Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu bệnh do Streptococcus iniae gây ra trên cá chẽm (Lates calcarifer) và biện pháp phòng bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯƠNG THỊ HOA

NGHIÊN CỨU BỆNH DO Streptococcus iniae
GÂY RA TRÊN CÁ CHẼM (Lates calcarifer)
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mã ngành 9620301

Cần Thơ, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯƠNG THỊ HOA

NGHIÊN CỨU BỆNH DO Streptococcus iniae
GÂY RA TRÊN CÁ CHẼM (Lates calcarifer)
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mã ngành 9620301

Cán bộ hướng dẫn
PGS. TS. ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH



Cần Thơ, 2019


LỜI CẢM TẠ
Kính gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học
Nông Lâm – Đại học Huế, Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy sản và Bộ môn Bệnh
thủy sản đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình đào tạo tiến
sĩ tại Trường Đại học Cần Thơ.
Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo Khoa Sau đại học, Ban
chủ nhiệm Khoa Thủy sản, quý Thầy, Cô Khoa Thủy sản và Bộ môn Bệnh học
Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập,
nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn và hoàn thành chương trình học
trong thời gian qua.
Trân trọng cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế và dự án
VLIR - Network – Việt Nam đã hỗ trợ nguồn kinh phí giúp tôi hoàn thành
chương trình đào tạo tiến sĩ.
Đặc biệt, xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Đặng Thị Hoàng Oanh đã dành
thời gian quý báu, luôn sẵn sàng hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô và các anh, chị, em trong Khoa
Thủy sản và Bộ môn Bệnh Thủy sản Trường Đại học Nông Lâm – Đại học
Huế đã giúp đỡ, chia sẽ những khó khăn, khuyến khích và động viên tôi hoàn
thành chương trình học; đặc biệt, xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Ngọc
Phước đã luôn sẵn sàng hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu khoa học.
Và xin cảm ơn tất cả các bạn nghiên cứu sinh và các em sinh viên đã
luôn hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, xin trân trọng biết ơn gia đình và người thân đã dành cho tôi
tất cả tình yêu và sự ủng hộ để tôi có đủ nghị lực hoàn thành chương trình học.

Xin trân trọng cảm ơn tất cả!
TRƯƠNG THỊ HOA

i


TÓM TẮT
Streptococcus iniae là một trong những tác nhân vi khuẩn gây bệnh phổ
biến trên động vật thuỷ sản đặc biệt trên các loài cá nuôi ở nước mặn, lợ, ngọt.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm: (i) xác định đặc điểm gây bệnh của vi
khuẩn S. iniae trên cá chẽm; (ii) tuyển chọn các chủng vi khuẩn lactic phân lập
từ ruột cá dìa, chẽm, rô phi có tính đối kháng với vi khuẩn S. iniae và (iii) xác
định một số chỉ tiêu huyết học và khả năng ức chế vi khuẩn S. iniae của huyết
thanh cá chẽm khi có sử dụng vi khuẩn lactic.
Kết quả nghiên cứu đã phân lập được 42 chủng vi khuẩn từ 87 mẫu cá
chẽm bị bệnh xuất huyết và định danh là S. iniae bằng phương pháp sinh hóa,
khuếch đại đoạn gen đặc hiệu và giải trình tự đoạn gen được khuếch đại. Kết
quả gây bệnh thực nghiệm 2 chủng S. iniae HTA1 và HTA3 trên cá chẽm
giống xác định giá trị LD50 của 2 chủng HTA1 và HTA3 lần lượt là 1,9x105
CFU/mL và 1,5x105CFU/mL. Sau 48 giờ cảm nhiễm với 2 chủng HTA1 và
HTA3, cá chẽm có dấu hiệu bơi lờ đờ trên mặt nước, xuất huyết trên da và gốc
vây, mắt lồi và xuất huyết. Sau 72 giờ, cá bắt đầu chết và tỉ lệ chết tích lũy cao
nhất sau 8 ngày là 76,7% (chủng HTA1) và 80% (chủng HTA3). Trong khi đó
ở lô đối chứng, cá không thể hiện dấu hiệu bệnh lý, không chết và không tái
phân lập được vi khuẩn S. iniae. Kết quả nghiên cứu mô học cá chẽm cảm
nhiễm S. iniae trong điều kiện thực nghiệm cho thấy vi khuẩn S. iniae gây xuất
huyết và hoại tử trên các mô gan, thận, lách và não cá.
Tổng cộng có 61 chủng vi khuẩn lactic được phân lập từ ruột cá rô phi,
chẽm và dìa thu tại Thừa Thiên Huế. Các chủng vi khuẩn này đều là vi khuẩn
Gram dương, hình que hoặc hình cầu, không hình thành bào tử, không di

động, phản ứng catalase và oxidase âm tính, có khả năng phân giải CaCO3 và
không làm tan chảy gelatin. Trong 61 chủng vi khuẩn lactic có 28 chủng có
khả năng kháng S. iniae, trong đó 3 chủng C21, D1 và D7 có khả năng kháng
mạnh. Kết quả định danh 3 chủng C21, D1 và D7 bằng phương pháp khuếch
đại đoạn gen đặc hiệu và giải trình tự đoạn gen được khuếch đại, xác định 3
chủng trên là Lactobacillus fermentum.
Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn L. fermentum
vào thức ăn đến các chỉ tiêu huyết học và khả năng kháng S. iniae của huyết
thanh cá chẽm được bố trí với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp. Nghiệm thức đối
chứng âm (NT 1): Không bổ sung vi khuẩn L. fermentum vào thức ăn và
không cảm nhiễm vi khuẩn S. iniae vào xoang bụng cá; Nghiệm thức đối
chứng dương (NT 2): Không bổ sung vi khuẩn L. fermentum vào thức ăn và
ii


