Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Ứng dụng dyna CLUE để mô hình hoá cơ cấu đất đai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp

KHOÁ LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Ứng dụng Dyna-CLUE để mô hình hoá cơ cấu đất
đai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất tại huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Đức Hoàng

Lớp

: Quản lý đất đai 49A

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Hồ Việt Hoàng

Bộ môn

: Trắc địa và Bản đồ


HUẾ, NĂM 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp

KHOÁ LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Ứng dụng Dyna-CLUE để mô hình hoá cơ cấu đất
đai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất tại huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Đức Hoàng

Lớp

: Quản lý đất đai 49A

Thời gian thực hiện

: Từ 02/01/2019 đến 06/5/2019

Địa điểm thực hiện

: Phòng thực hành Bộ môn Công nghệ thông tin đất đai



Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Hồ Việt Hoàng

Bộ môn

: Trắc địa và Bản đồ

HUẾ, NĂM 2019


Lời cảm ơn!
Để hoàn thành quá trình thưc tập, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi
đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của các thầy, cô giáo trường
Đại học Nông lâm Huế, nhiều cơ quan ban ngành của tỉnh, của huyện Bố Trạch,
của tập thể và cá nhân khác.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS. Hồ Việt
Hoàng là người hướng dẫn khoa học tận tình, chu đáo đã giúp đỡ tôi rất nhiều
để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Nông Lâm
Huế và Khoa Tài Nguyên Đất và Môi Trường Nông Nghiệp đã tận tình truyền
đạt và trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình tôi học tập
tại trường và thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đã luôn động viên, chia
sẻ, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và thưc hiện hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù, bản thân đã có nhiều cố gắng để hoàn thành khóa luận đảm bảo
nội dung khoa học, song do khả năng, kiến thức, kinh nghiệm và thời gian có
hạn nên đề tài không thể tránh khoi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận
được sự góp ý chân thành từ phía Thầy Cô và bạn bè để khóa luận được hoàn

thiện hơn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Thừa Thiên Huế, tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Đức Hoàng


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

DEM

Mô hình số độ cao

Dyna-CLUE

Dynamic Conversion of Land Use and its Effects


FAI

Fixed-assets investment of construction

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations

GIS

Geographic Information System

GOI

Gross output industry

HĐND

Hội đồng nhân dân

LCM

Land Change Modeler_IDIRISI

ROC

Relative Operating Characteristic

SLOP


Mô hình số độ dốc

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization



MỤC LỤC


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, không
chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các nước khác trên thế giới. Là nguồn tài
nguyên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Hiện nay với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với sự gia tăng
dân số đã gây sức ép lớn đến đất đai. Công tác quản lý, phân bổ quỹ đất phù hợp
cho từng mục đích sử dụng trở nên khó khăn, làm mất ổn định tình hình kinh tế chính trị tại các địa phương. Qua đó đòi hỏi phải có một phương án quy hoạch
hợp lý và hiệu quả. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công
nghệ, yêu cầu thông tin phải nhanh chóng và chính xác nhằm đưa ra những
phương án quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý.
Công tác lập quy hoạch sử dụng đất cơ bản ngày càng hoàn thiện và đạt
được kết quả tích cực nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong
thực tế. Một số địa phương phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2015 cấp huyện
chậm so với quy định, dẫn đến việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất theo kế hoạch bị ảnh hưởng. Công tác xây dựng các phương án
quy hoạch chưa phù hợp về thời gian, nội dung với quy hoạch sử dụng đất, quy

hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Chất lượng của nhiều quy hoạch còn
thấp, thiếu đồng bộ trong sử dụng đất cũng như chưa đầy đủ căn cứ pháp lý thể
hiện ở việc các quy hoạch phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần; thiếu tính khả thi,
không đảm bảo nguồn lực đất đai để thực hiện. Bên cạnh đó việc không đồng
nhất các chỉ tiêu thống kê các loại đất dẫn đến việc đánh giá các chỉ tiêu thực
hiện quy hoạch không đầy đủ, thiếu chính xác. Nội dung và phương pháp lập
quy hoạch chưa đổi mới cho phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế.
Với thực trạng chung đó huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đang bước vào
giai đoạn xây dựng quy hoạch, phục vụ cho công tác quản lý trong việc sử dụng
đất tại địa phương được được hiệu quả. Đưa nền kinh tề của địa phương trở
thành một trong những khu vực phát triển tại tỉnh Quảng Bình.
Huyện Bố Trạch với diện tích trải rộng từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ
chiều ngang của Việt Nam; vừa tiếp giáp với biển Đông vừa tiếp giáp đường
biên giới giữa Việt Nam và Lào. Phía Nam giáp thành phố Đồng Hới, phía Bắc
9


giáp thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch. Hội tụ đầy đủ hệ thống giao thông
đường bộ, đường sắt, đường biển; có các tuyến đường giao thông huyết mạch.
Qua đó cho thấy, huyện Bố Trạch là một khu vực tiềm năng, có vị trí chiến lược
trong phát kinh tế của tỉnh và vùng nên việc xây dựng một phương án quy hoạc
cho tương lai rất là quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Ứng dụng Dyna-CLUE để mô
hình hoá cơ cấu đất đai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất tại huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình” đã được lựa chọn làm nội dung nghiên cứu cho khóa
luận này.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định được sự biến động cơ cấu sử dụng đất tại huyện Bố Trạch, tỉnh

