Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

LÝ 6 CHỦ đề 1 đơn vị đo độ dài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.69 KB, 19 trang )

BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC

CHỦ ĐỀ 1: ĐO ĐỘ DÀI.
Chuẩn cần đánh giá:
C1: Nhận biết các yêu cầu của dụng cụ đo độ dài.
C2: Biết đổi các đơn vị đo độ dài.
C3: Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
C4: Biết lựa chọn dụng cụ đo phù hợp với độ dài cần đo
C5: Biết lựa chọn cách đo để hạn chế sai số..
C6: Sử dụng thước để đo được độ dài trong một số tình huống thực tế.
C7: Xác định được độ dài trong một số tình huống thực tế.
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
I. ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI.
* Trong hệ đơn vị đo lường SI (hệ đo lường hợp pháp của nước ta) đơn vị đo độ dài
là mét (kí hiệu: m)
- Đơn vị đo nhỏ hơn mét thường dùng là:
đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm)
- Đơn vị đo lớn hơn mét thường dùng là:
kilômét (km), Héctômét (hm), Đềcamét (dam).
* Thứ tự giảm dần của đơn vị đo độ dài:
km , hm , dam , m , dm , cm , mm.
* Các đơn vị đo độ dài khác:
- Nước Anh và các nước dùng tiếng Anh thường dùng đơn vị đo độ dài là inh (inch)
và dặm (mile).
1 inh = 2,54 cm 1 dặm = 1609m
- Để đo khoảng cách giữa các vật thể trong vũ trụ người ta dùng đơn vị đo là “năm
ánh sáng”
1 năm ánh sáng = 9461 tỉ km
- Trong sinh học để đo kích thước vô cùng bé mà mắt thường không nhìn thấy người
ta dùng đơn vị Angstron (kiw hiệu Ao).
1Ao = 10 – 10 m



1


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC

II. CÁCH ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI (SI).
1. Đổi từ đơn vị đo độ dài lớn sang đơn vị đo độ dài bé.
* Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ: cứ giảm một tên đơn vị thì lấy số đơn vị lớn
nhân thêm 10.
VD1: 1km = 10hm

1m = 10dm

4cm = 40mm

VD2: 1km = 100dam

1m = 100cm

7dm = 700mm

VD3: 1km = 1000m

2m = 2000mm

VD4: 2km = 20000dm

3hm = 30000cm


VD5: 1km = 100000cm
VD6: 1km = 1000000mm
2. Đổi từ đơn vị đo độ dài bé sang đơn vị đo độ dài lớn.
* Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn: cứ tăng một tên đơn vị thì lấy số đơn vị bé chia
thêm 10.
1
VD1: 1hn = 10 km

1
1dm = 10 m

1
4mm = 4 × 10 cm

1
VD2: 1dam = 100 km

1
1cm = 100 m

1
7mm = 7 × 100 dm

1
VD3: 1m = 1000 km

1
2mm = 2 × 1000 m

VD4: 2dm =




1
10000 km

1
3cm = 3 10000 hm
×

1
VD5: 1cm = 100000 km
1
VD6: 1mm = 1000000 km

III. ƯỚC LƯỢNG ĐỘ DÀI.
* Ước lượng độ dài là xác định độ dài của vật nào đó từ việc quan sát bằng mắt
thường.
* Độ dài ước lượng có thể chính xác hoặc không chính xác tùy theo mắt quan sát và
kinh nghiệm của mỗi người.
IV. DỤNG CỤ ĐO ĐỘ DÀI.

2


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC

1. Một vài dụng cụ đo độ dài.
Thước kẻ: Thường dùng trong học tập.


Thước dây: Thường dùng trong may mặc, đo chiều dài con đường ….

Thước cuộn: dùng trong xây dựng

Thước xếp:

Thước kẹp: Thường dùng trong phòng thí nghiệm, dùng đo đường kính các vật
tròn….

2. Giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo.
* Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

3


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC

* Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên
thước.
VI. CÁCH ĐO ĐỘ DÀI.
* Ước lượng độ dài vật cần đo để chọn thước đo thích hợp (thước có GHĐ và
ĐCNN thích hợp).
VD1: Kích thước một quyển sách giáo khoa hoặc một quyền vở viết thường vào
khoảng 20cm đến 30cm nên cần chọn thước đo:
+ Có GHĐ lớn hơn hoặc bằng 30cm (GHĐ khoảng 30cm hoặc 40cm).
+ Có ĐCNN của thước là 1mm để đo chính xác tới mm.
VD2: Để đo chiều dài mảnh vải, các số đo cơ thể người thì ta thường dùng thước
dây
+ Có GHĐ vào cỡ khoảng 2m hoặc 3m.
+ Có ĐCNN của thước là 1mm để đo chính xác tới mm.

