Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN -GV Chủ nhiệm: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ HẠNH KIỂM LỚP CHỦ NHIỆM lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.34 KB, 14 trang )

3

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học.
Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng
dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt
trong nhà trường, vai trò của người giáo viên hết sức quan trọng. Giáo viên chủ
nhiệm thay mặt nhà trường quản lí điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng
đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo
dục gia đình, nhà trường và xã hội.
Nhưng thực trạng hiện nay công tác chủ nhiệm chưa đạt được hiệu quả
cao về nề nếp, về công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác.
Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng
trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục
toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhiều vai trò: Vừa là thầy
dạy học, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất
của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên
có chỉ đạo, có quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc học của các em chắc chắn sẽ
tốt hơn và việc giảng dạy của giáo viên càng đạt hiệu quả hơn.
Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm tổ chức và đánh giá hạnh
kiểm lớp chủ nhiệm của lớp 9a1 trường THCS Hưng Phú” trong năm học
2014 – 2015.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài tìm ra những nguyên nhân mà công tác chủ nhiệm chưa đạt hiệu
quả. Qua đó đề xuất một số biện pháp hữu hiệu để giáo viên làm tốt công tác
chủ nhiệm nhằm khắc phục tình trạng nề nếp lớp chưa tốt, hạn chế học sinh vi
phạm nội qui và chuyên cần trong học tập.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng:
Học sinh lớp 9A1 Trường THCS Hưng Phú năm học 2014 - 2015.




4

2. Phạm vi nghiên cứu:
Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 9A1 Trường
THCS Hưng Phú năm học 2014 – 2015.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng những phương pháp sau:
1. Phương pháp quan sát
Quan sát theo dõi học sinh về tính chuyên cần, tình hình học tập, cách
thực hiện nội qui của học sinh.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra trực quan, thống kê, mô tả.
3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập và tìm hiểu những tài liệu có liên quan như: Sách tâm lý học lứa
tuổi, sách những điều giáo viên chủ nhiệm cần biết.
V. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đề ra biện pháp theo dõi hạnh kiểm hàng tuần của học sinh, giúp
giáo viên thuận lợi hơn trong quá trình xét hạnh kiểm cuối kỳ cho học sinh,
đồng thời cũng tác động đến học sinh, kích thích sự tích cực, cố gắng phấn đấu
của học sinh.


5

B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong quá trình đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và hưởng ứng
cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi

cử và bệnh thành tích trong giáo dục, vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi
nhầm lớp”. “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học”; “Trường
học thân thiện” và hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” của ngành Giáo dục - Đào tạo. Đòi hỏi mỗi CB - GV
trong ngành giáo dục phải nổ lực hết mình để từng bước nâng cao chất lượng
giáo dục. Ngoài kiến thức chuyên môn, mỗi giáo viên phải thường xuyên rèn
luyện, tu dưỡng đạo đức Cách mạng, đạo đức nhà giáo, đặc biệt giáo viên chủ
nhiệm lớp phải nổ lực hết mình “Vì đàn em thân yêu” để hoàn thành tốt nhiệm
vụ.
Muốn đạt được mục đích này, giáo viên chủ nhiệm lớp phải tận tụy với
nhiệm vụ được giao, phải có kế hoạch cụ thể trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm
hỗ trợ cho học sinh có ý thức phấn đấu trong học tập, rèn luyện hạnh kiểm để trở
thành học sinh có năng lực toàn diện trong công cuộc xây dựng đất nước ngày
càng giàu đẹp.
Trong lĩnh vực giáo dục, người thầy không chỉ có lòng “Yêu nghề mến
trẻ” đem hết nhiệt tình để truyền đạt kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn
nữa là phải có những biện pháp, làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
Muốn học sinh tiếp cận được tri thức, người giáo viên chủ nhiệm phải có
biện pháp giúp các em có ý thức học tập, chủ động tiếp thu kiến thức, hăng say
và có tinh thần thi đua trong học tập.
Để đi tới một nghiên cứu cụ thể, trước hết cần xác định công tác chủ
nhiệm lớp là vấn đề rất quan trọng. Đối với công tác chủ nhiệm lớp, người giáo
viên phải có tính kiên trì, tận tình. Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một
trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của người giáo viên trong
công tác chủ nhiệm lớp. Song với lứa tuổi học sinh lớp 9, sự nhận thức của các
em còn non trẻ, luôn chứng tỏ mình là người lớn nhưng sự tư duy chưa đạt tới