Quảng Bình thông qua mô hình hóa phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất tại huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Mô hình hóa cơ cấu đất đai phục vụ công tác quy hoạch tại huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình trong tương lại.
Đề xuất được một số kiến nghị trong quản lý, quy hoạch sử dụng đất trên
địa bàn huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình.
1.3 Yêu cầu của đề tài
Tiến hành mô hình hóa cơ cấu đất đai phục vụ cho công tác quy hoạch tại
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Đưa ra các các giải pháp góp phần nâng cao được khả năng thực hiện công
tác quy hoạch trên địa bàn huyện.

10


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Tổng quan về đất đai
2.1.1.1. Khái niệm
Theo quan điểm của C. Mác: Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là
điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư
liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp.
Theo quan điểm của FAO (1976): Đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính
sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng
và hiện trạng sử dụng đất.
Theo bách khoa toàn thư Việt Nam: Đất trong thuật ngữ chung là các vật
chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và

phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi
sinh vật tới các loài động vật nhỏ.
Tại Hiến pháp 2013, nước CHXHCN Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài
nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được
quản lý theo pháp luật” [5].
Như vậy, từ theo từng quan điểm sử dụng đất, từng lĩnh vực mà đất đai
được các tác giả hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau.
Tuy nhiên, hiện nay khi nói đến đất người ta thường dùng hai khái niệm là
đất (soil) và đất đai (land).
Đất (hay còn gọi là soil thổ nhưỡng) là phần tươi xốp của lớp vỏ trái đất mà
trên đó có các hoạt động của sinh vật. Độ dày thường được quy định từ 10 – 150
cm kể từ lớp đất mặt. Ở những nơi có tầng đất mỏng thì được tính từ lớp đá mẹ
hay tầng cứng rắn mà rể cây không thể xuyên qua được trở lên, có khi chỉ 10 –
20 cm. Thổ nhưỡng phát sinh là do tác động lẫn nhau của khí trời (khí quyển),
nước (thủy quyển), sinh vật (sinh quyển) và đá mẹ (thạch quyển) qua thời gian
lâu dài.
Khái niệm đất theo nghĩa đất đai (land) có thể được hiểu theo nhiều cách
khác nhau, đất như là không gian, cộng đồng lãnh thổ, vị trí địa lý, nguồn vốn,

11


môi trường, tài sản. Trong quản lý Nhà nước về đất đai người ta thường đề cập
đến đất đai theo khái niệm đất (land) [11].
Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc
tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được,
có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự
nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất,
thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.
Cách phân loại đất theo Luật đất đai 1987 và Luật đất đai 1993 vừa được

phân theo mục đích sử dụng, lại vừa theo địa bàn gây nên sự chồng chéo. Để
khắc phục tình trạng này, Luật Đất đai 2003 và mới nhất Luật Đất đai 2013 có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 quy định căn cứ theo mục đích sử dụng,
đất đai được phân thành 3 nhóm: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông
nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng [11].
Nhóm đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng
vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp
bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất
làm muối và đất nông nghiệp khác.
Nhóm đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp là loại đất không sử dụng
với mục đích làm nông nghiệp như: đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu
năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng
thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà
kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng
trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và
các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây
giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Nhóm đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng là đất chưa có đủ điều kiện hoặc
chưa được xác định để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, lâm nghiệp, chưa xác định là đất khu dân cư nông thôn, đô thị, chuyên
dùng và Nhà nước chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nào sử dụng ổn
định lâu dài
2.1.1.2. Các loại hình sử dụng đất
Là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những
phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế 12


xã hội và kĩ thuật được xác định. Các thuộc tính của loại hình sử dụng đất bao

gồm sản phẩm, lợi ích, định hướng thị trường, trình độ người sử dụng đất...
Các loại hình sử dụng đất có thể hiểu theo nghĩa rộng là các loại hình sử
dụng đất chính hoặc có thể được mô tả chi tiết hơn với khái niệm các kiểu sử
dụng đất.
Kiểu sử dụng đất là một loại sử dụng đất đai, được mô tả chi tiết theo các
thuộc tính nhất định để đánh giá các nhu cầu sử dụng đất đai của nó và để lập kế
hoạch đầu tư cần thiết. Nhiều khi người ta không tách bạch các loại hình sử
dụng đất chính và các kiểu sử dụng đất một cách riêng biệt mà gọi chung là các
loại hình sử dụng đất với mức độ chi tiết thay đổi theo trình độ, phạm vi và các
mục đích nghiên cứu.
2.1.2. Tổng quan về công tác quy hoạch sử dụng đất
2.1.2.1. Khái niệm
Theo bách khoa toàn thư Việt Nam: Quy hoạch là quá trình sắp xếp, bố trí
các đối tượng quy hoạch vào một không gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu
của kế hoạch đề ra.
Theo Luật đất đai 2013: Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh
vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên
cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với
từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác
định [13].
2.1.2.2. Phân loại quy hoạch
Công tác quy hoạch sử dụng đất hiện nay rất phức tạp, đòi hỏi phải tính
thiết thực, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng từng vùng được
quy hoạch. Để thực hiện tốt công tác quy hoạch hiện nay, nhà nước đã đưa ra
các loại hoạch sử dụng đất như sau [2]:
Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng.

