............................................34
Hình 19. Gian hàng trưng bày của Đoàn công tác Việt Nam tại Hội nghị
COP 15 - Thụy Sỹ...................................................................................35
7


BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

Hình 20. Hội thảo xây dựng Kế hoạch quản lý bền vững các khu vực ô
nhiễm hoá chất BVTV trên địa bàn tỉnh Nghệ An - tháng 6/2015.........36
Hình 21. Luật Bảo vệ môi trường 2014..................................................37
Hình 22. Thí điểm áp dụng quản lý bao bì rỗng tại Hậu Giang..............38
Hình 23. Tập huấn về quản lý ô nhiễm môi trường do hoá chất
BVTV tồn lưu tại Quảng Bình tháng 10/2014........................................39
Hình 24. Tập huấn về lấy mẫu tại hiện trường........................................40
Hình 25. Lễ bàn giao kho thuốc sau khi được cải tạo nâng cấp
tại Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai................................................41
Hình 26. Huy động nguồn lực từ GEF cho các Dự án quản lý
các chất POP tại Việt Nam so sánh với một số nước..............................44

Hình 27. Họp Ban chỉ đạo Dự án năm 2013..........................................46

8


XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

Danh mục Bảng

Bảng 1

Các khoá đào tạo quản lý khu vực ô nhiễm hoá chất
BVTV POP

23

Bảng 2

Tổng khối lượng chất thải POP được đào xúc đóng
gói

30

Bảng 3

Các công trình ngăn ngừa rủi ro

33

Bảng 4


Các khóa tập huấn về quản lý thuốc BVTV và bao bì

39

Bảng 5

Tổng ngân sách tài trợ cho dự án

42

Bảng 6

Kết quả giải ngân theo từng năm

42

Bảng 7

Các rủi ro nhận diện trong văn kiện dự án và thực tế
triển khai

48

Bảng 8

Số người hưởng lợi từ dự án

54


9


BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

Danh mục viết tắt


BVTV

Bảo vệ thực vật



EMP

Kế hoạch quản lý môi trường khu vực ô nhiễm



FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc



GEF

Quỹ Môi trường toàn cầu




HPPMG

Quy chế chung Quản lý chương trình, dự án hợp tác



Việt Nam – Liên Hợp Quốc



NEX

Quy chế Quốc gia điều hành



ODA

Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức



POP

Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ




TOR

Điều khoản tham chiếu



UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc



VSTE

Chuyên gia kỹ thuật cao cấp quốc tế



10


XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

I. THÔNG TIN CHUNG
1.1 Thông tin cơ bản về dự án
- Tên dự án (tiếng Việt): Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hoá chất bảo vệ
thực vật POP tồn lưu tại Việt Nam
- Tên dự án (tiếng Anh): Building capacity to eliminate POPs Pesticides
stockpiles in Vietnam
- Mã số dự án: 00060927

- Địa điểm thực hiện dự án: Dự án được thực hiện trên toàn quốc
- Tên nhà tài trợ, đồng tài trợ: Quỹ môi trường toàn cầu thông qua Chương
trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), và Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO)
- Cơ quan chủ quản: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chủ dự án: Tổng cục Môi trường
- Thời gian thực hiện: 2010 - 2015
- Ngày phê duyệt văn kiện dự án: Ngày 01 tháng 10 năm 2009 bởi Bộ
trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
- Nguồn vốn: Tổng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại $4.660.800 bao gồm
$4.450.800 từ Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), $110.000 từ UNDP và $100.000
từ FAO. Vốn đối ứng: $6.390.109 (hiện vật và tiền mặt)
1.2 Mô tả dự án
1.2.1 Mục tiêu và phạm vi dự án
- Mục tiêu Dự án: Loại bỏ các rào cản năng lực trong việc loại trừ các hóa
chất BVTV thuộc nhóm POP một cách bền vững ở Việt Nam. Mục tiêu này
đóng góp cho mục tiêu lớn hơn là hỗ trợ sự phát triển bền vững ở Việt Nam
thông qua việc loại bỏ POP ra khỏi môi trường.
- Phạm vi dự án:
+ Để đạt được mục tiêu của Dự án nêu trên, phạm vi của Dự án tập trung
vào 03 đầu ra cơ bản gồm:
(i) Nâng cao năng lực tạo điều kiện loại bỏ các nguồn tồn lưu hóa chất
BVTV POP
(ii) Tiêu hủy các nguồn tồn lưu đã tìm được và giảm thiểu tác động lên sức
khoẻ con người

