Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

tài liệu tham khảo về ngữ pháp tiếng việt phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 168 trang )

ĐƠN VỊ TẠO CÂU VÀ THÀNH PHẦN CÂU
CỦA CÂU ĐƠN TIẾNG VIỆT (*)
NGUYỄN CAO ĐÀM
I.
1.1. Câu khác với các đơn vò khác của ngôn ngữ như âm vò, hình vò, từ, từ tổ... bởi rất nhiều những dấu hiệu khác
nhau mà một trong những dấu hiệu đó là tính độc lập thông báo của câu : câu là một đơn vò thông báo tối thiểu của ngôn
ngữ.
1.2. Câu là một sơ đồ cấu trúc cú pháp nhất đònh hay nói một cách khác thì câu cũng chính là sơ đồ cấu trúc ấy
nhưng đã được điền đầy đủ bằng những từ ngữ cụ thể : Em bé đọc sách, Kỹ sư thiết kế tên lửa, Thầy giáo giảng bài,
Con chim mổ con sâu, Mặt trời sưởi ấm trái đất...
1.3. Như vậy thì phân biêt câu với phát ngôn như thế nào cho thích hợp, cho hợp lý ? Qua những ví dụ vừa nêu ở
trên, rõ ràng chúng ta phải hiểu là trong ngôn ngữ, câu là một cấu trúc cú pháp nhất đònh, một sơ đồ bao gồm các thành
phần C-V-B, còn trong lời nói thì cũng là sơ đồ đó nhưng đã được hoàn thiện, được lấp đầy bằng những từ ngữ nhất
đònh.
Câu là một đơn vò của ngôn ngữ có tính tái sinh, nó được nhắc đi nhắc lại trong lời nói mà lời nói lại được hình
thành nhờ luân phiên và hoàn bò về mặt từø vựng.
Còn phát ngôn là đơn vò của lời nói không có khả năng tái sinh để thể hiện một nội dung mới vì những từ ngữ cụ thể
hình thành nên nó đã cản trở điều này – những từ ngữ cụ thể ấy đã giúp hoàn chỉnh một cấu trúc cú pháp nhất đònh rồi
! Vì vậy phát ngôn chỉ nên quan niệm là một trong những biến thể lời nói của câu và câu thì hoạt động thực sự dưới dạng
của phát ngôn.
Câu là sự trừu tượng hóa từ nhiều phát ngôn, đó là một bộ khung ngữ pháp chung dùng để cấu tạo hàng loạt những
phát ngôn mới(1).
1.4. Câu (và phát ngôn – một biến thể của câu) có sự thể hiện bản chất ngữ pháp của mình bằng những phạm trù
cú pháp của tính giao tiếp, của tính hình thái và của tính vò từ. Ba phạm trù này cũng chỉ phân biệt với nhau về mặt lý
thuyết, còn trong những phát ngôn cụ thể, chúng thường dính với nhau, đan chéo vào nhau và thường không bao giờ tách
được khỏi nhau. Tính giao tiếp và tính hình thái là bắt buộc phải có đối với bất kỳ câu hay phát ngôn nào, còn tính vò từ
thì không phải bắt buộc đối với những câu (hay phát ngôn) mà không thể hiện mối liên hệ của dấu hiệu tồn tại với đối
tượng, chẳng hạn với những câu như : Thôi, chào nhé ! Vâng, đúng thế. Quả như vậy !
II.
2.1. Có 3 loại đơn vò tạo câu trong cấu trúc câu tiếng Việt được chia theo các cấp độ như sau căn cứ vào những đặc
trưng ngữ pháp vốn có của chúng :


2.1.1. Cấp độ 1 : Từ tố (Morphe, ΜΟΡΦ).
Khi tạo câu, người ta bắt buộc phải lựa chọn các từ tố – những “đơn vò vật liệu” (đôi khi lấy trong từ điển). Và
nghóa chung mà câu cần truyền đạt lại được quyết đònh bởi việc lựa chọn các “đơn vò vật liệu” này. Trong tiếng Việt hiện
đại, từ tố – đơn vò cơ sở của câu – trùng lặp hoàn toàn với âm tiết, với tiếng một(2), với hình vò và với từ đơn tiết. Có điều
cần phân biệt với những đơn vò này ở chỗ là từ tố được xét ở đòa hạt câu là xét trong mối quan hệ tạo ra phát ngôn, do đó
(*)
(1)
(2)

In trong “Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt”, Sđd, tr. 90 – 106.
B.N Golovin : Dẫn luận ngôn ngữ học (tiếng Nga). Nxb Vưsaya scola, M., 1966.
Gần khái niệm hình tiết hay tiếng của Nguyễn Tài Cẩn. X. Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng, từ ghép, đoản ngữ). Nxb
ĐH và THCN, H., 1975, tr. 13.


có khả năng khu biệt nghóa, có thể mang nghóa, nhưng vì là từ tố, một loại đơn vò vật liệu của câu, nên không thể có tính
độc lập được : “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng” : 12 từ tố được xếp đặt theo trât tự hình tuyến :
yếu tố nọ nối tiếp yếu tố kia một cách liên tục xuôi chiều, theo thời gian trong chuỗi phát ngôn.
Từ tố cần được hiểu là những đơn vò trừu tượng, đang hoạt động với tư cách là những yếu tố của hệ thống : mỗi từ tố
là mỗi chỉnh thể, nguyên khối và là mỗi tế bào hoàn toàn chưa có một hình thức cú pháp cụ thể nào.
2.1.2. Cấp độ 2 : Từ vò (Morphosème, ΜoρΦoceMa).
Khi đứng trong cấu trúc câu, những từ tố vừa nói đến đều bắt buộc phải được sắp xếp lại theo những liên hệ và quan
hệ trực tiếp nhất đònh với nhau. Sự sắp xếp đó là theo một trật tự cấu trúc nào đó : bởi vì bản thân mỗi từ tố được xếp
đặt theo vò trí – chức năng của mình và mỗi quan hệ trong câu thường là những cấu trúc tầng bậc có hình tuyến với
những mối liên hệ nhiều chiều :
a) Nâng ← cao → năng – lực → lãnh – đạo → và → sức ← chiến – đấu → của ← Đảng.
b) Nâng ← cao ← năng – lực ← lãnh – đạo → và → sức ← chiến – đấu ← của ← Đảng.
Có những từ vò trùng hoàn toàn với từ tố về mặt dạng thức, đó là những từ vò đơn. Có những từ vò tương đương với từ
ghép, từ đa tiết các loại, với tổ hợp liên hợp và với đoản ngữ các loại. Ví dụ :
a) Nâng cao, năng lực, lãnh đạo, và, sức, chiến đấu, của, Đảng (8 từ vò).

b) Nâng cao, năng lực lãnh đạo, và, sức chiến đấu, của Đảng (5 từ vò).
Đó là những “Đơn vò từ” đã có vò trí của mình trong tuyến tính câu và như vậy là đã ở trong một cơ chế cú pháp
nhất đònh. Chúng cần được hiểu là những đơn vò cụ thể đang hoạt động với tư cách là những yếu tố của một thông báo
nhất đònh. Những “Đơn vò từ” được hình thành nên từ sự tổ hợp của các từ tố theo trật tự cấu trúc được gọi chung là từ
vò.
Từ vò là đơn vò có tính độc lập trong từng ngữ cảnh cụ thể, kể cả trường hợp là từ vò đơn. Đó là đơn vò cơ bản của
ngôn ngữ Việt Nam, có “Đặc điểm là có khả năng tách khỏi chuỗi lời nói một cách dễ dàng và xác đònh, hơn nữa lại có
tính hoàn chỉnh cao độ”(3). Có rất nhiều loại từ vò căn cứ theo các cách kết hợp khác nhau của chúng.
c) Đáng lưu ý là những “Từ vò tự do” những “Từ vò lâm thời – ngẫu nhiên” (mot occasionnel,

đang có xu hướng ngày càng phát triển trong tiếng Việt hiện đại : “bà – đồng –
nát – chai – chè – cốc – vỡ – ni – lông – đứt” trong “Đây đúng là một cái thiên đường bày sẵn cho tập đoàn các “bà
– đồng – nát – chai – chè – cốc - vỡ – ni – lông – đứt” hoặc “vua giặc này” trong “Người thì bảo Đèo Văn Long 70
tuổi... có người còn bảo rằng vua + giặc này tướng còn thọ lắm”, hoặc “cầu sắt bù nhìn Hiền Lương vắng quạnh” v.v...
2.1.3. Cấp độ 3 : Cú vò (Syntagsème,

).

Những từ vò (kể cả những từ vò đơn) khi hoạt động theo chức năng thông báo của mình trong cấu trúc câu có sự thể
hiện mối liên hệ nhất đònh của dấu hiệu tồn tại với đối tượng thì nhất thiết “phải đảm nhận một chức vụ cú pháp(4) cụ
thể nào đó (là chủ ngữ, là vò ngữ, là bổ ngữ v.v...). Đây cũng chính là những điều kiện cần và đủ của một cú vò, đồng thời
cũng là những dấu hiệu phân biệt với từ vò. Do đó chúng đã trở thành những đơn vò cú pháp cụ thể – những đơn vò đònh
cú :

Nâng cao/ năng lực lãnh đạo/và sức chiến đấu của Đảng
V

B1

B2


(câu này có 3 cú vò)
Có thể nói, cú vò là giai đoạn hoạt động cuối cùng của từ tố trên tuyến tính bậc câu đã được phân cấp độ.
(Sơ đồ I)

(3)
(4)

A.I. Xmirnixhkiy : K voproxu o xlove... trong Voproxưnteorii i ixtorii yazưka, M., 1952.
Lưu Vân Lăng, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trên quan điểm ngữ đoạn tầng bậc có hạt nhân. Ngôn ngữ, 1970,
số 3, tr. 53.


CÂU
Cấp độ 1

cấp độ 2

Từ tố

cấp độ 3

Từ vò

Cú vò

Vì vậy, cú vò là những đơn vò đònh cú (5) vừa mang tính chất của một cấu trúc từ vựng – ngữ nghóa, vừa mang tính
chất của một cấu trúc cú pháp – chức năng. Chúng đã là những thành phần câu.
2.2. Trong tiếng Việt hiện đại, việc phân chia các yếu tố tạo câu thành ra 3 loại, ở 3 bậc (cấp độ) khác nhau như
trên vừa trình bày còn có thể có được một ý nghóa thực tiễn. Rõ ràng rằng một trong những đặc điểm cơ bản của tiếng

Việt là các đơn vò của các bậc trong hệ thống nói chung đều “móc nhau như những toa tàu”. Ví dụ qua 5 từ tố “Người
bạn học ở Matxcơva”
1 2 3 4
5
chúng ta sẽ có được những kết quả phân xuất từ vò và cú vò khác nhau tùy thuộc vào các giải thuyết về nghóa như sau :
- Giải thuyết a) – người bạn / học / ở Matxcơva.
1+2

3

4+5

Câu này có 3 từ vò đồng thời cũng là 3 cú vò có nghóa là :
- Từ vò “người bạn” đồng thời là cú vò thứ nhất giữ vai trò chủ ngữ trong câu là tổng số (kết quả) của từ tố 1 cộng với
từ tố 2.
- Từ vò đơn “học” đồng thời là cú vò thứ hai giữ vai trò vò ngữ trong câu, là kết quả của sự chuyển hóa của từ tố 3.
- Từ vò “ở Matxcơva” đồng thời là cú vò thứ ba giữ vai trò trạng ngữ nơi chốn trong câu, là kết quả của từ tố 4 cộng
với từ tố 5.
- Giải thuyết b) - người bạn học / ở / Matxcơva.
1+2+3

4

5

cũng có 3 từ vò và cũng đồng thời là 3 cú vò theo giải thuyết này, có nghóa là :
- Từ vò “người bạn học” đồng thời là cú vò thứ nhất trong giải thuyết này giữ vai trò chủ ngữ trong câu, là kết quả
của từ tố 1 cộng với từ tố 2 cộng với từ tố 3.
- Từ vò đơn “ở” đồng thời là cú vò thứ 2 trong giải thuyết này, là kết quả của sự chuyển hóa từ từ tố 4, là vò ngữ trong
câu.

- Từ vò “Mátxcơva” đồng thời là cú vò thứ ba trong giải thuyết này, là kết quả của sự chuyển hóa từ từ tố 5, là trạng
ngữ nơi chốn trong câu nói.
2.2.1. Sự thay đổi dạng thức từ vò và dạng thức cú vò trong hai giải pháp vừa nêu trên của cùng 5 từ tố hoàn toàn
giống nhau, là do nhân tố về nghóa chi phối. Nói một cách khác thì sự thay đổi về nghóa ở đây đã kéo theo sự thay đổi
cả về cơ cấu tổ chức các đơn vò tạo câu và làm cho cả cấu trúc toàn câu cũng thay đổi luôn : chúng ta có được 2 câu đồng
âm ngữ pháp. Điều này dẫn đến một việc cần được hiểu là : dạng thức (hình thái) từ vò và dạng thức cú vò, thậm chí cả
dạng thức câu trong tiếng Việt thực sự là đặc điểm của vấn đề cấu trúc, thể hiện thông qua các chức năng tổ hợp do các
quan hệ cú pháp quyết đònh nên. Từ vò, cú vò và ngay cả câu trong tiếng Việt cần được hiểu là những đơn vò cấu trúc –
chức năng khác loại, khác bậc là vì vậy. Hiện tượng chuyển đổi xảy ra ở đây (ít nhất về mặt hình thức) còn là một hiện
tượng chuyển đổi phạm trù từ loại và chuyển đổi chức năng cú pháp của các lớp từ vò trong ngôn ngữ Việt Nam hiện đại.
III.

