Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.03 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
----------------- ∞ -----------------

LÊ THỊ LỘC

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CHỨNG CHỈ RỪNG TRONG
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
(CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Hà Nội, 2008

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
----------------- ∞ -----------------

LÊ THỊ LỘC

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CHỨNG CHỈ RỪNG TRONG QUẢN
LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG


Cán bộ Hƣớng dẫn : GS. Nguyễn Ngọc Lung
TS. Võ Văn Sơn

Hà Nội, 2008

ii


Mục lục
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... i
Mục lục .......................................................................................................................... ii
Danh mục bảng biểu ...................................................................................................... iv
Danh mục hình: ............................................................................................................. iv
Danh mục phụ lục ......................................................................................................... iv
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................. v
Lời mở đầu ..................................................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 2
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ
RỪNG ............................................................................................................................ 4
1.1 Sơ lƣợc quan điểm về QLRBV & CCR .................................................................... 4
1.2 Chứng chỉ rừng (CCR) – Khái niệm và Cơ chế hoạt động ......................................... 8
1.2.1 Hội đồng quản trị rừng (FSC) và Vai trò ................................................................ 8
1.2.2 CCR - Cơ chế hoạt động ........................................................................................ 9
1.3 CCR và sự phát triển ............................................................................................... 12
1.3.1 Thế giới ................................................................................................................ 12
1.3.2 Trong nƣớc ...........................................................................................................16
1.4 Thảo luận vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 18
CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................27
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 27
2.1.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................................27

2.1.2 Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................27
2.2. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 27
2.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu ...........................................................................................27
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................28
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 28
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 28
2.4.1 Phƣơng pháp luận ................................................................................................28
ii


2.4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 29
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 35
3.1 Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Việt Nam ........................................ 35
3.1.1 Ý nghĩa của QLRBV và CCR .............................................................................. . 35
3.1.2 Cơ sở của chứng chỉ rừng .....................................................................................43
3.1.3 Triển vọng và thách thức ......................................................................................47
3.1.3.1 Những triển vọng trong QLRBV và CCR. ......................................................... 47
3.1.3.2 Khó khăn và thách thức trong quản lý rừng bền vững ........................................ 52
3.1.3.3 Những khó khăn đối với các đơn vị thực hiện CCR .............................................. 55
3.2 Những yếu tố ảnh hƣởng đến QLRBV và CCR tại Việt Nam ...................................64
3.2.1 Xu hƣớng thế giới, khu vực ..................................................................................64
3.2.2 Tác động thị trƣờng ..............................................................................................70
3.2.2.1 Ảnh hƣởng của ngƣời mua tới QLRBV, CCR và sản xuất lâm sản Việt Nam ............... 70

3.2.2.2 Vai trò của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong QLRBV ở Việt Nam ..................... 73
3.2.3 Hành lang pháp lý cho QLRBV & CCR của Việt Nam .........................................76
3.3 Quan điểm của các bên liên quan .............................................................................79
3.3.1 Quan điểm của các doanh nghiệp chế biến gỗ về Chứng chỉ gỗ ở Việt nam ..........79
3.3.2 Ngành chế biến gỗ trong việc quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam .............................80
3.3.3 Ý kiến của chuyên gia về xã hội và quyền của ngƣời bản địa ................................81

CHƢƠNG 4 ĐỀ XUẤT................................................................................................ 84
4.1 Giải pháp về chính sách ........................................................................................... 84
4.2 Giải pháp về kỹ thuật ...............................................................................................88
4.3 Giải pháp về tài chính ..............................................................................................93
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 95
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................97
Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................................... 97
Tài liệu tiếng Anh ................................................................................................................. 98

iii


Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1 Danh sách các cuộc họp......................................................................... 30
Bảng 2.2 Điều tra thực địa .................................................................................... 31
Bảng 2.3 Họp chuyên gia...................................................................................... 32
Bảng 2.4 Chƣng cầu ý kiến trực tiếp ...................................................................... 33
Bảng 3. 1 Diện tích rừng đƣợc cấp chứng chỉ (1997, 2006) ...................................... 48
Bảng 3. 2 So sánh các chức – tính năng giữa các loại rừng ...................................... 51
Bảng 3. 3 Hệ số thể hiện đến quản lý rừng ............................................................ 61
Bảng 3. 4 Các cơ sở sản xuất các lâm sản và công suất ......................................... 74
Bảng 3. 5 Dự đoán nhu cầu sử dụng sản phẩm gỗ (đơn vị 1000 m3) ..................... 75
Danh mục hình:
Hình 3.1 Diện tích rừng đƣợc chứng chỉ theo vùng (1997 & 2007) ....................... 49
Hình 3.2 Sự phát triển Chứng chỉ rừng trên toàn cầu (ha) ..................................... 64
Danh mục phụ lục
Phụ lục 1: Các văn bản pháp luật liên quan tới quản lý bảo vệ rừng từ 1945 đến nay
............................................................................................................................ 107
Phụ lục 2: Danh sách các đơn vị chứng chỉ đƣợc FSC ủy nhiệm ......................... 115


iv


Lời mở đầu
Theo su hƣớng thực hiện Quản lý rừng bền vững (QLRBV) và Chứng chỉ rừng (CCR) của thế giới,
Việt Nam đã có định hƣớng rõ ràng về quản lý rừng bền vững và mục tiêu về CCR nhƣng chƣa xây dựng
đƣợc khuôn khổ chính sách cũng nhƣ kế hoạch hoạt động nhằm tạo điều kiện cho QLRBV và CCR chở
thành hiện thực và phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng và bổ sung để hoàn thiện khuôn khổ chính
sách và các quy định về kĩ thuật liên quan đến QLRBV và CCR đang là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Đặt vấn đề
Rừng tự nhiên của Việt Nam và thế giới đang giảm nhanh trong. Thực tế đã chứng tỏ rằng, nếu chỉ
có bằng các biện pháp nhƣ: luật pháp, chƣơng trình, công ƣớc…thì không thể bảo vệ đƣợc diện tích rừng tự
nhiên. Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay đƣợc cộng đồng quốc tế cũng nhƣ nhiều nƣớc đặc
biệt quân tâm đó là cùng với những giải pháp truyền thống đa và đang đƣợc thực hiện, cần phải có giải pháp
thiết lập quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng (CCR).Mặc dù CCR vừa có thể tăng khả năng
tiếp cận thị trƣờng, vừa đem lại các lợi ích về mặt môi trƣờng và xã hội cho nƣớc sản xuất và xuất khẩu,
CCR cũng đòi hỏi cần có những khung chính sách có tính hỗ trợ từ ở tất cả các cấp từ địa phƣơng đến trung
ƣơng cũng nhƣ cộng đồng quốc tế để có thể thực tế hóa các tính năng của nó. Quá trình đƣa chứng chỉ rừng
(CCR) vào quản lý rừng bền vững tại Việt Nam cần đƣợc xem xét đánh giá lại một cách toàn diện và đúc rút
những kinh nghiệp áp dụng CCR để CCR thực sự là một công cụ quản lý rừng bền vững hiệu quả.
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG
1.1 Sơ lƣợc quan điểm về QLRBV & CCR
Từ những năm 70 đã bắt đầu có rất nhiều sự lo lắng sâu sắc về tốc độ xuống cấp và mất rừng nhiệt đới
do hậu quả của quá trình cơ khí hóa, hiện đại hóa giao thông cũng nhƣ sự bùng nổ dân số và phát triển kinh
tế. Vào những năm 1990, mỗi năm trên thế giới mất khoảng 16.1 triệu ha rừng (FAO, 2001) [7].
Quan điểm về Quản lý rừng bền vững (QLRBV) đƣợc hình thành do tình trạng mất rừng ở khắp nơi
trên thế giới diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là rừng nhiệt đới tại các nƣớc đang phát triển. Quan
điểm QLRBV xuất phát trên cơ sở lý luận về phát triển bền vững.
Bắc Âu là nơi có lịch sử sử dụng rừng cho mục đích công nghiệp lâu đời nhất; đây cũng là nời đầu
tiên áp dụng quản lý rừng tốt đến luân kỳ thứ 2 và thứ 3. Phần lớn rừng ở đây đƣợc quản lý theo nguyên

