Tải bản đầy đủ (.docx) (236 trang)

Ẩn dụ ý niệm về ẩn dụ ý niệm về thị trường chứng khoán trong tiếng anh và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 236 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------o0o -------

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA H ỌC XÃ HỘI

VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------o0o -------

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Ngành, chuyên ngành


:
Mã số

NGƯỜI

Ngôn ngữ học, so sánh đối chiếu

: 922 2024

HƯỚNG DẪN KH OA HỌC:

Hà Nội, 2019

PGS.TS HÀ

QUANG NĂNG


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TTCK: thị trường chứng khoán
ADYN: ẩn dụ ý niệm
CP: cổ phiếu
CS: chỉ số v.d.
ví dụ


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Các tương đồng ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC

HÀNH TRÌNH .........................................................................................................
26 Hình 1.2. Ánh xạ ẩn dụ ý niệm
(Lakoff&Johnson,1980) ..................................... 27 Hình 1.3. Các nhóm ẩn dụ ý
niệm về thị trường chứng khoán trong tiếng Anh và tiếng
Việt ............................................................................................................. 40 Hình
2.1. Ánh xạ ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ ĐỘNG
VẬT ..........................................................................................................................
52 Hình 2.2. Ánh xạ ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ
THỰC
VẬT ..........................................................................................................................
59 Hình 2.3. Ánh xạ ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ
LỬA .. 63
Hình 2.4. Các ẩn dụ bậc dưới của ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN LÀ CỖ MÁY trong bản tin thị trường chứng khoán tiếng Anh và
tiếng Việt…………………………………………………………………………..82
Hình 3.1: Lược đồ “đường đi” ...............................................................................
91 Hình 3.2: Ánh xạ ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ THỂ
THAO trong bản tin thị trường chứng khoán tiếng Anh và tiếng Việt ...........
105 Hình 4.1. Ánh xạ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CƠ THỂ
NGƯỜI ..................................................................................................................
120 Hình 4.2. Sơ đồ các nhóm ẩn dụ ý niệm về THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN có miền nguồn là KHÔNG GIAN trong bản tin
TTCK .................................... 130
DANH MỤC BẢNG

MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG PHẦN
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................
1
2.
Mục
đích
nghiên
cứu

nhiệm
vụ
nghiên
cứu ................................................... 2
2.1. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................
2 2.2. Nhiệm vụ nghiên
cứu .......................................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ngữ liệu khảo sát ........................................
3
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................
3 3.2. Ngữ liệu khảo
sát ................................................................................................ 4
4. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu ................................................
5
5.
Đóng
góp
mới
về
khoa
học
của

luận
án ............................................................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của
luận án............................................................. 6
6.1. Về mặt lí luận ......................................................................................................
6 6.2. Về mặt thực
tiễn .................................................................................................. 6
7. Cấu trúc của luận án .............................................................................................
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................
8


SỞ

LUẬN ............................................................................................... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn kinh tế .
8
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................................
8
1.1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .....................................................................
18
1.2. Cơ sở lý thuyết về ẩn dụ ý niệm ............................................................................
20
1.2.1. Định nghĩa về ẩn dụ ý niệm ................................................................................
20


1.2.2. Thuyết ẩn dụ ý niệm (Conceptual Metaphor Theory) ........................................
20
1.2.3. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ ý niệm ...................................

23
1.2.4. Ẩn dụ ý niệm và văn hoá ......................................................................................
31
1.2.5. Một số đặc trưng văn hoá của các nước nói tiếng Anh và của Việt Nam .........
37
1.3. Khung cơ sở lý thuyết ............................................................................................
37

1.4.Tiểu kết ...............................................................................................................
42
CHƯƠNG 2. ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CÓ
MIỀN NGUỒN LÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG TRONG BẢN TIN TIẾNG
ANH

TIẾNG
VIỆT .................................................................................................... 43
2.1. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ BIỂN trong bản tin tiếng
Anh và tiếng Việt ...........................................................................................................
43
2.1.1. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ BIỂN trong bản tin tiếng
Anh ..................................................................................................................................
44
2.1.2. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ BIỂN trong bản tin tiếng
Việt ..................................................................................................................................
48
2.1.3. Đối chiếu ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ BIỂN trong bản
tin tiếng Anh và tiếng Việt .............................................................................................
50
2.2. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ ĐỘNG VẬT trong bản
tin tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................................

51
2.2.1. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ ĐỘNG VẬT trong bản tin
tiếng Anh ........................................................................................................................
52
2.2.2. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ ĐỘNG VẬT trong bản tin


tiếng Việt .........................................................................................................................
55
2.2.3. Đối chiếu ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ ĐỘNG VẬT
trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................
56
2.3. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ THỰC VẬT trong bản tin
tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................................................. 58
2.3.1. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ THỰC VẬT trong bản tin
tiếng Anh ........................................................................................................................
59
2.3.2. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ THỰC VẬT trong bản tin
tiếng Việt .........................................................................................................................
61
2.3.3. Đối chiếu ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ THỰC VẬT
trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................
62
2.4. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ LỬA trong bản tin tiếng
Anh và tiếng Việt ...........................................................................................................
62
2.4.1. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ LỬA trong bản tin tiếng
Anh ..................................................................................................................................
64
2.4.2. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ LỬA trong bản tin tiếng

Việt ..................................................................................................................................
66
2.4.3. Đối chiếu ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ LỬA trong bản
tin tiếng Anh và tiếng Việt .............................................................................................
66
2.5. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ THỜI TIẾT trong bản tin
tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................................................. 67
2.5.1. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ THỜI TIẾT trong bản tin
tiếng Anh ........................................................................................................................
69
2.5.2. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ THỜI TIẾT trong bản tin


tiếng Việt .........................................................................................................................
72
2.5.3. Đối chiếu ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ THỜI TIẾT
trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................
74
2.6. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt .............................................................
76
2.6.1. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG trong bản tin tiếng Anh .....................................................................................
77
2.6.2. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG trong bản tin tiếng Việt ......................................................................................
78
2.6.3. Đối chiếu ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt .......................................................
80

2.7. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CỖ MÁY trong bản tin
tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................................................. 81
2.7.1. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CỖ MÁY trong bản tin
tiếng Anh ........................................................................................................................
83
2.7.2 Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CỖ MÁY trong bản tin
tiếng Việt .........................................................................................................................
86
2.7.3. Đối chiếu ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CỖ MÁY trong
bản tin tiếng Anh và tiếng Việt ......................................................................................
88

2.8. Tiểu kết ..............................................................................................................
89 CHƯƠNG 3: ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CÓ
MIỀN NGUỒN LÀ HOẠT ĐỘNG TRONG BẢN TIN TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG
VIỆT ........................................................................................................... 91
3.1 Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH


trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt ..........................................................................
91
3.1.1. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH
trong bản tin tiếng Anh ..................................................................................................
92
3.1.2. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH
trong bản tin tiếng Việt ..................................................................................................
96
3.1.3. Đối chiếu ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CUỘC HÀNH
TRÌNH trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt...............................................................

