Tải bản đầy đủ (.doc) (173 trang)

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020) TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 173 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020)
TỈNH BẾN TRE

Bến Tre, năm 2016


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016-2020)
TỈNH BẾN TRE

Ngày ... tháng ... năm 2016

Ngày ... tháng ... năm 2016

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
(Ký tên, đóng dấu)

CƠ QUAN LẬP QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT
(Ký tên, đóng dấu)



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
Phần I SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT.....................5

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT...........................5
1.1. Căn cứ pháp lý.........................................................................................................5
1.2. Các cơ sở và tài liệu lập điều chỉnh quy hoạch tỉnh Bến Tre.......................................5
II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI
TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT.........................................................7
2.1. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng
môi trường..................................................................................................................... 7
2.2. Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.............................18
2.3. Phân tích đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất.........34
III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN
THỜI ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH.........................................................................................36
3.1. Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai.....36
3.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất..........................................41
IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT ĐẾN THỜI ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH...........................................................50
4.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015...........................51
4.2. Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện
quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.....................................................................................59
4.3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sử dụng
đất kỳ tới....................................................................................................................... 61
PHẦN II PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT...................63

I. ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT...........................................................63
1.1. Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội..................................63
1.2. Quan điểm sử dụng đất...........................................................................................64

1.3. Định hướng sử dụng đất.........................................................................................65
II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT......................................66
2.1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.........66
2.2. Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất cho các ngành, lĩnh vực.......................................71
2.3. Tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất..............................................................75
2.4. Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng.................................................................96
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG.........................................................98


3.1. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc giao
đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư.......................................................................................................................... 98
3.2. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng bảo đảm an
ninh lương thực quốc gia...............................................................................................98
3.3. Đánh tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất
ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển
đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất..........................................................98
3.4. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và
phát triển hạ tầng...........................................................................................................99
3.5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc tôn tạo di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các dân tộc...............................99
3.6. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác hợp
lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ......99
PHẦN III KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI................................................99

I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG KỲ
KẾ HOẠCH...............................................................................................................100
1.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế............................................................100
1.2. Các chỉ tiêu về dân số, lao động, việc làm.............................................................101

II. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI...................................................................102
2.1. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng..........................................................102
2.2. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất.........................................112
2.3. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng..........................................................116
2.4. Danh mục các công trình, dự án thực hiện trong kỳ kế hoạch:................................118
2.5. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong kỳ kế hoạch.......................118
Phần IV GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN..................................................121

I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT..............121
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT......................126
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................129

I. KẾT LUẬN..............................................................................................................129
II. KIẾN NGHỊ............................................................................................................. 130


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Giá trị sản xuất, cơ cấu và giá trị tăng trưởng các phân ngành của khu
vực kinh tế nông nghiệp tỉnh Bến Tre thời kỳ 2010 - 2014......................................19
Bảng 2. Giá trị sản xuất, cơ cấu và tăng trưởng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp...20
Bảng 3. Dân số, lao động qua các năm.....................................................................24
Bảng 4. Hiện trạng các loại đất nông nghiệp tỉnh Bến Tre năm 2015....................42
Bảng 5. Hiện trạng các loại đất phi nông nghiệp năm 2015 tỉnh Bến Tre..............43
Bảng 6. Biến động đất nông nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015..................47
Bảng 7. Biến động đất phi nông nghiệp giai đoạn 2011-2015..................................48
Bảng 8. Kết quả thực thực hiện KHSDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bến Tre.....51
Bảng 9. Diện tích các chỉ tiêu do cấp quốc gia phân bổ...........................................72
Bảng 10. Diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 theo đơn vị hành chính...............77
Bảng 11. Diện tích đất trồng cây hàng năm khác đến năm 2020 t heo đơn vị hành chính
..................................................................................................................................... 78

Bảng 12. Diện tích đất trồng cây lâu năm đến năm 2020 theo đơn vị hành chính 79
Bảng 13. Diện tích đất trồng cây lâu năm đến năm 2020 theo đơn vị hành chính 82
Bảng 14. Diện tích đất phi nông nghiệp đến năm 2020 theo đơn vị hành chính. . .84
Bảng 15. Diện tích đất ở nông thôn đến năm 2020 theo đơn vị hành chính..........92
Bảng 16. Diện tích đất ở đô thị đến năm 2020 theo đơn vị hành chính..................93
Bảng 17. Xác định chỉ tiêu sử dụng đã được phân bổ từ cấp quốc gia đến từng
đơn vị hành chính.....................................................................................................102
Bảng 18. Xác định chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ cấp quốc gia đến từng năm
................................................................................................................................... 104
Bảng 19. Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực theo đơn vị hành chính 105
Bảng 20. Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực theo từng năm...............107
Bảng 21. Tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất đến từng đơn vị hành chính
................................................................................................................................... 108
Bảng 22. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất phân theo đơn vị
hành chính................................................................................................................114
Bảng 23. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất phân theo từng năm
................................................................................................................................... 116
Bảng 24. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng phân theo đơn vị hành
chính.......................................................................................................................... 117
Bảng 25. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng phân theo từng năm......118
Bảng 26. Ước tính thu, chi từ đất cho kỳ kế hoạch 2016 - 2020................................120

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bến Tre năm 2015..........................................42


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Ủy
ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế

hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015, được Chính phủ phê duyệt tại
Nghị quyết số 24/NQ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2013. Trên cơ sở quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xét duyệt quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015)
của các huyện và thành phố Bến Tre.
Việc triển khai thực hiện Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần:
(1) Đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai; (2) là
cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất, thu hồi đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng
đất; (3) phân bổ và chủ động dành quỹ đất hợp lý cho nhu cầu phát triển, khắc
phục mâu thuẫn, chồng chéo trong sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, đáp ứng
nhu cầu đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng khu, cụm công nghiệp,
khu đô thị, khu dân cư...; (4) góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh; (5) sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý, góp phần
bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, công tác lập, quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cho thấy vẫn còn những tồn tại cần khắc phục như: (1) công tác lập và
xét duyệt quy hoạch sử dụng đất của các cấp còn chậm hơn so với kỳ quy hoạch;
(2) khả năng dự báo còn chưa đầy đủ nên chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa
sát với nhu cầu thực tế; (3) sự gắn kết giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành chưa
đồng bộ; (4) vị trí và quy mô diện tích của các công trình, dự án trong quy hoạch
cũng thường bị thay đổi do tác động của cơ chế tài chính, chính sách giá đất bồi
thường, giải phóng mặt bằng.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011- 2015) tỉnh Bến Tre được lập theo quy định của Luật Đất đai năm 2003,
nhiều chỉ tiêu sử dụng đất không còn phù hợp so với quy định của Luật Đất đai
năm 2013 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014). Nhằm đảm bảo sự thống
nhất và giải quyết những phát sinh này, khoản 1, Điều 51, Luật Đất đai năm

2013 quy định “Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thi
hành thì phải rà soát, điều tra bổ sung để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cho phù hợp với quy định của Luật này khi lập kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2016 - 2020)”.
1


