Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Vấn đề truyền thông quảng cáo trên báo chí thành phố hồ chí minh (từ năm 1986 đến nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 84 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn

LÊ HỒNG YẾN

VẤN ĐỀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO
TRÊN BÁO CHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, 2006

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 5.04.30
Người hướng dẫn khoa học: TS Đậu Ngọc Đản




MỤC LỤC
Mở đầu
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.



Lòch sử nghiên cứu đề tài
Tính cấp thiết của đề tài
Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Đóng góp mới của luận văn
Ý nghóa thực tiễn của luận văn
Kết cấu của luận văn

Trang 4
Trang 4
Trang 5
Trang 5
Trang 5
Trang 6
Trang 6
Trang 6

Chương I : THÔNG TIN QUẢNG CÁO VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA


1. Khái niệm thông tin quảng cáo ‟ thông tin kinh tế trên báo chí
Trang 7
1.1 Khái niệm về hoạt động truyền thông ‟ quảng cáo
Trang 8
1.2 Truyền thông quảng cáo ‟ nhìn từ góc độ marketing:
Trang 8
1.3 Hoạt động truyền thông quảng cáo trên báo chí ‟ nhìn từ góc độ
báo chí

Trang 9
2. Lòch sử thông tin quảng cáo trên báo chí và sự xuất hiện thông tin
quảng cáo trên báo chí Việt Nam
Trang 9
3. Vò thế và chức năng của truyền thông quảng cáo trong nền kinh tế
Trang 11
4. Một số yếu tố xung quanh hoạt động quảng cáo
Trang 13
4.1 Nhà quảng cáo:
Trang 13
4.2 Công ty Cung ứng dòch vụ quảng cáo
Trang 13
4.3 Các công ty tư vấn quảng cáo
Trang 15
4.4 Công ty dòch vụ truyền thông đại chúng
Trang 18
5. Một số hình thức quảng cáo thường xuất hiện trên báo chí
Trang 18
2


6. Công việc của media planner (Chuyên viên quảng cáo báo)
Trang 19
Chương II: THÔNG TIN QUẢNG CÁO TRÊN BÁO CHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

1. Những trang quảng cáo trên báo chí trước thời kỳ đổi mới
Trang 22
2. Những trang quảng cáo trên báo chí trong thời kỳ đổi mới
Trang 25

3. Mối quan hệ giữa truyền thông quảng cáo và hoạt động kinh tế báo
chí
Trang 32
4. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý và các văn bản quy
đònh hiện hành
Trang 34
5. Một số vấn đề tồn tại trong tình hình quảng cáo trên báo chí Thành
phố Hồ Chí Minh
Trang 35
5.1 Thông tin quảng cáo góp phần thúc đẩy báo chí phát triển.
Trang 38
5.2
Khía cạnh văn hoá của thông tin quảng cáo trên báo
Trang 39
5.3 Một số hình thức mới của thông tin quảng cáo trên báo chí
Trang 47
5.4 Sự sàng lọc, kiểm soát thông tin quảng cáo trên báo chí
Trang 47
6.Xu hướng phát triển quảng cáo trên báo chí
Trang 50
6.1.Quảng cáo trên Internet ‟ một xu hướng mới của thời đại kỹ
thuật số
Trang 50
6.2 PR ‟ Một hình thức mới của thông tin quảng cáo
Trang 51
6.3 Quảng cáo trên phương tiện điện tử
Trang 55

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯNG THÔNG
TIN QUẢNG CÁO TRÊN BÁO


1. Làm tốt công tác điều tra nghiên cứu
Trang 56
2. Nghiên cứu tâm lý bạn đọc và nhu cầu thò hiếu người tiêu dùng
Trang 57
3. Đổi mới nội dung, hình thức để phù hợp với yêu cầu của thò trường
Trang 60

3


4. Thống nhất các văn bản quản lý từ cấp Nhà nước T.Ư đến đòa

phương
KẾT LUẬN

Trang 61
Trang 62

Mở đầu

I- Lòch sử nghiên cứu đề tài :

Có thể nói chưa bao giờ, các hoạt động truyền thông quảng cáo lại len lỏi
sâu sắc vào cuộc sống như khoảng thời gian vài năm gần nay. Quảng cáo
xuất hiện đa dạng, từ những hình ảnh choáng hết những trang báo khổ lớn,
những panô bắt mắt từ kích thước đến thiết kế được đặt tại những toà nhà
trung tâm cho đến những bộ phim chỉ gói gọn trong 30 giây những cung
bậc khác nhau của cuộc sống… Thật sự, quảng cáo với phương tiện truyền
thông đang len lỏi vào cuộc sống của từng gia đình. Hơn nữa, nhìn từ góc

độ lý thuyết, quảng cáo là một thể loại thông tin xã hội đặc biệt . Hơn nữa,
quảng cáo vẫn là một ngành còn khá mới mẻ ở Việt Nam, chiếm đa số các
tài liệu về quảng cáo là các sách, báo tiếng Anh.
Trong nhiều năm qua, việc nghiên cứu hoạt động quảng cáo nói riêng và
hoạt động quảng cáo trên báo chí đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa
học. Trong đó, chủ yếu là các tác phẩm của phân tích hoạt động quảng cáo
trên báo chí với góc nhìn xã hội học và góc nhìn kinh tế. Việc nhìn nhận
thông tin quảng cáo dưới góc độ báo chí, tìm hiểu những ảnh hưởng của
quảng cáo đối với họat động báo chí là một đề tài đầy lý thú nhưng chưa
có nhiều công trình tập trung nghiên cứu vấn đề này.
II- Tính cấp thiết của đề tài:

Truyền thông quảng cáo đã và đang trở thành một phần không thể thiếu
trong báo chí thế giới nói chung và báo chí Việt Nam. Những thông tin
quảng cáo trên báo chí đang có ảnh hưởng ngày một lớn đến người tiêu
dùng. Trong một thò trường báo chí được xem là rất sôi động như thò
trường báo chí thành phố Hồ Chí Minh, việc rà soát một cách tổng quát
hoạt động quảng cáo trên các mặt báo là một việc làm cần thiết.
Mối quan hệ giữa quảng cáo và báo chí ngày càng thu hút nhiều sự chú ý
và nghiên cứu của cả báo giới và các nhà kinh tế.Việc thừa nhận thông tin
quảng cáo là một lónh vực có quan hệ mật thiết và đang ngày càng ảnh
hưởng đến chất lượng của các lọai hình báo chí là một điều còn gây nhiều
4


tranh cãi và đã được bàn luận nhiều trên một số diễn đàn. Trong giới hạn
của đề tài này, chúng tôi mong muốn được làm nghiên cứu thêm về tình
hình sử dụng loại thông tin quảng cáo trên một số báo ở thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2006 nhằm cung cấp và lý giải
về một số hiện tượng mới xuất hiện trong lónh vực thông tin này.