98
3.2. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ SÂN KHẤU trong bản tin
tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................................................. 99
3.2.1. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ SÂN KHẤU trong bản tin
tiếng Anh ......................................................................................................................
100
3.2.2. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ SÂN KHẤU trong bản tin
tiếng Việt .......................................................................................................................
102
3.2.3. Đối chiếu ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ SÂN KHẤU
trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt ..........................................................................
103
3.3. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ THỂ THAO trong bản tin
tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................................... 104
3.3.1. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ THỂ THAO trong bản
tiếng Anh ......................................................................................................................
105
3.3.2. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ THỂ THAO trong bản tin
tiếng Việt .......................................................................................................................
108
3.3.3. Đối chiếu ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ THỂ THAO
trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt ..........................................................................
108
3.4. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CHIẾN TRƯỜNG trong
bản tin tiếng Anh và tiếng Việt .................................................................................. 110


3.4.1 Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CHIẾN TRƯỜNG trong
bản tin tiếng Anh ..........................................................................................................
112

3.4.2. Ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CHIẾN TRƯỜNG trong
bản tin tiếng Việt ..........................................................................................................
114
3.4.3. Đối chiếu ẩn dụ ý niệm THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CHIẾN
TRƯỜNG trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt ........................................................
117

3.5. Tiểu kết ............................................................................................................
118
CHƯƠNG 4: ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CÓ
MIỀN NGUỒN LÀ CƠ THỂ NGƯỜI VÀ KHÔNG GIAN TRONG BẢN TIN
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..........................................................................
120
4.1 Ẩn dụ ý niệm về thị trường chứng khoán có miền nguồn là CƠ THỂ NGƯỜI
trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt ........................................................................
120
4.1.1 Ẩn dụ ý niệm TÌNH TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ TÌNH
TRẠNG SỨC KHOẺ SINH LÝ trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt ......................
121
4.1.2. Ẩn dụ ý niệm TÌNH TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ TÌNH
TRẠNG SỨC KHOẺ TÂM LÝ trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt .......................
127 4.2. Ẩn dụ ý niệm về thị trường chứng khoán có miền nguồn là KHÔNG GIAN
trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt ........................................................................
129
4.2.1. Ẩn dụ ý niệm có miền nguồn là hướng LÊN-XUỐNG trong bản tin tiếng Anh
và tiếng Việt ..................................................................................................................
130
4.2.2. Ẩn dụ ý niệm có miền nguồn là vị trí CAO-THẤP trong bản tin tiếng Anh và
tiếng Việt .......................................................................................................................
135

4.2.3. Ẩn dụ ý niệm có miền nguồn là hướng RA-VÀO trong bản tin tiếng Anh và
tiếng Việt .......................................................................................................................
139


4.3. Tiểu kết ............................................................................................................
142
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................
144 TÀI LIỆU THAM
KHẢO .................................................................................... 148
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngôn ngữ học tri nhận bắt đầu hình thành từ những công trình nghiên cứu
trong thập kỷ 80 của thế kỷ 20 của các nhà ngôn ngữ học quan tâm tới mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và tư duy với các học giả tiêu biểu như Charles Fillmore, George
Lakoff, Mark Johnson, Ronald Langacker, Leonard Talmy, Zoltan Kövecses, Gilles
Fauconnier, Gerard Steen…Với kiệt tác “Metaphor we live by” viết năm 1980,
Lakoff & Johnson đã phát triển Lý thuyết ẩn dụ ý niệm và trên cơ sở đó các nhà
ngôn ngữ học tri nhận phát triển và ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như nghiên
cứu văn học, nghiên cứu pháp luật, ngôn ngữ học, triết học, kinh tế…Trong lĩnh vực
kinh tế, các nhà kinh tế học và ngôn ngữ học cũng đã tiếp tục chứng minh tầm quan
trọng của ẩn dụ nói chung và ẩn dụ ý niệm nói riêng đối với việc hiểu và truyền tải
các lý thuyết và hiện tượng kinh tế trừu tượng (Henderson [84], [85], [86], [87],
[88], [89]; Mc.Closkey [116], [117], [118]; Charteris-Black [42]; Oberlechner và các
cộng sự [125]; Chung [51], [52], [53]…). Từ khi ngôn ngữ học tri nhận được đưa
vào Việt Nam các nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm và đã có khá nhiều công trình
về ngôn ngữ học tri nhận với các tên tuổi như Lý Toàn Thắng [25], [26], [27], [28],

Trần Văn Cơ [2], Phan Thế Hưng [11]... Ẩn dụ ý niệm trong các lĩnh vực khác nhau
vẫn có sức hấp rất dẫn lớn, về thi ca có Nguyễn Thị Bích Hạnh [6], Phạm Thị
Hương Quỳnh [23]; về thành ngữ tục ngữ có Vi Trường Phúc [21], Trần Bá Tiến
[33], về diễn ngôn chính trị có Nguyễn Tiến Dũng [4] về lĩnh vực kinh tế có Hà
Thanh Hải [5], Phạm Thị Thanh Thuỳ [28]…Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi
có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn thị
trường chứng khoán trong khi ngôn ngữ sử dụng để tường thuật, phân tích, bình
luận thị trường chứng khoán lại vô cùng sinh động và phong phú, chứa đựng rất
nhiều biểu thức ẩn dụ ý niệm về thị trường chứng khoán.
Như vậy khảo sát cho thấy lĩnh vực nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm vẫn còn
nhiều khoảng trống. Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện và chuyên
sâu ẩn dụ ý niệm về “thị trường chứng khoán” trên ngữ liệu bản tin thị trường chứng
khoán theo ngày của tất cả các phiên giao dịch trong một năm, mà các nghiên cứu
trên thế giới đa số chỉ xử lý ngữ liệu bản tin tài chính nói chung. Hơn nữa ở Việt
Nam chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về ẩn dụ ý niệm về “thị trường chứng

