Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

thực trạng vấn đề áp dụng chứng chỉ rừng và quản lý rừng bền vững ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.95 KB, 19 trang )

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ÁP DỤNG CHỨNG CHỈ
RỪNG VÀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở
VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Trần Minh Trí Hồ Tá Phú
Lê Thúc Lân
Nhóm : N01

1
MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của vấn đề:
Tài nguyên Thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng không chỉ là một
vấn đề của riêng Việt Nam mà là của toàn nhân loại
.
Phát triển nền kinh tế Lâm nghiệp
bền vững không chỉ có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội mà còn góp phần
đắc lực trong việc giảm thiểu tác hại của thiên tai và ứng phó tích cực với biến đổi khí
hậu, đóng góp quan trọng cho quá trình xây dựng một nền kinh tế xanh, hướng tới phát
triển bền vững. Những năm gần đây do những tác động của con người như khai thác lâm
sản (hợp pháp và bất hợp pháp), chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng trọt và chăn nuôi,
xây dựng, đô thị hóa v.v… nên diện tích rừng tự nhiên đã và đang bị giảm đi đáng kể.
Ngày nay trong bối cảnh nhân loại đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Việt Nam
hội nhập WTO, chúng ta có thêm rất nhiều cơ hội để phát triển đất nước, song những
thách thức mà công cuộc hội nhập đem lại cũng không nhỏ, một trong số đó là vần đề
môi trường đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi hoạt động sản xuất tràn lan, thiếu sự quản lý
chặt chẽ của Nhà nước. Không khó để chúng ta nhận ra rằng một thập kỷ phát triển
nhanh chóng ở Việt Nam đã dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm đất, không khí, nước,
tài nguyên thiên nhiên sụt giảm nghiêm trọng…Môi trường đang kêu cứu từng ngày,
cả xã hội đang lên tiếng từng giờ vì một hành tinh xanh. Vấn đề môi trường trở nên nóng


hơn bao giờ hết và vai trò vệ sinh của rừng lại được đặt ra một cách cấp thiết nhất.
Thực tế cho thấy nếu chỉ có các biện pháp truyền thống như tăng cường luật pháp,
tham gia các công ước… thì không thể bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên hiện còn của
nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển.
Trong quá trình phát triển lâm nghiệp, quan niệm “Quản lý rừng bền vững”ở Việt
nam mới được hình thành từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20.Từ đó đến nay,
vấn đề quản lý rừng bền vững luôn là một yếu tố chủ chốt trong các chính sách,
chiến lược và kế hoạch hành động của Việt nam. Mặt khác, việc chuyển đổi từ quản lý
rừng truyền thống sang quản lý rừng bền vững hiện nay đang được thúc đẩy bởi một
công cụ thị trường là “Chứng chỉ rừng”. Tại một vài địa phương đang được thí điểm cấp
2
chứng chỉ cho một số chủ rừng. Kết quả thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt nam
được mô tả một cách có hệ thống; trong đó phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của các
chính sách; những khó khăn trở ngại và bài học được rút ra trong quá trình thực hiện quản
lý rừng bền vững. Theo đó là những kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện quản lý
rừng bền vững. Phần cuối cùng của tài liệu này đề cập đến viễn cảnh của quản lý rừng
bền vững ở Việt Nam.
Như vậy, có thể khái quát rằng quản lý rừng bền vững phải đạt được sự bền vững
trên cả ba phương diện: kinh tế, môi trường và xã hội. Để đạt được mục tiêu đó vấn đề đặt
ra là chúng ta phải quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng một cách lâu dài, có tính tái
tạo, không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh thái của rừng cũng như không làm giảm sự
đa dạng sinh học của rừng.
Trên cơ sở đó “Chứng chỉ rừng” (Forest Certification) chính là sự xác nhận bằng
văn bản - giấy chứng chỉ rằng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ đã được sản
xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không ảnh hưởng đến các chức năng sinh thái
của rừng và môi trườn xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh học.
Từ những lý do trên trong quá trình học tập môn Kinh tế Nông nghiệp tôi đã chọn
nghiên cứu đề tài “ Thực trạng vấn đề áp dụng chứng chỉ rừng và quản lý rừng bền
vững ở Việt Nam”
2. Mục đích nghiên cứu:

- Đánh giá thực trạng áp dụng chứng chỉ rừng và quản lý rừng bền vững ở Việt Nam;
- Phân tích đánh giá những yếu tố tác động đến việc quản lý rừng bền vững và chứng
chỉ rừng tại Việt Nam;
- Đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy áp dụng chứng chỉ rừng vào quản lý rừng
bền vững ở Việt Nam;
3. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác – Lênin để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn. Ngoài ra còn sử dụng các
phương pháp, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh để đánh giá tình hình thực tế, kết hợp
các bảng biểu để minh họa, chứng minh và rút ra kết luận.
3
NỘI DUNG
CHƯƠNG