III- Mục đích và nhiệm vụ của luận văn:
Đề tài này được xây dựng với mong muốn sẽ đem đến một cái nhìn tổng
quát về hoạt động thông tin quảng cáo trên báo chí thành phố Hồ Chí
Minh thông qua việc khảo sát một số báo trong năm 2003.
Luận văn sẽ giải quyết một số nhiệm vụ như :
Khảo sát thông tin quảng cáo trên một số báo như Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải
Phóng, Thanh Niên, Tiếp thò Gia đình…
Nghiên cứu thực trạng thông tin quảng cáo trên báo chí ở thành phố Hồ
Chí Minh
Đề xuất những giải pháp giải quyết những điểm còn tồn tại trong việc
thông tin quảng cáo trên báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh

IV- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng của đề tài là những thông tin quảng cáo được đăng tải trên các
báo in ở thành phố Hồ Chí Minh trong các năm từ 1986 đến 2006
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề xung quanh những hoạt
động truyền thông quảng cáo đó. Những giá trò tích cực cũng như những
vấn đề còn tồn tại trong những hoạt động truyền thông quảng cáo trên báo
chí ở thành phố Hồ Chí Minh.

V-Phương pháp nghiên cứu:
- Đối chiếu, so sánh tài liệu

- Phân tích
- Phỏng vấn
- Tổng hợp

VI- Đóng góp mới của luận văn:
5



Trong khuôn khổ có giới hạn, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng
hoạt động truyền thông quảng cáo trên báo đồng thời đưa ra một số giải
pháp cho những vấn đề còn tồn tại cũng như chỉ ra những xu hướng phát
triển mới của hoạt động truyền thông quảng cáo trên báo.
VII- Ý nghóa thực tiễn của luận văn:

Những vấn đề luận văn nêu ra sẽ là nguồn tư liệu tham khảo chính xác và
khá mới cho những ai quan tâm về hoạt động truyền thông quảng cáo trên
báo chí
VIII- Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn này bao gồm 3 chương nội dung.
Bên cạnh đó, luận văn còn có danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ
lục. Ba chương nội dung có tên gọi như sau:
Chương I : Truyền thông quảng cáo và ý nghóa kinh tế- xã hội
Chương II: Truyền thông quảng cáo trên báo chí Thành phố Hồ Chí Minh
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông
quảng cáo trên báo chí

6


Chương I :
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG- QUẢNG CÁO VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ- XÃ HỘI

1.Khái niệm truyền thông quảng cáo ‟ thông tin kinh tế trên báo chí
1.1 Khái niệm về hoạt động truyền thông ‟ quảng cáo:
Theo Từ điển Bách Khoa Tiếng Việt, truyền thông được đònh nghóa như sau:

“Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin giữa các thực thể, thông tin có
thể được trao đổi thông qua hệ thống các ký hiệu hoặc không cần đến ký
hiệu. Ngoài ra, truyền thông còn được xem làm một ngành học nghiên cứu
về các quá trình trao đổi thông tin.”
Quảng cáo có rất nhiều đònh nghóa, ở đây xin trình bày một vài đònh
nghóa:
Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ do Hòang Phê chủ biên, Nxb Đà
Nẵng và Trung tâm từ điển học ,2002 có ghi: “ Quảng cáo là trình bày để
giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách
hàng”
Trong sách “Nghề Quảng cáo” do NXB Thông Tấn phát hành năm 2004 có
đònh nghóa: “Quảng cáo là hình thức đặc biệt của thông tin xã hội được trả
tiền, nhằm mục đích thay đổi cơ cấu nhu cầu, mối quan tâm của con người
và thúc đẩy họ tới với hành động mà nhà cung cấp quảng cáo mong muốn”
Hoạt động truyền thông quảng cáo trong khuôn khổ luận văn này tạm được
hiểu là hoạt động quảng cáo sử dụng các phương tiện truyền thông như một
kênh để chuyển tải thông tin đến người tiêu dùng mục tiêu.
Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi nhận thấy đònh nghóa
trong sách “ Nghề quảng cáo” được trích dẫn đã thể hiện rõ ràng và đầy đủ
bản chất của hoạt động truyền thông quảng cáo và sẽ chọn đó là đònh
nghóa chính cho hoạt động truyền thông quảng cáo trong luận văn này.
7


1.2 Truyền thông quảng cáo ‟ nhìn từ góc độ marketing:
Sở dó chúng tôi cho rằng, đònh nghóa trong sách “Nghề Quảng cáo” thể
hiện chính xác bản chất của hoạt động quảng cáo bởi vì bằng một cách
diễn đạt khác, Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Asscociation ‟
AMA) cũng đã đưa ra đònh nghóa: Quảng cáo là hoạt động chi trả tiền
nhằm giới thiệu sản phẩm hay dòch vụ đến đông đảo công chúng sử dụng

sản phẩm hay dòch vụ của mình.
Trong sách Intergrated Marketing Communication có đònh nghóa hoạt động
truyền thông là sự tổng hợp các hoạt động nhằm giới thiệu thông tin về sản
phẩm/dòch vụ/ công ty đến các khách hàng mục tiêu thông qua các công
cụ quảng cáo.
Công cụ quảng cáo là công cụ thể hiện thông tin quảng cáo. Công cụ
quảng cáo được dùng để tác động đến người tiêu dùng nhằm thúc đẩy
khách hàng thực hiện hành động mà nhà cung cấp quảng cáo mong muốn.
Tất cả các công cụ quảng cáo được phổ biến nhờ các kênh thông tin đại
chúng và cá nhân hay còn gọi là thông qua phương tiện truyền thông.
Một chiến dòch truyền thông đồng bộ sẽ bao gồm rất nhiều hoạt động để
quảng bá cho dòch vụ và sản phẩm đó. Theo lý thuyết marketing truyền
thống, một chiến dòch truyền thông có thể được tạm chia làm hai phần
chính :
- Hoạt động mang tính quảng cáo trực tiếp trên các phương tiện truyền
thông (Above the line)
- Hoạt động mang tính quảng cáo gián tiếp, tác động lên các đối tượng
mục tiêu thông qua các chương trình tiếp xúc trực tiếp tại các kênh mục
tiêu (Below the line)
Tuy nhiên, cùng thời gian, khái niệm “Above the line” hay “Below the line”
đã không còn rõ ràng, khi mà sự tác động của môi trường Internet ngày
8


càng mạnh mẽ và chiếm vò trí quan trọng trong các chiến dòch truyền
thông. Với Internet, người ta không thể phân đònh một cách rõ ràng đó là
hoạt động thuộc về nhóm nào, Above the line hay Below the line.... Do đó,
trong lý thuyết marketing hiện đại, cụm từ Chiến dòch truyền thông hỗn
hợp (“Intergrated Marketing Communication”) ngày càng được sử dụng một
cách phổ biến.

