Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tư liệu dạy địa lí địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.34 KB, 41 trang )

A - Kinh tế:
I-Đặc điểm chung:
1.Những lợi thế về vị trí địa lý:
Quảng Trị ở vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên các trục
giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt cũng như
đường thủy, có đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam. Đặc
biệt, Quốc lộ 9 nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây
(EWEC) thuộc khu vực tiểu vùng sông Mêkông lớn (GMS),
đây là tuyến đường xuyên Á lý tưởng nhất nối Myanmar-
Thái Lan-Lào đi qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo đến các tỉnh miền Trung Việt
Nam. Hiện nay, hành lang kinh tế Đông-Tây qua đường 9 đang dần dần được mở
rộng, nối liền đại lục Tây Á rộng lớn với biển Đông. Tại Quảng Trị, hàng hoá có
thể vận chuyển đi khắp nơi trong nước cũng như các nước trong khu vực, đã và
đang dần dần hình thành các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ thương mại
và du lịch đầy hứa hẹn.
Vị trí địa lý thuận lợi đang mở ra nhiều triển vọng to lớn cho sự phát triển
toàn diện nền kinh tế-xã hội của tỉnh trong xu thế hội nhập hiện nay với các tỉnh
bạn, các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
2. Mục tiêu tổng quát:
Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền
vững, sớm đưa tỉnh ta thoát khỏi nhóm tỉnh nghèo của cả nước. Phát triển văn hoá
- xã hội gắn liền với tăng trưởng kinh tế và tinh thần của nhân dân. Hoàn thiện cơ
bản kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết
kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm
quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.
3. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu:
a) Về kinh tế:
1
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hằng năm trên 12% ; trong đó:
Nông - lâm- ngư nghiệp tăng 4%; công nghiệp - xây dựng tăng 25%; dịch vụ tăng


8,4%. Đến năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng ( Tăng hơn
2 lần so với năm 2005)
 Cơ cấu kinh tế tính theo GDP đến năm 2010: Công nghiệp - Xây dựng
chiếm khoảng 33 - 35%; dịch vụ 38 - 40%; Nông, lâm , ngư nghiệp 25 - 27%.
 Sản lượng lương thực có hạt bình quân mỗi năm 22,6 vạn tấn.
 Siện tích cà phê: 4.000 - 4.500 ha, trong đó cà phê chè: 3.500 - 4.000 ha.
 Diện tích cao su: 15.000 - 17.000 ha.
 Diện tích hồ tiêu: 3.000 ha.
 Vùng nguyên liệu sắn: 10.000 ha.
 Sản lượng thuỷ sản: 27.000 ha.
 Vùng nguyên liệu gỗ: 14.000 ha.
 Trồng rừng: 4.000 - 5.000.
 Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 12.500 tỷ đồng, trong đó:
vốn trong nước chiếm 82,3%, vốn nước ngoài chiếm 17,7%.
 Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 50 triệu USD.
 Kim ngạch nhập khẩu đạt 40 triệu USD.
 Tổng thu ngân sách nội địa tăng bình quân hằng năm: 14 - 15%; phấn đấu
đến năm 2010 thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 600 tỷ đồng.
 Tổng chi ngân sách địa phương tăng bình quân hằng năm:7 -8%, trong đó
chi đầu tư phát triển 14 - 15%.
b) Về xã hội:
 Quy mô dân số đến năm 2010 là 676 nghìn người.
 Tỷ lệ phát triển dân số đến năm 2010 là 1,1%. Giảm tỷ suất sinh hằng năm
0,5 - 0,6.
 Tạo việc làm mới hằng năm cho trên 8.000 lao động.
 Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010: dưới 15%. Bình quân giảm 2,5 - 3% năm.
 Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống còn 20%.
 Phấn đấu đạt tỷ lệ chuẩn Quốc gia về y tế xã phường 75 - 80%.
 Phấn đấu 100% cấp xã đạt chuẩn phổ cập THCS, trên 99% số người từ 15 -
35 tuổi biết chữ. Phấn đấu đến năm 2010 có 100% huyện, thị có nhà luyện

tập thi đấu thể thao.
c)Về môi trường:
-Tỷ lệ che phủ rừng đạt 43%.
-Tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch ở đô thị là 95%, ở nông thôn là 75%.
-Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc
được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải 100%; tỷ lệ các cơ sở sản
xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là trên 50%; xây dựng hệ thống xử
lý nước thải tại 100% số đô thị loại 3; 50% số đô thị loại 4; 80 - 90% chất thải rắn,
100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
2
4. Cơ cấu kinh tế - xã hội:
Cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2001-2005 đã có sự chuyển dịch tích cực
trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so
sánh của từng ngành, lĩnh vực…