(5)

Yu. X. Xtepanov : Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cương. Nxb ĐH và THCN, H., 1984.


3.1. Từ vò và cú vò đều là những đơn vò chức năng. Từ vò là đơn vò chức năng đònh danh thuộc cấp độ từ vựng – ngữ
nghóa, tức là chúng ta còn có khả năng xem xét và phân xuất cấu trúc của chúng theo mục đích thông tin và trên cơ sở
của các mối liên hệ cú pháp giữa chúng trong từng trường hợp cụ thể. Cú vò là đơn vò chức năng đònh cú, vừa thuộc cấp
độ từ vựng – ngữ nghóa, vừa thuộc cấp độ cú pháp – chức năng nên chúng là những chỉnh thể không chia cắt được,
không phân xuất được kể cả những trường hợp còn cảm nhận được nghóa tố ở từng thành phần cấu tạo nên chúng.
3.2. Từ tố là đơn vò phân loại... Đây chính là những viên gạch, những vôi vữa, những gỗ, cát và nước v.v... dùng để xây
dựng nên cấu trúc của phát ngôn.
3.3. Những đơn vò chức năng được thể hiện trong cấu trúc câu trên cơ sở của những mối liên hệ cú pháp giữa các
đơn vò phân loại, tức là giữa các từ tố. Phạm vi nghiên cứu của cú pháp cũng là ở đây. Những mối liên hệ và quan hệ cú
pháp này thường thường được biểu hiện bằng nhiều phương thức khác nhau, trong đó có những phương thức thuần túy cú
pháp, có những phương thức hình thái học và có cả những phương thức ngữ âm. Những khác nhau cơ bản của cơ cấu ngữ
pháp trong ngôn ngữ chung như cơ cấu tổng hợp và cơ cấu phân tích cũng được nảy sinh từ đây.
3.4. Quá trình hoạt động ngôn ngữ từ bậc từ tố đến bậc cú vò trong tuyến tính câu (xem sơ đồ 1) còn có thể mô tả như

là một quá trình hoạt động phối hợp hợp lý giữa các ngành từ vựng – ngữ nghóa, hình thái học – ngữ nghóa và cú pháp
học – ngữ nghóa vốn trước đây được xem xét như là những ngành biệt lập, ít có quan hệ với nhau do chỗ chúng đều có
những đối tượng nghiên cứu riêng của mình.
IV.
4.1. Thành phần câu xét theo quan niệm đang trình bày thì không phải là cái gì khác mà chính là những cú vò
(syntagsème) – những từ vò thực thụ, đã đảm nhiệm một chức vụ cú pháp nhất đònh trong câu. Chúng tôi tạm chia ra 4
thành phần câu tương ứng với 4 cú vò :
1. Cú vò giữ chức năng chủ ngữ, là thành phần chủ ngữ (C).
2. Cú vò giữ chức năng vò ngữ, là thành phần vò ngữ (V).
3. Cú vò giữ chức năng bổ ngữ là thành phần bổ ngữ đối tượng : (B) – trực tiếp và (GB) – gián tiếp.
4. Cú vò giữ chức năng trạng ngữ, là thành phần trạng ngữ các loại trực tiếp và gián tiếp – (Tr), (trừ trạng ngữ của
toàn câu – TR -)
4.2. Chủ ngữ và vò ngữ là hai thành phần chính yếu của câu(6). Mối quan hệ giữa chủ ngữ và vò ngữ là một mối quan
hệ hữu cơ, mối quan hệ của hai trung tâm luôn luôn bổ trợ cho nhau, ràng buộc lẫn nhau. Quan hệ giữa chúng là quan
hệ tường thuật, biểu hiện sự phụ thuộc lẫn nhau, sự phụ thuộc hai chiều : C ⇔ V. Cả C và V đều không có sự hơn cấp
tuyệt đối : chúng có cùng một hạng trong cấp hệ cú pháp bậc câu (bậc I, sơ đồ 2).
4.2.1. Quan hệ giữa chúng còn là một quan hệ đặc biệt, tạo nên tính vò từ của đơn vò, được gọi là cấu trúc vò từ tính.
Khác với từ tổ (tổ hợp từ), cấu trúc vò từ tính luôn luôn thể hiện một tổng hợp các khái niệm : “đứa trẻ đang học” chỉ
khái niệm người chủ của hành động và khái niệm hành động. Song ngoài những khái niệm vừa được gọi tên trong cấu
trúc ấy ra, nó còn truyền đạt cả những khái niệm thể hiện tính ngữ pháp như : mối quan hệ về thời gian như tính lâm
thời (provisoire) và mối quan hệ hiện thực là tính hình thái. Đôi khi nó còn truyền đạt cả tính cá thể (personnel), có
nghóa là truyền đạt cả mối quan hệ giữa người hành động với sự kiện, với đối tượng bằng đặc trưng của chính người nói
là ngôi thứ nhất, của người đối thoại là ngôi thứ hai hay không phải của người nói hoặc người đối thoại là ngôi thứ ba.
4.2.2. Tính lâm thời, tính hình thái và tính cá thể nảy sinh trong cấu trúc vò từ và đồng thời hình thành nên cái gọi
là tính vò từ(7) mà nếu không có nó thì cũng không thể có một thông báo nào cả. Cấu trúc vò từ là một khái niệm rộng
hơn mệnh đề (không phải cấu trúc vò từ nào cũng sẽ là mệnh đề cả. Mệnh đề là một đơn vò giao tiếp được đặc trưng
bằng ngữ điệu cụ thể và bằng sự phân chia thực tại. Cấu trúc vò từ là nền tảng của mệnh đề, không có nó không có mệnh
đề (vì vậy tính vò từ là đặc trưng bắt buộc của mệnh đề) nhưng nó chưa phải là mệnh đề.
(6)
(7)


Nguyễn Kim Thản : Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt tập II. Nxb Khoa học, 1964, tr. 176.
Xem thêm mục 1.4 trong phần I.


Đơn vò từ tính được tổ chức nên theo môt cách thức riêng. Nó có thể gồm một từ, song theo qui luật thường gồm
nhiều từ hoặc nhiều từ tổ. Nhưng những yếu tố cấu thành của nó không phải là những từ hay những từ tổ mà là những
yếu tố được gọi là những thành phần câu (trên thực tế là những thành phần của đơn vò vò từ tính).
4.3. Bổ ngữ và trạng ngữ về nguyên tắc là những thành phần thứ yếu của câu nhưng không thể lược bỏ tùy ý được.
Bổ ngữ là những thành phần cú pháp bổ sung những chi tiết về nghóa chuyên môn hóa cho từng nhóm động từ nhất
đònh làm vò ngữ trong câu. Những nghóa về đối tượng, về điểm đến, về người tiếp nhận chỉ kết hợp được với một hay một
vài nhóm động từ nhất đònh và nghóa của chúng đều bò ý nghóa khái quát của các nhóm động từ này chi phối.
Trạng ngữ trong khi đó là những thành phần cú pháp bổ sung những chi tiết về nghóa chung nhất cho bất kỳ nhóm
động từ nào tham gia làm vò ngữ trong câu. Nghóa của trạng ngữ không hề bò nghóa của các nhóm động từ vò ngữ chi
phối. Đó là những ý nghóa phụ chỉ điều kiện, chỉ nguyên nhân, chỉ mục đích v.v... của hành động do các động từ làm vò
ngữ thể hiện.
4.3.1. Mối quan hệ giữa B và Tr với V là mối quan hệ chính phụ, mối quan hệ phụ thuộc một chiều, là mối quan hệ
phụ thuộc giữa cấp hệ cú pháp bậc câu với cấp hệ cú pháp bậc thành phần. Theo nguyên tắc, cả B lẫn Tr đều chòu sự
chi phối về mặt quan hệ cú pháp của V (bậc 2, sơ đồ 2). Ta có thể biểu diễn tính chất tầng bậc trong hệ thống các cấp độ
của các thành phần câu (của các cú vò) bằng sơ đồ khái quát như sau :
(Sơ đồ 2)

C⇔V
1

B, Tr
2

4.3.2. Như vậy là về phần các mối liên hệ và quan hệ giữa các yếu tố thành phần thì phương pháp phân đoạn theo
thành phần câu ở đây phổ biến nhất đã sử dụng hai kiểu liên hệ : liên hệ phụ thuộc hai chiều (phụ thuộc lẫn nhau) và

liên hệ phụ thuộc một chiều (sơ đồ 2, B và Tr) là những thành phần chức năng phụ thuộc một chiều vào V, có nghóa là
những thành phần của thành phần. Nói một cách khác thì V chi phối, làm chủ và đòi hỏi sự hiện diện hay không cần
hiện diện của B và Tr.
(Sơ đồ 3)
V

B

Tr

4.4. Bộ phận đònh ngữ (Đn) không được coi là thành phần câu thực thụ. Đây chỉ là những thành phần phụ mở
rộng của tất cả các thành phần câu, thậm chí của cả chính đònh ngữ (đònh ngữ của đònh ngữ). Đònh ngữ như vậy là
thành phần chức năng không độc lập nhưng rất cần thiết khi muốn mở rộng câu. Đònh ngữ cũng đồng thời là yếu tố hạn
đònh tính khái quát của một trung tâm bất kỳ trong từng yếu tố thành phần câu. Hạn đònh và khái quát trong khi mở
rộng chính là nhiệm vụ chủ yếu của thành phần đònh ngữ đối với bất kỳ trung tâm nào trong các tổ hợp có chứa nó.
4.4.1. Đònh ngữ nói chung có khi tồn tại như một yếu tố bắt buộc làm tăng thêm sắc thái ý nghóa, tạo hình ảnh nghệ
thuật, gợi ý bóng bẩy, uyển chuyển v.v... cho câu văn. Vì vậy có loại tuy về nguyên tắc chỉ là những thành phần phụ thực
sự nhưng không thể lược bỏ được hoặc khi lược bỏ thì câu văn trở nên méo mó, nghèo nàn, mất hẳn tác dụng thẩm mỹ...
4.4.2. Có loại đònh ngữ có tổ chức là từ, là ngữ và là mệnh đề, thậm chí có cả câu ghép cũng tham gia làm thành
phần đònh ngữ. Như trên đã nói, đònh ngữ có thể tham gia phụ nghóa cho các dơn vò làm C, làm V, B hoặc làm Tr, tức
là cho từng thành phần căn bản của câu, đồng thời nó còn có thể phụ nghóa cho toàn câu.
Về ý nghóa, chúng ta có thể phân thành các loại đònh ngữ biểu trưng, so sánh, thuộc tính, bổ sung, số lượng, sở thuộc,
đònh danh v.v...

Một số ví dụ về bộ phận đònh ngữ :


4.4.2a. Thành phần được mở rộng nhiều nhất với số đònh ngữ có thể đứng cạnh nhau hay thay thế cho nhau phong
phú nhất là thành phần chủ ngữ. Các sự vật, các hiện tượng được nêu lên làm chủ ngữ ngữ pháp hoặc chủ thể lôgic đều
có thể có rất nhiều các yếu tố phụ nghóa biểu hiện phẩm chất, đặc trưng... của chúng.