tắc sản lƣợng bền vững và nó đƣợc áp dụng và tuân thủ sớm nhất.
Thụy Điển là nƣơc mà ngành lâm nghiệp trải qua các giai đoạn từ khai thác gỗ (những năm 1850) đến
khai thác đại trà (1900) sau đó chuyển sang khai thác có lựa chọn theo quan điểm QLRBV (giữa thế kỷ 20)
và tiến tới Quản lý rừng đa mục tiêu (từ năm 1990).
Đức là nƣớc đầu tiên ở Châu Âu sử dụng thuật ngữ “bền vững” trong lâm nghiệp. Năm 1713 nhà lâm
nghiệp Carlowitz sử dụng thuật ngữ “bền vững” để chỉ lƣợng gỗ lấy ra khỏi rừng không đƣợc vƣợt quá
lƣợng gỗ mà rừng có thể tăng trƣởng trong cùng một khoảng thời gian tƣơng ứng (Hans Carl Von Carlowitz,
1713.) [4]. Năm 1804, một nhà lâm nghiệp ngƣời Đức khác là Hartig đã đề cập đến quan điểm sản lƣợng bền
vững là sản lƣợng khai thác gỗ qua các thế hệ không nên vƣợt quá lƣợng tăng trƣởng. Ý tƣởng này là xƣơng
sống cho nền lâm nghiệp hiện đại ở châu Âu và Bắc Mỹ. Trong mối liên quan đến sản lƣợng gỗ bền vững
còn có những giá trị khác của rừng, nó đóng vai trò quan trọng nếu xét trên quan điểm quản lý rừng bền
vững, đó là giá trị sinh thái, xã hội, văn hóa và tinh thần (Paavilainen, E. 1994) [5]. Đến giữa thế kỷ 19, giáo
sƣ Kark Garye đã nhận thấy tác động tiêu cực của việc quản lý điều chế rừng theo phƣơng thức “chặt trắng
rừng đều tuổi” trên cả 2 khía cạnh kinh tế và môi trƣờng. Tiếp theo ý tƣởng về “rừng ổn định”, năm 1923
Moller đã có những nhận định trƣớc về mô hình quản lý rừng “hòa hợp với thiên nhiên”. Mặc dù những
nhận định và ý tƣởng đó phải mất nhiều thời gian mới đƣợc thừa nhận, nhƣng những quan điểm sử dụng
rừng đó thực sự đóng vai trò nhƣ nguyên tắc cơ bản nhất trong QLRBV ngày nay. Dựa trên quan điểm đó,
chúng ta có những quan điểm khác nhau trong QLRBV, chẳng hạn nhƣ “gần gũi với thiên nhiên”, “hài hòa
với thiên nhiên”, “tƣơng hợp với thiên nhiên”, “sử dụng rừng trên quan điểm hệ sinh thái”. (IGES,
Sustainable Asia 2005 & Beyond) [6]
Tổ chức rừng nhiệt đới quốc tế (ITTO) đã đƣa ra khái niệm về quản lý rừng bền vững (SFM) mà
hiện nay đƣợc sự đồng tình và áp dụng của nhiều tổ chức, cá nhân (ITTO webpage) [8].
"Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý đất rừng cố định để đạt được một hoặc niều mục
tiêu được xác định rõ ràng của công tác quản lý trong vấn đề sản xuất liên tục các lâm phẩm và dịch vụ

1


rừng mà không làm giảm đi đáng kể những giá trị vốn có và khả năng sản xuất sau này của rừng và
không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực thái quá đến môi trường vật chất và xã hội”.

Tại các hội nghị quốc tế về rừng: Năm 1993, tại Hội nghị các Bộ trƣởng về bảo vệ rừng châu Âu
diễn ra tại Helsinki, ngƣời ta nhấn mạnh rằng quản lý rừng bền vững nghĩa là nuôi dưỡng và sử dụng
rừng sao cho rừng vẫn có khả năng tái sinh, phát triển được giá trị kinh tế, duy trì được các chức năng
sinh thái, xã hội ở phạm vi toàn cầu, quốc gia và cấp địa phương mà không phá vỡ hệ sinh thái.
Các nƣớc châu Phi và Á tiếp cận với quan điểm QLRBV muộn hơn các nƣớc ở châu Âu và Mỹ.
Đầu những năm 90, tiếp nhận quan điểm QLRBV của các nƣơc phát triển đi trƣớc trong việc quản lý và
sử dung rừng tại các nƣớc trong khu vực châu Á.
1.2 Chứng chỉ rừng (CCR) – Khái niệm và Cơ chế hoạt động
1.2.1 Hội đồng quản trị rừng (FSC) và Vai trò
Hội đồng quản trị rừng (FSC)
FSC là tổ chức NGO, độc lập, có uy tín nhất trên thế giới về chứng chỉ rừng, đƣợc đông đảo các tổ
chức môi trƣờng, kinh tế và xã hội công nhận, đƣợc cả ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng tín nhiệm, là tổ
chức chỉ rừng quốc tế lớn nhất, đƣợc thành lập năm 1993 tại Đại hội các sáng lập viện ở Toronto, Canada.
Tổ chức này khi thành lập gồm các chuyên gia về môi trƣờng, kinh tế và xã hội. FSC đã đề ra 10 nguyên
tắc về quản lý rừng bền vững để làm căn cứ đánh giá thẩm định chứng chỉ rừng, mỗi nguyên tắc gồm nhiều
tiêu chí chí tiết. FSC không trực tiếp thực hiện chứng chỉ rừng mà ủy quyền cho những Đơn vị cấp chứng
chỉ thực hiện.
Vai trò của FSC
Vai trò của FSC là “thúc đẩy việc quản lý rừng trên thế giới một cách hợp lý về mặt môi trƣờng,
có ích về mặt xã hộ và có thể thực hiện đƣợc về mặt kinh tế”.
1.2.2
CCR - Cơ chế hoạt động
Tiêu chuẩn & tiêu chí (C & I) - Cơ sở đánh giá chứng chỉ
Các nƣớc đã thể hiện những nỗ lực thể hiện chính sách, luật pháp và hành động quan tâm đến
QLRBV thông qua tiến trình xây dựng những tiêu chí và chỉ tiêu để cụ thể hóa hoạt động QLRBV và
quản lý, giám sát những hoạt động này. Mối quan hệ giữa chứng chỉ và các tiến trình liên chính phủ
nhằm xây dựng các tiêu chí và chỉ thị (C&I) cho quản lý rừng bền vững có tính bổ sung, hỗ trợ.
Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nƣớc, các nƣớc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (national standard)
về quản lý rừng bền vững trên cơ sở thảo luận và nhất trí giữa các tổ chức môi trƣờng, kinh tế và xã hội,
phù hợp với những công ƣớc quốc tế về môi trƣờng và đa học sinh học nhƣ UNCED, CITES, CBD,

TFAP, thỏa ƣớc liên chính phủ Helsinki 1993, có thể dựa trên những nguyên tắc (principles) QLBV của
FSC và ITTO. Tiêu chuẩn phải bao gồm các tiêu chí (criteria) cụ thể về môi trƣờng, kinh tế và xã hội phù
hợp với đối tƣợng đƣợc chứng chỉ (rừng tự nhiên hay rừng trồng) và với điều kiện của từng vùng sinh thái
hoặc trên phạm vi cả nƣớc.
Tài liệu “Những nguyên tắc và những tiêu chí quản lý rừng” của FSC gồm 10 nguyên tắc, áp
dụng cho tất cả các loại rừng tự nhiên, kể cả rừng sản xuất gỗ cũng nhƣ sản xuất các sản phẩm khác. Các
nguyên tắc và tiêu chí phải bao gồm mọi khía cạnh của quản lý kinh doanh rừng nhƣ tuân thủ chính sách,
pháp luât, quyền và trách nhiệm sử dụng đất, quyền của các cộng đồng địa phƣơng, phân phối lợi nhuận,
khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm, chống ô nhiễm môi trƣờng, kiểm tra đánh giá, chăm sóc bảo vệ
rừng v.v.
Tóm lại, sự khác nhau về số lƣợng các tiêu chi của các bộ tiêu chuẩn QLRBV nhƣ 6, 7, 8, hay
10 nguyên tắc của FSC cũng vẫ chứa ba nội dung nhƣ nhau là kinh tế, môi trƣờng, và xã hội.
1.3 CCR và sự phát triển
1.3.1 Thế giới
Chứng chỉ rừng có thể đƣợc xem xét từ nhiều khía cạnh. Thƣờng thì CCR đƣợc coi là một công
cụ của chính sách, đồng thời đó cũng là một quá trình giúp cho công tác quản lý rƣng đƣợc tốt hơn.
Trong cả hai trƣờng hợp chứng chỉ rừng có hai mục tiêu: cải thiện thực tiễn quản lý rừng và tạo ra những
thuận lợi về mặt thị trƣờng cho ngƣời sản xuất và các sản phẩm đƣợc chứng chỉ.
Năm 1991, Tổ chức Gỗ nhiệt đới Thế giới (ITTO) có một báo cáo đánh giá về các khuyến khích
kinh tế trong quản lý rừng bền vững, trong đó kết luận cần khích lệ việc áp dụng các biện pháp này. Cũng
trong năn đó, ngân hàng Thế giới đƣa ra một tài liệu về chính sách ngành lâm nghiệp trong đó ủng hộ
chứng chỉ rừng. Vì nhiều lý do khác nhau, ITTO đã không tiếp tục nghiên cứu theo dõi những kiến nghị
này, và dần dần các tổ chức phi chính phủ và các bên quan tâm khác đã nắm vai trò lãnh đạo trong chứng
chỉ rừng với việc thành lập Hội đồng quản trị Rừng (FSC) vào năm 1993.
Hầu hết các nƣớc phát triển, các nƣớc khu vực Châu Âu đã xây dựng và đƣợc chính phủ phê duyệt các
điều luật và bộ qui chế nhằm QLRBV và rất nhiều nƣớc đã xây dựng bộ tiêu chuẩn và chỉ tiêu phù hợp
2


với bộ tiêu chí của FSC hoặc mang tính chất khu vực (PEFC) nhƣ Đức, Bắc Âu (Phần Lan, Thuy Điển),