Bên cạnh đó, quy hoạch sử dụng đất năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2011 - 2015) tỉnh Bến Tre được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu phát triển
kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX,
nhiệm kỳ 2010 - 2015. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu, định hướng phát triển đã được
điều chỉnh, bổ sung tại Nghị quyết đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X,
nhiệm kỳ 2015- 2020. Điểm a, khoản 1, Điều 46 Luật Đất đai năm 2013 quy
định: quy hoạch sử dụng đất được điều chỉnh khi có sự điều chỉnh chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh thì cần phải điều chỉnh việc phân
bổ quỹ đất đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, điểm c khoản 1 Điều 46 quy định: quy hoạch sử dụng đất của
cấp dưới được điều chỉnh khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp
trên trực tiếp. Do đó, để phù hợp với Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) cấp Quốc gia đã
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ
11 thông qua ngày 9/4/2016 (Nghị quyết số 134/2016/QH13), cần thiết phải tiến
hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bến Tre.
Với những lý do trên, “Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 -2020) tỉnh Bến Tre” nhằm: (1) phù hợp
với các quy định của Luật Đất đai năm 2013; (2) đáp ứng mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội và môi trường trong giai đoạn mới, với mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm,
hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu và nước
biển dâng; (3) đảm bảo sự thống nhất với Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến

năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp Quốc gia.
2. Mục tiêu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
2.1. Mục tiêu tổng quát
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử
dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Bến Tre nhằm: thúc đẩy quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện
đại hóa; đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả; bảo vệ cảnh quan,
môi trường sinh thái, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng theo
định hướng phát triển bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, sử dụng đất hiệu quả, hợp
lý thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản; huy động và sử dụng tốt hơn
nguồn lực từ quỹ đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Bến Tre;
- Rà soát, cân đối và phân bổ lại quỹ đất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng
đất cho phát triển các ngành, lĩnh vực và các đơn vị hành chính cấp huyện trên
địa bàn tỉnh đến năm 2020;
2


- Tạo cơ sở pháp lý cho việc xúc tiến kêu gọi đầu tư, tiến hành các thủ tục
thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng, chuyển đổi, chuyển nhượng
quyền sử dụng đất,... phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó
đặc biệt chú trọng đến phát triển bền vững.
- Phù hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia, vùng Đồng bằng sông
Cửu Long và của tỉnh về ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Cụ thể hóa các chỉ tiêu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
và là cơ sở pháp lý để UBND các huyện, thành phố tiến hành lập điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 theo quy định của Luật đất đai năm 2013.
3. Nội dung của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch
sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Bến Tre

- Điều tra, phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
và môi trường tác động đến việc sử dụng đất;
- Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình quản lý, sử dụng đất giai đoạn
2011-2015;
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
giai đoạn 2011-2015;
- Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;
- Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến
kinh tế, xã hội và môi trường;
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020);
- Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng.
4. Sản phẩm của Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Bến Tre
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) (kèm theo bản đồ thu
nhỏ, bảng biểu số liệu).
- Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2015, tỷ lệ 1:50.000.
- Bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Bến Tre, tỷ
lệ 1:50.000.
- Bản đồ kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Bến Tre, tỷ lệ
1:50.000.
- Các bản đồ chuyên đề có liên quan.
- Các văn bản có liên quan trong quá trình lập, thẩm định, thông qua
phương án điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Đĩa CD lưu trữ các file sản phẩm trên.
3


5. Bố cục Báo cáo
Bố cục báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Bến Tre thực hiện
theo mẫu số 5.2/BC-ĐCQH, được quy định tại Thông tư số 29/2014/TTBTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
chi tiết về việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngoài phần Đặt
vấn đề, phần Kết luận, Kiến nghị, Báo cáo bao gồm các phần sau:
- Phần I: Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;
- Phần II: Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;
- Phần III: Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối;
- Phần IV: Giải pháp thực hiện.

4


Phần I
SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1.1. Căn cứ pháp lý
1.1.1. Văn bản pháp lý của các cơ quan Trung ương
a. Các văn bản của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội
- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Hội nghị lần
thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính
sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới,
tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại;
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (đã
được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013);
- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội
về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối (2016 - 2020) cấp Quốc gia;

b. Các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Nghị quyết số 63/2009/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính
phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia;
- Nghị quyết số 24/NQ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ về
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (20112015) tỉnh Bến Tre;
- Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về việc
triển khai thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về
việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích an ninh đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất vào mục đích an ninh 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của Bộ Công an;
- Nghị quyết số 91/NQ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về
việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng đến năm 2020
và kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng 5 năm kỳ đầu (2011-2015)
của Bộ Quốc phòng;
- Văn bản số 2628/CP-KTN ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và hệ
thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp.
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ
về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
5


- Văn bản số …/CP-KTN ngày …./…/2016 của Chính phủ về việc phân
bổ chỉ tiêu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia cho các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
c. Các văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất;
- Văn bản số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử
dụng đất;
- Thông tư số 09/2015/TT-BTNMT ngày 23 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Văn bản số 2612/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020
cấp Quốc gia.
- Công văn số 2098/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 21 tháng 10 năm 2016 của
Tổng cục Quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường, về việc góp ý Điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016-2020) của tỉnh Bến Tre.
1.1.2. Các văn bản của địa phương
- Văn bản số 752/UBND-KTN ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bến Tre về việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên
địa bàn tỉnh;
- Văn bản số 6245/UBND-TCĐT ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt đề cương, dự toán điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (20162020);
- Báo cáo số 433/BC-MTTQ-BTT ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Ban
Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre, về việc Báo cáo
phản biện xã hội của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối
với dự thảo “Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử
dụng đất kỳ cuối giai đoạn (2016-2020)”;
1.2. Các cơ sở và tài liệu lập điều chỉnh quy hoạch tỉnh
Bến Tre
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2020 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19

tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ);
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm
2020 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm
6


2011 của Thủ tướng Chính phủ);
- Kết quả “Điều tra, đánh giá thoái hóa đất vùng đồng bằng sông Cửu
Long phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững” (đã được phê duyệt tại Quyết định
số 154/QĐ-TCQLĐĐ ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Tổng cục quản lý đất đai);
- Quy hoạch vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030, được UBND tỉnh Bến Tre
phê duyệt tại Quyết định số 2423/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2013;
- Quy hoạch, đề án phát triển của các ngành, lĩnh vực của Trung ương có
liên quan đến tỉnh Bến Tre;
- Quy hoạch, đề án phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh Bến Tre;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ X, nhiệm kỳ
2015-2020;
- Niên giám thống kê của tỉnh Bến Tre qua các năm;
- Kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, 2014; thống kê đất đai năm 2011,
2012, 2013, 2015 tỉnh Bến Tre.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh Bến Tre.
- Báo cáo Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đăng ký
nhu cầu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 của các Sở,
Ban, ngành và các đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bến Tre.
II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ
XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT

2.1. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài
nguyên và thực trạng môi trường
2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý
Bến Tre là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (có 8 huyện và 1
thành phố, với 164 xã, phường, thị trấn) với tổng diện tích tự nhiên 239.475
ha, có tọa độ địa lý từ 9 048’ đến 10 020’ vĩ độ Bắc và từ 105 057’ đến 106 048’
kinh độ Đông:
- Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang;
- Phía Tây và phía Tây Nam giáp tỉnh Vĩnh Long;
- Phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh;
- Phía Đông giáp biển Đông.
Với vị trí tiếp giáp vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, chỉ cách Thành
phố Hồ Chí Minh 86 km, có hệ thống giao thông đường thủy với 4 sông chính
7


hướng ra biển Đông và hệ thống kênh, rạch là các trục giao thông đối ngoại
quan trọng gắn kết Bến Tre với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và
vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, rất thuận lợi cho việc phát triển các lĩnh vực
kinh tế xã hội. Đặc biệt, kể từ khi được Chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng các
cầu: Rạch Miễu (năm 2008), Hàm Luông (năm 2010) và Cổ Chiên (năm 2015),
đã phá thế cô lập về giao thông đường bộ giúp tiềm năng kinh tế xã hội của Bến
Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.
b. Địa hình, địa mạo
Địa hình của tỉnh nhìn chung tương đối bằng phẳng và có xu thế thấp dần
từ Tây Bắc xuống Đông Nam và nghiêng ra biển với cao độ bình quân 1-2m.
Về cơ bản có thể phân biệt thành 3 dạng địa hình:
- Vùng hơi thấp có cao độ < 1m bị ngập nước khi triều lên bao gồm một
số diện tích đất ruộng ở lòng chảo xa sông (2.000 ha) và khu rừng ngập mặn, các
bãi bồi ven biển (10.700 ha) bằng 6,7% diện tích.
- Vùng có địa hình trung bình có độ cao từ 1-2 m, chỉ ngập nước vào các
đợt triều cường ở các tháng 9 - 11, đã được nhân dân lên liếp lập vườn (không

ngập), đắp bờ sản xuất lúa... với 165.000 ha chiếm khoảng 87,5% diện tích.
- Vùng có địa hình cao từ 2 - 5m là các giồng cát, dấu vết của các bờ biển
cổ, hình cánh cung hoặc chẻ nhánh, nằm song song với bờ biển hiện tại, là tụ
điểm dân cư vùng biển, canh tác rau, màu chiếm khoảng 5,8% diện tích.
c. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt độ cao, ổn định. Khí
hậu có sự phân hoá theo 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và
mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau).
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 27,30C. Nhiệt độ cao nhất trong năm
khoảng 29,30C (tháng 4, tháng 5); nhiệt độ thấp nhất trong năm khoảng 25,4 0C
(tháng 12, tháng 1). Chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng cao nhất và thấp
nhất khoảng 3 - 40C.
- Độ ẩm trung bình nhìn chung khá cao 82%, ở ven biển độ ẩm cao hơn
86% (83-91%), mùa khô độ ẩm thấp hơn (73-89%, vùng ven biển 79 -84%),
mùa mưa (83-86% vùng ven biển 85-91%). Giá trị thấp nhất thường xảy ra vào
tháng 12 và tháng 1 (thấp nhất tuyệt đối 41%, ven biển 50%).
- Gió: Hướng gió thịnh hành trong mùa mưa là hướng Tây - Tây Nam, tốc
độ trung bình 1,0 - 2,2m/s, (vùng biển 2,0 - 3,9m/s) tối đa là 10 - 18m/s (vùng
biển 12 - 20m/s) từ tháng 5 đến tháng 9. Sang tháng 10, tháng 11 cuối mùa mưa
thì gió chuyển tiếp yếu hơn 1,0 - 1,1m/s (vùng biển 2,0 - 2,2m/s). Đầu mùa khô
8


gió chuyển hướng từ Bắc đến Đông Bắc sau đó từ Đông Bắc đến Đông Nam để
rồi cuối mùa khô chủ yếu có hướng Đông đến Đông Nam với tốc độ gió bình
quân mùa khô 1,0 - 1,8m/s (vùng biển 2,0 - 4,7 m/s) với chỉ số mạnh nhất 7 14m/s (vùng biển 10 - 15 m/s).
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.490 mm. Tổng lượng
mưa trong mùa mưa chiếm 90-93% lượng mưa cả năm.
- Tổng số giờ nắng trong năm đạt khoảng 2.639 giờ. Trong mùa khô, nắng
trung bình 8 - 9 giờ/ngày (cao nhất là tháng 2, 3: 9,3 giờ/ngày) với tổng số giờ

nắng bình quân 240 - 260 giờ/tháng. Mùa mưa nắng ít hơn, bình quân 5,5 - 5,6
giờ/ngày tương đương với 170 - 190 giờ/tháng.
d. Thủy văn
- Dòng chảy mùa mưa: Lượng nước tại các sông được chia ra như sau:
+ Sông Tiền 6.480m3/s (trong đó cửa Tiểu là 960m 3/s, cửa Đại 1.920m3/s),
sông Ba Lai chảy ra cửa Ba Lai 240m3/s, sông Hàm Luông chảy ra cửa Hàm
Luông 3.360m3/s.
+ Sông Cổ Chiên 6.000m3/s, trong đó cửa Cổ Chiên 2.880m3/s, cửa Cung
Hầu 3.120m3/s.
- Dòng chảy mùa khô: Mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau), lượng
nước được phân bố cho các sông chảy qua Bến Tre như sau:
+ Sông Tiền 1.598m3/s, trong đó chia ra: Cửa Tiểu 236,8m 3/s, cửa Đại
473,6m3/s; sông Ba Lai chảy ra cửa Ba Lai 59m3/s; sông Hàm Luông chảy ra
cửa Hàm Luông 828m3/s.
+ Sông Cổ Chiên 1.480m3/s, trong đó chia ra: cửa Cổ Chiên 710,4m 3/s,
cửa Cung Hầu 769,6m3/s.
Do nằm cuối nguồn sông Mekong nên trên địa bàn tỉnh Bến Tre ít bị ngập
úng do lũ. Nguồn nước ngọt về mùa mưa có đủ nước cho người dân sinh hoạt và
sản xuất. Về mùa khô do nắng nóng kéo dài, lượng nước từ thượng nguồn sông
Mekong giảm sút và thủy triều từ biển Đông thổi vào nên thường xuyên thiếu nước
ngọt sinh hoạt và nguồn nước sản xuất bị nhiễm mặn. Trong năm 2015 và đặc biệt
là năm 2016, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh diễn ra sớm hơn khoảng 2 tháng so
với trung bình nhiều năm, độ mặn trên các sông chính tăng cao đột ngột và xâm
nhập sâu đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và cuộc sống của nhân dân.
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Trên địa bàn tỉnh Bến Tre, ngoài đất nhân tác (đất lập líp) chiếm gần 40%
diện tích tự nhiên, còn lại nhóm đất phù sa và nhóm đất mặn chiếm quy mô lớn
nhất, trong khi đó đất phèn và đất cát chỉ chiếm quy mô nhỏ và phân bố cục bộ ở
9