Quy hoạch sử dụng đất an ninh.
13


Mỗi loại hình quy hoạch sử dụng đất đều là những phương án trong
phương thức quản lý sử dụng đất của nhà nước, nhằm quản lý một cách hiệu quả
và trong nhanh chóng trong công tác sử dụng đất đai.
Như vậy, có thể thấy rằng quy hoạch sử dụng đất ngoài giữ vai trò hoạch
định chính sách, định hướng phát triển kinh tế vùng, đảm bảo việc sử dụng đất
có hiệu quả thì đó còn là cơ sở quan trọng để Nhà nước giao đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), chuyển mục đích sử dụng đất, thậm chí là cơ sở
để Nhà nước đền bù về đất, chi phí về đất cho người dân khi bị thu hồi đất.
2.1.3. Tổng quan về GIS trong đánh giá biến động sử dụng đất
2.1.3.1. Định nghĩa
Hệ thống thông tin địa lý - Geographic Information System (GIS) là một
nhánh của công nghệ thông tin, đã hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước
và phát triển rất mạnh trong những năm gần đây.
GIS được sử dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp thông tin không gian (bản
đồ) gắn với các thông tin thuộc tính, phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và quản lý
các hoạt động theo lãnh thổ.
Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, GIS đã trở thành công cụ trợ giúp
quyết định trong hầu hết các hoạt động kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, đối
phó với thảm hoạ thiên tai v.v... GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ,
các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân v.v... đánh giá được hiện trạng của
các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế-xã hội thông qua các chức năng thu
thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền
bản đồ số nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu bản đồ đầu vào.
Có nhiều định nghĩa về GIS, nhưng nói chung đã thống nhất quan niệm
chung: GIS là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng
các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để

phục vụ một mục đích nghiên cứu, quản lý nhất định.
Xét dưới góc độ là công cụ, GIS dùng để thu thập, lưu trữ, biến đổi, hiển
thị các thông tin không gian nhằm thực hiện các mục đích cụ thể.
Xét dưới góc độ là phần mềm, GIS làm việc với các thông tin không gian,
phi không gian, thiết lập quan hệ không gian giữa các đối tượng. Có thể nói các
chức năng phân tích không gian đã tạo ra diện mạo riêng cho GIS.

14


Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, GIS có thể được hiểu
như là một công nghệ xử lý các dữ liệu có toạ độ để biến chúng thành các thông
tin trợ giúp quyết định phục vụ các nhà quản lý.
Xét dưới góc độ hệ thống, GIS là hệ thống gồm các hợp phần: Phần cứng,
Phần mềm, Cơ sở dữ liệu và Cơ sở tri thức chuyên gia.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống bao gồm phần cứng, các
thiết bị ngoại vi, phần mềm với một cơ sở dữ liệu đủ lớn và một đội ngũ chuyên
gia có khả năng thu thập, cập nhật, quản trị, phân tích và biểu diễn về các đối
tượng, hiện tượng, sự kiện theo không gian và thời gian phục vụ giải quyết các
bài toán ứng dụng có liên quan tới vị trí địa lý trên bề mặt trái đất.
2.1.3.2. Cấu trúc của hệ thống thông tin địa lý

Hình 2.1. Cấu trúc hệ thống thông tin địa lý
a. Phần cứng
Bao gồm hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi có khả năng thực
hiện các chức năng nhập thông tin (Input), xuất thông tin (Output) và xử lý
thông tin của phần mềm. Hệ thống này gồm có máy chủ (server), máy khách
(client), máy quét (scanner), máy in (printer) được liên kết với nhau trong
mạng LAN hay Internet
b. Phần mềm

Đi kèm với hệ thống thiết bị trong GIS ở trên là một hệ phần mềm có tối
thiểu 4 nhóm chức năng sau đây:
Nhập thông tin không gian và thông tin thuộc tính từ các nguồn khác nhau.

