Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Chương VII SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.89 KB, 30 trang )

Phần thứ ba
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Chương VII
SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG
NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA


MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Nắm vững những nội dung sau:
- Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó; Những điều
kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân; những điều kiện chủ quan để giai cấp công nhân
hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
- Khái niệm và nguyên nhân của cách mạng XHCN; tính tất
yếu và cơ sở khách quan của liên minh giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân; nội dung và nguyên tắc liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân.
- Tính tất yếu và các giai đoạn của hình thái kinh tế xã hội
cộng sản chủ nghĩa.


CẤU TRÚC CHƯƠNG
I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
II. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
III. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ
NGHĨA.


I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN


1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó
a, Khái niệm giai cấp công nhân.
(*) Quan điểm của các nhà kinh điển về giai cấp công nhân.
- Về mặt thuật ngữ, Mác và Ăngghen đã dùng nhiều danh từ đồng
nghĩa để diễn đạt quan niệm về giai cấp công nhân như: “giai cấp
vô sản”, “giai cấp vô sản công nghiệp”, “giai cấp vô sản đại cơ
khí”, “giai cấp công nhân hiện đại”, “giai cấp công nhân”,... Việc
sử dụng các thuật ngữ trên đã phản ánh nhận thức của các nhà
sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê nin là đã gắn liền giai cấp công nhân
với nền sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại., là giai cấp đậi
diện cho LLSX tiên tiến, cho PTSX hiện đại.
“ Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển
của nền đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của
nền đại công nghiệp” (Mác và Ăngghen: toàn tập,Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1995,t.2, tr.56)


-Theo Mác và
Ăngghen, GCCN
luôn có 2 đặc
trưng (2 thuộc
tính) rất cơ bản
là:

+ Về PTSX, PT lao động, giai cấp công nhân
là những người lao động trực tiếp hay
gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất
có tính chất công nghiệp ngày càng hiện
đại ngày càng có trình độ xã hội hoá cao


+ Về vị trí trong QHSX tư bản chủ nghĩa, là
những người lao động không có TLSX
phải bán sức lao động cho nhà tư bản và
bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư.


* Giai cấp công nhân giai đoạn hiện
nay
+ Cơ cấu ngành nghề của GCCN có sự thay đổi
lớn do sự phát triển của LLSX với trình độ
công nghệ ngày càng hiện đại. GCCN vẫn
chiếm phần lớn trong dân cư.

- Trong các nước tư
bản phát triển,
GCCN
đã

những thay đổi
khác trước:

+ Xu hướng “trí thức hoá” ngày càng tăng
trong GCCN. Điều này không làm thay đổi
bản chất làm thuê của GCCN trong chủ
nghĩa tư bản.
+ Ở các nước tư bản phát triển, phần lớn GCCN
không còn là vô sản trần trụi. Một số có
TLSX phụ, một số có cổ phần ở xí nghiệp.
Điều này cũng không làm thay đổi bản chất
GCCN, vì toàn bộ TLSX chủ yếu vẫn trong

tay GCtư sản, GCCN vẫn phải bán sức lao
động (cả chân tay lẫn trí óc) cho nhà tư bản


* Đối với các nước XHCN
+ Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, GCCN có đặc trưng chủ yếu
nhất là: người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành nền
sản xuất công nghiệp hiện đại. Còn xét toàn bộ GCCN theo đặc
trưng thứ 2, họ là người chủ của những TLSX cơ bản, nhưng
trong điều kiện tồn tại nhiều thành phần kinh tế thì có một bộ
phận công nhân vẫn phải làm thuê cho doanh nghiệp tư nhân
và chịu sự bóc lột
- Kết luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vè hai đặc trưng
cơ bản của GCCN vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày
nay. Đó là cơ sở để nghiên cứu và làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử
của GCCN trong thời đại ngày nay.
- Định nghĩa giai cấp công nhân: GCCN là tập đoàn xã hội ổn định
hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền
công nghiệp hiện đại, của LLSX ngày càng xã hội hoá cao; là
đại biểu cho LLSX và PTSX tiên tiến trong thời đại ngày nay; là
lực lượng lao động sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội và cải
tạo quan hệ xã hội.


2. Những điều kiện khách quan qui định sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân.
- Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Khái quát nội
dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là: xoá bỏ chế độ
tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải
phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân

loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng
xã hội cộng sản văn minh.