Chỉ tiêu 2000 2005
1. Cơ cấu kinh tế 100% 100%
Công nghiệp 15,8% 25,6%
Nông-lâm- ngư nghiệp 44,9% 36%
Dịch vụ 40,02% 38,4%
2.Cơ cấu thành phần kinh tế 100% 100%
Kinh tế nhà nước 26,7% 25,6%
Kinh tế ngoài quốc doanh 72,9% 73,2%
Khu vực có vốn ĐTNN 0,4% 1,2%
3. Cơ cấu lao động 100% 100%
KV nông, lâm, thuỷ sản 69,8% 62,7%
KV công nghiệp,xây dựng 8,8% 10,4%
KV dịch vụ 21,4% 26,9%
5. Chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2007:
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), phấn đấu tăng

12,5% so với năm 2006, trong đó nông-lâm-ngư nghiệp tăng
4,%-4,5%, công nghiệp xây dựng tăng 26-27%, dịch vụ
tăng 9-10%.
-Tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 2.150 tỷ đồng.
-Kim ngạch xuất khẩu đạt 28 triệu USD.
-Kim ngạch nhập khẩu đạt 25 triệu USD.
-Sản lượng lương thực có hạt 21,1 vạn tấn.
-Trồng mới rừng tập trung 4.000 ha-4.500 ha.
-Trồng mới 200 ha cà phê, 1000 ha cao su, 100-150 ha hồ tiêu.
6. Tóm lược chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2006-2010
Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục, bình quân 5 năm đạt 10-11%.
Phấn đấu đến năm 2010 cơ cấu kinh tế của tỉnh:
3
Thương mại - Dịch vụ: Chiếm tỷ trọng 38-40%. Phấn đấu đến năm 2010,
giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 55-60 triệu USD và giá trị kim ngạch nhập khẩu
đạt 40 triệu USD.
Công nghiệp - Xây dựng: Chiếm tỷ trọng 33-35 %.
Đáng chú ý là tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các
khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán Ngang, Khu kinh tế
thương mại kinh tế đặc biệt Lao Bảo, các cụm công nghiệp
ở các huyện, thị xã… Hoàn thành xây dựng nhà máy Xi
măng 35 vạn tấn/năm tại Cam Lộ, nhà máy nghiền Clinker
Nam Đông Hà 25 vạn tấn/năm. Đầu tư xây dựng mới một số dây chuyền gạch
Tuynen, gạch không nung để thay thế dần gạch thủ công. Hoàn thành công trình
thủy lợi thủy điện Quảng Trị. Khẩn trương xúc tiến dự án năng lượng đảo Cồn
Cỏ….
Nông - Lâm - Ngư nghiệp: Chiếm tỷ trọng 26-28 %. Phát triển thủy sản
thành một ngành kinh tế mạnh của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2010, đạt tổng sản
lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản 27.000, trong đó, sản lượng thủy sản xuất
khẩu là 5.500 tấn. Quy mô diện tích nuôi thuỷ sản đến năm 2010 từ 3.500-

4.000ha, trong đó, nuôi thuỷ sản nước lợ 2.000 ha. Nghiên cứu xây dựng khu bảo
tồn nguồn lợi biển đảo Cồn Cỏ. Tổ chứa khai thác có hiệu quả các dịch vụ hậu cần
ở các cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá, gắn với công tác chế biến để tăng
giá trị thuỷ sản. Đến năm 2010, phấn đấu xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ
tầng thuỷ sản của tỉnh.
Thu nhập GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt trên 10 triệu đồng
(khoảng 620-650 USD), tăng gấp hơn hai lần so với năm 2005.
Phấn đấu huy động tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2006-
2010 đạt 11.000-12.000 tỷ đồng.
II. Các ngành kinh tế:
1. Công nghiệp - TTCN:
Sản xuất công nghiệp - TTCN có nhiều chuyển biến khá tích cực so với 5
năm trước. tốc độ tăng giá trị sản xuất CN bình quân hằng năm 19,2%