15


Lưu trữ, điều chỉnh, cập nhật và tổ chức các thông tin không gian và
thông tin thuộc tính.
Phân tích biến đổi thông tin trong cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết các bài
toán tối ưu và mô hình mô phỏng không gian - thời gian.
Hiển thị và trình bày thông tin dưới các dạng khác nhau, với các biện
pháp khác nhau.
Phần mềm được phân thành ba lớp: hệ điều hành, các chương trình tiện
ích đặc biệt và các chương trình ứng dụng.
c. Dữ liệu
Thành phần quan trọng của hệ thống thông tin địa lý là dữ liệu. Dữ liệu
địa lý và những dữ liệu bảng biểu liên quan có thể thu thập hoặc mua từ
những nhà cung cấp dữ liệu. Hệ thống thông tin địa lý sẽ tích hợp trong hệ
thống quản trị dữ liệu nhằm tổ chức và duy trì dữ liệu không gian và thuộc
tính. Khi tiến hành phân tích không gian, người dùng phải có các kỹ năng lựa
chọn và sử dụng công cụ từ các hộp công cụ hệ thống thông tin địa lý và
những kiến thức sâu sắc về các dữ liệu sử dụng.
d. Con người
Con người quản lý hệ thống và phát triển các dự án nhằm ứng dụng hệ
thống thông tin địa lý để nghiên cứu các vấn đề thực tế. Người sử dụng gồm
chuyên viên kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, người sử dụng nó để trợ
giúp thực hiện những công việc hàng ngày.
e. Phương pháp
Những phương pháp thực hiện sẽ quyết định sự thành công của một dự án

hệ thống thông tin địa lý, tùy thuôc vào những kế hoạch thiết kế, luật lệ chuyển
giao vv…
2.1.3.3. Thực trạng ứng dụng GIS vào lĩnh vực đất đai
Trong lĩnh vực Tài nguyên & môi trường, từ cuối những năm 1980, GIS đã
được giới thiệu vào lĩnh vực giám sát tài nguyên môi trường thông qua dự án
hợp tác quốc tế. Hệ thống GIS chủ yếu vẫn hoạt động độc lập riêng biệt, chưa có
sự liên kết khớp nối liên ngành. Bộ Tài nguyên và môi trường đã ban hành một
số văn bản quy định liên quan đến hệ thống ký hiệu và quy chuẩn trong việc thể
hiện bản đồ; tuy nhiên đây mới chỉ là quy chuẩn ngành.
16


Sự ra đời của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một bước tiến hết sức to
lớn trên con đuờng đưa các ý tuởng và kết quả nghiên cứu địa lý, cách tiếp cận
hệ thống theo quan điểm địa lý học hiện đại vào cuộc sống. Ngày nay, GIS được
ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến địa lý như: thành lập
bản đồ, phân tích dữ liệu không gian đánh giá tài nguyên đất, xây dựng, quy
hoạch đô thị và nông thôn. GIS đuợc sử dụng trong rất nhiều ngành kỹ thuật
trong đó có ngành địa chính.
Nhìn chung, việc ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là hệ thống
thông tin địa lý (GIS) trong công tác quản lý thông tin kiến trúc, quy hoạch hỗ
trợ phát triển đô thị còn hạn chế. Do vậy, công tác quản lý dữ liệu ngành hiện tại
chưa đạt hiệu quả cao, việc cập nhật, theo dõi các hoạt động, tra cứu thông tin
khi cần thiết là một vấn đề khó khăn. Ngoài ra, tại cơ quan Trung ương Bộ Xây
dựng cũng chưa có một đơn vị nào có vai trò là trung tâm tích hợp dữ liệu với
vai trò tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quy hoạch nói riêng hay dữ liệu
ngành xây dựng nói chung.
2.1.4. Mô hình hoá trong nghiên cứu cơ cấu đất đai phục vụ công tác quy
hoạch sử dụng đất
2.1.4.1. Khái niệm mô hình

Mô hình là sự đơn giản hóa hiện thực một cách có chủ định. Nó cho phép
nhà nghiên cứu bỏ qua các mặt thứ yếu để tập trung vào phương diện chủ yếu,
có ý nghĩa quan tọng đối với vấn đề nghiên cứu.
Mô hình là một cấu trúc mô tả hình ảnh đã được tối giản hóa theo đặc điểm
hoặc diễn biến của một đối tượng, hiện tượng, khái niệm hoặc một hệ thống.
Mô hình có thể là một hình ảnh hoặc một vật thể thu nhỏ hoặc phóng đại,
hoặc chỉ làm gọn bằng một phương trình toán học, một công thức vật lý, một
phần mềm tin học để mô tả một hiện tượng thực tế mang tính điển hình [18].
Theo nghĩa hẹp, mô hình là mẫu, tiêu chuẩn. Dựa vào đó để tạo ra sản
phẩm hàng loạt. Mô hình còn được hiểu là thiết bị, cơ cấu tái hiện hay bắt chước
cấu tạo và hoạt động của cơ cấu khác (của nguyên mẫu hay cái được mô hình
hoá) vì mục đích khoa học và sản xuất. Theo nghĩa rộng, mô hình là hình ảnh
(hình tượng, sơ đồ, sự mô tả, ...) ước lệ của một khách thể hay một hệ thống các
khách thể, các quá trình hoặc hiện tượng [4].
Như vậy, có thể định nghĩa mô hình là một cấu trúc mô tả hình ảnh đã được
tối giản hóa theo đặc điểm hoặc diễn biến của một đối tượng, một hiện tượng,
17


