Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG CỦA DÂN CƢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 177 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THU HIỀN

CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG
BỀN VỮNG CỦA DÂN CƢ

\

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

\

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG
BỀN VỮNG CỦA DÂN CƢ
Ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 9.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Vũ Quốc Huy
2. PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Tác giả luận án

i


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................9
1.1. Tiêu dùng và tiêu dùng bền vững .....................................................................9
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng dân cư ..................................................11
1.3. Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững dân cư ........14
1.3.1. Chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông ..................................................16
1.3.2. Chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5 ..............................18

1.4. Khoảng trống nghiên cứu và các vấn đề luận án tập trung giải quyết ...........22
Chƣơng 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG CHÍNH
SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG DÂN CƢ ..........................24
2.1. Cơ sở lý luận về chính sách ...........................................................................24
2.1.1. Một số khái niệm .....................................................................................24
2.1.2. Mục tiêu, vai trò của chính sách .............................................................25
2.2. Cơ sở lý luận về tiêu dùng bền vững của dân cư ...........................................28
2.2.1. Khái niệm về tiêu dùng và tiêu dùng bền vững ......................................28
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng dân cư ...........................................34
2.2.3. Các yếu tố thúc đẩy tiêu dùng bền vững .................................................42
2.3. Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững dân cư ........43
2.3.1. Phân loại công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư .43
2.3.2. Tác động của công cụ kinh tế đến tiêu dùng bền vững ...........................46
2.4. Kinh nghiệm áp dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng
bền vững ................................................................................................................49
2.4.1. Kinh nghiệm của Pháp ............................................................................50
2.4.2. Kinh nghiệm của Canada ........................................................................52
2.4.3. Kinh nghiệm của Hà Lan ........................................................................53
2.4.4. Kinh nghiệm của Anh .............................................................................54
2.5. Cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông
và khuyến khích sử dụng xăng E5 ........................................................................55
2.5.1. Cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách hạn chế sử dụng
túi ni lông .........................................................................................................55
2.5.2. Cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách khuyến khích sử dụng
xăng E5..............................................................................................................64
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG CHÍNH
SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG DÂN CƢ ..........................75
3.1. Chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông .........................................................75
3.1.1. Thực trạng và các công cụ kinh tế trong chính sách hạn chế sử dụng
túi ni lông ở Việt Nam ....................................................................................75

3.1.2. Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội..............................................82
3.2. Chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5 ...................................102

ii


3.2.1. Thực trạng và các công cụ kinh tế trong chính sách khuyến khích sử dụng
xăng sinh học E5 ở Việt Nam ............................................................................102
3.2.2. Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội............................................107
3.2.3. Mô hình hồi quy đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của
người tiêu dùng về việc sử dụng xăng E5 .......................................................119
3.2.4. Đánh giá chính sách đối với xăng sinh học E5 qua trường hợp Thành
phố Hà Nội ......................................................................................................125
3.3. So sánh các công cụ kinh tế trong chính sách trong việc hạn chế sử dụng túi
ni lông và thúc đẩy sử dụng xăng sinh học E5 ....................................................126
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VỀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG CỦA DÂN CƢ 129
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước về thúc đẩy tiêu dùng bền vững ................129
4.1.1. Bối cảnh quốc tế ....................................................................................129
4.1.2. Bối cảnh trong nước ..............................................................................131
4.2. Quan điểm về sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu
dùng bền vững dân cư ........................................................................................134
4.3. Giải pháp về sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng
bền vững của dân cư............................................................................................138
4.3.1. Giải pháp chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông ................................138
4.3.2. Giải pháp chính sách thúc đẩy sử dụng xăng sinh học E5 ....................140
KẾT LUẬN ............................................................................................................144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................150
PHỤ LỤC ...............................................................................................................159


iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại công cụ chính sách ....................................................................25
Bảng 2.2: Phân loại công cụ thúc đẩy tiêu dùng bền vững .......................................44
Bảng 2.3: Một số công cụ chính sách chủ yếu về TDBV theo bản hướng dẫn của
Liên hiệp quốc về bảo vệ người tiêu dùng ................................................................45
Bảng 2.4 : Các trường hợp nghiên cứu .....................................................................50
Bảng 3.1: Tổng hợp công cụ chính sách về hạn chế sử dụng túi ni lông ..................79
Bảng 3.2: Tương quan giữa độ tuổi với số lượng túi ni lông trung bình sử dụng
trong một tuần ...........................................................................................................84
Bảng 3.3: Tương quan giữa nghề nghiệp với số lượng trung bình túi ni lông sử dụng
trong một tuần ...........................................................................................................85
Bảng 3.4: Lý do sử dụng túi ni lông..........................................................................87
Bảng 3.5: Tương quan giữa nghề nghiệp với nhận thức về tác hại của túi ni lông đối
với sức khoẻ ..............................................................................................................90
Bảng 3.6: Mối liên hệ giữa yếu tố nghề nghiệp với nhận thức về tác hại của túi ni
lông đối với môi trường ............................................................................................91
Bảng 3.7: Tương quan giữa nghề nghiệp và ý kiến quy định về việc tính phí túi ni
lông ............................................................................................................................97
Bảng 3.8: Tỉ lệ tiêu thụ xăng E5 và Ron95 sau 2 tháng bán đại trà (%) .................104
Bảng 3.9: Tổng hợp chính sách liên quan đến xăng sinh học E5 ...........................106
Bảng 3.10: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm lựa chọn mua xăng .....111
Bảng 3.11: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại xăng sử dụng ......................111
Bảng 3.12: Mức độ quan trọng của các yếu tố đến việc chấp nhận sử dụng xăng E5 ...116
Bảng 3.13: Các thang đo cơ bản về ý kiến của người tiêu dùng về sử dụng các loại
xăng .........................................................................................................................120
Bảng 3.14 : Độ tin cậy của các thang đo .................................................................121

Bảng 3.15: Các thông số thống kê chủ yếu của biến phụ thuộc và các biến giải
thích.........................................................................................................................122
Bảng 3.16: Kết quả hồi quy tác động của các yếu tố đến quyết định của người tiêu
dùng .........................................................................................................................122
Bảng 3.17: So sánh hai trường hợp túi ni lông và xăng sinh học E5 ......................127