( mục tiêu
tăng bình quân 16 - 18 %) trong đó, khu vực nhà nước tăng 7%, khu vực ngoài
quốc doanh tăng 23,8% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 103,7%. Các
ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - thuỷ sản tiếp tục đóng vai
trò chủ yếu vào giá trị ngành công nghiệp.
Một số dự án lớn đã được triển khai xây dựng tại khu kinh tế đặc biệt Lao
Bảo, khu công nghiệp Nam Đông Hà và một số nơi khác như: Ván sợi ép MDF
60.000m
3
/năm, trạm nghiền xi măng 250.000 tấn/năm, nhà máy tinh bột sắn
Hướng Hoá, Hải Lăng, sản xuất săm lốp Camel, nhà máy chế biến cà phê của công
ti Thái Hoà, nhà máy sản xuất giấy bao bì...Nhiều dự án đi vào sản xuất bước đầu
có hiệu quả. Các huyện, thị trong tỉnh đã khôi phục và phát triển các ngành ngề
4
truyền thống, đồng thời tích cực du nhập một số ngành nghề mới như mây giang
đan, sản xuất giấy, cơ khí, đúc....

Tập trung đầu tư phát triển các khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán
ngang, khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo; các cụm công nghiệp ở các
huyện , thị xã.
Triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy xi măng lò quay 35 vạn
tấn/năm tại Cam lộ.
Sự phát triển của nền Công nghiệp trong toàn Tỉnh còn là nhờ sự đóng
góp về phát triển kinh tế của nhiều trung tâm như: Hành lang kinh tế Đông-Tây
Trung tâm thương mại Lao Bảo (sẽ giới thiệu tổng quan về các địa điểm trong
mục Phụ Chú ).

*Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn
2005-2010
STT Tên dự án
Vốn đầu tư
(triệu USD)
Địa điểm Quy mô Hình thức đầu tư
1
Xây dựng nhà
máy
xi măng
200,0
Huyện
Cam Lộ
0,6-1,4 triệu
tấn/năm
Vốn trong nước,
liên doanh 100% vốn
nước ngoài
2
Xây dựng nhà

máy xản xuất thuỷ
tinh
kính phẳng
4,0
Vùng bắc
Cửa Việt,
huyện Gio
Linh
Kính xây
dựng 4 triệu
m
2
/năm. Kính
xe hơi 1triệu
m
2
/năm
Vốn trong nước,
liên doanh 100% vốn
nước ngoài

3
Các dự án sản
xuất giày da và
giày thể
thao xuất khẩu
2,0
Khu công
nghiệp Nam
Đông Hà

1 triệu
đôi/năm
Vốn trong nước,
liên doanh 100% vốn
nước ngoài
4
Dự án xản suất
các sản phẩm cơ
khí
3,0
Khu công
nghiệp Nam
Đông Hà
10.000 tấn
sản
phẩm/năm
Vốn trong nước,
liên doanh 100% vốn
nước ngoài
5
Dự án xản suất
phụ tùng ôtô, xe
máy
5.0
Khu công
nghiệp Nam
Đông Hà
5000 tấn sản
phẩm/năm
Vốn trong nước,

liên doanh 100% vốn
nước ngoài
6
Dự án đóng mới
và sữa chữa tàu
thuyền
1.0
Khu công
nghiệp Bắc
Cửa Việt
500
chiếc/năm
Vốn trong nước,
liên doanh 100% vốn
nước ngoài
7
Dự án sản xuất và
lắp ráp điện, điện
tử
3-5
Khu công
nghiệp Nam
Đông Hà
1000 tấn sản
phẩm/năm
Vốn trong nước,
liên doanh 100% vốn
nước ngoài
8
Dự án sản xuất

bằng công nghệ
cao
10-15
Khu công
nghiệp Nam
Đông Hà

Vốn trong nước,
liên doanh 100% vốn
nước ngoài
9 Các dự án sản
xuất bánh kẹo và
4-5 Khu công
nghiệp Nam
5000 tấn sản
phẩm/năm
Vốn trong nước,
liên doanh 100% vốn
5
nước
giải khát
Đông Hà
10-15 triệu
lít/năm