11


BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN


(iii) Cải thiện công tác quản lý hóa chất để ngăn chặn việc nhập khẩu, sử
dụng và phát sinh mới các loại hóa chất BVTV POP.
+ Về không gian địa lý: Dự án được thiết kế để triển khai trên phạm vi toàn
quốc. Tuy nhiên, với các kết quả điều tra từ giai đoạn PDF-B năm 2007, điều
tra thống kê của Chính phủ năm 2009 thì Dự án phần lớn triển khai trên các tỉnh
phía Bắc và đặc biệt là khu vực Bắc Trung Bộ (khu IV cũ) - nơi có hiện trạng
tồn lưu hóa chất BVTV dạng POP nặng nề nhất trên cả nước. Tại các tỉnh phía
Nam, có tồn lưu các loại hóa chất BVTV, tuy nhiên đa phần là các loại hóa chất
BVTV mới, không chứa các chất POP.
1.2.2 Tổ chức thực hiện
Ở giai đoạn đầu, Dự án được quản lý theo phương thức quốc gia điều hành
(NEX). Sau khi Quy chế chung Quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam
- Liên Hợp Quốc (HPPMG) được thông qua, Dự án được quản lý theo Quy
chế này và tuân thủ theo các quy định của Chính phủ như Nghị định 131/2006/
NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 9 tháng 11 năm 2006 về việc Ban hành
Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và sau đó là
Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 về quản lý và sử dụng
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà
tài trợ.
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam là đơn vị
điều phối, chịu trách nhiệm trước GEF về các hoạt động của Dự án. UNDP là
cơ quan quản lý phần kinh phí hỗ trợ bởi GEF. Căn cứ theo các Kế hoạch năm,
Kế hoạch Quý được phê duyệt, UNDP chuyển kinh phí cho Ban Quản lý dự án,
trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để triển khai các hoạt động. Một số
hoạt động khác như đấu thầu quốc tế, UNDP có thể tiến hành trực tiếp tại Văn
phòng UNDP Việt Nam. Ngoài ra, Dự án có sự tham gia của Tổ chức Lương
thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO) và FAO chịu trách nhiệm đối với
phần kinh phí mà GEF cấp cho Tổ chức này. Để đảm bảo sự hài hòa trong tổ
chức thực hiện dự án, Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) có trách nhiệm duy

trì sự phối hợp toàn diện với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục Môi
trường trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả và
báo cáo về các hoạt động dự án. Đặc biệt, FAO với vai trò là tổ chức thực hiện
của GEF có trách nhiệm quản lý tài chính đối với phần kinh phí do GEF cấp,
để thực hiện các hoạt động dự án do FAO chủ trì trong dự án này. FAO sẽ chịu
trách nhiệm làm việc và báo cáo trực tiếp đối với GEF về phần kinh phí này.
Đồng thời, FAO cũng có trách nhiệm làm việc và báo cáo với các bên liên quan
tại Việt Nam về quản lý tài chính đối với phần kinh phí này theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
12


XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

Cơ quan điều hành về phía Việt Nam là Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cơ
quan chủ quản), cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện là Tổng cục Môi trường
(Chủ dự án). Theo Quyết định 1176/QĐ-TCMT ngày 20 tháng 10 năm 2009,
Tổng cục Môi trường giao Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường là cơ
quan đầu mối chịu trách nhiệm thường xuyên quản lý Dự án.
Để giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường công tác chỉ đạo, điều hành cũng
như tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ban chỉ đạo Dự án được
thành lập theo Quyết định số 47/QĐ-BTNMT ngày 14 tháng 01 năm 2010 với
Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các ủy viên là đại
diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và
các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ban chỉ đạo tổ chức họp
thường niên vào đầu năm để nghe báo cáo kết quả triển khai dự án trong năm
vừa qua, đồng thời thông qua phương hướng triển khai trong năm tiếp theo.
Ban Quản lý Dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập theo
Quyết định số 2123/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 và Quyết định
số 1671/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2014 về việc thay đổi nhân sự Ban

Quản lý Dự án. Ban Quản lý Dự án có nhiệm vụ quản lý dự án theo đúng mục
tiêu, tiến độ, chất lượng và nguồn lực tại Văn kiện dự án được ký kết và ban
hành kèm theo Quyết định số 1904/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009
của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ban Quản lý dự án cùng với UNDP tuyển
chọn các cán bộ dự án bao gồm quản đốc, kế toán, trợ lý, chuyên gia kỹ thuật
và cán bộ kỹ thuật hiện trường.

Hình 1. Sơ đồ tổ chức của Dự án
13


BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
2.1 Thực hiện mục tiêu
Mục tiêu tổng quát của dự án đặt ra trong văn kiện đã ký kết năm 2009 là
“Hỗ trợ sự phát triển bền vững ở Việt Nam thông qua việc loại bỏ POP ra khỏi
môi trường”. Mục tiêu này không hoàn toàn nằm trong khả năng của dự án mà
thể hiện tầm nhìn chung của UNDP tại Việt Nam trong lĩnh vực môi trường.
Dự án loại bỏ một lượng cụ thể các chất POP ra khỏi môi trường giúp Chương
trình Liên Hợp Quốc đạt được sự hỗ trợ cho phát triển bền vững ở Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể của Dự án là “Loại bỏ các rào cản năng lực đối với quá trình
loại trừ các hóa chất BVTV thuộc nhóm POP một cách bền vững ở Việt Nam”.
Mục tiêu này đã đạt được thông qua việc hoàn thành 03 kết quả cụ thể (tương
ứng với 03 hợp phần của Dự án). Trong bối cảnh thực tế về ô nhiễm môi trường
do hóa chất BVTV POP tồn lưu đã có những thay đổi đáng kể so với đánh giá
năm 2007, Dự án vẫn hoàn thành việc thực hiện các mục tiêu đặt ra ban đầu
đồng thời thực hiện các hoạt động bổ sung, các hoạt động mới tăng cường cho
thành quả dự án nói chung.
a. Kết quả 1