một số khu vực đặc trưng
- Nhóm đất cát: Diện tích khoảng 14.678,00 ha chiếm tỷ lệ 6,32% diện
tích tự nhiên, phân bổ rải rác trên diện tích khu vực các huyện Mỏ Cày Bắc, Mỏ
Cày Nam, Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại và một phần diện tích huyện Giồng
Trôm. Do đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ, nguồn gốc đất
cát biển đã phân hóa, tỷ lệ cát cao 80 - 90% nên đất có kết cấu rời rạc, khả năng
giữ nước và phân kém, chỉ thích hợp cho việc sử dụng làm thổ cư và canh tác
cây ăn trái (chủ yếu là cây có múi) và rau màu.
- Nhóm đất mặn: Diện tích khoảng 56.053,69 ha chiếm tỷ lệ 24,14% diện
tích tự nhiên, phân bổ tập trung ở phần lớn khu vực 3 huyện ven biển: Bình Đại,
Ba Tri, Thạnh Phú, hiện đang được sử dụng trồng lúa 01 vụ, trồng rừng và nuôi
trồng thủy sản. Đây là nhóm đất bị nhiễm mặn trên toàn phẫu diện. Tuy đất ít
chua, nhưng bị nhiễm mặn thường xuyên nên tính chất lý hóa đã thay đổi nhiều
so với đất phù sa. Đất thường nặng, thoát nước kém nên tốc độ phân giải các
chất hữu cơ rất chậm. Loại đất này khi có điều kiện rửa mặn sẽ trở nên rất thích
hợp cho sản xuất nông nghiệp với chủng loại cây trồng tương đối đa dạng.
Riêng đất ven biển là thích nghi cho rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản.
- Nhóm đất phèn: Diện tích 9.522,35 ha, chiếm 4,10% diện tích tự nhiên,
phân bố rải rác ở khắp các huyện, thường gặp ở địa hình thấp, khó tiêu và nhiễm
mặn. Đất phèn ở các huyện Châu Thành (An Hiệp, Tam Phước), Bình Đại (Phú
Vang, Phú Lộc, Thạnh Trị), Mỏ Cày Bắc (Tân Thành Bình), Mỏ Cày Nam
(Thành Thới A, Ngãi Đăng, Cẩm Sơn), Giồng Trôm (Tân Lợi Thạnh, Hưng Lễ),
Ba Tri (An Phú Trung, Mỹ Hoà), Thạnh Phú (Hoà Lợi, An Thạnh). Có thể phân
biệt thành 3 loại đất phèn: Đất phèn tiềm tàng, đất phèn hoạt động và đất phèn
nhiễm mặn. Nhìn chung đất rất chua (pH từ 2,9 - 4,5), giàu hữu cơ (C/N = 4 6%) nhưng phần lớn đã bị tích lũy trong đất, tốc độ phân giải rất chậm nên cây
trồng khó sử dụng.
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 24.306,70 ha chiếm 10,48% diện tích tự
nhiên, phân bố phần lớn ở các huyện: Chợ Lách, Châu Thành, thành phố Bến

Tre, Mỏ Cày Bắc, một phần diện tích phía Bắc huyện Bình Đại, Giồng Trôm, Ba
Tri thuộc khu vực có nguồn nước ngọt. Đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho nông
nghiệp, có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến nặng, đã được sử dụng toàn bộ
diện tích để trồng lúa và các loại cây lâu năm. Do đất được bồi phù sa hàng năm
nên màu mỡ, thông thoáng tốt. Đây là nhóm đất tốt nhưng có điểm hạn chế là
trong đất có nhiều sắt và nhiều loại có tầng xác bã hữu cơ bên dưới, nếu khai
thác sử dụng không hợp lý sẽ dẫn đến hiện tượng kết von trong đất, cây bị ngộ
độc sắt và dễ phát sinh phèn trong đất.
- Nhóm đất nhân tác: Toàn tỉnh có khoảng 91.000 ha đất nhân tác, chiếm
39,16% diện tích tự nhiên, chủ yếu là các loại đất đã được lên líp khá lâu, tính
chất lý-hóa đã bị thay đổi nhiều so với loại đất nguyên thủy do đã được cải tạo.
Trong nhóm đất này có gần 58.600 ha đất phù sa lập líp, còn lại là gần 30.000 ha
đất phèn và 2.330 ha đất mặn lập líp.
- Diện tích sông, rạch: Có 37.102 ha, chiếm 15,8% tổng diện tích đất tự nhiên.
10


Nhìn chung, tính chất đất của tỉnh Bến Tre có nhiều ưu điểm so với các
địa bàn khác của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, hàm lượng các
chất dinh dưỡng khá cao đảm bảo độ phì tiềm tàng lớn và ít có độc chất. Tuy
nhiên, cán cân độ phì không cân đối giữa N, P 2O5 tổng số và P2O5 dễ tiêu là trở
ngại quan trọng đối với nhu cầu thâm canh - tăng vụ cây trồng. Gần 1/3 diện tích
đất của tỉnh bị nhiễm mặn với mức độ khác nhau de dọa mặn hóa tầng đất mặt
trong mùa khô và hàm lượng muối trong các tầng đất sâu thường cao.
b. Tài nguyên nước
* Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt ở tỉnh Bến Tre do sông Cửu Long cung cấp, trước khi đổ
ra biển tách ra làm 4 nhánh gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và
sông Cổ Chiên, phân bố như hình nan quạt, ôm trọn 3 dãy cù lao (cù lao Bảo, cù
lao Minh và cù lao An Hóa). Tất cả đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam

và đổ ra biển hàng trăm tỷ mét khối nước mỗi năm. Bốn con sông này đã giữ
một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân trong tỉnh.
- Sông Tiền: Có chiều dài 83 km, làm thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh
Bến Tre và tỉnh Tiền Giang. Lòng sông có bề rộng trung bình từ 1.500-2.000m,
và càng ra biển càng được mở rộng. Tàu trọng tải 500 tấn có thể đi từ cửa Đại
đến tận Phnôm Pênh, thủ đô của Campuchia.
- Sông Cổ Chiên: Nằm ở phía Nam tỉnh, có chiều dài khoảng 82 km, làm
thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bến Tre với tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long,
mang những đặc điểm tương tự sông Tiền. Trên dòng Cổ Chiên cũng có nhiều
cù lao và cồn như: cù lao Nai, cồn Chen, cồn Dung, cồn Lớn,... Các cồn và cù
lao này thuộc về tỉnh Bến Tre.
- Sông Hàm Luông: Có chiều dài 71 km, bề rộng trung bình từ 1.200 1.500 m, đoạn gần cửa biển rộng đến 3.000 m. Chính vì thế, sông Hàm Luông
có lưu lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác của tỉnh. Trên sông có
những cù lao hoặc cồn đất nổi tiếng như: cù lao Tiên Long, cù lao Thanh Tân, cù
lao Lăng, cù lao Ốc, cù lao Lá, cù lao Đất, cồn Hố, cồn Lợi...
- Sông Ba Lai: Có chiều dài 59 km, nằm trọn vẹn trong địa phận tỉnh Bến
Tre, chảy từ xã Tân Phú huyện Châu Thành ra đến biển, cửa Ba Lai. Trước kia,
sông sâu và rộng, nhưng từ những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, do phù sa
sông Cửu Long bồi lấp ngày một nhiều ở phía cồn Dơi nên dòng sông cạn dần,
và ngày nay, đoạn trên cửa sông Ba Lai tách hẳn ra khỏi sông Tiền. Đoạn từ xã
Tân Phú đến xã Thành Triệu dài 17 km, lòng sông cạn và hẹp. Đoạn từ sông An
Hóa đi về phía biển, lòng sông được mở rộng từ 200 - 300m, độ sâu từ 3 - 5m.
Nước từ sông Cửa Đại qua sông An Hóa, chảy mạnh vào sông Ba Lai làm hạn
chế quá trình lắng đọng phù sa của đoạn sông này. Khi mới đào, chiều rộng sông
An Hóa chưa đầy 30m, nhưng do dòng nước chảy xiết nên sông bị xói mòn
nhanh và rộng dần ra cả trăm mét.
11