- Bỗng một con cánh cam to bằng hạt vải, đôi cánh xanh tươi màu lá cây, bụng và chân biêng biếc vù vù bay lại.
Trong ví dụ này, “con cánh cam” là chủ ngữ ngữ pháp và cũng chính là chủ thể lôgic. Bộ phận đònh ngữ thuyết
minh cho chủ ngữ đó là những từ và tổ hợp từ in nghiêng. Những bộ phận đònh ngữ này hoàn toàn có thể lược bỏ hẳn
hoặc ngược lại, có thể mở rộng hơn nữa. Có thể nói “bỗng một con cánh cam to gần bằng hạt vải, đôi cánh xanh tươi
màu lá cây, bụng và chân biêng biếc, đôi mắt đen lồi lóng lánh trên cái đầu cứng... vù vù bay lại”. Và chúng ta cũng có
thể nói : “bỗng một con cánh cam vù vù bay lại”, câu vẫn đảm bảo một thông tin trọn vẹn. Hoặc với một ví dụ khác :
- Mưa xuân nhẹ hạt như từ một bình tưới khổng lồ tỏa xuống chải mượt những ngọn lúa óng ả.
Bộ phận đònh ngữ thường đứng ngay trước hoặc ngay sau trung tâm mà nó phụ nghóa, nhưng có trường hợp không
bắt buộc :
- Em chào mẹ rồi đi học, quần áo thơm mùi vải mới, túi sách đập nhẹ bên hông.
Ta có thể đảo lại vi trí để dễ nhận diện bộ phận đònh ngữ ở câu này hơn : “Em, quần áo thơm mùi vải mới, túi sách
đập nhẹ bên hông, chào mẹ rồi đi học”.
4.4.2b. Thành phần vò ngữ cũng có thể nhận thêm những đònh ngữ hạn đònh cho nó về đặc điểm, về tính chất, về
mức độ v.v... Các yếu tố phụ nghóa cho vò ngữ có thể có nhiều loại tương ứng với hai tên gọi trước đây là đònh ngữ và
trạng ngữ. Các sách ngữ pháp trước đây đều coi đònh ngữ dùng để chỉ đặc trưng tính chất của sự vật, của hiện tượng,
thường được biểu hiện bằng tính từ, cho các nhóm trung tâm là danh từ. Đònh ngữ cũng khác với trạng ngữ – một yếu tố
phụ nghóa cho vò ngữ : bộ phận chỉ đặc trưng, tính chất của động từ, của tính từ làm trung tâm. Như vậy là trước đây,
hễ bộ phận nào hạn đònh thuyết minh cho danh từ thì được gọi là đònh ngữ còn bộ phận nào hạn đònh, thuyết minh cho
động từ hoặc tính từ thì được gọi là trạng ngữ. Ngày nay vì có chung một chức năng gọi là hạn đònh và thuyết minh cho
một trung tâm bất kỳ (dù trung tâm đó là danh từ, là động từ hay tính từ v.v...) chúng tôi đều gọi một thuật ngữ chung là
đònh ngữ. Cũng theo chúng tôi thì trạng ngữ là một thành phần câu hẳn hoi. Đó là bộ phận có ý nghóa ngữ pháp quan
trọng, cần thiết đối với tổ chức cú pháp của câu (xem thêm các mục 4.1 và 4.3 của phần IV ở trên).Tuy là thành phần
phụ thuộc, bậc hai của câu, nhưng nó vẫn được diễn đạt bằng những đơn vò ngôn ngữ có ý nghóa từ vựng chân thực :
“Năm 1941, tại khu rừng Trần Hưng Đạo ở Việt Bắc, trung đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đầu tiên
đã được thành lập. Bộ phận trạng ngữ (bộ phận in nghiêng) trong ví dụ này hoàn toàn là một thành phần quan trọng
cho biết về thời gian và đòa điểm trong thông báo của câu. Nó thường là một bộ phận bao chứa một dung lượng nhất
đònh nào đó trong thông tin giao tiếp, độc lập đối với ý nghóa của trung tâm có chứa nó, và không thể nào lược bỏ được.
Sau đây là những ví dụ cho những đònh ngữ của vò ngữ :
- “Những con chim non, xinh đẹp và duyên dáng đang hót véo von, ríu rít trong những bụi cây bón mùa xanh tốt
sum suê”.

Có trường hợp đònh ngữ của vò ngữ là cả một bộ phận liệt kê :
-“Các thầy giáo cũng sốt sắng : thầy Thành ngồi đẵn tre, thầy Minh chẻ lạt nhanh gọn”.
Nói chung, bộ phận vò ngữ có số lượng đònh ngữ ít hơn so với chủ ngữ và bổ ngữ. Khả năng mở rộng cấu trúc câu
đơn bằng cách thêm đònh ngữ cho thành phần vò ngữ cũng hạn chế hơn. Đònh ngữ của vò ngữ thường kém đa dạng về
nghóa và kém phong phú về hình thức biểu hiện so với đònh ngữ của chủ ngữ hoặc của bổ ngữ.
4.4.2c. Thành phần bổ ngữ – thường được biểu hiện bằng danh từ, cũng như chủ ngữ, có một số lượng đònh ngữ rất
đa dạng về nghóa và phong phú về hình thức biểu hiện. Ví dụ :
- “Minh trông theo những con chim bụng trắng, mình thon, đuôi như đuôi cá”.
Có thể nói khả năng mở rộng cấu trúc câu đơn tiếng Việt bằng cách thêm các đònh ngữ cho các thành phần trong
câu là rất tiềm tàng.


4.4.2d. Ngay cả trạng ngữ, một trong những thành phần thứ yếu của câu, cũng có khả năng nhận thêm những đònh
ngữ phụ của nó :
-

“Thò xã Cao Bằng nằm trên một vùng đồi rộng và thấp”.
“Xuân rón rén bước trên con đường còn hơi lội”.

4.4.2đ. Ngoài ra theo chúng tôi thì những bộ phận được kê ra dưới đây cũng chính là những biểu hiện của một dạng
đònh ngữ mà một số tác giả trước đây gọi là “đồng vò ngữ”.
- “Thư gửi cụ Hà Văn Quân, một lão nông cốt cán trong phát động quần chúng ở Nghệ An”.
Hoặc cũng là một dạng đònh ngữ khác nhưng với tên gọi trước đây lại là “phụ chú ngữ” :
- “Rồi bà cười ha hả, cái cười ích kỷ, vơ vào”.
Chúng tôi gọi chung đây là những dạng đònh ngữ giải thích.
4.4.3. Có khá nhiều câu đơn, ở tất cả các thành phần câu của nó đều có những thành phần mở rộng – những đònh
ngữ các loại :
- “Những nhòp cầu xinh xắn lặng lẽ soi mình xuống dòng nước trong veo”.
- “Phương Tây, mặt trời đỏ ối, tròn như cái đóa đang từ từ lặn xuống sau rặng núi xa xa”.
Như đã thấy, ở bất cứ thành phần nào trong câu cũng có thể có các đònh ngữ mở rộng. Một thành phần câu bất kỳ

cũng có thể có nhiều đònh ngữ ở các cấp độ khác nhau :
- “Ít lâu sau, bà đẻ được một cô gái da trắng như tuyết, môi đỏ như máu và tóc đen như gỗ mun”.
Đònh ngữ trong câu trên đây có thể có 2 bậc : đònh ngữ bậc 1 là dònh ngữ cho “một cô gái” là thành phần bổ ngữ của
câu : “da trắng như tuyết”, “môi đỏ như máu”, “và tóc đen như gỗ mun”, đònh ngữ bậc 2 là đònh ngữ cho đònh ngữ : “như
tuyết”, “như máu”, “như gỗ mun” hạn đònh cho các đònh ngữ lõi : “da trắng, môi đỏ và tóc đen”.
4.4.4. Mạêc dầu vậy, về thực chất, bộ phận đònh ngữ các loại cũng chỉ nên coi là những yếu tố mở rộng câu khi cần
thiết. Từ đó ta có thể hình dung đến dạng câu phát triển cực lớn là dạng câu có đầy đủ các bộ phận đònh ngữ của tất cả
các thành phần của câu bằng một mô hình tượng trương như sau :
(Sơ đồ 4)
(Đn) C (Đn) ↔ (Đn) V (Đn)
1
(Đn) B (Đn), (Đn) Tr (Đn)
2
V.
5.1. Tính cấp hệ của cấu trúc cú pháp ở luận điểm mà chúng tôi đang trình bày được thể hiện không chỉ ở sự thừa
nhận các liên hệ phụ thuộc lẫn nhau và liên hệ phụ thuộc một chiều, mà ở việc chia ra các thành phần câu ở bậc câu :
C ↔ V (thành phần bậc 1, sơ đồ 1).
5.2. Từ liên hệ phụ thuộc hai chiều giữa C ↔ V dẫn đến điều cần hiểu thêm là câu sẽ có hai trung tâm: trung tâm
thứ nhất là trung tâm chủ đề của câu chuyện và trung tâm thứ hai là trung tâm thông báo, trung tâm tường thuật về đối
tượng đã nêu ra ở trung tâm thứ nhất. Trung tâm nêu chính là thành phần C và các đơn vò cú pháp phụ thuộc (các Đn)
đi kèm. Trung tâm báo chính là thành phần V và các đơn vò cú pháp phụ thuộc (các B, Tr và Đn) đi kèm.
5.3. Tổ hợp liên hệ hai chiều giữa C ↔ V là một tổ hợp của hai trung tâm, tổ hợp vò từ tính (xem các mục 4.2.1, 4.2.2
trong phần IV). Liên hệ vò từ tính là một liên hệ nền tảng của cấu trúc mệnh đề mà nếu không có nó sẽ cũng không có
mệnh đề.
Câu theo quan niệm này là câu có hai đỉnh, nếu muốn hiểu trung tâm là đỉnh.


5.4. Từ liên hệ phụ thuộc một chiều giữa thành phần V với các thành phần thứ yếu B và Tr dẫn đến điều cần phải
hiểu là : thành phần V là thành phần cốt lõi của trung tâm thông báo, là đỉnh thông báo của toàn trung tâm này. Tất cả
các đơn vò cú pháp, đứng sau đỉnh V theo nguyên tắc phải là những đơn vò phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào thành

phần V (xem sơ đồ 3).


VỀ VẤN ĐỀ THÀNH PHẦN CÂU(*)
HOÀNG TUỆ
Thành phần câu ở đây là thành phần câu đơn. Sự phân biệt câu đơn, câu ghép (hoặc câu phức), tuy đã
thành vấn đế tranh luận, vẫn còn được chấp nhận rộng rãi. Đối tượng của sự “phân tích ngữ pháp” như
thường tiến hành ở trường học vẫn là câu đơn(1). Nhưng trong công việc ấy, mà yêu cầu là xác đònh các
thành phần của loại câu này, đang có những kiến giải khác nhau của các nhà nghiên cứu. Vậy nhà sư phạm
nên chọn kiến giải nào ?
1. CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ
Câu phải có chủ ngữ và vò ngữ; đó là hai thành phần chủ chốt của câu. Kiến giải này đã có từ Cổ đại
phương Tây. Nó được đặc biệt đề cao trong cuốn “Ngữ pháp chung và luận lí” ở Pháp, thế kỉ XVII(2). Đó là
ngữ pháp duy lí. Nó dựa trên hai luận điểm chính:
- Ngôn ngữ là biểu hiện của tư duy.
- Các ngôn ngữ khác nhau đều là những biến thể của cùng một hệ thống lôgic.
Cho nên, trong ngôn ngữ nào, câu cũng là biểu hiện của một phán đoán. Phần phán đoán, phải có hai
thành phần là subjet (= chủ thể) và prédicat (= vò điều), thì trong câu, cũng tất yếu phải có hai thành phần
là subjet (= chủ ngữ) và prédicat (= vò ngữ). Hai thành phần ấy, trong phán đoán cũng như trong câu, gắn
bó với nhau, đều quan trọng như nhau.
Ngữ pháp duy lí có ảnh hưởng lớn ở châu Âu những thế kỉ tiếp theo. Và ở cả Việt Nam qua ngữ pháp
tiếng Pháp...
Đến thế kỉ XX này, các trường phái cấu trúc trong ngôn ngữ học mới bác bỏ những luận điểm nói trên.
Theo chủ nghóa cấu trúc thì:
- Ngôn ngữ không phải là biểu hiện của tư duy; nó có sự tồn tại độc lập của nó.
- Mỗi ngôn ngữ là một hệ thống riêng về mọi mặt.
Cho nên, không phải trong bất kì ngôn ngữ nào, cấu trúc câu cũng phải bao gồm hai thành phần chủ
ngữ và vò ngữ. Người Pháp phải nói “Il pleut” mới là câu (dùng đại từ vô nhân xưng “il” làm chủ ngữ), người
Việt Nam nói “mưa” (chỉ mỗi một từ) thì cũng là câu.
Thế nhưng hiện nay, sách ngữ pháp tiếng Việt vẫn dùng kiến giải câu có hai thành phần chủ chốt là chủ

ngữ và vò ngữ, và coi những câu chỉ có một thành phần là câu đặc biệt. Vậy, phải chăng là đã dùng một kiến
giải “lỗi thời”, mà đối với tiếng Việt là “gượng ép” ?
Những cách đánh giá như thế, thiết tưởng là chưa thấu đáo
Trong ngôn ngữ học hiện đại, ngoài các trường phái cấu trúc, còn có trường phái tạo sinh. Trường phái
này trở lại với những luận điểm của “Ngữ pháp chung”. Nó muốn giải thích quan hệ giữa ngôn ngữ với tư
duy, và nó thừa nhận những phổ quát trong các ngôn ngữ. Đổi mới quan trọng là ở phương pháp. Nếu chủ
nghóa cấu trúc chủ trương quy nạp thì chủ nghóa tạo sinh, ngược lại, chủ trương diễn dòch. Theo “Ngữ pháp
tạo sinh”, cấu trúc câu có chủ ngữ và vò ngữ là một phổ quát; nó tồn tại trong chiều sâu của tư duy

(*)
(1)

(2)

In trong “Ngôn ngữ và đời sống xã hội – văn hóa” của Hoàng Tuệ (1996), Nxb Giáo dục, tr 201 –211.
Theo truyền thống của Pháp thì “phân tích ngữ pháp” (analyse grammaticale) là xác đònh các thành phần của câu
đơn; “phân tích lôgic” (analyse logique) là xác đònh các “mệnh đề” của câu ghép. Sự phân biệt này, tuy về tên gọi
thì thành vấn đề, nhưng vẫn có lí do, và còn được chấp nhận ở trường học của nhiều nước.
Tức là “Grammaire générale et raisonnée” của Lancelot và Arnault viết năm 1660. Còn gọi là Ngữ pháp PortRoyal theo nơi ở và làm việc của các học giả tán thành triết học duy lí của Descartes.