cảm nhiễm vi khuẩn S. iniae vào xoang bụng cá sau 14 ngày thí nghiệm với
liều tiêm là 1,9x105 CFU/mL/cá; Nghiệm thức thí nghiệm 1 (NT 3): Bổ sung
vi khuẩn L. fermentum vào thức ăn, mật độ 109 CFU/g thức ăn và không cảm
nhiễm vi khuẩn S. iniae; Nghiệm thức thí nghiệm 2 (NT 4): Bổ sung vi khuẩn
L. fermentum vào thức ăn, mật độ 109 CFU/g thức ăn và cảm nhiễm vi khuẩn
S. iniae vào xoang bụng cá sau 14 ngày cho ăn với liều tiêm là 1,9x105
CFU/mL/cá. Tỷ lệ sống của cá được theo dõi ngay sau khi cảm nhiễm S. iniae
đến 14 ngày sau cảm nhiễm. Các chỉ tiêu huyết học và khả năng kháng S. iniae
của huyết thanh cá chẽm được đánh giá vào 1, 14, 21 và 28 ngày thí nghiệm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đến ngày thứ 14 (trước khi gây cảm nhiễm S.
iniae) số lượng tế bào hồng cầu và tổng bạch cầu của cá ở NT 3 và NT 4 cao
hơn so với NT 1 và NT 2 (p<0,05). Đến ngày thứ 28 (sau khi gây cảm nhiễm
S. iniae), số lượng hồng cầu của cá ở NT 2 thấp hơn so với NT 4 (p<0,05); số
lượng tổng bạch cầu của cá ở NT 2, NT 3 và NT 4 cao hơn NT 1 (p<0,05).
Khả năng ức chế vi khuẩn S. iniae của huyết thanh cá chẽm ở NT 4 cao hơn có

ý nghĩa thống kê so với NT 1 và NT 2 (p<0,05). Kết quả xác định hoạt tính
lysozyme của huyết thanh cá chẽm cho thấy ở NT 3 và NT 4, sau 14 ngày bổ
sung L. fermentum vào thức ăn, hoạt tính lysozyme cao hơn và khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05) so với NT 1 và NT 2. Sau khi cảm nhiễm S. iniae ở
NT 2 và NT 4, hoạt tính lysozyme ở NT 4 cao hơn nhưng không khác biệt có
ý nghĩa thống kê so với NT 2 (p>0,05). Tỷ lệ sống của cá sau 14 ngày cảm
nhiễm S. iniae, ở NT 2 và NT 4 lần lượt là 23,7% và 52,3%. Tỷ lệ bảo hộ khi
bổ sung L. fermentum vào thức ăn là 37,5%.
Từ khóa: Cá chẽm (Lates calcarifer), huyết học, Lactobacillus
fermentum, Streptococcus iniae

iii


ABSTRACT
Streptococcus iniae is one of the most popular bacterial pathogens in
aquatic animals, especially in marine, brackish and freshwater farmed fish.
This study aimed to: (i) determine the pathogenic characteristics of
Streptococcus iniae on barramundi; (ii) isolate and select the lactic acid
bacteria recovered from the intestinal tracts of rabbit fish, barramundi, tilapia
which antagonistic to S. iniae; and (iii) determine the haematological
charateristics and the antagonistic activities of barramundi serum to S. iniae
when lactic acid bacteria added.
The results showed that 42 bacterial isolates from 87 infected barramundi
samples were recovered and identifed as S. iniae via biochemical tests,
specific 16S rRNA amplification and sequencing. The results of challenged
tests of 2 isolates S. iniae HTA1 and HTA3 on barramundi indicated the LD50
of 2 isolates HTA1 and HTA3 were 1.9x105 CFU/mL and 1.5x105 CFU/mL,
respectively. After 48h challenged with the HTA1 or HTA3 strains by i.p
injection, fish showed the typical clinical signs of diseases such as anorexia,

haemorrhagic on body and fins as well as exophthalmia and haemorrhagic on
eyes. After 48h i.p injection challenged, the mortality was observed. The
cumulative mortality was the highest at 8 days post challenged, accounted for
76.7% (HTA1 isolate) and 80% (HTA3 isolate). Fish was healthy and no
mortality was observed in the control group, as well as no S. iniae were
recovered. Necrosis and haemorhagic were observed in liver, kidney, spleen
and brain in S. iniae infected barramundi under experimental condition.
A collection of 61 lactic acid bacterial isolates were recovered from the
intestinal tracts of rabbit fish, barramundi, tilapia in Thua Thien Hue province.
All isolates were Gram positive, rod or cocci-shaped bacterium, no spore
formation, non-mobile, negative for catalase and oxidase, CaCO3 degration
and no gelatin liquidation. Within the collection of these 61 lactic acid
bacterial isolates, 28 isolates antagonistic to S. iniae, especially, the 3 isolated
of C21, D1 and D7 showed strong antagonistic activity to S. iniae. The 3
isolated of C21, D1 and D7 were identified via specific 16S rRNA
amplification and sequencing. The results showed that they are Lactobacillus
fermentum.
The experiment to determine the effect of L. fermentum supplement to
the barramundi diet to the haematology profile and the antagonistic ability of
iv


barramundi serum to S. iniae were designed in 4 treatments with triplicates.
The negative control (NT 1): no L. fermentum supplement to the barramundi
diet and no S. iniae i.p injection. The positive control (NT 2): no L. fermentum
supplement to the barramundi diet and S. iniae i.p injection to the barramundi
cavity after 14 days with the dose of 1.9x105 CFU/mL/fish. The treatment 1
(NT 3): L. fermentum supplement to the barramundi diet at 109 CFU/g in feed
and no S. iniae i.p injection. The treatment 2 (NT 4): L. fermentum supplement
to the barramundi diet at 109 CFU/g in feed for 14 days before i.p injection to

the barramundi with the dose of 1.9x105 CFU S. iniae /mL/fish. Blood
samples were colleted on day 1, 14, 21 and 28 for hamatological analysis and
the ability of fish serum collected to identify the against of S. iniae. The results
showed that the number of reb blood cells and total white blood cells of fish in
NT 3 and NT 4 on day 14 (before challenged to S. iniae) were significantly
higher than those from NT 1 and NT 2 (p<0.05). After challenged to S. iniae,
the number of reb blood cells of fish in NT 4 was significantly higher than that
from NT 2 on day 28; the number of total white blood cells of fish in NT 2,
NT 3 and NT 4 were significantly higher than those from NT 1 on day 28
(p<0.05). The antagonistic ability of barramundi serum to S. iniae from NT 4
was significantly higher than those from NT 1 and NT 2 (p<0.05). The
lysozyme activity of fish in NT3 and NT 4 treatments were significantly
higher than those in NT 1 and NT 2 treatments (p<0.05). The lysozyme
activity of fish in NT 4 treatment was not significantly higher than those in NT
2 treatment (p>0.05). The survival rate of fish in NT 2 and NT 4 treatments
were 23.7% and 52.3%, respectively. The relative percentage of survival with
L. fermentum supplement to the barramundi diet was 37.5%.
Keywords: Barramundi, haematology, Lactobacillus fermentum,
Streptococcus iniae

v


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------------

LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất

cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 03 tháng 10 năm 2019
Người hướng dẫn