Ngoài bốn con sông chính trên, Bến Tre còn có một mạng lưới sông, rạch,

kênh, đào chằng chịt nối liền nhau, tạo thành một mạng lưới giao thông và thủy
lợi rất thuận tiện. Bến Tre có hàng trăm sông, rạch và kênh, trong đó có khoảng
trên 60 con sông, rạch, kênh rộng từ 50 – 100 m như: sông Bến Tre, sông Giồng
Trôm, sông Mỏ Cày, sông Chợ Lách, kênh Chẹt Sậy,…
Tuy nhiên, là khu vực cuối nguồn, tiếp giáp biển, đồng thời có hệ thống
kênh rạch chằn chịt len lỏi sâu vào đất liền nên Bến Tre rất dễ chịu tác động bởi
xâm nhập mặn. Cụ thể trong năm 2015 và đặc biệt là năm 2016, mặn đã xâm
nhập gần như toàn bộ tỉnh Bến Tre.
* Tài nguyên nước dưới đất
Kết quả thăm dò địa chất - thủy văn cho thấy ở Bến Tre có các tầng nước
dưới đất sau:
- Nước ở giồng cát: Toàn tỉnh có diện tích đất giồng cát là 12.179 ha. Theo
tính toán của cơ quan khảo sát nước ngầm, thì nước giồng cát có tổng trữ lượng là
12 triệu m3, modun khai thác khoảng 844m3/ngày/km2. Chất lượng nước ở vùng
giồng cát thay đổi theo mùa và phụ thuộc vào độ sâu của giếng. Nhiều nơi nước
giếng bị nhiễm mặn do khai thác quá mức cho phép. Có nơi nước bị nhiễm bẩn do
làm muối, nuôi tôm, chăn nuôi súc vật, thải ra nhiều chất hữu cơ. Về mặt lý hóa
nước ở giồng cát tạm đáp ứng yêu cầu sinh hoạt ở nông thôn trong hoàn cảnh hiện
nay, tuy nhiên về mặt vi sinh còn nhiều vấn đề phải xử lý.
- Nước dưới đất ở tầng nông (<100m): Đây là phức hệ chứa nước
pleistocene, gồm 2 tầng:
+ Tầng thứ nhất ở độ sâu từ 30 - 50m, phân bố trải rộng khắp tỉnh, với bề
dày tầng chứa nước nhỏ hơn 10m. Nước có tính kiềm, độ pH từ 6,5 - 7, hàm
lượng sắt cao, từ 0,5 - 5mg/l, độ mặn dao động từ 454 – 5.654 mg/l. Cũng có
khu vực nước nhạt tập trung ở phía Bắc huyện Chợ Lách, huyện Châu Thành,
một phần huyện Thạnh Phú và huyện Ba Tri.
+ Tầng thứ hai ở độ sâu từ 60 - 90m, phân bố trải rộng khắp tỉnh với bề
dày tầng nước lớn hơn 10m. Nước có độ pH từ 6 - 7,5, hàm lượng sắt cao từ
0,04 – 10 mg/l, độ mặn dao động lớn từ 454 – 15.071 mg/l, đạt tiêu chuẩn vi
sinh. Tầng thứ 2 có khu vực chứa nước nhạt, phân bố ở phía Bắc huyện Châu

Thành, huyện Chợ Lách, một phần huyện Thạnh Phú và huyện Ba Tri.
Nước dưới đất nhạt tầng nông đang được khai thác phục vụ nhu cầu đời
sống nhân dân trong chương trình cấp nước sạch ở nông thôn của tỉnh.
- Nước dưới đất ở tầng sâu (>100m): Tầng này gồm 2 phức hệ chứa nước, gồm:
+ Phức hệ chứa nước Pleistocene: Có nhiều lớp đan xen đến chiều sâu
395m, trong đó quan trọng nhất là tầng sâu 290 - 350m, phân bố rộng ở toàn
12


tỉnh, trong đó nước tại Châu Thành có chất lượng tốt hơn cả. Diện tích phân bố
tầng nước nhạt này khoảng 112km 2 từ thành phố Bến Tre về đến phía Bắc trung
tâm xã Tân Thạch (phà Rạch Miễu cũ) với trữ lượng tiềm năng là 74.368
m3/ngày đêm, khả năng khai thác công nghiệp cho phép là 10.500m 3/ngày đêm,
các khu vực còn lại là nước lợ, mặn.
+ Phức hệ nước Miocene tồn tại ở độ sâu 400m trở lên, gồm nhiều tầng
nước, trong đó quan trọng nhất là tầng ở độ sâu 410 - 440m, có bề dày trung
bình tầng chứa nước là 18m. Nước có chất lượng tương đối tốt, đạt tiêu chuẩn vi
sinh. Tầng chứa nước nhạt này phân bố từ thành phố Bến Tre lên phía Bắc
huyện Châu Thành, với diện tích rộng 150km 2. Trữ lượng khai thác công nghiệp
cho phép là 300 - 500m3/ngày đêm. Các khu vực còn lại nhiễm mặn cao. Nước
nhạt tầng sâu có khả năng khai thác để bổ sung cho nhà máy nước thành phố
trong mùa khô đồng thời cung cấp cho các xí nghiệp chế biến của tỉnh.
c. Tài nguyên rừng
Diện tích đất rừng ở Bến Tre không nhiều, phần lớn là rừng ngập mặn tập
trung ở 3 huyện ven biển (Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú), có vai trò quan trọng
trong việc phòng hộ và bảo vệ cảnh quan và môi trường, phòng chống xói lở, cố
định bãi bồi, đặc biệt là giữ vững sự cân bằng sinh thái vùng cửa sông ven biển.
Với tầm quan trọng đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1026/QĐ-TTg ngày 13/11/1998 về việc phê duyệt dự án xây dựng khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú, huyện Thanh Phú, tỉnh Bến Tre trong hệ

