BÀI PHÁT BIỂU CỦA BAN TỔ CHỨC ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM
NĂM 2010
Kính thưa: -Quý vị khách quý!
-Quý thầy cô cùng toàn thể các em học sinh!
Hòa cùng khí thế cả nước đang tổ chức các hoạt động vui tết trung thu.
Tết trung thu là tết của Thiếu nhi Việt Nam. Trung thu năm nay diễn ra trong
không khí tưng bừng, náo nhiệt, chào mừng một năm học mới với chủ đề và
nhiệm vụ mới. Đặc biệt là chào mừng Đại hội đảng Bộ Tỉnh Kiên Giang, và đại
lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Thay mặt cho Ban tổ chức đêm họp mặt thiếu
nhi cho toàn xã Tân Khánh Hòa hôm nay, tôi xin được gửi lời chúc sức khoẻ và
hạnh phúc tới quý vị đại biểu, quý thầy, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh.
Chúc các em thiếu nhi đón một đêm trung thu vui vẻ, thành công và bổ ích.
Kính thưa: -Quý vị khách quý!
-Quý thầy cô cùng toàn thể các em học sinh!
Theo sách cổ thì tục vui Tết Trung-Thu đã có từ thời Đường
Minh Hoàng bên Trung-Hoa, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn
Minh, vào đầu thế kỷ thứ tám (713-755). Năm ấy vào đêm Rằm
tháng tám, trời thật là đẹp, trăng tròn sáng tỏ, gió mát hây
hây. Thấy cảnh đẹp của đất trời, nhà vua ngự chơi ngoài thành
tới mãi trời khuya. Lúc đó có một ông già đầu bạc phơ trắng
như tuyết, chống gậy tới bên nhà vua. Trông người và theo cử
chỉ, nhà vua đoán ngay là một vị thượng tiên giáng thế. Ông
già kính cẩn chào nhà vua rồi hỏi:
- Bệ hạ có muốn lên thăm cung trăng không?
Nhà vua liền trả lời “có”
Vị tiên liền đưa chiếc gậy lên trời, hoá phép ra một chiếc cầu
vồng, một đầu giáp cung trăng, còn đầu kia chạm mặt đất. Tiên
ông đưa nhà vua trèo lên cầu vồng, chẳng bao lâu đã đến cung
trăng. Phong cảnh nơi đây thật đẹp, một vẻ đẹp khác xa nơi
trần thế. Có những nàng tiên nữ xinh đẹp, xiêm y lộng lẫy, múa
những điệu múa quyến rũ, và có muôn vàn mầu sắc. Nhà vua
đang say sưa với những cảnh đẹp thì tiên ông lại đưa nhà vua
trở lại cung điện. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung
trăng đầy thơ mộng. Để kỷ niệm cái ngày du Nguyệt điện, nhà
vua đặt ra Tết Trung thu. Trong ngày Tết này, người ta uống
rượu thưởng trăng, và vì vậy Tết này còn được gọi là Tết Trông
trăng.
Tết Trung Thu lan rộng sang các nước láng giềng và thuộc địa
1
của Trung Hoa. Sách sử Việt không nói rõ dân ta bắt đầu chơi
Tết Trung Thu từ bao giờ, chỉ biết hàng mấy trăm năm trước, tổ
tiên ta đã theo tục này. Ngay từ đầu tháng tám âm lịch, chợ
búa bắt đầu có màu sắc Trung Thu. Đèn ông sao, đèn kéo
quân, và bánh nướng, bánh dẻo đã được bày bán la liệt trong
các cửa hiệu rực rỡ ánh đèn. Người mua lẫn người đi xem đông
chen như hội. Ngoài các loại đèn giấy và bánh kẹo còn có các
con giống đầu lân, mặt ông địa, bày bán đầy các chợ. Những
nhà giàu còn bày cỗ Trung Thu để khoe tài nấu nướng của các
cô con gái tới tuổi lấy chồng. Đúng vào ngày rằm, các thành
phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn đều có múa sư tử, múa lârất
náo nhiệt.
Kính thưa: -Quý vị khách quý!
-Quý thầy cô cùng toàn thể các em học sinh!
Trẻ em rất mong đợi được đón tết trung thu vì
thường được người lớn tặng các món đồ chơi truyền thống như:
đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, mũ sư tử... rồi bánh
nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ,
trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát
vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi, người ta còn tổ chức
múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.
Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với
Tết Trung Thu của người Trung Quốc. Theo phong tục người
Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm
đèn kéo quân thắp bằng nến bên trong để treo trong nhà và trẻ
con được chơi rước đèn kéo quân (hoặc đèn ông sao). Cỗ mừng
trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa
quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí
mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình cảm
gia đình lại càng gắn bó thêm.
Nhân dịp này người ta thường mua bánh trung thu, trà, rượu để
cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và
các ân nhân khác.
Người Việt Nam tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết
Trung Thu, nhưng người Trung Quốc lại tổ chức Múa Lân trong
dịp Tết Nguyên Đán. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người
Trung Quốc không có những phong tục này. Thời xưa, người
Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu
hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình". Trai gái dùng
điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là
vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui
chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài
2
thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục
hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long
Quân đời Hồng Bàng.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu
còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận
mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng
mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có
thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ
thịnh trị v.v. Người Trung Quốc không có phong tục này.
Kính thưa các vị đại biểu, thưa các thầy giáo, cô giáo và toàn thể các
cháu học sinh!
Trong năm học qua, thiếu nhi xã Tân Khánh Hòa đã có nhiều thành tích
trong công tác dạy và học, nhiều cháu học sinh đã đạt danh hiệu học sinh giỏi
các cấp, nhiều thầy giáo cô giáo đã đạt danh hiệu lao động tiến tiến, chiến sĩ thi
đua. Những thành tích đó đã trở thành nguồn động viên to lớn để thầy và trò nhà
trường tiếp tục phấn đấu vươn lên, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của địa
phương ngày một phát triển.
Trong đêm hội trăng rằm hôm nay, tôi mong rằng thầy trò nhà trường
luôn phát huy tốt truyền thống dạy và học đã có để gặt hái thêm nhiều thành
công hơn nữa, xứng đáng với niềm mong mỏi, tin yêu của nhân dân và chính
quyền địa phương.
Nhân dịp này tôi kêu gọi các mạnh thường quân, các doanh nghiệp và các
nhà hảo tâm sẽ quan tâm hơn nữa, ủng hộ vật chất và kinh phí nhiều hơn nữa để
phong trào này sẽ được xã đoàn tổ chức thường xuyên.
Cuối cùng, xin được gửi lời chúc Tết Trung thu thân ái và nồng thắm nhất
tới thầy trò nhà hai trường. Chúc đêm trung thu của chúng ta thành công tốt đẹp.
Chúc các em học sinh ngoan, học giỏi và có nhiều tiến bộ vượt bậc trong năm
học mới. Chúc đêm hội trăng rằm tối hôm nay thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn
3