Các rào cản về năng lực đối với việc xử lý các khu vực ô nhiễm do thuốc
BVTV POP và tiêu hủy hóa chất BVTV POP được loại bỏ thông qua một số
các kết quả chính sau đây:
- Số lượng nhà thầu được cấp phép để tiêu hủy hóa chất BVTV thuộc nhóm
POP đã được bổ sung. Ngoài Công ty xi măng Holcim được cấp phép xử lý
trước đây, đơn vị mới được cấp phép trong thời gian Dự án thực hiện là Công
ty xi măng Thành Công 3, theo đó tính đến nay đã có tổng cộng 02 đơn vị đủ
điều kiện để xử lý hóa chất BVTV thuộc nhóm POP.
- Quy trình quản lý môi trường bền vững khu vực bị ô nhiễm do hóa chất
BVTV tồn lưu được xây dựng và áp dụng trên thực tế. Dự án đã xây dựng Bộ
Hướng dẫn kỹ thuật về quản lý môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa
chất BVTV tồn lưu theo 5 giai đoạn quản lý: (i) Điều tra đánh giá sơ bộ; (ii)
Điều tra, đánh giá chi tiết; (iii) Đánh giá phương án và lập kế hoạch xử lý, cải
tạo và phục hồi môi trường; (iv) Xử lý khu vực ô nhiễm và (v) Quan trắc và
chăm sóc sau xử lý.
Đặc biệt, quy trình này ngoài việc được giới thiệu trong Bộ Hướng dẫn kỹ
thuật, đã được đưa vào Dự thảo Thông tư về khắc phục ô nhiễm và cải thiện
môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến ban hành trong năm 2015.
- Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý hóa chất BVTV hữu cơ khó
14


XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất được xây dựng và ban hành (Quy
chuẩn 54:2013/BTNMT). Quy chuẩn về xử lý hóa chất BVTV thuộc nhóm hữu
cơ khó phân hủy đưa ra giá trị hàm lượng của hóa chất BVTV cần được xử lý
trong đất theo các mục đích sử dụng khác nhau. Đây là nội dung quan trọng hỗ
trợ cho hoạt động xử lý được hiệu quả, và khả thi.
- Hoạt động giám sát tiêu hủy hóa chất BVTV được tăng cường. Ngoài các

yêu cầu và hướng dẫn chi tiết về giám sát được nêu trong Bộ Hướng dẫn kỹ
thuật, các cán bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi
trường các tỉnh, thành phố và Ban Quản lý Dự án được đào tạo, tập huấn và
nâng cao năng lực trong quá trình thực hiện giám sát các hoạt động tiêu hủy hóa
chất cùng với Tư vấn giám sát quốc tế.
- Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu gắn liền với Bộ chỉ số giám sát và đánh
giá (M&E) cho hoạt động quản lý ô nhiễm môi trường các khu vực tồn lưu hóa
chất BVTV được xây dựng và ban hành. Đây là nội dung quan trọng để có thể
đánh giá nhanh và lượng hóa được công tác quản lý, xử lý và cải tạo phục hồi
môi trường các khu vực ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu theo các con số và
báo cáo một cách thống nhất.
b. Kết quả 2
Các nguồn tồn lưu hóa chất BVTV được điều tra, đánh giá, kiểm kê và tiêu
hủy; rủi ro đến sức khỏe con người được giảm thiểu. Tổng số lượng hóa chất
BVTV POP, chất thải POP và các loại đất nhiễm nặng do Dự án tiêu hủy là
907.4 tấn, diện tích đất nhiễm đã cô lập đạt 3480m2 (5220m3). Với khối lượng
chất thải POP và đất nhiễm mà Chính phủ đã xử lý trong thời gian 2007-2009,
có thể nói chỉ tiêu xử lý hết 1140 tấn hóa chất BVTV thuộc Kết quả 2 của Dự án
đã đạt được, chưa kể nội dung bổ sung được coi như giá trị gia tăng là việc cô
lập hàng ngàn mét khối đất ô nhiễm nhẹ nhằm loại bỏ các rủi ro đến môi trường
và sức khỏe cộng đồng.
c. Kết quả 3
Công tác quản lý hóa chất BVTV được tăng cường nhằm giảm thiểu các
nguy cơ hình thành các nguồn tồn lưu hóa chất BVTV POP mới do nhập lậu
hoặc sử dụng bất hợp pháp. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường
do hóa chất BVTV tồn lưu được xây dựng và ban hành như Luật Hóa chất
2007, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, Luật Bảo vệ môi trường 2014,
các văn bản hướng dẫn, Thông tư liên tịch về quản lý bao gói thuốc BVTV sau
sử dụng được xây dựng và ban hành. Hướng dẫn về nâng cấp, cải tạo các kho
chứa hóa chất BVTV tồn lưu và quy chế phối hợp của các ngành môi trường,

