SKKN: DẠY HỌC TÍCH CỰC GẮN KIẾN THỨC SGK VỚI THỰC TIỄN
THÔNG QUA HỆ THỐNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP THỰC TIỄN
MÔN HOÁ HỌC PHẦN PHI KIM - NHÓM VIIA - HALOGEN
PHẦN I - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục môn hoá học trường THPT cần cung cấp cho học sinh hệ
thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống.
Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi của các chất, những ứng dụng
và tác hại của những chất trong đời sống, sản xuất và môi trường. Những nội dung
này góp phần giúp học sinh có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể tiếp
tục học lên đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hoá học
trong đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực
giải quyết vấn đề cho học sinh.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục thì định hướng xây dựng chương trình hoá
học THPT theo hướng:
- Nội dung hoá học gắn liền với thực tiễn đời sống, xã hội, cộng đồng.
- Nội dung hoá học gắn liền với thực hành, thí nghiệm.
- Bài tập hoá học phải có nội dung thiết thực.
Bài tập là mục đích, là nội dung và cũng là phương pháp dạy học hiệu quả.
Nó cung cấp cho học sinh kiến thức, con đường giành lấy kiến thức và còn mang lại
niềm vui của sự phát hiện, của sự tìm ra đáp số.
Trong chương trình sách giáo khoa hoá học THPT ở Việt Nam, số lượng các
bài tập thực tiễn còn ít (khoảng 17,5%). Vì vậy qua thực tế giảng dạy, tôi thấy học
sinh có thể giải thành thạo các bài tập hoá học định tính, định lượng về cấu tạo chất,
về sự biến đổi các chất rất phức tạp nhưng khi cần phải dùng kiến thức hoá học để
giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tiễn thì lại rất lúng túng. Ví dụ như bài
tập“ Vì sao có câu nói: sau mỗi trận mưa, lúa như được bón thêm một lần đạm.”.
Chính vì những lí do trên tôi đã xây dựng và lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết và
bài tập thực tiễn môn hoá học trung học phổ thông (phần phi kim - Nhóm VIIA -
Halogen) cho đối tượng học sinh lớp 10 thực hiện trong giờ ngoại khoá.
2. Mục đích và kết quả cần đạt
Thông qua việc giải một bài tập hoá học mà học sinh có thể giải đáp được
những tình huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống, trong lao động, sản xuất thì sẽ
làm tăng lòng say mê học hỏi, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn
đề. Đó có thể là những bài tập có những điều kiện và yêu cầu thường gặp trong thực
tiễn (bài tập thực tiễn) như: bài tập về cách sử dụng hoá chất, đồ dùng thí nghiệm;
cách xử lí tai nạn do hoá chất; bảo vệ môi trường; sản xuất hoá học; xử lí và tận
dụng các chất thải…Tăng cường sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy và học hoá học
sẽ góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với
lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn. Bằng những kiến thức hoá học,
trước tiên học sinh có thể giải đáp được những câu hỏi “Tại sao?” nảy sinh từ thực
tiễn và hơn nữa là có thể đưa ra những giải pháp tối ưu cho tình huống có vấn đề
nảy sinh từ chính thực tiễn đó.
2
PHẦN II: NỘI DUNG
I. MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BÀI TẬP HOÁ HỌC THỰC TIỄN.
1. Khái niệm về bài tập hoá học thực tiễn.
- Bài tập hoá học là nhiệm vụ học tập giáo viên đặt ra cho người học, buộc người
học phải vận dụng các kiến thức đã biết hoặc các kinh nghiệm thực tiễn, sử dụng
các hành động trí tuệ hay hành động thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm
chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng một cách tích cực, hứng thú và sáng tạo.
- Bài tập thực tiễn là những bài tập có nội dung (những điều kiện và yêu cầu) xuất phát
từ thực tiễn. Quan trọng nhất là các bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản
xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn.
2. Cấu trúc của một bài tập, hệ bài tập.
- Bài tập gồm những điều kiện và những yêu cầu.
- Hệ bài tập chỉ có thể là bài tập nếu nó trở thành đối tượng hành động của một chủ thể
(người giải). Bài tập và người giải là một thể thống nhất, vẹn toàn.
3. Vai trò, chức năng của bài tập hoá học thực tiễn.
Trong giáo dục học thì bài tập hoá học được xếp vào hệ thống các phương
pháp dạy học. Phương pháp này được coi là một trong những phương pháp quan
trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy hoá học.