1:

TỔNG

QUAN

VỀ

QUẢN



RỪNG

BỀN VỮNG




CHỨNG

CHỈ

RỪNG
1.1 Khái niệm quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
1.1.1 Khái niệm quản lý rừng bền vững:
QLRBV là quá trình quản lý rừng ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn
những mục tiêu quản lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng nhằm duy trì tính đa dạng sinh
học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong
quá trình khai thác sử dụng ở hiện tại và cả trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh
tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra những
tác hại đối với hệ sinh thái khác.
Cụ thể của vấn đề quản lý rừng bền vững chính là sự quản lý ổn định bằng các
biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra (sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm
sản ngoài gỗ ; phòng hộ môi trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt
lở đất ; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái ). Bảo đảm sự
bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể:
- Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất,
hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì và phát triển diện tích,
trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất rừng).
- Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật pháp,
thựchiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền lợi cũng như
mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương.
- Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả năng
phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời không gây
tác hại đối với các hệ sinh thái khác.
1.1.2 Khái niệm “Chứng chỉ rừng”:

“Chứng chỉ rừng là sự xác nhận bằng giấy chứng chỉ rằng đơn vị quản lý
rừng được chứng chỉ đã đạt những tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững do tổ chức
chứng chỉ hoặc được uỷ quyền chứng chỉ quy định”.
4
Nói cách khác, chứng chỉ rừng là quá trình đánh giá quản lý rừng để xác nhận
rằng chủ rừng đã đạt các yêu cầu về quản lý rừng bền vững. Ba thành phần có vai trò
trong việc chứng chỉ rừng:
a) Người chứng chỉ: là một tổ chức thứ ba, trung gian, hoàn toàn độc lập.
b) Người có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp từ rừng như Chính phủ, chính quyền
địa phương, cộng đồng dân cư, các tổ chức môi trường, xã hội v.v. gọi chung là các cổ
đông.
c) Người được chứng chỉ, gồm các lâm trường, công ty hay doanh nghiệp lâm
nghiệp, chủ rừng cộng đồng hoặc cá thể.
1.2 Vai trò bổ sung chính sách của chứng chỉ rừng
- Luật pháp và chính sách về lâm nghiệp thông qua các quyết định, nghị định,
thông tư, chỉ thị, hướng dẫn v.v. của nhà nước và các hiệp định, công ước quốc tế, gọi
chung là những công cụ cứng.
- Cơ chế thị trường, các hình thức khuyến khích vật chất, tuyên truyền vận động,
khen thưởng v.v., gọi chung là những công cụ mềm.
Chứng chỉ rừng, bao gồm cả gắn nhãn sản phẩm, dựa vào động lực thị trường là
một công cụ mềm có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý rừng
Chính sách lâm nghiệp được xây dựng trên cơ sở mục tiêu chiến lược phát triển
kinh tế xã hội và những cam kết quốc tế của mỗi quốc gia. Hiện nay chính sách lâm
nghiệp của Việt Nam cũng như của các nước khác trên thế giới đều nhằm đạt 3
mục tiêu:
- Bảo vệ và phát triển diện tích và chất lượng rừng và bảo tồn đa dạng sinh học,
chống suy thoái môi trường sống.
- Duy trì và phát triển nguồn cung cấp sản phẩm rừng cho phát triển kinh tế và đáp
ứng nhu cầu hàng ngày của nhân dân.
- Giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần

xoá đói giảm nghèo ở các nước kém phát triển.v.v.
5
Bảng So sánh các công cụ quản lý rừng
Công cụ
Lợi thế
Yếu điểm
Các công cụ cứng
Luật pháp và
chính sách lâm
nghiệp

Có tính chất bắt buộc dựa
vào hệ thống quyền lực.

Có thể huy động những
nguồn lực quốc gia để thực
hiện

Được áp dụng ở quy mô
lớn

Có hệ thống các cơ sở

Thường có tính chất chủ
quan, áp đặt.

Có thể xung đột với quyền lợi địa
phương và cộng đồng.

Sự phục tùng bị động.


Khó có thể được điều chỉnh,
sửa đổi.

Phương pháp tiếp cận có các bên
Các chương
trình, dự án quốc
gia và quốc tế

Được ưu tiên cao trong
nước và ngoài nước

Có cơ sở kỹ thuật tốt để
thực thi

Có sự tham gia của các
chuyên gia giỏi.