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Tác động của việc thay đổi đường cung cầu đến lượng cầu .....................31
Hình 2.2: Điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng khi thu nhập thay đổi ............35
Hình 2.3: Tác động thay thế và tác động thu nhập ...................................................36
Hình 2.4: Người tiêu dùng thay đổi sự lựa chọn khi thay đổi sở thích .....................37
Hình 2.5: Các yếu tố thúc đẩy tiêu dùng bền vững ...................................................43
Hình 2.6: Khung phân tích công cụ chính sách tác động đến tiêu dùng ...................47
Hình 2.7: Kênh tác động từ các công cụ kinh tế đến tiêu dùng ................................47
Hình 3.1: Hiện trạng sử dụng túi ni lông ..................................................................83
Hình 3.2: Tần suất sử dụng túi ni lông trong 1 tuần .................................................83
Hình 3.3: Nhận thức về tác hại của túi ni lông .........................................................89
Hình 3.4: Ý kiến về giải pháp hạn chế sử dụng túi ni lông .......................................93
Hình 3. 5: Ý kiến về đề xuất cấm sử dụng túi ni lông ..............................................94
Hình 3. 6: Ý kiến về việc tăng thuế đối với đơn vị sản xuất .....................................95
Hình 3.7: Ý kiến về đề xuất tính phí sử dụng túi ni lông ..........................................96
Hình 3.8: Kênh nhận thức về tác hại của túi ni lông .................................................98
Hình 3.9: Đánh giá về kênh truyền thông phù hợp tuyên truyền tác hại của túi ni lông .......99
Hình 3.10: Ý kiến về giải pháp truyền thông ..........................................................100
Hình 3.11: Biểu đồ giá xăng A95 và E5 từ 11.2017 - 7.4.2018..............................105
Hình 3.12: Tỷ lệ loại xăng thường sử dụng theo thu nhập (%) ..............................109
Hình 3.13: Mức độ hài lòng về loại xăng đang sử dụng (%) ..................................110

Hình 3.14: Mức độ hiểu biết về xăng sinh học E5 theo giới tính ...........................112
Hình 3.15: Hiểu biết về xăng sinh học E5 (%) .......................................................113
Hình 3.16: Nguyên nhân chưa sử dụng xăng sinh học E5 theo giới tính (%) ........114
Hình 3.17 : Kênh thông tin biết về xăng sinh học E5 theo độ tuổi (%) ..................115
Hình 3.18: Mức giá chênh lệch mong muốn giữa xăng E5 và xăng truyền thống để
chấp nhận sử dụng xăng E5 ....................................................................................117
Hình 3.19: Quan điểm về việc nhà nước bắt buộc người dân sử dụng xăng sinh học
thay xăng truyền thống(%) ......................................................................................118
Hình 4.1: Mức độ hiểu biết của người dân về tiêu dùng tiêu vững ........................133

v


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, phát triển bền vững vừa là xu thế tất yếu vừa là mục tiêu hướng tới
của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để đảm bảo sự phát
triển bền vững đòi hỏi cần phát triển bền vững ở tất cả các lĩnh vực trong đó tiêu
dùng là một trong những lĩnh vực nòng cốt. Để thúc đẩy tiêu dùng bền vững đòi hỏi
có sự đóng góp của tất cả các chủ thể trong xã hội trong đó tiêu dùng của dân cư
đóng vai trò rất quan trọng.
Ở Việt Nam hiện nay, việc tiêu dùng trong dân cư có nhiều thay đổi đáng kể.
Có thể thấy hầu như những nhu cầu của người tiêu dùng về ăn, mặc, giao thông,
giáo dục, y tế và giải trí vui chơi đã phần nào được đáp ứng. Tuy nhiên nhiều xu
hướng tiêu cực trong tiêu dùng đang bộc lộ và làm ảnh hưởng trực tiếp đến các thế
hệ kế tiếp. Tiêu dùng của dân cư vẫn nặng thói quen truyền thống, trong đó có việc
sử dụng nguyên liệu thô chưa qua chế biến, sử dụng nhiều hàng hóa chất lượng thấp
không có lợi cho sức khỏe con người và chưa tiết kiệm tài nguyên. Bên cạnh đó, xu
hướng tiêu dùng phô trương, lãng phí của một số tầng lớp dân cư lại không tương
xứng với mức sống còn thấp và khả năng thu nhập của người dân. Một số loại hàng

hóa khi sản xuất và sử dụng dù gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và ô
nhiễm môi trường nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi và khó hạn chế. Trong khi đó
một số hàng hóa được sản xuất để thay thế các mặt hàng không thân thiện với môi
trường thì chưa được người tiêu dùng quan tâm.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, thu nhập người dân ngày một tăng lên,
đời sống ngày được cải thiện và nhu cầu sử dụng các sản phẩm hàng hóa chất lượng
cao đảm bảo sức khỏe cho con người ngày chú trọng hơn. Bên cạnh đó, trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, người tiêu dùng Việt Nam có thêm
cơ hội sử dụng hàng hoá, dịch vụ từ các nền kinh tế phát triển và đang phát triển với
chi phí rẻ hơn tương đối, đồng thời họ có thêm nhiều lựa chọn hơn trong việc sử
dụng các hàng hóa và dịch vụ.
Xu hướng thay đổi trong tiêu dùng của dân cư là do ảnh hưởng của rất nhiều
nhân tố kinh tế, văn hóa - xã hội và thể chế. Hành vi tiêu dùng của người dân không
1


chỉ phụ thuộc vào yếu tố kinh tế mà còn bị chi phối nhiều bởi các yếu tố tâm lý, văn
hóa, xã hội... Chính vì thế để lý giải các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng
của người dân phải dựa trên cả lý thuyết kinh tế học và lý thuyết xã hội học.
Mục tiêu phát triển bền vững được thế giới quan tâm trong thời gian gần đây.
Chương trình phát triển bền vững của LHP đến năm 2030 (SDG) cũng đề ra mục
tiêu số 12 về đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững. Như vậy, thúc đẩy tiêu dùng
bền vững là quan trọng và cần thiết trong chiến lược phát triển bền vững chung của
nhân loại. Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ,
phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đề ra mục tiêu về thay đổi mô hình sản xuất và
tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng
lượng; tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân
thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải.
Để thúc đẩy tiêu dùng dân cư theo hướng bền vững, thân thiện với môi

trường và đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong các thế hệ thì việc sử dụng các công cụ
chính sách để điều tiết và định hướng là rất cần thiết và đã được áp dụng ở Việt
Nam trong thời gian vừa qua, đặc biệt công cụ kinh tế thường được sử dụng trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên hiệu quả của nó đem lại chưa được như
mong đợi, mặt khác, hiện chưa có một nghiên cứu nào cụ thể và tổng hợp về các
công cụ chính sách ảnh hưởng đến tiêu dùng bền vững của dân cư. Vì thế, nghiên
cứu các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững trong dân cư
là cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra cách nhìn tổng thể về vai trò các công cụ
kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững cũng như những định hướng
chính sách và quy trình triển khai các công cụ chính sách trong thực tế, từ đó đưa ra
được hàm ý chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư tại Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn thực hiện đề tài
“Các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư”.
Với nghiên cứu này, công cụ kinh tế sẽ được xem xét bên cạnh các công cụ chính
sách khác như công cụ hành chính, công cụ truyền thông để làm rõ được điểm mạnh