Nên thấy rằng trong khoa học ngôn ngữ, cho tới nay, mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy, sự tồn tại
của những cái riêng đặc thù của mỗi ngôn ngữ và đồng thời những cái chung phổ quát trong ngôn ngữ loài
người, sự cần thiết phải từ thực tiễn mà quy nạp thành ngữ pháp hay phải từ lí thuyết mà diễn dòch ra ngữ
pháp... đều đang còn là những vấn đề lớn, với tất cả tính chất nghiêm chỉnh về phương pháp luận.
Cho nên, kiến giải truyền thống coi chủ ngữ và vò ngữ là hai thành phần chủ chốt trong câu chẳng phải
đã “lỗi thời”. Nhà sư phạm vẫn có thể, vẫn nên chấp nhận nó. Như thế có “gượng ép” đối với tiếng Việt hay
không thì lại tùy ở sự vận dụng nó vào thực tiễn. Cái phổ quát không phải là cái tồn tại hoàn toàn đồng đều
như nhau trong các ngôn ngữ...
2. CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ VÀ BỔ NGỮ.

Trong “Ngữ pháp chung”, chưa nói gì đến thành phần nào khác, ngoài chủ ngữ và vò ngữ. Cho nên,
trong một câu tiếng Việt như: “Các bạn tôi đã mua được nhiều sách cũ với giá rẻ” thì chủ ngữ là “các bạn
tôi”, vò ngữ là phần còn lại.
Về sau, người ta mới phân biệt một thành phần khác nữa. Thành phần này được gọi chung là
“complément”. Nghóa của tên gọi là “thành phần bổ túc”. Đây là thành phần có chức năng bổ túc cho những
từ khác nhau trong câu, những từ mà nhằm yêu cầu thông báo, cần làm rõ nghóa hơn. Như trong thí dụ trên
“bạn” là bạn của ai, bạn thế nào; “mua” thì mua gì, đắc rẻ ra sao, ở đâu... Sự phân biệt này đã được đưa vào
ngữ pháp tiếng Việt, bằng những tên gọi tương ứng với tên gọi các loại “complément”; “đònh ngữ” tương
ứng với “Complément déterminatif” (bổ túc cho danh từ và nói rõ tính chất của sự vật, như: bạn tôi, sách
cũ...); “tân ngữ” tương ứng với “complément d’objet” (bổ túc cho động từ và nói rõ đối tượng của hoạt động,
như: mua sách ); “trạng ngữ” tương ứng với “comple1ment circonstenciel” (bổ túc cho động từ và nói rõ
“trạng thái”, tức nơi chốn, thời gian, mục đích, phương tiện, cách thức... của hoạt động, như : mua với giá rẻ
). Có những nhà nghiên cứu và nhà sư phạm nhất thiết muốn điều chỉnh những tên gọi ấy. Thiết nghó có
thể gọi chung thành phần ấy là bổ ngữ. Mà nếu giữ lại ba tên gọi khác nhau như trên cũng chẳng sao !

Quan trọng hơn, đặc biệt ở trường học, là xét xem sự phân biệt thành phần ấy có
lợi gì không.
Rõ ràng là có lợi, một cái lợi không nhỏ, ở chỗ nó giúp vào sự nhận thức các quan hệ khác nhau trong cái
chuỗi liên tục những từ, những thành phần tiếp nối nhau trong câu. Quả nhiên, trong những ngôn ngữ như
tiếng Pháp, qua những hình thức ngữ pháp và những giới từ, liên từ, các thành phần với các quan hệ được
nhận thức rõ hơn; còn trong tiếng Việt, do phương thức ngữ pháp là chủ yếu trật tự, nên thành phần và
quan hệ dẽ bò lẫn lộn. Nhưng chính vì thế mà câu văn xuôi tiếng Việt, lại càng phải tránh lẫn lộn. Trước tiên
bằng một trật tự sắp đặt các từ, các thành phần, sao cho không gây lẫn lộn và chọn một trật tự tốt nhất trong
các trật tự có thể chấp nhận được. Và bằng cách dùng những qun hệ từ khi cần. Trong tiếng Việt, những từ
công cụ này, tuy có khác với các giới từ, liên từ của những ngôn ngữ như tiếng Pháp, vẫn có vai trò chỉ ra
các quan hệ ngữ pháp.
Ở trường học, nhà sư phạm nên giải thích cho học sinh thấy rằng câu không phải là một hỗn thể, mà là
một tổ chức, một cấu trúc; như thế có nghóa là các thành phần đảm nhiệm những chức năng khác nhau, và
các quan hệ không thể lại là giống nhau.
Với quan niệm ấy, các trường phái cấu trúc nhận thấy ở sự phân biệt chức năng “bổ ngữ” một nhược

điểm lớn.
Nhược điểm là đã hầu như coi chức năng chủ ngữ, vò ngữ là cùng loại với chức năng “bổ ngữ”. Mà sự
thật, chủ ngữ cũng như vò ngữ là những thành phần, những chức năng khác loại, khác tầng bậc, với chức
năng “bổ ngữ”.


Theo trường phái phân bố (3), câu thí dụ trên là một kiểu trong các kiểu câu. Đó là kiểu có đủ chủ ngữ và
vò ngữ. Nó có thể được phân tích thành hai “thành phần trực tiếp” (gọi tắt là các IC, theo thuật ngữ tiếng
Anh là “immediate constituents”); các IC này lại được phân tích thành những IC nhỏ hơn. Làm vậy thì phát
hiện các yếu tố được phân bố như thế nào trong mỗi IC và các IC khác nhau như thế nào về mặt tầng bậc, về
chức năng.

Sơ đồ hình cây vẽ theo trường phái phân bố cho thấy cấu trúc của câu thí dụ đó
như sau:
Hình

Theo sự phân tích này, “bổ ngữ” chỉ là yếu tố phụ trong một IC; nó cũng có thể là phụ của một yếu tố phụ... Nói
cách khác, “bổ ngữ” không phải là thành phần trực tiếp tạo ra câu.
Trường phái chức năng lại phân tích câu một cách khác. Thành phần chủ chốt của câu là vò ngữ. Ngoài
vò ngữ còn có các bổ ngữ mà chức năng là bổ túc cho vò ngữ. Chủ ngữ cũng chỉ là một loại bổ ngữ.
Sơ đồ hình cây của câu thí dụ trên là như sau:

HÌNH
Đó là sơ đồ vẽ theo Tesnière(4). Ông ví câu với một “tiểu phẩm kòch” mà hoạt động chính được biểu hiện
ở vò ngữ (thường là động từ). Các yếu tố phụ của hoạt động kòch là các bổ ngữ. Có hai loại bổ ngữ:
- Loại biểu hiện các tác tố (actants): vai chủ động, vai đối tượng, vai tiếp nhận kết quả của hoạt động; đối
đa là ba.
- Loại biểu hiện các điều kiện (circonstants): nơi chốn, thời gian, mục đích, phương tiện..., số lượng
không hạn chế.
Theo Martinet (5), thì chủ ngữ thuộc loại bổ ngữ tác tố (biểu hiện vai chủ động), nhưng nó

đảm nhiệm chức năng quan trọng hơn cả trong các bổ ngữ. Nó cùng với vò ngữ làm thành

(3)

Trường phái phân bố là trường phái cấu trúc hình thành ở Mó, do Bloomfield mở đường với tác phẩm “Language”
(1933).
(4 5)
- Tesnière và Martinet đều thuộc trường phái chức năng là một trong các trường phái cấu trúc hình thành ở châu
Âu.


một “phát ngôn tối thiểu” hay “hạt nhân” của phát ngôn. Kiến giải này của Martinetcó thể
dung hòa được với kiến giải truyền thống, với cả kiến giải phân bố...
Mấy chục năm qua, nói chung, các nhà sư phạm đã ít nhiều có tiếp nhận những kiến giải tương đối mới
nói trên về câu. Có thời kì những “bài tập cấu trúc”, trong đó có sơ đồ hình cây, rất được hoan nghênh.
Nhưng để tránh lạm dụng nhưng đã thấy có, nên đánh giá đúng tác dụng của loại bài tập ấy.
Thiết tưởng tác dụng ấy là giúp cho học sinh có được một nhận thức khái quát về câu, về tính chất tổ
chức, tính chất cấu trúc của nó, như đã nói trên.
Tất nhiên, quá trình nhận thức ấy diễn ra từng bước. Phải chăng có thể bắt đầu bằng sự giới thiệu cấu
trúc của câu bình thường với các thành phần chủ ngữ + vò ngữ (+ bổ ngữ), theo kiến giải truyền thống.
Nhưng cuối cùng nên cho học sinh nhận thức đúng cương vò cấu trúc của chủ ngữ, vò ngữ và các “bổ ngữ”
theo kiến giải phân bố và kiến giải chức năng.
3. SỰ PHÂN ĐOẠN THỰC TẠI.
Về câu, lại có một cách nhìn khác, với phương pháp phân tích khác gọi là “phân đoạn thực tại”. Đây là
cách nhìn vốn của các nhà ngữ pháp chức năng ở Tiệp Khắc, như Mathesius, thuộc nhóm Praha(6). Nó dựa
trên khái niệm “thực tại hóa” (actualisation).
Nói chung, thực tại hóa một đơn vò ngôn ngữ là đưa nó từ hệ thống vào lời nói, vào một câu, một phát
ngôn, một ngôn bản nhất đònh trong điều kiện thời gian, không gian nhất đònh, và trong quan hệ nhất đònh
giữa người nói với người nghe.
Có những phương thức và phương tiện thực tại hóa khác nhau.

Bạn đã được thực tại hóa trong “các bạn của tôi”, một sự thực tại hóa về lượng, về tính chất, của một sự
vật; đến đã được thực tại hóa trong “đã đến rồi”, một sự thực tại hóa về tình thái của một hoạt động. Với
chức năng thông báo, câu là một sự thực tại hóa của những đơn vò ngôn ngữ được dùng vào câu trong một
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Cho nên nói “Mưa !” là đã thành một phát ngôn, một câu. Đây là câu một thành phần. Nhưng, có những
câu hai thành phần, như: “Các bạn của tôi đã đến rồi”. Loại câu này gồm có “chủ đề” (thème) là cái đề tài
của phát ngôn, và “vò điều” (rhème) là điều nói về chủ đề(7). Phải căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp mới xác
đònh được những thành phần ấy. Theo “phân tích ngữ pháp”, câu ví dụ trên bao gồm chủ ngữ, vò ngữ, và ở
hoàn cảnh nào, kết quả phân tích cũng như nhau. Nhưng theo “phân đoạn thực tại”, thì tùy hoàn cảnh, mà
sự bố trí các thành phần chủ đề và vò điều có thể khác nhau. Thực ra, từ Mathesius tới nay, phương pháp
“phân đoạn thực tại” đã có những thay đổi. Sau đây là tóm tắt một số điểm đáng chú ý, qua thí dụ.
Có thể nghó tới một ngôn bản(8)đối thoại như sau:
A : Ai đến rồi ?
B: Các bạn của tôi đã đến rồi.
Ở câu trả lời của B, “Các bạn của tôi” là chủ ngữ, cũng là chủ đề; “đã đến rồi” là vò ngữ, cũng là vò điều.
Nếu ngôn bản là:
A : Bây giờ mà chưa ai đến cả.
B : Đã đến rồi các bạn của tôi.