* Đặt thước và mắt nhìn đúng cách:
Lưu ý: Đặt thước dọc theo độ dài vật cần đo sao cho một đầu của vật trùng với
vạch số 0 của thước, đặt mắt theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
* Đọc và ghi kết quả đo theo đúng quy đinh:
+ Phải làm tròn kết quả theo độ chia gần nhất với đầu kia của vật (đầu còn lại phải
ngang bằng với vạch số 0), như vậy chữ số cuối cùng phải được ghi theo ĐCNN của dụng
cụ đo.
+ Chú ý:
- Khi đo cùng một độ dài bằng những thước có Đ CNN khác nhau, thì cũng có thể
có kết quả ghi không giống nhau.
- Đơn vị ghi trong kết quả đo phải ghi theo đơn vị của ĐCNN.
B/ BÀI TẬP VẬN DỤNG.
I. BÀI TẬP TỰ LUẬN CƠ BẢN.
Bài 1: Điền vào chổ trống:
a) 12 cm = …….. m

d) 50 cm = …….. m

b) 4 cm = ……..m

e) 2,4 km = …….. m

c) 2,5m = ……..cm

f) 60 m = …….. km

4


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC


Bài 2: Trong các trường hợp sau, người ta thường dùng các loại thước nào để đo độ dài
thích hợp:
a) Thợ mộc đo chiều dài của cửa ra vào.
b) Học sinh đo chiều dài của cuốn sách vật lý.
c) Người bán vải đo chiều dài tấm vải.
d) Thợ may đo vòng ngực để may áo cho khách hàng.
Bài 3: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào có thể dùng để đo độ dài:
a) Một thanh gỗ dài thẳng.
b) Một sợi dây.
c) Một thước mét.
d) Một thùng đựng nước.
Bài 4: Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu?
Bài 5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế
nào?
Bài 6: Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau: Khi
đo độ dài cần:
a) Ước lượng ….(1)…. cần đo.
b) Chọn thước có …(2)… và có …(3)... thích hợp.
c) Đặt thước (4) độ dài cần đo sao cho một đầu của vật …(5)... vạch (vẽ hình) số 0
của thước.
d) Đặt mắt nhìn theo hướng …(6)… với cạnh thước ở đầu kia của vật.
e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia …(7)… với đầu kia của vật
Bài 7. Các kết quả đo độ dài trong ba bài báo cáo kết quả học tập thực hành được ghi như
sau:
a) l1 = 20,lcm
b) l2 = 21cm
c) l3= 20,5cm.
Hãy cho biết ĐCNN của thước do dùng trong mồi bài thực hành.
Bài 8: Khi đo chiều dài mảnh vải thì thợ may dùng thước thẳng. Khi đo số đo cơ thể thì

thợ may dùng thước dây. Tại sao?

5


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC

Bài 9: Khi đo chiều dài của một vật bằng thước thẳng, ta đặt thước như thế nào? Nếu gặp
trường hợp đầu cuối của vật không ngang bằng với một vạch chia thì ta đọc kết quả như
thế nào?
Bài 10: Kết quả do dộ dài trong một bài báo cáo thực hành được ghi là l = 200mm. Hãy
cho biết ĐCNN của thước do dùng trong bài thực hành này là bao nhiêu?
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN NÂNG CAO.
Bài 1: Hãy tìm cách xác định chính xác chiều cao của mình bằng hai thước thẳng có GHĐ
và ĐCNN lần lượt: 100cm - 1mm ; 50cm - 1mm.
Bài 2: Hãy tìm cách xác định độ dày của tờ giấy bằng thước thẳng có GHĐ 30cm và
ĐCNN 1mm và một cái bút chì?
Bài 3: Hãy tìm cách xác định đường kính của một ống hình trụ ( hộp sữa) bằng các dụng
cụ gồm: 2 viên gạch, và thước thẳng dài 200mm, chia tới mm.
Bài 4: Hãy tìm cách xác định đường kính của một quả bóng nhựa bằng các dụng cụ gồm:
2 viên gạch, giấy và thước thẳng dài 200mm, chia tới mm.
Bài 5: Hãy tìm cách xác định chiều cao của một lọ mực bằng các dụng cụ gồm: một êke
và thước thẳng dài 200mm, chia tới mm.
Bài 6: Đường chéo của một Tivi 14 inh dài bao nhiêu mm?
Bài 7: Em hãy tìm phương án đo chu vi của lốp xe đạp bằng thước thẳng có GHĐ 1m và
ĐCNN 1mm.
Bài 8: Cho 1 quả bóng bàn, 2 vỏ bao diêm, 1 băng giấy cỡ 3cm x 15cm, 1 thước nhựa dài
khoảng 200mm, chia tới mm. Hãy dùng những dụng cụ trên để do dường kính và chu vi
quả bóng bàn.
Bài 9: Em hãy chỉ ra cách làm khi dùng một sợi chỉ, một thước kẻ có GHĐ 10cm và

