Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

Bài thuyết trình môn Dẫn luận ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 26 trang )


DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
GVHD: Đặng Diễm Đông

Nhóm 3
1


NHÓM 3
• Phan Thị Hồng Sương
• Đặng Như Ngọc
• Nguyễn Thị Phương Khanh
• Hoàng Lê Phương Dung
• Trần Thị Ngọc Bích


SỰ PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ
I

Quá trình phát triển của
ngôn ngữ

II

Cách thức phát triển của
ngôn ngữ

III

Nhân tố khách quan và chủ


quan làm cho ngôn ngữ
biến đổi và phát triển


I. Quá trình phát triển của ngôn ngữ
1. Ngôn ngữ bộ lạc và các biến thể của nó

2. Ngôn ngữ khu vực

3. Ngôn ngữ dân tộc và các biến thể của nó

4. Ngôn ngữ văn hóa và các biến thể của nó

5. Ngôn ngữ cộng đồng tương lai


I. Quá trình phát triển của ngôn ngữ
• Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là thị tộc ( cùng dòng máu)>bộ lạc->bộ tộc/ liên minh bộ lạc-> các dân tộc hiện đại
=> Trải qua chặng đường khúc khuỷu, quanh co, phức tạp; trong đó quá
trình thống nhất và phân ly chồng chéo lẫn nhau.
• Ngôn ngữ phát sinh và phát triển cùng với xã hội loài người => Cũng
trải qua những chặng đường và quá trình như trên.
• Mỗi chặng đường ngôn ngữ cũng được thay đổi về chất.


1. Ngôn ngữ bộ lạc và biến thể
của nó:
• Những ngôn ngữ bộ lạc là những ngôn ngữ đầu tiên của loài người.
• Sự phân chia của bộ lạc -> bộ lạc độc lập, có họ hàng với nhau ->
ngôn ngữ phát triển những nét riêng độc lập -> những biến thể về

mặt cội nguồn của cùng một ngôn ngữ bộ lạc.


2. Ngôn ngữ khu vực:
• Các bộ lạc, bộ tộc , liên minh bộ lạc đến một lúc nào đó thì tan rã ->
các dân tộc ra đời.
• Dân tộc bao gồm những bộ lạc hoàn toàn khác nhau, nói tiếng khác
nhau.
• Cộng đồng ngôn ngữ là đặc trưng của dân tộc.
• Ngôn ngữ khu vực là bước quá độ trên con đường phát triển ngôn
ngữ dân tộc.


3. Ngôn ngữ dân tộc và các biến
thể của nó:
• Ngôn ngữ dân tộc là phương tiện giao tiếp chung của toàn dân tộc, bất kể sự
khác nhau về lãnh thổ hay xã hội của họ.
• Mác và Ăngghen đã viết : ”Trong bất cứ ngôn ngữ phát triển nào hiện đại,
cái nguyên nhân khiến cho một ngôn ngữ phát sinh một cách tự phát, được
nâng lên thành ngôn ngữ dân tộc, thì một phần là do ngôn ngữ đó được
phát triển một cách lịch sử từ chỗ nó được chuẩn bị đầy đủ về tài liện, như
ngôn ngữ La Mã và ngôn ngữ Germanic chẳng hạn, một phần là do sự giao
dịch và hỗn hợp của các dân tộc, như tiếng Anh chẳng hạn; một phần nữa
là do các phương ngữ tập trung thành ngôn ngữ dân tộc thống nhất và sự
tập trung đó lại do sự tập trung kinh tế, chính trị quyết đinh”


• Do sự phát triển của kinh tế, thương mại, sự xuất hiện của nô lệ ngày
càng nhiều,v.v… mà hình thức cư trú tách biệt như thời cộng sản
nguyên thủy không còn nữa.