(6)

(7)
(8)

Nhóm Praha là tập hợp của các nhà ngôn ngữ học thuộc trường phái chức năng, bao gồm những người Nga như:
Troubeizkoy, Jakobson…, những người Pháp như Martinet, Tesnière…, những người Tiệp Khắc như Mashesius,
Havranek… vào những năm 30-40.
“Chủ đề” còn được coi là “topique” (Pháp) hoặc “topic” (Anh) ; “vò điều” là “commentaire” hoặc “comment”.
“Ngôn bản”, tương ứng với “discours” là thuật ngữ đề nghò dùng để chỉ đơn vò phát ngôn bằng câu hay lớn hơn
câu; “ngôn bản” được khảo sát trong quan hệ với người nói, người nghe, với tình huống cụ thể.



thì ở câu trả lời của B, chủ đề là “đã đến rồi”; vò điều là “các bạn của tôi”. Trong trường hợp này, mới
thấy sự khác nhau giữa “phân tích ngữ pháp” với “phân đoạn thực tại”. Câu trả lời của B bao hàm sự cải
chính, sự phủ đònh đối với câu nhận xét của A. Chủ đề ở câu B chính là đề tài của ngôn bản.
Sự khác nhau giữa “phân tích ngữ pháp” với “phân đoạn thực tại” lại càng rõ ở trường hợp sau:
A : Tôi muốn gặp Lan bây giờ.
B : Bây giờ Lan đang ngủ.
Nếu “phân tích ngữ pháp” thì ở câu của A cũng như ở câu của B, “bây giờ” là bổ ngữ, hay yếu tố phụ, bổ
túc cho động từ “gặp”, theo các kiến giải truyền thống hay phân bố, hay chức năng. Sự khác nhau, cũng
theo những kiến giải ấy, là ở chỗ: trong câu của B, “bây giờ” được chuyển vò trí lên đầu câu.
Nhưng nếu “phân đoạn thực tại” thì ở câu của B, chủ đề là “bây giờ”, và vò điều là “Lan đang ngủ”.
Trong ngôn bản này, câu của A là một yêu cầu có liên quan đến thời gian “bây giờ”; nhưng ở câu này, vò trí
của “bây giờ” có thể khác nhau : “Tôi muốn gặp Lan bây giờ”; “Tôi muốn bây giờ gặp Lan”; “Bây giờ tôi
muốn gặp Lan”; câu của B là một từ chối liên quan trực tiếp đến “bây giờ”, và ở câu này, vò trí của “bây giờ”,
của chủ đề, biểu hiện đề tài của ngôn bản, là ở đầu câu và chỉ có thể ở đầu câu. Lại còn có thể dùng phương
tiện khác để làm nổi bật chủ đề, như:
Bây giờ thì Lan đang ngủ.
Chính bây giờ Lan đang ngủ.
Trường phái tạo sinh(9)cũng đã quan tâm đến hiện tượng câu có “chủ đề” như vừa nói đến ở trên. Theo
trường phái này, đó là một cải biến, “cải biến cường điệu hóa” (emphase). Nó được giải thích như sau (trên
đại thể) :
- “Cường điệu” là yếu tố mà, tùy hoàn cảnh, có thể được thêm vào tình thái chung (tuyên bố hoặc khẳng
đònh, nghi vấn; mệnh lệnh) của câu.
“Sự cường điệu hóa” được thể hiện ở một yếu tố hay thành phần nhất đònh thuộc “cấu trúc sâu” của câu.
Thí dụ:
Sách ấy, tôi đọc rồi..
(“Sách ấy” vốn là yếu tố phụ hay bổ ngữ, đã trở thành chủ đề trong câu khẳng đònh này).
Tiền, có còn đồng nào không ?
(“Tiền”vốn là yếu tố phụ hay bổ ngữ đã trở thành chủ đề trong câu hỏi này).

Cô thì về đi !
(“Cô”vốn là chủ ngữ đã thành chủ đề trong câu mệnh lệnh này).
Như vậy “cường điệu hóa” cũng tức là “chủ đề hóa” (topicalisation) ở “cấu trúc bề mặt”
của câu.
Có thể có hai, ba yếu tố hay thành phần được chủ đề hóa.
Thí dụ:
Giỏi, nó mà giỏi ?
(“Giỏi”và “nó” đều là chủ đề).
Bây giờ thì Lan, cô ấy đang ngủ.
(“Bây giờ”, “Lan”, “cô ấy” đều là chủ đề).
“Sự cường điệu hóa” còn được thể hiện bằng một trọng âm cường điệu ở yếu tố hay thành phần chủ đề
hóa...
(9)

Trường phái tạo sinh hình thành ở Mó, do Chomsky mở đường bằng lí thuyết về “ngữ pháp tạo sinh” hoặc “ngữ
pháp cải biến”.


Kiến giải “phân đoạn thực tại” và kiến giải cải biến của ngữ pháp tạo sinh, nói chung, còn ít được giới
thiệu ở trường học. Nhưng thiết tưởng có thể và/nên làm cho học sinh tiếp cận với những kiến giải này. Bởi
lẽ:
- Kiến giải truyền thống và các kiến giải phân bố hay chức năng có tính chất phân tích, và phi ngôn bản.
- Kiến giải “phân đoạn thực tại” và kiến giải cải biến có tính chất tâm lí và hiệu dụng; cần được đặt vào
một ngôn ngữ bản nhất đònh, vào một ý đồ nhất đònh của người nói trong thông báo, trong tác động muốn
có đối với người nghe.
Kiến giải phân tích có tác dụng quan trọng là tạo nên ở học sinh nhận thức về hệ thống. Kiến giải tâm lí
và hiệu dụng(10) cũng có tác dụng không kém quan trọng: đó là tác dụng tạo nên ở học sinh nhận thức về
mối quan hệ giữa hệ thống và ngôn bản, tức cũng là tác dụng rèn luyện cho học sinh năng lực thực tiễn
trong hoạt động ngôn ngữ, bao gồm trong đó năng lực phân tích và phán đoán các ngôn bản văn học.
Kiến giải phân tích làm cho học sinh nhận thức được tính chất đơn vò ngôn ngữ của câu. Kiến giải tâm lí

và hiệu dụng lại làm cho học sinh nhận thức được, mặt khác, tính chất rất sinh động của câu trong thực tiễn
cá nhân, thực tiễn những “hành vi của ý chí và trí tuệ”, như Saussure(11) đã nói.
Sự đa dạng của các kiến giải về ngữ pháp, về ngôn ngữ, là một thực tế trong ngôn ngữ học. Đó là điều
tất yếu (và tích cực, nói chung !) trong sự phát triển của một khoa học cơ bản. Bảo “các nhà nghiên cứu hãy
đừng tranh cãi nữa !” là thái độ rõ ràng không hợp lí.
Không thể nào khác, nhà sư phạm phải chủ động chọn lấy kiến giải thích hợp. Nhà sư phạm ấy trước
tiên là tác giả sách giáo khoa, người đạo diễn cho sự thành công của người dạy...

(10)
(11)

“Hiệu dụng học” (Pragmatique) là một hướng nghiên cứu, một bộ môn trong ngôn ngữ học hiện đại.
Saussure với cuốn”Cours de linguistique générale” (1916), được coi là người mở đường cho chủ nghóa cấu trúc.


CÁC KIỂU LOẠI CẤU TRÚC CHỦ VỊ
TRONG TIẾNG VIỆT (*)
LÊ XUÂN THẠI
Đối với nhiều nhà ngôn ngữ học quen theo quan điểm phân tích, quá trình nghiên cứu của họ chỉ dừng lại ở chỗ
miêu tả những loại từ và những loại nhóm từ có thể đảm nhiệm chức năng chủ ngữ và vò ngữ. Vì vậy, vấn đề các kiểu loại
cấu trúc chủ vò không được đặt ra. Đó là nhược điểm trong các công trình của Trần Trọng Kim, Nguyễn Lân, Trương
Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê, v.v... Nhưng nếu không nghiên cứu vấn đề này thì không thể thấy được sự vật ở dạng
chỉnh thể của nó, không biết được các qui luật chi phối sự cấu tạo các chỉnh thể cấu trúc và do đó không giúp ích được
nhiều cho thực tiễn sử dụng. Quá trình phân tích, theo chúng tôi là không thể thiếu được trong nghiên cứu khoa học,
nhưng sau quá trình phân tích, cần phải tiến hành một quá trình tổng hợp bởi vì có nhiều qui luật chỉ thể hiện ra trong
quá trình tổng hợp mà không thể hiện ra trong quá trình phân tích.
Trước đây, một số nhà ngôn ngữ học cũng đã có ý kiến về vấn đề này. Đáng chú ý là ý kiến của Hoàng
Tuệ, Nguyễn Kim Thản, tập thể tác giả I. X. Bư – xtơ – rốp, Nguyễn Tài Cẩn và N. V. Xtan – kê – vích, v.v...
(1)
mà ở đây chúng tôi không có điều kiện phân tích về giá trò của mỗi ý kiến cũng như những điều chưa

được hợp lý trong các ý kiến đó.
Trước hết, chúng tôi muốn xác đònh quan điểm, phương pháp và nguyên tắc giải quyết vấn đề này.
Vấn đề chúng ta đang bàn không phải là vấn đề phân loại các kiểu câu tiếng Việt nói chung. Vấn đề các
kiểu câu tiếng Việt rộng hơn vấn đề này và cũng phức tạp hơn. Tuy nhiên, giải quyết tốt vấn đề này cũng
góp phần giải quyết tốt vấn đề các kiểu câu tiếng Việt. Sự phân loại mà chúng tôi nhằm tới là sư phân loại về
cấu trúc chứ không phải là một sự phân loại nào khác. Không khẳng đònh điều này thì dễ bò mất phương
hướng bởi vì câu là một hiện tượng nhiều mặt và người ta hoàn toàn có thể đứng về nhiều mặt khác nhau để
phân loại.
Quan điểm của chúng tôi lựa chọn ở đây là quan điểm tổng hợp nghóa là khi phân loại kiểu loại có tính
đến mọi yếu tố cơ bản tham gia tạo thành cấu trúc. Mỗi kiểu cấu trúc là tổng hòa các yếu tố tạo thành trong
đó có những yếu tố đồng nhất với các kiểu khác và những yếu tố khu biệt (khác với các kiểu khác). Về quan
điểm này, chúng tôi nghó rằng Viện só V. V. Vinogradov đã hoàn toàn đúng, khi ông viết : “Các qui tắc sử
dụng từ trong chức năng của câu và các qui tắc tổ hợp từ và từ tổ trong câu – là hạt nhân cú pháp một ngôn
ngữ. Trên cơ sở các qui tắc này, xác lập các loại hay các kiểu câu khác nhau, vốn có của một ngôn ngữ” (2).
(Chúng tôi nhấn mạnh L. X. T).
Vậy, trong cấu trúc chủ vò của tiếng Việt, những yếu tố nào là những yếu tố cơ bản tham gia vào cấu
trúc, hay nói một cách khác, những loại qui tắc nào là qui tắc cơ bản cần phải tính đến. Theo chúng tôi, có
mấy loại qui tắc sau đây ;
1. Qui tắc về từ loại của các từ làm thành tố và qui tắc về cấu trúc của các thành tố (chủ ngữ và vò ngữ).
2. Qui tắc về trật tự biểu thò mối quan hệ chủ vò.
3. Qui tắc về ngữ điệu biểu thò mối quan hệ chủ vò.
(*)
(1)

(2)

In trong tạp chí “Ngôn ngữ”, số 2 năm 1978, tr. 23 – 30.
Xem : Hoàng Tuệ, Giáo trình về Việt ngữ, Hà Nội, 1962, tr. 294. Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng
Việt, tập II, Hà Nội, 1964, tr. 187 ; Một số vấn đề về việc biên soạn một quyển ngữ pháp phổ thông, “Ngôn ngữ”,
1969, số 1, tr. 50.

I. X. Bư –xtơ – rốp, Nguyễn Tài Cẩn, N. V. Xtan – kê – vích, Ngữ pháp tiếng Việt (bằng tiếng Nga), Lê-nin-grat, tr.
191 – 198.
V. V. Vinogradov, Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Nga (bằng tiếng Nga). Trích từ Tác phẩm chọn lọc, M. 1975, tr.
254.


4. Qui tắc về từ nối trong cấu trúc chủ vò.
Trong 4 yếu tố cơ bản trên đây, có hai yếu tố được xem như là yếu tố bất biến (hằng tố) : yếu tố về trật tự
và yếu tố về ngữ điệu. Sở dó gọi nó là yếu tố bất biến vì nó tồn tại trong các kiểu loại cấu trúc với một giá trò
và biểu hiện như nhau : các kiểu cấu trúc chủ vò đều giống nhau về trật tự và về ngữ điệu biểu thò quan hệ
chủ vò. Dây là một nét đồng nhất của các kiểu cấu trúc chủ vò tiếng Việt, do đó, chúng không phải là những
tiêu chí để khu biệât các kiểu loại. (Tất nhiên, có trường hợp chủ ngữ đứng sau, vò ngữ đứng trước, đây là hiện
tượng biến thể của cấu trúc, chúng tôi sẽ bàn sau). Còn lại hai yếu tố 1 và 4 là những yếu tố biến. Các yếu tố
biến này là những tiêu chí khu biệt các kiểu loại. Trong tiếng Việt, các loại từ có thể gánh vác chức năng chủ
ngữ và vò ngữ là : danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ.
Tham gia vào chức năng chủ ngữ và vò ngữ còn có các loại nhóm từ : nhóm danh, nhóm động, nhóm
tính, nhóm số (và một số rất nhỏ các nhóm từ do đại từ làm trung tâm như những gì, những ai, v.v...). Ngoài
ra còn có các loại cấu trúc khác như cấu trúc chủ vò, hoặc là cấu trúc cao hơn cấu trúc chủ vò (cấu trúc ghép)
cũng có thể làm chủ ngữ hoặc vò ngữ.
Về yếu tố thứ nhất này, ý kiến của các nhà ngôn ngữ học nói chung là nhất trí. Chỉ có yếu tố thứ tư, tức
là qui tắc về từ nối thì ý kiến còn chưa nhất trí cho nên cần phải biện luận thêm. Các nhà nghiên cứu về ngữ
pháp tiếng Việt trước đây như Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Tài Cẩn v.v... đã lấy qui tắc về từ nối
làm một tiêu chí phân loại các kiểu cấu trúc chủ vò. Tuy nhiên các tác giả này chỉ mới thấy được vai trò của
từ nối là trong cấu trúc chủ vò chứ không nhìn thấy được vai trò của các từ nối khác, hơn nữa đã đối lập từ
nối là với các từ nối khác bằng cách cho rằng từ nối là chuyên giữ chức năng biểu thò quan hệ chủ vò còn các
từ nối khác như để, bằng, với, vì, của, v.v... thì chuyên giữ chức năng biểu thò quan hệ chính phụ.
Theo chúng tôi thì mối quan hệ chủ vò không phải chỉ có vai trò của từ nối là mà còn có vai trò của các
từ nối khác. Từ nối là không phải là từ nối chuyên biểu thò mối quan hệ chủ vò mà là từ nối biểu thò ý nghóa
đồng nhất. Nó có thể xuất hiện trong cấu trúc chủ vò cũng có thể xuất hiện trong cấu trúc chính phụ. Điều
này chúng tôi đã chứng minh trong bài “ Một số vấn đề về mối quan hệ chủ vò trong tiếng Việt” (3). Đây là

chỗ khác nhau căn bản giữa chúng tôi với những người đi trước.