Thụy Điển (FSC), Bắc Mỹ - Canada….
Tại châu Á: Từ đầu những năm 1990, khi thảo luận các vấn đề về rừng, quản lý rừng bền vững luôn là đề
tài đƣợc thảo luận sôi nổi và cân nhắc thận trọng trong việc đƣa ra các tiêu chuẩn và chỉ tiêu thực hiện.
Tuy nhiên, ở châu Á có rất nhièu kiểu rừng khác nhau, nên một bộ tiêu chuẩn và chỉ tiêu chung cho toàn
vùng vẫn chƣa đƣợc đƣa ra và thống nhất.
Đi sau các nƣớc phát triển về vấn đề QLRBV và CCR song khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng
cũng đã đạt đƣợc những kết quả nhất định: tham gia vào các cuộc họp thƣợng định Trái đất 1992, làm
thành viên của Tổ chức ITTO, xây dựng các bảng tiêu chuẩn quốc gia dựa trên những nguyên tắc và tiêu
chí của FSC và đã có một số cánh rừng tự nhiên và rừng trồng đƣợc chứng nhận QLRBV.
Tuy nhiên, thành tựu của các nƣớc châu Á – Thái Bình Dƣơng còn bị hạn chế rất nhiều do một số
khó khăn gặp phải trong QLRBV & CCR: khả năng tự đứng vững sau khi hết những hỗ trợ bên ngoài; khó
khăn trực tiếp liên quan đến đất đai; nạn khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp vẫn là vấn đề lớn ảnh
hƣởng đến sự thành công trong QLRBV; vấn đề về chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên và rừng
trồng; chi phí cho QLRBV và CCR..v.v.
1.3.2 Trong nƣớc
Việt Nam hội nhập và nằm trong xu thế chung của thế giới và khu vực: có chung các động cơ
nhƣng có những đặc thù, nội lực và trở ngại riêng. Để hiểu thêm sự tiếp cận của ngành lâm nghiệp Việt
Nam với QLRBV và CCR cũng nhƣ hiệu ứng của CCR trong QLRBV, “việc nghiên cứu áp dụng chứng
chỉ rừng nhƣ một công cụ để quản lý rừng bền vững” là thực sự cần thiết ở cả cấp độ nhà nƣớc, vĩ mô và ở
cả cấp độ vi mô trong các đơn vị sản xuất lâm nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng năng động và phát
triển không ngừng với những tác động đa chiều của nền kinh tế trong nƣớc và thế giới nhằm nâng cao hiệu
quả của công cụ/ phƣơng pháp này.
Việt nam tham gia quá trình thực hiện QLRBV và CCR từ năm 1998 tới nay, tuy chƣa cấp chứng
chỉ đƣợc khu rừng tự nhiên nào và có duy nhất một khu rừng trồng tƣ nhân đƣợc cấp chứng chỉ; nhƣng
đƣợc sự hƣởng ứng của các cấp quản lý chính quyền, sự hăng hái tự nguyện của chủ rừng, tiến trình
QLRBV đã đạt đƣợc một số tiến bộ đáng kể, đặc biệt là tại các vùng khai thác gỗ, chế biến xuất khẩu.
Song, nhiều trở ngại đặc thù của Việt Nam cũng xuất hiện, đó là quá trình chuyển đổi các chủ rừng
quản lý theo cơ chế bao cấp nhà nƣớc nhƣ một đơn vị sự nghiệp lâm nghiệp sang hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp theo pháp luật.
Ngƣợc lại với các chủ rừng, các đơn vị kinh doanh rừng và lâm trƣờng; các cơ sở chế biến tại Việt

Nam phát triển mạnh mẽ và hầu hết để vƣơn đến thị trƣờng có lợi nhuận cao mà yêu cầu của các thị trƣờng
này là sản phẩm gỗ đƣợc chế biến từ gỗ có nguồn gốc hợp pháp và đƣợc quản lý tốt hay quản lý một cách
bền vững. Các cơ sở chế biến cần phải quản lý hệ thống một cách chặt chẽ để có thể truy đƣợc nguồn gốc
nguyên liệu gỗ mà họ sự dụng và cần nguồn nguyên liệu gỗ đƣợc QLBV và có chứng chỉ để phát triển kinh
doanh. Do vậy, nhu cầu tìm nguồn gỗ đáp ứng những yêu cầu trên với giá thành thấp và nguồn cung cấp ổn
định là một nhu cầu bức thiết cho sự sống còn của ngành chế biến sản xuất gỗ vài năm gần đây. Đây có thể
xem nhƣ là một trong những động cơ cho các đơn vi sản xuất, kinh doanh rừng thực hiện QLRBV và CCR.
Cùng với sƣ đầu tƣ của khối tƣ nhân và nƣớc ngoài trong lĩnh vực phát triển và quản lý rừng, sự hỗ trợ của
các NGO và các tổ chức phi lợi nhuận cho các đơn vị quản lý rừng tự nhiên, lâm trƣờng quốc doanh và các
công ty trồng rừng cũng có thể xem là động lực cho các đơn vị này thực hiện CCR và QLRBV.
1.4 Thảo luận vấn đề nghiên cứu
Từ sự cấp thiết của việc duy trì và phát triển tài nguyên rừng, áp lực thị trƣờng quốc tế về nguồn
gốc gỗ hợp pháp và bền vững, nhu cầu về nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến tại Việt
Nam vô cùng cao dẫn đến việc nâng cao giá trị gỗ đƣợc quản lý tốt và có chứng chỉ lên cao. Các đơn vị sản
xuất kinh doanh rừng thực sự có nguồn động lực lơn để thực hiện CCR. Tuy nhiên kỹ thuật, chi phí cho
CCR và hành lang pháp lý cho CCR còn là những vấn đề vƣớng mắc của các đơn vị thực hiện CCR. Cho
thấy Chứng chỉ cho rừng đƣợc quản lý bền vững là một yêu cầu cầu và là một thị trƣờng để ngỏ. Việc
nghiên cứu nhằm áp dụng Chứng chỉ rừng nhằm quản lý rừng bền vững và tăng các lợi ích cho tất cả các
bên liên quan là thực sự cần thiết. Nghiên cứu này vừa mang ý nghĩa lý luận cho việc quản lý tài nguyên
rừng của Việt Nam; vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với các đơn vị quản lý rừng.

3


CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
- Mục tiêu lâu dài: Đóng góp vào quá trình quản lý và sử dụng Tài nguyên rừng và đất rừng bền
vững ở Việt Nam thông qua những đề xuất về chính sách và giải pháp cho việc thúc đẩy QLRBV &
CCR.