ĐCNN 1mm, để xác định chu vi của một chiếc bút chì?
Bài 10: Hãy tìm cách xác định dường kính trong của một vòi nước máy hoặc Ống tre,
đường kính vung nồi nấu cơm của gia đình em.
Bài 11: Những người đi ôtô, xe máy... thựờng đo độ dài đã đi được bằng số chỉ trên “công
tơ mét” của xe. Không đi xe ôtô, xe máy, em làm thế nào dể xác định gần đúng dộ dài
quãng dường em di từ nhà đến trường?
III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.

6


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng: Để đo độ dài của một vật ta nên dùng:
A. Thước đo

B. Gang bàn tay

C. Sợi dây bất kì

D. chiều dài bàn chân

Câu 2. Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là:
A. km

B. dm

C. mm

D. m


Câu 3. Giới hạn đo của thước là:
A.1 mét
B. Độ dài giữa hai vạch chỉ liên tiếp trên thước.
C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.
D. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 4. Độ chia nhỏ nhất của thước là:
A. 1mm
B. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
C. Cả hai câu A, B đều đúng
D. Cả hai câu A, B đều sai
Câu 5. Khi dùng thước để đo kích thước của một vật em cần phải:
A Biết GHĐ và ĐCNN

B. Ước lượng độ dài của vật cần đo

C. Chọn thước đo thích hợp cho vật cần đo

D. Thực hiện cả 3 yêu cầu trên

Câu 6. Chọn câu trả lời đúng: ĐCNN của thước cho em biết:
A. Giới hạn nhỏ nhất của độ dài vật mà thước có thể đo với độ chính xác biết được.
B. Giới hạn nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt khi đo.
C. Sai số của phép đo.
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 7. Chọn câu trả lời đúng: 1 mét thì bằng
A. 1 000 milimét

B. 10 centimét


C. 100 đêximét

D. 100 milimét

Câu 8. Chọn câu trả lời đúng: Cây thước kẻ học sinh mà em thường dùng trong lớp học
thích hợp để đo độ dài của vật nào nhất:
A. Chiều dài của con đường đến trường

B. Chiều cao của ngôi trường em

C. Chiều rộng của quyển sách vật lí 6

D. Cả 3 câu trên đều sai

7


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC

Câu 9. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao khi đo độ dài của vật, cô giáo yêu cầu em thực hiện
phép đo nhiều lần
A. Để em có kết quả trung bình chính xác hơn
B. Để sai số khi đo sẽ nhỏ hơn
C. Để em tập làm quen với phép đo độ dài cho thuần thục
D. A, B đều đúng

Câu 10. Chọn câu trả lời đúng: Khi đo chiều dài của vật, cách đặt thước đúng là:
A Đặt thước vuông góc với chiều dài vật
B Đặt thước theo chiều dài vật
C Đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu ngang bằng với vạch 0

