Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾT QUẢ KHOANH ĐỊNH, CÔNG BỐ VÙNG CẤM, VÙNG HẠN CHẾ VÀ VÙNG PHẢI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 82 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THUYẾT MINH
KẾT QUẢ KHOANH ĐỊNH, CÔNG BỐ VÙNG CẤM,
VÙNG HẠN CHẾ VÀ VÙNG PHẢI ĐĂNG KÝ
KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TỈNH NINH THUẬN

Ninh Thuận, tháng 5/2018


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THUYẾT MINH
KẾT QUẢ KHOANH ĐỊNH, CÔNG BỐ VÙNG CẤM,
VÙNG HẠN CHẾ VÀ VÙNG PHẢI ĐĂNG KÝ
KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TỈNH NINH THUẬN

CƠ QUAN THỰC HIỆN
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
GIÁM ĐỐC

Bùi Anh Tuấn


Ninh Thuận, tháng 5/2017



Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................4
1. Sự cần thiết..............................................................................................4
2. Căn cứ pháp lý, cơ sở tài liệu sử dụng để khoanh định.......................5
2.1. Căn cứ pháp lý......................................................................................5
2.2. Cơ sở tài liệu chính...............................................................................5
3. Mục tiêu....................................................................................................5
4. Nhiệm vụ..................................................................................................6
5. Phạm vi thực hiện....................................................................................6
6. Phương pháp thực hiện…………………………………………………6
CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH NINH
THUẬN…………………….…………………………………………….……..8
I. CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC………………………………………………8
1. Các tầng chứa nước lỗ hổng..........................................................................8
2. Các tầng chứa nước khe nứt........................................................................12
3. Nước trong đứt gãy kiến tạo........................................................................15
4. Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước........15
II. TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT.........................................................16
1. Tầng chứa nước Đệ tứ không phân chia (q)………….………….……16
2. Tầng chứa nước Holocen (qh) ................................................................16
3. Tầng chứa nước Pleistocen (qp) .............................................................17
4. Tầng chứa nước Pliocen trên (n2)............................................................17
5. Tầng chứa nước Jura giữa (j2).................................................................17
6. Tầng chứa nước Creta trên (k2)...............................................................17
CHƯƠNG II. XÂY DỰNG TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG CẤM, VÙNG HẠN
CHẾ VÀ VÙNG PHẢI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI
ĐẤT……………………………………………………………………………20
1



Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

I. TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG CẤM, VÙNG HẠN CHẾ KHAI THÁC
NƯỚC DƯỚI ĐẤT THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 15/2008/QĐ-BTNMT NGÀY
31/12/2008……………………………………………………………………20
1. Tiêu chí phân vùng cấm xây dựng mới công trình khai thác nước dưới
đất………………………………………………………………………………20
2. Tiêu chí phân vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác nước
dưới đất…………………………………………………………………………20
II. TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG PHẢI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC
DƯỚI ĐẤT THEO THÔNG TƯ SỐ 27/2014/TT-BTNMT NGÀY
30/5/2014………………………………………………………………………21
CHƯƠNG III. XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG CẤM,
VÙNG HẠN CHẾ VÀ VÙNG PHẢI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC
DƯỚI ĐẤT TỈNH NINH THUẬN ………………………..….……………22
I. XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG CẤM, VÙNG HẠN CHẾ VÀ
VÙNG PHẢI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT………………22
1. Xác định tiêu chí phân vùng cấm xây dựng mới công trình khai thác
nước dưới đất………………………………………………………………….22
2. Xác định tiêu chí phân vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác
nước dưới đất…………………………………………………………………..22
3. Xác định tiêu chí phân vùng phải đăng ký khai thác nước dưới
đất………………………………………………………………………………22
II. ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG CẤM, VÙNG HẠN CHẾ VÀ
VÙNG PHẢI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT…………...….23
1. Đánh giá tiêu chí phân vùng cấm……………………………….……..23
2. Đánh giá tiêu chí phân vùng hạn chế………………………………….30
3. Đánh giá các tiêu chí phân vùng phải đăng ký………………………..31

CHƯƠNG IV. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG VÀ
DANH MỤC CẤM, HẠN CHẾ VÀ PHẢI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC
DƯỚI ĐẤT………………………………………………………….………...32
I. PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN TRÊN BẢN ĐỒ……………….………..32
1. Quy ước về màu:……………………………………………………….32
2. Quy ước về ký hiệu……………………………………………………32
2


Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

3. Quy ước về xác định ranh giới giữa các khu vực cấm và hạn
chế……………………………………………………………….………….…33
II. DANH MỤC VÙNG CẤM, VÙNG HẠN CHẾ VÀ VÙNG PHẢI
ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT………………………………34
1. Danh mục vùng cấm khai thác nước dưới đất………………….……..35
2. Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất……………….……51
3. Danh mục vùng phải đăng khai thác nước dưới đất………………..…64
CHƯƠNG V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN...........................................................77
1. Sở Tài nguyên và Môi trường…………………………………………77
2. Các Sở, Ban ngành liên quan và UBND các huyện/thành phố và UBND
các xã/phường/thị trấn…………………………………………………………77
3. Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước dưới đất………………77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………..78
1. Kết luận…………………………………………………………….…78
2. Kiến nghị………………………………………………………………78

3



Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Ninh Thuận là tỉnh có điều kiện khí hậu hết sức khắc nghiệt, phải đối mặt
với hạn hán và thiếu nước triền miên từ năm này đến năm khác. Đặc biệt những
năm gần đây, do những diễn biến bất thường theo hướng không thuận lợi của khí
hậu và ảnh hưởng của việc suy thoái môi trường nên tài nguyên nước dần dần bị
suy thoái, cạn kiệt đặc biệt là nguồn tài nguyên nước dưới đất. Nước dưới đất là
nguồn tài nguyên rất quan trọng và vô cùng quý giá đối với phát triển kinh tế,
đặc biệt đối với tỉnh Ninh Thuận. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và
sản xuất, kinh doanh của người dân địa phương.
Mặc dù nguồn tài nguyên nước dưới đất có thể được tái tạo, song nếu
chúng ta khai thác một cách thiếu hiểu biết, không kiểm soát, nguồn tài nguyên
này sẽ dần trở nên cạn kiệt và bị hủy hoại, kèm theo đó là nhiều tác động tới
cảnh quan và môi trường sống của con người. Hoạt động khai thác nước dưới
đất diễn ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng, gây tác động xấu qua lại đối
với môi trường nước dưới đất và các hoạt động kinh tế - xã hội. Những năm gần
đây biến đổi khí hậu đã làm suy giảm mạnh đến lượng mưa, hạn hán diện rộng
và kéo dài làm nguồn cấp chính là nước mặt suy giảm mạnh, các sông, suối, hồ
chứa bị khô cạn, đỉnh điểm của hạn hán là mùa khô năm 2015.
Trước áp lực của nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước tăng cao và
do sự khan hiếm nguồn nước mặt, một nhu cầu tất yếu hình thành tự phát đó là
nhu cầu khai thác và sử dụng nước dưới đất. Có hàng trăm ngàn giếng khoan,
giếng đào tự phát đã và đang hoạt động, hàng ngày khai thác và sử dụng một
lượng nước lớn, đặc biệt tại các khu vực ven biển để cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp, làm muối và nuôi trồng thủy sản. Nhiều giếng đang tiếp tục được triển
khai khoan, đào. Điều này làm sụt giảm nghiêm trọng mực nước dưới đất.
Không chỉ làm sụt giảm mực nước, gây nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, việc khai
thác và sử dụng nước dưới đất một cách tự phát còn gây ra nhiều hệ lụy khác.