- Mục tiêu trƣớc mắt: Ý nghĩa thực tiễn và bài học kinh nghiệm cho các đơn vị đang và sẽ thực
hiện chứng chỉ rừng tại Việt Nam. Cung cấp những xu hƣớng và thông tin về CCR trong nƣớc và trên thế
giới trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và tác động thị trƣờng của thế giới.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
i) Đánh giá thực trạng áp dụng chứng chỉ rừng ở Việt Nam;
ii) Phân tích và đánh giá những yếu tố tác động đến việc QLRBV & CCR tại Việt Nam
iii) Phân tích và đánh giá những khó khăn & thuận lợi trong việc phấn đấu để đạt chứng chỉ rừng tại
một số doanh nghiệp lâm nghiệp
iv) Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy việc áp dụng chứng chỉ rừng vào quản lý rừng bền vững ở
Việt Nam.
2.2. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
2.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Các văn bản luật và dƣới luật liên quan đến quản lý và phát triển rừng, đặc biệt văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến QLRBV và CCR và tác động của những văn bản này tới Tình hình QLRBV và CCR.
- Các đơn vị thực hiện QLRBV và đặc biệt là các đơn vị lâm nghiệp hƣớng tới CCR tại Việt Nam trong
đó điển hình là các lâm trƣờng quốc doanh tại tỉnh Gia Lai và Công ty rừng trồng tƣ nhân tại Quảng
Nam.
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hành lang chính sách cho việc áp dụng QLRBV và CCR của Việt Nam.
Nghiên cứu thực tiễn từ các đơn vị đã và đang thực hiện QLRBV và CCR trong đó phân biệt ra :
- 2 loại hình tổ chức tƣ nhân và quốc doanh
- 2 loại rừng là rừng (RTN) và rừng trồng (RT).
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Giới thiệu khái quát về Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
- Yêu cầu và sự phù hợp giữa chính sách với thực tiễn QLRBV và CCR tại Việt Nam
- Ƣu điểm của Chứng chỉ rừng trong việc quản lý rừng bền vững so với các công cụ quản lý rừng khác.
- Những khó khăn trong việc thực hiện chứng chỉ rừng tại Việt Nam hay những yếu tố ảnh hƣởng đến
việc quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tại Việt Nam
- Đề xuất và kiến nghị những giải pháp để áp dụng chứng chỉ rừng vào quản lý rừng bền vững ở Việt
Nam :


Về quản lý nhà nƣớc và chính sách

Cho các đơn vị Quốc doanh và tƣ nhân
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1 Phƣơng pháp luận
Đề tài Nghiên cứu hiện trạng việc áp dụng Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng taị Việt Nam do
đó tác giả chọn phƣơng pháp tiếp cận với vấn đề nghiên cứu đã đƣợc thực hiện nhƣ thế nào trên thế
giới, khu vực và thực trạng tại Việt Nam bằng cách tiếp cận và nghiên cứu lịch sử phát triển, những kết
quả đạt đƣợc, khó khăn thách thức của vấn đề đƣợc nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam; bằng
phƣơng pháp tiếp cận này tác giả cũng nhằm tới việc tìm hiểu su hƣớng của thế giới và tại Việt Nam
về vấn đề nghiên cứu.
Tác giả chọn phƣơng pháp tiếp cận với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý
rừng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thấy đƣợc hành lang pháp lý và môi trƣờng
cho việc QLRBV và cho việc áp dụng CCR tại Việt Nam; đồng thời tìm hiểu, phân tích, so sánh cụ thể
đối với kinh nghiệm và thành quả của các đơn vị đã và đang thực hiện QLRBV và CCR để thấy đƣợc
những thuận lợi và khó khăn của việc QLRBV và CCR.
Đề tài có đặc thù là không nghiên cứu giới hạn theo vùng do đó không có những trình bày về điều kiện
cơ bản (Tự nhiên – Kinh tế - Xã Hội) của một khu vực nghiên cứu mà tác giả trình bày các vấn đề theo
chiều dọc: từ vĩ mô (chính sách và quản lý nhà nƣớc) tới vi mô là vấn đề nghiên cứu tại chính các đơn
vị thực hiện QLRBV và CCR (các hoạt động thực tiễn, cơ hội và thách thức tại đơn vị đƣợc chọn.
4


Cũng do đặc thù của đối tƣợng nghiên cứu chia ra làm Rừng tự nhiên và Rừng trồng, đơn vị tƣ nhân và
đơn vị quốc doanh nên các phân tích cũng đƣợc trình bảy theo đôi tƣợng nghiên cứu. Mở rộng nghiên
cứu tại các đối tƣợng có chung đặc điểm để thấy đƣợc thực tế và su hƣớng thực tế của vấn đề nghiên
cứu. Từ những kết quả phân tích ở cấp độ vĩ mô (chính sách và quản lý nhà nƣớc) và vi mô (các đơn vị
lâm nghiệp tƣ nhân và nhà nƣớc, rừng trồng và rừng tự nhiên) tác giả sẽ đƣa ra những kết luận ban đầu
về vấn đề nghiên cứu cũng nhƣ những giả pháp, khuyến nghị về việc áp dụng CCR trong QLRBV theo

cấp độ và đối tƣợng nghiên cứu.
2.4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
i) Phƣơng pháp thu thập số liệu
1)
Thu thập và tổng hợp tài liệu sẵn có: các văn bản quy phạm pháp luật về QLRBV và CCR của Việt
Nam, các lý thuyết - lý luận về QLRBV và CCR trên thế giới từ thƣ viện, các trƣờng Đại học và
Viện nghiên cứu và trên các trang web.
2)
Phƣơng pháp PRA: phỏng vấn, cho điểm, phân tích quan hệ và tác động và họp thảo luận để lấy ý
kiến từ các cán bộ trực tiếp quản lý rừng, cộng đồng dân cƣ sống quanh đơn vị quản lý rừng và các
cán bộ lâm nghiệp các cấp.
Danh sách các cuộc họp đƣợc thực hiện
T
Nội dung cuộc họp
Đối
tƣợng
T
tham gia
1
Họp các bên liên quan:
Nhóm
các
- Ý nghĩa của ngành chế
doanh nghiệp
biến gỗ đối với QLRBV
thu mua, sản
và CCR
xuất
-chế
- Vai trò, quan điểm của

biến gỗ và
ngƣời mua đối với
các đơn vị
QLRBV và CCR
xuất
nhập
- Vai trò của ngƣời dân bản
khẩu gỗ; các
địa
lâm trƣờng
2

3

3)

Cơ hội và thách thức của Ngành
gỗ Việt Nam:
- Trình bày và phân tích những
khó khăn, thách thức và cơ
hội đối với nganh gỗ Việt
Nam
- Phân tích điểm mạnh và yếu
của ngành gỗ Việt Nam
Khó khăn và hƣớng giải quyết
trong việc thực hiện CCR cho các
đơn vị lâm nghiêp:
- Phân tích các khó khăn và
nguyên nhân
- Đề xuất giải pháp


Nhóm
các
doanh nghiệp
hoạt
động
trong
lĩnh
vực
lâm
ngiệp
Nhóm
đại
diện một số
lâm trƣờng ở
Tây Nguyên

Quang
Nam

Điều tra, khảo sát, thu nhập dữ liệu thực địa, lấy ý kiến của chuyên gia và các cán bộ lâm nghiệp
tại các cấp và tại địa bàn nghiên cứu đã lựa chọn để có các thông tin thực tế về thực hiện CCR tại cơ
sở, những khó khăn để đạt đƣợc các tiêu chí của FSC, sự khác biệt giữa điều kiện thực hiện và các
tiêu chí. Các điều tra đƣợc thực hiện nhƣ bảng dƣới:
TT
Nội dung điều tra
Ý nghĩa
1
Phỏng vấn các cán bộ của
Bổ xung thêm

các đơn vị lâm nghiệp và
thông tin về quan
hộ sống xung quanh rừng về
điểm của các bên
:
có liên quan bao
- Hiểu biết về QLRBV
gồm những cán bộ
và CCR
làm lâm nghiệp và
- Suy nghĩ, quan điểm về
cộng đồng phụ
QLRBV và CCR
thuộc vào rừng

5


2

Điều tra thu thập những
thông tin này đƣợc thực
hiện trong 2 tuần không liên
tục tại 2 địa bàn: Quảng
Nam và Gia Lai
Phỏng vấn một số chủ
doanh nghiệp/ quản lý cấp
cao về quan hệ giữa sản
xuất lâm sản và QLRBV (
Các cuộc phỏng vấn đƣợc

thực hiện đơn lẻ trong suốt
thời gian thực hiện đề tài và
những thông tin phỏng vấn
đƣợc thực hiện trƣớc đó)

- Mối quan hệ giữa
chế biến và quản lý
rừng
- Thu thập thêm
thông tin về thị
trƣờng và những khó
khăn mà doanh
nghiệp gặp phải
trong giai đoạn mà
QLRBV và CCR trở
nên cấp thiết cho
ngành chế biến gỗ.