nông nghiệp và hải quan được xây dựng. Các nội dung trên góp phần hoàn
15


BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

thành Kết quả 3 của Dự án, nâng cao công tác quản lý nhằm giảm thiểu việc
hình thành mới các nguồn tồn lưu POP trong tương lai.
2.2 Các hợp phần và đầu ra
Trong quá trình khởi động dự án (vào tháng 4 năm 2010 đến cuối năm
2010), Dự án đã thu thập các số liệu về hiện trạng ô nhiễm môi trường và bối
cảnh pháp lý tại thời điểm đó và kết quả thu được cho thấy bối cảnh đã thay đổi
đáng kể so với đánh giá tại thời điểm Dự án được xây dựng vào năm 2007, cụ
thể như sau:
Thứ nhất, một trong những thay đổi lớn nhất là số liệu kiểm kê, rà soát về
các địa điểm nghi ngờ còn lưu chứa và/hoặc ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu.
Kết quả thống kê ban đầu tại pha chuẩn bị của dự án cho rằng trên toàn quốc
có khoảng 50 địa điểm tồn lưu hóa chất BVTV (PDF-B, 2007). Tuy nhiên đến
năm 2010, theo báo cáo của các tỉnh gửi về, cơ bản trên cả nước đã xác định
được khoảng 1.153 địa điểm, trong đó có khoảng 913 địa điểm là ở tỉnh Nghệ
An (Tổng cục Môi trường, 2010). Đến 2013, kết quả cập nhật, báo cáo bổ sung
của các địa phương bổ sung thêm 401 địa điểm (Tổng cục Môi trường, 2013).
Thứ hai, Chính phủ đã có những hoạt động thu gom, cô lập và tiêu hủy
khoảng 200 tấn hóa chất BVTV POP kể từ năm 2007. Một số điểm ô nhiễm nêu
trong giai đoạn PDF-B đã thay đổi hiện trạng hoặc đã được xử lý như khu vực
Làng Ải, Tuyên Quang, kho Mai Hắc Đế ở Nam Đàn.
Thứ ba, từ năm 2007, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành,
như Luật Hóa chất 2007, một số tiêu chuẩn, quy chuẩn được ban hành… Kết
quả là khung thể chế và chính sách về quản lý hóa chất, bao gồm cả hóa chất
BVTV tồn lưu và hoạt động quản lý, xử lý các nguồn tồn lưu trở nên rõ ràng

hơn, hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động của Dự án tại thời điểm khởi động.
Trước bối cảnh thực tế có nhiều thay đổi so với Văn kiện dự án như vậy, Dự
án và UNDP đã phối hợp với Chuyên gia tư vấn quốc tế xây dựng Báo cáo khởi
động một cách kỹ càng. Báo cáo khởi động được hoàn thiện cuối năm 2010
bao gồm khung logic (logframe) được cập nhật, dựa trên các kết quả đầu ra đã
có của khung logic của văn kiện dự án, căn cứ vào mục tiêu của dự án để điều
chỉnh các hoạt động cho phù hợp với tình hình mới, trong đó có sắp xếp lại và
bổ sung thêm các hoạt động mới. Thêm vào đó, để phù hợp hơn với nhu cầu và
hiện trạng thực tế của quốc gia đồng thời vẫn đảm bảo mục tiêu dự án phù hợp
với các mục tiêu liên quan của GEF và UNDP, khung logic này một lần nữa
được điều chỉnh tại giai đoạn đánh giá giữa kỳ 2012-2013 (chủ yếu là cho các
đầu ra thuộc kết quả/hợp phần 1 và 2). Chi tiết của các lần điều chỉnh này đều
đã được nêu trong các báo cáo liên quan.
16


XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

Sự điều chỉnh kịp thời trong hai giai đoạn then chốt này đã không chỉ giúp
định hướng các kết quả và đầu ra của dự án theo hướng phù hợp hơn với bối cảnh
và nhu cầu quốc gia, mà còn giúp tạo ra những giá trị/kết quả gia tăng của dự án
nằm ngoài thiết kế ban đầu (theo Văn kiện dự án). Một số kết quả được coi là giá
trị gia tăng và không nằm trong thiết kế ban đầu, có thể kể đến như sau:
- Cách tiếp cận của Dự án đã mở rộng đáng kể so với thiết kế ban đầu. Ban
đầu dự án tập trung vào các kho thuốc, được hiểu là nguồn tồn lưu (stockpiles)
và quan điểm xử lý các nguồn tồn lưu là “đóng gói và tiêu huỷ” (pack and go).
Tuy nhiên, trước tình hình thực tế là các nguồn tồn lưu bị chôn lấp khá nhiều,
nên ngoài vấn đề “đóng gói và tiêu huỷ” còn phải áp dụng các giải pháp quản
lý cho các khu vực bị ô nhiễm.
- Cơ sở dữ liệu về các khu vực ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu được