2


điểm yếu của các loại công cụ chính sách. Từ đó có căn cứ cho việc đề ra các giải
pháp trong việc sử dụng chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư. Cùng
với việc nghiên cứu các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững
nói chung, luận án sẽ tập trung nghiên cứu hai trường hợp cụ thể về chính sách hạn
chế sử dụng túi ni lông và chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5.
Túi ni lông và xăng E5 được lựa chọn là hai sản phẩm mục tiêu nghiên cứu
vì có liên quan trực tiếp tới những thách thức môi trường. Các vấn đề ô nhiễm môi
trường đặc biệt là ô nhiễm trắng và ô nhiễm do khói bụi giao thông thường phát
triển trên diện rộng với tốc độ nhanh ở các thành phố, đô thị lớn. Túi ni lông và
xăng E5 là hai loại hàng hóa tiêu dùng trong dân cư nhưng có những đặc tính trái
ngược nhau trên phương diện bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, để bảo vệ môi

trường hướng đến hành vi tiêu dùng bền vững, Nhà nước đã thực hiện nhiều chương
trình hành động, sử dụng nhiều công cụ chính sách cụ thể để hạn chế sử dụng túi ni
lông cũng như khuyến khích sử dụng xăng E5. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện
các chính sách này kết quả đạt được còn rất hạn chế, tình trạng sử dụng túi ni lông
vẫn rất phổ biến, còn xăng E5 vẫn chưa được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.
Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân cho những hạn chế đó và tìm ra
giải pháp hợp lý hơn cho thời gian tới.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích:
Trên cơ sở phân tích các công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, đề
tài làm rõ thực trạng và vai trò các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu
dùng bền vững của dân cư thông qua 2 trường hợp nghiên cứu về hạn chế sử dụng
túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5, từ đó đề ra quan điểm giải
pháp cho việc sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền
vững nói chung và các trường hợp cụ thể về chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông,
chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Làm rõ cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu

dùng bền vững của dân cư.

3


-


Phân tích thực trạng sử dụng các công cụ chính sách trong việc phát triển

tiêu dùng bền vững của dân cư thông qua hai trường hợp nghiên cứu chính sách hạn
chế sử dụng túi ni lông và chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5.
-

Đưa ra quan điểm giải pháp về việc sử dụng công cụ kinh tế trong chính

sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư và khuyến nghị chính sách cụ thể đối
với 2 trường hợp nghiên cứu.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các công cụ kinh tế trong chính sách tiêu dùng bền
vững dân cư. Chính vì vậy, công cụ kinh tế sẽ được xem xét trong tổng thể các công
cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững bao gồm: công cụ kinh tế, công cụ hành
chính và công cụ truyền thông.
Phạm vi nghiên cứu:
* Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu giai đoạn năm 2010 đến 2018
* Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Việt Nam và trường hợp cụ thể ở
Thành phố Hà Nội
* Phạm vi nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề về chính
sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, đề tài tìm hiểu một số công cụ chính sách thúc
đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư, trong đó tập trung nghiên cứu về công cụ kinh
tế. Các công cụ hành chính và truyền thông cũng sẽ được đề cập đến trong luận án
nhằm so sánh đối chiếu với công cụ kinh tế để làm rõ điểm mạnh điểm yếu của mỗi
loại công cụ trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững dân cư. Cụ thể bao gồm:

- Nghiên cứu tổng quan các công cụ kinh tế thúc đẩy tiêu dùng bền vững đã
được sử dụng ở các nước trên thế giới.
- Tìm hiểu, phân tích các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng
bền vững thông qua nghiên cứu hai trường hợp: hạn chế sử dụng túi ni lông và
khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5.

4


- Nghiên cứu tập trung phân tích tích chính sách hướng đến tiêu dùng bền
vững từ phía cầu. Các vấn đề liên quan đến phía cung cũng sẽ được đề cập đến như
căn cứ để đưa ra các hàm ý chính sách.
- Nội dung tiêu dùng bền vững sẽ được xem xét chủ yếu từ khía cạnh bảo vệ
môi trường.
4.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án

Cách tiếp cận
Luận án lấy tiêu chuẩn hiệu quả các công cụ chính sách làm căn cứ để đánh
giá các chính sách dựa vào tiếp cận từ các đối tượng chịu tác động trực tiếp. Bên
cạnh đó luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành khoa học xã hội để nghiên cứu do
tiêu dùng của dân cư phụ thuộc rất nhiều yếu tố cả về kinh tế, xã hội, tâm lý....
Luận án sử dụng cách tiếp cận kinh tế học, cách tiếp cận phát triển bền vững
và cách tiếp cận liên ngành để phân tích các vấn đề và nội dung đặt ra trong luận án.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu bàn giấy, tổng quan tài liệu
Tác giả thu thập, tổng hợp, đánh giá và phân tích các tài liệu có liên quan đến
chủ đề nghiên cứu từ các nguồn:
- Các đề tài đã được thực hiện trong các nghiên cứu sơ cấp, nghiên cứu cơ

bản và nghiên cứu phát triển có liên quan đến các nội dung đề tài.
- Các thư viện trong Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam như: Viện
Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Kinh
tế Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, ….
- Các nghiên cứu, bài tạp chí trong và ngoài nước thông qua các trang mạng,
website trong và ngoài nước.
- Các tài liệu và số liệu thứ cấp được thu thập bởi các Bộ, ban, ngành có liên quan.
- Các văn bản chính sách của nhà nước liên quan đến vấn đề chính sách thúc
đẩy tiêu dùng bền vững, chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông, chính sách khuyến
khích sử dụng nhiên liệu sinh học, xăng sinh học E5.
Phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, so sánh
Từ các cách tiếp cận nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hệ