Khai thác nước dưới đất tự phát và ồ ạt đã làm cho nước dưới đất ô nhiễm theo,
không chỉ gây ô nhiễm tại khu vực được khai thác, mà còn gây ô nhiễm đến các
vùng ảnh hưởng xung quanh khu vực. Những khu vực khai thác nước dưới đất
ven biển, nằm kề các tầng chứa nước mặn đã thấy rõ sự xâm nhập ranh giới mặn
cả về diện tích và chiều sâu.
Các sự cố về môi trường địa chất do hoạt động khai thác nước dưới đất
quá mức gây ra ngày càng trở nên phổ biến hơn với mức độ đáng báo động, việc
cạn kiệt nguồn nước, xâm nhập mặn, nhiễm bẩn, lún mặt đất do hoạt động khai
thác không kiểm soát hay không tuân theo quy trình kỹ thuật, việc nhiễm bẩn từ
các bãi rác thải, chất thải các khu công nghiệp, nhiễm độc asen, chì… ngày càng
làm cho nguồn tài nguyên quý giá này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

4


Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

Do đó, để quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước
dưới đất một cách có hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững thì cần thiết phải có
sự định hướng, quy hoạch khai thác và giải pháp quản lý cụ thể cho từng vùng.
Chính vì vậy, việc thực hiện “Khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế và
vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất” là rất cần thiết và cấp bách trong
giai đoạn hiện nay.
2. Căn cứ pháp lý, cơ sở tài liệu sử dụng để khoanh định.
2.1. Căn cứ pháp lý
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ

sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
- Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;
2.2. Cơ sở tài liệu chính
- Kết quả Đề tài “Điều tra khảo sát, đánh giá chất lượng và trữ lượng nước
dưới đất phục vụ khu công nghiệp Phước Nam, tỉnh Ninh Thuận” do Liên đoàn
Địa chất thủy văn – Địa chất công trình miền Nam thực hiện năm 2005;
- Kết quả Đề tài “Điều tra khảo sát, đánh giá chất lượng và trữ lượng nước
dưới đất các xã ven biển tỉnh Ninh Thuận” do Liên đoàn Địa chất thủy văn – Địa
chất công trình Miền Nam thực hiện năm 2006;
- Kết quả Đề án “Lập bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1/50.000 các tỉnh Ninh Thuận
và Bình Thuận” do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền
Trung thực hiện từ năm 2007 đến năm 2012;
- Kết quả Đề án “Điều tra, đánh giá nước dưới đất tại các vùng thiếu nước
sinh hoạt tỉnh Ninh Thuận” do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên
nước miền Trung thực hiện từ năm 2007 đến năm 2013;
- Báo cáo “Điều chỉnh quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Ninh
Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thích ứng với biến đổi khí hậu”
do Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng miền Trung thực hiện năm 2017.
- Báo cáo hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của các xã, phường, thị trấn.
3. Mục tiêu
- Khoanh định và công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới
đất trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày

5


Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ tài nguyên

nước dưới đất.
- Khoanh định và công bố vùng phải đăng ký khai thác, sử dụng nước
dưới đất trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT
ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Nhiệm vụ
- Trên cơ sở các tài liệu, số liệu, bản đồ của các dự án, đề tài điều tra,
đánh giá về tài nguyên nước dưới đất đã thực hiện để tiến hành đánh giá, xây
dựng và khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế và vùng phải đăng ký khai thác,
sử dụng nước dưới đất.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh công bố danh mục vùng cấm, vùng hạn
chế và vùng phải đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh theo
đúng quy định pháp luật hiện hành.
5. Phạm vi thực hiện: Toàn tỉnh
6. Phương pháp thực hiện
Để giải quyết được các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, cần tiến hành các
phương pháp thực hiện sau đây:
a) Phương pháp kế thừa, chọn lọc tài liệu điều tra đã có
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được để tiến hành đánh
giá, xây dựng và khoanh định khu vực phải đăng ký khai thác, sử dụng nước
dưới đất theo đúng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Thông tư số 27/2014/TTBTNMT và Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT.
b) Phương pháp thành lập bản đồ
Sử dụng các phần mềm chuyên môn như Microstation, Mapinfo để thành
lập Bản đồ khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế và vùng phải đăng ký khai
thác, sử dụng nước dưới đất tỷ lệ 1:25.000 dựa trên Bản đồ địa chất thủy văn và
Bản đồ tài nguyên nước dưới đất thuộc Đề án “Lập bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1/50.000
các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận”.
c) Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp tham khảo, đánh giá từ các ý kiến góp ý của các sở,
ban, ngành và Ủy ban nhân các huyện, thành phố để hoàn thiện kết quả khoanh
định vùng cấm, vùng hạn chế và vùng phải đăng ký khai thác, sử dụng nước

dưới đất trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành và công bố danh
mục.

6


Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận

7


Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TỈNH NINH THUẬN
I. CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC
Các thành tạo địa chất vùng Ninh Thuận được chia ra 3 tầng chứa nước lỗ
hổng, 4 tầng chứa nước khe nứt và đánh giá đặc điểm ĐCTV của các tầng chứa
nước và các thành tạo địa chất không chứa nước như sau:
- Các tầng chứa nước lỗ hổng
+ Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Đệ tứ không phân chia (q)
+ Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen (qh)
+ Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen (qp)
- Các tầng chứa nước khe nứt
+ Tầng chứa nước khe nứt phun trào bazan Pleistocen (/qp)
+ Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Pliocen trên (n2)
+ Tầng chứa nước khe nứt Creta trên (k2)

+ Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Jura giữa (j2)
- Nước trong các đứt gãy kiến tạo
- Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước
1. Các tầng chứa nước lỗ hổng
a) Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Đệ tứ không phân chia (q)
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Đệ tứ không phân chia (q) gồm các
thành tạo hỗn hợp sông - lũ - sườn tích (apdQ) phân bố khá rộng rãi ở các đồng
bằng trước núi, giữa núi và các phần sườn thấp, thành những mảng không liên
tục thuộc phần chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng phía Tây huyện Ninh
Phước, Ninh Sơn, Bác Ái và phía Nam thuộc các xã Nhị Hà, Phước Hà với tổng
diện tích lộ khoảng 198 km2. Chiều dày chứa nước của trầm tích biến đổi từ 0,25
m (giếng N292) đến 7,5 m (giếng NM20); trung bình 3,16 m;
Thành phần đất đá không đồng nhất gồm bột, cát, sạn, cuội sỏi, dăm lẫn
sét, laterit màu nâu vàng, loang lổ; mài tròn và chọn lọc kém; kết cấu rời rạc.
Nước trong tầng thuộc loại nước ngầm, có mực nước tĩnh trong các giếng
và lỗ khoan dao động từ 0,17 m (giếng GN36) đến 9,8 m (giếng N3035); trung
bình 4,04 m. Mùa mưa mực nước trong các giếng dâng cao, cuối mùa khô nhiều
giếng bị cạn kiệt.