Bài tập vừa là mục đích, vừa là nội dung của việc dạy và học hoá học. Bài tập
cung cấp cho học sinh kiến thức, con đường giành lấy kiến thức và còn mang lại niềm
vui sướng của sự phát hiện, của sự tìm ra đáp số.
Bài tập hoá học có chức năng dạy học, chức năng giáo dục, chức năng kiểm
tra, chức năng phát triển…..Những chức năng này đều hướng tới việc thực hiện các
mục đích dạy học. Tuy nhiên trong thực tế các chức năng này không tách rời với
nhau.
Giảng dạy làm sao để học sinh có thể giải quyết các bài tập? Học sinh phải
học tập như thế nào để giải quyết được các bài tập? Bài tập hoá học là phương tiện
3
cơ bản để học sinh tập vận dụng các kiến thức hoá học vào thực tế đời sống, sản
xuất và nghiên cứu khoa học.
Thông qua bài tập hoá học, học sinh thêm hiểu kiến thức đã học; hình thành,
phát triển và hoàn thiên các kĩ năng, năng lực của bản thân; học sinh được bồi
dưỡng thêm về tình cảm, thái độ.
Bài tập hoá học thực tiễn cũng có đầy đủ các vai trò, chức năng của một bài tập hoá
học.
3.1. Về kiến thức.
- Thông qua giải bài tập thực tiễn, học sinh hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất hoá
học; củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến thức; mở rộng
sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến
thức của học sinh.
- Giúp học sinh thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hoá
học, những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế.
- Giúp học sinh bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
3.2. Về kĩ năng.
-Rèn luyện và phát triển cho học sinh năng lực nhận thức, năng lực thích ứng, năng
lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm….
- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như : kĩ năng thu thập thông tin, vận
dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo….
- Rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học.
- Bồi dưỡng và phát triển các thao tác tư duy: quan sát, so sánh, phân tích, suy đoán,
tổng hợp…
3.3. Giáo dục.
- Rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo
trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn.
4
- Giúp học sinh thấy rõ lợi ích của việc học môn hoá học từ đó tạo động cơ học tập
tích cực; kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết…làm tăng hứng thú học
môn hoá học và từ đó có thể làm cho học sinh say mê nghiên cứu khoa học và công
nghệ giúp học sinh có những định hướng nghề nghiệp tương lai.
- Vì các bài tập hoá học thực tiễn gắn liền với đời sống của chính bản thân học sinh,
của gia đình, của địa phương và với môi trường xung quanh nên càng góp phần tăng
động cơ học tập của học sinh: học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản
thân và của cộng đồng. Với những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hoá
học phổ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn học sinh thêm tự tin vào bản thân
mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và phát triển.
II. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP HOÁ HỌC THỰC TIỄN PHẦN PHI
KIM- PHÂN NHO
́
M CHI
́
NH NHO
́
M VII- HALOGEN.
Clo
Obitan nguyên tử Clo Mô hình phân tử Clo Khí Clo
1.Tại sao trong công nghiệp người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch
natriclorua bão hoà chứ không dùng phản ứng oxi hoá khử giữa các chất để điều
chế clo?
2. Để diệt chuột ở ngoài đồng người ta có thể cho khí clo qua những ống mềm vào hang
chuột. Hai tính chất nào của clo cho phép sử dụng clo như vậy?
3. Thổi khí clo đi qua dung dịch natricacbonat người ta thấy có khí cacbonđioxit bay ra.
Hãy giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
5
4. Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ manganđioxit
rắn và dung dịch axit clohiđric đậm đặc vào
ống hình trụ A có đặt một miếng giấy màu.
Nếu đóng khoá K thì miếng giấy màu không
mất màu. Nếu mở khoá K thì giấy mất màu.
Giải thích hiện tượng.
5. Một lượng nhỏ khí clo có thể làm nhiễm
bẩn không khí trong phòng thí nghiệm. Để
loại bỏ lượng khí clo đó có thể dùng khí amôniac. Hãy viết các phương trình phản
ứng xảy ra.
6. Tại sao nước clo có tính tẩy màu, sát trùng và khi để lâu lại mất đi những tính
chất này.
7. Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí
nước là khử trùng nước. Một trong các phương pháp khử trùng nước đang được
dùng phổ biến ở nước ta là dùng clo. Lượng clo được bơm vào nước trong bể tiếp
xúc theo tỉ lệ 5 g/m
3
. Nếu với dân số Hà Nội là 3 triệu, mỗi người dùng 200 lít
nước/ ngày, thì các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu kg clo
mỗi ngày cho việc xử lí nước?
8. Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng.
Tuy nhiên cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước bởi vì
lượng clo dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Cách đơn giản
để kiểm tra lượng clo dư là dùng kali iôtua và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng của
quá trình kiểm tra này và viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
9. Để sát trùng nước nhanh người ta bơm clo vào trong nước với hàm lượng
10g/m
3
để có thể tiêu diệt các vi khuẩn và phá huỷ các hợp chất hữu cơ trong vòng
10 phút. Cuối giai đoạn khử trùng này người ta trung hoà clo dư bằng lưu huỳnh
đioxit hoặc natri sunfit . Hãy viết các phương trình phản ứng trung hoà đó?
6
Khãa K
GiÊy mµu
2 4
Dung dÞch
H SO
Clo
10. Clo là một chất độc đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, một mẫu nước được
coi là sạch có thể dùng trong sinh hoạt lại phải có một hàm lượng nhỏ clo dư ở
cuối mạng lưới (đầu vòi nước dẫn vào từng hộ sử dụng). Hãy giải thích sự “ mâu
thuẫn” đó.
11. Clo được dùng làm chất chống tạo rong rêu trong vệ sinh bể bơi theo phản ứng
sau: Ca(OCl)
2
+ 2H
2
O → 2HClO + Ca(OH)
2
Canxi hipoclorit phản ứng với nước tạo axit hipoclorơ là một tác nhân hoạt động. Ở
pH bằng 7,0 có 27,5% axit ion hoá thành ion hipoclorit không hoạt động. Phần axit
hipoclorơ còn lại (72,5%) chuyển thành clo dùng làm sạch hồ bơi.Trong hồ bơi,
mức clo được duy trì ở 3ppm hay 4,23.10
-5
M. Cần bao nhiêu Canxi hipoclorit để
thêm vào hồ chứa 80.000 lít nước để clo đạt tiêu chuẩn vệ sinh là 3ppm ở pH bằng
7,0?
12. Nếu mở nút một bình đựng đầy hidroclorua thì thấy khói xuất hiện ở miệng
bình. Giải thích hiện tượng đó.
13. Hình dưới đây mô tả hình ảnh quan sát được khi dẫn khí hiđroclorua đi từ từ
qua bình lọc khí chứa nước (a) và bình chứa axit sunfuric đặc (b). Hãy giải thích vì
sao có sự khác nhau.
b
a
7
14. Hồi đầu thế kỉ 19 người ta sản xuất natrisunfat bằng cách cho axit sunfuric đặc
tác dụng với muối ăn.
Khi đó, xung quanh các nhà máy sản
xuất bằng cách này, dụng cụ của thợ
thủ công rất nhanh hỏng và cây cối
bị chết rất nhiều. Người ta đã cố gắng
cho khí thải thoát ra bằng những ống khói cao tới 300m nhưng tác hại của khí thải
vẫn tiếp diễn , đặc biệt là khi khí hậu ẩm. Hãy giải thích những hiện tượng trên.
15. Công suất của một tháp tổng hợp hiđroclorua là 25,00 tấn hiđroclorua trong một
ngày đêm.
a.Tính khối lượng clo và hidro cần dùng để thu được khối lượng hiđroclorua nói
trên biết rằng khối lượng hidro cần dùng lớn hơn 10% so với khối lượng tính theo lí
thuyết.
b.Vì sao dùng dư hiđrô mà không dùng dư clo?
16. Đưa ra ánh sáng một ống nghiệm đựng
bạc clorua có nhỏ thêm một ít giọt dung dịch quỳ
tím. Hiện tượng nào sẽ xảy ra? Giải thích.