12

12


khoán” và đối chiếu ẩn dụ ý niệm về thị trường chứng khoán trong tiếng Anh và
tiếng Việt. Vì vậy đây là khoảng trống lý luận cần thiết được lấp đầy. Nghiên cứu so
sánh đối chiếu của chúng tôi về ADYN trong ngôn ngữ của TTCK trên ngữ liệu bản
tin thị trường chứng khoán theo ngày sẽ là mảnh ghép tiếp theo vào bức tranh
nghiên cứu chung đó.
Về mặt thực tiễn, Việt Nam là nước đang phát triển khá nhanh về kinh tế, nền
tài chính tuy còn non trẻ nhưng đã sôi động với sự ra đời của thị trường chứng
khoán Việt Nam từ năm 2000. Tuy nhiên, ở Việt Nam TTCK hoạt động chuyên
nghiệp chỉ mới 10 năm nay nên có nhiều khái niệm trừu tượng còn khó hiểu với

nhiều người, và không phải ai cũng hiểu được các thuật ngữ cũng như nghĩa ngầm
ẩn của các biểu thức ADYN trong các diễn ngôn về TTCK. Vì vậy việc nghiên cứu
các biểu thức ẩn dụ ý niệm là cần thiết vì nó sẽ giúp hiểu biết đầy đủ và toàn diện về
lĩnh vực thị trường chứng khoán thông qua các ẩn dụ ý niệm.
Ngoài ra, thực tế cũng cho thấy khả năng ngôn ngữ TTCK trong tiếng Việt
chịu ảnh hưởng của tiếng Anh vì TTCK Việt Nam ra đời rất lâu sau TTCK thế giới
trên cơ sở kế thừa. Trên thế giới, TTCK đã hoạt động hàng trăm năm với sự ra đời
và phát triển mạnh mẽ đầu tiên với TTCK Anh và TTCK Mỹ từ thế kỷ 18 nên tương
ứng với nó là sự phát triển lâu đời của ngôn ngữ thị trường chứng khoán trong tiếng
Anh. Do đó khi TTCK Việt Nam ra đời tất yếu có sự tiếp thu các biểu thức ngôn
ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt dẫn đến nhiều tương đồng không chỉ trong ngôn
ngữ mà còn cả trong tư duy về TTCK ở hai ngôn ngữ. Mặt khác, cơ chế tri nhận
ngoài tính phổ quát vẫn mang đặc điểm văn hoá cụ thể và các yếu tố văn hoá có thể
gây ra các dị biệt trong việc sử dụng các biểu thức ẩn dụ ý niệm và gây khó dễ cho
người sử dụng ngôn ngữ. Do đó việc đối chiếu ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ Việt sẽ
giúp tìm ra sự tương đồng và dị biệt của các biểu thức ẩn dụ ý niệm ở hai ngôn ngữ,
từ đó rõ hơn về mối liên hệ giữa văn hoá, tư duy, và ngôn ngữ giúp cho độc giả và
người sử dụng ngôn ngữ tự tin hơn, đồng thời cũng giúp ích cho việc nghiên cứu
liên văn hoá cũng như ứng dụng giảng dạy và dịch thuật ngôn ngữ thị trường chứng
khoán.
Chính vì những lý do nêu trên trên chúng tôi chọn đề tài “Ẩn dụ ý niệm về
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN trong tiếng Anh và tiếng Việt” cho công trình luận
án của mình nhằm làm sáng tỏ những khoảng trống về lý luận và thực tiễn đó.

13

13


2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án đề ra các mục đích nghiên cứu sau:
Trên cơ sở thống kê, miêu tả và phân tích các biểu thức ẩn dụ ý niệm trong
ngữ liệu bản tin thị trường chứng khoán tiếng Anh và tiếng Việt, luận án sẽ chỉ ra
những tương đồng và dị biệt của các biểu thức ẩn dụ ý niệm về thị trường chứng
khoán trong hai ngôn ngữ, từ đó tìm ra sự tương đồng và dị biệt về cơ sở tri nhận
của chúng trong tiếng Anh và tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, luận án cần tập trung giải quyết tốt
các nhiệm vụ sau:
a. Hệ thống hóa các quan điểm lí luận về ẩn dụ nhìn từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận
trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó xác lập cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu.
b. Xác lập các biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ ý niệm về thị trường chứng khoán có
trong ngữ liệu bản tin TTCK tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó rút ra các loại ẩn dụ ý
niệm về thị trường chứng khoán trong tiếng Anh và tiếng Việt.
d. Miêu tả, phân tích, đối chiếu các biểu thức ẩn dụ ý niệm về TTCK có trong
bản tin TTCK tiếng Anh và tiếng Việt trên cả ba bình diện: định lượng; ngữ nghĩa và
tri nhận; giao tiếp.
g. Giải thích các đặc điểm tương đồng và dị biệt dựa trên phương diện văn hoá
dân tộc, phần nào làm rõ mối liên hệ giữa văn hoá, tư duy và ngôn ngữ.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ngữ liệu khảo sát
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các biểu thức ẩn dụ ý niệm về thị trường
chứng khoán trong hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
Ngữ liệu nghiên cứu giới hạn trong phạm vi văn bản là các bản tin điện tử
hàng ngày về thị trường chứng khoán Mỹ và thị trường chứng khoán Việt Nam; và
trong khoảng thời gian phát hành giới hạn từ 1/1/2017-30/12/2017. Chúng tôi chỉ
khảo sát 762 bản tin tiếng Anh và 219 bản tin tiếng Việt, dựa trên ngữ liệu này với
miền đích xác định trước là


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

nguồn.

