Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN-GVCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.83 KB, 8 trang )

Trang :1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(V/v CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP )
* MỤC TIÊU- NHIỆM VỤ:
- Mục tiêu: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục nề
nếp, đạo đức học sinh là đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục, nề nếp học sinh và góp phần dần hoàn thiện nhân cách học sinh ở
bậc Tiểu Học.
- Nhiệm vụ:
. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thể hiện vai trò của mình như thế nào trong
công tác giáo dục nề nếp, đạo đức cho học sinh đạt kết quả cao.
. Đề ra những giải pháp hiêu quả cụ thể để áp dụng vào thực tiễn hàng
ngày trên lớp để giáo dục các em.

I/. ĐĂC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
1). Thuận lợi :
- Được sự chỉ đạo sâu sắc của ban giám hiệu trường , đề ra kế hoạch cụ
thể hàng tuần , hàng tháng, học kỳ , theo dõi kiểm tra đôn đốc thường xuyên.
- Sự kết hợp hỗ trợ kịp thời của đoàn đội , của ban chấp hành công đoàn
trong nhà trường. Sự cộng tác chặt chẽ từ phía giáo viên bộ môn cùng tôi
quản lý lớp . Sự quan tâm của cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương.
2). Khó khăn:
- Tình hình lớp còn một số ít cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm đến
các em. Từ đó ý thức học tập của các em chưa cao , thu các khoản đóng góp
Trang :2


tự nguyện còn rất khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm, để xác định động cơ
học tập người giáo viên chủ nhiệm phải mất thời gian dài.
II/. NỘI DUNG – BIỆN PHÁP :
1). Thực trạng công giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp: Trước ngày
khai giảng tôi nhận sự phân công của BGH trường thu nhận học sinh lớp 3A1
điểm Trung tâm.
- Cơ sở vật chất nhà trường mới được đầu tư xây dựng nên khang trang
sạch đẹp, có tương đối đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ để phục vụ cho việc dạy
và học.
- Nhà trường luôn nghiên cứu đặc điểm tâm lý lứa tuổi của tưng học sinh
từ đó đề ra phương pháp giáo dục phù hợp theo hướng cá biệt hóa cao nhất.
- Đối với học sinh trong lớp phần đông học sinh có đầy đủ dụng cụ học
tập và được sự quan tâm sâu sắc của cha mẹ học sinh, các em có ý thức học
tập tốt.

2). Vị trí, vai trò và tầm quan trọng trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp
trong hoạt động giáo dục học sinh trong giai đoạn hiên nay:
- Đối với sự nghiệp “ Trồng người” hình ảnh người thầy giáo mẫu mực
luôn là tấm gương sáng cho các em học sinh. Do vậy xuất phát từ vai trò
trách nhiệm và sự gắn kết với học sinh mà đòi hỏi mỗi giáo viên chủ nhiệm
phải giàu lòng nhân ái, vị tha, kiên trì, nhiệt tình, biết tôn trọng nhân cách
học sinh và được các em tin yêu. Giáo viên chủ nhiệm cần có uy và có sức
cảm hóa thuyết phục, có bản lĩnh để xử lý kịp thời các tình huống sư phạm
đa dạng, phải biết đối xử khéo léo, công bằng và nghiêm minh trong nhận xét
đánh giá đối với học sinh. Là người chịu trách nhiệm về sự phát triển toàn
diện của học sinh lớp mình phụ trách. Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm là
những hoạt động sáng tạo nhất trong quá trình giảng dạy. Xây dựng kế hoạch
Trang :3

giáo dục riêng để giáo dục tập thể học sinh lớp mình. Chủ động tiếp xúc học

sinh để nắm bắt về điều kiện và hoàn cảnh của học sinh, động viên, an ủi…..
giúp các em có hoàn cảnh khó khăn biết vượt khó vươn lên.Tạo mối quan hệ
“ Thầy- Trò”tạo được ấn tượng tốt và xây dựng nên hình ảnh đẹp đẽ, cao cả
của những Thầy, Cô giáo trong ký ức của các em học sinh.
3). Đề xuất đổi mới nội dung,phương pháp và kỷ năng thực hiện công tác
chủ nhiệm lớp để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học .

- Đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu của giáo viên bởi vì
đổi mới là sự cải tiến nâng cao chất lượng phương pháp dạy học đang sử
dụng để đóng góp nâng cao chất lượng hiệu quả của việc dạy và học. Giáo
viên luôn sử dụng phương pháp dạy học hướng vào người học. Dạy lấy học
sinh làm trung tâm , nhằm khuyến khích học sinh tự học hỏi, tự phát huy
sáng kiến . Giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn . Nhưng muốn làm
được điều này đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, nắm vững
lý luận sư phạm về các lĩnh vực giảng dạy đồng thời phải biết chuyền tải
những kiến thức đó vào chương trình,vào phương pháp giảng dạy , vào các
bài học cụ thể . Có như vậy giáo viên có thể giúp học sinh tích cực chủ động
phát huy , khả năng sáng tạo trong quá trình học tập.Giáo viên có nhiều kiến
thức , có nhiều cách tổ chức và trình bày ngắn gọn, sáng tỏ cùng với sự nhiệt
tình trong giảng dạy điều đó tạo điều kiện truyền đạt kiến thức cho học sinh
một cách hiệu quả và thành công .
4). Phương pháp,giải pháp tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm
lớp :
- Tôi gặp giáo viên chủ nhiệm cũ nắm bắt tình hình chung của lớp và cụ
thể đến từng học sinh. Cần chú ý đến học sinh giỏi, học sinh cá biệt, học sinh
Trang :4