một khái niệm hoặc một hệ thống nó có thể là một hình ảnh hoặc một vật thể
được thu nhỏ hoặc phóng đại, hoặc chỉ làm gọn bằng một phương trình toán học,
một công thức vật lý, một phần mềm tin học để mô tả một hiện trạng thực tế
mang tính điển hình [14].
2.1.4.2. Khái niệm mô hình hóa
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (Tập II, 2002), mô hình hóa
được hiểu là sự tái hiện những đặc trưng của một khách thể nào đó dựa trên
khách thể khác tương tự được xây dựng lên để phục vụ cho việc nghiên cứu,
khách thể khác ấy gọi là mô hình.
Tóm lại, mô hình hoá là một khoa học về cách mô phỏng, giản lược các
thông số thực tế nhưng vẫn diễn tả được tính chất của từng thành phần trong mô

hình. Mô hình không hoàn toàn là một vật thể hiện thực nhưng nó giúp cho
chúng ta hiểu rõ hơn hệ thống thực tế [4].
2.1.4.3. Mô hình hóa không gian
Mô hình hóa không gian (Spatial modeling): Là quá trình mô hình hóa sử
dụng những thông tin không gian làm dữ liệu đầu vào. Thông qua thuộc tính của
các dạng dữ liệu, khái quát hóa và mô phỏng thế giới thực dựa trên các hàm toán
cụ thể. Với lợi thế về mô phỏng thông tin không gian, kết quả của quá trình mô
hình hóa không gian sẽ cho hình ảnh trực quan cũng như quy luật vận động, thay
đổi của một đối tượng nhất định trong thực tế [18].
2.1.4.4. Các loại mô hình hóa không gian
Nói chung, có hai loại mô hình: phần cứng và toán học. Mô hình phần cứng
đại diện cho các tình huống công việc thực tế như các phiên bản thu nhỏ. Mô
hình này được áp dụng khi không thể sử dụng toán học do sự phức tạp, không
chắc chắn hoặc thiếu hiểu biết. Ngược lại, các mô hình toán học phổ biến hơn
nhiều, trong đó được sử dụng để thể hiện các trạng thái và tỷ lệ thay đổi dựa trên
các quy tắc toán học. Vì thế, mô hình toán học có thể bao gồm từ các phương
trình đơn giản đến phức tạp mã phần mềm với các phương trình và quy tắc khác
nhau trên các khu vực thời gian và không gian riêng biệt. Loại mô hình này có
thể tách thành dựa trên kinh nghiệm, khái niệm hoặc vật lý. Trong các mô hình
thực nghiệm, chỉ các hành vi được quan sát giữa các biến được mô tả bởi hàm
toán học đơn giản nhất trong đó các định luật vật lý hoặc giả định về mối quan
hệ giữa các biến trên cơ sở quan sát không được xem xét.

18


Do đó, các mô hình thực nghiệm dự đoán tốt hơn nhiều so với giải thích và
có khả năng khái quát hóa dữ liệu. Các mô hình khái niệm mô tả hành vi tương
tự, nhưng dưới các giá trị khác nhau của tham số, cho thấy mối quan hệ được
quan sát giữa biến. Điều này có nghĩa là các mô hình khái niệm có độ sâu giải

thích lớn hơn một chút nhưng không chung chung như mô hình thực nghiệm.
Các mô hình dựa trên vật lý được dựa trên khấu trừ các nguyên tắc vật lý và tạo
ra kết quả. Những mô hình có xu hướng tốt năng lực giải thích nhưng năng lực
dự đoán thấp và thường cần được hiệu chỉnh để chống lại quan sát. Trong trường
hợp chúng không được hiệu chuẩn cao cho dữ liệu quan sát và có một cấu trúc
phù hợp và linh hoạt, các mô hình dựa trên vật lý có thể khái quát tốt hơn mô
hình thực nghiệm.
2.2. Cơ sở thực tiễn các vấn đề nghiên cứu
Do mối quan hệ tương tác phức tạp của các yếu tố (kinh tế, xã hội và tài
nguyên, môi trường) chưa được xem xét, đánh giá một cách khoa học và toàn
diện nên việc xây dựng chính sách, chiến lược khả thi chưa đạt được hiệu quả
mong muốn. Mô hình hóa được coi là một công cụ hiệu quả, có thể giúp kiểm
tra, đánh giá những tác động về kinh tế, sinh thái và môi trường của các chính
sách khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, từ đó, xây
dựng các phương án, đề xuất, định hướng thích hợp. Việc nghiên cứu khả năng
ứng dụng mô hình hóa trong dự báo biến động, xu thế tài nguyên và môi trường
không chỉ có ý nghĩa khoa học về phát triển công cụ dự báo mới trong trong lĩnh
vực tài nguyên, môi trường mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong phục vụ, hoạch
định các chính sách, chiến lược hiệu quả lâu dài.
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Việc ứng dụng mô hình hoá vào công tác quy hoạch sử dụng đất hiện nay
rất phổ biến trên toàn thế giới. Hiện nay, hệ thống thông tin địa lý (GIS) là công
cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác thực hiện quá trình mô hình hóa, hiệu quả đem
lại tốt và chính xác. Ngày ngay việc nghiên cứu thường được thực hiện qua hình
ảnh vệ tinh với độ phân giải cao.
Tại Nhật Bản, ứng dụng GIS đã được áp dụng rất phổ biến trong mọi lĩnh
vực. Những năm 70, các nghiên cứu tập trung vào xây dựng hệ thống thông tin
khu vực, thông tin đô thị, hệ thống thông tin về sử dụng đất, mạng lưới hạ tầng
kỹ thuật đô thị. Những năm 80, triển khai ứng dụng vào công tác quản lý tại địa
phương (quy hoạch, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đô thị…), nghiên cứu nâng