14

14

chúng tôi tìm được 16 miền


Luận án chỉ miêu tả, phân tích, đối chiếu các ẩn dụ ý niệm rút ra từ các biểu
thức ẩn dụ có trong ngữ liệu, trong đó làm rõ cơ chế ánh xạ của từng loại ẩn dụ ý
niệm và cách thức tri nhận, phân tích nghĩa ẩn dụ của các đơn vị từ vựng và bàn
luận chức năng giao tiếp của các ẩn dụ đó.
Các tiêu chí đối chiếu hai chiều là ba bình diện của ẩn dụ ý niệm (ngữ nghĩa,
tri nhận, giao tiếp); ngoài ra còn có tiêu chí so sánh định lượng nhằm tìm ra tính nổi
trội của từng loại ADYN.
Vì các biểu thức ngôn ngữ trong tiếng Anh chúng tôi đưa ra minh hoạ được
rút ra nguyên gốc từ bản tin tiếng Anh không có phần dịch sang tiếng Việt nên
những phần dịch được chú trong ngoặc vuông trong các chương 2,3,4 là của tác giả
dịch ra dựa trên ngữ cảnh của toàn văn bản.
3.2. Ngữ liệu khảo sát
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 762 bản tin tiếng Anh về TTCK Mỹ
trong chuyên mục “Stock Market Today” (); và 219 bản
tin tiếng Việt về TTCK Việt Nam trong chuyên mục “Nhịp đập thị trường”
(). Đây là hai tờ báo điện tử dành cho các nhà đầu tư tài
chính. Các bản tin được công bố từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 29/12/2017.
Các bản tin được nghiên cứu là bản tin tổng hợp sau mỗi phiên giao dịch
hàng ngày của tất cả các ngày mà TTCK Mỹ và TTCK Việt Nam hoạt động trong

suốt năm 2017. Trong năm 2017 thị trường chứng khoán Việt Nam có 219 ngày giao
dịch, tương đương có 219 bản tin. Tổng số từ của các bản tin tiếng Việt là 267.429
lượt từ. Thị trường chứng khoán Mỹ có 254 ngày giao dịch, tương ứng với 762 bản
tin (mỗi ngày 3 bản tin ngắn). Tổng số từ của các bản tin tiếng Anh là 355.842 lượt
từ.
Sở dĩ có sự chênh lệch về số lượng bản tin là do cách thức đưa tin của hai
trang web khác nhau. Báo điện tử của Mỹ cho ra trung bình 8 bản tin trong một
ngày, tường thuật diễn biến của từng khoảng thời gian trong phiên giao dịch (mở
cửa, đầu phiên sáng, giữa phiên sáng, trưa, đầu giờ chiều, cuối phiên, đóng cửa), với
dung lượng trung bình khoảng 500 lượt từ/bản tin. Báo điện tử của Việt Nam cho ra
một bản tin cuối ngày tường thuật tình hình cả phiên giao dịch trong ngày cùng với
các mốc thời gian trong phiên như vậy, với dung lượng trung bình khoảng 1.500
từ/bản tin. Do tần suất đưa tin và dung lượng bài viết khác nhau như vậy nên chúng
tôi không thể tìm được kiểu bản tin tương đương nhau cả về nội dung và dung lượng

15

15


ở hai ngôn ngữ trên bất kỳ báo điện tử hay trang web tài chính nào mà thoả mãn
được mục tiêu nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi chọn phương án là lấy 3 bản tin tiếng
Anh trong một ngày sao cho tổng số từ của 3 bản tin gần tương đương với tổng số
từ của 1 bản tin tiếng Việt; đồng thời nội dung của mỗi bản tin tường thuật một
khoảng thời gian chính là sáng, trưa, chiều nhằm đảm bảo nội dung của cả 3 bản tin
có đủ diễn biến chính trong cả một ngày giao dịch để tương ứng với nội dung của 1
bản tin tiếng Việt. Các bản tin được mã hoá theo ngày tháng công bố.
4. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu
Luận án kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.
Phương pháp nghiên cứu định lượng cho phép luận án thiết lập sự so sánh trực tiếp

các kết quả tìm thấy giữa hai ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt. Phương pháp phân
tích định tính được dùng để nghiên cứu sâu hơn các ánh xạ ẩn dụ có mặt trong hai
khối ngữ liệu và cách sử dụng các biểu thức ẩn dụ, và làm sáng tỏ cách thức tri nhận
về TTCK, từ đó phát hiện ra các nét tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ Anh và
Việt.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án là:
a. Phương pháp miêu tả (của ngôn ngữ học tri nhận): dùng để miêu tả các mô hình ẩn
dụ ý niệm về TTCK trong bản tin TTCK tiếng Anh và tiếng Việt.
b. Phương pháp đối chiếu: Phương pháp đối chiếu hai chiều (cả tiếng Anh và tiếng
Việt đều được coi là ngữ nguồn và ngữ đích) được chọn sử dụng để nghiên cứu vì
phương pháp này có giá trị to lớn cho việc nghiên cứu phân tích hai ngôn ngữ với
nhau; dùng để so sánh và đối chiếu các biểu thức ẩn dụ ý niệm về TTCK có trong
bản tin TTCK tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó tìm ra các điểm tương đồng và dị biệt
trong hai ngôn ngữ về cả 3 phương diện là ngữ nghĩa, tri nhận, giao tiếp.
c. Phương pháp phân tích ẩn dụ ý niệm: dùng để phân tích các miền ý niệm và cấu tạo
nghĩa qua ẩn dụ; sau đó nhận xét về mục đích sử dụng chúng trong các bản tin thị
trường chứng khoán thu thập được.
Việc khảo sát ngữ liệu và nhận diện các biểu thức ẩn dụ ý niệm được thực hiện theo
Quy trình nhận dạng ẩn dụ ý niệm (Metaphor Identification Procedure) của nhóm
Pragglejaz [131:3].
Các từ điển sau được dùng để giúp xác định nghĩa của từ.
-Online etymology dictionary (từ điển từ nguyên tiếng Anh) -Oxford
English Dictionary
16

16


-Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý
d. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hoángôn ngữ được áp dụng vì chúng tôi sử dụng các đặc trưng văn hoá, và các yếu tố

bối cảnh văn hoá xã hội để giải thích các tương đồng và dị biệt của các biểu thức
ADYN trong tiếng Anh và tiếng Việt.
e. Thủ pháp thống kê, phân loại: dùng để thống kê các dụ dẫn và nhóm theo lĩnh vực
nguồn, theo tần xuất xuất hiện của chúng, theo mức độ phổ biến và theo các đặc
điểm ngôn ngữ-văn hoá trên cơ sở dữ liệu các bản tin tiếng Anh và tiếng Việt thu
thập được. Các số liệu thống kê cho thấy mức độ thông dụng của các ẩn dụ về
TTCK trong các bản tin TTCK, và là cơ sở cho các đối chiếu về mặt định lượng
giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây là luận án đầu tiên tại Việt Nam về đề tài ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn
thị trường chứng khoán. Luận án cung cấp thêm kiến thức ngôn ngữ về các ẩn dụ ý
niệm có miền đích là THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, xác định sự giống nhau và khác
nhau trong cách tri nhận về TTCK giữa cộng đồng nói tiếng Anh và cộng đồng
người Việt Nam, qua đó làm rõ hơn mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hoá và tư duy
trong lĩnh vực thị trường chứng khoán.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lí luận
Luận án góp phần củng cố lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, và làm rõ
thêm một số vấn đề lý thuyết ẩn dụ ý niệm thông qua ngữ liệu bản tin thị trường
chứng khoán.
Luận án cũng tiếp tục khẳng định vai trò tri nhận và giao tiếp của ẩn dụ ý
niệm trong diễn ngôn, và tiếp tục minh hoạ cho tính đa dạng văn hoá của ẩn dụ ý
niệm.
Ở Việt Nam đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống đầu tiên các ẩn dụ ý
niệm về thị trường chứng khoán trên thể loại bản tin. Nó mở ra hướng nghiên cứu
sâu hơn về thể loại ngôn ngữ tài chính mà hiện còn bỏ ngỏ ở Việt Nam.
6.2. Về mặt thực tiễn
Những kết quả thu được sẽ có ý nghĩa trước hết với những độc giả của bản
tin TTCK, và những người sử dụng ngôn ngữ, đồng thời sẽ đóng góp cho công việc