nước ngoài
10
Dự án sản xuất và
lắp ráp xe cơ giới


máy móc thiết bị
15-20
Khu công
nghiệp Nam
Đông Hà

10.000
cái/năm
Vốn trong nước,
liên doanh 100% vốn
Nước ngoài
2. Nông nghiệp – Lâm nghiệp - Thuỷ sản:
Sản lượng lương thực trong 5 năm qua liên tục tăng, đảm bảo an ninh lương
thực. Năm 2005 sản lượng lương thực có hạt ước đạt 20,58 vạn tấn, mức tăng bình
quân hằng năm 1,7%, bình quân lương thực có hạt đầu người 327kg/người.
Sản xuất nông nghiệp đã phát triển theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật
nuôi, hình thành và phát triển các vùng sản xuất tập trung ngày càng rõ nét: vùng
lúa tập trung ở các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Vĩnh Linh khoảng 9.000 ha;
vùng sắn nguyên liệu ở Hướng Hoá và các huyện trong tỉnh đến nay có7.817ha ;
vùng trồng cây cao su tập trung, cao su tiểu điền, hồ tiêu ở các huyện Vĩnh Linh,
Gio Linh, Cam Lộ; cà phê ở Hướng Hoá. Vùng rừng nguyên liệu cung cấp cho
nhà máy MDF. Các huyện đã có nhiều mô hình về phát triển kinh tế trang trại theo
hộ hoặc nhóm hộ để phát triển kinh tế tổng hợp về trồng trọt, chăn nuôi, trồng cây
lâm nghiệp... Nhiều ngành nghề nông thôn được khôi phục, góp phần tạo thêm
nhiều việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Trình độ sản xuất nông
nghiệp của người nông dân được nâng lên.
Chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, các tiến bộ khoa học kĩ
thuật về giống được đẩy mạnh đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến
năm 2005 giá trị ngành chăn nuôi chiếm 24,15% trong giá trị ngành nông nghiệp.
Giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp bình quân hằng năm là 4,1%. Diện tích

rừng tiếp tục phát triển, trong 5 năm( 2001 -2005) trồng mới được 27.500 ha rừng
tập trung,bình quân mỗi năm trồng 5.500ha tập trung (đạt mục tiêu NQ đề ra 5.000
- 6.000 ha/năm) đưa diện tích đất lâm nghiệp có rừng đến năm2005 là 191.429 ha.
Độ che phủ rừng đến năm 2005 chiếm 39,5%. Khai thác gỗ rừng trồng: 35.000 -
40.000m
3
/năm, gỗ rừng tự nhiên 2.000 - 2.500 m
3
/năm.
Giá trị gia tăng thuỷ sản tăng bình quân hằng năm 16,2%.Sản lượng thuỷ
hải sản năm 2005 đạt 18.136 tấn, tổng công suất tàu thuyền giảm từ 38.063 CV
năm 2000 còn 34.000 CV năm 2005( do giảm số lượng). Diện tích nuôi trồng thuỷ
sản phát triển nhanh, năm 2005 có 2.050 ha, tăng bình quân hằng năm 18,8%/năm;
trong đó nuôi tôm 1.100 ha, tăng bình quân 35,6%/năm.
Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư được quan tâm và
mang lại hiệu quả thiết thực. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn ngày càng được
đầu tưu. Các chương trình kiên cố hoá kênh mương, kiên cố hoá giao thông nông
thôn, chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn... đã góp phần tích
cực trong việc cải thiện đời sống, sinh hoạt của người dân nông thôn, nhất là vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình sản xuất lương thực, thực
phẩm; chương trình phát triển cây công nghiệp; chương trình chăn nuôi theo
6
hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hoá; chương trình đẩy mạnh và phát triển vốn
rừng. Sản xuất nông nghiệp phải gắn chặt với công tác phòng trừ dịch bệnh; ứng
dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất; coi trọng công tác dự
báo thời vụ, dự báo thị trường; hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, đặc biệt là công tác
giống và kỹ thuật canh tác. Nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả.
Phát triển lâm nghiệp đồng bộ cả 2 mặt: bảo vệ và phát triển vốn tài nguyên
rừng.tích cực hoàn thiện công tác giao đất, khoán rừng. đẩy mạnh công tác xã hội