1.3 Hoạt động truyền thông quảng cáo trên báo chí ‟ nhìn từ góc độ báo
chí
Trên thế giới, sau cuộc cách mạng thương mại trong báo chí những năm
1830-1840, các phương tiện thông tin đại chúng bắt đầu trở thành những
doanh nghiệp tư bản sinh lời, vì vậy bản thân chúng cũng chòu tác động
của các quy luật của nền kinh tế cạnh tranh chẳng hạn như: quy luật cạnh
tranh, quy luật cung cầu, các hiện tượng tập trung hoá, độc quyền hoá...
Sau cuộc cách mạng thương mại, những nguồn thu của báo chí đònh kỳ chủ
yếu đến từ quảng cáo chứ không phải từ số lượng bản phát hành cho nên
những chủ thể đặt in quảng cáo bắt đầu hướng đến những ấn phẩm có số
lượng phát hành ( tia ra) càng nhiều càng tốt.
Ở Việt Nam hiện nay nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng ,
bên cạnh xu hướng giã từ lối làm báo thời bao cấp, một trong những
chuyển mình đáng chú ý trong thời kỳ đổi mới là xu hướng thoát khỏi cơ
chế bao cấp để chuyển sang kinh doanh. Trong cơ chế cũ, báo chí được
nhà nước bao cấp, bù lỗ, và không được phép kinh doanh. Nhưng kể từ khi
chuyển sang thời kỳ đổi mới, phần lớn các tờ báo ở thành phố Hồ Chí
Minh và một số tờ báo cấp trung ương ở Hà Nội và một số tỉnh thành khác
đã từng bước nỗ lực tự mình tiến hành việc hạch toán kinh tế để tiến tới tự
trang trải và cân đối được thu chi, tạo nguồn thu, tự mình bỏ tiền ra để mua
giấy, in báo, bán báo…và trả lương cho phóng viên. Phần lớn nguồn thu có
được trong thời gian này chủ yếu là nhờ vào quảng cáo ‟ một trong những
điểm tựa kinh tế quan trọng góp phần vào sự tồn tại và phát triển của nhiều
tờ báo.
2. Lòch sử thông tin quảng cáo trên báo chí và sự xuất hiện thông tin quảng

cáo trên báo chí Việt Nam .

9



Năm 1622, quảng cáo bùng lên khi ra đời tờ báo đầu tiên bằng tiếng Anh,
tờ The Weekly News. Sau này, Addison và Steele xuất bản thời Tatler
(Người lắm chuyện) và dần dần dành hết đất cho quảng cáo. Addiso đúc
kết lời khuyên sau cho các tay soạn quảng cáo: “Nghệ thuật trong việc viết
quảng cáo tìm ra phương pháp đúng nhất để bắt được người đọc. Nếu
không có nó, món đồ tốt có thể chẳng được ai lưu ý, hay bò chìm đi mất
giữa đám vỡ nợ”. Sau này, số báo Tatler ra ngày 14 tháng 9 năm 1710 đã
có những mẫu quảng cáo cho day liếc dao cạo râu, các biệt dược và một số
hàng hóa khác.
Quảng cáo phát triển mạnh nhất ở Hoa Kỳ. Ben Franklin đã được gọi là
cha đẻ của nghề quảng cáo Mỹ với tờ Gazette của ông, xuất bản lần đầu
năm 1729, đạt tới lượng quảng cáo và lưu hành lớn hơn bất cứ tờ báo nào
trong xứ (hồi đó còn là thuộc đòa của Anh). Nhiều yếu tố đã khiến Hoa Kỳ
trở thành cái nôi của ngành quảng cáo. Thứ nhất, Hoa Kỳ tiến nhanh tới
sản xuất cơ giới hóa, tạo nên tình trạng sản xuất thừa và nảy sinh nhu cầu
thuyết phục khách hàng mua nhiều hơn. Thứ hai, mạng lưới giao thông
(thủy bộ, đường sắt) phát triển tốt khiến việc chuyên chở hàng hóa và mở
rộng phương tiện quảng cáo trở nên dễ dàng. Thứ ba, việc áp dụng phổ
cập giáo dục từ năm 1813 làm tăng số người biết chữ và khiến báo chí
phát triển. Việc phát minh radio và TV sau này cũng tạo thành thành hai
phương tiện truyền thông cực kỳ thuận lợi cho quảng cáo.
Quảng cáo đã xuất hiện ngay khi báo chí vừa mới du nhập vào Việt Nam
từ năm 1865 nhưng chỉ chủ yếu phục vụ cho quảng cáo chính trò hay
quảng cáo của một số ít nhà tư sản lớn.
Khó thể biết chính xác mẩu quảng cáo đầu tiên xuất hiện khi nào trong lòch
sử báo chí Việt Nam, nhưng chắc chắn trang quảng cáo sớm nhất hiện diện
đầu năm 1882. Ở số báo thứ 1 của năm 1882, Gia Đònh báo dành toàn bộ
trang cuối để đăng quảng cáo cho Nhà thuốc Pharmacie Reynaud. Từ đó,
quảng cáo trở thành một trang cố đònh, xuất hiện thường kỳ trên Gia Đònh

báo. Hoạt động quảng cáo từ đó cũng dần phổ biến ở nhiều báo khác.
Sau này, trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp ‟ Mỹ và khoảng một
thập kỷ sau khi thống nhất đất nước, hoạt động quảng cáo nói riêng và hoạ t
động truyền thông quảng cáo nói chung đều không phát triển.
10


Trong quá trình khảo sát các tư liệu cho luận văn này, chúng tôi phát
hiện một chi tiết khá thú vò trên các báo in ở thành phố Hồ Chí Minh:
Năm 1986: chỉ có báo Sài Gòn Giải Phóng có những thông tin mang tính
quảng cáo được đăng dưới hình thức Rao Vặt.
Năm 1986: Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên hoàn toàn không có những thông tin
mang tính quảng cáo.
Khảo sát nhanh đó đã cho thấy hoạt động truyền thông quảng cáo thể hiện
rất rõ nhòp sống nền kinh tế mà nó đang phản ánh. Thực chất, giai đoạn từ
năm 1986- 1990, nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường thay đổi theo
hướng thò trường. Những năm đầu tiên của thời kỳ này, nền kinh tế vẫn
đang có những bước phát triển mang tính chập chững và thăm dò. Và hoạt
động quảng cáo trên báo chí ‟ với tư cách là một hoạt động thể hiện nhu
cầu của xã hội nhằm xúc tiến thương mại cũng diễn ra một cách tương đối
ít, khác rất nhiều so với mức độ ồ ạt và sôi động tại thời điểm hiện nay
Bắt đầu từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi đất nước bắt đầu đi vào con
đường đổi mới, hoạt động quảng cáo mới bắt đầu tái xuất hiện và phát
triển nhanh chóng.
3. Vò thế và chức năng của truyền thông quảng cáo trong nền kinh tế
Ở các nước tiên tiến, nền kinh tế càng phát triển mạnh mẽ, quảng cáo
càng có nhiều cơ hội để phát triển rực rỡ và thăng hoa. Quảng cáo dù chỉ
là một bộ phận trong toàn bộ cấu trúc kinh tế- một cấu trúc được tạo dựng
bởi tính hiệu quả của các bộ phận cấu thành ra nó. Nhưng quảng cáo
cũng có vò thế riêng và chức năng riêng của nó trong nền kinh tế.

Hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng trong điều kiện nền
kinh tế thò trường tất yếu phải thu được lợi nhuận hay chí ít là phải thu
nhập cao hơn mức chi phí bỏ ra. Nói một cách khác, những thu nhập được
lấy từ những người tiêu dùng thông tin ( thông qua các hình thức mua báo,
mua tạp chí, thuê bao, đăng ký…) chỉ là một trong những nguồn thu cơ bản
của các phương tiện truyền thông đại chúng. Nguồn thu này thường không
đủ để trang trải các chi phí, bởi vì trong điều kiện trượt giá và cạnh tranh
giữa các phương tiện thông tin đại chúng, sự cạnh tranh để lấy được lòng
trung thành của người đọc buộc các “nhà sản xuất” phải hạ giá tối đa, đó
11


là chưa tính đến khoản chi dành cho các hoạt động marketing của chính
các tờ báo này. Tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, có một thực tế là các
phương tiện thông tin đại chúng bán sản phẩm thấp hơn mức giá thành của
chúng và thậm chí còn phát hành miễn phí các báo/tạp chí. Trong điều
kiện đó thì quảng cáo có một ý nghóa vô cùng quan trọng. Số tiền nhận
được từ các quảng cáo là khoản thu nhập đáng kể của các phương tiện
thông tin đại chúng. Theo một số sách báo nước ngoài, thì nguồn thu từ
quảng cáo chiếm 80% tổng doanh thu của những tờ báo in hoặc tạp chí; và
con số đó là gần 100% đối với các đài truyền hình, phát thanh miễn phí)
Các chức năng của quảng cáo:

Quảng cáo phải hướng những nhu cầu cơ bản của con người về hàng hoá
và dòch vụ nói chung vào những mặt hàng và dòch vụ mang nhãn hiệu rõ
ràng. Xã hội càng trở nên phức tạp, mức sống cũng như nhu cầu của con
người càng cao đi kèm với những giá trò gia tăng họ tạo ra được. Do đó,
quảng cáo truyền thông sẽ giúp để thúc nay tiêu thụ hằng ngày. Nói một
cách khác, truyền thông quảng cáo đưa những thông tin về hàng hoá đến
khối lượng người tiêu dùng đông hơn, tốc độ nhanh hơn và chi phí thấp hơn

so với bất kỳ phương tiện nào khác.
Quảng cáo thuyết phục khách hàng dùng thử và yêu thích nhãn hiệu, sản
phẩm và quảng cáo thuyết phục nhà phân phối và người bán tin tưởng
vànỗ lực bán hàng.
- Quảng cáo là một công cụ bán hàng: đâylà chức năng đầu tiên, trong quá
trình hoàn thành chức năng này, quảng cáo cũng có thể được xem là công
cụ tuyên truyền, tạo dư luận quần chúng và thiết lập mối quan hệ tốt giữa
người bán, người mua, người cung cấp và người nhận…
- Quảng cáo là một công cụ giáo dục: với chức năng này, quảng cáo đã
thúcđẩy tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp và đẩynhanh quá trình
xây doing cuộc sống phong phú hơn cho mọi người. Trong thực tế, người
đọc tiếp nhận quảng cáo như là một động lực để phát triển nền kinh tế.
Quảng cáo mang tính thuyết phục để mọi người tin tưởng và hành động.
Chính tính thuyết phục của quảng cáo đã khiến nó trở thành công cụ bán
hàng, tạo dư luận xã hội và kiến tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người bán và
người mua.
12


- Quảng cáo là một công cụ tạo dư luận và thiện chí. Nhờ chức năng này
mà quảng cáo không chỉ giúp bán được hàng mà còn trở thành mấu chốt
của nền kinh tế tự do cạnh tranh.
Như vậy, quảng cáo góp phần không nhỏ vào việc bán hàng, cung ứngù
dòch vụ, dư luận và thò hiếu nơi khách hàng. Những chức năng này đã đem
đến cho quảng cáo sức mạnh không nhỏ. Tuy nhiên,quảng cáo cũng có
những giới hạn nhất đònh. Quảng cáo không thể làm cho khách hàng tiếp
tục mua sản phẩm mà họ không vừa lòng .
4. Một số yếu tố xung quanh hoạt động quảng cáo:
4.1 Nhà quảng cáo:
Nhà quảng cáo chính là người có nhu cầu và bỏ tiền ra thực hiện

việc quảng cáo để gửi các thông điệp về lợi ích của nhãn hiệu đến
người tiêu dùng.
Các nhà quảng cáo có thể là:
+ Các công ty sản xuất và kinh doanh
+ Các đại lý phân phối sản phẩm
+ Các tổ chức cung cấp dòch vụ Y tế, giáo dục, Luật…
+ Các tổ chức xã hội đoàn thể, đảng phái, tôn giáo
+ Các cơ quan chính quyền đòan thể, các đòa phương
+ Các nhân vật nổi tiếng
4.2 Công ty Cung ứng dòch vụ quảng cáo:
Hoạt động quảng cáo là một hoạt động mang tính tổng hợp và phối
hợp từ rất nhiều bộ phận từ sáng tạo ý tưởng, thiết kế, tổ chức sản
xuất đến quản lý khách hàng… Do đó, cấu trúc của các công ty cung
ứng dòch vụ quảng cáo thường bao gồm rất nhiều bộ phận nhỏ cấu
thành. Tuy nhiên, cũng có những đơn vò quảng cáo chỉ tập trung vào
chuyên môn của từng phần. Dưới đây liệt kê một số dạng công ty sẽ
thi công trong từng bộ phận của ngành công nghiệp quảng cáo.
+ Công ty thiết kế tạo mẫu và in ấn : các công ty này sẽ có thế mạnh

về thiết kế, kỹ thuật in ấn và luôn chủ động tìm kiếm những chất liệu
mới để phục vụ cho các hoạt động quảng cáo.