Được sự tham gia
của
chính quyền các cấp và
cộng đồng

Thiếu tính chất ràng buộc bởi luật
pháp

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khách quan bên ngoài

Khó kiểm soát, giám sát


Đòi hỏi nhiều kinh phí, nguồn
lực
Các hiệp định,
công ước quốc tế

Có tính chất pháp lý cao

Mục tiêu rõ ràng, có tính
chiến lược

Phạm vi áp dụng rộng

Được sự hỗ trợ, hợp tác
quốc tế

Phụ thuộc nhiều vào khả năng
và tiềm lực của mỗi quốc gia

Có thể bị giải thích khác nhau

Dễ bị tác động bởi các nhân tố
như thay đổi chính trị, chiến tranh,
thiên tai v.v.
6
Các công cụ mềm
Chứng chỉ rừng

Có động lực manh mẽ của thị
trường tiêu thụ sản phẩm

rừng

Phương pháp tiếp cận
đồng thuận nhiều bên

Có tính chủ động, tự
nguyện nên dễ được chấp
nhận

Công nhận quốc tế là một lợi

Thiếu tính ràng buộc bằng
pháp luật

Phụ thuộc áp lực thị
trường

Phụ thuộc nhiều vào nhận
thức của các bên

Bị hạn chế bởi năng lực và
nguồn lực

Tốn tiền cho chứng chỉ
Các hình th
ức
khuyến khích
(miễn trừ thuế,
khen, thưởng, đầu
tư v.v)


Thực hiện tự nguyện, dễ
chấp nhận

Hình thức linh hoạt, dễ
điều chỉnh

Phụ thuộc nhiều vào tự
giác của chủ rừng, khó
đánh giá, kiểm tra

Khó duy trì lâu dài, liên
tục
Các phong trào
xã hội, quần
chúng, phi chính
phủ.v.v

Nhiều người tham gia tự
nguyện

Năng động, linh hoạt cao

Có thể ảnh hưởng đến
chính sách

Định hướng mạnh về môi
trường

Các bên không bị ràng

buộc, khả năng thực hiện
kém

Khó kết hợp với các công
cụ khác

Phạm vi tác động thường
hẹp
CHƯƠNG

2:

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ ÁP DỤNG
CHỨNG CHỈ RỪNG TẠI VIỆT NAM
2.1 Tình hình cơ bản của quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng
12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất lâm nông
nghiệp. Mặc dù trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp đã được đặt ra là: sử dụng bền
vững 8,4 triệu ha rừng sản xuất (phấn đấu ít nhất có được 30% diện tích có chứng chỉ
rừng); 5,6 triệu ha rừng phòng hộ và 2,16 triệu ha rừng đặc dụng. Tuy nhiên đến nay vẫn
chưa xác định được diện tích lâm phận ổn định quốc gia nêu trên đế có kế hoạch quản lý
rừng bền vững. Cho nên có thể nói một cách tổng quát: Tại các địa phương đến nay chưa
có nơi nào tiến hành quản lý rừng bền vững; chưa có một diện tích rừng nào được quy
hoạch và có kế hoạch đưa vào quản lý rừng bền vững.
2.2 Tình hình cơ bản của “Chứng chỉ rừng” ở Việt Nam.
2.2.1 Tình hình áp dụng “Chứng chỉ rừng” trên thế giới:
Hiện nay trên thế giới có một số quy trình cấp chứng chỉ rừng đang hoạt động như
Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC), Chương trình phê duyệt các quy trình chứng
chỉ rừng (PEFC) của Châu Âu, Sáng kiến lâm nghiệp bền vững (SFI) của Bắc Mỹ, Hội
tiêu chuẩn Canada (CSA), Quy trình chứng chỉ quốc gia CertforChile của Chile, Viện

nhãn sinh thái Indonesia (LEI), và Hội đồng chứng chỉ gỗ Mã Lai (MTCC).
Châu Âu
Quy trình FSC: Đến tháng 11 năm 2005 diện tích rừng do FSC cấp chứng chỉ ở
Châu Âu đã lên đến 34.150.976 ha với 327 giấy chứng chỉ.
Quy trình PEFC: có 57.804.810 ha rừng được cấp chứng chỉ. Trong đó Phần
lan, Đức, Na Uy và Thụy điển là những nước có diện tích rừng được PEFC cấp
chứng chỉ cao nhất.
7
Bắc Mỹ.
Quy trình FSC: Châu Mỹ đến thời điểm tháng 12 năm 2005, diện tích rừng được
FSC cấp chứng chỉ là 29.252.921 ha với 332 chứng chỉ. Các diện tích được cấp
chứng chỉ cũng chủ yếu là rừng trồng và rừng nửa tự nhiên.
Quy trình PEFC: Chỉ có Canada được cấp chứng chỉ với 70.918.506 ha rừng.
Châu Á - Thái Bình Dương
Quy trình FSC: Hiện có 2.577.151 ha rừng với 63 giấy chứng chỉ FSC.
Một số nước như Indonesia, Malaysia cũng đã xây dựng các quy trình CCR
quốc gia, đồng thời họ cũng đã có một số khu rừng tự nhiên được FSC cấp chứng chỉ.
Việt Nam năm 2006 có chứng chỉ rừng tự nhiên đầu tiên và cho đến nay chúng ta
đã được cấp 6 chứng chỉ rừng.
Tình hình chứng chỉ rừng của thế giới được minh họa tại các biểu đồ dưới đây.
8
Nguồn: WWW.certified-forest.org
2.2.2 Tình hình áp dụng “Chứng chỉ rừng” tại Việt Nam:
Tổ công tác uốc gia quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
NWG là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, tập hợp những người tự nguyện
hoạt động thường xuyên là 20-22 người, có ưu tiên tuyển thành viên là người dân tộc
thiểu số, nữ và người địa phương. Từ năm 2002, 10 người trong 3 ban của NWG đã
trở thành thành viên của FSC quốc tế. FSC cũng đã cử 1 thành viên làm Đại diện cho
FSC quốc tế ở Việt Nam, gọi là Đầu mối quốc gia (Contact Person).
Kinh phí hoạt động của NWG thu hút từ các nguồn tài trợ không cố định như