6


đỉnh cao, các em cần có người hướng dẫn, chỉ đạo cho các em đi vào nề nếp, để
các em dần trở thành người tài và sống có ích trong xã hội, đó là nhiệm vụ của
người giáo viên chủ nhiệm lớp.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Vào đầu mỗi năm học, để phân lớp cho học sinh, người phụ trách sẽ trộn
và chia đều danh sách học sinh ở các khối lớp chứ không phân lớp cho học sinh
theo hình thức phân hóa học sinh, vì thế mỗi lớp sẽ có những học sinh khá giỏi,
và cũng có những học sinh trung bình hoặc thậm chí là yếu kém, hoặc có những
học sinh đạo đức tốt cũng có những em đạo đức chưa tốt, do đó giáo viên cần
phải phân loại học sinh để có kế hoạc tổ chức, quản lí lớp phù hợp. Cụ thể kết
quả học lực và hạnh kiểm đầu năm của lơp 9A1 như sau:
Học lực

Hạnh kiểm

Việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm cuối học kỳ chủ yếu dựa vào sổ đầu bài
hay sổ theo dõi của ban cán sự lớp, có đôi khi những loại sổ đó ghi chép không
đầy đủ hoặc thiếu chính xác. Từ đó gây khá nhiều khó khăn cho cả giáo viên và
học sinh trong việc xếp loại hạnh kiểm, tạo cảm giác không công bằng đối với
một số học sinh.
* Từ những khó khăn trên tôi đã nghiên cứu đề tài một số kinh nghiệm tổ chức
và đánh giá hạnh kiểm lớp chủ nhiệm của lớp 9a1 trường THCS Hưng Phú để
thuận lợi hơn trong công tác chủ nhiệm của mình.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Điều tra sơ khảo tình hình học tập cũng như tình hình đạo đức của
học sinh khi mới nhận lớp đầu năm, từ đó bố trí vị trí chỗ ngồi phù hợp cho
học sinh.
Trong những năm học gần đây, vào đầu năm học nề nếp lớp chưa được ổn
định và còn lộn xộn. Vì học sinh của lớp 8 còn ở tuổi rất hiếu động, không tránh



7

khỏi nề nếp không ổn định vào đầu năm khi lên lớp 9, mặt khác lớp 9A1 được
kết hợp từ 2 lớp 8 của năm học 2013-2014, vậy nên các em chưa tự giác, chưa ý
thức tập thể cao, chưa đi vào qui cũ. Việc chấp hành nội qui của nhà trường còn
lỏng lẻo, nhiều hạn chế.
Để ổn định và đi vào quỹ đạo của một lớp học là rất khó và phải mất một
thời gian dài. Do vậy ngay từ khi được Ban Giám Hiệu phân công cho chủ
nhiệm lớp 9A1, bản thân đã điều tra sơ khảo về tình hình mọi mặt của từng học
sinh trong lớp, để nắm được các mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh, đặc biệt
là hạnh kiểm và lực học của từng học sinh qua sổ Học bạ hoặc qua những giáo
viên đã dạy các em khi các em còn học lớp 8.
Về mặt hạnh kiểm: Bản thân đã điều tra học sinh trong lớp xem em nào
chưa có ý thức học tập và thường xuyên vi phạm nội qui để có kế hoạch bồi
dưỡng, giáo dục cho các em. Cụ thể trong lớp 9A1 đầu năm có 21hs có hạnh
kiểm Tốt, 5 hs có hạnh kiểm Khá.
Về tình hình học tập: Căn cứ vào kết quả học tập ở lớp 8 qua sổ điểm và
học bạ, GVCN cần nắm lại tình trạng học lực của học sinh, cụ thể lớp 9A1 đầu
năm có 3hs xếp loại Giỏi, 15hs xếp loại Khá và 8hs xếp loại Trung bình.
Qua những kết quả điều tra thu được, GVCN sẽ thuận lợi hơn trong việc
theo dõi, nhắc nhở các em về sau; Cũng từ kết quả điều tra, vào đầu năm học
GVCN bố trí vị trí ngồi trong lớp cho phù hợp, sao cho những học sinh yếu hay
trung bình có thể nhận được sự giúp đở từ những bạn khá hơn. Mặc khác GVCN
cũng bố trí cho các em có hạnh kiểm đạo đức chưa tốt không ngồi gần nhau để
tránh tình trạng các em mất trật tự, không chú ý học tập.
2. Lập thang điểm thi đua cho từng cá nhân, đánh giá xếp loại hạnh
kiểm hàng tuần cho học sinh.
Tạo cho học sinh có ý thức thi đua với nhau trong học tập và rèn luyện
hạnh kiểm bằng cách lập thang điểm thi đua cho từng tổ (được tập thể lớp thống