8


Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Đệ tứ không phân chia phân bố rải
rác, không liên tục, mức độ chứa nước từ nghèo đến tương đối giàu, chủ yếu là
nghèo. Các điểm lộ rất ít gặp, lưu lượng từ 0,1 - 0,2 l/s. Lưu lượng giếng từ 0,05
(GN63) đến 0,62 l/s (GN79); trung bình 0,22 l/s. Lưu lượng lỗ khoan từ 0,5
(PN4) đến 3,2 l/s (PN3), với trị số hạ thấp 2,1m và 3,6m; trung bình 1,63 l/s.
Vùng chứa nước nghèo phân bố ở khu vực Phước Tiến, Phước Đại (Bác Ái) và

Hòa Sơn (Ninh Sơn) là các nón phóng vật có diện tích nhỏ từ 1 đến vài km2.
Vùng chứa nước trung bình thuộc khu vực Phước Nam (huyện Thuận
Nam).
Khả năng thấm của đất đá trong các giếng hút nước thí nghiệm của tầng
chứa nước này khá đa dạng, thay đổi từ trên xuống dưới, phụ thuộc vào thành
phần hạt. Hệ số thấm các giếng biến đổi từ 0,37 m/ngày (GN77) đến 2,48
m/ngày (GN36); trung bình là 1,2 m/ngày. Hệ số dẫn nước theo tài liệu hút nước
thí nghiệm ở các lỗ khoan thi công trong giai đoạn vừa qua từ 32,54 m 2/ngày
(NM13) đến 36,2 m2/ngày (NM22); trung bình 34,37 m2/ngày.
Tổng khoáng hóa của nước trong tầng này dao động từ 0,12 (giếng GN82)
đến 2,8 g/l (giếng N1537); trung bình 0,69 g/l. Loại hình hóa học của nước chủ
yếu là bicarbonat - natri, bicarbonat - natri - calci.
Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước chủ yếu là nước mưa, nước mặt và
từ các tầng chứa nước nằm trên. Miền thoát là mạng thủy văn và thoát từ những
nơi địa hình cao. Hướng vận động của nước ngầm chủ yếu về phía lòng sông,
suối và theo chiều nghiêng của mặt địa hình. Động thái biến đổi theo mùa, liên
hệ chặt chẽ với nước mặt và nước mưa. Kết quả quan trắc nước dưới đất tai lỗ
khoan NM13 và NM22 cho thấy, vào cao điểm mùa mưa (tháng 10 - tháng 12)
mực nước dâng cao 1,3 đến 1,47 m; khoảng tháng 4 đến tháng 5, mực nước hạ
sâu nhất, khoảng 2,3 - 3 m. Loại hình hóa học của nước dưới đất tại khu vực Lợi
Hải (NM13) cũng thay đổi từ nước bicarbonat - calci chuyển sang clorur - natri.
Tầng chứa nước Đệ tứ không phân chia phân bố không liên tục thành các
dải nhỏ hẹp, chiều dày mỏng, mức độ chứa nước từ nghèo đến tương đối giàu,
chủ yếu là nghèo, nên chỉ có ý nghĩa trong điều tra cung cấp nước quy mô nhỏ.
Những nơi phân bố rộng như Phước Hà, Nhị Hà (Thuận Nam), Phước Tân,
Phước Tiến, Phước Đại, Phước Thành (Bác Ái) có khả năng cấp nước cao hơn.
b) Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen (qh)
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen được hình thành từ các
trầm tích sông (aQ23, aQ22-3 và aQ21-2), sông - biển (amQ23, amQ22-3, amQ22 và
amQ21-2), biển - đầm lầy (mbQ23) và trầm tích biển (mQ23, mQ22-3, và mQ22).

Chúng phân bố rộng rãi ở đồng bằng Phan Rang, dọc thung lũng sông Cái, khu
vực Công Hải xuống An Nhơn, Phước Hậu - Phước Hải, Phương Hải,… Tổng
diện tích lộ khoảng 315 km2. Chiều dày chứa nước của trầm tích biến đổi từ 0,1
m (giếng N554) đến 14,54 m (LK608); trung bình 1,94 m. Cá biệt, ở An Hải
chiều dày của trầm tích Holocen đạt 47,64 m (LK606).
9


Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

Thành phần đất đá đa dạng và hỗn tạp, gồm cuội, sỏi đa khoáng, cát thạch
anh, cát pha, cát lẫn bột sét, cát sét pha, bột, sét, cát chứa sạn, chứa vỏ sò, mảnh
san hô màu xám đen, xám vàng, kết cấu rời rạc.
Mực nước tĩnh trong các giếng và lỗ khoan dao động từ 0,1 m (N01) đến
9,45 m (NB127); trung bình 2,36 m. Mùa mưa mực nước trong các giếng dâng
cao, cuối mùa khô có khá nhiều giếng bị khô kiệt hoàn toàn.
Theo mức độ chứa nước của các trầm tích, tầng chứa nước được chia ra
hai mức độ chứa nước khác nhau là khu vực nghèo nước và khu vực tương đối
giàu nước.
- Khu vực nghèo nước:
Khu vực chứa nước nghèo phân bố chủ yếu ở trung tâm, Tây Nam, Đông
Bắc của đồng bằng Phan Rang và dọc theo QL27 từ Phan Rang - Tháp Chàm
đến Mỹ Sơn (Ninh Sơn). Thành tạo chứa nước nghèo gồm các trầm tích có
nguồn gốc hỗn hợp sông biển, biển đầm lầy và biển, có thành phần cát pha, sét
pha, trong đó các thành phần hạt mịn chiếm ưu thế.
Nước trong tầng thuộc loại nước ngầm, có độ sâu mực nước dao động từ
0,2 m (NT-18) đến 6,24 m (GN91), giá trị thường gặp từ 1,0 đến 2,0 m.
Kết quả hút nước thí nghiệm các giếng và lỗ khoan cho thấy lưu lượng
thay đổi từ 0,05 l/s (GN27) đến 0,91 l/s (GN14), trung bình là 0,32 l/s; hệ số
thấm của đất đá trong tầng chứa nước dao động từ 0,17 m/ng (GN24) đến 5,15

