Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Trắc nghiệm GDCD bài 6+7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.18 KB, 4 trang )

Ôn tập GDCD 12.k2

BXT -THPT Sông Ray.

CHỦ ĐỀ 1
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
I.Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1. Trong các quyền tự do cơ bản của công dân, quyền nào đóng vai trò quan trọng nhất ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
C. Quyền đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
D. Quyền tự do ngôn luận
Câu 2. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm theo quy định của Bộ Luật hình sự ?
A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên
B. Người từ đủ 15 tuổi trở lên
C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên
D. Người từ đủ 17 tuổi trở lên
Câu 3. Trong Hiến pháp và Pháp luật nước ta, những quyền nào có vị trí quan trọng nhất và
không tách rời đối với mỗi công dân
A. Quyền tự do cơ bản
B. Quyền bình đẳng
C. Quyền sống
D. Quyền dân chủ
Câu 4. Việc xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chủ yếu được thể
hiện qua việc là trái pháp luật nào sau đây:
A. Đánh người gây thương tích
B. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật
C. Khám xét nhà khi không có lệnh
D. Tự tiện bóc mở thư tín, điện tín của người khác
Câu 5. Cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo đê tạm giam ?
A. Viện kiểm sát nhân dân các cấp


B. Tòa án nhân dân các cấp
C. Cơ quan điều tra các cấp
D. Ủy ban nhân dân
Câu 6. Trong trường hợp nào thì bất cứ người nào cũng có quyền bắt người ?
A. Người đang bị tuy nã
B. Người phạm tội lần đầu
C. Người phạm tội rất nghiêm trọng
D. Bị cáo có ý định bỏ trốn.
Câu 7. Để bắt người đúng pháp luật, ngoài thẩm quyền và trình tự, chúng ta cần tuân thủ quy
định nào khác của pháp luật ?
A. Đúng công đoạn
B. Đúng thủ tục
C. Đúng giai đoạn
D. Đúng thời điểm
Câu 8. Việc làm nào sau đây xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của
người khác?
A. Bố mẹ phê bình con cái khi con cái mắc lỗi B. Khống chế và băt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà.
C. Bắt người theo quyết định của Tòa án.
D. Đánh người gây thương tích.
Câu 9. Trong các quyền tự do sau, đâu là quyền tự do về thân thể
A. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
D. Quyền tự do ngôn luận
Câu 10. Hành vi nào sau đây xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự ?
A. Vu khống người khác.
B. Bóc mở thư của người
C. Vào chổ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý
D. Bắt người không có lí do
Câu 11. Chỉ được khám xét nhà ở của công dân trong trường hợp nào sau đây:

A. Lấy lại đồ đã cho mượn nhưng người đó đi vắng
B. Nghi ngờ nhà đó lấy trộm đồ của mình
C. Cần bắt người bị truy nã đang lẫn tránh ở đó
D. Bắt người không có lí do
Câu 12. Để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đối với chỗ ở của người khác, chúng ta
phải có thái độ tôn trọng và đối với chỗ ở của mình, chúng ta phải tự biết
A. Bảo vệ
B. Tố cáo
C. Ủng hộ
D. Tôn trọng
Câu 13. Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân
A.Giúp chủ nhà phá khóa để vào nhà.
B. Con cái đi vào nhà mà không xin phép bố mẹ
C. Trèo qua nhà hàng xóm lấy đồ bị rơi.
D. Tự tiện ra vào nhà mà mình đang thuê trọ.
Câu 14. Hình thức nào sau đây không phải là thư tín, điện tín
A. Tin nhắn điện thoại
B. Email.
C. Bưu phẩm.
D. Sổ tay ghi chép.
Câu 15. Hành vi nào sau đây xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi
B. Nhận thư không đúng tên mình gửi trả lại bưu điện
C. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ
D. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị
Trang 1


Ôn tập GDCD 12.k2


BXT -THPT Sông Ray.

Câu 16. Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí
mật thư tín, điện thọai, điện tín
A. Thư của người thân thì được phép mở ra xem B. Đã là vợ chồng thì được tự ý xem thư của nhau
C. Thư nhặt được thì được phép xem
D. Người có thẩm quyền được phép kiểm tra thư để phục vụ
công tác điều tra.
Câu 17. Trong các quyền tự do sau, đâu là quyền tự do về tinh thần
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe
D. Quyền tự do ngôn luận
Câu 18. Quyền nào sau đây giúp đảm bảo cho công dân có điều kiện để chủ động và tích cực
tham gia vào công việc chung của Nhà nước và xã hội ?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
B. Quyền tự do ngôn luận
C. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở
D. Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện tín.
Câu 19. Hoạt động nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận
A. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình
B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai.
C. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong các dịp đại biểu tiếp xúc cử tri
D. Viết bài với nội dung xuyên tạc sai sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nước và tung lên mạng
internet.
Câu 20. Để thực hiện các quyền tự do cơ bản, công dân cần tránh việc làm nào sau đây ?
A. Tìm hiểu các quyền tự do cơ bản của mình
B. Tuyệt đối không tố cáo những việc làm trái pháp luật của người khác.
C. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
D. Tích cực giúp đỡ các bộ nhà nước thi hành pháp luật