hỗ trợ ban đầu của Đại sứ quán Hà Lan, FSC quốc tế, dự án cải cách hành chính
lâm nghiệp (REFAS), WWF Đông Dương, và 1 dự án nhỏ thực hiện trong 2 năm
2002 – 2003 do Quỹ Ford (The Ford Foundation Representative Office for Vietnam
and Thailand)) tài trợ. Giai đoạn 5 năm vừa qua các hoạt động của NWG tập trung vào
các nội dung sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ cập, giới thiệu về QLRBV.
b) Xây dựng Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam về QLRBV và CCR.
c) Khảo sát tình hình QLR tại các đơn vị và đánh giá tính khả thi của các chỉ số của
Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam do NWG dự thảo trên cơ sở 10 tiêu chuẩn và 56 tiêu chí của
FSC.
d) Củng cố tổ chức của tổ công tác, tăng cường năng lực hoạt động và hợp tác với
các đơn vị hữu quan trong nước và quốc tế.
Ở Việt Nam giai đoạn 1998 – 2003 hoạt động thúc đẩy QLRBV chủ yếu là do
9
NWG cùng với sự phối hợp của các tổ chức khác như TFT, dự án REFAS, WWF
Đông Dương đã góp phần đẩy mạnh quá trình cải thiện quản lý rừng thông qua các dự
án hỗ trợ kỹ thuật cho một số chủ rừng xây dựng mô hình CCR. Từ năm 2004, các
tổ chức này đã đẩy mạnh các hoạt đông theo từng chương trình riêng trong việc hỗ trợ
các đơn vị quản lý rừng (thường là đơn vị lâm trường) tiếp cận các tiêu chuẩn
QLRBV của FSC, trong khi NWG gặp khó khăn về nguồn tài trợ nên phải giảm thiểu
hoạt động để tổ chức lại.
Xây dựng Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam
Ngay sau khi được thành lập, NWG đã ưu tiên việc dự thảo Bộ tiêu chuẩn FSC
Việt Nam (P&C&I VN) để làm căn cứ đánh giá và cấp chứng chỉ rừng cho các đơn vị
QLR tại Việt Nam. Có hai hoạt động được thực hiện song song:
- Phối hợp với các nước ASEAN xây dựng bộ tiêu chuẩn chung cho các nước
ASEAN trên cơ sở 7 tiêu chí của ITTO, trong các năm 1998 – 2000. Tại TP HCM
tháng 12/2000 hội nghị ASOF do Việt Nam làm chủ luân phiên, bộ tiêu chuẩn QLRBV
vùng đã được hoàn tất và trình ban thư ký ASEAN, và tại Hội nghị cấp bộ trưởng Nông
nghiệp ASEAN 2001 ở Phnom-penh bộ tiêu chuẩn này đã được phê duyệt. Song bộ tiêu