Nghiên cứu sinh

PGS.TS. ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH

vi

TRƯƠNG THỊ HOA


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i
TÓM TẮT .......................................................................................................... ii
ABSTRACT...................................................................................................... iv
LỜI CAM KẾT ................................................................................................. vi
MỤC LỤC ....................................................................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................... xi
DANH SÁCH HÌNH ...................................................................................... xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………….…..xv
Chương 1 GIỚI THIỆU .................................................................................. 1
1.1 Giới thiệu .................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3
1.4 Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 3
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................ 3
1.6 Điểm mới của luận án............................................................................... 4

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 5
2.1 Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới và Việt Nam .................................. 5
2.1.1 Trên thế giới ....................................................................................... 5
2.1.2 Ở Việt Nam ........................................................................................ 6
2.2 Một số bệnh thường gặp trên cá chẽm ..................................................... 8
2.2.1 Bệnh do virus ..................................................................................... 8
2.2.2 Bệnh do vi khuẩn ............................................................................... 9
2.2.3 Bệnh do ký sinh trùng ...................................................................... 10
2.3. Tổng quan về bệnh do vi khuẩn S. iniae trên cá ................................... 11
2.3.1. Tình hình dịch bệnh do vi khuẩn S. iniae trên cá ........................... 11
2.3.1.1 Trên thế giới .................................................................................. 11
2.3.1.2 Ở Việt Nam ................................................................................... 12
2.3.2 Đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh hóa của S. iniae ....................... 13
2.3.2.1 Hệ thống phân loại ..................................................................... 13
2.3.2.2 Đặc điểm hình thái ..................................................................... 13
2.3.2.3 Đặc điểm sinh lý và sinh hóa ..................................................... 15
2.3.3 Đặc điểm bệnh lý ............................................................................. 17

vii


2.3.4 Con đường lan truyền và xâm nhập của vi khuẩn S. iniae trên cá ... 20
2.3.5 Độc lực và cơ chế gây bệnh ............................................................. 21
2.3.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của vi khuẩn S. iniae
................................................................................................................... 22
2.3.7 Phương pháp chẩn đoán ................................................................... 23
2.3.8 Biện pháp phòng và trị bệnh ............................................................ 24
2.4 Hệ miễn dịch không đặc hiệu ở cá ......................................................... 26
2.4.1 Hàng rào vật lý ................................................................................. 26
2.4.2 Hàng rào hóa học ............................................................................. 27

2.4.3 Hàng rào tế bào ................................................................................ 27
2.5 Đặc điểm huyết học ở cá ........................................................................ 28
2.5.1 Hồng cầu .......................................................................................... 29
2.5.2 Bạch cầu ........................................................................................... 29
2.5.3 Tiểu cầu ............................................................................................ 30
2.6 Tình hình nghiên cứu sử dụng vi khuẩn lactic để phòng bệnh trên cá ... 31
2.6.1 Đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh hóa của vi khuẩn lactic ............ 31
2.6.2 Vai trò và cơ chế tác động của vi khuẩn lactic ................................ 34
2.6.3 Tình hình nghiên cứu sử dụng vi khuẩn lactic để phòng bệnh do vi
khuẩn gây ra trên cá .................................................................................. 36
2.6.3.1 Một số vi khuẩn lactic phân lập từ ruột cá có khả năng kháng vi
khuẩn gây bệnh trên cá .......................................................................... 36
2.6.3.2 Sử dụng vi khuẩn lactic để phòng bệnh trên cá…...…………..38
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………..……40
3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 40
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 40
3.3 Phương tiện nghiên cứu.......................................................................... 40
3.3.1 Dụng cụ và thiết bị ........................................................................... 40
3.3.2 Hóa chất và môi trường.................................................................... 41
3.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 42
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn S. iniae
trên cá chẽm .............................................................................................. 42
3.4.1.1 Phân lập và định danh vi khuẩn S. iniae gây bệnh xuất huyết trên cá
chẽm ....................................................................................................... 42

viii


3.4.1.2 Xác định khả năng gây bệnh thực nghiệm của vi khuẩn S. iniae
............................................................................................................... 48

3.4.1.3 Xác định đặc điểm mô bệnh học của cá chẽm cảm nhiễm S. iniae
............................................................................................................... 51
3.4.2 Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic từ ruột một số loài cá nước lợ
có khả năng ức chế vi khuẩn S. iniae ........................................................ 51
3.4.2.1 Phân lập các chủng vi khuẩn lactic từ ruột cá chẽm, cá dìa và cá rô
phi .......................................................................................................... 52
3.4.2.2 Xác định khả năng đối kháng với vi khuẩn S. iniae của vi khuẩn
lactic ....................................................................................................... 54
3.4.2.3 Định danh các chủng vi khuẩn lactic có khả năng đối kháng
mạnh với vi khuẩn S. iniae .................................................................... 54
3.4.3 Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của việc bổ sung chủng vi khuẩn
lactic vào thức ăn đến một số chỉ tiêu huyết học và khả năng ức chế vi
khuẩn S. iniae của huyết thanh cá chẽm ................................................... 55
3.4.3.1 Cá chẽm thí nghiệm ................................................................... 55
3.4.3.2. Chuẩn bị vi khuẩn thí nghiệm……………………………...…55
3.4.3.3 Bố trí thí nghiệm ........................................................................ 56
3.4.3.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu huyết học ........................... 57
3.4.3.5 Xác định khả năng ức chế vi khuẩn S. iniae của huyết thanh ... 59
3.4.3.6 Xác định hoạt tính lysozyme trong huyết thanh ........................ 59
3.4.3.7 Phương pháp xác định tỷ lệ sống của cá ................................... 60
3.5 Xử lý số liệu ........................................................................................... 60
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 61
4.1 Đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn S. iniae trên cá chẽm...................... 61
4.1.1 Kết quả phân lập vi khuẩn S. iniae trên cá chẽm ............................. 61
4.1.1.1 Kết quả phân lập vi khuẩn ......................................................... 61
4.1.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh hóa của các chủng vi khuẩn
gây bệnh xuất huyết trên cá chẽm ......................................................... 63
4.1.2 Khả năng gây bệnh thực nghiệm của S. iniae trên cá chẽm ............ 67
4.1.2.1 Kết quả xác định độc lực vi khuẩn ............................................ 67
4.1.2.2 Kết quả xác định LD50 của S. iniae trên cá chẽm.......................68