nhất) để theo dõi và chấm điểm. Cuối tuần có đánh giá, rút kinh nghiệm và xếp
loại Tốt, Khá, Tb, Yếu cho từng học sinh, đến cuối mỗi học kỳ GVCN dựa vào
kết quả hạnh kiểm hàng tuần để xếp loại hạnh kiểm cho từng học sinh.


8

Lập cho mỗi tổ có một quyển sổ theo dõi các mặt hoạt động của từng tổ
viên trong tổ. Cuối tuần các tổ trưởng tổng hợp báo cáo cho lớp trưởng hoặc ghi
lên bảng, lớp trưởng tổng hợp báo cáo cho GVCN vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm
cuối tuần. Lớp trưởng nhận xét tình hình học tập trong tuần, kế hoạch và các
biện pháp thực hiện cho tuần tới. Sau đó GVCN nhận xét đánh giá tình hình học
tập cùng với nề nếp, tác phong của từng em để các em tự rút kinh nghiệm và
khắc phục trong tuần tiếp theo, đồng thời GVCN cũng chốt lại kết quả hạnh
kiểm trong tuần của từng học sinh.
Để ban cán sự lớp làm việc có hiệu quả, GVCN lập một số biểu mẫu cho
bán cán sự như sau:
* Mẫu theo dõi của tổ trưởng:

- Kết quả xét hạnh kiểm được tổ trưởng xếp loại hàng tuần và cách tính
như sau:
Không thuộc bài, không làm bài (<5): không vi phạm +10, vi phạm mỗi
lượt -10.
Nghỉ học có phép: nếu không vi phạm +5, nếu vi phạm mỗi lượt -5.
Nghỉ học không phép: nếu không vi phạm +5, nếu vi phạm mỗi lượt -10.
Bỏ tiết: không vi phạm +10, nếu vi phạm mỗi lượt -10.
Đi trễ: không vi phạm +10, nếu vi phạm mỗi lượt -5.
Không đồng phục: không vi phạm +10, nếu vi phạm mỗi lượt -5.
Mất trật tự, tự ý đổi chỗ ngồi: không vi phạm +10, vi phạm mỗi lượt -5.