chuẩn này kém khả thi trong thực tế vì ITTO chỉ đề xuất 7 tiêu chí QLRBV mà không
phải là quy trình chứng chỉ nên chỉ có thể áp dụng để thẩm định, đánh giá mức độ
QLRBV mà không có hiệu lực CCR quốc tế.
- Quá trình dự thảo P&C&I VN trên cơ sở các tiêu chuẩn và tiêu chí của FSC
cũng được tiến hành ngay từ khi thành lập NWG Việt Nam tháng 2/ 1998 bằng cách
hàng năm vừa dự thảo, vừa khảo sát áp dụng thử và chỉnh sửa trong 8 lần, trong đó lần
thứ 4 năm 2000 có sự tham gia của chuyên gia tiêu chuẩn QLRBV Indonesia (ngài
Harrianto, LEI),năm
2003 lần thứ 7 có sự tham gia của chuyên gia FSC (ngài Matthew W.S.
Trưởng phòng chính sách và tiêu chuẩn).
- Bản dự thảo được chỉnh sửa lần thứ 8 cũng đã nhận được nhận xét đánh giá
10
bằng văn bản của các cơ quan chính phủ, các đoàn thể, và các tổ chức quốc tế liên quan
đang hoạt động tại Việt Nam như Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Viện
Điều tra quy hoạch rừng, Công ty tư vấn luật, Tổng công ty Lâm nghiệp VN, Trường
Đại học lâm nghiệp,
Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Vụ chính sách NN & PTNT, Hội Nông dân
Việt Nam, Hội phụ nữ Việt Nam, WWF Đông Dương, IUCN Việt Nam.
P&C&I VN dự thảo tuân thủ 10 tiêu chuẩn, 56 tiêu chí của FSC và đã có 147
chỉ số được đề xuất để thể hiện các tiêu chí và để kiểm tra đánh giá mức độ phù hợp của
tiêu chuẩn đối với thực tiễn QLR ở Việt Nam. Các chỉ số đề xuất này đã xem xét tới tính
phù hợp với các cơ sở pháp luật, chính sách và điều kiện thực tiễn VN. Mặc dù bộ tiêu
chuẩn dự thảo lần cuối cùng đã kết thúc năm 2004 và được sự nhận xét và đồng tình từ
14 cơ quan tổ chức hữu quan nói trên, nhưng nó chưa được trình FSC để xem xét và
phê duyệt.
Khảo nghiệm tiêu chuẩn và đánh giá quản lý rừng
Hoạt động của NWG về khảo sát đánh giá thực tế quản lý rừng có 2 nội dung:
a) Nắm được tình hình, trình độ quản lý, điểm mạnh, điểm yếu của từng đơn vị
quản lý , từng vùng, và tổng hợp chung tổ chức sản xuất, thể chế chính sách, khoa học
kỹ thuật, và 3 khía cạnh QLRBV quan tâm (kinh tế, môi trường, xã hội).

b) Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các chỉ số mà NWG đề xuất cho mỗi tiêu
chí của P&C&I VN để áp dụng hoặc bổ sung sửa đổi bộ tiêu chuẩn quốc gia ngày một
phù hợp với cả các tiêu chuẩn tiêu chí của FSC và hoàn cảnh, tập quán, chính sách của
Việt Nam.
Các năm 1998 – 2000, các cuộc khảo sát cũng nhằm phổ cập nhận thức cho các
thành viên của NWG và các cổ đông như chủ rừng, quan chức quản lý lâm nghiệp cấp
trung ương và cấp tỉnh (nội dung a), như:
1998: - Thăm quan trang trại rừng Phát Ngân (Đồng Nai).
- Thăm quan Lâm trường Tân Phú (Đồng Nai).
1999: - Thăm quan Lâm trường Hương Thuỷ (Thừa Thiên- Huế).
- Thăm quan Chi nhánh thuôc Công ty chế biến gỗ Thừa Thiên Huế.
Từ cuối năm 2000 trở đi, việc khảo sát thực tế các đơn vị quản lý rừng và các cơ sở
chế biến thường kết hợp cả hai mục tiêu là chỉnh sửa P&C&I VN dự thảo và nâng cao
nhận thức về QLRBV và CCR, gồm:
11
Năm 2000: Khảo sát tình hình QLR và áp dụng thử các chỉ số QLRBV tại lâm trường
Dak N’tao (Đắc lắc).
Các năm 2001 – 2004: Khảo sát tình hình QLR và tính khả thi của các chỉ số
của P&C&I VN dự thảo do NWG đề xuất tại một loạt các tỉnh và các vùng:
- Tỉnh Gia Lai: Các lâm trường Hà Nừng, Trạm Lập, DakRong, Sơ Pai.
- Tỉnh Nghệ An: Lâm trường Con Cuông.
- Tỉnh Kon Tum: Lâm trường Măng Cành, Công ty công nghiệp KonPlong.
- Tỉnh Lâm Đồng: Các lâm trường Bảo Lâm, Đa Tẻ, Công ty lâm sản Đức Trọng.
- Tỉnh Quảng Bình: Công ty Lâm nghiệp Long Đại.
- Tỉnh Hà Tĩnh: Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn…
Các cuộc khảo sát này cho thấy một ưu điểm rất cơ bản là hầu hết các chủ rừng
quốc doanh hoặc tư nhân đều mong muốn tiến tới QLRBV trong đơn vị mình và được
cấp chứng chỉ rừng và chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC).
Các chương trình dự án chứng chỉ rừng đang thực hiện
Song song với các chương trình hoạt động về tuyên truyền phổ cập, dự thảo