cao và chuyên sâu vào hệ thống thông tin đô thị. Những năm 90, áp dụng vào đa
19


ngành, liên ngành (nông nghiệp, khảo cổ, khoa học trái đất, giao thông, quy
hoạch xây dựng, quản lý đất đai, giáo dục). Nhật Bản đã ứng dụng GIS trong
công tác quản lý và quy hoạch xây dựng từ cấp Chính phủ đến các Bộ, ngành
liên quan và công tác đào tạo quy hoạch trong các trường đại học.
Tại Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada), Mỹ là một trong những nước đi đầu về
công nghệ GIS, hệ thống dữ liệu quốc gia được xây dựng rất hoàn chỉnh dựa
trên hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. GIS đã được phát triển ở khắp các
lĩnh vực liên quan đến không gian lãnh thổ như: môi trường (lâm nghiệp, hải
dương học, địa chất học, khí tượng thuỷ văn…); hành chính - xã hội (nhân khẩu
học, quản lý rủi ro, an ninh…); kinh tế (nông nghiệp, khoáng sản, dầu mỏ, kinh
doanh thương mại, bất động sản, giao thông vận tải, bưu điện…); đa ngành liên
ngành (trắc địa, quản lý đất đai, quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, thuế bất
động sản…). Đã có nhiều phần mềm GIS của Mỹ được lập và sử dụng tại nhiều
nước trên thế giới như: ESRI, Integraph, MapInfo, Autodesk; phần mềm GIS
của Mỹ chiếm thị phần lớn nhất trên thế giới.
Tại Pháp, các lĩnh vực ứng dụng công nghệ GIS như: Dịch vụ công (quy
hoạch lãnh thổ quốc gia, địa chính, lãnh thổ địa phương, dân số học, hạ tầng xã
hội, giáo dục, quốc phòng…), tiếp vận (hàng không, tối ưu hóa hành trình tuyến
đường…); môi trường/tài nguyên (nông nghiệp, địa chất, quản lý đất…); bất
động sản (kiến trúc, xây dựng, quản lý di sản…); hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát
nước, cấp điện, quản lý mạng lưới, gas, thông tin liên lạc…); thị trường (bảo
hiểm, ngân hàng, thương mại…); xã hội, tiêu dùng (xuất bản, y tế, du lịch).
Trong quy hoạch phát triển đô thị, GIS được áp dụng thành công trong quy
hoạch lãnh thổ quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch đô thị do có nền tảng dữ
liệu quốc gia phong phú, nền chuẩn quốc gia - địa hình, địa chính, bản đồ không
ảnh, số liệu thống kê và nhiều chuyên ngành khác.

Tại Hàn Quốc, GIS đã được áp dụng vào hầu hết mọi lĩnh vực trên cả nước.
Hàn Quốc đã triển khai xây dựng hệ thống GIS quốc gia chia thành 03 giai
đoạn: 1995 - 2000, 2001 - 2005 và 2006 - 2010 với tổng mức đầu khoảng 2 tỷ
USD nhằm tập trung vào các mục tiêu: xây dựng nền tàng cơ sở (bản đồ địa hình
toàn quốc, địa chính, dữ liệu phi không gian…); xây dựng hạ tầng dữ liệu không
gian (khung dữ liệu quốc gia, ngân hàng dữ liệu, phát triển công nghệ GIS, xây
dựng tiêu chuẩn quốc gia, đào tạo chuyển giao công nghệ…); xây dựng hệ thống
ứng dụng đa ngành (hệ thống quản lý thông tin đất đai, hệ thống quản lý thông
tin quy hoạch, hệ thống quản lý thông tin kiến trúc…); đang phát triển hệ thống
20


