Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

tư liệu dạy sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.22 KB, 2 trang )

Nguyễn Trãi , hiệu là Ức Trai, 1380–1442, là đại thần nhà Hậu Lê, một nhà văn
chữ Nôm. Ông được xem là một anh hùng dân tộc của Việt Nam, một danh nhân
văn hóa thế giới.
Quê gốc Nguyễn Trãi là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương
nhưng sinh ra ở Thăng Long trong dinh ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên
Đán, về sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh
Hà Tây. Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh (trước đây có tên là Nguyễn
Ứng Long), vốn là học trò nghèo thi đỗ thái học sinh và bà Trần Thị Thái - con
quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc nhà Trần.
Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh. Cả Nguyễn Phi Khanh và làm
quan cho nhà Hồ. Nhưng chẳng bao lâu sau (1407) quân Minh sang đánh nước
Đại Ngu. Nhà Hồ thua trận, cha con Hồ Quý Ly cùng các triều thần bị bắt sang
Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh.Nguyễn Trãi muốn giữ tròn đạo
hiếu, đã cùng em trai là Nguyễn Phi Hùng theo cha sang Trung Quốc. Nhưng
đến ải Nam Quan, nghe lời cha dặn phải tìm cách rửa nhục cho đất nước, ông đã
trở về và bị quân Minh bắt giữ ở Đông Quan.Nguyễ Trãi tham gia vào
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo để lật đổ ách đô hộ của nhà Minh,
trở thành quân sư đắc lực của Lê Lợi (vua Lê Thái Tổ sau này) trong việc bày
tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn bản trả lời quân Minh cho Lê Lợi.Khi
quân Lam Sơn trên đà thắng lợi, vây hãm nhiều thành trì của quân Minh, Nguyễn
Trãi thường viết thư gửi cho tướng giặc trong thành để dụ hàng hoặc làm nản ý
chí chiến đấu của tướng giặc.Sau khi cuoc khang chien chong quan minh ket thuc
thang loi .Theo lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để bá
cáo cho thiên hạ biết về việc đánh giặc Minh, được coi là bản tuyên ngôn độc
lập thứ hai của Việt Nam .Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, phong ông tước Quan
Phục hầu và cho theo họ Lê của vua.Luc nay NT rat dc vua trong dung.Tuy
nhien do quan truong roi ren nen ong da tu quan ve o an tai con son- chi linh hai
duong.Nguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác, cả bằng Hán văn và bằng chữ
Nôm,.Trong cuoc doi s/tac ong da co rat nhieu tac pham noi ting nhu Binh Ngo
Dai Cao .Ong con viet cuon Du Dia Chi.Ngoài ra ông còn để lại nhiều tác phẩm
khác như Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí,


Lam Sơn thực lục, Phú núi Chí Linh, Lam Sơn Vĩnh lăng thần đạo bi, Ngọc
Đường di cảo.Tháng 7 năm 1442, vua Lê Thái Tông về qua nhà Nguyễn Trãi tại
Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương ngày nay), vợ Nguyễn Trãi là bà Nguyễn Thị Lộ
theo hầu vua. Trên đường về kinh Vua đột ngột qua đời tai vườn hoa Lệ Chi
Viên nay thuộc Gia Bình, Bắc Ninh. Nguyễn Trãi bị triều đình do hoàng hậu
Nguyễn Thị Anh cầm đầu khép tội giết vua và bị giết cả 3 họ (tru di tam tộc)
ngày 16 tháng 8 năm 1442. "Tru di tam tộc" là giết người trong họ của người bị
tội, họ bên vợ và họ bên mẹ của người đó. Theo gia phả họ Nguyễn, ngoài
những người họ Nguyễn cùng họ với ông, còn có những người họ Trần cùng họ
với bà Trần Thị Thái mẹ ông, người trong họ bà Nhữ thị vợ thứ của Nguyễn Phi
Khanh, những người trong họ của các bà vợ Nguyễn Trãi (kể cả vợ lẽ), tất cả
đều bị xử tử.Năm 1464, Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi.
Con cháu ông được tìm lại và bổ dụng. Người con út sinh ra sau khi ông qua đời
là Nguyễn Anh Vũ được Lê Thánh Tông phong cho chức Đồng Tri Phủ huyện
Tĩnh Gia (Thanh Hóa), cấp cho 100 mẫu ruộng gọi là "Miễn hoàn điền" (ruộng
không phải trả lại) con cháu đời đời được hưởng. Nguyễn Anh Vũ xây dựng mộ
chí của Nguyễn Trãi tại xứ đồng Tai Hà, làng Dự Quần, lấy sọ dừa, cành dâu
táng làm cốt; lấy ngày mất của Nguyễn Trãi - 16 tháng 8 là ngày giỗ họ[2]

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×