Có thể người dùng quan điểm rút gọn để phản đối quan điểm trên đây của chúng
tôi. Theo họ thì :
Nhà này // của tôi là rút gọn của câu Nhà này là nhà của tôi.
Cái tủ ấy // bằng gỗ là rút gọn của câu Cái tủ ấy làm bằng gỗ.
Lỗi này // do tôi là rút gọn của câu Lỗi này là lỗi do tôi.
Cuốn sách này // để làm quà là rút gọn của câu Cuốn sách này là cuốn sách để làm quà.
Cuộc chiến đấu ấy // chỉ với hai bàn tay trắng là rút gọn của câu Cuộc chiến đấu ấy là cuộc chiến đấu
chỉ với hai bàn tay trắng.
Do đó của, bằng, do, để, với, v.v... luôn luôn gắn với mối quan hệ chính phụ. Nhưng nếu lập luận như
vậy thì ít ra cũng có hai điểm phi lý :

1. Cách lập luận đó không thấy được đặc điểm của tiếng Việt (trong đó có đặc
điểm của từ nối tiếng Việt).
2. Lập luận như thế tức là không thấy rõ sự khác nhau tế nhò về ý nghóa giữa các kiểu câu. Câu Nhà này
của tôi là câu khẳng đònh ý nghóa sở thuộc, còn câu Nhà này là nhà của tôi là câu biểu thò ý nghóa đồng
nhất. Cũng vậy, câu Cuốn sách này để làm quà là câu khẳng đònh mục đích, còn câu Cuốn sách này là
cuốn sách để làm quà là câu biểu thò ý nghóa đồng nhất.

(3)

Lê Xuân Thại, Một số vấn đề về mối quan hệ chủ vò trong tiếng Việt. “Ngôn ngữ”, 1977, số 4, tr. 22 – 28.


Nếu không thấy rõ sự khác nhau tế nhò giữa các kiểu câu, lại dùng quan điểm rút gọn để chứng minh
như trên thì thậm chí những câu mà vò ngữ là động từ, tính từ cũng có thể chứng minh đó là câu rút gọn vì
có thể chuyển thành hai loại câu có từ nối là. Chẳng hạn :
Ngôi nhà ấy rất đẹp → Ngôi nhà ấy là một ngôi nhà rất đẹp.
Nó đang ăn cơm → Nó là người đang ăn cơm.

Cô giáo Nam đang giảng bài → Cô giáo Nam là cô giáo đang giảng bài.
Tất nhiên chưa ai cực đoan như vậy, nhưng chúng tôi nêu lên cái hậu quả cực đoan của lập luận cốt là để
bác bỏ lập luận đó. Để bênh vực cho quan điểm trên của chúng tôi, chúng tôi thấy cần thiết phải giải quyết
thêm một vấn đề nữa : trong trường hợp vò ngữ có từ nối như của, để, bằng, cho, với, v.v... giữa chủ ngữ và
vò ngữ, có thể xem yếu tố là như :
Nhà này (là) của chúng tôi. Cuốn sách này (là) để làm quà.
Lỗi này (là) do tôi.

Cái làn ấy (là) bằng nhựa.

thì nên xem là một loại từ gì, có phải là từ nối hay không ? Nếu xem yếu tố là ở đây là từ nối thì chúng tôi sẽ
tự mâu thuẫn. Mà thực tế là ở đây cũng không phải là từ nối. Loại là này không biểu thò ý nghóa đồng nhất
mà chỉ là một từ tình thái cốt để tăng thêm sự khẳng đònh, nó là một trợ từ, cũng giống như là trong các câu
như :
- Do đó, chúng ta sẽ chiến thắng đế quốc thực dân vì chúng ta là dân chủ, đế quốc thực dân là phản động, chúng ta
là chính nghóa, chúng là phi nghóa chúng ta là chính, chúng là tà, chúng ta là tốt, chúng là xấu (Phạm Văn Đồng).
- Các đồng chí là hay lãng phí lắm, đi bắn tập, vỏ đạn văng tung tóe, bảo mãi không chòu nhặt đủ về,
thỉnh thoảng lại đến xin.
(Sự chuyển đổi chức năng từ từ nối là sang trợ từ là là một vấn đề rất thú vò mà ở đây chúng tôi không đủ
điều kiện để thuyết minh).
Tóm lại, chúng tôi vẫn tiếp thu ý kiến của các tác giả đi trước, giữ sự đối lập giữa các kiểu cấu trúc chủ vò trên tiêu
chí qui tắc từ nối. Chỗ khác nhau giữa chúng tôi và các tác giả đó là ở chỗ chúng tôi cho rằng :
- Xuất hiện trong cấu trúc chủ vò không phải chỉ có từ nối là mà còn có các từ nối khác nữa.
- Các từ nối đó không phải là dấu hiệu của mối quan hệ chủ vò mà là công cụ để biểu thò một ý nghóa
quan hệ nhất đònh.
- Không đối lập 3 loại (loại không thể có là, loại bắt buộc có là và loại hoặc có là hoặc không có là đều
được) mà chỉ đối lập hai loại (loại cấu trúc chủ vò không thể có từ nối và loại cấu trúc chủ vò có từ nối).
Một quan điểm nữa mà chúng tôi tuân theo khi nghiên cứu các kiểu loại cấu trúc chủ vò là quan điểm mô
hình hóa. Thuật ngữ “mô hình” hiện nay trong khoa học được dùng với những quan niệm không thống
nhất. Trong toán học, mô hình là cái thể hiện, cái chứng minh, giải thích của một lý thuyết tiền đề. Và mô

hình cụ thể hơn “cái gốc”. Nhưng trong các khoa học khác, mô hình lại trừu tượng hơn cái gốc. Chẳng hạn,
trong ngôn ngữ học mô hình cấu trúc bao giờ cũng trừu tượng hơn câu cụ thể. Nhưng dù ở giác độ nào đi
nữa thì mô hình cũng chỉ gần đúng cái gốc, là hình ảnh sơ lược về một số nét nào đó chứ không phải là toàn
bộ cái gốc. Điều này rất quan trong bởi vì trong nhận thức bao giờ cũng cần tước bỏ đi những cái ngẫu nhiên
và nắm lấy những thuộc tính tất nhiên, bản chất của sự vật mới làm nổi bật được qui luật của sự vật.
Đứng trên quan điểm mô hình hóa, khi nghiên cứu các kiểu loại cấu trúc chủ vò, chúng ta phải biết “đơn
giản hóa” hiện tượng, nghóa là phải biết cách xử lý các sự kiện sau đây :
1. Trong số các loại từ có thể làm chủ ngữ và vò ngữ trong tiếng Việt, chúng ta nên khái quát lại làm hai
loại chính : thể từ và trạng từ. Thể từ bao gồm : danh từ, số từ và đại danh từ (đại từ có thể thay thế cho
danh từ). Trạng từ bao gồm : động từ, tính từ và đại trạng từ (tức là đại từ có thể thay thế cho động từ và


tính từ). Sở dó như vậy là vì các loại từ được qui chung vào một loại có những đặc tính cú pháp cơ bản giống
nhau (tất nhiên cũng có chỗ khác nhau nhưng không phải là cơ bản).
Các nhóm từ cũng được qui về loại từ tương ứng với loại từ trung tâm. Nhóm thể (lấy thể từ làm trung
tâm) được qui về cùng loại với thể từ ; nhóm trạng (lấy trạng từ làm trung tâm) được qui về cùng loại với
trạng từ. Sở dó như vậy là vì một trong những đặc điểm của nhóm từ là chức năng cú pháp của nhóm từ
trùng với chức năng cú pháp của từ trung tâm.
Cái mà chúng ta thường gọi là câu đơn mở rộng và câu ghép được qui chung vào cùng loại với cấu tạo
chủ vò.
Tóm lại, bằng cách “đơn giản hóa” như vậy, còn lại mấy yếu tố sau đây tham gia xây dựng mô hình các
kiểu loại :
- Thể
- Trạng
- Chủ vò
- Từ nối.
Liên quan đếm vấn đề mô hình hóa là vấn đề : có nên tính đến các yếu tố cần yếu cho câu được trọn ý hay không ?
Xung quanh vấn đề này đã nổ ra những cuộc tranh luận sôi nổi. Ở Liên Xô cuộc tranh luận về vấn đề này đã rộ lên sau
khi quyển “Ngữ pháp tiếng Nga văn học” của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô ra đời năm 1970. Trong truyền thống
của ngữ pháp học Tây Âu, người ta thường lấy tính chất trọn ý của câu làm một tiêu chí quan trọng. Trên quan điểm đó,

có sự đối lập giữa kiểu câu :
Chủ ngữ – vò ngữ – tân ngữ (có người gọi là bổ ngữ)
và Chủ ngữ – vò ngữ.
Khác với truyền thống của ngữ pháp học Tây Âu, ngữ pháp học Nga thường có sự phân biệt từ tổ và câu, và do đó,
tân ngữ được bao gồm trong thành phần vò ngữ. Để bảo vệ cho lập trường của quyển “Ngữ pháp tiếng Nga văn học”
năm 1970, N. Yu. Sơ-vết-đô-va nói đại ý: những câu như ya vxtrêti; ya ochutilxya; liniya A parallna; Puskin –
Xovrêmênik v.v... đều đòi hỏi những yếu tố mở rộng để được đầy đủ về mặt thông báo. Nhưng đó là yếu tố mở rộng của
cái gì? Mọi cuốn từ điển đều chỉ rõ các từ vxtrêtit, ochutilxya, v.v... đều phải có những yếu tố mở rộng. Đó là những mối
liên hệ theo từ (prixlovưê xvyazi) xuất phát từ mỗi từ trong bất cứ vò trí nào của câu. Nếu bao gồm cả các mối liên hệ
theo từ vào sơ đồ cấu trúc câu thì không những phạm phải sai lầm về bản chất (vì các tiềm năng cú pháp của từ thuộc về
một cấp độ cú pháp khác so với cơ cấu của câu), mà số lương các sơ đồ cấu trúc câu cũng tăng lên gấp bội.
Sự miêu tả như thế đã làm lẫn lộn và xuyên tạc bức tranh thực tế mối quan hệ giữa tiềm năng cú pháp của từ và
các phương thức trừu tượng của câu. Do đó :
+ Sự miêu tả mất đối tượng riêng của nó.
+ Sự miêu tả sẽ trùng lặp vô số các kiểu yếu tố mở rộng được xem như là thành phần cơ bản của bản thân các sơ
đồ.
+ Về nguyên tắc không thể quán triệt được vì khả năng ngữ trò của từ là một lónh vực mở (4).
Về điểm này chúng tôi đồng tình với N. Yu Sơ-vêt-đô-va. Và xin nói thêm là việc phân loại các kiểu cấu trúc,
cũng như bất cứ một sự phân loại nào khác, đều có tính chất tầng bậc. Bởi thế ở bước thứ nhất bao giờ cũng nên phân ra
các loại khái quát nhất, dựa trên những đặc điểm chung nhất, cơ bản nhất rồi từ đó mỗi kiểu loại lại được chia ra làm
nhiều loại nhỏ, dựa trên những đăc điểm khác riêng biệt hơn. Cho nên, theo chúng tôi, các yếu tố cần yếu cho câu trọn ý
không phải là không xét đến mà là xét đến ở các bước sau, sau khi các kiểu cấu trúc cơ bản đã được xác lập. Biện pháp
(4)

Xem : N. Yu Sơ-vêt-đô-va. Những vấn đề tranh luận về việc miêu tả các sơ đồ cấu trúc câu đơn và hệ dọc của nó
(bằng tiếng Nga), tạp chí V.ya, số 4, 1973, tr. 29.


này không mâu thuẫn gì với phương pháp mà chúng tôi đã nêu ra bởi vì trong vò ngữ không phải chỉ có một từ mà có thể
là một nhóm từ. Vấn đề là ở bước đầu chưa xét đến trường hợp vò ngữ bắt buộc phải là một nhóm từ (để cho ý câu trọn

vẹn).
Một khái niệm nữa cần phải đề cập đến khi xây dựng một hệ dọc các kiểu cấu trúc là khái niệm về biến thể cấu
trúc. Biến thể là các dạng biểu hiện của một hằng thể. Hằng thể chính là giá trò của cấu trúc. Trong các biến thể thì
có một biến thể tiêu biểu, có tính ổn đònh, xác suất xuất hiẹân tương đối cao. Chẳng hạn cấu trúc chủ vò có từ nối có hai
biến thể :
1. Chủ ngữ + vò ngữ có từ nối. Ví dụ : Anh Nam là người Hà Nội.
2. Chủ ngữ + vò ngữ vắng từ nối. Ví dụ : Anh Nam người Hà Nội.
Hoặc : Cấu trúc chủ vò có biến thể tiêu biểu về trật tự là : chủ ngữ đứng trước, vò ngữ đứng sau, nhưng cũng có
trường hợp có biến thể : vò ngữ đứng trước, chủ ngữ đứng sau.
Cuối cùng, chúng tôi nhận thấy rằng trong hai qui tắc mà chúng ta xét đến khi biệt loại cấu trúc thì qui tắc về từ
nối quan trọng hơn vì nó quyết đònh quan hệ ý nghóa giữa chủ ngữ và vò ngữ, hơn nữa nó còn chi phối cả qui tắc từ loại
trong cấu trúc, vì vậy qui tắc này phải để lên hàng đầu.
Trên cơ sở những điều đã trình bày ở trên, chúng tôi lập được một hệ thống các kiểu loại cấu trúc chủ vò tiếng Việt
như sau :

Loại I :
Chủ ngữ + vò ngữ có từ nối. Mô hình : C V n+ (C : chủ ngữ, V : vò ngữ, n : từ nối + : dấu hiệu có).
1. Thể + từ nối + thể : Cha tôi là công nhân.
Nhà này của tôi.
Cái tủ này bằng gỗ.
2. Thể + từ nối + trạng : Nguyện vọng của tôi là đi học.
Quyển sách này để làm kỷ niệm.
3. Trạng + từ nối + thể : Không tiếp thu phê bình là thái độ

khinh miệt quần chúng.