P&C&I VN, khảo sát đánh giá hiện trạng năng lực QLR, NWG còn hướng dẫn Công
ty lâm công nghiệp Long Đại (Quảng Bình), Công ty Lâm nghiệp và dịch vụ Hương
Sơn (Hà Tĩnh), Lâm trường Con Cuông (Nghệ An), Xí nghiệp trồng rừng 327 tư nhân
Đỗ Thập (Yên Bái), là các đơn vị quản lý rừng khá tốt, tự đánh giá QLR của mình để
có kế hoạch nâng cấp quản lý; cung cấp cho họ thông tin, biểu mẫu về một số tổ chức
chứng chỉ rừng (Woodmark) và SGS (Qualifor) để liên hệ về CCR. Hiện nay đã hoặc
đang thực thi một số chương trình hỗ trợ chứng chỉ rừng sau đây:
- Dự án điều tra xây dựng kế hoạch QLRBV tại huyện Kon-Plong (Kontum)
2000- 2002 do JICA tài trợ trên 2 triệu USD, đã kết thúc năm 2003. Hiện nay giai
đoạn 2 nhằm tăng cường các hoạt động khuyến nông khuyến lâm và xây dựng mô
hình quản lý rừng cho cộng đồng, đã bắt đầu triển khai từ 2005 với kinh phí trên 1 triệu
USD.
- Dự án hỗ trợ cải thiện quản lý rừng ở lâm trường Hà Nừng và lâm trường Sơ pai
(Gia Lai) do WWF Đông dương tiến hành 2003 – 2005 với số vốn 490 nghìn USD do
Thuỵ Sĩ tài trợ.
- Kế hoạch hỗ trợ CCR và tiếp thị của Quỹ rừng nhiệt đới (TFT) tại Việt Nam
không công bố thành một chương trình mà chỉ hỗ trợ từng phần và cho từng đơn vị QLR
như tại Lâm trường Trường Sơn (Long Đại, Quảng Bình), Công ty lâm nghiệp và dịch
12
vụ Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Thí điểm Cấp chứng chỉ rừng “theo nhóm” tại Yên Bái do Viện Quản lý rừng bền vững
và chứng chỉ rừng thực hiện nhằm giúp các chủ rừng quy mô nhỏ tiếp cận được với việc
cấp chứng chỉ rừng. Theo thí điểm này, một số tổ chức địa phương đóng vai trò “trung
gian” giữa tổ chức cấp chứng chỉ và những nhà sản xuất gỗ nhỏ để để giúp họ nhận chứng
chỉ “theo nhóm”. Cấp chứng chỉ “theo nhóm” đã được áp dụng thành công ở các nước
Đông và Tây nước Anh và Papua New Guinea trong khuôn khổ chương trình sinh thái lâm
nghiệp do EU tài trợ.
Quỹ rừng nhiệt đới (TFT) tại Việt nam đang tiến hành hỗ trợ thực hiện quản lý rừng và
chững chỉ rừng cho các đơn vị quản lý rừng sau: Công ty lâm nghiệp Lơ Ku và Công ty
lâm nghiệp Hào Quang tỉnh Đăk Nông; Trạm Lập tỉnh Gia Lai; Công ty lâm nghiệp Long

Đại tỉnh Quảng Bình; Công ty lâm nghiệp Bảo Yên tỉnh Lào Cai.
Theo đề xuất của Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng thì lộ trình cấp
chứng chỉ rừng từ 2006 đến 2020, như sau:
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững quốc gia: Đã hoàn thành dự thảo
tiêu chuẩn quốc gia với 10 nguyên tắc, 55 tiêu chí và 158 chỉ số và các kiểm chứng phản
ánh đặc thù về chính sách và tập quản sản xuất lâm nghiệp của
Việt nam, đã trình FSC và đang chờ thẩm định.
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về Chứng chỉ rừng cho các chủ rừng
và các bên liên quan, cho cộng đồng dân cư sống trong rừng và gần rừng.
- Đào tạo năng lực về nghiệp vụ cấp chứng chỉ rừng cho cán bộ lâm nghiệp
- Đánh giá chất lượng quản lý từng khu rừng do chủ rừng thực hiện (2008- 2010)
- Tổ chức mạng lưới các mô hình Quản lý rừng bền vững tự nguyện (2006- 2015)
- Cấp chứng chỉ rừng (2008-2020).
CHƯƠNG

3:

NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ ÁP DỤNG CHỨNG CHỈ
RỪNG TẠI VIỆT NAM
3.1 Cơ hội và thách thức.
3.1.1 Cơ hội :
13
Quá trình QLRBV và CCR đang được sư tham gia tự nguyện của đông đảo chủ
rừng trong cả nước trước sức hấp dẫn của chứng chỉ rừng.
Thị trường thế giới đang có nhu cầu ngay càng tăng về sản phấm đồ gỗ của
ViệtNambiểu thị ở kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của ta đang trở thành 1 ngành sản xuất lớn :
Chỉ số giá trị lâm sản xuất khẩu theo văn bản chiến lược LNQG như sau (đơn vị:
triệu USD/năm): 250/2000, 721/2003, 1700/2005, 3.700/2010 (ước tính), 7.800/ 2020
(ước tính). Nhưng do hiện nay Viêt nam sản xuất gỗ để chế biến quá ít (80% nhâp khẩu),

lại chưa có chứng chỉ QLRBV, đa phần xuât khẩu qua thương hiệu có uy tín khác, nên lãi
xuất rất thấp mặc dù kim ngạch xuất khẩu rất cao .
Được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía nhà nước bằng các chính sách, thể chế thể hiện
trong chiến lược LNQG, và các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, thì quá trình
QLRBV và CCR sẽ được cải thiện tốt về tốc độ và chất lương.
3.1.2 Thách thức :
Sức trì trệ của chính sách quản lý kinh doanh theo kế hoạch khiến các doanh
nghiệp lâm nghiêp không năng động, không nhạy bén với các thuận lợi của mhu cầu thị
trường hiện tại.
Sự độc lập và quyền tự quản lý về kế hoạch, tài chính, tổ chức nhân sự chưa đảm
bảo cho doanh nghiệp phát triển, nhất là chế độ chủ quản đang kìm hãm sản xuất kinh
doanh, chế độ sở hữu rừng và đất cũng còn đang trong giai đoạn đổi mới.
3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng bền vững và áp dụng chứng
chỉ rừng ở nước ta:
Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản
lý nhà nước của các Bộ, Nghành, Uỷ ban nhân dân các cấp đối với công tác quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng. Rà soát, hệ thống hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành về bảo vệ và phát triển rừng; sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản có liên
quan đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ rừng, chính quyền các cấp và
người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
14
Quy hoạch và xây dựng lâm phận ổn định để bảo vệ rừng tự nhiên: Một yêu cầu
đặc biệt quan trọng giúp quản lý rừng bền vững thành công là xây dựng lâm phận ổn định,
cho cả mục tiêu phòng hộ và mục tiêu sản xuất.
Trao quyền sử dụng đất rừng lâu dài cho chủ sử dụng, cho các cơ quan quản lý lâm
nghiệp, các hợp tác xã, các công ty lâm nghiệp tham gia vào thực hiện, quản lý các
chương trình lâm nghiệp, không chỉ là nguyên tắc chính sách cơ bản mà còn là bước đi
mang tính thực tiễn cao cần phải thực hiện để thúc đẩy quản lý rừng bền vững.
Quản lý rừng bền vững phải theo kế hoạch rõ ràng: cụ thể hóa các chính sách quốc
gia để điều phối và thực hiện các hoạt động tác nghiệp để đạt được mục tiêu cụ thể, cho

một địa phương cụ thể và, trong một giai đoạn cụ thể.
Xác nhận vai trò và giúp đỡ cộng đồng: Người và các tổ chức tham gia quản lý
rừng cần xác nhận vai trò và quyền lợi của cộng đồng trong quản lý rừng.
Bảo vệ hệ sinh thái cần hài hòa với sinh kế bền vững
Điều tra rừng liên tục tạo cơ sở để lập kế hoạch quản lý rừng, và đặc biệt quan
trọng trong lập kế hoạch quản lý rừng bền vững cho mục tiêu sản xuất gỗ.
Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế bằng các dự án quản lý rừng bền
vững cũng như cấp chứng chỉ rừng.
KẾT LUẬN
Ngày nay thế giới ngày càng quan tâm đến tình trạng diện tích và chất lượng
rừng ngày một suy giảm, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống và khả năng cung cấp sản
phẩm rừng cho phát triển bền vững cũng như nhu cầu hàng ngày của người dân. Vấn đề
cần được giải quyết là làm thế nào quản lý kinh doanh rừng phải vừa đảm bảo tốt lợi
ích kinh tế, vừa đem lại lợi ích thiết thực cho các cộng đồng dân cư sống trong rừng, vừa
không gây tác động xấu đến môi trường sống, tức là thực hiện được quản lý rừng bền
vững. Ở Việt Nam quản lý rừng bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng không
chỉ đối với nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập WTO nhằm hướng đến sự phát triển một
nền kinh tế bền vững mà nó còn có tác động hết sức to lớn tới các vấn đề mang tính xã hội
đó là môi sinh, môi trường dưới tác động của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Công cụ
“Chứng chỉ rừng” đóng vai trò quyết định trong lộ trình xây dựng một chính sách quản lý
15
phù hợp và đạt hiệu quả trong thực tiễn. Khái niệm “Quản lý rừng bền vững” đã xuất hiện
ở nước ta khá lâu song công cụ “Chứng chỉ rừng” là một khái niệm khá mới mẻ được du
nhập từ bên ngoài vào và hiện nay mới được đưa vào lộ trình áp dụng thí điểm ở một số
địa phương. Để đạt được mục tiêu theo lộ trình mà chúng ta đã xây dựng đến năm 2020
cần có sự phối hợp giữa Trung ương với Địa phương, giữa cơ quan quản lý rừng, cơ quan
quản lý Kinh tế với Bộ tài nguyên môi trường và các nghành liên quan, đặc biệt là các đơn
vị khai quản lý, khai thác rừng phải có ý thức thực hiện triệt để những quy định về quản
lý, khai thác, tái tạo rừng theo kế hoạch đề ra. Đồng thời phải tranh thủ tất cả sự ủng hộ
của các tổ chức bảo vệ tài nguyên rừng thế giới cụ thể là các dự án bảo vệ tài nguyên