D Cả 3 câu trên đều sai

Câu 11. Chọn câu trả lời đúng: Khi đọc kết quả độ dài của một vật, cần đặt mắt:
A. Theo hướng xiên từ bên phải
B. Theo hướng xiên từ bên trái
C. Theo hướng vuông góc vời cạnh thường tại điểm đầu và cuối của vật
D. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 12. Chọn câu trả lời đúng: Khi đo độ dài của một vật em phải:
A. Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp
B. Đặt thước và mắt nhìn đúng quy cách
C. Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định
D. Thưc hiện cả 3 yêu cầu trên
Câu 13. Chọn câu trả lời đúng: Để đo độ dài có độ chính xác cao thì ta phải dùng:
A. Thước đo đã được mua từ các tiệm tạp hoá
B. Thước đo được sản xuất từ Trung tâm đo lường chuẩn
C. Thước đo có độ dãn nở ít
D. Thước đo được sản xuất từ Trung tâm đo lường chuẩn có GHĐ và ĐCNH thích
hợp
Câu 14. Chọn câu trả lời đúng: Khi đo kích thước của sân đá bóng, người ta nên dùng
thước đo nào dưới đây để việc đo được thuận lợi nhất;
A Thước thẳng có GHĐ 1m, ĐCNN 1cm

8


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC
B Thước thẳng có GHĐ 1,5m ,ĐCNN 5 mm
C Thước dây có GHĐ 5 m, ĐCNN 1 cm
D Thước dây có GHĐ 10m, ĐCNN 1cm


Câu 15. Chọn câu trả lời đúng: Để đo đường kính của 1 viên bi nhỏ hình cầu ta nên dùng
thước đo nào dưới đây để có độ chính xác nhất:
A. Thước thẳng có GHĐ 10 cm, ĐCNN 2 mm
B. Thước kẹp có GHĐ 10cm, ĐCNN 2mm
C. Thước thẳng có GHĐ 30cm, ĐCNN 0,5 mm
D. Thước dây có GHĐ 10cm, ĐCNN 1cm
Câu 16. Chọn câu trả lời đúng: Để đo số đo của khách may quần áo, người thợ may nên
dùng thước đo nào dưới đây để có độ chính xác nhất:
A. Thước thẳng có GHĐ 50cm, ĐCNN 1cm
B. Thước thẳng có GHĐ 1,5m, ĐCNN 1 mm
C. Thước dây có GHĐ 1,5m, ĐCNN 1cm
D. Thước cuộn có GHĐ 10m, ĐCNN 1cm
Câu 17. Chọn câu trả lời sai: Trong sinh hoạt hằng ngày, người ta dùng các danh từ sau
để gọi:
A. 1 li = 1mm

B. 1 tấc = 1 dm

C. 1 phân = 1 cm

D. A ,B ,C

đều sai
Câu 18. Chọn câu trả lời đúng: Ở nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh đơn vị
thường dùng là
A. Kilômét

B. Inch

C. Dặm


D. B , C đều

C. 2,54 cm

D. 2,54 mm

đúng
Câu 19. Chọn câu trả lời đúng: Một Inch bằng
A 2,54 m

B. 2,54 dm

Câu 20. Chọn câu trả lời đúng: Để đo khoảng cách từ Trái Đất lên mặt trời người ta dùng
đơn vị:
A. Kilômét

B. Năm ánh sáng

C. Dặm

Câu 21. Chọn câu trả lời đúng: Một năm ánh sáng tương đương với độ dài:
A. 9461 trăm kilômét B. 9461 ngàn kilômét

9

D. Hải lí


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC


C. 9461 tỉ kilômét

D. 9461 tỉ dặm

Câu 22. Chọn câu trả lời đúng: Thuật ngữ “Ti vi 24 inches” để chỉ
A. Chiều cao của màn hìng tivi

B. Chiều rộng của màn hình tivi

C. Đường chéo của màn hình tivi

D. Chiều rộng của cái tivi

Câu 23. Chọn câu trả lời đúng: Màn hình máy tính nhà Tùng là loại 19 inch. Đường chéo
của màn hình đó có kích thước:
A. 48,26 mm

B. 4,826 mm

C. 48,26 cm

D. 48,26 dm

Câu 24. Chọn câu trả lời đúng: Khi dùng thước đo chuẩn có ĐCNN là 1mm, với quy
trình đo đúng cách , thì mỗi lần đo người đo có thể mắc phải sai số tối thiểu do mắt nhìn
không thể phân biệt được là:
A. 0,5 mm

B.2 mm


C.3 mm

D. 4 mm

Câu 25. Chọn câu trả lời đúng: Tuấn dùng một thước đo kích thước của một số vật khác
nhau và ghi được các kết quả đúng như sau: 15,3 cm; 24,4 cm; 18,7 cm và 9,1 cm. ĐCNN
của thước đó là:
A. 1 mm