• Các thị tộc bộ lạc ở xen kẽ nhau trong một khu vực cho những mối
liên hệ mới về kinh tế, chính trị…
-> Ngôn ngữ của từng khu vực ra đời từ đó.
• Ngôn ngữ khu vực là phương tiện giao tiếp chung của mọi người
trong cùng một vùng, không phân biệt thị tộc hay bộ lạc.


• 3 con đường hình thành nên ngôn ngữ dân tộc:
a) Từ chất liệu vốn có:
• Ngôn ngữ dân tộc hình thành trên cơ sở một trong những tiếng địa
phương, thường là tiếng nói của trung tâm chính trị, văn hóa trong cả
nước
• VD: Ở Việt Nam, ngôn ngữ dân tộc được xây dựng trên cơ sở
phương ngữ Bắc (mà trung tâm là 2 vùng đồng bằng song Hồng và
sông Mã)


b) Do sự pha trộn nhiều dân tộc:
- Tức là chịu ảnh hưởng rõ rệt của các ngôn ngữ khác.
- VD: tiếng Anh là do sự pha trộn của 3 thứ tiếng: Anglo Xacxong, Đan
Mạch và Nooc Măng.


c) Do sự tập trung của các tiếng địa phương:
• Ngôn ngữ dân tộc được xây dựng nhờ tập trung nhiều tiếng địa
phương.
• VD: tiếng Nga. Ngôn ngữ dân tộc Nga hình thành từ TK XVI- XVII cùng
với sự thành lập quốc gia Matxcova, trên cơ sở tiếng địa phương
Matxcova có tính chuyển tiếp của tiếng địa phương Bắc Nga và Nam
Nga cùng một phần tiếng Slova cổ.



4. Ngôn ngữ văn hóa và các
biến thể của nó:
• Chỉ khi các dân tộc phát triển, ngôn ngữ văn hóa dân tộc mới hình
thành.
• Ngôn ngữ văn hóa là ngôn ngữ được chuẩn hóa phục vụ những nhu cầu
khác nhau của đời sống tinh thần xã hội, ngôn ngữ được nhà nước sử
dụng chính thức, ngôn ngữ của khoa học, văn học. Đặc điểm nổi bật của
ngôn ngữ văn hóa là được sử dụng như nhau trên toàn lãnh thổ.
• Ngôn ngữ văn hóa dân tộc dựa trên ngôn ngữ nói của toàn dân tộc.


• Ngôn ngữ văn hóa hoạt động tuân theo những quy tắc chặt chẽ được
gọi là chuẩn mực.
• Ngôn ngữ văn hóa có thể tồn tại dưới hai hình thức nói và viết.
• NN văn hóa là sản phẩm của xã hội nhưng biểu hiện cụ thể của ngôn
ngữ văn hóa trong các tác phẩm riêng biệt còn có sự vận dụng sáng
tạo của tính cá nhân.
• Một trong những nhiệm vụ cấp thiết hiện nay và cả say này nữa là
chuẩn hóa ngôn ngữ, nâng ngôn ngữ văn hóa lên ngôn ngữ chuẩn.


5. Ngôn ngữ cộng đồng tương
lai:
• Hiện nay, các nhà ngôn ngữ học có những dự đoán khác nhau về
tương lai ngôn ngữ loài người:
+ Ngôn ngữ sẽ thâm nhập lẫn nhau, hòa vào nhau, dần dần tạo thành
một ngôn ngữ chung thống nhất.
+Sự phát triển của ngôn ngữ sẽ đi theo con đường tạo ra các ngôn

ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc .


II. Cách thức phát triển của
ngôn ngữ.
1. Ngôn ngữ phát triển từ từ không đột biến:

2. Ngôn ngữ phát triển không đều giữa các mặt:


II. Cách thức phát triển của
ngôn ngữ.
1. Ngôn ngữ phát triển từ từ không đột biến:
• Ngôn ngữ phát triển theo con đường phát triển và cải tiến từ những
yếu tố căn bản của ngôn ngữ hiện có.
• Sự chuyển biến từ tính chất này của ngôn ngữ qua tính chất khác diễn
ra tuần tự. lâu dài tích góp những yếu tố của tính chất mới, cơ cấu
mới của ngôn ngữ.