II. Luyện tập điền khuyết
Lựa chọn một đáp án đúng nhất (hoặc đúng duy nhất) trong các câu sau:
Câu 1. Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và luật quy định
mối quan hệ cơ bản giũa Nhà nước và (1) …………….
1. A. nhân dân
B. công dân
C. dân tộc
D. cộng đồng
Câu 2.Theo pháp luật Việt Nam, không ai bị bắt nếu không có quyết định của (2) ………..,
quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội (3) ………..
2. A. tòa án
B. chính phủ
C. quốc hội
D. công an
3. A. ban đêm
B. quả tang
C. nghiêm trọng
D. nguy hiểm
Câu 3. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về (4) ...................... Việc bắt giữ người phải đeo
đúng quy định của pháp luật
4. A. thân thể
B. lương tâm
C. nhân phẩm
D. danh dự
Câu 5. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là quyền
(5) ................. của công dân và quan trọng nhất vì nó gắn liền với mỗi con người, giúp công dân
có thể sống tự do và an toàn.
5. A. cơ bản
B. cơ sở
C. thực chất

D. bản chất
Câu 6. Mọi việc làm xâm hại đến tính mạnh, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của người khác
đều bị pháp luật (6) …………………. nghiêm khắc.
6. A. cảnh cáo
B. trừng phạt
C. phê phán
D. phê bình
Câu 7. Trong cuộc sống, chúng ta phải biết (7) ……………. tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân
phẩm và danh dự của người khác. Đồng thời phải biết (8) ………….. quyền của mình.
7. A. bảo vệ
B. tìm hiểu
C. yêu thương
D. Tôn trọng
8. A. yêu thương
B. tìm hiểu
C. bảo vệ
D. Tôn trọng
Câu 9. Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân vừa trái
với(9) ................ xã hội, vừa vi phạm pháp luật
9. A. Lương tâm
B. đạo đức
C. chuẩn mực
D. dư luận
Trang 2


Ôn tập GDCD 12.k2

BXT -THPT Sông Ray.


Câu 10. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở là một trong những quyền (10) ................. của công dân
được quy định trong hiến pháp của Nhà nước ta.
10. A. cơ bản
B. cơ sở
C. thực chất
D. Bản chất
Câu 11. Không ai được tự ý vào vào chổ ở của người khác nếu không được người khác đồng ý,
trừ trường hợp (11) .................. cho phép.
11. A. tòa án
B. pháp luật
C. cảnh sát
D. công an
Câu 12. Mỗi chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời biết tự (12) …………..
chổ ở của mình và (13) ……….….. người khác khi họ xâm hại chổ ở một cách trái phép
12. A. bảo vệ
B. ủng hộ
C. tố cáo
D. tôn trọng
13. A. bảo vệ
B. ủng hộ
C. tố cáo
D. tôn trọng
Câu 13. Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là (14) ………… dùng để thăm hỏi, trao đổi tin
tức hoặc cùng nhau bàn bạc công việc sản xuất kinh doanh.
14. A. động lực
B. cơ sở
C. phương tiện
D. mục tiêu
Câu 14. Thư tín, điện thoại, điện tín là phương tiện sinh hoạt thuộc về đời sống (15) ……….. của
mỗi con người, thuộc về bí mật (16) ………. của mỗi cá nhân

15. A. vật chất
B. tinh thần
C. tâm hồn
D. văn hóa
16. A. đời tư
B. riêng biệt
C. biệt lập
D. riêng tư
Câu 15. Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp công dân (17) ………. chủ
động và tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội
17. A. góp ý
B. giúp đỡ
C. tham gia
D. kiến nghị
Câu 16. Để thực hiện quyền tự do (18) …………., công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội
để đề đạt nguyện vọng của mình.
18 A. tín ngưỡng
B. ngôn luận
C. thân thể
D. hội họp
Câu 17. Để bảo đảm các quyền tự do cơ bản, Nhà nước ta (19) ……pháp luật và(20……….nghiêm
khắc các hành vi xâm phạm đến các quyền cơ bản của công dân.
19. A. ban hành
B. thực hiện
C. áp dụng
D. đề xuất
20. A. góp ý
B. trừng trị
C. nhắc nhở
D. cảnh cáo