B. 2 mm

C. 3 mm

D. 4 mm

Câu 26. Chọn câu trả lời đúng: Để đo kích thước cỡ nguyên tử thì ta dùng giai đo:
A. 10-10m (ký hiệu là 1 A0 đọc là Angstron)
B. 10-3m
C. Năm ánh sáng
D. Dặm
Câu 27. Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 104 cm 2.
Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN nào ?
A. 1cm

B. Nhỏ hơn 1 cm

C. Lớn hơn 1 cm

D. Cả A,B,C đều sai


Câu 28. Thước dây (dùng để đo quần áo ) có dùng trong ngành mộc được không?
Câu 29. Để đo diện tích của 1 thửa ruộng có kích thước khoảng 10 x 15 (m), bạn A dùng
thước xếp có GHĐ 1m, bạn B dùng thườc cuộn có GHĐ 20m . Theo em, dùng thước nào
sẽ cho kết quả chính xác hơn ?
Câu 30. Hãy chọn thước phù hợp ( cột bên phải ) để đo các đối tượng ( cột bên trái):
Đối tượng

Thước

10


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC

Chiều dài lớp học
Diện tích của sân
Chiều cao của người
Đường kính của ruột bút bi
Chu vi miệng cốc
Chi tiết máy

Thước cuộn
Thước kẻ
Thước xếp
Thước dây
Thước kẹp

C/ HƯỚNG DẪN – ĐÁP ÁN
I. BÀI TẬP TỰ LUẬN CƠ BẢN.

 Bài 1:
a) 0,12 m

d) 0,5 m

b) 0,04 m

e) 2400 m

c) 250 cm

f) 0,06 km

 Bài 2:
a) Thước cuộn
b) Thước kẻ dài 30 cm
c) Thước thẳng
d) Thước dây
 Bài 3:
c) Một thước mét.
 Bài 4:
Tuỳ vào chiều dài của vật mà em ước lượng đế đo độ dài của vật cho dễ dàng
và chính xác.
 Bài 5:
Khi đầu cuôi vật không ngang bằng với vạch chia của thước đo thì đọc giá trị
của gạch gần nhất.
 Bài 6:
a) Ước lượng độ dài cần đo.
b) Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
c) Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng vui

vạch sô 0 của thước.

11


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC

d) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật
e) Đọc và ghi kết quả do theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
 Bài 7.
a) ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành 1 là 0,lcm.
b) ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành 2 là lcm.
c) ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành 3 là 0,5cm hoặc 0,lcm.
 Bài 8: Khi đo tấm vải dùng thước thẳng căng ra cho chính xác,khi đo cơ thể phải
dùng thước dây để đo theo các vòng cung.
 Bài 9: Ta đặt mép thước song song vào sát với vật cần đo. Vạch số 0 của thước
trùng với một đầu của vật. Nếu trường hợp đầu cuối của vật không ngang bằng với một
vạch chia thì đọc ở vạch chia gần nhất.
 Bài 10.
ĐCNN của thước đo có thể là 10mm; 5mm
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN NÂNG CAO.
 Bài 1: Đứng sát vào mép bờ tường, dùng thước 50cm - 1mm đặt trên đỉnh đầu,
đánh dấu sau đó sử dụng thước 100cm - 1mm xác định chiều cao.
 Bài 2: Để xác định chiều dày ta tiến hành như sau:
- Xác định đường kính d0 của bút chì.
- Dùng tờ giấy quấn xung quanh bút chì nhiều lớp sít nhau sau đó dùng thước
xác định đường kính d của bút sau khi quấn giấy.
- Xác định độ dày của các lớp giấy quấn quanh bút d - d 0 chia cho số lớp quấn
ta có độ dày của tờ giấy.
Bài 3: Dùng hai viên gạch chặn hộp sữa như hình bên sau đó

dùng thước đo koảng cách giữa hai mẻp trong của hai viên gạch.
 Bài 4: Xác định tương tự như bài 3.
 Bài 5: Đặt êke dọc sát lọ mực, dùng thước thẳng chận đánh dấu phía trên đỉnh lọ
mực và đồng thời xác định chiều cao của nó.
 Bài 6: Chiều dài của đường chéo tivi: l = 14 x 2,54 cm =35,56cm
 Bài 7: Vạch một đường thẳng sau đó lăn bánh xe mộ vòng trên đường thẳng, sau
đó dùng thước xác định chiều dai chu vi.