2. Ngôn ngữ phát triển không đều giữa các mặt:
• Từ vựng là bộ phận biến đổi nhiều và nhanh nhất vì nó trực tiếp phản ánh đời sống
của xã hội.
+Từ vựng nói chung: biến đổi không ngừng, ngày càng phong phú.
+Từ vựng cơ bản: có “sức kiên định” lớn
• Mặt ngữ âm của ngôn ngữ biến đổi chậm và không đều vì ngữ âm mà biến đổi
nhanh và nhiều sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến việc giao tiếp bằng ngôn ngữ hàng ngày.
• Hệ thống ngữ pháp cùng với từ vựng cơ bản là cơ sở của ngôn ngữ, cho nên nó biến
đổi chậm nhất.



III. Những nhân tố khách quan
và chủ quan làm cho ngôn ngữ
biến đổi và phát triển
Khách
quan

Chủ
quan


  III. Những nhân tố khách quan và
chủ quan làm cho ngôn ngữ biến
đổi và phát triển

1. Những nhân tố khách quan
• Về mặt chức năng: Đây là quá trình phát triển từ ngôn ngữ bộ lạc đến
ngôn ngữ cộng đồng tương lai
• Về mặt cấu trúc: Thể hiện ở sự biến đổi của hệ thống ngữ âm, thành
phần hình thái học, từ vựng- ngữ nghĩa và cơ cấu ngữ pháp của nó


• Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân bên ngoài: Do những điều kiện kinh tế, chính trị,
văn hóa và các điều kiện xã hội khác quy định
+ Nguyên nhân bên trong: Do sự đối lập, mâu thuẫn giữa các yếu
tố ngôn ngữ
=> Chính vì vậy, những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội,vv… có thể
giải thích quy luật phát triển kết cấu của ngôn ngữ nói chung, tức là
sự phát triển của ngôn ngữ từ ngôn ngữ bộ lạc đến ngôn ngữ dân

tộc và ngôn ngữ cộng đồng tương lai nhưng lại chưa đủ để giảu
thích nghững quy luật phát triển nội bộ của ngôn ngữ, tức là quy
luật phát triển các mặt, yếu tố của nó.


2. Những nhân tố chủ quan:
• Nhân tố chủ quan góp phần không nhỏ trong sự phát triển cuả ngôn
ngữ. Chính sách ngôn ngữ thể hiện ý chí chủ quan của con người đối
với sự phát triển của ngôn ngữ.
• Chính sách ngôn ngữ là lý luận và thực tiễn tác động một cách có ý
thức vào quá trình phát triển ngôn ngữ. Nó là một bộ phận của chính
sách dân tộc của một quốc gia, một giai cấp hay một Đảng nào đó.
• Chính sách ngôn ngữ tác động trước hết đến mặt chức năng của ngôn
ngữ và qua đó trong chừng mực nào đó tác động đến mặt kết cấu của
ngôn ngữ.


• Nội dung chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta thể hiện ở
những chủ trương sau:
a) Tôn trọng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc, bảo đảm sự phát triển tự
do và bình đẳng của tất cả các ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam.
b) Khuyến khích và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
học tiếng Việt và dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân
tộc ở Việt Nam; khẳng định vai trò làm ngôn ngữ quốc gia của tiếng
Việt, dùng nó trong tất cả mọi lĩnh vực của xã hội.


c) Dân chủ hóa, quần chúng hóa tiếng Việt. Trong khi khẳng định
vai trò và vị trí của tiếng Việt, Đảng và Nhà nước ta đồng thời vạch ra
phương hướng phát triển của tiếng Việt là dân chủ hóa và quần chúng

hóa.
 => 3 khâu cần phải làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
+ Một là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
+ Hai là nói và viết tiếng Việt đúng phép tắt của tiếng ta
+ Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi
thể văn


×