nâng cấp theo phương pháp luận dựa vào rủi ro và cách tiếp cận quản lý bền
vững các khu vực ô nhiễm theo năm giai đoạn đã được ban hành trong Bộ
Hướng dẫn kỹ thuật.
- Bộ chỉ tiêu giám sát và đánh giá, phục vụ việc quản lý các khu vực ô nhiễm
và xử lý hoá chất bảo vệ thực vật POP được xây dựng.
- Xử lý thí điểm đất ô nhiễm và chất thải POP bằng một số công nghệ không
đốt, thông qua đó đánh giá khả năng áp dụng các công nghệ này tại Việt Nam
và chia sẻ các kết quả thí điểm với các cơ quan liên quan.
- Kế hoạch quản lý bền vững các khu vực ô nhiễm tồn lưu do hóa chất
BVTV POP cấp tỉnh được nghiên cứu, xây dựng và thí điểm xây dựng cho một
tỉnh cụ thể.
- Tăng cường năng lực, kỹ năng thực địa cần thiết theo quy trình quản lý
mới cho các cán bộ quản lý và kỹ thuật cấp tỉnh thông qua các đợt tập huấn và
hoạt động điều tra, khảo sát các khu vực nghi ngờ ô nhiễm BVTV POP mới
được báo cáo bổ sung.
Để tiện theo dõi, phần báo cáo chi tiết về các đầu ra của từng kết quả/hợp
phần dưới đây được trình bày theo khung logic cập nhật lần cuối cùng vào năm
2013 đã được thông qua bởi GEF, UNDP và Ban chỉ đạo Dự án.

17


BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

2.2.1. Hợp phần 1: Nâng cao năng lực tạo điều kiện loại bỏ các nguồn
tồn lưu hoá chất BVTV POP
Đầu ra 1.1. Danh sách
các công ty đủ năng lực tiêu
hủy hóa chất BVTV POP
Tại thời điểm 2010, chỉ có

một công ty có đủ năng lực và
được cấp giấy phép tiêu hủy
hóa chất BVTV thuộc nhóm
POP, điều này gây khó khăn
cho công tác xử lý trên toàn
quốc, cụ thể: thủ tục đấu thầu
phức tạp, khoảng cách vận
chuyển tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Hình 2. Lấy mẫu ống khói tại Nhà máy xi
măng Thành Công trong thời gian
thử nghiệm tiêu huỷ POP, tháng 11 năm 2012

Năm 2011, trên cơ sở
nguyện vọng xử lý chất thải
thuốc BVTV POP của một số
công ty xi măng và công ty
xử lý chất thải nguy hại trong cả nước, Dự án tiến hành thử nghiệm đốt hóa chất
BVTV POP tại hai cơ sở với sự giám sát quy trình từ lúc chất thải chứa DDT
đưa về, xử lý sơ bộ, đưa vào lò nung kèm theo đo đạc phát thải từ ống khói
cũng như dư lượng trong tro/clinker. Kết quả là một công ty (Thành Công 3) đã
đủ tiêu chuẩn và được cấp phép đồng xử lý hóa chất BVTV nhóm POP trong
lò nung xi măng và có thể tham gia đấu thầu tiêu hủy chất thải POP của Dự án
trong năm 2013.
Đầu ra 1.2. Một bộ dữ
liệu với tất cả thông tin
kiểm kê hiện có
Đầu năm 2011, Dự án
đã thu thập và xử lý số liệu
của hơn 557 điểm ô nhiễm
môi trường do hóa chất bảo

vệ thực vật tồn lưu dưới
dạng file excel. Đây là cơ
sở đầu tiên để tiến hành
rà soát, phân loại tại thời
18

Hình 3. Hệ thống quản lý các kho thuốc BVTV


XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

điểm ban đầu, khi phương pháp luận và cơ sở dữ liệu vẫn đang trong quá trình
khởi thảo, xây dựng.
Ngoài ra, FAO đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật cài đặt hệ thống quản
lý các kho thuốc BVTV (PSMS) để hỗ trợ các hoạt động Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn vào tháng 10 năm 2012 (xem hình 3).
Sau khi phương pháp
luận về quản lý và đánh giá
các khu vực ô nhiễm (Bộ
Hướng dẫn Kỹ thuật quản
lý các khu vực ô nhiễm do
hóa chất BVTV tồn lưu)
được xây dựng và ban
hành vào năm 2014, hoạt
động cập nhật và nâng cấp
hệ thống cơ sở dữ liệu các
điểm ô nhiễm tồn lưu được
tiến hành và vận hành tại
cổng thông tin http://caithHình 4. Cơ sở dữ liệu về ô nhiễm tồn lưu
ienmoitruong.vea.gov.vn.

Hệ thống cơ sở dữ liệu trên
mạng internet dựa vào trang web của Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi
trường, đã hoàn thành vào tháng 9 năm 2015.
Đầu ra 1.3. Danh sách các điểm ưu tiên đã phân loại
Kết quả kiểm kê sơ bộ, như đã trình bày ở trên, cho thấy trên cả nước, tính
đến thời điểm 2010, có khoảng 1153 địa điểm nghi ngờ có lưu chứa và/hoặc bị
ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu được báo cáo. Tuy nhiên, trong danh sách
các điểm này có rất nhiều điểm chỉ có tên, địa điểm mà không có bất cứ thông
tin nào khác. Do vậy, nhằm xây dựng được bộ dữ liệu về các điểm tồn lưu hóa
chất BVTV POP để có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn các điểm ưu tiên để
xử lý, Dự án đã sàng lọc danh sách 1153 địa điểm nói trên và các dữ liệu khác
do địa phương báo cáo nhưng chưa được cập nhật trong danh sách 1153 điểm,
trên cơ sở đó lựa chọn 557 điểm có thông tin về ô nhiễm môi trường do hóa chất
bảo vệ thực vật tồn lưu dưới dạng file excel. Đây là tất cả các dữ liệu có thể thu
thập được tại thời điểm bắt đầu triển khai dự án năm 2010.