12


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC

 Bài 8.
- Đo đường kính quả bóng bàn: đặt 2 vỏ bao diêm tiếp xúc với hai bên quả
bóng bàn và song song với nhau. Dùng thước nhựa đo khoảng cách giữa hai bao diêm, đó
chính là đưừng kính quả bóng bcàn.
- Đo chu vi quả bóng bàn: dùng băng giây quấn một vòng theo đường hàn giữa
hai nửa quả bóng bàn (đánh dâu độ dài một vòng này trên băng giấy). Dùng thước nhựa
do độ dài dã đánh dấu trên băng giấy, đó chính là chu vi quả bóng bàn
 Bài 9: Xác định chu vi của bút chì: dùng sợi chi quấn sát nhau xung quanh bút chì
1 hoặc 10 vòng,... (đánh dấu độ dài tất cả các vòng dây này trên sợi chỉ). Dùng thước để
đo độ dài đã đánh dấu. Lấy kết quả đó chia cho số vòng dây, em được chu vi của bút chì.
 Bài 10: Có nhiều cách để đo đường kính trong của vòi nước máv hoặc ống tre,
đường kính vung nồi của gia đình em, sau dây là một trong các cách đế xác định đo độ dài
đường kính của các vật nêu trên:
- Xác định đường kính của vòi nước máy hoặc ống tre: dùng rọực bôi vào
miệng vòi nước hoặc đầu ống tre (đầu ống phải vuông góc với ống tre) rồi in lên giấy đế
có hình tròn tương đương với miệng vòi nước máy hoặc đầu ống tre. Sau đó cắt theo
đường tròn miệng vòi nước hoặc đầu ống tre, gấp đôi hình tròn vừa cắt. Đo dộ dài đường

gấp là ta xác định được đường kính của vòi nước hoặc ống tre.
- Xác định đường kính của vung nồi nấu cơm: tương tự em có thế dùng cách
như trên hoặc em đặt vung nồi nấu cơm lên một tờ giấy, dùng bút kẻ 2 đường thẳng song
song tiếp xúc với vung nồi nấu cơm. Đo khoảng cách giừa 2 đường thẳng là em xác dịnh
được đường kính của vung nồi nấu cơm.
 Bài 11.
Có nhiều cách để đo độ dài quãng đường em đi từ nhà đến trường, và đây là một
trong các cách dễ nhất đổ xác định gần đúng: trước tiên, em đo chiều dài của một bước
chân rồi lấy số bước chân mà đi được từ nhà đến trường nhân với độ dài mỗi bước chân.
III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Dùng thước đo có độ chính xác cao hơn.
Đáp án: A
Câu 2: Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là: mét (m)

13


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC

Đáp án: D
Câu 3: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Đáp án: C
Câu 4: Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là: độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên
thước.
Đáp án: B
Câu 5: Khi dùng thước để đo kích thước của một vật cần đo em cần phải:
- Biết GHĐ và ĐCNN.
- Ước lượng độ dài của vật cần đo.
- Chọn thước đo cho thích hợp với vật cần đo.
Đáp án: D

Câu 6: ĐCNN của thước có thể cho em biết:
- Giới hạn nhỏ nhất của độ dài vật mà thước có thể đo với độ chính xác biết được.
- Giới hạn nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được khi đo.
- Sai số của phép đo.
Đáp án: D
Câu 7: 1 mét thì bằng 1000 milimét.
Đáp án: A
Câu 8: Cây thước kẻ học sinh mà em thường dùng trong lớp học thích hợp để đo độ dài
của chiều rộng của quyển sách Vật lí 6 nhất.
Đáp án: C
Câu 9: Khi đo độ dài của vật, cô giáo yêu cầu em thực hiện phép đo nhiều lần:
- Để em có được kết quả trung bình chính xác hơn.
- Để sai số khi đo sẽ nhỏ hơn.
Đáp án: D
Câu 10: Khi đo chiều dài của một vật, cách đặt thước đúng là: đặt thước dọc theo chiều
dài vật, một đầu ngang bằng với vạch 0.
Đáp án: C
Câu 11: Khi đọc kết quả độ dài của một vật, cần đặt mắt: theo hướng vuông góc với cạnh
thước tại điểm đầu/cuối của vật.