4. Trạng + từ nối + trạng : Thi đua là yêu nước.
5. CV + từ nối + thể : Anh không đi là một điều hay
Nước nhà độc lập là mong ước của


chúng tôi.

6. CV + từ nối + trạng : Nó đi là theo đuôi quần chúng.
7. Thể + từ nối + CV : Điều quan trọng là anh phải thật thà.
8. Trạng + từ nối + CV : Hợp tác là mọi người chung sức lại mà làm.
9. CV + từ nối + CV : Chúng ta thi đua là chúng ta yêu nước.
Loại II :
Chủ ngữ + vò ngữ không thể có từ nối. Mô hình : CVn(- : dấu hiệu biểu thò “không thể có”).
1. Thể + Thể : Anh Ất 30 tuổi.
Nhà này mái cong.
Tây Bắc đang mùa hoa nở.
2. Thể + Trạng : Nhân dân ta rất anh hùng.


Thầy giáo đang giảng bài.
3. Trạng + Trạng : Hy vọng về quê đã trở thành hiện thực.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
4. CV + Trạng : Anh không đến khiến tôi buồn.
Châu Á thức tỉnh làm đế quốc Mỹ run sợ.
5. Thể + CV : Anh Nam tính rất tốt.
Như vậy trong tiếng Việt còn 4 kiểu tiềm tàng sau đây không có trong hiện thực :

1. Trạng + Thể.

2. CV + Thể.
3. Trạng + CV.
4. CV + CV.
Có thể người ta nêu lên một câu hỏi sau đây khi nhận xét về sơ đồ trên : tại sao không kể đến trường hợp chủ ngữ là
một cấu tạo có từ nối, kiểu như :
Ở trên đã chỉ thò cho chúng ta.


Ở đầu giường là một cái phích.
Của thầy không còn một con nào cả.
Thật ra thì hiện tượng này rất khác hiện tượng từ nối ở bộ phận vò ngữ. Từ nối ở bộ phận vò ngữ có tác dụng biểu thò
ý nghóa quan hệ của vò ngữ đối với chủ ngữ. Nó không phải là công cụ biểu thò mối quan hệ chủ vò như trên chúng tôi đã
nói, nhưng nó là “chất xúc tác” không thể thiếu được của mối quan hệ chủ vò trong trường hợp cụ thể đó. Còn từ nối
trong bộ phận chủ ngữ thì không có vai trò như thế, nghóa là nó không có một vai trò gì trong quan hệ đối với vò ngữ. Tất
nhiên, nó cũng có vai trò của nó, là vai trò biểu thò ý nghóa quan hệ bộ phận phụ đứng sau nó với bộ phận chính đứng
trước nó đã bò ẩn hoặc rút gọn. Cho nên, trong những trường hợp này, chủ ngữ chính là một nhóm từ bò rút gọn hoặc ẩn
bộ phận chính và tính chất của nó là tính chất của nhóm từ. Do đó, trên quan điểm mô hình như trên đã nói, không cần
thiết phải liệt thành một kiểu loại riêng biệt. Điều này càng rõ rệt nếu chúng ta chú ý đến nghóa chủ ngữ. Trong các ví
dụ dẫn ra, chủ ngữ ở câu thứ nhất (ở trên) bao hàm ý nghóa nhân vật, ở câu thứ hai (ở đầu giường) bao hàm ý nghóa đồ
vật, ở câu thứ ba bao hàm ý nghóa loài vật.Thậm chí, có khi có thể bỏ các từ nối đó đi mà không tổn hại gì đến ý nghóa.
Ở trên đã chỉ thò cho chúng ta = Trên đã chỉ thò cho chúng ta.
Ở đầu giường là một cái phích = Đầu giường là một cái phích.
Trên đây, chúng tôi đã nêu ra một bức tranh khái quát về các kiểu loại cấu trúc chủ vò tiếng Việt. Tuy nhiên, đây
mới chỉ là một bức tranh khái quát. Về các đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghóa của mỗi kiểu loại chúng tôi sẽ trình bày
tường tận ở một dòp khác(**).

(**)

Xem : Lê Xuân Thại (1994), Câu chủ vò tiếng Việt, Nxb KHXH, H., [T.H.].


PHÂN BIỆT ĐỊNH NGỮ VÀ VỊ NGỮ
TRONG TIẾNG VIỆT(*)
TRẦN HOÁN
Đònh ngữ và vò ngữ là hai thành phần chức năng trong kết cấu cú pháp tiếng Việt. Đònh ngữ có mặt bên
cạnh bò hạn đònh ngữ trong cụm danh từ, với tư cách là thành phần phụ. Vò ngữ có mặt bên cạnh chủ ngữ
trong câu, hay nói đúng hơn trong tổ hợp chủ vò với tư cách là một thành phần chính.

Khi phân tích cú pháp tiếng Việt, chúng ta luôn luôn gặp hai thành phần ấy. Bình thường, việc phân biệt
chúng không có gì khó. Một người có ít nhiều kiến thức ngữ pháp có thể nhận diện chính xác trong các ví dụ
sau đây, đâu là đònh ngữ, đâu là vò ngữ :
1. Bàn gỗ.
2. Quyển sách tham khảo.
3. Học sinh tiên tiến.
4. Cô gái hai mươi tuổi ấy.
5. Cái bàn này còn mới.
6. Quyển sách của tôi đã mất rồi.
7. Em học sinh ấy chăm học.
8. Cô gái kia hai mươi tuổi.
Điều đó xác nhận sự tồn tại khách quan, hiển nhiên của chúng, đồng thời khiến cho chúng ta tưởng
rằng không có thể có sự lầm lẫn giữa chúng được. Vì vậy trước đây chưa mấy ai nghó đến việc tìm kiếm
những căn cứ khách quan để phân biệt chúng. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào ranh giới giữa chúng
cũng hiện ra rõ ràng, dễ thấy.
Thử xem xét một vài ví dụ :
9. Những học sinh chăm chỉ học tập là những học sinh đáng được khen ngợi.
10. Chò Ba gánh hai thùng đầy nước.
11. Khi mới đến, ông Nguyễn còn cảm thấy tiếng vang của một việc xảy ra ở Quảng Châu.
12. Tục truyền, một hôm ông say rượu, thấy bóng trăng ở dưới sông đẹp, muốn ôm lấy.
Bộ phận in nghiêng trong những ví dụ trên là đònh ngữ hay vò ngữ ?
Đã có hai cách lý giải khác nhau.
Sách ngữ pháp có nêu các ví dụ nói trên cho rằng : chăm chỉ học tập, đầy nước, xảy ra ở Quảng Châu
là vò ngữ, còn đẹp là đònh ngữ (1). Nhưng chắc chắn sẽ có nhiều nhà ngữ pháp khác sẽ lý giải ngược lại.

Cách lý giải không nhất trí này càng thấy phổ biến trong kết quả phân tích câu
của những người đang tiếp thu hệ thống kiến thức ngữ pháp tiếng Việt ở nhà trường
(kể cả ở bậc đại học).
Tại sao có hiện tượng không nhất trí đó ?
Theo chúng tôi có mấy nguyên nhân sau :


(*)

In trong “Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt”, Sđd, tr. 108 – 118.
(1) - Ngữ pháp tiếng Việt, Lớp 6, Hà Nội, 1962, tr. 7.
- Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê, Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Đại học Huế, 1963, tr. 225 và 250.
- Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Hà Nội, 1964, tr. 125.


Trước hết, cái chức năng ngữ nghóa mà các nhà ngữ pháp đã khái quát được từ đònh ngữ và vò ngữ chưa
đủ sức vạch một đường ranh giới đậm nét giữa chúng. Giữa ý nghóa hạn đònh (hay bổ sung) của đònh ngữ và
ý nghóa thuyết minh (hay thông báo) của vò ngữ còn có một nét nghóa chung, đó là nghóa thuyết đònh : lấy
một thuộc tính nào đó (hoạt động, trạng thái, tính chất...) của bản thân sự vật được biểu thò ở thành phần
đứng trước (bò hạn đònh ngữ, chủ ngữ) để nói rõ sự vật ấy. Chính nét nghóa này nhiều khi làm nhòa đi cái
ranh giới ngữ nghóa vốn có giữa đònh ngữ và vò ngữ, dẫn đến sự nhận diện nhầm mà không tự ý thức được.
Thứ hai, vò trí cấu tạo của đònh ngữ và vò ngũ hầu như không phân biệt. Đònh ngữ và vò ngữ cùng đứng
hàng thứ hai trên tuyến hình cấu trúc hai thành phần : đònh ngữ đứng sau bò hạn đònh ngữ, vò ngữ đứng sau
chủ ngữ.
Đònh ngữ và vò ngữ có hầu hết các cấu tạo như nhau : động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), có
khi là cụm danh từ, v.v...
Như vậy, trong tiếng Việt, đònh ngữ và vò ngữ không có những dấu hiệu hình thức để tự phân biệt.
Trong các ngôn ngữ khác, dựa vào vò trí khác nhau (như tiếng Hán) và dựa vào cấu tạo khác nhau (như
các ngôn ngữ biến tố), người ta có thể phân biệt dễ dàng đònh ngữ và vò ngữ.

Cần nói thêm, sự giống nhau về cấu tạo của bò hạn đònh ngữ (chúng đều là danh
từ) cũng đã làm cho sự phân biệt đònh ngữ và vò ngữ càng thêm khó khăn.
Từ những điểm giống nhau vừa phân tích ở trên, cho phép chúng ta lập một mô hình khái quát A/B
chung cho cả hai cấu trúc chứa đựng đònh ngữ và vò ngữ là A/Đ và A/V. Mô hình chung này cho thấy đònh
ngữ và vò ngữ cùng nằm trong cấu trúc đồng dạng. Mô hình này còn giải thích tại sao sự nhầm lẫn giữa đònh
ngữ và vò ngữ lại có thể xảy ra.