19


BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

Hình 5. Phương pháp luận để lựa chọn các điểm ưu tiên xử lý
557 điểm này sau đó được phân loại và tiến hành đánh giá nhanh theo các
tiêu chí (chủng loại thuốc POP, mức độ ô nhiễm, cấu trúc nền kho, mùi, khoảng
cách đến nhà dân, nguồn nước mặt, khu trồng trọt, chăn nuôi...) theo đó lựa
chọn ra được 115 điểm có tiềm ẩn rủi ro.
Tiếp theo, Dự án tiếp tục sử dụng Bộ công cụ phân loại của Hatfield để tiến
hành phân loại chi tiết cho 115 điểm nêu trên, từ đó lựa chọn được 05 điểm
ưu tiên nhất tiến hành các hoạt động điều tra, lập kế hoạch và xử lý trong giai
đoạn này, bao gồm: khu vực Núi Căng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên;

khu vực Thạch Lưu, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; khu vực Hòn Trơ, huyện
Diễn Châu; khu vực Mậu 2 huyện Nam Đàn; khu vực Vực Rồng, huyện Tân
Kỳ, thuộc tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, một số điểm nhỏ và lân cận khác còn tồn lưu
nguyên chất thải POP cũng được đưa vào kế hoạch xử lý.
Đầu ra 1.4. Hướng dẫn kỹ thuật và hướng dẫn quản lý đối với chất thải
POP được xây dựng
Dự án đã tổ chức rà soát các hướng dẫn kỹ thuật hiện hành về xử lý các
kho thuốc, đặc biệt nghiên cứu hướng dẫn kỹ thuật của FAO về “Quản lý môi
trường đối với các kho thuốc BVTV tồn lưu”, để xem xét khả năng áp dụng phù
hợp với điều kiện Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy, các hướng dẫn kỹ thuật của
FAO áp dụng tương đối phù hợp với việc quản lý hóa chất BVTV tồn lưu trong
các kho chứa, tuy nhiên không phù hợp với các đối tượng là khu vực chôn lấp,
hoặc khu vực đất bị ô nhiễm bởi hóa chất BVTV tồn lưu. Theo đó, Dự án đã cân
nhắc tình hình thực tiễn ở Việt Nam và đưa ra phương án điều chỉnh, xây dựng

20


XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

hướng dẫn một cách phù hợp.

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT QUẢN LÝ
BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG
KHU VỰC Ô NHIỄM

HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG
KHU VỰC Ô NHIỄM

Hoạt động xây dựng

hướng dẫn kỹ thuật về quản
lý ô nhiễm môi trường tại các
khu vực ô nhiễm do hóa chất
BVTV tồn lưu được khởi
động từ tháng 9 năm 2011,
phối hợp chính với tư vấn
quốc tế của Công ty TAUW,
Hà Lan. Hướng dẫn được
xây dựng sử dụng cách tiếp
cận dựa vào rủi ro và quản lý
khu vực ô nhiễm nhằm giảm
Hình 6. Năm giai đoạn của Hướng dẫn kỹ
thiểu rủi ro do khu vực gây ra
thuật cho quản lý bền vững môi trường các
cho sức khỏe cộng đồng, cho
khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV POP
hệ sinh thái và rủi ro chất ô
nhiễm lan truyền ra khỏi khu
vực. Đây là hướng tiếp cận mới ở Việt Nam, do vậy việc thuyết phục các bên
liên quan chuyển từ quan điểm “Xử lý triệt để” sang “Quản lý bền vững dựa
vào rủi ro” cũng là một trong những công việc đòi hỏi dự án phải có những nỗ
lực không nhỏ. Bộ hướng dẫn kỹ thuật đưa ra những công cụ và phương pháp
quản lý khu vực ô nhiễm theo 5 giai đoạn: (i) điều tra, khảo sát sơ bộ; (ii) điều
tra, khảo sát chi tiết; (iii) lập kế hoạch xử lý; (iv) xử lý, cải tạo và phục hồi môi
trường khu vực và (v) quan trắc và chăm sóc sau xử lý.
Quyển 1

Báo cáo giai đoạn 1
Điều tra sơ bộ khu vực


Hướng dẫn thực hiện
Giai đoạn 1 - Điều tra sơ bộ
Quyển 2

Hướng dẫn thực hiện
Giai đoạn 2 - Điều tra chi tiết

Quyển 3
Hướng dẫn thực hiện
Giai đoạn 3 - Đánh giá phương
án xử lý cải tạo và phục hồi
môi trường

Quyển 4
Hướng dẫn thực hiện
Giai đoạn 4 - Quản lý thực hiện
xử lý, cải tạo và phục hồi
môi trường

CÁC

Báo cáo giai đoạn 2
Điều tra chi tiết khu vực

TÀI

LIỆU
BỔ

TRỢ


Báo cáo giai đoạn 3
Đánh giá phương án xử lý.
Cải tạo và phục hồi môi trường

Báo cáo giai đoạn 4
Quản lý thực hiện xử lý.
Cải tạo và phục hồi môi trường

Quyển 5

Hướng dẫn thực hiện
Giai đoạn 5 - Quan trắc và
chăm sóc khu vực sau xử lý

Nội dung của bộ hướng
dẫn đã được dự thảo, thử
nghiệm và tích hợp vào các
khóa tập huấn từ tháng 11
năm 2011. Bộ hướng dẫn
được hoàn thành và in ấn vào
tháng 9 năm 2014 với tên gọi
“Hướng dẫn kỹ thuật quản lý
môi trường tại các khu vực bị
ô nhiễm do hóa chất BVTV
tồn lưu”. Sách hướng dẫn
được chia thành 3 quyển với
5 giai đoạn trong quy trình
quản lý bền vững các khu vực