5


thống, thống kê có sự phân tổ so sánh để đánh giá hiệu quả các chính sách tác động
đến việc thúc đẩy hành vi tiêu dùng bền vững. Phương pháp này sẽ được sử dụng để
phân tích tìm ra các ưu điểm và hạn chế của các chính sách từ đó, đưa ra các đề xuất
giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả các chính sách nhằm hướng tới mục tiêu thúc
đẩy tiêu dùng bền vững.
Phương pháp phân tích chính sách:
Để nghiên cứu các công cụ chính sách thì phương pháp phân tích chính sách là
cần thiết. Các chính sách được nghiên cứu và phân tích theo 3 loại công cụ để thực
hiện chính sách là công cụ hành chính, công cụ kinh tế và công cụ truyền thông. Bên
cạnh đó chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông hay chính sách khuyến khích sử dụng
xăng sinh học E5 cũng được phân tích để làm rõ được những điểm mạnh điểm yếu
của từng chính sách từ đó đưa ra các hàm ý chính sách phù hợp hơn.
Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
* Đối tượng khảo sát

Tác giả tiến hành khảo sát các đối tượng liên quan về vấn đề hạn chế tiêu
dùng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng E5 gồm:
+ Đối với vấn đề hạn chế sử dụng túi ni lông: khảo sát người tiêu dùng về
thực trạng sử dụng, nhận thức về tác hại của túi ni lông và quan điểm về các giải
pháp hạn chế sử dụng túi ni lông, từ đó đưa ra các giải pháp công cụ chính sách
hợp lý hơn cho thời gian tới
+ Đối với vấn đề khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5: khảo sát người tiêu
dùng về thực trạng sử dụng xăng, nhận thức về xăng sinh học E5 và ý kiến về chính
sách khuyến khích sử dụng xăng E5 nhằm đưa ra các giải pháp sử dụng công cụ
chính sách hiệu quả hơn trong thời gian tới.
* Địa bàn khảo sát:
Nghiên cứu lựa chọn Hà Nội là địa bàn để điều tra khảo sát. Hà Nội là thành
phố lớn của cả nước, là nơi tập trung đông dân cư và là thủ đô của nước ta. Chính vì
vậy, đối với các chính sách mới ban hành thì người dân Hà Nội có cơ hội để tiếp cận
và thực hiện sớm hơn. Ngoài ra, với thành phố đông dân cư thì các hành vi hướng

6


tới tiêu dùng bền vững như hạn chế sử dụng túi ni lông hay tăng cường sử dụng
xăng sinh học E5 sẽ có ý nghĩa hơn về mặt thống kê.
* Phương pháp chọn mẫu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên giản đơn. Các đối
tượng được lựa chọn phỏng vấn ngẫu nhiên tại các cây xăng (đối với trường hợp
xăng E5) và các chợ, siêu thị, khu dân cư (đối với trường hợp túi ni lông) trên địa
bàn 4 quận của Hà Nội gồm: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy và Hà Đông
Mẫu khảo sát: 100 bảng hỏi về vấn đề túi ni lông và 100 bảng hỏi về xăng
sinh học E5.
Kết quả khảo sát sẽ được xử lý thông qua phần mền SPSS và STATA.
5.


Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án đưa ra cơ sở khoa học về việc sử dụng các công cụ kinh tế trong
chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững bao gồm: khái niệm và các yếu tố ảnh
hưởng đến tiêu dùng dân cư, tác động của các công cụ kinh tế đến tiêu dùng dân cư,
kinh nghiệm một số nước trên thế giới về sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách
thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Luận án cũng đã phân tích thực trạng và vai trò của
các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư ở
nước ta thông qua 2 trường hợp nghiên cứu về hạn chế sử dụng túi ni lông và
khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5. Trên cơ sở đó luận án đề ra một số quan
điểm giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách
thúc đẩy tiêu dùng bền vững nói chung và các giải pháp cụ thể đối với 2 trường hợp
nghiên cứu về hạn chế sử dụng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng sinh học
E5 ở Việt Nam.
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Về lý luận: Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về việc sử dụng các công cụ
chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư trong đó đặc biệt nhấn mạnh
đến công cụ kinh tế.
- Về thực tiễn: Đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm hạn chế sử dụng túi ni
lông và xăng sinh học E5 ở nước ta thông qua những số liệu cụ thể từ điều tra khảo

7


sát dân cư. Các gợi ý chính sách này sẽ có giá trị tham khảo cho các nhà hoạch định
chính sách.

7.

Cơ cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cam đoan, trang bìa và phụ bìa, danh mục
các ký hiệu, chữ viết tắt, danh mục bảng hình, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
được kết cấu thành bốn chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu
dùng bền vững của dân cư
Chương 3: Thực trạng các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu
dùng bền vững của dân cư
Chương 4: Quan điểm, giải pháp về công cụ kinh tế trong chính sách phát
triển tiêu dùng bền vững của dân cư

8


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tiêu dùng bền vững là một trong những mục tiêu để hướng đến sự phát triển
bền vững. Chính vì vậy việc sử dụng các công cụ chính sách để thúc đẩy tiêu dùng
bền vững là quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Trong các chính sách
thúc đẩy tiêu dùng bền vững, công cụ kinh tế là một trong những công cụ quan
trọng để thực hiện chính sách. Nghiên cứu các công trình, bài viết liên quan đến nội
dung này có một số vấn đề như sau:
1.1. Tiêu dùng và tiêu dùng bền vững
Tiêu dùng
Tiêu dùng là động lực quan trọng của quá trình sản xuất, kích thích phát triển
sản xuất và là khâu quan trọng trong tái sản xuất. Theo từ tiếng Việt, tiêu dùng là
việc sử dụng những của cải vật chất (hàng hóa và dịch vụ) để thỏa mãn các nhu cầu

của sản xuất và đời sống [69]. Tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sản xuất và tiêu
dùng cho đời sống được tạo ra trong quá trình sản xuất để thoả mãn các nhu cầu của
xã hội.
Tùy theo cách tiếp cận, có nhiều quan niệm khác nhau về tiêu dùng. Theo
cách tiếp cận Kinh tế vĩ mô thì tiêu dùng bao gồm tiêu dùng của chính phủ, tiêu
dùng của doanh nghiệp và tiêu dùng của dân cư. Tiêu dùng dân cư là chi tiêu về
mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho nhu cầu của mỗi cá nhân, mức tiêu dùng này
được quyết định bởi mức thu nhập được quyền dùng của mỗi cá nhân (mức thu
nhập khả dụng), tiêu dùng này tăng đồng biến với thu nhập khả dụng [15]. Còn theo
cách tiếp cận kinh tế vi mô thì tiêu dùng chính là hành động nhằm thỏa mãn nguyện
vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu về tình cảm, vật chất của một cá nhân
hoặc hộ gia đình nào đó thông qua việc mua sắm các sản phẩm và việc sử dụng các
sản phẩm đó. Các sản phẩm này có thể là những sản phẩm hàng hóa hoặc có thể là
những sản phẩm dịch vụ. Phần lớn các sản phẩm này được tạo ra trong quá trình sản
xuất để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng [14]. Tiêu dùng của dân cư được coi là tiêu
dùng cuối cùng vì đây là đối tượng trực tiếp tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ. Tiêu