14


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC

Đáp án: C
Câu 12: Khi đo độ dài của một vật em phải:
- Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
- Đặt thước và mắt nhìn đúng quy cách.
- Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.

Đáp án: D
Câu 13: Để đo độ dài có độ chính xác cao thì ta phải dùng thước đo được sản xuất từ
Trung tâm đo lường chuẩn có GHĐ và ĐCNH thích hợp.
Đáp án: D
Câu 14: Khi đo kích thước của một sân đá bóng, người ta nên dùng thước dây có GHĐ
10m, ĐCNN 1cm để việc đo được thuận lợi nhất.
Đáp án: D
Câu 15: Để đo đường kính của một viên bi nhỏ hình cầu ta nên dùng thước kẹp có GHĐ
10cm, ĐCNN 2mm.
Đáp án: B
Câu 16: Để đo số đo của khách may quần áo, người thợ may nên dùng thước dây có
GHĐ 1,5m, ĐCNN 1cm
Đáp án: C
Câu 17: Trong sinh hoạt hàng ngày, người ta thường dùng các danh từ sau để gọi:
1 li = 1 mm; 1 phân = 1 cm; 1 tấc = 1 dm
=> Câu D sai.
Đáp án: D
Câu 18: Ở nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh đơn vị độ dài thường dùng là: Inch
và Dặm.
Đáp án: D
Câu 19: Một inch bằng: 2,54 cm.
Đáp án: C
Câu 20: Để đo khoảng cách từ trái đất lên mặt trời người ta dùng đơn vị: “năm ánh sáng”.
Đáp án: B
Câu 21: Một năm ánh sáng tương đương với độ dài: 9461 tỉ kilômét.

15


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC


Đáp án: C
Câu 22: Thuật ngữ “Ti vi 24 inches” để chỉ: đường chéo của màn hình tivi.
Đáp án: C
Câu 23: Màn hình máy tính nhà Tùng là loại 19 inch. Đường chéo của màn hình đó có
kích thước: 48,26 cm.
Đáp án: C
Câu 24: Khi dùng thước đo chuẩn có ĐCNN là 1mm, với quy trình đo đúng cách, thì mỗi
lần đo người đo có thể mắc phải sai số tối thiểu do mắt nhìn không thể phân biệt được là:
0,5 mm.
Đáp án: A
Câu 25: ĐCNN của thước đó là: 1 mm
Đáp án: A
Câu 26: Để đo kích thước cỡ nguyên tử thì ta nên dùng giai đo: 10 -10 m (ký hiệu là 1 A
đọc là Amstrom).
Đáp án: A
Câu 27. Dùng thước đo có ĐCNN nhỏ hơn 1cm.
Đáp án: B
Câu 28. Không
Câu 29. Thước cuộn
Câu 30. Chiều dài lớp học – thước cuộn
Diện tích của sân – thước cuộn
Đường kính của ruột bút bi – thước kẹp
Chu vi miệng cốc – thước dây
Chi tiết máy – thước kẻ
ĐỀ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
Mức độ nhận biết
Câu 1: Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết các yêu cầu của dụng cụ đo độ dài
Câu hỏi: Trên các thước đo độ dài, các vạch chia phải mảnh là để làm gì?
A. Đảm bảo mĩ thuật. B. Tăng độ chính xác của phép đo.

C. Tiết kiệm sơn in.

D. Cả A và C.

16


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC

Phương án trả lời: B
Câu 2. Chuẩn cần đánh giá:: Nhận biết các yêu cầu của dụng cụ đo độ dài.
Câu hỏi: Độ chính xác của phép đo độ dài phụ thuộc chủ yếu vào các đại lượng nào
của thước đo ?
A. Giới hạn đo.

B. Độ chia nhỏ nhất.

C. Độ mảnh của các vạch chia.

D. Cả A, B và C

Phương án trả lời : B
Câu 3: Chuẩn cần đánh giá: Biết đổi các đơn vị đo độ dài
Câu hỏi: Đổi 2,05 km ra m ta được kết quả là :
A.25m

B. 2500m

C. 2050m


D. 20500m

Phương án trả lời: C.
Câu 4: Chuẩn cần đánh giá: Biết đổi các đơn vị đo độ dài
Câu hỏi: Viết các đơn vị độ dài sau đây ra xentimét.
a) 3,4m

b) 17dm

c) 1,8mm.

d) 28km.