Báo cáo giai đoạn 5
Quan trắc và chăm sóc
khu vực sau xử lý

Hình 7. Bộ hướng dẫn kỹ thuật

21


BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

bị ô nhiễm. Bộ sách đã được in thành 1500 bản và gửi về các địa phương để
nghiên cứu, áp dụng.
Một trong những kết quả của đầu ra 1.4 là trong khuôn khổ hoạt động do
Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, thực hiện.
FAO đã cử tư vấn quốc tế cùng với tư vấn trong nước thực hiện nghiên cứu
“Hướng dẫn quản lý bao bì thuốc BVTV cho Việt Nam” với các sản phẩm sau:
- Đã tiến hành rà soát các hướng dẫn liên quan và xây dựng Dự thảo chương
trình quản lý bao bì rỗng vào Quý 1 năm 2013.
- Đã áp dụng triển khai thí điểm chương trình quản lý bao bì rỗng tại các
tỉnh, thành phố bao gồm: Hải Phòng, Lâm Đồng và Hậu Giang kèm theo Bản
quy chế địa phương.
- Hướng dẫn thực hành Quản lý an toàn bao gói thuốc BVTV đã qua sử
dụng ở Việt Nam, in 2000 bản và phát hành cho các Chi cục BVTV.
Đầu ra 1.5. Các số liệu của tài liệu đấu thầu bao gồm Mô hình giả thiết chi
tiết của khu vực, kế hoạch phục hồi cải tạo và dự toán ngân sách cho một số
lượng hạn chế các khu vực ô nhiễm được soạn thảo.
Dự án với sự hỗ trợ của tư vấn quốc tế đã hoàn thành việc điều tra chi tiết
đối với 5 điểm ưu tiên và 6 điểm nhỏ khác vào cuối năm 2011. Việc điều tra,
khảo sát được thực hiện nhiều lần với mục tiêu chuẩn bị cho kế hoạch xử lý, cải

tạo và phục hồi môi trường tại các điểm này, đồng thời chuẩn hóa lại phương
pháp luận để có thể hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật.
Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các khu vực đã được lựa
chọn trong đó nêu cụ thể các phương án thực hiện, khối lượng và các hạng mục
công việc cần thực hiện đã được tư vấn quốc tế hoàn thành vào giữa năm 2012
sau khi đã có trao đổi, thảo luận với các địa phương. Đây chính là căn cứ để dự
án xây dựng các hồ sơ mời thầu và chuẩn bị thực hiện các hoạt động đấu thầu,
tuyển dụng các nhà thầu thực hiện các hạng mục công việc liên quan.
Đầu ra 1.6. Nhân viên các cơ quan Chính phủ được đào tạo
Dự án đã tổ chức 2 khóa tập huấn đầu tiên về điều tra, khảo sát khu vực
ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu với sự hỗ trợ của công ty tư vấn quốc tế
Tauw, cho cán bộ địa phương tại 2 tỉnh Hà Tĩnh (gồm đại biểu từ 5 tỉnh lân
cận) và Thái Nguyên (gồm các đại biểu từ 10 tỉnh lân cận). Các buổi tập huấn
nhằm nâng cao kỹ năng đánh giá các điểm ô nhiễm POP cho các cán bộ tại địa
phương. Các học viên cũng đã được đi thực địa tại Cẩm Thăng (Hà Tĩnh) và
Hóa Trung (Thái Nguyên).

22


XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM

Sau hai khóa ban đầu,
tư vấn quốc tế và Dự án đã
thống nhất hoàn thiện Hướng
dẫn kỹ thuật rồi tiếp tục tiến
hành các khóa đào tạo. Các
khóa đào tạo đều có phần lý
thuyết và phần thực hành với
an toàn lao động là nội dung

xuyên suốt. Những khóa tập
huấn tiếp theo tiến hành vào
năm 2014 và 2015. Bảng 1
dưới đây tổng hợp các khóa
đào tạo về quy trình quản lý
các khu vực ô nhiễm do hóa
chất BVTV POP mà dự án đã
thực hiện.