9


dùng của dân cư rất đa dạng và phong phú nhằm đảm bảo đáp ứng đời sống cả về
vật chất lẫn tinh thần ngày càng cao của người dân. Tiêu dùng của dân cư có vai trò
to lớn trong tăng trưởng kinh tế.
Như vậy có thể nói tiêu dùng chính là hoạt động mua sắm của người dân
nhằm thỏa mãn nhu cầu và lợi ích trong đời sống của họ. Tiêu dùng dân cư là bộ
phận của tổng cầu, là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân
nên những thay đổi của hành vi tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Tiêu dùng bền vững
Khái niệm tiêu dùng bền vững đầu tiên được đưa ra tại Hội thảo Oslo năm
1994 là “việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người

và mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng đến nhu cầu của
các thế hệ mai sau”. Tiếp sau đó có nhiều các nghiên cứu đưa ra khái niệm tiêu
dùng bền vững như “tiêu dùng bền vững không phải là tiêu dùng ít đi mà là làm sao
để tiêu dùng hiệu quả hơn, ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên hơn [80]. Sau đó
nghiên cứu của Hertwich năm 2004 đưa ra khái niệm về tiêu dùng bền vững đề cập
đến các giải pháp để có sự phân phối công bằng hơn đối với mọi người trên thế giới
và hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường [90]. Khái niệm của UNEP đưa ra năm
2005 cho rằng tiêu dùng bền vững là tạo cơ hội cho người tiêu dùng tiêu thụ sản
phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ một cách hiệu quả mà không gây hậu quả
tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trường [116].
Jackson cũng đề cập đến tiêu dùng bền vững là sự cân bằng giữa chất lượng
cuộc sống của người tiêu dùng hiện tại thông qua việc sử dụng các nguồn lực cũng
như tài nguyên thiên nhiên để người tiêu dùng trong tương lai cũng có được chất
lượng cuộc sống như vậy [93]. Một khái niệm khác về tiêu dùng bền vững là việc
sử dụng hàng hoá và dịch vụ để có cuộc sống tốt hơn thoả mãn được nhu cầu của
con người trong điều kiện sử dụng ít nhất các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu tối đa
việc phát thải chất độc trong quá trình tiêu dùng và quá trình tiêu dùng này không
gây hại đến các nhu cầu của thế hệ tương lai [115]. Srinivas đưa ra khái niệm về

10


tiêu dùng bền vững là tiêu dùng háng hóa và dịch vụ có tác động ít nhất tới môi
trường để mang lại hiệu quả về kinh tế cũng như đảm bảo công bằng về xã hội mà
vẫn đáp ứng được nhu cầu cơ bản của con người trên toàn thế giới [113]. Ngoài ra
nhóm nghiên cứu Antonietta Di Giulio và cộng sự [74] cũng đưa ra 4 câu hỏi lớn
cho vấn đề tiêu dùng bền vững gồm: thế nào là tiêu dùng, làm thế nào để có mối
liên hệ giữa tiêu dùng và tính bền vững, làm sao để có thể đánh giá được tiêu dùng
là bền vững hay làm thế nào để thúc đẩy tiêu dùng bền vững của cá nhân người tiêu

dùng. Bài báo cũng đã tổng hợp các câu trả lời của nhiều tác giả qua các thời kỳ cho
4 câu hỏi trên về vấn đề tiêu dùng bền vững.
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tiêu dùng dân cƣ
Tiêu dùng của dân cư chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà theo lý thuyết của
kinh tế vĩ mô thì yếu tố chủ yếu tác động đến tiêu dùng dân cư là thu nhập khả
dụng, trong đó mối quan hệ giữa tiêu dùng và thu nhập khả dụng là quan hệ thuận
chiều [15]. Trong khi đó theo cách tiếp cận kinh tế vi mô thì sự lựa chọn của người
tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập, giá cả và sở thích của người tiêu dùng [81].
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiêu dùng với thu nhập của dân cư Việt
Nam, cơ cấu tiêu dùng của dân cư Việt Nam chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố
như: Cơ cấu tuổi tác, độ dài dòng đời, cơ cấu giới tính, tình trạng việc làm, nghề
nghiệp, vùng cư trú, khu vực, thu nhập … Các nhân tố trên hầu hết đều tác động
đến tiêu dùng của người dân thông qua nhân tố thu nhập. Trong số 8 nhân tố trên thì
nhân tố thu nhập tác động mạnh mẽ nhất đến cơ cấu tiêu dùng của dân cư [67].
Nghiên cứu của Vũ Anh Dũng và cộng sự kiểm định mô hình các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng với giả định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng gồm các biến như nhân khẩu học, thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát
hành vi nhận thức [13]. Với 221 mẫu khảo sát người tiêu dùng ở Hà Nội, kết quả
cho thấy ngoại trừ tác động của biến nhân khẩu học không có ý nghĩa thống kê
trong hầu hết các trường hợp, các biến dự báo là thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm
soát hành vi nhận thức và các yếu tố sản phẩm đều có tác động tích cực đối với các
hành vi tiêu dùng xanh. Kết quả cũng đã chỉ ra những tác động tích cực của các

11


hành vi tiêu dùng, từ đó đưa ra các giải pháp về chính sách cho chính phủ và doanh
nghiệp với mục tiêu thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở Việt Nam nói chung và Hà Nội
nói riêng.
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành [52] về một số nguyên nhân ảnh hưởng