4.1.2.3 Kết quả gây bệnh thực nghiệm .................................................. 68

ix


4.1.2.4 Đặc điểm mô bệnh học của cá chẽm cảm nhiễm S. iniae ......... 71
4.2 Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng đối kháng vi khuẩn
S. iniae từ ruột một số loài cá nước lợ.......................................................... 77
4.2.1 Kết quả phân lập các chủng vi khuẩn lactic..................................... 77
4.2.2 Kết quả xác định khả năng đối kháng với vi khuẩn S. iniae của vi
khuẩn lactic ............................................................................................... 80
4.2.3 Kết quả định danh các chủng vi khuẩn lactic có khả năng đối kháng
mạnh với vi khuẩn S. iniae........................................................................ 82
4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung chủng vi khuẩn lactic vào thức ăn đến một
số chỉ tiêu huyết học và khả năng ức chế vi khuẩn S. iniae của huyết thanh
cá chẽm ......................................................................................................... 83
4.3.1 Kết quả xác định các chỉ tiêu huyết học của cá chẽm...................... 83
4.3.1.1 Số lượng hồng cầu trong máu cá chẽm ..................................... 83
4.3.1.2 Số lượng tổng bạch cầu trong máu cá chẽm…………………..86
4.3.1.3 Số lượng các loại bạch cầu trong máu cá chẽm ........................ 88
4.3.1.4 Số lượng tiểu cầu trong máu cá chẽm ....................................... 92
4.3.2 Khả năng ức chế vi khuẩn S. iniae của huyết thanh cá chẽm .......... 94
4.3.3 Hoạt tính lysozyme trong huyết thanh ............................................. 96
4.3.4 Tỷ lệ sống của cá .............................................................................. 97
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................... 100
5.1 Kết luận ................................................................................................ 100
5.2 Đề xuất.................................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 101
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 115


x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Lịch sử xuất hiện và đặc điểm phân bố của bệnh do S. iniae trên cá
ở trên thế giới ................................................................................................... 12
Bảng 2.2: Lịch sử xuất hiện và đặc điểm phân bố của bệnh do S. iniae trên cá
ở Việt Nam ....................................................................................................... 13
Bảng 2.3: Một số đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn S. iniae ............................. 16
Bảng 2.4. Một số giống vi khuẩn lactic và đặc điểm cơ bản để phân biệt các giống
.......................................................................................................................... 32
Bảng 2.5. Đặc điểm sinh hóa của một số loài thuộc giống Lactobacillus được
phân lập từ động vật thủy sản .......................................................................... 34
Bảng 2.6: Một số vi khuẩn lactic được phân lập từ ruột cá có khả năng kháng
vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản ....................................................... 37
Bảng 2.7: Một số vi khuẩn lactic được sử dụng trong nuôi cá nước lợ ........... 38
Bảng 3.1: Số mẫu cá chẽm bị bệnh xuất huyết thu tại tỉnh Thừa Thiên Huế .. 43
Bảng 3.2. Thuốc thử và cách đọc kết quả của bộ kít API 20 Strep…………..46
Bảng 3.3: Thiết kế thí nghiệm xác định LD50 của vi khuẩn S. iniae trên cá chẽm
.......................................................................................................................... 50
Bảng 3.4: Thiết kế thí nghiệm xác định khả năng gây bệnh của chủng HTA1
và HTA3 trên cá chẽm ..................................................................................... 51
Bảng 3.5: Kết quả thu mẫu để phân lập vi khuẩn lactic .................................. 52
Bảng 3.6: Thiết kế thí nghiệm xác định ảnh hưởng của L. fermentum đến các
chỉ tiêu huyết học và khả năng kháng S. iniae ................................................. 57
Bảng 4.1: Tỷ lệ % số chủng vi khuẩn phân lập từ các mô của cá chẽm bị bệnh
xuất huyết nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế ......................................................... 63
Bảng 4.2: Một số đặc điểm hình thái và sinh hóa của các chủng vi khuẩn phân lập
được từ cá chẽm và so sánh với chủng S. iniae theo Bromage et al. (1999)............ 65
Bảng 4.3: Kết quả xác định một số đặc điểm sinh hóa của các chủng vi khuẩn

phân lập được từ cá chẽm bằng bộ kít API 20 Strep, so với chủng S. iniae của
Bromage et al. (1999) và chủng S. iniae của Rahmatullah et al. (2017)......... 66
Bảng 4.4: Kết quả thí nghiệm xác định độc lực của vi khuẩn ......................... 67
Bảng 4.5: Kết quả thí nghiệm xác định LD50 của hai chủng S. iniae HTA1 và
HTA3 trên cá chẽm .......................................................................................... 68

xi


Bảng 4.6: Kết quả so sánh mức độ tương đồng trình tự vi khuẩn phân lập trên cá
chẽm bị bệnh xuất huyết với vi khuẩn trong ngân hàng dữ liệu gen của NCBI ......... 77
Bảng 4.7: Kết quả phân lập vi khuẩn lactic từ cá chẽm, cá rô phi và cá dìa ... 78
Bảng 4.8. Một số đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh hóa của các chủng vi
khuẩn lactic phân lập từ ruột cá dìa, cá chẽm và cá rô phi .............................. 79
Bảng 4.9: Kết quả xác định khả năng đối kháng với vi khuẩn S. iniae HTA1
của các chủng vi khuẩn lactic .......................................................................... 81
Bảng 4.10: Khả năng ức chế vi khuẩn S. iniae của huyết thanh cá chẽm ....... 95