Hình 8. Tập huấn về khảo sát, đánh giá ô
nhiễm môi trường do hoá chất BVTV
tại Hà Tĩnh, 2011

Bảng 1. Các khoá đào tạo quản lý khu vực ô nhiễm hoá chất BVTV POP
Khóa đào tạo về quản lý khu vực
ô nhiễm
Đánh giá khu vực ô nhiễm hoá chất
BVTV POP, Hà Tĩnh
Đánh giá khu vực ô nhiễm hoá chất
BVTV POP, Thái Nguyên
Quản lý môi trường các khu vực ô
nhiễm hoá chất BVTV POP (EMP),
Ninh Bình
Quản lý môi trường các khu vực ô
nhiễm hoá chất BVTV POP (EMP),
Quảng Bình
Quản lý môi trường các khu vực ô
nhiễm hoá chất BVTV POP (EMP),
Nghệ An
Quản lý môi trường các khu vực ô

nhiễm hoá chất BVTV POP (EMP),
Nam Định

11/2011

Tổng số
người
tham gia
38

Cán
bộ địa
phương
30

11/2011

39

32

11/2013

44

36

09/2014

42


30

10/2014

51

38

03/2015

41

24

Thời gian

23


BÁO CÁO KẾT THÚC DỰ ÁN

Bảng 1. Các khoá đào tạo quản lý khu vực ô nhiễm
hoá chất BVTV POP (tiếp)
Tổng số
Cán
Khóa đào tạo về quản lý khu vực
Thời gian
người
bộ địa

ô nhiễm
tham gia
phương
Quản lý môi trường các khu vực ô
03/2015
44
29
nhiễm hoá chất BVTV POP (EMP),
Nghệ An (cho các tỉnh Thanh Hóa
và Hà Tĩnh)
Quản lý môi trường các khu vực ô
04/2015
46
24
nhiễm hoá chất BVTV POP (EMP),
Quảng Ninh
Lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm,
05/2015
45
28
Nam Định
Lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm,
07/2015
38
30
Đà Nẵng
Lấy mẫu và khoanh vùng ô nhiễm,
07/2015
34
28

Bà Rịa Vũng Tàu
Quản lý môi trường các khu vực ô
08/2015
31
18
nhiễm hoá chất BVTV POP (EMP),
Hòa Bình
Tổng số
493
347
Đầu ra 1.7. Sửa đổi và
xây dựng các văn bản pháp
luật
Thông qua việc triển khai
các hoạt động Dự án tại địa
phương, một trong những vấn
đề liên quan đến chính sách,
pháp lý được rất nhiều địa
phương nêu ra đó là những
bất cập liên quan đến hệ
thống quy chuẩn/tiêu chuẩn
hiện hành. Theo đó, Dự án đã
tổ chức tiến hành rà soát các
24

Hình 9. Hội thảo xây dựng Quy chuẩn tại Hà
Nội, 2012


XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT POP TỒN LƯU TẠI VIỆT NAM


quy chuẩn hiện hành về hoá chất BVTV POP và tham khảo kinh nghiệm các
nước trên thế giới để đưa ra đề xuất các giá trị ngưỡng của hóa chất BVTV
POP trong đất trong năm 2012. Hội thảo thảo luận sơ bộ về vấn đề này đã được
tổ chức vào tháng 9/2012. Hầu hết các đại biểu tham dự đều đồng tình rằng
những tiêu chuẩn/quy chuẩn hiện hành (QCVN 15:2008 và TCVN 5300:2009)
là quá ngặt nghèo và không phù hợp cho hoạt động xử lý, cần có quy chuẩn/
tiêu chuẩn mới thay thế phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Kết quả là thông
qua Dự án, Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia QCVN 54:2013/BTNMT về ngưỡng
xử lý hoá chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân huỷ tồn lưu theo mục đích sử
dụng đất được ban hành ngày 25 tháng 12 năm 2013 tại Thông tư số 43/2013/
TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quy chuẩn này, cùng với các
quy chuẩn hiện hành như QCVN 15:2008/BTNMT, cho phép phân biệt đất bị ô
nhiễm nhưng chưa cần ưu tiên xử lý và đất bị ô nhiễm cần phải xử lý cho từng
mục tiêu sử dụng đất và theo rủi ro phơi nhiễm. Các ngưỡng xử lý cho phép tập
trung vào những khu vực ô nhiễm gây rủi ro sức khỏe cho người dân thay vì
dàn trải ra quá nhiều khu vực ô nhiễm.
Tháng 11 năm 2013, Tổng cục Môi trường thông qua Dự án đã tổ chức hội
thảo Sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1946/QĐ-TTg về khắc phục ô nhiễm
và cải thiện môi trường. Hội thảo được tổ chức tại Ninh Bình với sự tham gia
của 89 đại biểu từ 26 địa phương, các Bộ liên quan, Văn phòng Chính phủ và
các chuyên gia. Hội thảo đã sơ kết hoạt động 3 năm thực hiện Quyết định, chia
sẻ kinh nghiệm và thảo luận về những vướng mắc trong thời gian thực hiện.
Hội thảo cũng kiến nghị cần chỉnh sửa và cập nhật Quyết định số 1946/QĐTTg. Trên cơ sở các kiến nghị
tại Hội thảo, Tổng cục Môi
trường đã rà soát, đánh giá sơ
bộ kết quả 3 năm thực hiện
Kế hoạch, kiến nghị những
điểm cần điều chỉnh trong Kế
hoạch và Quyết định số 1946/

QĐ-TTg, gửi Bộ Tài nguyên
và Môi trường để trình Chính
phủ xem xét, quyết định.
Những công việc tiếp
theo trong lĩnh vực hỗ trợ sửa
đổi và xây dựng văn bản pháp
quy còn được thực hiện trong
Hợp phần 3 của Dự án.

Hình 10. Hội thảo sơ kết 3 năm thực hiện
Quyết định số 1946/QĐ-TTg tại Ninh Bình,
tháng 11 năm 2013

25


×