17

17


giảng dạy ngôn ngữ nói chung, và đặc biệt là giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành thị
trường chứng khoán thuộc ngành tài chính.
Đối với lĩnh vực báo chí, kết quả của luận án có thể giúp ích cho công tác
viết tin hoặc dịch tin tức, bình luận về TTCK.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương chính và phần kết luận.
Phần mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp mới của luận án, và ý
nghĩa của luận án.
Chương 1: Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong các
diễn ngôn kinh tế, và làm rõ cơ sở lý luận cho việc phân loại, miêu tả và phân tích
các ẩn dụ ý niệm ở các chương sau, và xây dựng khung lý thuyết cho luận án.
Chương 2: Ẩn dụ ý niệm về THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN có miền nguồn là
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt

Chương 3: Ẩn dụ ý niệm về THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN có miền nguồn là
HOẠT ĐỘNG

trong tiếng Anh và tiếng Việt

Chương 4: Ẩn dụ ý niệm về

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


có miền nguồn là



và KHÔNG GIAN trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt
Phần kết luận tóm tắt các kết quả của luận án và đề xuất hướng nghiên cứu

THỂ NGƯỜI

tiếp sau.

18

18


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn kinh tế
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ngay từ những năm 1994, 1995, McCloskey đã đánh bại quan điểm là trong
diễn ngôn kinh tế hầu như không có ẩn dụ. Nếu như trước đây các nhà kinh tế quan
niệm chỉ dựa vào các mô hình và toán học có thể giải thích toàn bộ các vấn đề kinh
tế thì sau này họ đã nhìn nhận thấy sai lầm của việc sử dụng quá nhiều toán học
trong các bài viết về kinh tế (Quddus & Rashid [132]; Streeten [143]). Các nhà kinh
tế đã chuyển sang tận dụng lợi thế của ngôn ngữ, sử dụng nhiều hơn biện pháp tu từ
trong đó có ẩn dụ, nhất là trong các diễn ngôn ít tính học thuật hơn, ví dụ như diễn
ngôn báo chí, nhằm giúp cho nội dung truyền tải trở nên dễ hiểu hơn đối với đại
chúng, hay nói một cách khác là khiến cho chúng trở thành các câu chuyện đơn giản

hơn (McCloskey [116]). Nhà kinh tế học người Mỹ McCloskey là người tiên phong
nghiên cứu chuyên sâu ẩn dụ trong kinh tế. Bà cho rằng ẩn dụ là phép tu từ quan
trọng nhất và có ý nghĩa đối với việc tư duy kinh tế. Giống như các nhà nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học khác, các nhà kinh tế học sử dụng ẩn dụ làm công cụ
phản ánh các hoạt động và khái niệm kinh tế và các ẩn dụ xuất hiện hoàn toàn tự
nhiên trong các diễn ngôn kinh tế. Các nghiên cứu của Henderson [84], [85],
McCloskey [116], [117] và Charteris-Black [46], [47] cũng đều cho thấy rằng ẩn dụ
trong kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với việc hiểu các lý thuyết và hiện tượng
kinh tế trừu tượng.
Từ những năm 2000 trở lại đây xuất hiện một xu hướng nghiên cứu tìm hiểu
hiện tượng ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn kinh tế thông qua các phương pháp
phân tích diễn ngôn và phân tích khối liệu. Xu hướng này kết hợp quan điểm tri
nhận về ẩn dụ trong khi xem xét bản chất thường quy của chúng, đồng thời cũng
liên kết chặt chẽ ẩn dụ ý niệm với ẩn dụ ngôn từ trên cả hai bình diện lý thuyết và
thực nghiệm. Tổng quan này nhóm các nghiên cứu thành 3 nhóm (nghiên cứu dưới
góc độ ngữ nghĩa và tri nhận, nghiên cứu dưới góc độ ngữ dụng, nghiên cứu dưới
góc độ xã hội học).
1.1.1.1.

Các nghiên cứu dưới góc độ ngữ nghĩa và tri nhận

19

19


Các nghiên cứu thuộc nhóm này xuất phát ban đầu từ nhu cầu ứng dụng cho
giảng dạy từ vựng kinh tế qua các ẩn dụ.
Theo Henderson [84] sở dĩ ẩn dụ xuất hiện khá phổ biến trong các văn bản
kinh tế vì ẩn dụ là một công cụ ngôn từ được sử dụng trong kinh tế học để (i) thuyết

phục và (ii) giải thích các hiện tượng kinh tế mới thông qua các khái niệm cũ đã
biết.
Henderson trong nghiên cứu sau đó vào năm 1994 đã xác định ba vai trò của
ẩn dụ trong các diễn ngôn kinh tế là:
(i) Sự trang trí cho văn bản hay có thể là công cụ hỗ trợ giảng dạy để minh hoạ
hay lấy ví dụ
(ii) Quy tắc tổ chức tập trung cho tất cả các ngôn ngữ
(iii) Công cụ để tìm hiểu các vấn đề kinh tế và làm cơ sở cho việc mở rộng
miền ý niệm về kinh tế.
Theo đó thì vai trò thứ ba của ẩn dụ là để tìm hiểu sâu các khái niệm kinh tế
và xây dựng các mô hình dự đoán cho các hoạt động kinh tế. Cách chia các vai trò
ẩn dụ như vậy cũng trùng với cách phân loại của Goatly’s [80] và đến Skorczynska
& Deignan [138] họ dán nhãn khác cho các vai trò này là ‘illustrating’ (minh hoạ),
‘generic’ (sản sinh) and ‘modelling’ (tạo khuôn). Đây cũng là cách tạo ra thuật ngữ
cho các ý niệm mới trong kinh tế mà ngôn ngữ tổng quát chưa có.
Gao [68] nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong bản tin tài chính trên The
Economist năm 2007 và bà phân loại các ẩn dụ thành 3 loại là ẩn dụ có miền nguồn
là CHIẾN
TRANH, ẩn dụ có miền nguồn là THỂ THAO, ẩn dụ có miền nguồn là NÔNG NGHIỆP