đến sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng của người dân liên quan đến vấn đề giá cả như ảnh
hưởng của việc tăng giá điện, tăng giá xăng dầu. Nghiên cứu dựa trên sự phân loại
các nhóm người dân theo thu nhập và theo thành thị nông thôn để thấy rõ sự thay
đổi cơ cấu tiêu dùng của các nhóm dân cư này khi có sự biến động của giá cả của
một số mặt hàng thiết yếu này.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn [30] cho rằng các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng của người dân bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu
nhập, nghề nghiệp, nơi cư trú, thị hiếu, lối sống và đặc điểm gia đình. Tác giả cũng
cho rằng các yếu tố như các chương trình giáo dục đào tạo mà người tiêu dùng được
tiếp cận hay các tác động từ việc quảng cáo, marketing bán hàng hay những thay
đổi về môi trường sống cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng
của người dân.
Ngoài ra tiêu dùng còn chịu sự tác động của kinh tế vĩ mô được thể hiện ở
nghiên cứu của Foellmi [87], cơ cấu tiêu dùng phụ thuộc vào cơ cấu sản xuất và các
mô hình tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn đoạn đó và cơ cấu tiêu dùng ở đây có mối
quan hệ chặt chẽ với thu nhập của người dân. Với việc phân tích tính tích cực của
những thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng của khu đô thị Trung Quốc và các hệ số
tương quan. Dựa trên phân tích cơ cấu tiêu dùng và thu nhập bình quân đô thị của
Trung Quốc, các yếu tố tương quan như chỉ số thị trường hóa, chỉ số hiện đại hóa và
chỉ số niềm tin tiêu dùng và phân tích cơ cấu tiêu dùng tại các khu đô thị Trung
Quốc. Mối quan hệ giữa tất cả những yếu tố và cơ cấu tiêu dùng được phối hợp
trong thu nhập dài lâu. Văn hóa tiêu dùng và giáo dục ảnh hưởng đến tiêu dùng hiện
nay nghiêm trọng. Việc thay đổi cơ cấu tiêu dùng liên quan chặt chẽ đến thu nhập
của người dân thành thị, chỉ số hóa, hiện đại hóa, chỉ số thị trường hóa và chỉ số
niềm tin người tiêu dùng [112].

12


Một nghiên cứu thực nghiệm dựa trên nhu cầu thực phẩm tại Việt Nam của

tác giả Nguyễn Cảnh Quang [46] sử dụng cách tiếp cận tuyến tính của hệ thống nhu
cầu lý tưởng (AIDS) và các mô hình mở rộng của AIDS để điều tra việc tiêu dùng
thực phẩm tại Việt Nam thông qua việc sử dụng cuộc điều tra chỉ tiêu chất lượng
sống Việt Nam (VLSS) năm 2004. Đặc biệt, các mô hình AIDS được ước tính để
tính toán độ co giãn cầu về thu nhập và giá thành cho 3 thành phần thực phẩm khác
nhau. Kết quả cho thấy rằng gạo và thịt/cá là thực phẩm sử dụng thông thường. Đặc
điểm hộ gia đình như tuổi tác, giới tính, giáo dục không xuất hiện để có tác động tới
việc tiêu dùng thực phẩm. Trong khi đó, ở đô thị/nông thôn đây lại là yếu tố quan
trọng. Những kết quả này có thể đưa ra bằng chứng thực nghiệm cho các nhà hoạch
định chính sách để thiết kế chính sách lương thực tại Việt Nam.
Nghiên cứu gần đây của tác giả Nguyễn Danh Sơn cho rằng tiêu dùng bền
vững của dân cư còn chưa được quan tâm nhiều. Thói quen tiêu dùng của người dân
vẫn bị chi phối nhiều bởi thói quen, tập quán và khả năng kinh tế. Theo tác giả yếu
tố công nghệ đang kìm hãm việc thực hiện tiêu dùng bền vững ở nước ta bởi với
công nghệ hiện tại thì các doanh nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu về cung ứng
sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường [51].
Từ các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng dân cư, có thể tổng hợp lại thành 3
nhóm yếu tố chính tác động đến lĩnh vực này đó là thu nhập, giá cả và sở thích. Khi
quyết định mua sắm hàng hóa, trước hết người tiêu dùng phải dựa vào thu nhập của
họ, bao gồm là tiền lương, tiền công và những khoản mà họ có được để dành cho
việc chi tiêu. Bên cạnh đó giá cả là yếu tố quan trọng không kém tác động đến
hành vi mua sắm của người dân. Giá cả của bản thân hàng hóa đó và giá cả của
các hàng hóa thay thế nó đều ảnh hưởng đến việc mua hay không mua hàng hóa
của người tiêu dùng. Ngoài ra sở thích của người tiêu dùng cũng là yếu tố rất
quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng, trong đó các yếu tố chi phối lên
sở thích người tiêu dùng sẽ là độ tuổi, học vấn, văn hóa, giới tính, ...
Để hướng người tiêu dùng thực hiện hành vi thúc đẩy tiêu dùng bền vững thì
việc sử dụng các công cụ chính sách nhằm tác động đến 3 yếu tố trên là không thể

13



thiếu. Các công cụ chính sách cần phải trực tiếp hay gián tiếp tác động đến thu
nhập, giá cả hoặc sở thích của người tiêu dùng và thông qua đó sẽ thay đổi hành vi
tiêu dùng của dân cư theo hướng tiêu dùng bền vững.
1.3. Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững dân cƣ
Việc sử dụng các công cụ chính sách để thực hiện chính sách thúc đẩy tiêu dùng
bền vững đã được các nước trên thế giới thực hiện trong thời gian gần đây. Dưới đây là
tổng hợp một số nghiên cứu về chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững:
Nhóm các công trình nghiên cứu về các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng cụ thể
như nghiên cứu về tiêu dùng thực phẩm [103], nghiên cứu về nhà cửa ăn uống và đi
lại [84], nghiên cứu về giao thông, năng lượng đồ gia dụng và thực phẩm [115]. Các
nghiên cứu này phân trích quá trình tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ, sau đó đưa
ra các chính sách để định hướng can thiệp gồm: 1) Hoàn thiện các công cụ pháp lý;
2) Cải cách thuế, phí; 3) Đưa ra các tiêu chuẩn về nhãn mác; 4) Đổi mới việc đo
lường và định giá; 5) Ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo và giảm thiểu các nguồn
năng lượng phát thải cao; 6) Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin minh bạch; 7)
Khuyến khích các hoạt động tình nguyện, nâng cao nhận thức người dân.
Các nghiên cứu OECD [105, 106] cũng đưa ra các chính sách thúc đẩy tiêu
dùng bền vững thông qua các công cụ của chính phủ bao gồm: Các chính sách và
công cụ mang tính luật lệ, quy tắc (giới hạn, tiêu chuẩn, cấm, phân vùng và quy
hoạch,…), công cụ mang tính kinh tế (thuế, phí, trợ cấp,…), công cụ mang tính xã
hội (giáo dục, tuyên truyền, quảng cáo, khuyến khích,…). OECD (2001) đưa ra các
điều kiện thúc đẩy tiêu dùng bền vững là cần phải minh bạch thông tin sản phẩm và
sự sẵn có các hàng hóa thân thiện với môi trường để người tiêu dùng lựa chọn. Các
giải pháp này được đưa ra từ nghiên cứu sự lựa chọn của người tiêu dùng thông dựa
trên các yếu tố thu nhập, giới tính, chủng tộc, tâm lý, thói quen, sở thích,… [103].
Để thúc đẩy tiêu dùng bền vững thì các doanh nghiệp đóng vai trò quan
trọng. Nghiên cứu của WBCSD (1996) đã nêu lên một số giải pháp từ phía các
doanh nghiệp để thúc đẩy tiêu dùng bền vững bao gồm: i) Khuyến khích sản xuất