4)

Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp dự báo sẽ đƣa ra những dự đoán khách quan về tƣơng lai
phát triển của một lĩnh vực hẹp của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống
các đánh giá của chuyên gia.
Phƣơng pháp này phải giải quyết đƣợc các vấn đề chính sau đây:
a, Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia dự đoán và nhóm các nhà phân tích
Nhóm chuyên gia dự báo sẽ đƣa ra những đánh giá dự báo về đối tƣợng cần dự báo. là các chuyên gia có
trình độ hiểu biết chung tƣơng đối cao ngoài lĩnh vực hẹp của mình, có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh
vực dự báo, có lập trƣờng khoa học và có khả năng tiên đoán thể hiện ở sự phản ánh nhất quán xu thế phát
triển của đối tƣợng dự báo và có định hƣớng và suy nghĩ về tƣơng lai trong lĩnh vực mình quan tâm.
Nhóm chuyên gia phân tích còn gọi là nhóm các nhà quản lý bao gồm những ngƣời có cƣơng vị lãnh đạo,

những ngƣời có quyền quyết định chọn phƣơng pháp dự báo. Đây cũng là các chuyên gia có trình độ
chuyên môn cao về vấn đề cần dự báo, có kiến thức về dự báo và chuyên gia phân tích còn phải có lòng
kiên nhẫn, tính lịch thiệp do quá trình tiếp xúc và hợp tác với các chuyên gia là một quá trình phức tạp.
TT
Nhóm chuyên
Nội dung / Lĩnh vực dự báo
gia
1
Chuyên gia về
Những khó khăn và thách thức
QLRBV

trong việc thực hiện QLRBV và
CCR trong đó
CCR
có: chuyên gia
Su hƣớng QLR trong khu vực
về chính sách,
và thế giới
về CCR, về
Tác động/ảnh hƣởng của một số
kinh tế lâm
chính sách đến việc thực hiện
nghiệp
QLR và CCR
2
Chuyên gia về
Ý nghĩa của QLRBV và CCR
Xã hội học,
đối với cộng đồng xung quanh

Lâm nghiệp xã
rừng và ngƣời thực hiện chứng
hội
chỉ
Ý nghĩa của cộng đồng trong
việc thực hiện QLRBV và CCR
b, Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia
Trƣng cầu ý kiến chuyên gia là một giai đoạn của phƣơng pháp chuyên gia. Tùy theo đặc điểm thu nhận và
xử lý thông tin mà chọn những phƣơng pháp trƣng cầu cơ bản nhƣ: trƣng cầu ý kiến theo nhóm và cá
nhân; trƣng cầu vắng mặt và có mặt và trƣng cầu trực tiếp hay gián tiếp.
Tác giả đã thực hiện trƣng cầu ý kiến trực tiếp cá nhân chuyên gia với nội dụng sau:
TT
Nội dung trƣng cầu
Ý nghĩa đối với luận văn
ý kiến

6


1

Nhóm chuyên gia
về thị trƣờng đặc
biệt là về thị trƣờng
xuất nhập khẩu gỗ
và lâm sản

Xu hƣớng thị trƣờng thế
giời về lâm sản
Tác động của xu hƣớng thị

trƣờng lên sản xuất và chế
biến lâm sản tại Việt Nam

c, Xử lý ý kiến chuyên gia
. Đây là bƣớc quan trọng để đƣa ra những nhận định, su hƣớng phát triển của QLRBV & CCR trên thế
giới và ở Việt Nam. Ảnh hƣởng của các chính sách đền QLRBV và CCR..
ii) Phƣơng pháp phân tích số liệu
1)
Kế thừa các lý luận cơ bản về QLRBV và CCR và tập hợp các luận điểm này và những su hƣớng
phát triển trong khu vực và trên thế giới để từ đó phân tích các chiến lƣợc, chính sách, luật có liên
quan QLRBV và CCR của Việt Nam, cũng nhƣ các hoạt động trong linh vực này của các tổ chức lâm
nghiệp trong nƣớc.
2)
Phƣơng pháp so sánh để thấy những thuận lợi và khó khăng trong việc thực hiện QLRBV và CCR
cho rừng trồng và rừng tự nhiên, cho lâm trƣờng quốc doanh và công ty lâm nghiệp tƣ nhân, đặc biệt
là tại các mô hình thử nghiệm (pilot) mà Viện QLRBV, GTZ, WWF dang tiến hành tại Việt Nam .
3)
Sử dụng PRA nhƣ brainstorming, họp các cán bộ và cộng đồng để thấy đƣợc vòng tròn nguyên
nhân và mức độ ảnh hƣởng đến các hoạt động QLRBV và CCR; Dùng công cụ SWOT xác đinh và
phân loại những thuận lợi và thách thức trong việc thực hiện QLRBV và CCR; hay sử dụng phƣơng
pháp cho điểm để xác định các giải pháp cân bằng giữa hoạt động quản lý rừng bền vững và các hoạt
động mƣu sinh sản xuất của ngƣời dân địa phƣơng.
4)
Phƣơng pháp SWOT đƣợc sử dụng để thấy đƣợc lợi ích, thuận lợi, khó khăn và cơ hội/ điểm mạnh
của QLRBV và CCR tại Việt Nam.
5)
Tổng hợp đƣa ra các giải pháp để áp dụng CCR trong QLRBV ở các đơn vị lâm nghiệp và ở các
cấp quản lý cấp cao.
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Việt Nam

3.1.1 Ý nghĩa của QLRBV và CCR.
Vì sao phải QLRBV & CCR:
Thực tế mất rừng trên thế giới và Việt Nam cung những hậu quả mà nó gây ra.
Trên thế giời và Việt nam đã hực hiện nhiều chính sách, luật và các hoạt động nhằm ngăn chặn
tình trạng suy thoái rừng cũng nhƣ đi đến nhiều thỏa thuận quốc tế để giải quyết vấn đề này.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tất cả những biện pháp trên, quốc tế và quốc gia, cũng chƣa đủ để
ngăn chăn hoàn toàn tình trạng mất rừng và suy giảm ĐDSH. Vấn đề là ở chỗ trong quản lý bảo vệ rừng
mới chỉ có sự tham gia của pháp luật, chính sách, chỉ thị, quy trình kĩ thuật…còn đa số các thành phần
khác trong xã hội, các “cổ đông” của rừng, nhƣ những ngƣời hoạt động bảo vệ môi trƣờng, những ngƣời
làm kinh tế, văn hóa, xã hội và nhất là những ngƣời trực tiếp tiêu thụ sản phẩm rừng, chƣa có tiếng nói
xứng đáng. Giữa rừng và ngƣời tiêu thụ sản phẩm cuối cùng của rừng hầu nhƣ không có mối liên hệ nào.
Chừng nào thị trƣờng còn tiêu thụ sản phẩm rừng bất kể có nguồn gốc ra sao thì rừng còn tiếp tục bị tàn
phá.
Trong giai đoạn gần đây QLRBV và CCR nổi lên nhƣ một giải pháp có nhiều ƣu thế với mục tiêu là
phải đạt đƣợc sự bền vững môi trƣờng, kinh tế và xã hội ở những khu rừng đƣợc quản lý. Bằng giải pháp
QLRBV rừng sẽ vừa đảm bảo đáp ừng các nhu cầu kinh tế vừa thỏa mãn các lợi ích về môi trƣờng và xã
hội. QLRBV có thể đƣợc thiết lập và thực hiện ở những phạm vi khác nhau nhƣ: chủ rừng (lâm trƣờng,
doanh nghiệp hay công ty lâm nghiệp, hộ lâm nghiệp…), huyện, tỉnh, quốc gia, vùng hoặc toàn cầu, tuy
nhiên những quản điểm và nguyên tắc chủ yếu nói chung không có thay đổi lớn, cho dù là ở vùng rừng ôn
đới hay nhiệt đới.
Chứng chỉ rừng ra đời nhằm đảm bảo với ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc đáng tin cậy của các sản
phẩm rừng về các mặt sản xuất bền vững (tài nguyên không bị suy giảm), an toàn môi trƣờng và tuân thủ
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Chứng chỉ rừng có vai trò rất quan trọng trong việc kích thích các
cơ sở sản xuất kinh doanh lâm nghiệp cải thiện quản lý rừng theo hƣớng phát triển bền vững, đảm bảo sự
cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng, đồng thời chứng chỉ rừng giúp cho việc
buôn bán các sản phẩm rừng, nhất là buôn bán quốc tế, đƣợc dễ dàng.
Chứng chỉ rừng và việc cải thiện công tác quản lý rừng
Cũng nhƣ các công cụ chính sách khác, chứng chỉ rừng không phải là thứ thuốc chữa bách bệnh.
Với vai trò là một công cụ kinh tế, nó không thể thay thế cho các công cụ kinh tế khác nhƣ: các quy định
7