17. Muối ăn khi khai thác từ nước biển, mỏ muối, hồ muối thường có lẫn nhiều tạp
chất như MgCl
2
, CaCl
2
, CaSO
4
…. Làm cho muối có vị đắng chát và dễ bị chảy
nước gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng muối nên cần loại bỏ. Một trong những
phương pháp loại bỏ tạp chất ở muối ăn là dùng hỗn hợp Na
2
CO
3
, NaOH, BaCl
2
tác dụng với dung dịch nước muối để loại tạp chất dưới dạng các chất kết tủa :
CaCO
3
, Mg(OH)
2
, BaSO
4
. Một mẫu muối thô thu được bàng phương pháp bay hơi
nước biển vùng Bà Nà- Ninh Thuận có thành phần khối lượng như sau: 96,525%
NaCl; 0,190% MgCl
2
; 1,224% CaSO
4
; 0,010% CaCl
2
; 0,951% H
2
O.
8
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi dùng hỗn hợp A gồm Na
2
CO
3
,
NaOH, BaCl
2
để loại bỏ tạp chất ở mẫu muối trên.
b. Tính lượng khối lượng hỗn hợp A cần dùng để loại bỏ hết các tạp chất có trong 3
tấn muối có thành phần như trên .
c.Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp A.
Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
18. Trong phòng thí nghiệm có các hoá chất natriclorua, manganđioxit,
natrihidroxit, axit sunfuric đặc ta có thể điều chế được nước Javen hay không? Viết
các phương trình phản ứng.
19. Để điều chế kaliclorat với giá thành hạ người
ta thường làm như sau: Cho khí clo đi qua nước vôi
đun nóng, lấy dung dịch thu được trộn với kaliclorua và làm lạnh. Khi đó kaliclorat
sẽ kết tinh. Hãy viết phương trình các phản ứng xảy ra và giải thích vì sao
kaliclorat kết tinh.
20. Nhiên liệu rắn dành cho tên lửa tăng tốc của tàu vũ trụ con thoi là một hỗn hợp
amoni peclorat ( NH
4
ClO
4
) và bột nhôm. Khi được đốt đến trên 200
0
C, amoni
peclorat nổ: 2NH
4
ClO
4
→ N
2
+ Cl
2
+ 2O
2
+ 4 H
2
O.
Mỗi một lần phóng tàu con thoi tiêu tốn 750 tấn amoni peclorat.
Giả sử tất cả oxi sinh ra tác dụng với bột nhôm, hãy tính khối lượng nhôm phản
ứng với oxi và khối lượng nhôm oxit sinh ra.
21. Tại sao clorua vôi được dùng rộng rãi hơn nước Javen?
9
Đốt cháy kali clorat
Ruộng muối Muối mỏ
22. Sau quá trình điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, khí clo ra khỏi thùng
điện phân có chứa một lượng lớn hơi nước gây ăn mòn thiết bị, không thể vận
chuyển và sử dụng được. Vì vậy phải tiến hành sấy khô khí clo ẩm rồi hoá lỏng vận
chuyển tới nơi tiêu thụ. Hãy lựa chọn trong các hoá chất sau, chất nào có thể dùng
để sấy khô khí clo ẩm? Giải thích?
a. CaO rắn. b. H
2
SO
4
đặc c.NaOH rắn
Brom
Obitan nguyên tử Brom Hơi Brom Dung dịch
23. Cho khí clo đi qua dung dịch natribromua ta thấy dung dịch có màu vàng. Tiếp
tục cho khí clo đi qua ta thấy dung dịch mất màu. Lấy vài giọt dung dịch sau thí
nghiệm nhỏ lên giấy quỳ tím thì giấy quỳ hoá đỏ. Hãy giải thích hiện tượng và viết
các phương trình phản ứng.
24. Một ống nghiệm hình trụ có một ít hơi brom. Muốn hơi thoát ra nhanh cần đặt
ống đứng thẳng hay úp ngược ống treo trên giá? Vì sao?
25. Để điều chế axit clohiđric người ta cho natriclorua tác dụng với axit sunfuric
đặc. Tại sao không dùng phương pháp tương tự để điều chế axit bromhiđric? Người
ta điều chế hiđrobromua bằng cách nào?
26. Brom là nguyên liệu điều chế các hợp chất chứa brom trong y dược, nhiếp ảnh,
chất nhuộm, chất chống nổ cho động cơ đốt trong, thuốc trừ sâu…Để sản xuất
brom từ nguồn nước biển có hàm lượng 84,975g NaBr/m
3
nước biển người ta dùng
phương pháp thổi khí clo vào nước biển. Lượng khí clo cần dùng phải nhiều hơn
10% so với lí thuyết.