Như trên đã nói, đònh ngữ và vò ngữ tồn tại khách quan trong cấu trúc cú pháp tiếng Việt, nói chung sự
nhận diện chúng không khó khăn. Điều đó chứng tỏ chúng có những đặc trưng khu biệt. Xưa nay, những
đặc trưng khu biệt đó chỉ chủ yếu được xem xét trên bình diện chức năng – ngữ nghóa (đây cũng là khuynh
hướng phổ biến của truyền thống trong việc nghiên cứu ngôn ngữ). Trong điều kiện bình thường chức năng
– ngữ nghóa của đònh ngữ và vò ngữ hiện ra rất rõ trong cấu trúc A/B. Khi ấy sự nhận diện chúng dễ tránh
nhầm lẫn (xem các ví dụ từ 1 – 8 nêu ở trên). Nhưng trong khá nhiều trường hợp do bò nhiễu bởi nét nghóa
chung (nghóa thuyết minh) mà chức năng – ngữ nghóa của chúng không thể hiện rõ ranh giới dẫn đến sự
nhận diện nhầm. Sự nhầm lẫn này thường xảy ra theo hướng : đònh ngữ ↔ vò ngữ (đònh ngữ bò nhầm là vò
ngữ) (xem các ví dụ 9, 10, 11 nêu ở trên). Có khi xảy ra theo hướng : vò ngữ ↔ đònh ngữ (vò ngữ bò nhầm là
đònh ngữ) (xem ví dụ 12 ở trên). Như vậy chỉ dựa vào chức năng – ngữ nghóa thì chưa đủ sức để phân biệt
đònh ngữ và vò ngữ trong mọi trường hợp.
Những năm gần đây, nhiều nhà nhiên pháp ngữ pháp tiếng Việt đã tìm thấy một số dấu hiệu phân biệt
đònh ngữ và vò ngữ trong cấu trúc A/B : ngữ điệu, tính xác đònh, tính đơn chất của thành tố A, sự có mặt của
chỉ đònh từ (ấy, kia, này...) và của số lớn các phụ từ, trợ từ (những, đều, lắm, cứ, quá, thật, nhỉ...). Đây là
một sự cố gắng đã đưa lại những kết quả nhất đònh trong việc nhận diện, phân biệt đònh ngữ và vò ngữ trong
tiếng Việt.
Tuy vậy, những dấu hiệu này vẫn còn những hạn chế nhất đònh, vì không phải lúc nào chúng cũng hiện
ra trong cấu trúc A/B (xem các ví dụ 9 – 12) và cũng tỏ ra có hiệu lực.
Như đã biết, đònh ngữ và vò ngữ là hai thành phần chức năng, chúng chỉ tồn tại trong cấu trúc A/B, vả lại
trong nhiều trường hợp, giữa chúng không có ranh giới thật xác đònh trong mặt chức năng – ngữ nghóa, và
cũng không có sự khác nhau về hình thức (vò trí, cấu tạo). Cho nên, muốn phân biệt chúng, không thể chỉ
xét riêng bản thân chúng.
Theo chúng tôi, muốn phân biệt đònh ngữ và vò ngữ tiếng Việt, phải xét đến cả cấu trúc chứa đựng
chúng, tức cấu trúc A/Đ (A/đònh ngữ) và cấu trúc A/V (A/vò ngữ). Nếu hai cấu trúc này có những đặc trưng


khu biệt thật sự thì đó là chỗ dựa chắc chắn để chúng ta xác đònh cấu trúc A/B nào là A/Đ, cấu trúc A/B nào
là A/V. Làm như vậy nghóa là chúng ta xác đònh được trong cấu trúc A/B, B là đònh ngữ hay là vò ngữ.
Đặc trưng khu biệt của cấu trúc A/Đ và cấu trúc A/V có thể tìm thấy trên hai mặt : mặt ngữ nghóa (cũng
tức là mặt chức năng - ngữ nghóa) và mặt hình thức.

Về mặt ngữ nghóa

Cấu trúc A/Đ là cấu trúc biểu thò sự vật, nó cùng tính chất với A (biểu thò sự vật). Nhờ nó, cấu trúc A/Đ
hoàn toàn có thể thay thế cho A ở bất cứ vò trí nào mà nó chiếm giữ.
Tính sự vật của cấu trúc A/Đ cho phép ta lập một đẳng thức : A/Đ A. Đẳng thức này xác nhận vai trò chi
phối của A đối với toàn bộ cấu trúc A/Đ.
Mặt khác, đònh ngữ (Đ) vẫn có vai trò nhất đònh của nó đối với cấu trúc A/Đ. Đó là vai trò thu hẹp phạm
vi ý nghóa của A, làm cho sự vật biểu thò ở A cụ thể hơn, rõ ràng hơn.
Cấu trúc A/V thì ngược lại, là cấu trúc biểu thò sự kiện (hoạt động, tính chất, trạng thái...), nó cùng tính
chất với V (biểu thò sự kiện : hoạt động, tính chất, trạng thái...) Trên ý nghia ấy ta có thể lập một đẳng thức
: A/V V. Đẳng thức này xác nhận vai trò chi phối của V đối với toàn bộ cấu trúc A/V.
Mặt khác, cấu trúc A/V là cấu trúc biểu thò sự kiện đã hiện thực hóa, vì nó gắn liền với một tình huống
giao tiếp, đó là sự có mặt của thành tố A. Cho nên, cấu trúc A/V thường diễn đạt một thông báo tương đối
hoàn chỉnh, có thể đứng một mình thành câu được. Còn vò ngữ (hay nói đúng hơn, thành tố B) diễn đạt một
sự kiện chưa hiện thực hóa, vì nó chưa gắn với một tình huống cụ thể. Cho nên, trong đại đa số trường hợp,
nó chưa diễn đạt một thông báo hoàn chỉnh, chưa trở thành câu.
Sự khác biệt nói trên giữa A/V và V xác nhận vai trò hiện thực hóa A/V, cũng tức là hiện thực hóa V, biến
cấu trúc chưa thành câu thành cấu trúc câu (tức cấu trúc chủ vò). Đây là lý do mà các nhà ngữ pháp xưa nay
coi chủ ngữ là thành phần không thể thiếu được của câu nói bình thường, là một trong hai thành phần
chính của câu.
Về mặt hình thức

Đặc điểm ngữ nghóa nói trên của cấu trúc A/Đ và A/V tạo cơ sở cho việc xác lập những đặc điểm hình
thức của nó. (Hình thức nói ở đây là những “nhân chứng” khách quan của cấu trúc A/Đ và cấu trúc A/V,
được tạo ra trong khả năng kết hợp và thay thế).
Đối với cấu trúc A/Đ :
a) Cấu trúc A/Đ hoàn toàn có thể kết hợp được theo quan hệ đẳng lập (có liên từ) với danh từ hoặc cụm
từ khác (kí hiệu là D).
Ví dụ : Đứa con ngoan ấy và người mẹ (+).
- Cấu trúc A/Đ không kết hợp được theo quan hệ đẳng lập hoặc quan hệ qua lại (có liên từ) với cấu trúc

chủ vò hay mệnh đề (kí hiệu là M).
Ví dụ : Khu phố mới xây ấy và con đường kia mới làm (-).
Quyển sách rất hay ấy nên tôi thích đọc (-).
b) Cấu trúc A/Đ hoàn toàn có thể thay thế được bằng danh từ hoặc cụm danh từ khi nó đứng trước trong
cấu trúc lớn hơn.
Ví dụ : Tôi đi ngang qua cánh đồng rộng mênh mông ấy.
Ta có thể thay thế “cánh đồng rộng mênh mông ấy” bằng “cánh đồng” chẳng hạn và nói : “Tôi đi ngang
qua cánh đồng” (+).
- Cấu trúc A/Đ nói chung không thể thay thế được bằng mệnh đề hoặc cấu trúc chủ vò, khi nó đứng
trong cấu trúc lớn hơn.
Chẳng hạn, cũng câu trên, ta không thể nói : “Tôi đi ngang qua cánh đồng ấy rộng mênh mông”.


Đối với cấu trúc A/V :
a) Cấu trúc A/V hoàn toàn có thể kết hợp được theo quan hệ đẳng lập và theo quan hệ qua lại (có liên từ)
với cấu trúc chủ vò hoặc mệnh đề.
Ví dụ : Bài hát này hay và bản nhạc kia cũng hay (+).
- Cấu trúc A/V không kết hợp được theo quan hệ đẳng lập và theo quan hệ qua lại (có liên từ) với danh từ
hoặc cụm danh từ.
Ví dụ : Người cha ấy bốn mươi tuổi và đứa con (-).
- Nếu cuốn phim đó hay thì mọi người (-).
b) Cấu trúc A/V hoàn toàn có thể thay thế được bằng cấu trúc chủ vò hoặc mệnh đề, khi nó đứng trong
cấu trúc lớn hơn.
Ví dụ : Vấn đề mà tác giả nêu ra vô cùng phức tạp.
Ta có thể thay thế “tác giả nêu ra” bằng “họ đặt ra” chẳng hạn và nói : Vấn đề mà họ đặt ra vô cùng
phức tạp (+).
- Cấu trúc A/V nói chung không thể thay thế bằng danh từ hoặc cụm danh từ khi nó đứng trong cấu trúc
lớn hơn. Chẳng hạn cũng câu trên, ta không thể nói :
Vấn đề mà tác giả vô cùng phức tạp (-).


Hai đặc trưng ngữ nghóa và hình thức nói trên thống nhất với nhau tạo nên
những bản chất đối lập nhau của cấu trúc A/Đ và cấu trúc A/V. Ta có thể biểu thò sự
đối lập ấy bằng sơ đồ sau :
Đặc trưng

Ngữ nghóa

Hình thức

Cấu trúc

A/Đ

A/V

Biểu thò sự vật
(A/Đ)
(tính sự vật)

±D (+)

Biểu thò sự kiện
(tính sự kiện)
(A/V)

±M (+)

±M (-)

±D (-)

Chú ý : Dấu + : kết hợp. Dấu : - thay thế. Dấu (+) : kết hợp và thay thế được. Dấu (-) : không kết hợp và
thay thế được.
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp cùng một cấu trúc A/B lại tiềm tàng hai loại cấu trúc A/Đ và A/V
nói ở trên. Đó là cấu trúc A/B có tính nước đôi. Cấu trúc A/B loại này vừa có đặc trưng ngữ nghóa và hình
thức của A/Đ và A/V.
Ví dụ : Ngôi nhà rộng.
Ngôi nhà rộng, ngôi nhà : biểu thò sự vật.
Ngôi nhà rộng, ngôi nhà : biểu thò sự kiện.
Ta có thể nói : Ngôi nhà rộng và cái vườn.
Ta cũng có thể nói : Ngôi nhà rộng còn cái vườn thì hẹp.
Tính nước đôi thường xuất hiện ngoài ngữ cảnh. Trong ngữ cảnh, trong đối thoại, trong cấu trúc lớn
hơn, cấu trúc A/B thường chỉ có một khả năng : A/D hoặc A/V.
Từ những đặc trưng cơ bản về ngữ nghóa và hình thức đã tìm được ở trên, ta có đầy đủ cơ sở khách quan
để xác đònh cấu trúc A/B nào là A/Đ, cấu trúc A/B nào là A/V và cấu trúc A/B nào có tính nước đôi. Do đó,


cũng tức là ta đã xác đònh được trong cấu trúc A/B, đâu B là Đ (đònh ngữ), đâu B là V (vò ngữ), và đâu là B có hai
khả năng (có thể là D và cũng có thể là V).
Đến đây, ta có thể lập một sơ đồ tổng quát về đặc trưng ngữ nghóa – hình thức để xác đònh ngữ và vò ngữ
trong cấu trúc A/B như sau :
Sự vật tính

D

±

B : đònh ngữ

(+)
(A/B)


NGỮ NGHĨA

AB

Sự kiện tính

B : vò ngữ

HÌNH THỨC

±

M

(+)
(A/B)

Ở trên ta chỉ mới xét đến cấu trúc A/B trong dạng đơn giản của thành tố B. Trên thực tế, có nhiều trường
hợp thành tố B ở dạng phức tạp hơn, nghóa là có nhiều thành tố B kế tiếp nhau như B1, B2.... tạo thành cấu
trúc mở rộng A/ B1, B2,... Ở đây, xin xét đến một trường hợp trong những trường hợp phức tạp ấy là A/ B1, B2,
chẳng hạn như : “Ngôi nhà dột nát sắp đổ”.
Trong ngữ cảnh, muốn xác đònh B1 (dột nát) B2 (sắp đổ) là đònh ngữ hay vò ngữ thì căn bản ta vẫn sử
dụng sơ đồ trên.
1) Nếu A/B1, B2 phù hợp với đặc trưng A/Đ thì B1, B2 đều là đònh ngữ, tức là A/Đ1, Đ2.
Ví dụ : Bên cạnh ngôi nhà dột nát sắp đổ là một cây đa lớn.
2) Nếu A/B1, B2 phù hợp với đặc trưng A/V thì có thể xảy ra hai trường hợp :
- B2 là vò ngữ, B1 là đònh ngữ, tức A/Đ/V.
- B2 là vò ngữ, B1 cũng là vò ngữ tức A/V1, V2.
Ví dụ : Ngôi nhà dột nát sắp đổ nhưng họ vẫn ở.

Việc tìm ra những đặc trưng cơ bản về hình thức và ngữ nghóa nói trên của cấu trúc A/Đ và cấu trúc A/V
có một nghóa lớn. Về lí luận nhờ đó ta xác lập được một cơ sở khoa học khách quan cho việc phân biệt vò ngữ
và đònh ngữ là hai thành phần chức năng thường xuyên có mặt trong lời nói và có tầm quan trọng đặc biệt
trong việc cấu tạo câu. Về thực tiễn, nhờ đó ta có một phương tiện hữu hiệu để nhận diện chính xác đònh
ngữ và vò ngữ trong những trường hợp dễ nhầm lẫn, góp phần tích cực trong việc giảng dạy ngữ pháp ở
trường.

Phương tiện ấy có khi dùng tổng hợp, cũng có khi dùng riêng lẻ. Dùng tổng hợp
khi nào ta muốn chứng minh đầy đủ cái cơ sở phân biệt đònh ngữ và vò ngữ. Dùng
riêng lẻ khi nào ta thấy một đặc trưng nào đó cũng đủ phân biệt đònh ngữ và vò ngữ.
Thường ta chỉ dùng phương tiện hình thức vì đấy là phương tiện khách quan, dễ
nhìn thấy, ít dùng phương tiện ngữ nghóa, vì nó trừu tượng, khó nắm bắt. Trong
phương tiện hình thức, thường người ta chỉ dùng phương tiện thay thế, vì nó dễ sử
dụng, đem lại kết quả tương đối nhanh.


×