nâng cao (thành phố thông minh-U-city, tối ưu hóa ứng dụng nâng cao, hệ thỗng
hỗ trợ quyết sách quy hoạch…).
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin về quản lý đất đai, quản lý
xây dựng trong các cơ quan quản lý chuyên ngành nói chung chưa được triển
khai đồng bộ. Hầu hết chỉ áp dụng công nghệ tin học trong một số công việc kỹ
thuật cụ thể hoặc một vài khâu trong mắt xích điều hành mà chưa mang tính chất
là một hệ thống điều hành và quản lý.
Từ năm 1995, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập dự án Hệ thống
thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường,
tạo điều kiện cho nhiều cơ quan trong cả nước tiếp cận với công nghệ thông tin
địa lý (GIS). Hàng năm công nghệ GIS đều được Bộ Khoa học và Công nghệ
xác định là một trong những nội dung nghiên cứu ứng dụng phục vụ nghiên cứu
chuyên ngành và hiện đại hóa quản lý nhà nước.
Với chức năng phân tích không gian, GIS cho phép đánh giá những
thay đổi của sử dụng đất và lớp phủ theo những khoảng thời gian khác
nhau. Đồng thời GIS có thể liên kết những thông tin này với các dữ liệu về
kinh tế, xã hội... Từ đó có thể xác định được tác động của các yếu tố đến

biến động sử dụng đất và thấy được đâu là nguyên nhân chính thúc đẩy quá
trình biến. Hiện nay công nghệ thông tin là một phần không thể thiếu cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
nhiều lĩnh vực khác nhau đã mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là như ứng dụng
GIS và mô hình hóa vào đất đai, môi trường…
Mô hình hóa dần trở thành một công cụ cần thiết trong việc mô phỏng các
biến đổi, các diễn biến trong tương lai, từ đó chúng ta có thể đưa ra những giải
pháp phù hợp cho qua trình phát của đất nước, một số đề tài đã được thực hiện
như của tác giả Trần Hồng Thái về ứng dụng mô hình MIKE 21 FM mô phỏng
chất lượng nước ven khu vực biển Đình Vũ; ứng dụng phương pháp GIS và mô
hình hóa môi trường vào đánh giá tác động môi trường; nghiên cứu kinh nghiệm
quốc tế về ứng dụng mô hình hóa trong dự báo biến động tài nguyên và môi
trường để đưa ra các phương án đề xuất, đề tài nghiên cứu mức độ cao hơn, phù
hợp thực tiễn của Việt Nam.
Ngoài việc sử dụng mô hình hóa để đánh tác động về môi trường, chúng
còn được ứng dụng trong các lĩnh vực giao thông, xây dựng như: ứng dụng mô
21


hình hóa thông tin công trình trong đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác hạ
tầng giao thông; Ứng dụng mô hình hóa thông tin xây dựng trong triển khai dự
án cầu và ứng dụng mô hình Faustmann trong quản lý rừng trồng.
Nhìn chung trong công tác đánh giá biến động đất đai hiện nay tại Việt
Nam, ứng dụng công nghệ GIS mới chỉ được sử dụng trong các nghiên cứu khoa
học. Tại các địa phương, nhiều nơi vẫn tiến hành đánh giá biến động đất đai
bằng phương pháp thủ công, gây mất thời gian, công sức, khó cập nhật biến
động nhanh chóng, kịp thời.
2.3. Một số đề tài nghiên cứu có liên quan
Với tình hình công nghệ thông tin phát triển nhanh như hiện nay thì việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đánh giá biến động hay mô phỏng quá

trình sử dụng đất hiện nay đã trở nên phổ biến, dưới đây là một số đề tài có liên
quan:
Đề tài “Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu sử dụng
đất nông nghiệp khu vực Đông Anh - Hà Nội” của tác giả Trịnh Thị Hoài Thu đã
chiết tách thông tin sử dụng đất theo phương pháp phân loại mờ tiếp cận đối
tượng thông qua việc so sánh hàm liên thuộc của tập mẫu lựa chọn chỉ số đặc
trưng cho từng lớp sử dụng đất với mức độ chồng phủ bằng 0. Đây là phương
pháp phân loại được đánh giá có nhiều ưu điểm và có độ chính xác cao trong
phân loại ảnh viễn thám. Ngoài thông tin về phổ trên ảnh, đề tài còn sử dụng
thêm các các thông tin phổ và thông tin hình học bổ sung cho việc chiết tách. Đề
tài cũng đã lượng hóa được các tác động của đô thị hóa đến sử dụng đất nông
nghiệp thông qua các phương pháp thống kê và mô hình hóa không gian mạng
lưới nơ-tron. Theo tác giả, phương pháp phân tích hồi quy không gian xác định
được các yếu tố kinh tế - xã hội và yếu tố tự nhiên liên quan đến đô thị hóa tác
động và biến động sử dụng đất cơ cấu nông nghiệp tại Đông Anh - Hà Nội [16].
Đề tài “Detecting and Modeling the Changes of Land Use/Cover for Land
Use Planning in Da Nang City, Viet Nam” của tác giả Nguyễn Hoàng Khánh
Linh đã đánh giá sự thay đổi sử dụng đất/lớp phủ bề mặt dưới tác động của đô
thị hóa bằng cách sử dụng chuỗi ảnh viễn thám đa thời gian từ năm 1979-2009.
Tác giả đã phân tích được sự thay đổi cảnh quan đô thị tại thành phố Đà Nẵng
trong suốt 3 thập kỷ với các chỉ số về độ đo cảnh quan và xác định được các
nguyên nhân cơ bản làm thay đổi sử dụng đất của thành phố Đà Nẵng là do sự
gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế mà đặc biệt là do tốc độ tăng trưởng GDP
hằng năm tập trung chủ yếu vào khu vực Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ.
22