10
a.Viết phương trình phản ứng xảy ra?
b.Tính lượng clo cần dùng để sản xuất được 1 tấn brom. Giả sử hiệu suất phản ứng
là 100%.
c. Khí brom thu được từ phương pháp trên có lẫn khí clo. Làm thế nào để thu được
brom tinh khiết. Viết các phương trình phản ứng.
27. Hơi brom rất độc, brom rơi vào da sẽ gây bỏng nặng. Vì vậy nếu một người hít
phải hơi brom thì ta có thể cho người đó hít dung dịch loãng của ammoniac pha
trong rượu để tiêu độc. Hoặc ngâm vết bỏng brom vào dung dịch ammoniac loãng.
Viết phương trình phản ứng xảy ra, biết trong phản ứng đó:
N
-3
– 3e = N
0
; Br
0
+ 1e = Br
–
;
28. Theo quy định nồng độ brom cho phép trong không khí là 2.10
-5
g/l. Trong một
phân xưởng sản xuất brom, người ta đo được nồng độ Br
2
là 1.10
-4
g/l. Tính khối
lượng dung dịch ammoniac 20% phun khắp xưởng đó (có kích thước
100m.200m.6m) để khử độc hoàn toàn lượng brom có trong không khí. Biết rằng:
NH
3
+ Br
2
→ N
2
+ NH
4
Br. Các chất khí đo ở đktc.
29. Bình A chứa đầy khí hiđrobromua. Bình B chỉ chứa không khí. Để chuyển
hiđrobromua từ bình A sang bình B có thể làm như thế nào? Vì sao lại có thể làm
như vậy?
30. Hãy giải thích vì sao dung dịch axit bromhiđric để lâu trong không khí lại có
màu vàng nâu?
31. Cho khí clo sục qua dung dịch kali iôtua một thời gian dài sau đó người ta dùng
hồ tinh bột để xác nhận sự có mặt của iot tự do nhưng không thấy màu xanh. Hãy
giải thích hiện tượng trên và viết phương trình phản ứng.
Iod
11
Obitan nguyên tử Iot Hơi Iot Hơi Iot ngưng tụ thành tinh thể
32. Iôt được bán trên thị trường thường có lẫn tạp chất là clo, brom, nước. Để tinh chế
loại iot đó người ta nghiền nó với kali iôtua và vôi sống rồi nung hỗn hợp trong cốc
đậy bằng một bình có chứa nước lạnh. Khi đó iot sẽ bám vào đáy bình. Hãy giải thích
cách làm nói trên. Viết các phương trình phản ứng.
33. Khí hidro thu được bằng phương pháp điện phân dung dịch natriclorua đôi khi
bị lẫn tạp chất là khí clo. Để kiểm tra xem khí hidro có lẫn khí clo hay không
người ta thổi khí đó qua một dung dịch có chứa kali iôtua và hồ tinh bột. Hãy giải
thích vì sao người ta lại làm như vậy?
34. Kali iotua trộn trong muối ăn để làm muối iot là một chất rất dễ bị oxi hoá
thành I
2
rồi bay hơi mất nhất là khi có nước hoặc các chất oxi hoá có trong muối
hoặc khi ở nhiệt độ cao. Theo nghiên cứu thì sau 3 tháng kali iotua trong muối ăn
sẽ bị mất hoàn toàn. Để đề phòng điều đó người ta hạn chế hàm lượng nước trong
muối iot không vượt quá 3,5% về khối lượng (theo tiêu chuẩn của Liên Xô),cho
thêm chất ổn định iot như Na
2
S
2
O
3
. Khi đó có thể giữ lượng KI trong muối iot
khoảng 6 tháng.
a.Tính lượng nước tối đa trong 1 tấn muối iot theo tiêu chuẩn của Liên Xô?
b.Hãy nêu phương pháp bảo quản muối iot và cách dùng muối iot khi nấu thức ăn
nhằm hạn chế sự thất thoát iot?
35. Theo tính toán của các nhà khoa học, để phòng bệnh bướu cổ và một số bệnh
khác, mỗi người cần bổ sung
1,5.10
-4
g nguyên tố iot mỗi ngày. Nếu
lượng iot đó chỉ được bổ sung từ muối iot
(có 25 gam KI trong1 tấn muối ăn ) thì mỗi
người cần ăn bao nhiêu muối iot mỗi ngày?
36. Để điều chế flo người ta phải điện phân dung dịch kaliflorua trong hiđro florua
lỏng đã được làm sạch nước. Vì sao phải tránh sự có mặt của nước?