CHỦ ĐỀ 2
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ
I. khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1. Trong quá trình bầu cử, việc mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc
nào trong bầu cử ?
A. Phổ thông
B. Bình đẳng
C. Trực tiếp
D. Bỏ phiếu kín
Câu 2. Trong quy định của pháp luật về quyền tố cáo, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật mà công
dân có thể tố cáo là
A. cá nhân.
B. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. tổ chức.
D. bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
Câu 3. Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu Đại biểu
quốc hội là vi phạm nguyên tắc gì theo Luật bầu cử:
A. Phổ thông
B. Bình đẳng
C. Trực tiếp
D. Bỏ phiếu kín
Câu 4. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công
dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền ứng cử
B. Quyền đóng góp ý kiến
C. Quyền kiểm ta, giám sát
D. Quyền tham quan quản lý nhà nước và xã hội
Câu 5. Theo quy định của pháp luật nước ta, ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
A. Công dân đủ 21 tuổi trở lên
B. Cán bộ, công chức nhà nước

C. Tất cả mọi công dân
D. Những người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Câu 6. Trong quá trình bầu cử, việc cử tri không thể tự mình viết được phiếu bầu thì nhờ người
khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử?
Trang 3


Ôn tập GDCD 12.k2

BXT -THPT Sông Ray.

A. Phổ thông
B. Bình đẳng
C. Trực tiếp
D. Bỏ phiếu kín
Câu 7. Trong quá trình bầu cử, việc mỗi người được tự do, độc lập thể hiện sự lựa chọn của mình đối
với những người trong danh sách ứng cử viên đã thể hiện nguyên tắc bầu cử gì?
A. Phổ thông
B. Bình đẳng
C. Trực tiếp
D. Bỏ phiếu kín
Câu 8. Trong quá trình bầu cử, việc Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chổ ở của
cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử?
A. Phổ thông
B. Bình đẳng
C. Công bằng
D. Bỏ phiếu kín
Câu 9. Để nhân dân thực thi dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp, trước tiên Nhà nước phải ghi nhận
các quyền dân chủ của công dân trong.
A. Hiến pháp

B. Pháp luật
C. Quy định
D. Quy tắc
Câu 10. Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường
A. tự đề cử.
B. tự bầu cử
C. được giới thiệu
D. được đề cử
II. Luyện tập
Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây.
Câu 1. Hiến pháp nước ta quy định mọi công dân Việt Nam đủ (3)............tuổi trở lên đều có quyền bầu
cử và đủ (4) ...........tuổi trở lên có quyền ứng cử nếu không vi phạm những trường hợp bị cấm theo quy
định của pháp luật.
(3) A. 18
B. 19
C. 20
D. 21
(4) A. 18
B. 19
C. 20
D. 21
Câu .2. Các công dân có đủ 21 tuổi trở lên, không vi phạm các điều cấm và có năng lực, tín nhiệm với
cử tri đều có thể (5)............ hoặc được cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội
(6) .............ứng cử.
(5) A. tự đề cử
B. tự bầu cử
C. tự ứng cử
D. được đề cử
(6) A. đề cử
B. đề bạt

C. giới thiệu
D. chọn lựa
Câu 3. Quyền tham gia quả lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân được tham gia (7)............vào
các công việc chung của đất nước và quyền được (8) .......... với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ
máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế.
(7) A. xây dựng
B. thảo luận
C. đóng góp
D. phê bình
(8) A. kiến nghị
B. khiếu nại
C. tố cáo
D. phê bình
Câu 4. Mục đích của khiếu nại là nhằm (9) ...............…..quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu
nại đã bị xâm hại. Mục đích của tố cáo là nhằm ...................(10) các việc làm trái pháp luật, xâm hại
đến lợi ích của Nhà nươc và công dân
(9) A. tìm kiếm
B. bảo vệ
C. khôi phục
D. phát hiện
(10) A. bảo vệ
B. tìm kiếm
C. khôi phục
D. ngăn chặn
Câu 5.Hiến pháp nước ta quy định nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua (1)..............là
những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân (2) ............ ra và chịu
trách nhiệm trước nhân dân.
(1) A. Quốc hội B. Hội đồng nhân dân C. Quốc hội và Hội đồng nhân dân. D. Mặt trận Tổ quốc
(2) A. bầu
B. chọn

C. tìm
D. tự đứng ra

Trang 4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×