đồng thời kết luận rằng các thuật ngữ cụ thể từ kinh nghiệm trong thế giới vật lý
được sử dụng để hiểu các khái niệm kinh tế trừu tượng và việc nghiên cứu các ẩn dụ
tri nhận sẽ giúp nuôi dưỡng tư duy mang tính ẩn dụ về các diễn ngôn kinh tế, tức là
sử dụng các thuật ngữ cụ thể một cách ẩn dụ để giúp người đọc hiểu diễn ngôn kinh
tế.
Cardini [45] nghiên cứu trên khối liệu 100,000 từ của các văn bản trên tờ The
Economist và The International Economy trong quãng thời gian 2008-2012 và tìm
ra hơn 40 ẩn dụ ý niệm về KINH TẾ miêu tả về cuộc khủng hoảng kinh tế trong đó
loại ẩn dụ coi nền kinh tế như một đồ vật bị phá hủy là phổ biến nhất, và hai tờ báo


20

20


khác nhau này có lượng ngôn ngữ ẩn dụ cũng khác nhau. Đây là nghiên cứu mà đã
phân loại được nhiều nhất các ẩn dụ về KINH TẾ.
Ngôn ngữ trong lĩnh vực tài chính cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu trên thế
giới quan tâm như Oberlechner và các cộng sự [125], Kovács [100], Morris và các
cộng sự [120]…
Oberlechner và các cộng sự [125] nghiên cứu quá trình ý niệm hóa THỊ
TRƯỜNG HỐI ĐOÁI bằng ẩn dụ và xem xét phương thức các ẩn dụ này góp phần cấu

thành nên thị trường tài chính như thế nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình tri
nhận về thị trường của các đối tượng nghiên cứu xoay quanh bảy ẩn dụ, đó là THỊ
TRƯỜNG LÀ SẠP HÀNG, THỊ TRƯỜNG LÀ ĐỘNG CƠ, THỊ TRƯỜNG LÀ CỜ BẠC, THỊ TRƯỜNG
LÀ THỂ THAO, THỊ TRƯỜNG LÀ CHIẾN TRANH, THỊ TRƯỜNG LÀ CƠ THỂ SỐNG và THỊ

Mỗi loại ẩn dụ như vậy có chức năng đề cao hoặc che mờ
một số bình diện nào đó của thị trường. Chúng cũng kéo theo một loạt các hàm ý
TRƯỜNG LÀ ĐẠI DƯƠNG.

khác nhau về các phương diện thị trường như vai trò của người tham gia thị trường
hay khả năng đoán trước thị trường. Ông cũng đưa ra sơ đồ về tính chất có thể dự
đoán của các loại ẩn dụ ý niệm về thị trường hối đoái, trong đó các ẩn dụ CHIẾN
TRANH, ẩn dụ CƠ THỂ NGƯỜI thuộc nhóm không thể dự đoán, còn ẩn dụ THỂ THAO,
ẩn dụ CỖ MÁY thuộc nhóm có thể dự đoán. Ẩn dụ BIỂN nằm ở giữa. Đồng thời xét về
tiêu điểm ẩn dụ (metaphor focus) theo sơ đồ đó thì các ẩn dụ BIỂN, ẩn dụ CỖ MÁY,
ẩn dụ CƠ THỂ SỐNG có mục đích là quan sát để hiểu và dự báo; trong khi ẩn dụ
CHIẾN TRANH, ẩn dụ THỂ THAO có tiêu điểm là tham gia thị trường và mục đích là

chiến thắng. (xem hình 1 phụ lục C)
Kovács [100] trong bài báo đăng năm 2006 trên tạp chí The Economist đã
tiếp tục chứng tỏ quan điểm của các nhà tri nhận luận rằng ẩn dụ không chỉ là một
biện pháp tu từ mà nó lan tỏa trong tư duy và ý niệm của con người, do đó nó tồn tại
khắp nơi và có nhiều trong ngôn ngữ thương mại. Tác giả đã hệ thống hóa các ẩn dụ
ý niệm có trong diễn ngôn thương mại và cùng với các công trình khác về so sánh
đối chiếu ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn thương mại ở tiếng Anh, Đức và
Hungari góp phần giúp hiểu rõ hơn về ngôn ngữ kinh tế thương mại tài chính. Tác
giả nhóm các ẩn dụ thành các loại theo miền nguồn như sau:
- KINH TẾ/KINH DOANH LÀ CƠ THỂ NGƯỜI (TÌNH TRẠNG CÔNG TY LÀ TÌNH TRẠNG SỨC
KHOẺ, CÁC KHÓ KHĂN LÀ BỆNH TẬT, CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ LÀ GIẢI PHÁP CHỮA BỆNH,
KINH TẾ PHỤC HỒI LÀ BỆNH NHÂN PHỤC HÔI, KINH TẾ SỤP ĐỔ LÀ BỆNH NHÂN CHẾT)

21

21


-KINH TẾ LÀ CHIẾN TRANH
-KINH DOANH LÀ THỂ THAO (KINH DOANH LÀ BÓNG ĐÁ, KINH DOANH LÀ SĂN BẮN, KINH
DOANH LÀ ĐẤM BỐC…)
-KINH DOANH LÀ TRÒ CHƠI
-KINH DOANH LÀ HÔN NHÂN
-KINH DOANH LÀ BIỂU DIỄN

Đặc biệt là từ năm 2000 tới nay có rất nhiều nghiên cứu so sánh đối chiếu
văn hoá về ẩn dụ trong diễn ngôn kinh tế nói chung và diễn ngôn tài chính nói riêng.
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng ẩn dụ ý niệm mang tính đặc trưng văn hoá và giải
thích cách sử dụng ẩn dụ dựa trên các đặc điểm tương đồng và khác biệt về văn hoá,
tự nhiên, vật lý.