12
Bệnh nhân bướu cổ
37. Hiđroflorua thường được điều
chế bằng cách cho axit sunfuric
đặc tác dụng với canxi florua.
a.Viết các phương trình phản ứng
b.Tính khối lượng canxi florua cần dùng để điều chế 2,5kg dung dịch axit flohiđric
40%.
38. Trước đây, trong các xưởng chế tạo axit flohiđric,
hầu như các bóng đèn đều biến thành bóng đèn màu
trắng sữa, các cửa sổ kính trong dần biến thành kính
mờ. Em hãy giải thích hiện tượng này và viết phương
trình phản ứng nếu có.
39. Để răng chắc khoẻ và giảm bệnh sâu răng thì hàm lượng flo trong nước cần đạt
là 1,0 – 1,5 mg/l. Hãy tính lượng natriflorua cần phải pha vào trong nước có hàm
lượng flo từ 0,5mg/l lên đến 1mg/l để cung cấp cho 3 triệu người dân Hà Nội, mỗi
người dùng 200 lít nước/ngày. Giả sử natriflorua không bị thất thoát trong quá trình
pha trộn và cung cấp đến người tiêu dùng.
13
Khoáng vật Florit
PHÂ
̀
N III - KẾT LUẬN VA
̀
KHUYÊ
́
N NGHI
̣
Qua quá trình đưa bài tập thực tiễn vào giảng dạy, tôi nhận thấy các em học
sinh rất có hứng thú và hăng hái trong thảo luận nhóm, say mê tìm hiểu tri thức, mạnh
dạn trong việc thể hiện quan điểm, kiến thức của mình trong buổi thảo luận nhóm,
trong khi làm việc hợp tác, sáng tạo trong học tập. Các em được củng cố kiến thức,
hình thành và rèn luyện tất cả các năng lực nhận thức như làm việc độc lập, kĩ năng
làm việc hợp tác theo nhóm, học sinh học tập một cách tự chủ, tích cực. Tư duy và
hành động được kết hợp với nhau để giải quyết nhiệm vụ được giao, thu thập khai
thác tài liệu qua sách, báo hoặc truy cập internet… Học sinh đam mê và luôn tự giác
trong học tập và nghiên cứu. Các em nắm được kiến thức cơ bản, biết vận dụng kiến
thức vào giải quyết các vấn đề trong đời sống, môi trường, các vấn đề kinh tế, xã hội,
biết trình bày báo cáo và bảo vệ ý kiến của mình trước lớp. Học sinh thảo luận sôi nổi,
tự rút ra được nhiều kiến thức bổ ích. 100% HS đều đạt yêu cầu, đều được tham gia
hoạt động một cách tích cực, năng động, được học tập trong niềm say mê, hứng thú
và hiệu quả. Qua hoạt động ngoại khóa, làm việc hợp tác, các em biết yêu và bảo vệ
thế giới tự nhiên, bảo vệ môi trường sống trong lành.
Từ kết quả trên, tôi nhận thấy cần đưa các bài tập thực tiễn vào các sách giáo
khoa, sách bài tập, sách tham khảo với số lượng nhiều hơn và có nội dung phong
phú. Cần đưa thêm hình ảnh minh họa các ứng dụng hoá học, mô hình phân tử, các
quá trình sản xuất hoá học… vào bài giảng, bài tập nhằm tăng thêm hứng thú học
tập cho học sinh. Cần tăng cường số lượng và chất lượng các bài tập thực tiễn trong
kiểm tra đánh giá, đặc biệt là với hình thức kiểm tra đánh giá mới – trắc nghiệm
khách quan.
Trên đây là những ý kiến chủ quan của tôi về hệ thống câu hỏi lý thuyết và
bài tập thực tiễn môn hoá học trung học phổ thông (phần phi kim - Nhóm VIIA -
Halogen) cho đối tượng học sinh lớp 10 thực hiện trong giờ ngoại khoá. Với thời
gian và kinh nghiệm chưa nhiều, vì vậy trong khi thực hiện tôi chắc chắn không
tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Tôi xin chân thành mong đợi những lời nhận xét,
14
góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn để tôi bổ sung và hoàn thiện thêm
cho hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn môn hoá học trung học phổ
thông cũng như cho công việc giảng dạy và nghiên cứu sau này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
…………., ngày … tháng … năm 20…
Người viết
15