Phương án trả lời:
a) 3,4m =340cm.
b) 17dm = 170cm
c) 1,8mm= 0,18cm
d) 28km = 2800000cm
Mức độ thông hiểu
Câu 5: Chuẩn cần đánh giá: Biết lựa chọn dụng cụ đo phù hợp với độ dài cần đo
Câu hỏi: Để đo chiều dài của một chiếc bàn học hai chỗ ngồi, ta nên chọn thước đo
nào trong các thước đo sau đây?
A. Thước kẻ có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm.
B. Thước kẻ có GHĐ 1 m và ĐCNN 2 mm.
C. Thước kẻ có GHĐ 1,5 m và ĐCNN 0,5 cm.
D. Thước kẻ có GHĐ 4 m và ĐCNN 1 cm.
Phương án trả lời: C
Câu 6: Chuẩn cần đánh giá: Biết lựa chọn dụng cụ đo phù hợp với độ dài cần đo
Câu hỏi: Để đo độ dài lớp học ta dùng loại thước có:


17


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC

A. GHĐ 5m và ĐCNN 2cm
B.GHĐ 2m và ĐCNN 1cm
C. GHĐ 5m và ĐCNN 1cm
D. GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
Phương án trả lời: C
Câu 7: Chuẩn cần đánh giá: Biết lựa chọn cách đo để hạn chế sai số..
Câu hỏi: Nói về sai số đo lường, cách nói nào dưới đây là chính xác?
A. Sai số là do những sai sót khi tiến hành đo tạo nên, có thể loại được sai số.
B. Chọn phương pháp đo thích hợp sẽ loại được sai số.
C. Sử dụng đo đạc nhiều lần rồi lấy giá trị trung bình sẽ giảm sai số.
D. Sử dụng đo đạc rất nhiều lần rồi lấy giá trị trung bình sẽ loại được sai số.
Phương án trả lời: C
Mức độ vận dụng thấp
Câu 8. Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng thước để đo được độ dài trong một số tình huống
thông thường.
Câu hỏi: Một học sinh dùng thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 0,2 cm để đo
chiều dài của bàn học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi đúng là
A. 120,0 cm

B. 120 cm

C. 1,2 m

D.


1200,0

mm
Phương án trả lời: A
Câu 9. Chuẩn cần đánh giá:Sử dụng thước để đo được độ dài trong một số tình huống
thông thường.
Câu hỏi: Một học sinh dùng thước thẳng có GHĐ 6m và ĐCNN 1 cm để đo chiều
dài của bàn học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi sai là
A. 5,2m

B. 52,0 dm

C. 520 cm

D. 521 cm

Phương án trả lời : A
Mức độ vận dụng cao
Câu 10: Chuẩn cần đánh giá: Xác định được độ dài trong một số tình huống thực tế..

18


BỒI DƯỠNG VẬT LÝ LỚP 6 - CLC

Câu hỏi: Một học sinh khẳng định rằng: “Nếu có chiếc thước có GHĐ là 1m thì chỉ
cần đo một lần sẽ biết được chiều dài từ nhà đến trường”. Bạn học sinh đó đã làm như thế
nào? Cách làm đó có chính xác không? Tại sao?
Phương án trả lời: Trước hết dùng thước đo độ dài của một bước chân đi bộ. Sau
đó vừa đi vừa đếm số bước chân từ nhà đến trường. Lấy số bước chân nhân với chiều dài

một bước chân sẽ được chiều dài từ nhà đến trường. Cách làm này không chính xác vì
chiều dài các bước chân không đều nhau mà lại chỉ đo một bước. Để giảm sai số nên đo
chiều dài của nhiều bước chân đi bộ rồi lấy giá trị trung bình chiều dài của một bước
chân.
Câu 11: Chuẩn cần đánh giá: Xác định được độ dài trong một số tình huống thực tế..
Câu hỏi; Hãy xác định đường kính của một sợi dây đồng mảnh (đường kính nhỏ
hơn 1mm). Dụng cụ: Một thước thẳng có GHĐ 25 cm và ĐCNN 1mm, một chiếc bút chì.
Phương án trả lời: Quấn sợi dây đồng quanh bút chì sao cho thật sát nhau. Đo
chiều dài lớp dây đồng đã quấn rồi đếm số vòng dây đồng. Lấy chiều dài đo được chia
cho số vòng sẽ được đường kính của dây đồng.

19



×