hoá trong kinh doanh bảo vệ và phát triển vốn tài nguyên rừng.
Thuỷ sản: tăng năng lực đánh bắt thuỷ hải sản, bao gồm phát triển công suất
tàu thuyền, ngư lưới cụ và phương pháp tổ chức sản xuất. Nuôi trồng thuỷ sản là
hướng phát triển chính của ngành thuỷ sản. Kết hợp nuôi thuỷ sản quy mô công
nghiệp, thâm canh với việc nuôi tự nhiên, bán thâm canh cả quy mô vừa và nhỏ
theo hộ gia đình.
Tăng cường công tác khuyến ngư, kiểm dịch, thú y thuỷ sản. Khuyến khích
các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất và cung ứng
giống, dịch vụ hậu cần tại cảng cá.
*Một số hạn chế:
- Nông nghiệp cơ bản vẫn dựa vào sản xuất lương thực. Chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá còn chậm và phân tán. Tiềm
năng tự nhiên vùng núi và vùng biển chưa được khai thác đúng mức.
- Tình hình dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng và các loại dịch bệnh
khác đã tác động lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân, ảnh hưởng đến kinh
doanh của các ngành, nhất là các ngành dịch vụ - du lịch.
- Ngành thuỷ sản chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và
chưa khai thác tốt hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ của ngành đã được đầu tư. Sản
lượng thuỷ sản chế biến và xuất khẩu giảm sút đáng kể, hiệu quả chương trình
đánh bắt xa bờ đạt thấp, vay nợ chưa thu hồi còn lớn.
Phát triển khá toàn diện và và liên tục đạt được những kết quả quan trọng.
Nổi bật là sản xuất lương thực và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con nuôi, đảm bảo
an ninh lương thực trên địa bàn.
Nhiều giống cây trồng mới đưa vào sản xuất cho năng suất và giá trị cao,
từng bước hình thành các vùng nguyên liệu có phát triển công nghiệp chế biến.
Chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật góp phần thúc đẩy đa dạng hoá con nuôi, nâng cao chất lượng
sản phẩm. Đến năm 2005, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 20,8 % giá trị ngành nông
nghiệp. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng nhanh, bình quân hàng năm tăng
4,1%. Diện tích rừng trồng tiếp tục phát triển, đưa diện tích đất lâm nghiệp có

rừng đến năm 2005 lên 191.429 ha, đạt độ che phủ 38,8%. Công tác chăm sóc, bảo
vệ rừng được đẩy mạnh, đã hạn chế đáng kể nạn cháy rừng. Mô hình kinh tế trang
trại phát triển khá, đến năm 2005 có 1.614 trang trại, tăng 61%.
Giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân hàng năm 16,2 %. Diện tích nuôi
trồng thủy sản phát triển nhanh, tăng bình quân hàng năm 18,8%, năm 2005 có
2.050 ha. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư được đẩy mạnh và
7
mang lại hiệu quả thiết thực. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngủ cán bộ quản lý cơ sở
được chú trọng. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư góp phần
tích cực thực hiện thắng lợi quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn.
*Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn
2005-2010 thuộc lĩnh vực nông nghiệp
STT Tên dự án
Vốn đầu
tư (triệu
USD)
Địa điểm Quy mô Hình thức đầu tư
1
Dự án trồng thông
và xây dựng nhà
máy chế biến nhựa
thông
2.0
Huyện
Triệu Phong
- Hải Lăng
1000
tấn/năm
Vốn trong nước,

liên doanh 100% vốn
nước ngoài
2
Nhà máy sản xuất
thức ăn chăn nuôi
gia súc
1.0
Khu công
nghiệp Nam
Đông Hà
10.000
tấn/năm
Vốn trong nước,
liên doanh 100% vốn
nước ngoài

3
Nhà máy chế biến
tinh dầu lạc
1.0
Huyện
Hướng Hoá
2.500 tấn sản
phẩm/năm
Vốn trong nước,
liên doanh 100% vốn
nước ngoài
4
Nhà máy sản xuất
các sản phẩm từ mủ

cao su
2.0
Huyện Gio
Linh
5000 tấn mủ
khô/năm
Vốn trong nước,
liên doanh 100% vốn
nước ngoài
5
Trồng và chế biến
rau quả
3.0
Huyện
Hướng Hoá,
Đakrông
5000 ha
Vốn trong nước,
liên doanh 100% vốn
nước ngoài
6
Dự án chế biến gia
súc và gia cầm
3.0
Khu công
nghiệp Nam
Đông Hà
5000 tấn sản
phẩm/năm
Vốn trong nước,

liên doanh 100% vốn
nước ngoài
7
Dự án đánh bắt và
chế biến thuỷ sản
2.0 Quảng Trị
15.000 tấn
sản
phẩm/năm