thống rừng đặc dụng quốc gia với tổng diện tích là 8.825 ha, gồm khu bảo tồn
4.510 ha và vùng đệm 4.315 ha. Đến năm 2005, khu bảo tồn được điều chỉnh
ranh giới và diện tích còn 2.584 ha (theo Quyết định số 57/2005/QĐ-TTg này
23/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ)
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2015, diện tích đất rừng của Bến Tre
hiện có 6.922 ha. Trong đó, diện tích rừng phòng hộ có 3.261 ha, chiếm 47,11%
tổng diện tích lâm nghiệp; rừng đặc dụng 2.472 ha, chiếm 35,71%% tổng diện
tích đất lâm nghiệp; rừng sản xuất 1.189 ha, chiếm tỷ lệ 17,18 tổng diện tích đất
lâm nghiệp.
d. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản tỉnh Bến Tre nhìn chung nghèo nàn về chủng loại và số
lượng. Loại khoáng sản có tiềm năng lớn nhất là cát lòng sông. Ngoài ra, còn có
sét gạch ngói và một số biểu hiện sa khoáng Inmenit-ziricon ven biển.
- Khoáng sản kim loại: Theo kết quả khảo sát của Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Bến Tre, tại các khu vực ven biển thuộc huyện Thạnh Phú và Ba Tri
cho thấy các lớp cát chứa quặng có chiều dày không lớn (trung bình là 0,5m) và
13


có hàm lượng quặng như sau: Inmenit từ 207 đến 113.681 g/m 3 cát, zircon từ 44
đến 96.818 g/m3 cát. Ngoài ra còn có khoáng vật rutin (là khoáng vật quặng
Titan) đi kèm với hàm lượng thấp, từ một vài gam đến 141g/m3 cát.
Các điểm quặng sa khoáng này mức độ nghiên cứu còn rất sơ lược. Tỉnh
Bến Tre có diện tích các nỗng cát ven biển khá lớn cần đầu tư để đánh giá tiềm
năng triển vọng của các loại quặng này.
- Tài nguyên sét gạch ngói: Theo các tài liệu hiện có cho thấy sét làm
nguyên liệu sản xuất gạch ngói ở Bến Tre phân bố rải rác, không tập trung, các
lớp sét có chiều dày nhỏ, quy mô trữ lượng không lớn(1).
Trong những năm gần đây nhân dân còn phát hiện nhiều khu vực khác có
tầng sét có thể khai thác sản xuất gạch ngói với tổng tài nguyên ước khoảng 10

triệu m3. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 14 mỏ sét, nhân dân đã khai thác
để sản xuất gạch, chủ yếu bằng lò thủ công quy mô nhỏ.
- Tài nguyên Cát:
Cát giồng: Cát giồng ở Bến Tre phân bố chủ yếu thành các mỏ lớn như
Phong Nẫm (Giồng Trôm), Phú Hưng (thành phố Bến Tre). Trữ lượng ước tính
khoảng 5,3 triệu m3. Thành phần chủ yếu là cát mịn (>95%), còn lại là sạn sỏi và
sét dạng bột. Thành phần khoáng vật là Thạch anh 57,73%, fenspats 0,8-2,5%,
mảnh sét 4-26,6% và mùn thực vật dưới 1%.
Cát lòng sông: Tập trung chủ yếu ở phía thượng lưu các con sông. Tổng
hợp kết quả khảo sát và thăm dò trên 4 con sông lớn của tỉnh thì cát lòng sông
của tỉnh Bến Tre khá lớn với tổng trữ lượng khoảng 230 triệu m 3. Cát lòng sông
phân bố ở các mỏ lớn như Phú Túc - Phú Đức, Phước Thạnh (huyện Châu
Thành), Sơn Phú (huyện Giồng Trôm), Cồn Phụng (huyện Châu Thành).
e. Tài nguyên du lịch và nhân văn
Vị trí nằm giữa hệ thống sông ngòi chằng chịt và biển Đông đã tạo cho tỉnh
Bến Tre trở thành một vùng cù lao rộng lớn có nhiều cây trái trù phú. Mặt khác Bến
Tre còn được biết đến là “cái nôi” của phong trào Đồng Khởi (năm 1960).
Đặc điểm sản xuất vùng cây ăn trái tạo ra cho Bến Tre một cảnh quan tươi
đẹp, cùng với những di tích lịch sử đã được công nhận như: Khu lưu niệm nữ
Danh tướng Nguyễn Thị Định, khu di tích Nguyễn Đình Chiểu, khu di tích cây
Da Đôi, khu di tích thảm sát Cầu Hòa, khu di tích khu ủy Sài Gòn - Gia Định,
đền thờ Huỳnh Tấn Phát, làng du kích xã Định Thủy, khu di tích Vàm Khâu
Băng, di tích Đồng Khởi... và nhiều bia, mộ, nhà tưởng niệm các anh hùng liệt
sĩ, các nhà thơ nhân sĩ trí thức yêu nước trong chiến tranh giữ nước như: Võ
1

Theo tài liệu của Cục Địa chất, trong quá trính thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 11/200.000 vùng đồng bằng Nam
Bộ năm 1994 đã khảo sát sơ bộ 6 khu vực phân bố đất sét gạch ngói với trữ lượng lên tới 22,39 triệu m3

14



Trường Toản, Trương Vĩnh Ký,... Đây là lợi thế của tỉnh trong việc phát huy
tiềm năng du lịch và dịch vụ trong tương lai.
2.1.3.Thực trạng môi trường
a. Hiện trạng môi trường đất (2)
* Vùng đất chuyên canh lúa và cây ăn trái:
Kết quả phân tích mẫu đất ở các vùng đất hầu hết các mẫu đều có giá trị
pH ở mức trung tính (pH dao động trong khoảng 5,26-6,69), hàm lượng Nitơ
tổng số dao động từ 0,34 - 4,57mg/100g đất khô, hàm lượng photpho tổng số
dao động từ 0,05 - 0,69mg/100g đất khô. Tất cả các mẫu đất ở các vùng đất này
đều thể hiện hàm lượng sắt rất cao, dao động từ 73,82 - 267mg/100g đất khô,
hàm lượng các kim loại nặng trong đất nhỏ hơn so với tiêu chuẩn cho phép như:
Chì (3,43x10-3 - 12,4x10-3 mg/100g đất khô), Đồng (0,034x10-3 - 0,061x103
mg/100g đất khô).
* Tại các vùng đất mặn ven biển:
Kết quả phân tích mẫu đất ở các vùng đất này cho thấy hầu hết các mẫu
đều có sự hiện diện của hàm lượng Nitơ tổng số, cao nhất ở 2 cửa sông Hàm
Luông và Ba Lai, hàm lượng Photpho trong đất tại các cửa sông trung bình
khoảng 0,275 mg/100g đất khô và trong các mẫu đất đều có biểu hiện dư lượng
chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên vẫn còn nằm ở mức thấp.
b. Hiện trạng môi trường nước
- Hiện trạng môi trường nước mặt: Qua kết quả phân tích chất lượng nước
mặt cho thấy các sông, rạch trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang có hiện tượng bị ô
nhiễm về vi sinh và chất hữu cơ, hàm lượng chất rắn lơ lửng hiện diện trong
nước. Nước mặt trong tỉnh đã có dấu hiệu nhiễm phèn, nhiễm mặn và bị ô nhiễm
dầu mỡ. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt đó là: Chất thải từ các
hoạt động của con người; chất thải trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm;
chất thải từ các bè cá; chất thải từ các hoạt động công nghiệp không qua hệ
thống xử lý mà thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là hệ thống kênh, rạch trên địa

bàn tỉnh và dầu mỡ từ các thuyền bè đi lại trên sông.
Trên địa bàn tỉnh hiện có hệ thống thoát nước ở nội ô thành phố Bến Tre và
một số khu dân cư ở các chợ, thị trấn, thị tứ như: các chợ huyện, chợ Tân Thạch,
chợ Tiên Thủy và chợ Mỹ Lồng… Còn các chợ nông thôn đều chưa có hệ thống
thoát nước, chủ yếu thoát nước thông qua các mương rãnh tự nhiên. Các hệ thống
thoát nước này chỉ sử dụng cho việc thoát nước, chưa có hệ thống xử lý nước sinh
hoạt trước khi thải ra môi trường xung quanh. Hệ thống thoát nước trên địa bàn
2

Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2011 – 2015 do trung tâm quan trắc môi trường thực
hiện

15


tỉnh hiện chưa được đầu tư đúng mức, một số công trình cũ đã xuống cấp, chưa có
công trình mới thay thế đã góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.
Ngoài ra, nước thải y tế cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm
nguồn nước mặt. Các đơn vị có đầu tư công trình xử lý nước thải gồm: Bệnh
viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu, Bệnh viện Y học cổ truyền Trần Văn An,
Bệnh viện đa khoa khu vực Cù Lao Minh, Bệnh viện Chợ Lách. Tuy nhiên các
hệ thống này hiện đã quá tải, hỏng hoặc không được vận hành thường xuyên.
Kết quả quan trắc nước thải của các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải đều
chưa đạt tiêu chuẩn cho phép. Ở các bệnh viện còn lại, nước thải xả trực tiếp ra
nguồn nước gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt.
- Hiện trạng môi trường nước dưới đất: Kết quả quan trắc cho thấy, chất
lượng nước dưới đất tỉnh Bến Tre đã có dấu hiệu của sự xâm nhập mặn với giá trị
Clorua dao động từ 320 - 1.450mg/l, vượt TCVN-5944/1995 (200 - 600mg/l). Đặc
biệt, hàm lượng Clorua trong nước dưới đất ở huyện Châu Thành và huyện Bình
Đại khá cao. Nước dưới đất trong tỉnh chưa có dấu hiệu ô nhiễm chất dinh dưỡng

với biểu hiện của Nitrat vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Trong nước dưới đất của
tỉnh cũng có sự hiện diện của Mangan (0,093 - 2,65 mg/l). Đặc biệt nước dưới đất
trong tỉnh đã bị ô nhiễm vi sinh với giá trị tổng Coliform vượt nhiều lần so với tiêu
chuẩn cho phép và dao động từ < 3 - 230MPN/100ml, đặc biệt giá trị Coliform khá
cao trong nước dưới đất tại huyện Châu Thành và Bình Đại.
c. Hiện trạng môi trường không khí (MTKK) (3)
Chất lượng môi trường không khí của tỉnh còn khá tốt, ngoại trừ một số
điểm nút giao thông có mật độ xe cao, tại những cụm sản xuất công nghiệp có
nồng độ bụi cao, kết quả phân tích cho thấy hàm lượng bụi tại hầu hết vị trí đều
vượt quy chuẩn QCVN 05:2013. Ngoài ra các thành phần khí độc hại khác trong
môi trường không khí vẫn chưa vượt ngưỡng cho phép.
- Môi trường không khí tại các khu đô thị: hàm lượng ô nhiễm bụi, chì tại
khu vực đô thị khá cao, còn lại hàm lượng các chất khí có nơi vượt ngưỡng cho
phép, tuy nhiên có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây.
- Môi trường không khí tại các khu Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang phát triển ảnh hưởng
môi trường đặc biệt là môi trường không khí. Chất lượng không khí tại các khu
vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng bị ảnh
hưởng bởi tiếng ồn, hàm lượng bụi và ô nhiễm chì, còn lại các chất khí khác đều
đạt quy chuẩn cho phép.
- Chất lượng không khí tại các huyện: Nhìn chung, chất lượng không khí tại
các huyện vẫn chưa ô nhiễm. Tuy nhiên, hàm lượng bụi và chì còn cao, cần có
3

Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2011 – 2015 do Trung tâm Quan trắc môi trường thực hiện

16


biện pháp giảm thiểu tránh ô nhiễm không khí tại khu vực trung tâm các huyện.

- Chất lượng không khí do hoạt động của bãi rác và cảng:
Kết quả quan trắc cho thấy hầu hết các bãi rác đều chưa có dấu hiệu ô
nhiễm đối với các thông số bụi, các chất khí độc hại như CO, NO 2, SO2, tuy
nhiên vẫn phát hiện chì tại bãi rác Tân Thanh, huyện Giồng Trôm. Hiện nay, các
bãi rác đang trong tình trạng quá tải, do đó các cơ quan chức năng cần có biện
pháp xử lý để tránh ô nhiễm trong tương lai gần.
Hoạt động của các cảng trên địa bàn tỉnh Bến Tre chủ yếu là cảng cá do
đó ô nhiễm không khí chính là từ các tàu ghe cập cảng, hầu hết các vị trí không
phát hiện ô nhiễm, chỉ ô nhiễm chì tại 03 vị trí quan trắc: cảng An Nhơn, cảng
Ba Tri, cảng Bình Thắng, chì vượt ngưỡng khá cao so với quy chuẩn.
2.1.4. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài
nguyên và thực trạng môi trường
* Thuận lợi
- Bến Tre có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, nằm trong vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, giáp vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, thuận lợi về giao thông
đường thủy và đường bộ nối liền với các vùng kinh tế, có nhiều lợi thế trong việc
phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ,
tăng cường khả năng hợp tác kinh tế - văn hóa với các tỉnh trong vùng, đặc biệt là
với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Điều kiện khí hậu thủy văn và các nguồn tài nguyên thích hợp với nhiều
loại cây trồng vật nuôi sinh sống và phát triển, thuận lợi để phát triển một nền
kinh tế nông nghiệp đa dạng, toàn diện và tạo nền tảng nguyên liệu phát triển
các ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu các sản phẩm.
- Phía Đông của tỉnh giáp biển và có chiều dài đường biển khoảng 65 km
nên rất thuận lợi cho việc phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và kinh tế biển.
- Ngoài ra, với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, phát triển kinh tế vườn,
dừa, sản xuất hoa kiểng, giống cây ăn trái, Bến Tre có lịch sử văn hóa, các di
tích và lễ hội lớn là lợi thế để phát triển du lịch sinh thái.
* Khó khăn
- Vị trí và địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi chằng chịt, phần lớn

nền đất chịu lực kém, gây khó khăn trong việc xây dựng các kết cấu hạ tầng
kinh tế, hạ tầng xã hội.
- Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có
nhiều cửa biển tiếp giáp biển Đông, cuối nguồn nước ngọt và đầu nguồn nước
mặn nên chịu ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nguồn
nước, đất đai bị ảnh hưởng rất lớn của xâm nhập mặn vào mùa khô gây nhiều
17


khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
2.2. Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2010 - 2015 nền kinh tế của tỉnh đã có những đạt được
những kết quả tích cực, tổng sản phẩm trên địa bàn đều tăng qua các năm.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng từ 19.490 tỷ đồng năm 2010 lên 33.452
tỷ đồng năm 2015 (giá hiện hành). Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt
33,8 triệu đồng/người, bằng 1,66 lần so với năm 2010; tổng thu ngân sách trên
địa bàn năm 2015 đạt 4.588 tỷ đồng.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu tổng sản phẩm theo giá hiện hành của các khu vực kinh tế nông,
lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ; thuế sản phẩm trừ
trợ cấp sản phẩm trong năm 2015 tương ứng là: 36,7% - 18,4% - 40,9% - 3,94%.
Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng và dịch vụ được chú trọng đầu tư phát
triển, tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế.
Bảng 1. Cơ cấu các khu vực kinh tế giai đoạn 2010-2015
TT