Thứ nhất, giai cấp công nhân là bộ phận cơ bản và
quan trọng nhất của LLSX, là giai cấp đại diện cho
lực lượng sản xuất tiên tiến, nền sản xuất công
nghiệp hiện đại, Chính vì vậy họ là lực lượng xã hội
quyết định phá vỡ QHSX tư bản chủ nghĩa., xây
dựng PTSX mới

a, Địa vị kinh
tế - xã hội
của
giai
cấp
công
nhân trong
xã hội tư
bản
chủ
nghĩa.

Thứ hai, giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa không có tư liệu sản xuất phải làm thuê
cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư.
Lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân đối lập với
lợi ích của giai cấp tư sản. (Giai cấp công nhân
không có con đường nào khác là phải đứng lên
xoá bỏ chế độ tư bản, tự giải phóng mình bằng

cách giải phóng toàn xã hội.)
Thứ ba, GCCN là giai cấp bị bóc lột nặng nề dưới chủ
nghĩa tư bản, giai cấp công nhân có lợi ich cơ bản
phù hợp với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp lao
động bị bóc lột khác trong xã hội. Vì vậy, họ có
khả năng tập hợp, đoàn kết để lãnh đạo các tầng
lớp nhân dân làm cách mạng xoá bỏ chế độ tư
bản chủ nghĩa và xây dựng xã hội mới tiến bộ.


b) Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công
nhân.
+ Giai cấp công nhân là giai cấp tiên
tiến nhất thời đại ngày nay.

Địa vị kinh tế – xã hội và
điều kiện sinh hoạt của
giai cấp công nhân cũng
tạo ra một cách khách
quan những đặc điểm
chính trị của một giai
cấp lãnh đạo, để thực
hiện sứ mệnh lịch sử
của mình, đó là:

+ Giai cấp công nhân là giai cấp có
tính cách mạng triệt để nhất.

+ Giai cấp công nhân có ý thức tổ
chức kỷ luận cao nhất.


+ Giai cấp công nhân có bản chất
quốc tế.


3. Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực
hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
a, Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính đảng của
giai cấp công nhân
- Cuộc đấu trang của giai cấp công nhân dù phát triển mạnh đến đâu cũng chỉ
đi tới chủ nghĩa công liên nếu không có hệ tư tưởng Mác xít dẫn đường;
phong trào của GCCN chỉ dừng ở trình độ tự phát; chỉ là giai cấp tự nó.
- Sự truyền bá Chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân, làm cho GCCN giác
ngộ về vai trò lịch sử của mình, phong trào đấu tranh chuyển từ tự phát lên
trình độ tự giác, từ giai cấp tự nó thành giai cấp cho nó.
- Sự truyền bá Chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân tất yếu đưa đến sự
hình thành chính đảng của giai cấp công nhân. Đó là quy luật . Lê nin
khảng định: ĐCS là sự kết hợp CNXHKH với phong trào công nhân. Tuy
nhiên, trong mỗi nước, sự kết hợp ấy là sản phẩm của lịch sử lại được thực
hiện bằng những con đường đặc biệt, tuỳ theo điều kiện cụ thể mỗi nước,
mỗi giai đoạn lịch sử.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, ở nước ta thực tiễn lịch sử đã chứng minh
rằng: Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước đầu thế kỷ XX dã dẫn đến tới việc thành lập Đảng cộng sản
Việt Nam vào đầu năm 1930.)


Đảng cộng sản là đại biểu trí tuệ và lợi ích của giai
cấp công nhân cấp công nhân, nhân dân lao động
và của cả dân tộc, là đội tiên phong chiến đấu là

bộ tham mưu của giai cấp công nhân

b,

Mối quan hệ
giữa Đảng Cộng
sản với
giai
cấp công nhân.

Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội - giai cấp của
Đảng, là nguồn bổ sung lực lượng của Đảng.
Giữa Đảng và gia cấp công nhân có mối liên hệ
hữu cơ không thể tách rời.

Đảng với giai cấp là thống nhất, nhưng Đảng có trình
độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo cả giai
cấp công nhân cấp và dân tộc; vì thế không thể
lẫn lộn giữa Đảng với giai cấp công nhân cấp.


II. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên
nhân của nó
a, Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa CMXHCN): là cuộc cách mạng
nhằm xoá bỏ chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ
xã hội không có áp bức, bóc lột – chế độ xã hội chủ nghĩa ,
Cộng sản chủ nghĩa. Đó là cuộc cách mạng do nhân dân lao
động thực hiện dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân .

+ Theo nghĩa hẹp: CMXHCN là cuộc đấu tranh chính trị, kết thúc
bằng việc giai cấp công nhân giành chính quyền, thiết lập chính
quyền vô sản. (Hoặc còn được hiểu là sự chuyển biến từ cách
mạng dân tộc, dân chủ nhân dân lên CMXHCN ở các nước
thuộc địa sau khi giành độc lập.)