các sản phẩm với chi phí môi trường thấp, có giá trị xã hội cao; ii) Nâng cao nhận

14


thức của người tiêu dùng thông qua chiến lược marketing từ đó tác động đến hành
vi của người tiêu dùng; iii) Áp dụng các công nghệ, tiêu chuẩn hiện đại trong sản
xuất hàng hóa và iv) Cung cấp thông tin minh bạch, trung thực về sản phẩm và dịch
vụ tiêu dùng [118].
Các tác giả Franzika Wolft, Norma Schonherr [89] đã tổng hợp và phân tích
các chính sách đối với tiêu dùng trong lĩnh vực nhà ở và thực phẩm ở Châu Âu dựa
vào ba công cụ chính là công cụ pháp luật hành chính, công cụ kinh tế và công cụ
truyền thông. Nghiên cứu cũng nêu lên điểm mạnh điểm yếu của các công cụ chính
sách được sử dụng và kết quả của các chính sách được đề ra.
Nghiên cứu của Piere Sonigo và cộng sự (2012) về chính sách khuyến khích
tiêu dùng bền vững đã đưa ra 4 loại công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững
gồm: Công cụ kinh tế, công cụ điều tiết, công cụ cung cấp thông tin nâng cao nhận
thức và công cụ hành vi. Các tác giả đã nghiên cứu phân tích 15 trường hợp nghiên
cứu về việc sử dụng các loại công cụ chính sách nhằm hướng đến hành vi tiêu dùng
bền vững. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các công cụ điều tiết mang lại hiệu quả hơn
trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững [108].
Ở Việt Nam, tiêu dùng bền vững cùng sản xuất bền vững được đề cập đến
trong Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Vietnam Agenda
21) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 8/2004 trong đó xác định thay
đổi phương thức tiêu dùng theo hướng phát triển bền vững là một nội dung cần
được ưu tiên. Bộ Kế hoạch và Đầu tư [9] đã nêu lên vai trò các bên liên quan quan
trong tiêu dùng bền vững như hộ gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp và chính phủ từ
đó đưa ra một số chính sách nhằm khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững
như thuế, trợ cấp....Tác giả Nguyễn Danh Sơn [50] đã có nghiên cứu chỉ ra một số
vấn đề và thách thức đối với tiêu dùng của dân cư và doanh nghiệp qua đó đưa ra

một số gợi ý các biện pháp về kinh tế và pháp luật để khắc phục những thách thức đó.
Nguyễn Đức Thắng [55] cũng đưa ra mô hình tiêu dùng 3 chữ T bao gồm: Tiết kiệm,
Tái chế và Tái sử dụng, Thân thiện với môi trường. Mô hình tiêu dùng 3T góp phần
tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, tăng cơ hội tiếp cận hàng hóa cho mọi người

15


dân, bảo vệ môi trường, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện tại nhưng vẫn để lại tài
nguyên thiên nhiên và môi trường trong lành cho con cháu mai sau.
Nguyễn Danh Sơn (2018), cho rằng việc áp dụng các công cụ kinh tế trong thúc
đẩy tiêu dùng bền vững ở Việt nam hiện tại còn chưa tương xứng với tiềm năng bởi các
công cụ kinh tế mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ sản xuất, phát triển các sản phẩm thân
thiện với môi trường. Hiện tại chưa có công cụ điều chỉnh đủ mạnh để điều chỉnh hành
vi tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường hướng tới tiêu dùng bền vững. Tác
giả cũng nêu lên quan điểm về công cụ truyền thông nâng cao nhận thức hiện nay đã
được thực hiện ở nước ta, tuy nhiên hiệu quả của nó chưa được như mong muốn bởi
hành vi của người dân vẫn chưa hướng tới việc lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi
trường thúc đẩy tiêu dùng bền vững [51].
1.3.1. Chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông
Túi ni lông là loại hàng hóa không thân thiện với môi trường, nên sử dụng túi
ni lông là hành vi tiêu dùng không bền vững. Chính vì vậy, cần có chính sách để
hạn chế việc sử dụng mặt hàng này. Trên thế giới đã có nhiều chính sách được áp
dụng để hạn chế việc sử dụng túi ni lông. Các nghiên cứu về chính sách hạn chế sử
dụng túi ni lông bao gồm:
Theo báo cáo tổng kết của tổ chức European Commission, EU đưa ra kịch
bản dự báo về tình hình sử dụng túi ni lông trong tương lai và các chính sách đề ra
trong từng giai đoạn. Theo đó các viễn cảnh được đặt ra bao gồm: (1) Không thay
đổi, (2) Bên bán lẻ tự nguyện không cung cấp túi ni lông sử dụng một lần, (3) Đặt ra
định mức của EU cho việc sử dụng ni lông, mục tiêu giảm lượng tiêu thụ ni lông sử

dụng một lần, (4) Yêu cầu pháp lý đối với nước thành viên để đảm bảo việc túi ni
lông không được cung cấp miễn phí, (5) Lệnh cấm đối với túi sử dụng một lần tại
EU [76].
Nghiên cứu của Cadman và cộng sự cho thấy ở Scotland đã đưa ra nhiều
phương án nhằm giảm thiểu sử dụng túi sử dụng một lần từ phía siêu thị và người
tiêu dùng. Chính phủ Scotland quy định tại Climate Change Act 2009 việc nhà bán
lẻ phải tính phí túi sử dụng một lần [79]. Kết quả của chính sách tại Scotland mang
lại là người đi siêu thị đã giảm tới 40% số túi sử dụng tại UK giai đoạn 2006 tới