và pháp luật, giáo dục và tuyên truyền. Chứng chỉ tác động vào đơn vị quản lý rừng, do đó không thể ảnh
hƣởng tới việc lập kế hoạch sử dụng đất và chính sách quốc gia. Mặc dù vậy, trong bối cảnh các bên có
liên quan đang đối thoại về nội dung thế nào là quản lý rừng tốt và ngƣời tiêu dung tại các nƣớc công
nghiệp hóa cho thấy họ ƣu tiên những sản phẩm “có lợi cho môi trƣờng”, chứng chỉ rừng có thể đóng
một vai trò hỗ trợ quan trọng, và nếu áp dụng thành công, có thể giúp cho việc định hƣớng các chính
sách của chính phủ.
Chỉ có thể cải thiện công tác quản lý rừng nếu các chính sách quốc gia (và quốc tế) xác định đó
là một ƣu tiên đối với tất cả các ngành có liên quan. Có lẽ tốt nhất là nên coi chứng chỉ là một phần trong
hệ thống các công cụ chính sách và nội dung các công cụ này thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
Chứng chỉ rừng trong mối quan hệ với bảo vệ và bảo tồn rừng
Khi mà vấn đề quản lý các khu bảo vệ và các lâm trƣờng còn khác biệt rất lớn thì việc các Lâm
trƣờng chuyển theo hƣớng quản lý bền vững sẽ bảo đảm rằng đa dạng sinh học trong các khu vực đó sẽ
đƣợc bảo tồn và sẽ duy trì đƣợc việc mở rộng sinh cảnh của các khu bảo vệ giáp giới.
Kết luận: Thực tế đã chứng tỏ nếu chỉ có các biện pháp truyền thống nhƣ luật pháp, chƣơng trình,
công ƣớc…thì khó có thể bảo vệ đƣợc số diện tích rừng tự nhiên còn lại của nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới
tập trung chủ yếu ở các nƣớc đang phát triển. Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay, đƣợc cả cộng
đồng quốc tế cũng nhƣ từng quốc gia đặc biệt quan tâm là cùng với những giải pháp truyền thống trên, cần
phải thiết lập quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng (CCR).
3.1.2 Cơ sở của chứng chỉ rừng
Hiện nay ngƣời mua các sản phẩm rừng ngày càng quan tâm đến vấn đề liệu sản xuất các sản
phẩm đó có tác động xấu đến môi trƣờng sống, làm suy giảm tài nguyên rừng, gây ảnh hƣởng xấu đến
các cộng đồng dân cƣ sống trong hoặc gần rừng hay không. Những ngƣời mua có trách nhiệm với môi
trƣờng và cộng đồng sẽ từ chối mua các sản phẩm có nguồn gốc không tốt, nghĩa là khi chủ rừng chỉ vì
mục đích kinh tế mà không quan tâm giải quyết các vấn đề về môi trƣờng và xã hội. Chứng chỉ rừng
đƣợc coi là công cụ mềm để khuyến khích thiết lập QLRBV với mục tiêu là vừa đảm bảo đạt đƣợc các
mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo các mục tiêu về bảo vệ môi trƣờng và xã hội, vì vậy QLRBV và
CCR chỉ nhằm vào đối tƣợng là rừng sản xuất, nhất là rừng tự nhiên và rừng phòng hộ - dịch vụ
Điều kiện để phát triển chứng chỉ rừng:

Vƣợt qua tình hình quản lý rừng hiện nay: cơ sở pháp lý đặc biệt là quyền sở hữu đất, tự chủ kinh
doanh, quản lý tài nguyên, xây dựng năng lực của nhân viên lâm nghiệp và phát triển kế hoạch kinh doanh.
Thêm vào đó những hộ trợ của nhà nƣớc cho QLRBV và CCR là hết sức quan trọng
Nguyên tắc áp dụng
Tổ công tác quốc gia tại Việt Nam (Việt Nam NWR) đã đƣa ra chín nguyên tắc khi áp dụng Bộ tiêu
chuẩn và tiêu chí của FSC cho chứng chỉ rừng của Việt Nam (Tiêu chuẩn quốc gia quản lý rừng bền vững/
Tiêu chuẩn FSC Việt Nam;9b)[22]
3.1.3 Triển vọng và thách thức
3.1.3.1 Những triển vọng trong QLRBV và CCR.
Thực trạng về chứng chỉ rừng
Diện tích rừng đƣợc chứng chỉ trên toàn thế giới tăng lên một cách đáng kể hơn 6 triệu hecat
(1996) lên trên 106 triệu hecta (2006) do FSC cung cấp và hơn 140 triệu hecta chứng chỉ rừng do PEFC
cấp. Ngoài ra báo cáo của ITTO còn đánh giá ISO nhƣ là một công cụ thúc đẩy QLRBV và có thể coi là
một hình thức chứng chỉ môi trƣờng.
Khả năng và triển vọng quản lý bền vững rừng tự nhiên
Hiện nay, khả năng ngừng khai thác gỗ từ rừng tự nhiện, nhất là rừng nguyên sinh đã trở thành
hiện thực vì có các sản phẩm thay thế từ rừng trồng, năng suất rừng trồng cao, công nghệ tiên tiến – tiết
kiệm nguyên liệu, phong trào chống khai thác rừng nguyên sinh/tự nhiên mạnh mẽ do nhận thức của
ngƣời tiêu dùng, thu nhập từ các giá trị và dịch vụ khác của rừng dần lớn hơn thu nhập từ gỗ.
3.1.3.2 Khó khăn và thách thức trong quản lý rừng bền vững
Có thể những khó khăn chung và quan trọng nhất đối với các nƣớc là nếu áp dụng tiêu chuẩn
quản lý rừng bền vững cho những mục tiêu sản xuất gỗ lại làm cho các bên liên quan (chính phủ, các chủ
rừng, cộng đồng địa phƣơng) đạt đƣợc ít lợi nhuận hơn khi sử dụng đất rừng theo hƣớng khác.
Khó khăn tiếp theo liên quan đến đất đai.
Khai thác và buôn bán gỗ lậu là vấn đề rất lớn ảnh hƣớng đến sự thành công trong QLRBV..
Ngoài ra, sự phát triển trồng rừng công nghiệp với các loài cây mọc nhanh cũng gây tranh cãi.
Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC quá cao. Chi phí để đạt đƣợc tiêu chuẩn
này thƣờng cao hơn nhiều so với giá bán gỗ đã đƣợc cấp chứng chỉ.
Các điều kiện quản lý rừng nhiệt đới đang thay đổi hàng ngày.
8



3.1.3.3 Những khó khăn đối với các đơn vị thực hiện CCR
1. Quyền sở hữu đất – Sổ đỏ
2. Đất rừng bị chiếm dụng, di dân tự do, chuyển đổi mục đích sử dụng
3. Số liệu về ĐDSH, nguồn tài nguyên rừng,…
Chƣa đƣợc chủ động trong kế hoạch kinh doanh rừng: khai thác, tái đầu tƣ hay các hoạt động lâm sinh
khác.
4. Giá sản phẩm lâm sản chƣa thực sự tuân theo qui định của thị trƣờng
5. Nhân sự thiếu về cả số lƣợng và trình độ
6. Vai trò quan trọng của Chính phủ, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển. Chính phủ từ trung ƣơng đến
địa phƣơng khi hội nhập phong trào QLRBV cần hiểu rõ bản chất của tiến trình để đề ra các giải pháp hỗ
trợ hiệu quả
3.2 Những yếu tố ảnh hƣởng đến QLRBV và CCR tại Việt Nam
3.2.1 Xu hƣớng thế giới, khu vực
Theo tổng kết số liệu của FAO năm 2006 thì diện tích rừng đƣợc chứng chỉ tăng lên hơn 200%
trong vòng 8 năm: diện tích rừng có chứng chỉ năm 1998 xấp xỉ 12 triệu hecta đến năm 2006 đã tăng lên tới
274 triệu hecta. Từ những số trên cho thấy QLRBC và CCR đã và đang phổ biến trên phạm vi khu vực và
toàn cầu thể hiện đây là một công cụ quản lý rừng hữu hiệu đã đƣợc chứng minh và công nhận. Việt Nam
muốn giữ và phát triển nguồn tài nguyên rừng thì việc xem xét áp CCR vào thực tiễn quản lý là đi theo xu
hƣớng chung, hợp lý.
3.2.2 Tác động thị trƣờng
3.2.2.1 Ảnh hƣởng của ngƣời mua tới QLRBV, CCR và sản xuất lâm sản Việt Nam
Hơn nữa để đáp ứng đƣợc nhu cầu về gỗ có chứng chỉ cho ngành công nghiệp chế biến và xuất
khẩu gỗ; tăng cao giá thành sản phẩm cho ngƣời trồng rừng, đáp ứng yêu cầu của các thị trƣờng nhập
khẩu về nguồn gốc gỗ thì QLRBV và CCR là giải pháp đúng đắn cho ngành công nghiệp rừng của Việt
Nam.
3.2.2.2 Vai trò của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong QLRBV ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 3000 cơ sở chế biến lâm sản với kim ngạch xuât khẩu trên 2 tỷ
USD/năm. Các cơ sở chế biến này hiện nhập trên 70% nguyên liệu gỗ từ nƣớc ngoài phục vụ cho sản