+ Theo nghĩa rộng: CMXHCN là quá trình cải biến cách
mạng toàn diện, triệt để, lâu dài, bao gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Bắt đầu từ khi giai cấp công nhân, thông
qua chính đảng của mình, lãnh đạo nhân dân lao động
dùng bạo lực cách mạng đập tan nhà nước của giai cấp
bóc lột, giành chính quyền, thiết lập nhà nước của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động.
Giai đoạn 2: Giai cấp công nhân sử dụng nhà nước của
mình để làm công cụ cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới, xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Quá trình cải biến đó chỉ kết thúc khi xã hội mới được
tạo lập vững chắc.


b, Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Nguyên nhân sâu sa: bắt nguồn từ sự phát triển LLSX trong
CNTB (sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp
TBCN)
- Nguyên nhân cơ bản:
+ Mâu thuẫn gay gắt giữa LLXS mang tính xã hội hoá cao
với QHSX tư bản dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản về
TLSX trong CNTB
+ Mâu thuẫn đối kháng về lợi ích giữa giai cấp công nhân

và giai cấp tư sản trong xã hội tư bản.


2. Mục tiêu, động lực và nội dung của cách
mạng xã hội
a, Mục tiêu của cách mạng xã hội

- Giải phóng xã hội, giải phóng co người là mục tiêu của

giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Mục
tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa chia ra làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất, giai cấp công nhân phải đoàn
kết với những người lao động khác thực hiện lật đổ chính
quyền của giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột.
+ Giai đoạn thứ hai, giai cấp công nhân phải tập hợp
các tầng lớp nhân dân lao động vào công cuộc tổ chức xa
hội mới về mọi mặt, thực hiện xóa bỏ tình trạng người bóc
lột người để không còn tình trạng dân tộc này áp bức dân
tộc khác.


b, Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là
động lực chủ yếu trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Giai cấp nông nhân có nhiều lợi ích cơ bản thống
nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp
này trở thành động lực to lớn trong cách mạng xã
hội chủ nghĩa



c, Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa

- Trên lĩnh vực chính trị: đập tan nhà nước của giai cấp bóc
lột, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao
động, đưa những người lao động từ địa vị nô lệ làm thuê lên
địa vị làm chủ xã hội

- Trên lĩnh vực kinh tế: thay đổi vị trí, vai trò của người lao
động đối với tư liệu sản xuất chủ yếu, thay chế độ chiếu hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất bằng chế độ sở hữu
xã hội chủ nghĩa với những hình thức thích hợp, gắn người lao
động với tư liệu sản xuất

- Trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa: xây dựng thế giới quan
và nhân sinh quan mới cho người lao động, hình thành những
con người mới xã hội chủ nghĩa, giàu lòng yêu nước thưởng
dân, có bản lĩnh chính trị, nhân văn, nhân đạo…
=> Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình cải biến toàn diện xã hội cũ
thành xã hội mới, trong đó kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng mà xây
dựng là chủ yếu


3. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
a, Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.
- Tính tất yếu khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân: xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đấu tranh
giai cấp của giai cấp công nhân nhằm giữ vững và đảm bảo vai

trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, từ nhu cầu giải phóng giai
cấp nông dân và nhu cầu phát triển của tầng lớp trí thức.


-

Cơ sở khách
quan
(cơ
sở
kinh tế, chính
trị,…) bảo đảm
sự liên minh
vững chắc và
lâu dài giữa giai
cấp công nhân
với
giai
cấp
nông dân.:

+ Công nhân và nông dân là hai giai cấp lao
động đều bị áp bức bóc lột, vì vậy, có lợi ích
cơ bản phù hợp và thống nhất với nhau, dễ
dàng liên minh với nhau để chống kẻ thù
chung là giai cấp tư sản trong CNTB, thực
hiện cách mạng xoá bỏ CNTB, xây dựng xã
hội mới.
+ Công nhân và nông dân là những giai cấp
lao động trong 2 lĩnh vực sản xuất cơ bản

của xã hội là công nghiệp và nông nghiệp.
Quan hệ kinh tế hữu cơ, tự nhiên trong trao
đổi hoạt động và sản phẩm giữa 2 lĩnh vực
sản xuất vật chất này của xã hội là cơ sở
khách quan gắn bó chặt chẽ công nhân với
nông dân trong liên minh giai cấp không
thể tách rời về lợi ích.
+ Về mặt chính trị - xã hội, công nhân, nông
dân và các tầng lớp lao động khác là lực
lượng to lớn trong xây dựng, bảo vệ chính
quyền nhà nước và xây dựng khối đại đoàn
kết dân tộc.


b, Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp khác trong xã hội

- Nội dung của liên minh
+ Về chính trị: Liên minh công nhân và nông dân là cơ sở vững chắc cho
đại đoàn kết toàn dân; đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân
đối với xã hội. Để thực hiện được điều này, công nhân và nông dân phải
thực hiện giành chính quyền, xây dựng chính quyền mới thực sự của dân,
do dân và vì dân, bảo vệ chế độ XHCN và thành quả của cách mạng.
+ Về kinh tế: Nhằm thoả mãn nhu cầu và kết hợp đúng đắn lợi ích kinh tế
của công nhân và nông dân, cũng như với lợi ích lợi ích kinh tế của toàn
xã hội. Để đạt được điều này, Đảng của giai cấp công nhân và nhà nước
XHCN phải xây dựng và thực thi một hệ thống chính sách kinh tế phù
hợp, đặc biệt là những chính sách đối với nông dân. (Liên minh về kinh
tế là nội dung quan trọng nhất)
+ Nội dung văn hoá xã hội: Nhằm xây dựng nền văn hoá mới, con người mới

của chế độ XHCN. Để đạt được điều này, phải thường xuyên giáo dục
chủ nghĩa Mác – Lênin , lấy chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng
xã hội; khắc phục tư tưởng tiểu tư sản, tiểu nông, tư tưởng cá nhân chủ
nghĩa trong công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác; chọn
lọc, kế thừa, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc; đồng thời tiếp thu
tinh hoa văn hoá của nhân loại.


Đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp
công nhân.
-

Nguyên tắc của
giữa giai cấp
công nhân với
giai cấp nông
dân:

Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện

Kết hợp đúng dắn các lợi ích của giai cấp
công nhân , nông dân


III. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA
1. Xu thế tất yếu của sự ra đời hình thái KT-XH CSCN
- Phương pháp luận cơ bản của việc dự báo xu thế tất yếu của sự
ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là phương
pháp luận Triết học duy vật lịch sử
- Mâu thuẫn cơ bản của Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

(PTSX TBCN) và nhu cầu tất yếu của sự thay thế hình thái kinh
tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa
- CNTB càng phát triển thì tình trạng áp bức bóc lột ngày càng mở
rộng và phát triển về quy mô và trình độ; càng làm gia tăng sự
suy đồi về đạo đức, lối sống xã hội, phân hoá giàu nghèo ngày
càng lớn


2. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa.
a, Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
+ Tính tất yếu:
* CNXH và CNTB là 2 chế độ xã hội có bản chất đối lập nhau. CNTB
dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX, áp bức, bóc lột người. CNXH là
chế độ xã hội dựa trên cơ sở công hữu TLSX chủ yếu, không áp bức, bóc
lột. Quá trình chuyển biến từ CNTB sang CNXH đòi hỏi phải có một thời
kỳ lịch sử nhất định.
* Trong quá trình phát triển của mình, CNTB mới chỉ tạo ra được những
tiền đề cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định cho CNXH, chứ không phải là
toàn bộ. Để có CNXH với nền sản xuất công nghiệp phát triển cao, cơ sở
vật chất kỹ thuật hiện đại cần thiết phải có thời gian tổ chức, sắp xếp và
xây dựng.
* Những quan hệ xã hội của CNXH không nảy sinh tự phát trong CNTB,
mà là kết quả quá trình cải tạo và xây dựng XHCN. Đây cũng là nội dung
cần có thời gian để thực hiện.
* Công cuộc xây dựng CNXH là mới mẻ, hết sức khó khăn và phức tạp.
Giai cấp công nhân và nhân dân lao động càng cần có thời gian để thực
hiện.



+ Hai hình thức quá độ:

* Quá độ trực tiếp: Đối với những nước tư bản
phát triển.
* Quá độ gián tiếp: Đối với những nước tư bản có
trình độ phát triển trung bình và các nước tiền tư bản.
V.I Lê – nin cho rằng, với những nước tiền tư bản (hay
là những nước tiểu nông), nền kinh tế ở trình độ thấp
kém, chưa thực hiện công nghiệp hoá thì phải thực
hiện “Quá độ bỏ qua” CNTB, phải trải qua TKQĐ
“Đặc biệt của đặc biệt” lâu dài, khó khăn và phức tạp,
với những điều kiện nhất định.


×