9

Chửi thề vô lễ: không vi phạm +10, nếu vi phạm mỗi lượt -20.
Đánh nhau: không vi phạm +10, nếu vi phạm mỗi lượt -30.
Ra ngoài giờ truy bài, chuyển tiết: không vi phạm 10, vi phạm mỗi lượt -5.
Thuộc bài làm bài (>=5): cộng theo số điểm.
Sử dụng điện thoại trong giờ học: có sử dụng -10.
Tích cực phát biểu: mỗi lượt +5.
Vệ sinh: Tốt +10, chưa tốt: -10.
Tổng điểm của học sinh là điểm cuối cùng sau khi đã cộng trừ các nội dung
trong sổ theo dõi của tổ trưởng.
- Xếp loại hạnh kiểm trong tuần
+ Loại Tốt, nếu đủ các điều kiện sau:
• Tổng điểm từ 100 điểm trở lên.
• Không vi phạm phải các nội dung: không thuộc bài, không
làm bài, nghĩ học không phép, bỏ tiết không xin phép, mất trật
tự, chửi thề vô lễ, đánh nhau, ra ngoài giờ truy bài chuyển tiết,
không đồng phục.
+ Loại Khá, nếu đủ các điều kiện sau:
• Tổng điểm từ 80 điểm trở lên.
• Không vi phạm các nội dung: Bỏ tiết không xin phép, chửi thề
vô lễ, đánh nhau.
+ Loại Trung bình, nếu đủ các điều kiện sau:
• Tổng điểm từ 50 điểm trở lên.
• Không vi phạm các nội dung: chửi thề vô lễ, đánh nhau.
+ Loại Yếu: Tổng điểm dưới 50 điểm.
Lưu ý: Nếu điểm của 1hs đạt mức từng loại qui định nhưng do
chưa thõa điều kiện nào đó thì kết quả xếp loại hạnh kiểm giảm một bậc.
Ví dụ: học sinh A có tổng điểm 85 được xếp loại khá nhưng vi

phạm nội dung chửi thề vô lễ thì bị xếp loại hạnh kiểm Trung bình.
* Sổ tổng kết của lớp trưởng


10

GVCN có thể dựa vào sổ tổng kết của lớp trưởng để có thể tuyên dương
khen thưởng kịp thời và cũng tiện cho việc nhắc nhở đối với những học sinh đạt

điểm thấp, mẫu sổ của trưởng lớp:
GVCN cần có hồ sơ để ghi lại kết quả hạnh kiểm hàng tuần và các nội
dung vi phạm của học sinh để dễ dàng theo dõi tình hình chung của học sinh, để
có những biện pháp nhắc nhở uốn nắn cho phù hợp, đồng thời cũng có số liệu để
liên hệ với phụ huynh học sinh về tình hình học tập của học sinh hoặc sử dụng
số liệu cho các buổi họp phụ huynh, GVCN ghi nhận lại hạnh kiểm hàng tuần
của học sinh lớp theo mẫu:


11

Nếu có điều kiện GVCN nên quản lý bằng file Excel để có thể thêm ghi
chú về nội dung vi phạm trong từ từng giống như trên.
Dựa vào kết quả hạnh kiểm hàng tuần, GVCN có thể xét hạnh kiểm học
kỳ như sau:
-

Nếu tổng số tuần - số tuần tốt < số tuần tốt, thì xếp loại hạnh kiểm
Tốt.
Lưu ý: Nếu trong những tuần Khá, TB, Yếu còn lại, nếu số tuần Khá


- Nếu Tổng tuần Khá_Tb_Yếu – số tuần Tốt<=3 thì cả lớp cùng xét hạnh
kiểm cho học sinh đó, hạnh kiểm cao nhất là Tốt và thấp nhất là Khá.
- Các trường hợp còn lại cả lớp cùng xếp loại nhưng cao nhất là Khá.
- Nếu học sinh nào có vi phạm đến mức bị kỷ luật của hội đồng trường thì
GVCN kết hợp để hạ bậc hạnh kiểm học kỳ của học sinh đó.
- Sau khi đã xét tại lớp GVCN xin ý kiến của các GVBM khác đặc biệt là
GVBM Giáo dục công dân, nếu có điều chỉnh thì xin ý kiến BGH thống nhất kết
quả cuối cùng.
Ngoài ra để giáo dục học sinh cách học tập và làm việc có tính khoa học,
GVCN cũng cần lập thêm một số mẫu hồ sơ cho các ban cán sự khác như:
* Sổ theo dõi của lớp phó lao động:

* sổ theo dõi của thủ quỹ lớp:


12

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Từ những kinh nghiệm trên, trong năm học này lớp 9A1 không có học
sinh vi phạm nội qui phải kiểm điểm hoặc phải mời phụ huynh. Trong lớp nhiều
học sinh đạt danh hiệu học sinh khá giỏi.
Kết quả cuối năm:
- Về Học lực:

- Về hạnh kiểm:

- Cuối năm cả lớp có 5 em đạt danh hiệu học sinh giỏi, 16 em đạt danh
hiệu học sinh tiên tiến.