xii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Hình dạng Streptococcus sp. dưới kính hiển vi điện tử ................... 14
Hình 2.2. Hình dạng vi khuẩn S. iniae sau khi nhuộm Gram (100X) ............. 15
Hình 2.3. Dấu hiệu bệnh lý của cá hồng mỹ bị bệnh xuất huyết do S. iniae ... 18
Hình 2.4. Dấu hiệu bệnh lý của cá chẽm bị bệnh xuất huyết do S. iniae ........ 18
Hình 2.5. Mô bệnh cá rô phi bị bệnh xuất huyết do S. iniae ........................... 19
Hình 2.6. Hình dạng vi khuẩn lactic ................................................................ 33
Hình 2.7. Hình dạng vi khuẩn Lactobacillus plantarum ................................. 33
Hình 3.1. Sơ đồ khối các nội dung nghiên cứu................................................ 42

Hình 3.2. Bộ test sinh hóa định danh vi khuẩn ................................................ 46
Hình 3.3. Sơ đồ phương pháp tuyển chọn vi khuẩn lactic………………..….52
Hình 4.1. Cá chẽm bị bệnh xuất huyết do vi khuẩn......................................... 62
Hình 4.2. Hình dạng khuẩn lạc và nhuộm Gram vi khuẩn S. iniae ................. 64
Hình 4.3. Khuẩn lạc S. iniae trên môi trường BA+ sau 48 giờ nuôi cấy......... 64
Hình 4.4. Kết quả xác định một số đặc điểm sinh hóa của 02 chủng vi khuẩn
HTA1 và HTA3 bằng bộ kít API 20Strep ....................................................... 66
Hình 4.5. Cá chẽm trước và sau thí nghiệm cảm nhiễm S. iniae. .................... 69
Hình 4.6. Tỷ lệ chết tích lũy của cá chẽm trong 14 ngày cảm nhiễm hai chủng
S. iniae HTA1 và HTA3 .................................................................................. 70
Hình 4.7. Mô gan cá chẽm cảm nhiễm vi khuẩn S. iniae…………………….72
Hình 4.8. Mô thận cá chẽm cảm nhiễm vi khuẩn S. iniae…………………....74
Hình 4.9. Mô lách cá chẽm cảm nhiễm vi khuẩn S. iniae…………………....75
Hình 4.10. Mô não cá chẽm cảm nhiễm vi khuẩn S. iniae…………………...76
Hình 4.11. Ảnh điện di sản phẩm PCR đoạn gen 16S rRNA tách chiết từ hai
chủng vi khuẩn HTA1 và HTA3 trên gel 2% agarose ..................................... 77
Hình 4.12. Hình dạng khuẩn lạc của vi khuẩn lactic trên môi trường MRS agar
sau 24 giờ nuôi cấy .......................................................................................... 79
Hình 4.13. Hình dạng vi khuẩn lactic sau khi nhuộm Gram (100X) ............... 80
Hình 4.14. Kết quả thử nghiệm khả năng đối kháng của chủng D7 với vi khuẩn S.
iniae sau 48 giờ nuôi cấy (A và B thể hiện đường kính vòng kháng khuẩn) .. 81
Hình 4.15. Ảnh điện di kiểm tra sản phẩm PCR trên gel 2% agarose ............. 82

xiii


Hình 4.16. Cây thể hiện mối quan hệ di truyền của các chủng C21, D1 và D7
so với các chủng trên ngân hàng gen ............................................................... 83
Hình 4.17. Hình dạng tế bào hồng cầu trong máu cá chẽm ............................. 85
Hình 4.18. Biến động số lượng hồng cầu trong máu cá chẽm......................... 85

Hình 4.19. Biến động số lượng tổng bạch cầu trong máu cá chẽm ................. 86
Hình 4.20. Hình dạng tế bào lympho trong máu cá chẽm ............................... 88
Hình 4.21. Biến động số lượng tế bào lympho trong máu cá chẽm ................ 89
Hình 4.22. Hình dạng bạch cầu đơn nhân trong máu cá chẽm ........................ 90
Hình 4.23. Biến động số lượng bạch cầu đơn nhân trong máu cá chẽm ......... 90
Hình 4.24. Hình dạng bạch cầu trung tính trong máu cá chẽm ....................... 91
Hình 4.25. Biến động số lượng bạch cầu trung tính trong máu cá chẽm ........ 92
Hình 4.26. Hình dạng tiểu cầu trong máu cá chẽm ......................................... 93
Hình 4.27. Biến động số tiểu cầu trong máu cá chẽm ..................................... 93
Hình 4.28. Hoạt tính lysozyme trong huyết thanh cá chẽm ............................ 97
Hình 4.29. Tỷ lệ sống của cá sau khi cảm nhiễm S. iniae ............................... 98
Hình 4.30. Kết quả cảm nhiễm S. iniae trên cá chẽm...................................... 99