m/ng (GN108), thường gặp 1,0 đến 2,0 m/ng.
- Khu vực tương đối giàu nước:
Chúng phân bố xen kẽ với khu vực chứa nước nghèo. Nước trong tầng
thuộc loại nước ngầm, có độ sâu mực nước dao động trong khoảng khá rộng từ
0,14 m (NT-21) đến 5,5 m (PR19), giá trị thường gặp từ 1,5 đến 3,0 m.
Kết quả hút nước thí nghiệm cho thấy lưu lượng các giếng và lỗ khoan
thay đổi từ 1,0 l/s (GN35, GN59) đến 4,16 l/s (LN-07), giá trị thường gặp từ 1,5
đến 2,0 l/s; hệ số thấm của đất đá trong tầng thường > 1,0 m/ng.
Nhìn chung nước trong tầng Holocen chủ yếu là là nước siêu nhạt đến
mặn. Tổng độ khoáng hóa thay đổi từ 0,27 (GN107) đến 18,88 g/l (NT-19), giá
trị thường gặp từ 0,3 - 0,9 g/l. Loại hình hóa học nước trong tầng này rất đa
dạng, chủ yếu là bicarbonat - clorur natri - calci, bicarbonat - clorur natri,
bicarbonat - clorur calci,…
Nguồn cung cấp là nước mưa và nước mặt thấm trực tiếp. Theo kết quả
nghiên cứu Nguyễn Minh Khuyến [10, 11] cho thấy ở khu vực tỉnh Ninh Thuận
nước mưa có thể cung cấp cho tầng chứa nước Holocen khoảng 179 mm/năm và
nước sông suối cung cấp cho các tầng chứa nước lỗ hổng khoảng 44.571 m 3/ng,
chiếm 33,2% nguồn hình thành trữ lượng khai thác tiềm năng NDĐ.

10


Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

Miền thoát là mạng sông suối và thấm xuống cung cấp cho các tầng chứa
nước nằm phía dưới. Hướng vận động của nước ngầm về phía lòng sông, suối,
theo dộ dốc của mặt địa hình và thoát ra biển (hình 4). Động thái biến đổi theo
mùa, có quan hệ mật thiết với nước mặt, nước mưa và các yếu tố khí tượng thủy
văn trong vùng.
Theo tài liệu quan trắc tại lỗ khoan NM21 cho thấy, mùa mưa mực nước

dâng cao tới 0,38 m (tháng 11) và mùa khô mực nước hạ xuống 1,15 m (tháng
4), biên độ dao động mực nước khoảng 0,77 m; loại hình hóa học của nước dưới
đất không thay đổi theo mùa.
Tầng chứa nước Holocen tuy có diện phân bố rộng, song chiều dày nhỏ,
nhiều nơi bị nhiễm mặn nên khả năng cung cấp nước bị hạn chế. Tuy nhiên, ở
những thung lũng rộng, trung tâm đồng bằng Phan Rang tầng chứa nước có
chiều dày thường lớn có thể điều tra cung cấp nước quy mô nhỏ đến vừa. Đây có
thể coi là đối tượng có ý nghĩa rất quan trọng trong cung cấp nước đối với vùng
khô hạn như Ninh Thuận.
c) Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen (qp)
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen tạo nên bởi các trầm tích
biển (mQ13, mQ12-3), trầm tích sông (aQ13, aQ12-3) và trầm tích biển tướng bar cát,
hệ tầng Phan Thiết (mQ12pt). Chúng phân bố chủ yếu khu vực sân bay Thành
Sơn, xã Tân Hải và phía Nam của đồng bằng Phan Rang, xã Phước Hòa (Bác
Ái) đến Quảng Sơn (Ninh Sơn). Tổng diện lộ của tầng chứa nước khoảng 364
km2. Chiều dày thay đổi từ 0,13 m (giếng N363) đến 42,9 m (LN-10) ở Phước
Dinh.
Thành phần đất đá chủ yếu là hạt thô: sạn, cát, cuội, cát pha, cát lẫn ít bột
sét, ít hơn là sét pha màu xám xanh, xám sáng, nâu đỏ loang lổ, kết cấu rời rạc
đến nén yếu.
Mực nước tĩnh trong các giếng và lỗ khoan dao động từ 0,0 m (NM16)
đến 17,10 (LN-10), trung bình từ 2,0 đến 4,0 m. Mùa mưa mực nước trong các
giếng dâng cao, cuối mùa khô có khá nhiều giếng bị khô kiệt hoàn toàn.
Theo mức độ chứa nước của các trầm tích, tầng chứa nước được chia ra
hai mức độ chứa nước khác nhau là khu vực nghèo nước và khu vực tương đối
giàu nước.
- Khu vực nghèo nước:
Mức độ chứa nước nghèo là các thành tạo hạt mịn sét pha, cát pha màu
nâu đỏ chiếm một diện tích đáng kể ở đồng bằng Phan Rang, khu vực Nhơn Sơn
(Ninh Sơn), Tân Hải (Ninh Hải),….

Nước trong tầng thuộc loại nước ngầm, có độ sâu mực nước dao động từ
0,0 m (NM16) đến 5,45 m (GN103, giá trị thường gặp từ 1,0 đến 1,2 m.

11


Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

Kết quả hút nước thí nghiệm các giếng và lỗ khoan cho thấy lưu lượng
thay đổi từ 0,06 l/s (GN70) đến 0,95 l/s (NM12), trung bình là 0,3 l/s; hệ số
thấm của đất đá trong tầng chứa nước dao động từ 0,13 m/ng đến 4,33 m/ng,
trung bình 1,55 m/ng.
- Khu vực tương đối giàu nước:
Chúng phân bố hạn chế ở phía Nam Phước Hữu, phía Bắc xã Phước Nam
(Thuận Nam) và ở Phước Vinh (Ninh Phước), khoảng xấp xỉ 20 km 2. Ngoài ra
còn một vài điểm đơn lẻ ở Tây Bắc xã Thành Hải và Bắc xã An Hải. Chiều sâu
thế nằm từ 0,53 (GN29) đến 60m (LN-10) và có xu thế sâu dần về phía Đông.
Nước trong tầng thuộc loại nước ngầm, có độ sâu mực nước dao động từ
0,53 m (GN29) đến 17,1 m (LN-10), giá trị thường gặp từ 1,0 đến 3,0 m.
Kết quả hút nước thí nghiệm các giếng và lỗ khoan cho thấy lưu lượng
thay đổi từ 1,0 l/s (PN15) đến 3,84 l/s (PN259), trung bình là 2,3 l/s; hệ số thấm
của đất đá trong tầng chứa nước dao động từ 0,26 m/ng đến 4,79 m/ng.
Nhìn chung nước trong tầng Pleistocen là nước siêu nhạt đến mặn, đôi nơi
rất mặn. Tổng độ khoáng hóa thay đổi từ 0,02 (GN104) đến 22,88 g/l
(LK803A), giá trị thường gặp từ 0,3 - 1,0 g/l. Kết quả đo địa vật lý cho thấy ở
khu vực sân bay Thành Sơn NDĐ trong tầng Pleistocen đã bị nhiễm mặn. Loại
hình hóa học của NDĐ chủ yếu là bicarbonat - clorur natri, clorur - bicarbonat
natri, clorur - bicarbonat natri - calci,...
Nguồn cung cấp cho tầng là nước mưa, nước mặt và nơi bị phủ thì được
nước trong tầng Holocen cung cấp; miền thoát là mạng sông suối trong vùng,

