Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

T8.2010.2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.29 KB, 2 trang )

Trường THCS Tân Thành. Hướng Hóa. Quảng Trị.
Ngày soạn:18.9.2010,Ngày dạy:22.9.2010
Tiết 8: CÁC HÌNH THỨC CANH TÁC TRONG NÔNG NGHIÊP Ở ĐỚI NÓNG
A/ Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần nắm được:
1. Kiến thức:
- Các hình thức SX nông nghiệp, làm nương rẩy, thâm canh lúa nước và SX nông sản
hàng hoá theo quy mô lớn ở đới nóng.
- Mối quan hệ giữa canh tác lúa nước và phân bố dân cư ở đới nóng.
2. Kĩ năng:
- Kỹ năng phân tích ảnh, lược đồ địa lý.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường
B/ Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận nhóm.
- So sánh
C/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Lược đồ các khu vực thâm canh lúa nước ở Châu Á.
- Bản đồ tự nhiên Châu Á
- Lược đồ phân bố dân cư trên thế giới.
- Hình ảnh thâm canh lúa nước ở ĐB, làm nương rẩy ở VN…
D/ Tiến trình lên lớp :
I / Ổn định tổ chức: 1p
II/ Kiểm tra bài cũ: 5p
1, Nêu những đặc điểm nổi bật của khí hậu NĐGM?
2, Tại sao nói môi trường NĐGM rất phong phú, đa dạng?
III/ Bài mới:35p
Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính:
Hoạt động 1: Cả lớp. 10P
HS dựa vào H: 8.1, H:8.2, kênh chử trong SGKvà


vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
- Nêu đặc điểm của hình thức canh tác làm nương
rẩy.
- Mô tả quá trình làm nương rẩy?
- Canh tác nương rẩy đã gây nên hâu quả gì đối với
môi trường?
- Ở VN có hình thức này không? ở đâu?
1, Làm nương rẩy.
- Đặc điểm:
+ Là hình thức canh tác lâu đời nhất.
+ Cách thức: lạc hậu.
+ Năng suất: thấp.
- Hâu quả:
+ Mất rừng
+ Đất bị bạc màu.
+ nhiều hậu quả khác.
Hoạt động2: Cá nhân/ cặp. 15P
B1: HS dựa vào hình 8.3 và hình8.4, kênh chử
trong SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết trả lời các
câu hỏi sau:
- Lúa nước được trồng chủ yếu ở những vùng nào?
- Nêu những điều kiện để thâm canh lúa nước?
2, Làm ruộng, thâm canh lúa nước:
Giáo viên: Lê Hoài Tân. Giáo án: Địa lí 7. Năm học: 2010.2011
Trường THCS Tân Thành. Hướng Hóa. Quảng Trị.
- Vì sao một số nước vẫn còn thiếu LT, còn các
nước VN, Thái Lan, ẤN Độ lại xuất khẩu gạo.
B2: HS trình bày kết quả, trao đổi để chuẩn xác
kiến thức, chỉ bản đồ về các vùng thâm canh lúa
nước.

- GV có thể nói thêm về: điều kiện sinh thái cây lúa
nước, hình thức thâm canh trong nông nghiệp.
* Các vùng thâm canh lúa nước: Châu
Á gió mùa.
* ĐK:
- Nắng nóng, mưa nhiều trên 1.000
mm/năm
- Có ĐK giữ nước, địa hình thấp.
- Lao động dồi dào.
- Dân đông
- Thời tiết thất thường, thiếu lương thực
- Áp dụng khoa học kỹ thuật, chính sách
đúng  Xuất khẩu gạo.
Hoạt động 3: Cả lớp. 10P
HS dựa vào H: 8.5,kênh chử SGK và vốn hiểu biết
trả lời các câu hỏi:
- Các trang trại đồn điền ở đới nóng thường SX
những sản phẩm nào? Nhằm mục đích gì?
- Quy mô và hình thức có gì đặc biệt?
- Các trang trại đồn điền có vai trò như thế nào
trong SX nông nghiệp?
Tại sao người ta không lập nhiều đồn điền?
3, Sản xuất hàng hóa theo quy mô
lớn:
- Trang trai, đồn điền: Trồng cây CN,
chăn nuôi để xuất khẩu, cung cấp
nguyên liêu cho các nhà máy chế biến.
- Quy mô tổ chức XS lớn, tổ chức khoa
học, hiện đại.
- Tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có

giá trị cao.
IV/ Cũng cố( 3

p )
Đánh dấu X vào ô trống mà em cho là đúng:
1. Các hình thức canh tác trong nông nghiệp đới nóng là:
a. Làm nương rẩy và thâm canh lúa nước.
b. Thâm canh lúa nước và SX hành hóa theo quy mô lớn.
c. SX hàng hóa theo quy mô lớn, và làm nương rẩy.
d. Tất cả các ý trên.
2. Điều kiện thuận lơi cho thâm canh lúa nước là:
a. Nhiệt độ TB tháng giêng khoảng 10
o
c.
b. Lượng mưa TB khoảng 1.000mm/năm, địa hình giử được nước.
c. Nguồn lao động.
d. Tất cả các ý trên.
V/ Dặn dò- hướng dẫn HS học tập ở nhà:( 1p )
- Học bài cũ
- Về nhà làm BT 8 - (Bài tập thưc hành)
- Chuẩn bị bài mới
Giáo viên: Lê Hoài Tân. Giáo án: Địa lí 7. Năm học: 2010.2011

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×