Rojo López và Orts Llopis [134] nghiên cứu việc ý niệm hóa bằng ẩn dụ
cuộc khủng hoảng kinh tế trên báo chí tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, thu thập các
bài báo trên The economist và El Economista trong các giai đoạn khác nhau (tháng
6-tháng 11 năm 2007 và tháng 9-tháng 12 năm 2008). Kết quả nghiên cứu cho thấy
tại giai đoạn năm 2007 khi Tây Ban Nha đang tiến tới cuộc bầu cử trong nước trong
thì trong dữ liệu tiếng Tây Ban Nha có nhiều ẩn dụ với các khung về tình hình kinh
tế bằng các từ ngữ/biểu thức ngôn ngữ mang tính tích cực, trong khi đó thì ở các bài
báo tiếng Anh thì các từ ngữ mang tính tiêu cực lại xuất hiện chủ yếu, báo hiệu giai
đoạn khủng hoảng sau đó.
Trong luận án tiến sĩ của mình, Luporini [113] nghiên cứu việc sử dụng các
ẩn dụ ý niệm miêu tả cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 trên khối liệu là
các bài báo của The Financial Times (tiếng Anh) và II Sore 24 Ore (tiếng Ý). Kết
quả cho thấy ở cả hai khối liệu đều sử dụng các miền nguồn giống nhau cho các ẩn
dụ và trong cả hai ngôn ngữ, các ẩn dụ thường xuyên nhất đều là các ẩn dụ có miền
nguồn là CƠ THỂ SỐNG, ẨN DỤ VẬT CHỨA, ẨN DỤ SỨC KHỎE (THỂ CHẤT/TINH THẦN), ẨN
DỤ CHIẾN TRANH/XUNG ĐỘT, VÀ ẨN DỤ THỜI TIẾT/LỰC LƯỢNG TỰ NHIÊN .

Sự khác biệt
giữa hai khối liệu nằm ở tầng sâu hơn. Nghiên cứu sâu hơn về các biểu thức ngôn
ngữ cho thấy khối liệu tiếng Ý thì có xu hướng miêu tả khủng hoảng bằng các thuật
ngữ mang tính “thảm họa” đặc biệt là trong mô hình ẩn dụ KHỦNG HOẢNG LÀ CHẤT
NỔ, KHỦNG HOẢNG LÀ THIÊN TAI . Trong khối liệu tiếng Ý, tiểu ngữ liệu là các bài

báo trang nhất có sử dụng nhiều nhất các ẩn dụ có miền nguồn CHIẾN TRANH/XUNG
ĐỘT

làm nổi bật các đặc tính như “bạo lực” hay “hiếu chiến” ở trong miền đích

22


22


KHỦNG HOẢNG. Ngược lại thì trong tiểu khối liệu gồm các bài báo chính thì lại xuất

hiện nhiều các ẩn dụ sức khỏe mà phóng chiếu các đặc tính như “tính không thể
tránh được và sự suy sụp về thể chất/tinh thần” lên miền đích.
Gao [67] so sánh đối chiếu các ẩn dụ ý niệm trong các tiêu đề báo chí kinh tế
trong tiếng Anh và tiếng Trung Quốc và tác giả giải thích sự khác biệt của các ẩn dụ
ý niệm là do các yếu tố môi trường về văn hóa, tự nhiên và thể chất (physical); ví dụ
như ở Trung Quốc nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên các ẩn dụ
nông nghiệp xuất hiện nhiều; hay ẩn dụ chiến tranh xuất hiện nhiều trong tiếng
Trung hơn là tiếng Anh vì Trung Quốc có lịch sử gắn với chiến tranh lâu dài hơn.
Cụ thể trong diễn ngôn tài chính thì có thể kể đến các nghiên cứu so sánh đối
chiếu của Charteris-Black & Ennis [46], Semino [135], Chung [50], [51], [52],
Kovács [99], [100].
Charteris-Black & Ennis [46] thực hiện một nghiên cứu khối liệu đối chiếu
các ẩn dụ ý niệm trong các bài tường thuật tài chính trong tiếng Anh và tiếng Tây
Ban Nha tại giai đoạn thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1997. Các tác giả đưa ra
kết luận rằng cả hai ngôn ngữ khá tương đồng trong việc lựa chọn các ẩn dụ ý niệm
với các biểu thức ngôn ngữ giống nhau nhưng có sự khác nhau về tần suất, ví dụ
như KINH TẾ LÀ CƠ THỂ SỐNG, CHUYỂN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG LÀ CHUYỂN
ĐỘNG VẬT LÝ, CHUYỂN ĐỘNG XUỐNG CỦA THỊ TRƯỜNG LÀ THIÊN TAI. Họ gắn sự

tương đồng đó với đặc điểm văn hóa chung giữa hai ngôn ngữ đó là hệ thống kinh tế
giống nhau và cùng gốc Latin. Các tác giả cũng giải thích về tần suất xuất hiện cao
hơn của ánh xạ CHUYỂN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG LÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA BIỂN
trong khối liệu tiếng Anh là do sự ảnh hưởng của truyền thống biển do nước Anh là
quần đảo.
Semino [135] trích dẫn trong Deignan [59] so sánh khối liệu là các bài báo

trong tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha để nghiên cứu các ẩn dụ được sử dụng để nói
về đồng Euro lúc bắt đầu ra đời; và tác giả tìm ra những khác biệt trong các miền
nguồn thể hiện sự đồng ý với đồng Euro tại nước Ý và sự nghi ngại tại nước Anh.
Nhà nghiên cứu Đài Loan Siaw-Fong Chung có một loạt nghiên cứu riêng về
ẩn dụ thị trường, so sánh đối chiếu liên ngôn ngữ. Trong công trình [50], Chung so
sánh các ẩn dụ

THỊ TRƯỜNG

trong tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng Malay, và điểm

mới của nghiên cứu này là tác giả phân tích kỹ các ẩn dụ THỊ TRƯỜNG trong ba
ngôn ngữ không chỉ ở mức độ nghĩa mà còn xem xét mối quan hệ giữa ngữ nghĩa và

23

23


cú pháp, từ đó đề ra một hướng tiếp cận mang tính chất định tính để so sánh các góc
nhìn nổi và chìm của các cộng đồng khác nhau về nền kinh tế của họ. Nghiên cứu
chỉ ra rằng sự lựa chọn các ẩn dụ thể hiện cách nhìn khác nhau về kinh tế giữa các
dân tộc. Ví dụ như việc ít ẩn dụ

THỊ TRƯỜNG LÀ CẠNH TRANH

trong tiếng Anh có thể

cho thấy rằng người ta quan tâm tới việc duy trì vị trí trên thị trường hơn là sự cạnh
tranh. Về vị trí cú pháp của từ đích

trí cú pháp của từ đích

“THỊ TRƯỜNG”