một phần cung cấp cho tầng chứa nước bên dưới.
Động thái NDĐ thay đổi theo mùa và chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các
yếu tố khí tượng thủy văn. Theo số liệu quan trắc mực nước tại giếng đào cho
thấy vào mùa khô mực nước là 1,93m (NT-06, Phước Diêm); 6,29 m (NT-04,
Nhơn Hải) và 3,58 m (NT-3, Công Hải), vào mùa mưa mực nước tương ứng tại
các giếng trên là +0,22 m; 1,75 m và 0,08 m. Biên độ dao động mực nước theo
mùa là 2,15 m; 4,54 m và 3,5 m.
Tầng chứa nước trầm tích Pleistocen có ý nghĩa rất quan trọng đối với
cung cấp nước sinh hoạt nói riêng và phát triển kinh tế nói chung trong địa bàn
tỉnh Ninh Thuận. Đây là đối tượng chứa nước triển vọng và có ý nghĩa hơn cả so
với các đơn vị chứa nước khác, do phân bố trên những phạm vi rộng lớn và đặc
biệt là địa bàn sinh sống chủ yếu của các cụm cư dân hoặc những nơi trọng điểm
về phát triển kinh tế.
2. Các tầng chứa nước khe nứt
a) Tầng chứa nước khe nứt phun trào bazan Pleistocen (/qp)
Tầng chứa nước được tạo thành bởi phun trào bazan hệ tầng Xuân Lộc
(B/Q xl), chúng phân bố thành 3 khối nhỏ ở khu vực Ma Nới (Ninh Sơn), thuộc
2
1

12


Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

phía Tây vùng nghiên cứu, giáp với tỉnh Lâm Đồng. Diện tích tổng cộng khoảng
0,8 km2. Thành phần chủ yếu là bazan olivin, bazan bọt, hyalobazan, tuf núi lửa.
Trên mặt bazan phong hóa thành bột sét, màu nâu đỏ. Bề dày 20 - 50 m.
Theo kết quả lập bản đồ ĐCTV - ĐCCT tỷ lệ 1200.000, Phan Rang - Nha
Trang và tài liệu đo vẽ ĐCTV của đề án cho thấy: nước trong hệ tầng này là

nước ngầm, có độ sâu mực nước thay đổi từ 0,9 đến 4,48 m. Phần trên của đới
bão hòa, theo tài liệu múc nước thí nghiệm giếng cho thấy hệ số thấm thay đổi
từ 1,61 đến 7,1 m/ng, giá trị thường gặp <2 m/ngày.
Do diện phân bố nhỏ hẹp, thuộc loại nghèo nước lại nằm ở vùng sâu,
vùng xa, địa hình hiểm trở, nên ít có ý nghĩa trong cung cấp nước.
b) Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Pliocen trên (n2)
Thành tạo nên tầng chứa nước khe nứt trầm tích Pliocen (n2) là các trầm
tích của hệ tầng Mavieck (N2mv) phân bố thành dải hẹp ở Đông Nam núi
Mavieck (Phước Dinh) kéo xuống chân núi Đá Bạc với diện tích khoảng 30 km2,
lộ khoảng 10 km2.
Bề dày chứa nước quan sát được ở các lỗ khoan từ 11,0 m (N028) đến
29,7 m (NM28); trung bình khoảng 15 m. Thành phần là cát sạn kết vôi, sét kết
vôi, cát kết lẫn nhiều mảnh vụn san hô, cát kết chứa tektit nguyên dạng; gắn kết
yếu, dễ vỡ vụn.
Nước trong tầng là nước ngầm, đôi nơi gặp nước áp lực. Mực nước trong
các giếng và lỗ khoan dao động từ 1,0 m (MN28) đến 5,2 m (NL-09); trung bình
là 3,4 m.
Kết quả hút nước tại các lỗ khoan cho thấy lưu lượng các lỗ khoan thay
đổi từ 0,5 (LN-09) đến 3,12 l/s (LN-08), trung bình khoảng 2,1 l/s. Hệ số thấm
theo tài liệu thí nghiệm tại lỗ khoan NM28 là 0,33 m/ng. Như vậy, có thể xếp
tầng chứa nước Pliocen vào mức độ tương đối giàu nước.
Nước trong tầng chủ yếu là nước nhạt, tổng độ khoáng hóa thay đổi từ
0,46 (NM28) đến 1,61 g/l (N028); trung bình 0,95 g/l. Loại hình hóa học chủ
yếu là clorur - bicarbonat natri.
Nguồn cung cấp là nước mưa nơi diện tích lộ và các tầng chứa nước nằm
trên ở phần bị phủ. Miền thoát trùng với miền thoát của tầng chứa nước lỗ hổng
Holocen và Pleistocen. Hướng vận động chung của nước dưới đất về phía biển
theo chiều nghiêng của mặt địa hình.
Tóm lại, tầng chứa nước Pliocen có diện tích phân bố và bề dày đáng kể,
mức độ chứa nước thuộc loại trung bình, là một trong những đối tượng cung cấp

nước của vùng nghiên cứu.
c) Tầng chứa nước khe nứt Creta trên (k2)
Tầng chứa nước khe nứt Creta trên được tạo thành bởi các thành tạo phun
trào hệ tầng Đơn Dương (K2đd). Chúng lộ ra ở phía Bắc của tỉnh Ninh Thuận,
13


Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

phía Tây xã Phước Bình, khu vực xã Phước Thắng, Phước Thành (Bác Ái), xã
Phước Chính, xã Mỹ Sơn, Quảng Sơn (Ninh Sơn), Tây Nam Ma Nới. Diện tích
lộ tổng cộng khoảng 620 km2. Bề dày quan sát được ở các lỗ khoan từ 11,0 m
(PR19) đến 67,55 m (NM5).
Thành phần chủ yếu là dacit, ryodacit, felsit andesitodacit và tuf của
chúng xen kẽ trầm tích nguồn núi lửa gồm cuội kết tuf, sạn kết tuf, dăm kết tuf.
Nước trong tầng chủ yếu là nước ngầm, mực nước trong các lỗ khoan dao
động từ 1,06m (LK606) đến 5,5 m (PR19); trung bình 3,34 m.
Kết quả hút nước thí nghiệm lỗ khoan cho thấy lưu lượng thay đổi từ 0,27
l/s (NM10) đến 0,3 l/s (NM5). Khả năng thấm của tầng chứa nước này nhỏ. Hệ
số dẫn nước theo tài liệu hút nước thí nghiệm ở các lỗ khoan NM5 và NM10 là
1,28 m2/ngày và 1,18 m2/ngày.
Tổng khoáng hóa của nước dưới đất trong tầng chứa nước khe nứt Creta
trên từ 0,65 g/l (PR10) đến 1,2 g/l (PR19). Loại hình hóa học của nước dưới đất
là bicarbonat clorur - natri và bicarbonat - natri - calci
Nước trong tầng này là nước ngầm. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa
thấm xuống theo các kẽ nứt và vận động theo hướng dốc của địa hình. Miền
thoát nước là các khe xâm thực sông suối. Động thái thay đổi theo mùa, có sự
liên hệ mật thiết với nước mặt và nước mưa. Kết quả quan trắc tại lỗ khoan
NM10 cho thấy mực nước dao động theo mùa khoảng 1,76 m. Giữa hai mùa,
loại hình hóa học nước không thay đổi.

Tầng chứa nước khe nứt Creta trên ít có ý nghĩa trong điều tra cung cấp
nước do mức độ chứa nước nghèo. Tuy nhiên, diện phân bố rộng lớn và trong
phạm vi phân bố có các hệ thống đứt gãy có khả năng chứa nước, cần được đầu
tư nghiên cứu chi tiết hơn ở các giai đoạn sau.
d) Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Jura giữa (j2)
Tầng chứa nước khe nứt Jura giữa được thành tạo từ các trầm tích của hệ
tầng La Ngà (J2ln). Chúng phân bố rộng rãi ở khu vực Phước Bình, Phước
Chính, Ma Nới và rải rác trong vùng nghiên cứu. Tổng diện lộ khoảng 325 km 2.
Bề dày quan sát được ở các lỗ khoan từ 11,2 m (NM20) đến 103,65 m (NM19).
Thành phần trầm tích gồm: bột kết, cát kết, đá phiến sét, sét kết. Đá rắn chắc,
cấu tạo phân lớp vừa đến dày.
Nước trong tầng chứa nước này thuộc loại nước ngầm, độ sâu mực nước
dao động từ 0,5 m (PTr3) đến 6,42 m (PTr4), trung bình 3,7 m.
Kết quả thí nghiệm các lỗ khoan cho thấy lưu lượng dao động từ 0,11 l/s
(PTr1) đến 1,23 l/s (LK808), giá trị tường gặp <0,4 l/s. Hệ số thấm tay đổi từ
0,01 m/ng (NM14) đến 0,135 m/ng (PTr4); trung bình 0,08 m/ng. Như vậy, tầng
chứa nước khe nứt trầm tích Jura thuộc loại nghèo nước.

14


Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

Tổng khoáng hóa của nước trong tầng thay đổi từ 0,42 g/l (PTa1) đến 2,91
g/l (LK804A), giá trị thường gặp từ 0,5 đến 0,9 g/l. Loại hình hóa học nước chủ
yếu là bicarbonat calci - natri, bicarbonat natri - calci - magne.
Động thái của nước biến đổi theo mùa, có sự liên hệ chặt chẽ với nước
mặt và nước mưa, biên độ dao động mực nước khoảng 0,5 - 1,0 m. Nguồn cung
cấp là nước mưa và nước từ các tầng chứa nước nằm trên ngấm xuống. Miền
thoát là các thành tạo trẻ hơn và các điểm xuất lộ.

Như vậy, tầng chứa nước khe nứt Jura giữa có mức độ chứa nước nghèo,
chỉ có thể cung cấp ở quy mô nhỏ.
3. Nước trong đứt gãy kiến tạo
Hoạt động đứt gãy phát triển khá mạnh mẽ trong vùng nghiên cứu, chủ
yếu thuộc 2 nhóm Đông Bắc - Tây Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Một số lỗ
khoan thi công của đề án đã gặp các đới dập vỡ đứt gãy đứt gãy này.
Các lỗ khoan NM14, NM19 (Ma Nới) gặp đứt gãy Ma Nới trong hệ tầng
La Ngà bị cà nát, dập vỡ mạnh, hình thành các đới nứt nẻ có khả năng chứa
nước tốt. Lỗ khoan NM12 gặp đới dập vỡ của đứt gãy này gặp xâm nhập phức
hệ Đèo Cả bị nứt nẻ không liên tục ở độ sâu 23,5 - 56,5 m. Ngoài ra, có một số
lỗ khoan nghiên cứu của các đề án trước đây đã gặp đứt gãy, có khả năng chứa
nước tương đối giàu.
Nước trong các đứt gãy kiến tạo chủ yếu là nước có áp yếu, độ sâu mực
nước từ 0,0 m (NM1) đến 12,3 m (NM3), giá trị trung bình khoảng 6,0 m.
Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan cho thấy mức độ chứa nước của
các đứt gãy từ tương đối giàu đến giàu, lưu lượng thay đổi từ 1,5 l/s (N-01) đến
6,25 l/s (MN1), giá trị thường gặp 4,0 - 5,0 l/s.
Tổng độ khoáng hóa của nước thay đổi từ 0,23 g/l (NM1) đến 1,26 g/l (N01), thường gặp <0,7 g/l. Loại hình hóa học nước chủ yếu là bicarbonat calci natri, bicarbonat natri - calci - magne.
Động thái của nước trong các đới phá hủy kiến tạo biến đổi theo mùa,
biện độ dao động 1,5 - 2,0 m. Nguồn cung cấp là nước mưa và nước từ các tầng
chứa nước nằm trên ngấm xuống. Miền thoát là các thành tạo trẻ hơn và các
điểm xuất lộ.
Đới chứa nước khe nứt tuy có khả năng chứa nước tương đối giàu nhưng
mức độ chứa nước không ổn định, bất đồng nhất theo chiều sâu và theo phương
kéo dài của các đứt gãy. Do đó đơn vị chứa nước này ít có ý nghĩa kinh tế, chỉ có
thể đáp ứng khả năng cấp nước quy mô nhỏ đến vừa.
4. Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước
a) Các thành tạo địa chất rất nghèo nước
Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (K1đbl)
15



Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận các thành tạo núi lửa của hệ tầng phân bố
chủ yếu ở phía Tây tỉnh, tạo nên các khối núi Sa Ru, núi Kom Lom, núi Đao, núi
Đỏ,… Diện lộ tổng cộng khoảng 70 km2. Thành phần chủ yếu là andesit, dacit,
andesitodacit, ryodacit và tuf của chúng, với bề dày 200 - 500 m. Các đá cấu tạo
khối đặc sít, rắn chắc, ít nứt nẻ, chứa nước rất kém.
b) Các thành tạo địa chất không chứa nước
Các thành tạo địa chất không chứa nước bao gồm đá xâm nhập của các
phức hệ Cà Ná, Đèo Cả, Định Quán, An Kroet, Cù Mông và Phan Rang, phân bố
rộng rãi, chiếm một diện tích khá lớn, khoảng 1.400 km 2 (chiếm 42% diện tích
tỉnh Ninh Thuận). Những thành tạo địa chất này chỉ chứa một lượng nước nhỏ
trong lớp vỏ phong hóa và thường bị cạn kiệt về mùa khô. Phần không phong
hóa, các đá có cấu tạo khối rắn chắc, hầu như không nứt nẻ và không chứa nước.
II. TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Toàn tỉnh Ninh Thuận có 6 tầng chứa nước là: tầng chứa nước lỗ hổng các
trầm tích Đệ tứ không phân chia (q), tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích
Holocen (qh), tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen (qp), tầng chứa
nước khe nứt trầm tích Pliocen trên (n2), tầng chứa nước khe nứt trầm tích Jura
giữa (j2) và tầng chứa nước khe nứt Creta trên (k2). Tổng diện tích phân bố
khoảng 2.193 km2.
Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng là 435.100 m 3/ng. Modun trữ lượng
khai thác tiềm năng trung bình của toàn tỉnh là 198 m 3/ng/km2, thuộc mức độ có
khả năng khai thác nghèo. Trong đó, khả năng khai thác của từng tầng chứa
nước thay đổi từ mức độ nghèo đến mức độ trung bình. Trên bản đồ tài nguyên
nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000 tỉnh Ninh Thuận, khả năng khai thác của từng tầng
được đánh giá như sau:
1. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Đệ tứ không phân chia (q):

Phân bố khá rộng rãi ở các đồng bằng trước núi, giữa núi và các phần
sườn thấp không liên tục thuộc phía tây các huyện Ninh Phước, Ninh Sơn, Bác
Ái, với diện phân bố 300 km 2. Trữ lượng khai thác tiềm năng của tầng là 58.754
m3/ng, modun trữ lượng khai thác tiềm năng là 196 m 3/ng/km2, thuộc mức độ có
khả năng khai thác nghèo.
2. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen (qh):
Phân bố rộng rãi ở đồng bằng Phan Rang, dọc thung lũng sông Cái, khu
vực Công Hải, An Nhơn, Phước Hậu - Phước Hải, Phương Hải,… Tổng diện
tích phân bố khoảng 315 km 2. Trữ lượng khai thác tiềm năng của tầng là 71.476
m3/ng, modun trữ lượng khai thác tiềm năng là 227 m 3/ng/km2, thuộc mức độ có
khả năng khai thác trung bình. Tuy nhiên, trên phạm vi phân bố của tầng, có
những nơi chỉ ở mức độ khả năng khai thác nghèo, với modun trữ lượng khai
thác tiềm năng < 200 m3/ng/km2, đó là khu vực trung tâm, tây nam, đông bắc

16


Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

của đồng bằng Phan Rang và dọc theo QL27 từ Phan Rang - Tháp Chàm đến
Mỹ Sơn (Ninh Sơn).
3. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen (qp):
Phân bố chủ yếu ở khu vực sân bay Thành Sơn, xã Tân Hải (Thuận Bắc);
xã Phước Minh, Phước Nam (Thuận Nam); từ xã Phước Hòa (Bác Ái) đến xã
Quảng Sơn (Ninh Sơn), với tổng diện tích khoảng 598 km2. Trữ lượng khai thác
tiềm năng của tầng là 126.038 m3/ng, modun trữ lượng khai thác tiềm năng là
211 m3/ng/km2, thuộc mức độ có khả năng khai thác trung bình. Tuy nhiên, trên
phạm vi phân bố của tầng, cũng có những nơi thuộc mức độ khả năng khai thác
nghèo với modun trữ lượng khai thác tiềm năng nhỏ hơn 200 m 3/ng/km2 là khu
vực xã Nhơn Sơn (Ninh Sơn), Tân Hải (Thuận Bắc), Quảng Sơn (Ninh Sơn).

4. Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Pliocen trên (n2):
Phân bố thành dải hẹp ở đông nam núi Mavieck (xã Phước Dinh, huyện
Thuận Nam) đến núi Đá Bạc, diện phân bố 30 km 2. Trữ lượng khai thác tiềm
năng của tầng là 5.502 m3/ng, modun trữ lượng khai thác tiềm năng là 183
m3/ng/km2, thuộc mức khả năng khai thác nghèo.
5. Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Jura giữa (j2):
Phân bố khá rộng ở Ma Nới, Phước Trung, Phước Nam, sân bay Thành
Sơn. Tổng diện tích phân bố khoảng 330 km2. Trữ lượng khai thác tiềm năng của
tầng là 65.752 m3/ng, modun trữ lượng khai thác tiềm năng là 199m 3/ng/km2,
thuộc mức có khả năng khai thác nghèo. Trên phạm vi phân bố của tầng, ở khu
vực xã Ma Nới (huyện Ninh Sơn) có đứt gãy phát triển mạnh mẽ, tạo nên các
đới dập vỡ làm tăng đáng kể khả năng chứa nước của đất đá, khả năng khai thác
ở khu vực này thuộc mức độ trung bình, với modun khai thác đến
398m3/ng/km2.
6. Tầng chứa nước khe nứt trầm tích Creta trên (k2):
Được tạo thành từ các thành tạo núi lửa của hệ tầng Đơn Dương (K2đd),
phân bố chủ yếu ở Phước Bình, Phước Thắng, Phước Thành (huyện Bác Ái),
Phước Chính, Mỹ Sơn, Quảng Sơn (huyện Ninh Sơn), phía Bắc tỉnh Ninh
Thuận, với tổng diện tích khoảng 620 km2. Trữ lượng khai thác tiềm năng của
tầng là 107.578 m3/ng, modun trữ lượng khai thác tiềm năng là 174m 3/ng/km2,
thuộc mức có khả năng khai thác nghèo.
Trữ lượng khai thác tiềm năng và modun trữ lượng khai thác tiềm năng
nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận được thể hiện ở các bảng sau.