13

- Có 1hs nhận bằng khen học sinh giỏi toàn cấp của tỉnh (em Lý Minh
Mẫn).
- Có 2hs nhận bằng khen học sinh giỏi toàn cấp của trường (em Nguyễn
Thị Ngọc Quyền và em Hồ Thị Như Ngọc).
- Có 1hs thi đậu vào trường chuyên Nguyễn Thị Minh Khai (em Lý Minh
Mẫn).
- Có 1hs đạt giải nhất hội thao cấp huyện môn điền kinh cự li chạy ngắn
(em Lý Minh Mẫn).
- Tập thể đạt giải nhất trò chơi kéo co chào mừng ngày 26/3.
- Có 1hs đạt giải nhì cấp trường hội thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
(sản phẩm đèn hoa Atiso của em Nguyễn Thị Ngọc Quyền).
- Sĩ số lớp đến cuối năm được đảm bảo 26/26hs tỉ lệ 100%.
- Các em có đạo đức tốt, chăm ngoan, có tinh thần học tập, lễ phép kính
trọng thầy cô, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.


14

C. KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
Muốn xây dựng một lớp có nề nếp tốt thì trước hết đòi hỏi GVCN phải có
kiến thức vững chắc, phải biết giao tiếp, hiểu được đặc điểm tâm lý của học sinh
để dễ dàng giáo dục, chia sẽ, giúp đỡ học sinh. GVCN phải thực sự yêu nghề
mến trẻ, coi các em như chính con em của mình. Đồng thời phải là tấm gương
sáng cho học sinh noi theo, thực sự là người cha, người mẹ trong việc giáo dục
giáo dưỡng.
GVCN phải có kế hoạch cụ thể cho từng tuần, từng tháng và cho cả năm

học. Phải xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, rèn ý thức tự quản tốt cho học sinh.
Ngoài ra còn phải kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, phối hợp với các ban
ngành đoàn thể trong nhà trường, địa phương, ... nhằm thắt chặt mối quan hệ
giữa gia đình với nhà trường và xã hội.
II. ĐỀ XUẤT
Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tôi xin có một số đề xuất sau:
- Đối với cha mẹ học sinh: Cần quan tâm hơn nữa tới việc tự học, tự rèn
luyện của các em. Liên hệ chặt chẽ với GVCN để uốn nắn giáo dục học sinh.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm: cần đa dạng hóa các hoạt động nhằm thu
hút học sinh, tận tâm với học sinh, biết lắng nghe và chia sẽ khi các em cần, tạo
mối quan hệ tốt với phụ huynh học sinh, có uy tín và chuyên môn vững vàng.
- Đối với ban giám hiệu: Tổ chức họp và phổ biến các đề tài hay sáng kiến
kinh nghiệm có chất lượng để tất cả giáo viên - công nhân viên trong nhà trường
nắm bắt và áp dụng.
- Đối với phòng giáo dục: Cần tổ chức Hội thảo, chuyên đề về công tác
chủ nhiệm lớp hoặc phổ biến các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm hay để giáo
viên các trường tham khảo, học hỏi và linh hoạt trong vận dụng ở trường, ở lớp
chủ nhiệm.


15

Trên đây là một vài biện pháp trong phần quản lí học sinh của lớp chủ
nhiệm rất mong nhận được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Hiệu trưởng

Người viết

Xác nhận của Phòng Giáo dục và Đào tạo


Hội Đồng khoa học (Hội Đồng sáng kiến)

Xác nhận của UBND huyện


16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư 51 của bộ GD-ĐT.
2. Một số tư liệu khác trên Internet.



×