Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Vì sao công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải lấy nguồn lực cơ bản là con người cho sự phát triển nhanh và bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.97 KB, 5 trang )

Vì sao công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải lấy nguồn lực cơ bản là con người
cho sự phát triển nhanh và bền vững?
- Nguồn lực con người: nguồn lực con người ở đây tổng thể những yếu tố thuộc
về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội,… tạo nên
năng lực của con người, của cộng đồng người, có thể sử dụng và phát huy trong
quá trình xây dựng và phát triển đất nước và trông những hoạt động xã hội. Như
vậy khi nói tới nguồn lực con người là nói tới con người với tư cách là chủ thể của
các hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội.
- Phát triển nhanh và bền vững: Là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà
không ảnh hưởng tổn hại đến nhu cầu tương lai. Phát triển bền vững là một sự phát
triển cân đối giữa ba cực tăng trưởng kinh tế, xã hội, môi trường, mà không thể
xem nhẹ cực nào.
Trong mối quan hệ tác động qua lại với quá trình công nghiệp hóa và hiện
đại hóa, nguồn lực con người luôn giữ vị trí, vai trò quyết định. Mặt khác, nguồn
lực con người cũng không ngừng biến đổi, phát triển dưới tác động của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển nguồn lực con người Việt Nam
là một yêu cầu khách quan trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi:
Thứ nhất, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa
Đảng ta đã khẳng định: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm
hướng tới mục tiêu “ tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội”. Động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa được hiểu là
những gì thúc đẩy quá trình này vận động và phát triển. Khi nói con người là động


lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ yếu nói đến sức mạnh và
năng lực sáng tạo to lớn của con người trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và thúc đẩy quá trình này phát triển. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ
không thể thành công nếu thiếu vai trò động lực của con người. Chính con người
với tri thức, trí tuệ, có khả năng hoạch định chiến lược, đề ra mục tiêu, lựa chọn


phương thức tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho phù hợp điều kiện và
hoàn cảnh của mình. Con người còn sáng tạo ra những thành tựu khoa học công
nghệ hiện đại và ứng dụng chúng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản
xuất vật chất, quản lý kinh tế xã hội. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, những giải pháp do con người đề ra cho phép điều chỉnh và giải quyết các
mâu thuẫn phát sinh, cũng như dự báo những nguy cơ, hậu quả có thể xảy ra và
khuynh hướng phát triển trong tương lai để từ đó thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa tiến lên. Năng lực sáng tạo nói riêng và và chất lượng nguồn lực
con người nói chung là yếu tố nội sinh, là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển xã
hội, đưa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến thành công.
Hơn nữa, những thành quả do công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra phải
nhằm phục vụ nhu cầu con người. Con người có quyền hưởng thụ những thành quả
do chính tài năng và sức sáng tạo của mình tạo ra. Vì vậy, phát triển nguồn lực con
người phải nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con người có được đời sống vật
chất và tinh thần ngày càng cao, môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi, có
điều kiện học tập, lao động sáng tạo và cống hiến tài năng cho sự phát triển của xã
hội và hạnh phúc của con người.
Thứ hai, con người vừa là chủ thể vừa sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa
Giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nguồn lực con người có
mối quan hệ gắn bó chặt chẽ nhau, trong đó nguồn lực con người luôn giữ vị trí,


vai trò quyết định trình độ, tốc độ phát triển của tiến trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Nguồn lực con người không ngừng biến đổi và phát triển dưới tác động
của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xét dưới góc độ kinh tế, xã hội hay kỹ
thuật, công nghệ, yếu tố con người vẫn luôn là chủ thể của quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Từ thực tế cho thấy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ
không bao giờ thành công nếu thiếu nguồn lực con người với số lượng và chất
lượng ngày càng cao. Bởi chính con người là lực lượng duy nhất có khả năng phát

hiện, xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, bước đi và những giải pháp thích hợp
để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng tác động trở lại đối với mục tiêu phát
triển nguồn lực con người. Thực tế cho thấy, mặc dù nước ta hiện nay không còn là
một nước thuần nông nhưng cũng chưa phải là là một nước công nghiệp hiện đại.
Con người vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư duy, thói quen của người sản xuất
nhỏ tiểu nông. Bởi vậy, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tiền đề, điều
kiện cần thiết để từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm vốn còn mang nặng dấu
ấn tiểu nông của đại bộ phận trong lực lượng lao động xã hội, tạo cuộc cách mạng
với lực lượng xã hội. Hơn nữa, trong suốt tiến trình, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
vừa tạo ra điều kiện và cơ hội phát triển, vừa đặt ra những yêu cầu ngày càng cao
với người lao động, trước hết là ở trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng
lao động công nghiệp hiện đại buộc người lao động phải thường xuyên, không
ngừng học tập, bồi dưỡng cả về trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, nhân cách
đạo đức, năng lực sáng tạo và khả năng thích nghi với những điều kiện lao động
mới. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo ra điều kiện cũng
như cơ hội cho người lao động được tiếp cận với những dịch vụ xã hội ngày càng
hoàn thiện như giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, nâng cao mức sống. Như
vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra môi trường mà ở đó con người được phát


triển toàn diện, thể hiện năng lực sáng tạo cũng như khẳng định vai trò quyết định
sự phát triển kinh tế-xã hội của mình.
Thứ ba, phát triển nguồn lực con người là vấn đề chiến lược hàng đầu của Đảng
và Nhà nước ta nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Trong lịch sử dân tộc, nhất là trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại
xâm, ông cha ta luôn thực hiện phương châm “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch
nhiều”. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là con người, do đó khâu then chốt là phải
biết phát huy trí tuệ con người. Chính tài năng trí tuệ, sự thông minh và sức sáng

tạo to lớn của con người Việt Nam đã làm nên những thắng lợi vẻ vang trong lịch
sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Vì vậy, ngay khi phát động công cuộc đổi
mới, Đảng ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của nhân tố con người và xác
định: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã
hội”. Ngày nay, để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi vào kinh tế thị
trường, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phát triển đi lên chủ yếu phải bằng trí
tuệ con người và bằng con đường phát triển nguồn lực con người.
Nhận thức rõ vai trò có ý nghĩa quyết định của nguồn lực con người và tiềm
năng to lớn của con người Việt Nam, tại các kỳ Đại hội VIII, IX và các Hội nghị
Trung ương, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định: “Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân”, “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy
nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Tổng kết 15 năm đổi mới và nghiên cứu lý
luận, một lần nữa trong nghị quyết Đại hội Đảng IX, Đảng ta khẳng định: “Con
người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Vì vậy, cần “phát triển mạnh nguồn lực con người
Việt Nam với yêu cầu ngày càng cao” là vấn đề có tính chiến lược trong công cuộc


đổi mới và là yêu cầu cấp bách cho sự phát triển nhanh và bền vững sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Chính vì vậy, nước ta cần tập
trung nguồn lực đầu tư mạnh vào “vốn con người”. Phải xem đây là bước chuẩn bị
quan trọng và là khâu đột phá để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội
và thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Như vậy, phát triển nguồn lực con người là vấn đề có tính chiến lược , không chỉ
xác định trên phạm vi cả nước mà còn phải được nhận thức và chủ động thực hiện
ở từng địa phương nhằm hướng đến mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.




×