xiv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADH

Arginine dihydrolase

ARA

Arabinose

AMD

Amygdalin

BA


Blood Agar

BA+

Môi trường BA có bổ sung 1,5% NaCl

BLAST

Basic Local Alignment Search Tool

CFU

Colony forming unit

DNA

Deoxyribonucleic acid

ĐC

Đối chứng

ESC

Hydrolysis of Esculin

GLYG

Glycogen


INU

Inulin

H&E

Hematoxylin và Eosin

HIP

Hydrolysis of Hippurate

LAP

Leucine arylamidase

LAC

Lactose

LCD

lysine decarboxylase

LD50

Lethal dose 50

MRS


De Man, Rogosa and Sharpe

MRSA

De Man, Rogosa and Sharpe Agar

MAN

Mannitol

NCBI

National Center for Biotechnology Information

NMSL

Nước muối sinh lý

NT

Nghiệm thức

OD

Optical Density

PCR

Polymerase Chain Reaction


PYRA

Pyrrolidonyl arylamidase

PAL

Alkaline phosphatase

RAF

Raffinose

xv


RIB

Ribose

RNA

Ribonucleic acid

RPS

Relative Percentage Survival

SOR


Sorbitol

TBTB

Thiazolyl Blue Tetrazolium Bromide

TRE

Trehalose

TSA

Tryptic Soy Agar

TSB

Tryptic Soy Broth

TSA+

Môi trường Tryptic Soy Agar có bổ sung thêm 1,5% NaCl

TSB+

Môi trường Tryptic Soy Broth bổ sung thêm 1,5% NaCl

VP

Voges-Proskauer


αGAL

α-Galactosidase

βGUR

β-Glucuronidase

βGAL

β-Galactosidase

xvi


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Cá chẽm (Lates calcarifer, Bloch 1790) là loài cá có giá trị kinh tế quan
trọng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á - Thái Bình Dương. Với
đặc tính dễ nuôi và thời gian sinh trưởng nhanh, sau một năm thả nuôi từ cá
giống cỡ 4 - 5 cm, cá có thể đạt khối lượng 1,5 - 3 kg. Hơn nữa, thịt cá chẽm
thơm ngon, giá thành cao nên loài này đã được nuôi phổ biến ở nhiều nước
trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Indonesia,
Australia… (Buendia, 1997).
Trong những năm gần đây, thành công của những mô hình nuôi cá chẽm
đã khẳng định đây là đối tượng nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Nghề nuôi cá
chẽm thương phẩm phát triển mạnh ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
(Lý Văn Khánh và ctv., 2016). Riêng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, cá chẽm được
nuôi khá phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao (Tôn Thất Chất và ctv.,

2010; Trần Thị Cẩm Tú và ctv., 2017).
Bệnh do Streptococcus iniae được báo cáo ở nhiều loài cá nước ngọt và
cá biển ở 15 quốc gia khác nhau thuộc 4 châu lục, gồm châu Phi, châu Á, châu
Úc và châu Âu. Bệnh đã và đang là mối đe dọa cho nhiều loài cá nuôi ở cả
môi trường nước mặn, lợ và ngọt (Hossain et al., 2014).
Trên cá chẽm, bệnh do S. iniae được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1999
tại Úc (Bromage et al., 1999), sau đó bệnh tiếp tục xuất hiện trên cá chẽm nuôi
tại Úc năm 2006 (Creeper và Buller, 2006), tại Thái Lan năm 2010 (Suanyuk
et al., 2010). Bệnh do S. iniae trên cá chẽm gây xuất huyết trên da, vây và mắt
lồi đục (Bromage et al., 1999). Một số dấu hiệu khác như lở loét ngoài da hay
xuất huyết ở các gốc vây, nắp mang, hậu môn đã được quan sát trên cá chẽm
và cá rô phi nhiễm S. iniae (Suanyuk et al., 2010). Bệnh do S. iniae có thể gây
ra tỷ lệ chết lên đến 70% ở giai đoạn cá chẽm giống (Creeper và Buller, 2006).
Ở Việt Nam, bệnh do S. iniae được báo cáo xuất hiện đầu tiên trên cá
chẽm nuôi tại Khánh Hòa vào năm 2013 (Tran Vi Hich et al., 2013). Tại Thừa

1


Thiên Huế, từ năm 2007, để hạn chế dịch bệnh và ô nhiễm môi trường do nuôi
thâm canh tôm thẻ chân trắng gây ra, tỉnh đã phát triển nuôi các đối tượng cá
nước mặn, lợ như cá mú, cá hồng, cá dìa, cá chẽm…, để thay thế các vùng
nuôi tôm bị dịch bệnh. Trong đó, cá chẽm được người dân địa phương nuôi
khá phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao (Tôn Thất Chất và ctv., 2010).
Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích mặt nước nuôi cá chẽm thiếu quy hoạch
chặt chẽ đã làm nghề nuôi cá gặp rất nhiều khó khăn về môi trường và dịch
bệnh, trong đó bệnh xuất huyết trên cá chẽm rất phổ biến.
Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để trị bệnh do vi khuẩn gây ra trên
động vật thủy sản nuôi. Việc sử dụng kháng sinh để trị bệnh do vi khuẩn đã
mang lại những thành công nhất định, nhưng cũng làm gia tăng những dòng vi

khuẩn kháng thuốc (Weston, 1996; Tu Thanh Dung et al., 2008). Do đó nghiên
cứu sử dụng vi khuẩn có khả năng kháng với vi khuẩn gây bệnh trên động vật
thủy sản ngày càng được quan tâm. Trong đó có vi khuẩn lactic, có khả năng
kháng vi khuẩn gây bệnh và có lợi với sức khỏe vật chủ khi được bổ sung đủ số
lượng trong đường ruột (Nirunya et al., 2008). Vi khuẩn lactic sản xuất một số
chất kháng khuẩn như axit hữu cơ, các hợp chất kháng nấm và bacteriocin để ức
chế sự phát triển của mầm bệnh (Ringo et al., 2005; Gatesoupe, 2007).
Vi khuẩn lactic có thể được phân lập từ nhiều nguồn khác nhau như từ
các sản phẩm lên men, từ ruột gia súc và các loài động vật thủy sản. Một số
nghiên cứu về vi sinh vật đường ruột của cá trong các môi trường sống khác
nhau cho thấy vi khuẩn lactic tồn tại trong ruột cá nhưng không chiếm ưu thế
trong hệ vi sinh đường ruột (Ringo et al., 2010). Do đó, có thể bổ sung vi
khuẩn lactic vào khẩu phần ăn của cá để ức chế vi khuẩn gây bệnh và nâng cao
sức đề kháng bệnh cho cá (Lauzon và Ringo, 2011). Tuy nhiên, cho đến nay
vẫn chưa có các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn lactic vào
thức ăn đến các chỉ tiêu miễn dịch không đặc hiệu của cá chẽm.
Xuất phát từ thực tiễn đó, thực hiện đề tài “Nghiên cứu bệnh do
Streptococcus iniae gây ra trên cá chẽm (Lates calcarifer) và biện pháp phòng
bệnh” nhằm cung cấp thông tin về bệnh do vi khuẩn S. iniae trên cá và góp
phần phát triển nghề nuôi cá chẽm bền vững.