Nghiên cứu cũng đã mô phỏng sự thay đổi sử dụng đất/lớp phủ bề mặt của thành
phố Đà Nẵng trong tương lại giai đoạn 2009-2030 với ba kịch bản phát triển khác
nhau là kịch bản “phát triển bình thường”, “phát triển tích cực” và kịch bản “phát

triển tối ưu”. Tất cả các kịch bản này đều cho thấy sự gia tăng diện tích đất đô thị
và giảm diện tích đất nông nghiệp, đất trống và cây bụi. Theo nghiên cứu của tác
giả, diện tích đất đô thị thành phố Đà Nẵng vào năm 2030 lớn nhất ứng với kịch
bản “phát triển tích cực” và thấp nhất ứng với kịch bản “phát triển tối ưu” [10].
Đề tài “Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch phát triển
cây cao su tiểu điền tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” của các tác giả Huỳnh
Văn Chương, Vũ Trung Kiên và Lê Thị Thanh Nga đăng trên TẠP CHÍ KHOA
HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 7-17 với quá trình
nghiên cức các tác giả đã chỉ ra được diện tích tại huyện Hải
Lăng có thể chuyển sang trồng cây lâu năm. Nhưng trong diện
tích đất tại địa phương thì chỉ có một phần diện tích đất có thể
đưa vào trồng cây cao su, chủ yếu là các loại đất thích nghi
trung bình và ích thích nghi. Đề tài đã góp phần xác định được
từng khu vực, xác định được các loại đất thích hợp cho qua việc
trồng cao su tại địa bàn [3].
Đề tài “Đánh giá biến động sử dụng đất bằng công nghệ ảnh viễn thám tại
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” của tác giả Đinh Vũ Long nhìn chung đều đã
đánh giá được biến động sử dụng đất và ảnh hưởng của nó đến tình hình đất đai
tại khu vực nghiên cứu. Với quá trình nghiên cứu gần 1 thập kỷ giai đoạn từ
2005-2016 đã cho thấy sự biến động mạnh mẽ giữa các loại đất với nhau. Trong
đó đặc biệt đã chỉ rõ ra sự thay đổi giữa từng loại đất cụ thể với nhau và chỉ ra
nguyên thay đổi đó chính là do sự đô thị hóa tăng nhanh, sự phát triển của các
khu du lịch tại khu vực, làm do diện tích đất cũng thay đổi một cách nhanh
chống. Với quá trình nghiên cứu sử dụng ảnh với chất lượng cao đã chỉ ra một
cách chính xác sự đổi của bề mặt đất đai [11].
Qua các đề tài nghiên cứu đã được nói trên, cho thấy ngày
nay việc ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng, mô phỏng một
phương án quy hoạch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của khu
vực nghiên cứu trển nên phổ biến hơn. Tuy nhiên đối với việc
thực hiện đánh giá tình hình đất đai phục vụ quy hoạch tại

huyện Bố Trạch mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá lớp phủ bề mặt,
nên việc thực hiện một đề tài về mô hình hóa cơ cấu đất đai
23


phục vụ cho công tác quy hoạch là rất cần thiết ngay trong lúc
này. Mô hình hóa giúp đánh giá được khả năng thích ứng của
đất đai đối điều kiện tự nhiên – kinh tế và xã hội; giúp phục vục
tốt cho công tác quy hoạch trên địa bàn huyện.

24


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI
DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là:
- Toàn bộ quỹ đất tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Mô hình Dyna-CLUE mô hình mô phỏng thay đổi sử dụng đất.
3.2. Phạm vị nghiên cứu
Phạm vi không gian: khu vực nghiên cứu là huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Phạm vi thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 05
năm 2019.
Phạm vi số liệu thu thập: Các số liệu, dữ liệu về tình hình sử dụng đất
huyện Bố Trạch năm từ năm 2005 đến năm 2018; Các loại bản đồ: Bản đồ hiện
trạng sử dụng đất các năm 2005, 2010, 2015 với tỷ lệ là 1:25000.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Khái quát tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình.

Thực trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình.
Đánh giá biến động cơ cấu sử dụng đất tại địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình.
Mô hình hóa sử dụng đất tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Đưa ra các giải pháp, kiến nghị để thực hiện tối ưu, hiệu quả của công tác
quy hoạch sử dụng đất tại địa phương.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp dùng để thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan
đến đề tài tại tại các cơ ban trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình như:
Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Bố
Trạch, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bố Trạch:
25


×