17


Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

Bảng 1. Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất


TStt

Tầng chứa nước

TL động
TL tĩnh HS sử
tự
tự nhiên dụng
nhiên,
Vt
TL
Qtn
(106m3)
tĩnh
(m3/ng)

Thời
TLKT
gian
tiềm
khai
năng
thác,
Qkt
tkt
(m3/ng)
(ngày)

Đệ tứ không phân chia

(q)

55.874

96,0

0,3

104

58.754

22

Tầng chứa nước
Holocen (qh)

66.193

176,1

0,3

104

71.476

33

Tầng chứa nước

Pleistocen (qp)

115.184

361,8

0,3

104

126.038

44

Tầng chứa nước
Pliocen (n2)

2.562

98,0

0,3

104

5.502

55

Tầng chứa nước Jura

giữa (j2)

21.192

1485,3

0,3

104

65.752

66

Tầng chứa nước Creta
(k2)

101.068

217,0

0,3

104

107.578

362.073

2.434,2


1

Tổng cộng

435.100

Bảng 2. Modun trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất

TT

Tầng chứa nước

1

Đệ tứ không phân chia (q)

Diện
TLKT
tích
tiềm
phân bố năng Qkt
(km2)
(m3/ng)

Modun trữ
lượng khai
thác tiềm
năng,
3

m /ng/km2

Đánh giá
mức khả
năng khai
thác

300

58.754

196

Nghèo

2

Tầng chứa nước Holocen
(qh)

315

71.476

227

Trung bình

3


Tầng chứa nước Pleistocen

598

126.038

211

Trung bình
18


Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

TT

Tầng chứa nước

Diện
TLKT
tích
tiềm
phân bố năng Qkt
(km2)
(m3/ng)

Modun trữ
lượng khai
thác tiềm
năng,

m3/ng/km2

Đánh giá
mức khả
năng khai
thác

(qp)
4

Tầng chứa nước Pliocen (n2)

30

5.502

183

Nghèo

5

Tầng chứa nước Jura giữa
(j2)

330

65.752

199


Nghèo

6

Tầng chứa nước Creta (k2)

620

107.578

174

Nghèo

2.193

435.100

198

Nghèo

Tổng cộng

19


Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận


CHƯƠNG II
XÂY DỰNG TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG CẤM, VÙNG HẠN CHẾ
VÀ VÙNG PHẢI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
I. TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG CẤM, VÙNG HẠN CHẾ KHAI THÁC
NƯỚC DƯỚI ĐẤT THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 15/2008/QĐ-BTNMT NGÀY
31/12/2008.
1. Tiêu chí phân vùng cấm xây dựng mới công trình khai thác nước
dưới đất
Vùng cấm xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất, tăng lưu
lượng của các công trình khai thác nước dưới đất hiện có (sau đây gọi tắt là vùng
cấm khai thác) là vùng thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vùng có mực nước dưới đất bị hạ thấp vượt quá giới hạn cho phép;
b) Vùng có tổng lượng nước dưới đất được khai thác vượt quá trữ lượng
có thể khai thác;
c) Vùng nằm trong phạm vi khoảng cách không an toàn môi trường đối
với các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn
thải nguy hại khác;
d) Vùng bị sụt lún đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, ô nhiễm
nguồn nước nghiêm trọng do khai thác nước dưới đất gây ra;
đ) Vùng cấm khai thác khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định.
2. Tiêu chí phân vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác
nước dưới đất
Vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất (sau đây
gọi tắt là vùng hạn chế khai thác) là vùng liền kề với vùng cấm khai thác nước
dưới đất hoặc vùng thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vùng có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và hạ thấp gần tới giới
hạn cho phép;
b) Vùng có tổng lượng nước khai thác gần đạt tới trữ lượng có thể khai
thác;

c) Vùng có nguy cơ sụt lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm nguồn
nước do khai thác nước dưới đất gây ra;
d) Vùng nằm trong các đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm
công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và chất
lượng dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng;

20


Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

đ) Vùng có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm
nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng;
e) Vùng hạn chế khai thác khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định.
II. TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG PHẢI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC
DƯỚI ĐẤT THEO THÔNG TƯ SỐ 27/2014/TT-BTNMT NGÀY 30/5/2014
Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất bao gồm:
1. Khu vực có mực nước dưới đất đã bị thấp hơn mực nước hạ thấp cho
phép do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt
là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định; khu vực có mực nước dưới đất bị suy
giảm ba (03) năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho
phép;
2. Khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất
gây ra; khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc
nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu;
3. Khu vực bị xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực
đồng bằng, ven biển có các tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen với
nhau hoặc khu vực liền kề với các vùng mà nước dưới đất bị mặn, lợ;
4. Khu vực đã bị ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới

đất gây ra; khu vực nằm trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn một (01) km tới
các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải
nguy hại khác;
5. Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm
công nghiệp tập trung, làng nghề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập
trung và bảo đảm cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng.

21


Báo cáo phân vùng khai thác nước dưới đất tỉnh Ninh Thuận

CHƯƠNG III
XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG CẤM, VÙNG
HẠN CHẾ VÀ VÙNG PHẢI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TỈNH NINH THUẬN
I. XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG CẤM, VÙNG HẠN CHẾ VÀ
VÙNG PHẢI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Tại mục I, mục II của Chương II đã xác định các tiêu chí phân vùng cấm,
vùng hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định tại Quyết định số
15/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 và tiêu chí phân vùng phải đăng ký khai
thác nước dưới đất theo quy định tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày
30/5/2014. Tuy nhiên, tại báo cáo này chỉ sử dụng một số tiêu chí sau đây để làm
căn cứ đánh giá phân vùng cấm, vùng hạn chế và vùng phải đăng ký khai thác,
sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.
1. Xác định tiêu chí phân vùng cấm xây dựng mới công trình khai
thác nước dưới đất
Theo Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND có đến 5 tiêu chí để xác định
vùng cấm, tuy nhiên tại báo cáo này chỉ sử dụng 2 tiêu chí sau để xác định, cụ
thể:

a) Vùng nằm trong phạm vi khoảng cách không an toàn môi trường đối
với bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải
nguy hại khác;
b) Vùng bị xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng do khai
thác nước dưới đất gây ra.
2. Xác định tiêu chí phân vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai
thác nước dưới đất
Theo Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND có đến 6 tiêu chí để xác định
vùng hạn chế, tuy nhiên tại báo cáo này chỉ sử dụng 2 tiêu chí sau để xác định,
cụ thể:
a) Vùng có nguy cơ xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm nguồn nước do khai
thác nước dưới đất gây ra;
b) Vùng nằm trong các đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm
công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và chất
lượng dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng;
3. Xác định tiêu chí phân vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất
Theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT có đến 6 tiêu chí để xác định vùng
phải đăng ký, tuy nhiên tại báo cáo này chỉ sử dụng 3 tiêu chí sau để xác định,
cụ thể:
22


×