16


2010. Năm 2014, Scotland áp dụng chính sách 5p, thu về quỹ £6.7m và chứng kiến
việc giảm 80% lượng túi ni lông sử dụng trong cùng năm [75].
Tác giả Howell có nghiên cứu về chính sách hạn chế túi ni lông ở Anh. Theo
đó, tại Vương quốc Liên hiệp, Anh là nước cuối cùng áp dụng chính sách thu phí sử
dụng túi ni lông. Chính sách 5p tại Anh vào 5/10/2015 đặt ra việc thu phí người
dùng 5 penni cho mỗi túi ni lông được sử dụng tại các cửa hàng. Chính sách này
được áp dụng cho các cửa hàng với nhiều hơn 250 người làm công. Số tiền này
không phải là thuế nộp cho ngân sách nhà nước mà được đóng cho siêu thị. Các bên
bán lẻ cần phải báo cáo lại với chính phủ về việc sử dụng số tiền thu về, và chính
phủ sẽ công bố thông tin này hàng năm [92].
Nghiên cứu của Espinosa về chính sách hạn chế sử dụng túi nhựa ở một số
nước cho thấy: Ở Mỹ, tháng 1/2010 Washington DV thi hành luật Dọn dẹp và bảo
vệ sông Anacostia nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường của lượng
túi ni lông được sử dụng rộng rãi ở thành phố này. Luật yêu cầu các doanh nghiệp
kinh doanh thực phẩm, đồ uống có cồn thu phí 0,05$ cho mỗi túi ni lông và túi giấy.
Các túi được sử dụng phải đảm bảo hoàn toàn việc tái chế được, và trên mỗi túi sẽ
được in dòng chữ “Xin hãy tái sử dụng túi”. Tại Ai-len, năm 2002 đặt ra mức thuế
0,15€ cho mỗi túi ni lông, và tăng lên 0,22€ vào 2007. Luật thuế đánh vào tất cả các

túi ni lông trừ các loại túi dùng cho thực phẩm tươi sống, độ dày vào khoảng
225mm và dài 450mm. Túi sử dụng nhiều lần được bán cho khách hàng với giá
không dưới 0,70€. Độ hiệu quả của dự án được giám sát bởi “Hệ thống giám sát ô
nhiễm rác thải”, phục vụ việc đo lường các thay đổi theo thời gian. Phương pháp
được sử dụng là các các khảo sát rác thải về lượng được thực hiện bởi chính quyền
địa phương [85]. Những ảnh hưởng của thuế đối với việc sử dụng túi ni lông trong
các cửa hàng bán lẻ và trong bối cảnh đã được cải thiện, với việc sử dụng giảm hơn
90%. Doanh thu hàng năm ở mức 12-14 triệu euro. Chi phí quản lý và thu thập liên
quan đến khoảng 3% doanh thu [89].
Tháng 5 năm 2003, Cục Môi trường và du lịch Nam Phi (DEAT) đưa ra luật
nhằm giảm lượng túi ni lông. Nó kết hợp các tiêu chuẩn và các công cụ kinh tế dựa
vào giá để giảm nhu cầu sử dụng túi ni lông trong dân cư [109].

17


Espinosa và cộng sự cũng chỉ ra rằng, từ năm 2008, Chính phủ Trung Quốc
quy định các bên bán lẻ phải thu phí túi ni lông, và các loại túi ni lông siêu rẻ sẽ bị
cấm sử dụng. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm cho việc thúc đẩy chính sách này.
Ở Thượng Hải, chính sách này có tác động mạnh lên cả người tiêu dùng lẫn các nhà
sản xuất. Tuy nhiên sau 3 năm áp dụng thì chính quyền các địa phương không ủng
hộ chính sách này bởi nó làm giảm nguồn thu từ thuế sản xuất túi ni lông, nhu cầu
sử dụng túi ni lông trong dân cư vùng nông thôn vẫn còn cao [85].
Bên cạnh việc sử dụng công cụ kinh tế nhằm hạn chế tiêu dùng túi ni lông thì
công cụ hành chính luật pháp cũng được nhiều nước áp dụng. Cụ thể lệnh cấm sử
dụng túi ni lông đã được áp dụng trên nhiều quốc gia. Tháng 4/2003, vịnh Coles ở
Tasmania đã trở thành "thành phố đầu tiên không sử dụng túi ni lông của Australia"
và hành động này sau đó đã nhận được sự hưởng ứng của 12 thành phố khác. Năm
2005, các nhà lập pháp của Pháp cũng đã bỏ phiếu thông qua việc cấm túi ni lông
khó phân huỷ sinh học vào năm 2010. Các quyết định tương tự cũng đã được đưa ra

tại nhiều nơi như các bang miền tây Maharashtra (Ấn Độ); San Francisco (Mỹ);
Butan; Nhật Bản; Trung Quốc; Rwanda; Eritrea; Nam Phi; Uganda và Kenya …
Trước đó, lệnh cấm cũng như hạn chế sử dụng túi ni lông cũng đã từng được nhiều
quốc gia hưởng ứng, tuy nhiên mới chỉ được áp dụng ở cấp địa phương. Năm 2002,
thành phố đầu tiên trên thế giới ra lệnh cấm sử dụng túi ni lông là thủ đô Dhaka
(Bangladesh). Chính quyền Gabon đã quyết định cấm sử dụng các loại túi bằng nhựa
plastic bắt đầu từ tháng 7/2010 [27]. Năm 2017, Kenya cũng đã ban hành lệnh cấm sử
dụng túi ni lông sau nỗ lực 10 năm cấm sử dụng bất thành. Ở Kenya, bất kỳ ai bán
hàng, sản xuất hoặc vận chuyển đều bị phạt đến 38.000 USD hoặc 4 năm tù [29].
1.3.2. Chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5
Viện nghiên cứu Worldwatch chỉ ra rằng, cuộc khủng hoảng dầu mỏ những
năm 1970 đã thúc đẩy sự quan tâm đến nhiên liệu sinh học để thay thế nhiên liệu
hoá thạch sử dụng trong vận tải ở nhiều quốc gia. Brazil đẩy mạnh chương trình
Ethanol quốc gia (Proálcool) sau khi giá dầu đạt đỉnh điểm vào năm 1979; Hoa Kỳ
đã đưa ra chương trình Ethanol gần như cùng thời gian nhưng ở quy mô nhỏ hơn so

18


×