Khu vực kinh tế


(1)

(2)

1
2
3
4

Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

Năm
2012 2013 2014 2015

2010

2011

(3)

(4)

(5)

40,9
13,9
42,6

2,56

44,6
13,9
38,9
2,57

40,7
15,5
40,4
3,32

(6)

(7)

(8)

39,1
15,6
40,9
4,29

38,6
17,8
39,7
3,89

36,7
18,4

40,9
3,94

Giai đoạn
2010-2015
(9)=(8)-(3)

-4,2
4,5
-1,7
1,38

(Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2015 tỉnh Bến Tre)

Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch ngày càng phù hợp với định
hướng phát triển và cơ chế kinh tế thị trường. Tỷ trọng kinh tế nhà nước trong
GRDP từ 18,5% năm 2010 giảm còn 15,6% năm 2015. Khu vực kinh tế ngoài
nhà nước tiếp tục phát triển. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng
nhanh năm 2015 chiếm 6,4% so với 1,2% năm 2010, tổng vốn khu vực đầu tư
trực tiếp của nước ngoài năm 2015 khoảng 2.141 tỷ đồng, chiếm khoảng 6,40%
tổng vốn đầu tư trên địa bàn, thu hút một số nhà đầu tư có quy mô khá lớn vào
các khu công nghiệp, góp phần tăng giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu.
2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
18


Trong giai đoạn 2010 - 2015, ngành nông nghiệp Bến Tre được Nhà nước
quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, gắn với thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn
mới đã tạo điều kiện để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật

nuôi làm tăng năng suất và chất lượng, đa dạng sản phẩm nông nghiệp.
Khu vực kinh tế nông nghiệp tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015
là 4,1%, trong đó: Nông nghiệp 3,13%, thủy sản 5,11%, Lâm nghiệp tăng
3,22%.
Cơ cấu cây trồng và vật nuôi đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng chất
lượng trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng và lợi thế từng vùng sinh thái, gắn với
bảo đảm môi trường và phát triển bền vững. Hai thế mạnh kinh tế vườn và kinh
tế thủy sản vẫn luôn được tập trung chỉ đạo đầu tư và khai thác có hiệu quả.
Bảng 2. Giá trị sản xuất, cơ cấu và giá trị tăng trưởng các phân ngành của
khu vực kinh tế nông nghiệp tỉnh Bến Tre thời kỳ 2010 – 2015
(Theo Niên giám thống kê năm 2015 tỉnh Bến Tre, tại các trang 65, 207, 304, 315)

TT

Chỉ tiêu

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014


Năm
2015

2

Giá trị sản xuất (giá
hiện hành) (tỷ đồng)
Nông nghiệp
10.265 15.386 12.969 13.048
Lâm nghiệp
35
44
57
67

3

Thủy sản

II

Cơ cấu (%)

1

Nông nghiệp

51,8


53,2

47,0

42,9

48,1

49,8

2

Lâm nghiệp

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

3

Thủy sản


48,1

46,6

52,8

56,9

51,7

50,0

I
1

III

9.528 13.472 14.592 17.315

Tăng bình
quân
(%/năm)

16.160 16.485
72
76
17.382 16.542

Giá trị tăng trưởng (%)


1

Nông nghiệp

-0,8

4,3

4,7

0,4

3,7

2,6

2,46

2

Lâm nghiệp

-30,2

11,4

2,6

7,5


-4,7

0

-2,68

3

Thủy sản

8,9

9,2

3,4

15,8

-4,5

2,7

6,56

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015 tỉnh Bến Tre)

a1. Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua có sự chuyển dịch tích cực theo
hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Tuy nhiên
các ngành dịch vụ nông nghiệp còn chậm phát triển, tỷ trọng giá trị còn ít.


19


Bảng 3. Giá trị sản xuất, cơ cấu lĩnh vực SX nông nghiệp tỉnh Bến
Tre thời kỳ 2010 - 2015
TT
I
II
-

Chỉ tiêu
Giá trị sản xuất (giá hiện
hành) (tỷ đồng)
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ khác
Cơ cấu (%)
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ khác

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012


Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

6.343
3.009
913

9.696
4.479
1.211

7.494
4.477
998

7.375
4.626
1.047

9.261
5.786
1.113


9.198
6.193
1.094

61,8
29,3
8,9

63,0
29,1
7,9

57,8
34,5
7,7

56,5
35,5
8,0

57,3
35,8
6,9

55,8
37,6
6,6

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015 tỉnh Bến Tre)


* Trồng trọt:
- Hiện trạng phát triển cây trồng hàng năm:
+ Giai đoạn 2010-2015, diện tích gieo trồng và sản lượng lúa giảm;
nguyên nhân do chuyển diện tích vùng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây
lâu năm (chủ yếu là cây ăn quả), rau màu, trồng cỏ nuôi bò, nuôi thủy sản. Bên
cạnh đó, để thực hiện sản xuất trên quy mô lớn, tập trung, tỉnh đang thực hiện
mô hình cánh đồng mẫu lúa diện tích 1.917 ha tập trung tại 03 huyện Bình Đại,
Giồng Trôm và Ba Tri.
+ Rau màu các loại cho năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao, mô hình
sản xuất luân canh cây rau màu trên đất ruộng phát triển tốt, diện tích trồng màu
các loại tăng qua từng năm.
+ Hoa kiểng các loại trồng tập trung hai huyện Chợ Lách và Mỏ Cày Bắc,
sản phẩm đa dạng về chủng loại.
+ Diện tích mía giảm qua các năm, năm 2015 là 2.085 ha, giảm 3.780 ha
so với năm 2010 do giá mía thấp, thiếu lực lượng lao động và một phần diện tích
chuyển sang trồng dừa. Hiện tại được trồng tập trung ở huyện Thạnh Phú, Bình
Đại, Giồng Trôm và Mỏ Cày Nam.
- Hiện trạng phát triển cây công nghiệp lâu năm:
+ Diện tích dừa chiếm khoảng 70% tổng diện tích cây lâu năm. Năm 2015
có 68.545 ha, tăng 16.985 ha so với năm 2010, diện tích tăng do tình hình tiêu
thụ và giá dừa khô trái tương đối ổn định.
+ Diện tích cây ăn trái năm 2015 đạt 27.657 ha, sản lượng 335.734 tấn.
20


×