xuất. Song thị trƣờng gỗ có chứng chỉ ngày càng khan hiếm và giá thành cao. Nên Ngành chế biến Việt
Nam đã hƣớng đến thị trƣờng nguyên liệu trong nƣớc đặc biệt nguyên liệu đƣợc chứng minh có nguồn gốc
QLRBV và CCR. Điều này tạo ra cơ hội đầu tƣ cũng nhƣ đảm bảo đầu ra cho việc QLRBV và CCR.
3.2.3 Hành lang pháp lý cho QLRBV & CCR của Việt Nam
Mặc dù Việt Nam đã có định hƣớng rõ ràng về quản lý rừng bền vững đƣợc thể hiện trong Luật
bảo vệ và phát triển rừng và Chiến lƣợc Lâm nghiệp quốc gia nhƣng chƣa xây dựng đƣợc khuôn khổ
chính sách quản lý rừng bền vững chung cho tất cả các loại rừng hiện có.
Ở phần này, Tác giả đƣa ra một số luật và chính sách có tác động trực tiếp đến việc QLRBV và
CCR nhƣ Luật đất đai, Luật quản lý và bảo vệ rừng, Chiến lƣợc lâm nghiệp Việt Nam (2006-2020), …
3.3 Quan điểm của các bên liên quan
3.3.1 Quan điểm của các doanh nghiệp chế biến gỗ về Chứng chỉ gỗ ở Việt nam
Quá trình thực hiện QLRBV và CCRsẽ phải trải qua nhiều khó khăn mà khâu đột phá là phải đi từ
nhận thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trƣờng của mọi công dân đến các việc làm cụ thể trong suốt quá trình
tạo ra sản phẩm từ tài nguyên rừng.
3.3.2 Ngành chế biến gỗ trong việc quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam
Chúng ta đều biết, nếu không có rừng thì có nghĩa là không có ngành công nghiệp chế biến gỗ.
Trong giai đoạn hiện nay, ngành công nghiệp chế biến gỗ đang phải giải quyết nhiều vấn đề cấp bách. Sự
phát triển hợp lý của ngành chế biến gỗ sẽ có tác dụng tích cực đến việc quản lý và bảo vệ rừng bền
vững. Đây chính là cách lựa chọn thích hợp nhất đối với sự phát tỉển của ngành công nghiệp chế biến gỗ
Việt Nam trong thời gian trƣớc mắt và lâu dài, góp phần quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.
3.3.3 Ý kiến của chuyên gia về xã hội và quyền của ngƣời bản địa
Ngƣời dân bản địa chính là những ngƣời có nhiều kiến thức về sử dụng rừng nhất vì họ chính là
những ngƣời hàng nghìn năm nay vẫn đang sống trong và xung quanh rừng. Đó chính là lý do mà các
dân tộc thiểu số cần phải đƣợc tham gia vào việc xây dựng các chính sách lâm nghiệp của chính phủ. Họ
có các kỹ năng và kiến thức mà chúng ta cần có để xây dựng nên các chính sách lâm nghiệp rừng bền
vững.

9



CHƢƠNG 4 ĐỀ XUẤT
4.1 Giải pháp về chính sách
Nhằm tạo điều kiện cho công cụ Chứng chỉ rừng tối đa hóa các lợi ích ròng tiềm năng của nó và
tránh các hiệu quả xấu không cần thiết, công cụ về mặt chính sách này cần phải đƣợc hỗ trợ bởi một bộ
phận các công cụ liên ngành chính sách khác.
Đƣợc coi là khu vực chính sách cần ƣu tiên: Các chính sách về sử dụng đất; Xây dựng và thực hiện một
kế hoạch Lâm Nghiệp quốc gia. Chứng chỉ gỗ sẽ là một công cụ bổ trợ để thực hiện Kế hoạch nói trên;
Các chính sách điều tiết
Nguyên tắc: Hợp tác quốc tế
Tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế và hỗ trợ phát triển trong các lĩnh vực: xây dựng năng lực từ địa phƣơng tời
trung ƣơng và xây dựng các mô hình thí điểm.
Nguyên tắc: Tính công bằng
 Xác định các quyền và tạo các Luật cần thiết để bảo vệ các quyền của các dân tộc bản xứ
 Tiền hành các hội thảo có sự tham dự của các dân tộc bản xứ và chính phủ.
 Chứng chỉ theo nhóm
Nguyên tắc: Trách nhiệm và sự tham gia của các bên liên quan
4.2 Giải pháp về kỹ thuật
Những vấn đề vƣớng mắc hiện nay khi thực hiện Chứng chỉ gỗ
- Nâng cao hiểu biết và đào tạo chuyên nghiệp về QLRBV và CCR
- Xây dựng các Cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thực hiện CCR (quyền sử
dụng đất, kế hoạch khai thác rừng và mua bán gỗ; kế hoạch tái đầu tƣ, điều tra rừng…)
- Địa phƣơng hóa đơn vị cấp chứng chỉ để giảm chi phí
- Cân bằng mục tiêu sản xuất gỗ, môi trƣờng và xã hội
- Xác nhận vai trò và giúp đỡ cộng đồng….
Tiến dần từng bƣớc lên phía trƣớc
Tối thiểu là có bốn dạng hoạt động nên đƣợc khuyến khích để tiến tới một hệ thống nhƣ vậy.
1. Việc thiết lập và hỗ trợ các nhóm công tác địa phƣơng nhằm xây dựng các tiêu chuẩn chứng chỉ.
2. Gửi một tín hiệu khích lệ từ thị trƣờng tới những nhà lâm nghiệp tại nƣớc có liên quan.
3. Phát triển mô hình đạt CCR nhanh và nhân rộng mô hình này
4. Trao đổi, học hỏi và hòa nhập của các tiêu chuẩn với các quốc gia khác

4.3 Giải pháp về tài chính
Các chính sách nhằm chủ quan hóa chi phí và lợi ích trong quá trình sản xuất các sản phẩm lâm nghiệp
và nâng cao cạnh tranh quốc tế lành mạnh giúp đảm bảo các sản phẩm lâm nghiệp sẽ đƣợc sản xuất theo
cách bền vững.
Các biện pháp khác
Giới thiệu các chính sách khuyến khích việc sử dụng bền vững các lâm sản khác (ngoài gỗ)
Khuyến khích trồng cây công nghiệp tại các rừng trồng và các cách canh tác nông nghiệp phù hợp
khác
KẾT LUẬN
Việt Nam đã bắt đầu thực hiện QLRBV và CCR song kết quả đạt đƣợc chƣa cao. Thƣờng thì CCR
đƣợc coi là một công cụ của chính sách, đồng thời đó cũng là một công cụ chính kinh tế song nó không
thể thay thế cho các công cụ chính sách và kinh tế khác nhƣ: các quy định và pháp luật, giáo dục và
tuyên truyền. Chứng chỉ tác động vào đơn vị quản lý rừng, do đó không thể ảnh hƣởng tới việc lập kế
hoạch sử dụng đất và chính sách quốc gia. Mặc dù vậy, trong bối cảnh các bên có liên quan đang đối
thoại về nội dung thế nào là quản lý rừng tốt và ngƣời tiêu dung tại các nƣớc công nghiệp hóa cho thấy
họ ƣu tiên những sản phẩm “có lợi cho môi trƣờng”, chứng chỉ rừng có thể đóng một vai trò hỗ trợ quan
trọng, và nếu áp dụng thành công, có thể giúp cho việc định hƣớng các chính sách của chính phủ.
Những nghiên cứu về chính sách, thể chế khuyến khích CCR hay giải pháp cho CCR chở thành
một công cụ quản lý tốt tài nguyên rừng; một công cụ có tính kinh tế và chở nên dế dàng và phổ biến đối
với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rừng trong nƣớc. Những nghiên cứu về đề tài này sẽ thực sự có ý
nghĩa về lý luận cho quản lý nhà nƣớc và cấp thiết đối với thực tiễn cho sản xuất. Do đó Nghiên cứu áp
dụng CCR vào QLRBV tại Việt Nam vẫn còn là đề tài cần thiết.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt:
(1) NWG, Tiêu chuẩn quốc gia quản lý rừng bền vững “Tiêu chuẩn FSC Việt Nam”, Phiên bản 9b; 2008.
(2) Ban Thƣ ký EPTSD, Đối thoại giữa các Chuyên gia và các Bên liên quan về Chứng chỉ gỗ tại Việt Nam,
“Cách tiếp cận hướng tới một chính sách tổng hợp”, Hanoi 13-15/4/1999.
10