13


+ Công ty cung cấp dòch vụ quảng cáo ngoài trời : những tấm pano
quảng cáo được đặt nổi bật bên những toà nhà cao tầng ở các trung tâm
đô thò lớn của cả nước; những bảng đèn lấp lánh trên các đường phố
sầm uất, những bức tranh bắt mắt và sống động tại các trạm xe buýt…là
sản phẩm của các công ty này. Nhiệm vụ của họ thường là phải tìm ra

những vò trí thật đẹp, cách thể hiện thật hấp dẫn để có thể quảng bá
cho những nhãn hiệu của các khách hàng luôn tìm kiếm sự nổi bật giữa
đám đông các đối thủ cạnh tranh.
+ Công ty làm phim quảng cáo và các dòch vụ hậu kỳ : sản phẩm
của các công ty dạng này chính là những mẫu phim ngắn 30 giây được
chiếu hằng đêm trên làn sóng truyền hình. Các TVC ( Tivi Commercial)
thường rất ngắn gọn, chỉ khoảng 30 giây đến 1 phút nhưng đó lại là
thành quả của một ekip ( khoảng 20 người) thường phải làm việc rất
chuyên nghiệp và đòi hỏi nhiều kỹ thuật mới, hiện đại.
+ Các phòng chụp ảnh chuyên nghiệp: đây là một bộ phận không
thể thiếu để đưa các sản phẩm xuất hiện với công chúng trong những
dáng vẻ thật bắt mắt và ấn tượng
+ Công ty sản xuất vật phẩm quảng cáo: ngày nay, vật phẩm quảng
cáo tràn ngập ở mọi nơi. Trong các chương trình tiếp thò, vật phẩm
quảng cáo là yếu tố quan trọng góp phần thể hiện thông điệp của sản
phẩm và còn nhắc nhở người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm của mình.
+ Công ty tiếp thò trực tiếp: các công ty này sẽ thực hiện các chiến
dòch tiếp thò trực tiếp đến các khách hàng mục tiêu. Khách hàng của
các công ty này có thể là những mặt hàng bò luật pháp giới hạn quảng
cáo hoặc ít có ngân sách để làm các TVC
+ Công ty cung cấp các dòch vụ nghiên cứu thò trường: đối với hoạt
động quảng cáo: trong hoạt động quảng cáo, các công ty nghiên cứu thò
trường đóng vai trò hết sức quan trọng. Những báo cáo về tâm lý
(insight) của người tiêu dùng mục tiêu sẽ ả nh hưởng nhiều đến hình thức
và cách thức quảng cáo cho sản phẩm.Những dữ liệu do họ cung cấp sẽ
là nền tảng để các nhà marketing quyết đònh kế hoạch quảng bá, quảng
cáo cho sản phẩm.
14



4.3 Các công ty tư vấn quảng cáo:
+ Công ty quảng cáo trọn gói: được hiểu là những đơn vò thực hiện
trọn vẹn các hoạt động quảng cáo, từ thực hiện các TVC cho đến những
hoạt động quảng bá tại kênh tiêu dùng mục tiêu
+ Công ty dòch vụ truyền thông (Media Agency): đây là nhừng công
ty chuyên hoạt động về việc đặt chỗ (booking) vò trí quảng cáo trên các
báo hoặc thời gian phát sóng trên truyền hình. Họ sẽ làm việc chặt chẽ
với các báo để có được chi phí và vò trí quảng cáo tốt nhất cho khách
hàng. Sự xuất hiện của các công ty dòch vụ truyền thông ( hiện nay đa
phần là các công ty nước ngoài) đã góp phần làm thay đổi diện mạo
của hoạt động quảng cáo trên báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng và Việt Nam nói chung.
+ Công ty dòch vụ quan hệ cộng đồng (Public relation Agency): các
công ty này chuyên cung cấp dòch vụ về PR với nhiệm vụ giới thiệu và
xây dựng lòng tin, sự thiện cảm của các khách hàng mục tiêu về sản
phẩm hoặc chương trình đặc biệt.
+ Công ty dòch vụ Tư vấn tiếp thò: đây là một loại hình công ty khá
đặc biệt. Họ sẽ tư vấn giúp các nhà làm marketing của một sản phẩm
hay của một công ty về đường hướng chiến lược để phát triển sản phẩm.
Có thể gọi những công ty này là bộ phận Marketing độc lập của các
khách hàng. Từ kế hoạch hành động do công ty này đưa ra, sản phẩm
sẽ được quyết đònh là nên quảng cáo hay không, quảng cáo như thế
nào, quảng cáo ở đâu và quảng cáo cho ai…?
*) Trên thế giới, hoạt động quảng cáo đã trở thành một ngành công
nghiệp lớn. Vậy một hãng quảng cáo quốc tế sẽ hoạt đông ra sao?ä
Madison là một tên gọi quen thuộc với đa số người Mỹ. Đó là một đại
lộ ở New York có trụ sở đầu não của những công ty quảng cáo lớn nhất
nước. Nhưng ngoài New York, cả nước còn khoảng 10 hãng quảng cáo,
và hiếm có thành phố lại không có một hãng, dù chỉ là văn phòng một
người. Sáu hãng quảng cáo lớn nhất Hoa Kỳ về mặt doanh số quảng cáo

khắp thế giới trong name 1983 là Young và Rubicam, Ted Bates,

15


J.Walter Thompson, Ogivy and Mather, McCann ‟ Erickson và BBDO.
Riêng doanh số của Young and Rubicam năm 1983 là hơn 2.7 tỷ đôla.
Những hãng quảng cáo bắt đầu có từ nửa sau thế kỷ XIX, do các
người môi giới và chào hàng làm việc ở các ngành truyền thông, họ
được hưởng hoa hồng khi tìm được công ty nào chòu đặt quảng cáo. Khi
sự cạnh tranh quảng cáo giữa các phương tiện truyền thông tăng lên,
những người moiâ giới bắt đầu làm thêm việc giúp đỡ khách hàng chuẩn
bò mẫu quảng cáo. Dần dà, họ lập thành những hãng quảng cáo riêng
và gắn bó với khách hàng hơm là với các phương tiện truyền thông.
Những hãng này cung cấp đủ loại hình quảng cáo và trong một số
trường hợp, họ còn làm dòch vụ tiếp thò cho khách hàng nữa.
Ngay cả những công ty có bộ phận quảng cáo hùng hậu cũng phải
dùng đến những hãng quảng cáo. Những hãng này có chuyên gia kỹ
thuật và sáng tạo thường có thể thực hiện việc quảng cáo tốt và hữu
hiệu hơn bộ phận quảng cáo riêng của công ty cũng như có nhiều kinh
nghiệm nhờ đã từng làm việc với nhiều khách hàng trong nhiều tình
huống. Các hãng quảng cáo thường được các phương tiện truyền thông
giảm giá và như thế đỡ tốn cho công ty. Thêm vào đó, vì các công ty có
thể cắt hợp đồng với hãng quảng cáo bất kỳ lúc nào nên họ rất tích cực
làm việc cho thật hữu hiệu.
Các hãng quảng cáo thường được tổ chức bốn ban: ban sáng tạo,lo
tạo ra và triển khai những mẫu quảng cáo; ban truyền thông lo lựa chọn
phương tiện truyền thông và chỗ đặt quảng cáo, ban nghiên cứu lo việc
xác đònh những đặc tính và ý muốn của khán thính giả; và ban kinh
doanh, lo chăm sóc các hoạt động kinh doanh của hãng. Mỗi khách

quảng cáo sẽ được một quản lý viên giao dòch giám sát, và nhân sự của
từng ban sẽ được chỉ đònh làm việc cho một hay nhiều khách tùy tình
hình.
Các hãng quảng cáo thường thu hút được nhiều khá ch hàng mới nhờ
danh tiếng hoặc quy mô của mình. Tuy nhiên thông thường thì một công
ty sẽ mời nhiều hãng tới đấu thầu quảng cáo cho mình và sẽ chọn lấy
một.