là cán sự lớp cũ, hiểu rõ hơn những nguyên nhân mà học sinh yếu, hoàn cảnh
em cá biệt.
- Từ kinh nghiệm biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm cũ, tôi

chỉnh lại biện pháp của mình sao cho phù hợp. Với tôi sẽ không xa lánh các
em, dùng hình thức xử phạt nghiêm gay gắt sẽ không có tác dụng. Tôi gần
gũi các em nhiều hơn, thể hiện một tình cảm như người mẹ. Động viên kịp
thời chỉ rõ cho các em việc làm sai , làm đúng … xử phạt là biện pháp bất
đắc dĩ và khi dùng biện pháp này phải khéo léo, vừa mền mỏng ,vừa kiên
quyết .
- Tổ chức cán sự lớp :
- Tiến hành ngay sau vài buổi học đầu tiên, lấy ý kiến biểu quyết của tập
thể lớp .
a). Chia tổ : Lớp tôi có 23 em tôi chia làm ba tổ . tổ 1 có 07 em , tổ 2 có
08 em , tổ 3 có 08 em . Mổi tổ phải đảm nhiệm các đối tượng học sinh khá ,
giỏi , có học sinh ngoan , có học sinh cá biệt , có học sinh ở địa bàn gần điểm
trường.
b). Bầu lớp trưởng , lớp phó và tổ trưởng , tổ phó :
Lấy ý kiến biểu quyết của tổ trên cơ sở gợi ý của giáo viên chủ
nhiệm .
+ Lớp trưởng điều hành công việc chung của lớp .
+ Lớp phó điều hành công việc lao động của lớp và thay thế lớp
trưởng khi lớp trưởng vắng mặt .
+ Tổ trưởng : điều hành công việc chung theo dõi , đôn đốc các hoạt
động hàng ngày của tổ về thực hiện nội qui học tập.
+ Tổ phó : theo dõi điều hành công việc về lao động vệ sinh , cây xanh
.
Trang :5

c). Nhiệm vụ chung của tổ trưởng, tổ phó : là 15 phút đầu giờ kiểm tra
các bạn trong tổ việc học ở nhà , việc làm bài tập, nội qui . Tôi đưa ra những
qui định cụ thể để các em tổ trưởng , tổ phó theo dõi chính xác , công bằng.
Ví dụ : Bắt buộc học sinh phải làm bài và thuộc bài trước khi đến lớp .
Nếu còn thiếu phái có lý do chính đáng . Tổ phó đến lượt tổ mình làm trực

nhật lớp , tổ phó phân công các bạn trong tổ trực nhật ( 2 em một ngày ) con
việc làm vệ sinh của lớp thì cả lớp làm .
Như vậy công việc giao cụ thể bạn nào làm chưa tốt thì tổ phó nắm tình hình
báo cho giáo viên chủ nhiệm để giáo viên dễ dàng theo dõi uốn nắn.
+ Giáo viên hướng dẫn các tổ trưởng chuẩn bị một cuốn sổ theo dõi
những ưu điểm và khuyết điểm của tổ viên.
+ Giáo viên chủ nhiệm ra qui định để học sinh trong tổ tự xếp loại , ví
dụ : một lỗi trừ 2 điểm . Trong lớp có bạn gây gổ mâu thuẩn với một bạn
khác thì cán sự lớp báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm kịp thời.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải có biện pháp cụ thể để học sinh tự quản
lớp trong giờ học và cả khi giáo viên vắng mặt . VD : Như giao nhiệm vụ cho
tổ trưởng theo dõi các thành viên trong tổ nếu bạn nào chưa thực hiện tốt nội
qui của trường , lớp thì ghi tên sau đó báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm trong
ngày học hôm đó và giáo viên chủ nhiệm phải có biện pháp với những em đó
ngay sau buổi học không để qua ngày sau . Có như vậy học sinh mới có ý
thức trong học tập và ngay cả giờ ngoại khóa .
5). Giáo vien chủ nhiệm lớp với việc triển khai có hiệu quả phong trào thi
đua phụ đạo học sinh yếu kém ,Xanh - Sạch - Đẹp :
- Giáo viên chủ nhiệm có phương pháp dạy học ,giáo dục và hướng dẫn
học sinh học tập nhằm khuyến khích sự chuyên cần tích cực ,chủ động sáng
tạo và có ý thức vươn lên,góp phần hình thành khả năng tự học của học sinh .

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×