(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)

Nguyễn Ngọc Lung, Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá tại tỉnh Đăk Lăk, 1999, Smartwood (bản tiếng
việt), Partnership, Task Force II, Hà Nội 2001
WWF & Cục Lâm nghiệp Việt nam, Kỷ yếu hội thảo “Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng”, Quy
Nhơn 5/2004,
Trần Văn Côn và đồng nghiệp, Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương Quản lý rừng bền vững, GTZ Việt
Nam, 2006.- Tr 45.
Trần Văn Côn và đồng nghiệp, Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương Lâm nghiệp Cộng đồng, GTZ –
2006.
Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Khoa học và kỹ thuật-Hà nội, 2003.–178tr. Xuất
bản lần thứ 8.
Chƣơng trình Lâm nghiệp, 2008, GTZ Viet Nam
NWG, Hội thảo quốc gia về đẩy mạnh quản lý rừng bềns vững và chứng chỉ rừng ở Việt nam, Hội
KHKT Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 2002
Bản Ghi nhớ Hội nghị thƣợng đỉnh về Phát triển bền vững, “Ghi nhớ Jo’burg”.
WWF, 2005; Báo cáo dự án SECO về tình hình thực hiện của các Lâm trƣờng quốc doanh trƣớc và sau
Nghị định 200 của TTg/CP.

Luật Quản lý và phát triển rừng, 2004
Luật đất đai, 2005
Chiến lƣợc lâm nghiệp 2006 -2010
/>
Tài liệu tiếng Anh:
(16)
FAO, 2007; State of the world’s forest 2007, Food and Agriculture Oganisation of United Nation, Rome
2007.
(17)
Hans Carl Von Carlowitz, Sylvicultura Oeconomica, 1713
(18)
Paavilainen, E. The Concept of Sustainable Management in Boreal and Temperate Forest, 1994; IUFRO
News 23/3:8-9.
(19)
FAO, Deforestation continues at a high rate in tropical areas; FAO calls upon contries to fight forest
crime & corruption; 2001 />(20)
/>(21)
/>(22)
FAO, Criteria and Indicators for Sustainable Forest Management; chapter 7, 2001;
/>(23)
www.itto.or.jp/live/PageDisplayHandler?pageId=233&id=224
(24)
ITTO at work/ Criteria & Indicator /> />(25)
Montreal Process webpage />(26)
ITTO, ITTO guide for sustainable forest management of natural tropical forst, Jully 1992
(27)
IGES, Sustainable Asia 2005 and beyond; in the pursuit of innovative policy, IGES White Paper, 2005;
chapter 3. />(28)
Shimako Takahashi, Challenges for Local Communities and Livelihoods to Seek Sustainable Forest
Management in Indonesia. The Journal of Environment Developmen, Vol. 17, No. 2, 192-211, 2008;

(29)
Tinna Vahenen, Criteria and Indicators for Sustainable Forest Manaement and Trade in Forest Products
and Service, GCP/INT/775/JPN
(30)
/>(31)
UNEP, Earth Watch/Forest lost
(32)
/>(33)
Earth Trend, Monthly Update: Forest Certification and the Path to Sustainable Forest Management
January 2007 />(34)
FAO/United Nations Economic Comission for Europe (UNECE), 2006.
(35)
FAO, 2006; Forest Products Annual Market Review, 2005-2006, United Natión Economic
Comission fỏ Europe (UNECE).

11


Mục lục
Mục lục
i
Danh mục bảng
ii
Danh mục hình
iii
Danh mục các từ viết tắt
ii
Danh mục phụ lục
iii
Đặt vấn đề

1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG
1
1.1 Sơ lƣợc quan điểm về QLRBV & CCR
1
1.2 Chứng chỉ rừng (CCR) – Khái niệm và Cơ chế hoạt động 2
1.2.1 Hội đồng quản trị rừng (FSC) và Vai trò
2
1.2.2 CCR - Cơ chế hoạt động
2
1.3 CCR và sự phát triển
2
1.3.1 Thế giới
2
1.3.2 Trong nƣớc
3
1.4 Thảo luận vấn đề nghiên cứu
3
CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG & PƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
4
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
4
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
4
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
4
2.2. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
4

2.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
4
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
4
2.3. Nội dung nghiên cứu
4
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4
2.4.1 Phƣơng pháp luận
4
2.4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
5
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
7
3.1 Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Việt Nam
7
3.1.1 Ý nghĩa của QLRBV và CCR.
7
3.1.2 Cơ sở của chứng chỉ rừng
8
3.1.3 Triển vọng và thách thức
8
3.1.3.1 Những triển vọng trong QLRBV và CCR.
8
3.1.3.2 Khó khăn và thách thức trong quản lý rừng bền vững 8
i


3.1.3.3 Những khó khăn đối với các đơn vị thực hiện CCR


9

3.2 Những yếu tố ảnh hƣởng đến QLRBV và CCR tại Việt Nam

9

3.2.1 Xu hƣớng thế giới, khu vực
9
3.2.2 Tác động thị trƣờng
9
3.2.2.1 Ảnh hƣởng của ngƣời mua tới QLRBV, CCR và sản xuất
lâm sản Việt Nam
9
3.2.2.2 Vai trò của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong QLRBV ở Việt
Nam
9
3.2.3 Hành lang pháp lý cho QLRBV & CCR của Việt Nam
9
3.3 Quan điểm của các bên liên quan
9

3.3.1 Quan điểm của các doanh nghiệp chế biến gỗ về Chứng
chỉ gỗ ở Việt nam
9
3.3.2 Ngành chế biến gỗ trong việc quản lý bảo vệ rừng ở Việt
Nam
9
3.3.3 Ý kiến của chuyên gia về xã hội và quyền của ngƣời bản
địa
9

CHƢƠNG 4 ĐỀ XUẤT
10
4.1 Giải pháp về chính sách
10
4.2 Giải pháp về kỹ thuật
10
4.3 Giải pháp về tài chính
10
KẾT LUẬN
10
Tài liệu tham khảo
10
Tài liệu tiếng Việt:
10
Tài liệu tiếng Anh:
11
Danh mục bảng
Bảng 3.1 Diện tích rừng đƣợc cấp chứng chỉ (1997, 2007)
Bảng 3.2 So sánh các chức – tính năng giữa các loại rừng
Bảng 3.3 Hệ số thể hiện đến quản lý rừng
Bảng 3.4 Các cơ sở sản xuất các lâm sản và công suất
Bảng 3.5 Dự đoán nhu cầu sử dụng sản phẩm gỗ
Danh mục hình:
Hình 3.1Diện tích rừng đƣợc chứng chỉ theo vùng (1997 & 2007)
Hình 3.2 Sự phát triển Chứng chỉ rừng trên toàn cầu (ha)

ii


Danh mục phụ lục

Phụ lục 1: Các văn bản pháp luật liên quan tới quản lý bảo vệ
rừng (1990-1999) Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 2: Danh sách các đơn vị chứng chỉ đƣợc FSC ủy nhiệm
Danh mục các từ viết tắt
Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
(MARD)
thôn
PRA
Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông
thôn
FSC
Hội đồng quản trị rừng thế giới
QLRBV/ (SFM)
Quản lý rừng bền vững
LT
Lâm trƣờng (nay đổi tên thành công ty
lâm nghiệp)
LTQD / (SFE)
Lâm trƣờng quốc doanh
WWF
Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế
ITTO
Tổ chức Gỗ Nhiệt đới Quốc tề
ITTA
Thỏa thuận Gỗ Nhiệt Đới Quốc tế
CCR
Chứng chỉ rừng
C&I
Tiêu chí và chỉ số
RTN

Rừng tự nhiên
RT
Rừng trồng
FLEG
Quản lý thực thi luật lâm nghiệp
CDM
Cơ chế phát chiển sạch
REDD
Giảm thiểu phát thải do ngăn chặn mất
& suy thoái rừng
FAO
Tổ chức nông lƣơng thế giới
CoC
Chuối hành trình sản phẩm
NGO
Tổ chức phi chính phủ
ISO
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
OECD
Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế
SLIMF
Quản lý rừng cƣờng độ thấp và quy
mô nhỏ

iii



×