2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Cung cấp thông tin về bệnh do vi khuẩn S. iniae gây ra
trên cá chẽm làm cơ sở khoa học cho việc quản lý dịch bệnh và góp phần phát
triển nghề nuôi cá chẽm bền vững.
Mục tiêu cụ thể: Xác định đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn S. iniae trên
cá chẽm và đề xuất giải pháp phòng bệnh làm cơ sở cho việc chẩn đoán và

phòng bệnh xuất huyết trên cá chẽm.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu bệnh xuất huyết do vi khuẩn S. iniae gây
ra trên cá chẽm nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyển chọn vi khuẩn lactic có
khả năng đối kháng vi khuẩn S. iniae từ ruột cá dìa, cá chẽm và cá rô phi, đồng
thời xác định một số chỉ tiêu huyết học và khả năng kháng vi khuẩn S. iniae
của cá chẽm giai đoạn giống.
1.4 Nội dung nghiên cứu
Đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn S. iniae gây ra trên cá chẽm
Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng đối kháng vi khuẩn
S. iniae từ ruột một số loài cá nước lợ
Xác định ảnh hưởng của việc bổ sung chủng vi khuẩn lactic vào thức ăn
đến một số chỉ tiêu huyết học và khả năng ức chế vi khuẩn S. iniae của huyết
thanh cá chẽm.
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thông tin về bệnh vi khuẩn trên
cá, đặc biệt là bệnh xuất huyết do vi khuẩn S. iniae gây ra trên cá chẽm. Đồng
thời đánh giá ảnh hưởng của vi khuẩn lactic phân lập từ ruột một số loài cá
nước lợ đến một số chỉ tiêu miễn dịch không đặc hiệu ở cá chẽm. Kết quả của
luận án còn có ý nghĩa trong việc sử dụng vi khuẩn lactic có tính đối kháng
với mầm bệnh vi khuẩn S. iniae tạo chế phẩm sinh học phòng bệnh xuất huyết
trên cá. Bên cạnh ý nghĩa khoa học và ứng dụng trong thực tiễn, luận án còn
giúp nâng cao kiến thức, năng lực nghiên cứu cho người tham gia và là nguồn
tài liệu tham khảo bổ sung cho nghiên cứu và giảng dạy sinh viên trong các
trường đại học.

3


1.6 Điểm mới của luận án

Bệnh xuất huyết do S. iniae được nghiên cứu và mô tả về đặc điểm bệnh
học trên cá chẽm nuôi tại Thừa Thiên Huế.
Đã định danh và lưu giữ được ba chủng vi khuẩn Lactobacillus
fermentum từ ruột cá dìa và cá chẽm có khả năng đối kháng mạnh với vi khuẩn
S. iniae gây bệnh xuất huyết trên cá chẽm.
Sử dụng chủng vi khuẩn L. fermentum (C21) bổ sung vào thức ăn cho cá
chẽm làm tăng cường một số chỉ tiêu miễn dịch không đặc hiệu giúp nâng cao
khả năng đề kháng đối với vi khuẩn S. iniae gây bệnh xuất huyết trên cá chẽm.

4


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới và Việt Nam
2.1.1 Trên thế giới
Cá chẽm hay cá vược (Lates calcarifer) là loài cá sống trong nước
mặn và nước ngọt, thuộc phân họ cá chẽm (Latinae) thuộc họ Centropomidae.
Khu vực sinh sống bản địa của nó là vùng bắc và đông Úc tới eo biển
Torres và New Guinea. Hiện nay cá chẽm đã được nuôi tại nhiều nơi trên thế
giới như Úc, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan,Việt Nam, Vương quốc
Anh, Hoa Kỳ và Hà Lan (Buendia, 1997).
Cá chẽm đã được cho sinh sản nhân tạo thành công đầu tiên ở Thái Lan
vào năm 1971 bằng phương pháp vuốt trứng từ những cá bố mẹ có tuyến sinh
dục chín muồi bắt được tại bãi đẻ tự nhiên. Sau đó quy trình sản xuất giống cá
chẽm được mở rộng ra ở nhiều nước như Philippines, Indonesia, Malaysia,
Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan và Úc. Mặc dù là loài cá rộng muối
nhưng cá bố mẹ nuôi trong nước mặn mới thành thục tuyến sinh dục. Tương
tự, trứng và các giai đoạn ấu trùng phát triển trong môi trường nước mặn. Cá
chẽm đực lớn hơn 3 kg sẽ chuyển sang cá cái. Một số trại sản xuất giống duy

trì đàn cá bố mẹ, một số trại khác có thể mua cá bố mẹ đánh bắt ngoài tự
nhiên. Trứng cá sau khi thụ tinh được vớt lên đem ấp sau một ngày, nở thành
cá bột. Cá bột trong 13 ngày đầu chủ yếu ăn luân trùng rotifer, từ 13 đến 20
ngày tuổi ăn artemia, từ 21-45 ngày tuổi ăn thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn
công nghiệp. Khi đến 45 ngày tuổi, cá đạt chiều dài từ 2-3 cm là cá giống.
Trong quá trình ương cần kiểm tra kích cỡ cá hàng tuần để tránh hiện tượng cá
ăn lẫn nhau (Schipp et al., 2007).
Hiện nay có hai hình thức nuôi cá chẽm, đó là nuôi lồng và nuôi trong
ao. Nuôi cá chẽm trong lồng đang được phát triển ở nhiều nước như Thái lan,
Indonesia, Philippines, Hồng Kông, Ấn Độ và Singapore. Thành công của việc
nuôi cá chẽm trong lồng trên biển và trên sông đã có ý nghĩa trong việc phát
triển nuôi cá chẽm. Tuy nhiên, nghề nuôi cá chẽm đã hình thành hơn 20 năm