rừng. Vai trò của rừng đối với đời sống kinh tế và đời sống xã hội là không thể phủ nhận
bởi vậy “Quản lý rừng bền vững” và áp dụng “chứng chỉ rừng” là công cụ hiệu quả nhất
để bảo vệ, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt và suy thoái,
nó không chỉ là tầm nhìn ngắn hạn phục vụ cho nền kinh tế xã hội giai đoạn hiện nay mà
là cho cả tương lai.
16
NHỮNG CỤM TỪ VIÊT TẮT
ASEAN Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CCR Chứng chỉ rừng
CoC Chain of Custody - Chuỗi hành trình sản phẩm
CSA Canadian Standards Association - Hội Tiêu Chuẩn Canada
EU European Union - Liên minh Châu Âu
FSC The Forest Stewardship Council - Hội đồng quản trị rừng quốc tế
FSC P&C FSC Principles & Criteria - Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng của Hội đồng quản trị
rừng quốc tế
FSSP Forest Sector Support Partnership - Chương trình Hỗ trợ ngành lâm nghiệp
ITTO International Tropical Timber Organization - Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế
IUCN World Conservation Union - Liên minh bảo tồn quốc tế
LEI Lembaga Ecolabel Indonesia - Viện nhãn sinh thái Indonexia
MTCC Malaysian Timber Certification Council - Hội đồng chứng chỉ gỗ Mã Lai
NGO Non-governmental organization - Tổ chức phi chính phủ
NWG National Working Group (on QLRBV) - Tổ công tác quốc gia quản lý rừng
bền vững và CCR
PEFC Programme for the Endorsement of Forest Certification Schemes - Chương
trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng
P&C&I VN Vietnam Principles & Criteria & Indicators - Bô tiêu chuẩn FSC Việt Nam
QLRBV Quản lý rừng bền vững
SFI Sustainable Forestry Initiative - Sáng kiến lâm nghiệp bền vững Bắc Mỹ
TFT Tropical Forest Trust - Quỹ Rừng nhiệt đới

WTO World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
WWF World Wide Fund for Nature - Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1 Luật bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004;
2 Luật đất đai, số 13/2003/QH11, ngày 26/11/2003 của Quốc hội;
3 Luật bảo vệ môi trường, số 52/2005/QH11, ngày 29/11/2005 của Quốc hội;
4 Ngh ị định về Thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, số 23/2006/N Đ
-CP, ngày 3/3/2006 của Chính Phủ…
II CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ NN& PTNN - Cẩm nang ngành lâm nghiệp, chương Chứng chỉ rừng;
2 Nguyễn Ngọc Lung ( 2004)- QLRBV và CCR ở Việt Nam, cơ hội và
thách thức;
3 Kỷ yếu hội thảo WWF về QLRBV và CCR. Quy Nhơn 24 – 25/5/2005;
4 NWG, Tiêu chuẩn quốc gia quản lý rừng bền vững “ Tiêu chuẩn FSC Việt
Nam” , phiên bản 9b: 2008;
5 Trường ĐH Nông Lâm Huế - Chứng Chỉ Rừng và các thông tin liên quan
đến Chứng Chỉ Rừng;
6 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005)- Chiến lược lâm nghiệp
quốc gia giai đoạn 2006-2020. Dự thảo. Hà Nội tháng 11/2005;
7 Đối thoại giữa các bên liên quan về chứng chỉ gỗ tại Việt Nam. Cách tiếp
cận hướng tới một chính sách tổng hợp. Hà Nội 13-15/4/1999. WWF-
Đông Dương tháng 7-2001.
III MỘT SỐ WEBSITE
1 www .

fsc.org/en
2 www .


m t

cc. c

o

m .

m y
3 www.p e

fc.org
18
MỤC LỤC
19

×