16


Các hàng nhận được nguồn lợi tức dưới dạng hoa tiền hoa hồng hay
một số thù lao nào đó.Thông thường các hãng nhận 15% khoản chi phí
cho phương tiện truyền thông, tương đương khoản được bớt giá. Thí dụ
một hãng quảng cáo đặt một trang quảng cáo trên một tạp chí cho
khách hàng nọ giá 60.000 đô-la. Tạp chí sẽ tính tiền hãng 51.000 đô-la
( tức 60.000 đô-la trừ 15%), còn hãng sẽ tính tiền khách hàng 60.000
đô-la, vì khoản hoa hồng kia chỉ trả cho các hãng quảng cáo được ủy
nhiệm.
Cả người đặt quảng cáo và quảng cáo đều bực mình với hệ thống
hoa hồng. Những công ty lớn than phiền rằng với cũng một dòch vụ họ
phải trả tiền cao hơn những công ty nhỏ chỉ vì những công ty nhỏ đó
đặt nhiều quảng cáo hơn.Họ còn cho rằng hệ thống hoa hồng còn khiến
các hãng quảng cáo ít sử dụng những phương tiện truyền thông rẻ tiền
và không thích những chiến dòch quảng cáo ngắn hạn. Còn các hãng
quảng cáo thì cũng không sung sướng quảng cáo gì vì họ phải thườ ng
xuyên làm thêm cho khách nhiều dòch vụ mà họ không được trả thêm gì
cả. Xu hướng hiện nay là trả thù lao thẳng hay thù lao kèm với hoa
hồng.
Những xu hướng khác cũng đang làm rối việc kinh doanh của các

hãng quảng cáo.Những hãng phục vụ toàn phần đang gặp sự cạnh tranh
ngày càng mạnh của các hãng phục vụ giới hạn chuyên lo làm hợp
đồng với phương tiện truyền thông, hoặc lo sáng tạo,sản xuất mẫu quảng
cáo.Các giám đốc kinh doanh của các hãng đang nắm nhiều quyền lực
hơn và đang đòi hỏi bộ phận sáng tạo phải quan tâm tói lợi nhuận nhiều
hơn. Một số khách làm quảng cáo đã lập bộ phận quảng cáo cho riêng
công ty mình, như thế là không còn quan hệ lâu dài với các hãng quảng
cáo nữa. Sau cùng Ủy bang Thương mại Liên bang còn bắt các hãng
quảng cáo chia sẻ trách nhiệm với khách hàng về chuyện quảng cáo lừa
bòp. Những xu hướng này sẽ tạo được nhiều thay đổi trong ngành quảng
cáo, nhưng những hãng làm ăn tốt sẽ tồn tại được.
4.4 Công ty dòch vụ truyền thông đại chúng:
Đây là các công ty chỉ chuyên về mảng quảng cáo trên các phương
tiện truyền thông đại chúng.

17


Cung cấp các dòch vụ chủ yếu như: lập chiến lược kế hoạch truyền
thông, đại diện cho nhà quảng cáo để thương lượng mua chỗ trên các
phương tiện truyền thông đại chúng; tư vấn cho nhà quảng cáo triển
khai, sử dụng các kênh truyền thông mới
5. Một số hình thức quảng cáo thường xuất hiện trên báo chí:
Quảng cáo trên báo và tạp chí có thể đăng dưới dạng một thông báo
quảng cáo riêng lẻ hay một loạt các bài. Mỗi một thông báo tiếp theo là
sự tiếp nối logic cho thông báo đăng trước, nó như làm rõ thêm những
chi tiết, phát triển nội dung của quảng cáo. Những thông tin ngắn là
một hình thức quảng cáo tốt cho hàng hoá trong đó thông tin hàng hoá
được đưa ra dưới hình thức ngắn gọn, sinh động, hấp dẫn. Những thông
tin mang tính chất quảng cáo có thể được đăng trên các trang báo, phụ

trương, phụ trang trong các báo, tạp chí phổ biến hoặc báo và tạp chí
chuyên ngành.
Một số vò trí thường được các báo chào bán cho khách hàng và các
Media Agency
- Trang bìa 2,3,4 ( trong một số trường hợp đặc biệt, trang bìa 1 cũng
có thể được can thiệp bởi khách hàng)
- Nguyên trang ruột
- Trang ruột
- ½ trang ruột (ngang, đứng)
-1/4 trang ruột
- Thông tin rao vặt, giới thiệu sản phẩm :
Xét về nội dung, bản tin rao vặt nhằm mục đích làm gạch nối giữa
kẻ cung và kẻ cầu. Thông tường, một bản in rao vặt thường phải làm cho
độc giả chú ý đến mình. Thế nên, bản tin phải có tài móc nối, khi độc
giả vừa nhìn thấy phải dừng lại, chú ý đọc xem và hiểu ngay điều mẩu
tin rao vặt muốn chuyển tải. Điều này có giá trò cho quảng cáo trên báo
cũng như ở tạp chí.
Các nhà hoạch đònh kế hoạch quảng cáo thường quan tâm đến thói
quen đọc của người tiêu dùng mục tiêu. Chẳng hạn, đối với báo, khách
hàng thường đọc lướt qua theo kiểu « trong khi đi đường còn tạp chí thì
họ thường đọc trong hoàn cảnh yên tónh hơn và vì vậy cũng đọc chăm
18


chú hơn. Do đó, quảng cáo đăng trên tạp chí thường dưới dạng trình bày
mở rộng, chuyên sâu dưới dạng các bài viết (có thể của phóng viên viết,
có thể do nhà quảng cáo viết) nhằm giới thiệu triệt để những thông điệp
quảng cáo của chương trình/dòch vụ/sản phẩm….
Hiệu quả tác động của thông báo tới bạn đọc còn phụ thuộc vào vò
trí của nó trên trang báo hoặc tạp chí. Các cuộc điều tra cho thấy thông

báo dài một phần tư trang sẽ thu hút được sự chú ý nhiều nhất nếu được
đặt ở nửa trên bên phải trang báo và sẽ ít nhất nếu đặt ở nửa dưới bên
trái.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây, đa õxuất hiện một số hình thức
quảng cáo mới như: đính tặng sản phẩm trong mỗi ấn phẩm, chụp hình
minh họa sản phẩm, bìa đôi, trang bài viết…
Bên cạnh những trang quảng cáo rất rõ ràng, trên báo chí gần nay
xuất hiện thêm một xu hướng quảng cáo nữa đó là “quảng cáo trong bài
vở”. Điều này nên được hiểu như thế nào?Đó là những bài viết có bề
ngoài không có gì khác với tin hoặc bài của báo. Đây là tác phẩm của
các công ty PR với mục đích tạo niềm tin của khách hàng đối với sản
phẩm của họ.
- Quảng cáo được nghi trang hoàn toàn: trong trường hợp quảng cáo
tài chính, dưới hình thức xem xét một cách khách quan thò trường hối
đoái và chứng khoán, người ta ca tụng loại chứng khoán này hoặc loại
khác.
- Quảng cáo cung cấp tài liệu: đó là trường hợp về những doanh
nghiệp cung cấp những tài liệu về các hoạt động của doanh nghiệp đó.
Phóng viên có thể tận dụng những thông tin này và viết lại theo chủ đề
chính của trang báo.
Hai xu hướng trên thường do công ty PR hoặc nhân viên PR của
doanh nghiệp gửi thông cáo báo chí hoặc thông tin cho trực tiếp các
phóng viên để các thông tin này được xuất hiện trên các trang báo mục
tiêu.
6. Công việc của một media planner (Chuyên viên quảng cáo báo)
Đây là một nghề nghiệp liên quan chặt chẽ đến hoạt động quảng cáo