5


qua ở vùng Đông Nam Á và châu Úc, nhưng vẫn chưa phổ biến ở qui mô sản
xuất thương mại. Hiện nay, việc nuôi cá chẽm trong ao nước lợ ở một số quốc
gia cho thấy có tiềm năng lớn về thị trường và khả năng lợi nhuận cao. Với
những thành công trong việc sản xuất giống cá chẽm nhân tạo, khả năng mở
rộng quy mô sản xuất và thương mại hóa sản phẩm rất lớn (Anil et al., 2010)
Ở Đông Nam Á, cá chẽm được nuôi lồng ở Thái Lan, Malaysia và Việt
Nam. Cá chẽm được nuôi truyền thống trong các trang trại quy mô nhỏ, trung
bình 30 lồng trên biển, lồng được đặt ở vùng ven bờ, ở những nơi có mực
nước từ 5 đến 8 m hoặc 10 đến 12 m, có mái che. Lồng trên biển thường có
chiều dài 3 đến 5 m, 3 đến 5 m chiều rộng và sâu 2 đến 3 m. Mỗi lồng được
thả từ 1000-3000 cá giống. Mật độ thả trung bình dưới 15-16 kg cá/m3 nước
trong suốt thời gian nuôi. Một số trại thả nuôi bằng lồng thép có đường kính
12, 18 hoặc 28 m và cao 10 m. Những lồng này được thả từ 50.000 đến
100.000 cá giống. Cá chẽm giống có kích cỡ từ 5 đến 20 g được thả vào ao

hoặc lồng nuôi, sau 6 tháng có thể đạt khối lượng trung bình 350 g/con, sau 2
năm nuôi có thể đạt khối lượng đến 2 kg. Kích cỡ cá chẽm thu hoạch ở các trại
khoảng từ 700-800 g/con (Anil et al., 2010).
2.1.2 Ở Việt Nam
Cá chẽm là đối tượng được nuôi ở Việt Nam từ lâu, nguồn giống được
lấy từ tự nhiên hoặc nhập từ Thái Lan. Tuy nhiên do thiếu chủ động nguồn
giống nên nghề nuôi cá chẽm thương phẩm ít được chú ý. Năm 2003, với sự
thành công trong việc nghiên cứu hoàn thiện qui trình sản xuất giống nhân tạo
cá chẽm của Trường Đại học Nha Trang, nghề nuôi cá chẽm mới bắt đầu phát
triển mạnh mẽ. Một số vùng nuôi cá chẽm ở Việt Nam là Khánh Hòa, Bến
Tre, Đồng Tháp, Kiên Giang, Quảng Ninh và Thừa Thiên Huế (Tôn Thất Chất
và ctv., 2010; Lý Văn Khánh và ctv., 2016)
Cá chẽm được nuôi trong ao và trong lồng bè, trong đó hình thức nuôi
trong ao phổ biến hơn. Hầu hết các ao nuôi cá chẽm là các ao nuôi tôm bị bỏ
hoang do dịch bệnh. Ở các ao này, người nuôi thường thả giống 5-10 cm với
mật độ 0,5-1,5 con/m2 hoặc thả giống cỡ 2-3 cm với mật độ 2-3 con/m2. Ở một
số công ty chuyên nuôi cá chẽm, mật độ thả nuôi cao hơn, từ 5-10 con/m2. Năng

6


suất nuôi ở các cơ sở này đạt 20-25 tấn/ha. Với sự phát triển mạnh mẽ của nghề
nuôi cá chẽm trong những năm gần đây, những mô hình nuôi tiên tiến đã xuất
hiện ở Việt Nam, điển hình như những mô hình nuôi cá chẽm đạt năng suất 25
tấn/ha ở Bình Đại, Bến Tre hoặc các lồng nuôi biển đường kính 30 m với năng
suất 100 tấn/lồng ở Vạn Ninh, Khánh Hòa (Lục Minh Diệp, 2010).
Nuôi cá chẽm trong ao ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long
có nhiều tiềm năng rất lớn với lợi thế dễ nuôi, điều kiện môi trường phù hợp,
nguồn giống nhân tạo sẵn có với chất lượng con giống tốt, đồng đều, ít dịch
bệnh và thức ăn công nghiệp chuyên cho cá chẽm. Mô hình nuôi quảng canh

cải tiến là mô hình bền vững cần được khuyến khích nhân rộng cho các hộ
nuôi trong vùng. Mô hình nuôi thâm canh thả cá giống cỡ trên 10 cm/con đạt
năng suất 30,3 tấn/ha/vụ và tỉ lệ sống 70%, cao hơn so với thả giống cỡ nhỏ
đồng thời rút ngắn được thời gian nuôi và chi phí thức ăn. Chất lượng nước
trong ao nuôi công nghiệp rất cần thiết cho sự phát triển của cá, vùng nuôi
công nghiệp cần phải có nguồn nước phong phú có thể thuận tiện trao đổi khi
cần thiết. Thị trường đầu ra biến động lớn, tỉ lệ rủi ro trong mô hình cao. Giá
cá thương phẩm và chi phí con giống có ảnh hưởng lớn nhất tới lợi nhuận của
mô hình nuôi cá chẽm công nghiệp (Lý Văn Khánh và ctv., 2016)
Ở Thừa Thiên Huế, người dân bắt đầu nuôi cá chẽm ở một số địa
phương thuộc khu vực phía bắc phá Tam Giang (Điền Hương, Điền Hải,
Phong Chương, Phong Hải, Quảng Công, Hải Dương) với hai hình thức nuôi
chủ yếu là nuôi ao và nuôi lồng. Các ao nuôi có diện tích trung bình từ 10003000 m2, mật độ thả nuôi 1-3 con/m2, kích cỡ giống thả nuôi 6-8 cm. Lượng cá
giống chủ yếu được mua từ Nha Trang. Phần lớn các ao nuôi cá chẽm tại xã
Quảng Công huyện Quảng Điền là ao được chuyển từ ao nuôi tôm năng suất
thấp sang nuôi cá chẽm. Trong đó, mô hình nuôi cá chẽm trong ao đất tại xã
Phong Điền huyện Quảng Điền khá thành công. Trọng lượng trung bình của
cá sau 8 tháng nuôi là 500-600g/con, tỷ lệ sống 70%. Mô hình nuôi cá chẽm
trong lồng, cá có trọng lượng trung bình đạt 650g/con tỷ lệ sống 70% với thời
gian nuôi khoảng 8 tháng, sử dụng thức ăn tươi cho cá ăn. Do giá trị kinh tế
cao, thời gian qua người dân ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế đã tự phát nuôi

7


×