“THỊ TRƯỜNG”

thì tác giả kết luận rằng (i) các vị

ảnh hưởng tới loại ẩn dụ được lựa chọn, ví dụ

khi ẩn dụ THỊ TRƯỜNG LÀ CON NGƯỜI được lựa chọn thì cả ba ngôn ngữ đều thích đặt
từ THỊ TRƯỜNG như là chủ thể gây ra hành động; và (ii) ở ba ngôn ngữ thì ưu tiên về
vị trí cú pháp của từ đích
đặt từ

THỊ TRƯỜNG

“THỊ TRƯỜNG”

là khác nhau, ví dụ người Trung Quốc thích

ở vị trí chủ ngữ rồi mới tới bổ ngữ và tân ngữ trong khi người

Malay thích vị trí tân ngữ và người Anh thích vị trí chủ ngữ. Trong nghiên cứu sử
dụng phương pháp khối liệu so sánh ẩn dụ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN LÀ NƯỚC BIỂN trong tiếng Mandarin Chinese, tiếng Anh và tiếng

Tây Ban Nha, và với khung lý thuyết Mô hình ánh xạ ý niệm (Conceptual Mapping
Model) của Ahren (2002), Chung và các cộng sự [51] đã tìm ra sự khác nhau về các
biểu thức ngôn ngữ được đồ chiếu và tần suất xuất hiện trong mỗi ngôn ngữ. Các

điểm khác biệt này được thể hiện trong các nguyên tắc ánh xạ cụ thể. Dựa trên các
phân tích về các ẩn dụ thị trường chứng khoán trong các bản tin thị trường chứng
khoán tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, Chung [52] đã nghiên cứu và đưa ra các
chiến thuật dịch đối với ba ẩn dụ phổ biến nhất là các ẩn dụ có miền nguồn là
HƯỚNG LÊN/XUỐNG, DAO ĐỘNG, CHIẾN TRANH . Nghiên cứu chỉ ra rằng mục tiêu

ưu tiên của việc dịch các bản tin thị trường chứng khoán Trung Quốc sang tiếng Anh
là truyền tải thông tin, do đó khi dịch có thể sử dụng chiến lược giữ lại các ẩn dụ ý
niệm gốc đối với các ẩn dụ mà ý niệm của miền đích giống nhau trong hai ngôn
ngữ; và áp dụng chiến lược thay thế bằng các cụm từ ngữ hợp với ngôn ngữ và văn
hóa Anh đối với các ẩn dụ mà ý niệm của miền đích là khác nhau trong hai ngôn
ngữ. Ngoài ra người dịch cũng có thể bỏ các ẩn dụ ý niệm đi miễn là trong cách dịch
của mình vẫn giữ đúng nghĩa.
1.1.1.2.

Các nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ học xã hội

Nghiên cứu của các tác giả liên quan tới ẩn dụ và giới tính như Wilson [152],
Fleischmann [66] cho rằng ẩn dụ KINH TẾ LÀ CHIẾN TRANH đã cho thấy rõ sự phân
24

24


biệt giới tính từ xưa vì mô hình ẩn dụ này liên quan tới các hành vi mang tính nam,
và như vậy là coi nhẹ vị trí của phụ nữ trong lĩnh vực kinh doanh. Koller [96] cũng
đã tiến hành một nghiên cứu rất hay về ẩn dụ và giới trong kinh doanh. Tác giả còn
khảo sát các độc giả của các tạp chí kinh doanh và tìm ra 90% họ là nam, điều này
đặt ra các câu hỏi về chức năng liên nhân của ẩn dụ: các nhà báo không chỉ sử dụng
ẩn dụ cụ thể nào đó một cách có chọn lọc để ý niệm hóa các chủ đề theo quan điểm

cụ thể nào đó. Xét trên số liệu nhân khẩu học về độc giả thì mục đích của các nhà
báo ở đây có thể là để phản chiếu các biểu thức ngôn ngữ họ nhận được từ các độc
giả nam hơn là để ảnh hưởng tới việc tri nhận của độc giả.
1.1.1.3. Các nghiên cứu dưới góc độ ngữ dụng
Một số nhà nghiên cứu cho rằng ngữ nghĩa học không thể giải thích hiện
tượng ẩn dụ một cách trọn vẹn bởi vì chúng ta không cần xem xét các từ có nghĩa gì
khi chúng tách rời khỏi ngữ cảnh, mà chỉ xem xét người nói muốn nói gì trên
phương diện dụng học khi họ dùng từ trong ngữ cảnh. Một trong những hạn chế của
việc phân tích ẩn dụ tách tri nhận khỏi dụng học là việc giải thích lý do xuất hiện ẩn
dụ chỉ là kinh nghiệm bên trong, tức là phản xạ vô thức. Trong khi đó quan điểm
dụng học cho rằng người nói sử dụng ẩn dụ nhằm mục đích thuyết phục trên cơ sở
những tài nguyên có sẵn về ngôn ngữ và tri nhận, kết nối chúng và sử dụng theo
mục đích của mình.
Charteris-Black [48] cho rằng mục đích thuyết phục có ý thức cần phải được
tích hợp trong một quan điểm tri nhận rộng lớn hơn.
Cameron & Low [42] ủng hộ quan điểm rằng các mặt tri nhận và các mặt xã
hội đều cấu thành nên các ẩn dụ. Các tác giả phân biệt 2 cấp độ phân tích ẩn dụ: The Theory Level of Analysis (cấp độ lý thuyết) tập trung và việc xác lập các ẩn dụ,
phân loại chúng và mục đích cũng như logic của việc tạo lập và giải thích các ẩn dụ.
- The Processing Level of Analysis (cấp độ xử lý) nghiên cứu mối quan hệ giữa các
cá nhân và môi trường văn hoá xã hội trong quá trình xử lý ngôn ngữ mang tính ẩn
dụ trong các diễn ngôn cụ thể; và nghiên cứu xem việc xử lý các ẩn dụ có thể thay
đổi các cấu trúc ẩn dụ và làm nghĩa mới bén rễ vào các đơn vị từ vựng.
Như vậy Cameron & Low đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp nhất
các ngữ cảnh văn hoá xã hội cũng như các mục tiêu diễn ngôn tương ứng trong việc
tạo nên các ẩn dụ ý niệm mà tương ứng và có ý nghĩa về mặt văn hoá.

25

25



×