19



trên báo chí. Phần này sẽ trình bày cụ thể những bước để xây dựng một
media plan (chiến lược truyền thông quảng cáo)
Tạo ra sự đổi mới cách tân và các kế hoạch tiết kiệm chi phí nhằm đạt
được mục tiêu truyền thông bằng các kế hoạch phát triển chiến lược, chiến
thuật cụ thể. Hoạch đònh truyền thông là một quá trình gồm nhiều bước
khácnhau
:
Bắt đầu với mục tiêu tiếp thò ‟ điều mà công ty khách hàng cố gắng đạt
được theo kết quả của việc bán hàng, hình ảnh thương hiệu và thò phần.
Quảng cáo truyền thông chỉ đơn giản là một phần của kế hoạch tiếp thò
phối hợp trong công ty, là một trong nhiều công cụ mà người tiếp thò sử
dụng. Trong một chiến dòch tiếp thò hiệu quả nhất, quảng cáo truyền thông
đóng vai trò như một nhạc công trong một giàn nhạc giao hưởng cùng với
các nhạc công khác như bán hàng, kênh phân phối, chăm sóc khách
hàng…tất cả nhằm tập trung chuyển tải thông điệp của công ty đến khách
hàng.
Lý tưởng nhất, là khi khách hàng đã vạch ra các mục tiêu và kế hoạch tiếp
thò rõ ràng trước khi họ bắt đầu làm việc nghiêm túc với chiến lược quảng
cáotruyềnthông.
Mục tiêu truyền thông là phần mở rộng của mục tiêu tiếp thò. Nếu truyền
thông và quảng cáo là một phần của chiến lược tiếp thò, thì vai trò của
người hoạch đònh truyền thông là gì? Câu trả lới có thể bao gồm các số đo
về chia se û- nhận biết trong tâm trí khách hàng, về mục tiêu bán hàng hoặc
nhận
biết
thương
hiệu
của
khách
hàng.

Chiến lược truyền thông là nhằm diễn giải cách làm cho một chiến lược
truyền thông. Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp nhà hoạch đònh truyền
thông thiết kế chiến lược cho mình:







Ai là khách hàng mục tiêu?
Đâu là khách hàng mục tiêu? (toàn cầu, thò trường Việt Nam,…)
Khi nào thì thông điệp tiếp thò nên được truyền tải? (Giờ phát sóng,
mùa,…)
Thông điệp nên lập lại bao nhiêu lần?
Cách truyền tải thông điệp? (sáng tạo)
Chi phí cần dùng?

20


Các mục quảng cáo nên được chạy hằng năm nhằm xây dựng và duy trì
nhận thức của khách hàng? Hoặc những thời, mùa cụ thể mà khách
hàng nên đẩy mạnh các hoạt động tiếp thò? Ví dụ như một công ty đồ
chơi trước khi múa Giáng Sinh, hoặc một công ty dược phẩm trước di
ứng
dòch
bệnh
mùa
xuân,

mùa
thu?
Lập chiến lược truyền thông sau đó thảo luận phát triển chi tiết các
chiến thuật cụ thể. Đây là bước phát triển kế hoạch truyền thông. Sự
phối hợp nào tốt nhất giữa TiVi, Đài phát thanh, báo in, hoặc các công
cụ truyền thông mới nhằm tiếp cận phần đối tượng khách hàng mục
tiêu lớn nhất? Các kênh truyền thông cụ thể, thời gian truyền tại cụ thể,
hay mức độ lập lại của thông điệp nên được thiết kế như thế nào?
Phần trả lời cho những câu hỏi này tạo nên một kế hoạch truyền thông
và bước tiếp theo chính là thực hiện kế hoạch này thông qua các đơn vò
quảng cáo (báo, đài…). Xuyên suốt toàn bộ quá trình này, các nhà
hoạch đònh truyền thông nên phải cẩn thận đo lường, đánh giá tính
thành công và thất bại được mang lại nhằm điều chỉnh, sửa đổi kòp thời.

21


Chương II:
THÔNG TIN QUẢNG CÁO TRÊN BÁO CHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.Những trang quảng cáo trên báo chí trước thời kỳ đổi mới:

Trong thời kỳ này, đời sống báo chí tại thành phố Hồ Chí Minh
không sôi nổi như thời điểm hiện tại. Những thông tin quảng cáo xuất
hiện trên mặt báo trong thời kỳ này không nhiều, chưa tốt về chất lượng.
Qua việc nghiên cứu một số mẫu quảng cáo trên các báo Sài Gòn
Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Thanh Niên trong năm 1985, 1986 để thấy được
những thông tin quảng cáo khi đó được trình bày khá đơn giản, đơn
điệu, số lượng không nhiều, còn thưa thớt.
Báo Thanh Niên
*)

Năm 1986:

Chưa đăng quảng cáo

Giấy trắng ngà, có 1 màu

Ra hàng tuần vào thứ 2 (16 trang)

14

*)

*)




Năm 1987:
Chưa đăng quảng cáo: Tương tự năm 1986
Năm 1988:
Tháng 1 & 2 chưa đăng quảng cáo
Bắt đầu quảng cáo từ số ra ngày 14/3/1988.
Một tuần ra 1 lần, tờ báo có 16 trang, quảng cáo đăng ở trang


Chỉ quảng cáo 1 sản phẩm, có hình ảnh (1-2 hình), không
màu, trắng đen

Sản phẩm được quảng cáo suốt trong nhiều tháng ‟ loạt sản
phẩm của công ty Mỹ phẩm Đakao


22



Bước sang tháng 4 tiếp tục quảng cáo sản phẩm của công ty
Mỹ phẩm Đakao nhưng có thêm nhiều hình (3-4 hình), có hình người
mẫu

Quảng cáo 2 sản phẩm (nửa trang báo), Mỹ phẩm Đakao được
quảng cáo suốt trong tháng 4-5

Tháng 5 quảng cáo thêm dòch vụ Viet Tours, không hình ảnh,
không màu
Tóm lại: Sản phẩm của công ty mỹ phẩm Đakao được quảng cáo đi
lại trong suốt tháng 3 (bắt đầu đăng quảng cáo) đến cuối năm (tháng 12)
*) Năm 1989:

Tuần ra 1 lần, tờ báo có 16 trang, quảng cáo trang 15 (nửa
trang)

Quảng cáo 2 sản phẩm: nước hoa Xuân Hương, công ty Mỹ
phẩm Đakao. Có hình ảnh, không màu

Tháng 2 &3 không đăng quảng cáo

Tháng 4 quảng cáo 1 sản phẩm, góc nhỏ cuối tờ báo

Tháng 5 quảng cáo dòch vụ chuyển phát nhanh QTK Express
liên tục trong các số báo, số nào cũng có


Tháng 9, 10 quảng cáo 2 sản phẩm, không hình ảnh
Báo Thanh Niên Xuân 1989:

Bìa màu, giấy bóng, 42 trang (có 10 trang quảng cáo: 6 trang
QC bóng, nhiều màu, nhiều hình ảnh, có người mẫu QC cho sản phẩm,
4 trang thường, không màu, không hình ảnh)
Báo Tuổi Trẻ
*) Năm 1986:

Chưa đăng quảng cáo

Ra ngày thứ 3, 5, 7 hàng tuần
*) Năm 1987:

Chưa đăng quảng cáo

Ra ngày thứ 3, 5, 7 hàng tuần
*) Năm 1988:

Ra ngày thứ 3, 5, 7 hàng tuần

Báo có 8 trang, giấy trắng đen

Tháng 1/1988 có quảng cáo nhưng chỉ 1-2 sản phẩm, nằm ở
góc cuối trang báo, không có màu
23




Sản phẩm quảng cáo nhiều nhất: xà bông Camly, sơn mài Lam
sơn, nước hoa Thanh Hương, hội chợ Quang Trung Xuân 88.

Tháng 2/1988 tiếp tục quảng cáo các sản phẩm trong tháng
1/1988, sản phâm được quảng cáo từ 2-3 lần trong 1 tháng

Tháng 3/1988 có đăng quảng cáo, có tăng so với tháng 1 &
2/1988, quảng cáo từ 3-4 sản phẩm trong 1 trang báo, không có màu,
giấy trắng đen, có hình ảnh của sản phẩm, ít chữ

Các sản phẩm được quảng cáo nhiều nhất (từ 3 lần trở lên
trong 1 tháng) là: sơn mài Lam Sơn (có hình ảnh), dược liệu Magnelac
(có hình ảnh), nước hoa Thanh Hương (có hình ảnh), kem đánh răng
Tini, thuốc súc miệng Oragam, công ty dòch vụ xe 4 bánh

Tháng 4/1988 các sản phẩm được quảng cáo nhiều nhất là
nhạc cụ Hồng Đào, Vinamedic (có hình ảnh, không màu)

Tháng 5/1988 các sản phẩm được quảng cáo nhiều nhất là tạp
chí Đất Nước (không hình ảnh), hội chợ Quang Trung 30/4/1988 (có
hình người mẫu, nhiều chữ, không màu), nước hoa Thanh Hương (hình
người mẫu), Vinamedic

Tháng 6/1988 quảng cáo nhiều trong tháng là nước hoa Thanh
Hương, sơn mài Lam Sơn, Holiday Tours
Tóm lại: Từ tháng 1-6/1988 các sản phẩm được quảng cáo liên tục từ
tháng này qua tháng khác nhiều nhất đó là: nước hoa Thanh Hương, sơn
mài Lam Sơn, nhạc cụ Hồng Đào, Vinamedic…có hình sản phẩm, hình
người mẫu, không có màu


Tháng 7-9/1988 quảng cáo ở 1 góc trang 7 của tờ báo, không
màu. Sản phẩm quảng cáo nhiều nhất là Chuyển phát nhanh Express (5
lần, không hình), sơn mài Lam Sơn (6 lần, có hình sản phẩm), nước hoa
Thanh Hương (2 lần, hình người mẫu), nồi cơm điện Huwai (4 lần, hình
sản phẩm)

Bánh Trung thu Đồng Khánh, công ty thực phẩm Vissan bắt
đầu quảng cáo trong suốt tháng 9/1988, có hình sản phẩm, không màu

Tháng 10-12/1988 quảng cáo ở góc trang 7 của tờ báo, không
màu. Sản phẩm quảng cáo nhiều nhất trong tháng là Covina (nồi cơm
điện, bình nấu nước, bếp điện có hình sản phẩm, không màu), sơn mài
Lam Sơn (hình sản phẩm), xí nghiệp Mắt Kính (có hình người mẫu), hợp
tác xã Việt-Ấn (không hình)
*) Năm 1989-1991:

Không đăng quảng cáo
24


Báo Sài Gòn Giải Phóng : vào năm 1980 chưa hề có quảng cáo, đến
năm 1986 bắt đầu có khoảng hơn nửa trang báo khổ lớn đăng quảng
cáo.
Như có đề cập ở trên, trong khi tiến hành khảo sát, trong các năm từ
1986 ‟ 1988, trên các báo in chính của thành phố Hồ Chí Minh như
Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Thanh Niên đều có rất ít thông tin quảng
cáo. Thông tin quảng cáo nổi bật là rao vặt hay còn được gọi là “thông
báo”. Thông báo là một trong những loại hình quảng cáo rất hiệu quả
trên báo in. Đó là nguyên nhân vì sao báo và tạp chí có số lượng phát
hành lớn, cũng như vì sao các thông báo quảng cáo hướng tới một số

lượng độc giả nhất đònh lại có thể được đăng trên chính tờ báo có số
lượng độc giả tương ứng.
Nội dung của những mẩu rao vặt/thông báo thường ngắn gọn. Giai
đoạn này thường các rao vặt thường được đăng tải 2 màu đen trắng, rất
ít hình minh hoạ, khá đơn điệu. Các khách hàng quảng cáo giai đoạn từ
năm 1988- 1990 chủ yếu là các cá nhân doanh nghiệp trong nước.
80% diện tích trang quảng cáo được dùng để đăng các mục rao vặt linh
tinh, cáo phó.Nhìn vào các nội dung quảng cáo thời kỳ này, chúng ta
gặp lại những cái tên đã trở nên rất quen thuộc như Nước hoa Thanh
Hương, Tín dụng Đô Thành, kem đánh răng Dạ Lan…

2.Những trang quảng cáo trên báo chí trong thời kỳ đổi mới
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm chính trò, văn
hoá, kinh tế của cả nước, lại là nơi tiếp xúc nhiều với nước ngoài, nên
vấn đề thông tin đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu và chính
điều này đã tạo cho thành phố sự nhạy cảm, năng động, cập nhật với
thế giới. Từ lâu người dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có thói quen tiếp
nhận thông tin qua các phương tiện báo chí, thông tấn. Sự giao lưu giữa
báo chí và người đọc, sự nhạy bén với thông tin đã làm cho nếp sinh
hoạt, làm việc của Thành phố trở nên sống động. Phương tiện thông tin

25


×