3. Các hoạt động tài chính :
Chuyển biến tích cực theo hướng đổi mới công tác xây dựng dự toán ngân
sách. Đẩy mạnh phân cấp các huyện thị và cấp xã để tạo chủ động cho các cấp
trong việc tập trung khai thác nguồn thu từ nội lực nền kinh tế thông qua các chính
sách thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, từng bước điều chỉnh và bố trí hợp
lý các khoản chi. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 8,4 %.
Năm 2005, thu ngân sách đạt 394,8 tỷ đồng (tăng 130,8 tỷ so với năm
2000). Mặc dù tổng thu ngân sách còn thấp xong thu nội địa tăng theo hướng tích
cực.
Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm toán chặt chẽ, tích cực chống thất thu, lãng
phí, tham nhũng.
8
Hệ thống ngân hàng, nhất là ngân hàng thương mại phát triển và đang từng
bước hiện đại hoá công tác quản lý phù hợp với xu thế hội nhập, góp phần tạo lực
thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, con nuôi… Hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã được cơ cấu lại phù hợp với
xu thế phát triển và hội nhập. Bảo đảm được chất lượng tín dụng và hiệu quả đồng
vốn, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu
phát triển kinh tế, nhất là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xoá đói giảm
nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai...

Tích cực bồi dưỡng, phát triển các nguồn thu, trong đó nguồn thu từ nội bộ
nền kinh tế của tỉnh được xác định là hướng cơ bản lâu dài. Phát triển thị trường
bất động sản để tăng nguồn thu ngân sách. Kết hợp các hình thức phát hành cổ
phiếu, hợp vốn, liên doanh... để tạo ra các nguồn vốn cho đầu tư phát triển.Phấn
đấu đến năm 2010 thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 600 tỷ đồng, đảm bảo 45%
tổng chi ngân sách địa phương.
4. Kinh tế đối ngoại:
Tổng vốn đầu tư phát triển 5 năm ước đạt 5.600. Trong đó, vốn đầu tư nước
ngoài chiếm 17%, vốn trong nước chiếm 83%, tăng gần 3 lần so với thời kỳ 1996-
2000.
Hầu hết các công trình thuộc kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện,
nhiều công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh đã
được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Công tác quy hoạch được triển khai
tích cực đáp ứng cho phát triển kinh tế và xúc tiến đầu tư. Công tác quảng bá, xúc
tiến kêu gọi đầu tư trên địa bàn đã và đang thu được những kết quả đáng khích lệ.
Các khu công nghiệp đã hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động có hiệu quả như
Khu công nghiệp Nam Đông Hà, Khu công nghiệp Quán Ngang ...Đến nay, trên
địa bàn tỉnh đã thu hút hơn 60 dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh với
tổng số vốn đang ký 2.300 tỷ đồng, trong đó có 4 dự án FDI với tổng vốn đầu tư
khoảng 14,7 triệu USD.
5. Thương mại - Dịch vụ - Du lịch:
a)Thương mại:
Trong 5 năm qua đã cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân
dân, đóng góp khá ổn định vào GDP của tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch
vụ xã hội tăng bình quân hằng năm 21,5%. Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng và hoàn thiện
một bước quan trọng chính sách khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo; đã xây
dựng quy hoạch mạng lưới chợ và điều chỉnh bổ sung quy hoạch du lịch, xây dựng
các chợ trung tâm thị xã, thị trấn ở Đông Hà, Quảng Trị, Gio Linh, Vĩnh Linh, Hải
Lăng, Cam Lộ...
Sự phát triển của lĩnh vực thương mại - dịch vụ chưa mạnh và thiếu ổn

định, chỉ tiêu xuất nhập khẩu không đạt kế hoạch đề ra, chưa có các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực. Các mặt hàng nông - lâm - hải sản hầu hết đang xuất khẩu ở dạng
9
thô; trình độ và năng lực kinh doanh xuất nhập khẩu của nhiều doanh nghiệp chưa
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
b)Giao thông vận tải:
Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng
các nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân trong tỉnh với nhiều loại
phương tiện đa dạng. Cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ vận tải tăng lên đáng
kể. khối lượng luân chuyển hàng hoá năm 2005 là 160,58 triệu tấn/km, tăng 78,68
triệu tấn/km so với năm 2000.
c)Bưu chính viễn thông:
Dịch vụ bưu chính - viễn thông phát triển nhanh bằng nhiều nguồn lực đặc
biệt là đã tranh thủ tối đa nguồn vốn trung ương; mạng lưới viễn thông tiếp tục
được hiện đại hoá. Mật độ sử dụng điện thoại năm 2000 là 2,6 máy /100 dân tăng
lên 8,95 máy/100 dân vào năm 2005. Có 100% số xã đã có dịch vụ điện thoại( chỉ
tiêu 90% số xã và 3,5 máy/100 dân).
Hiện tại tỉnh Quảng Trị có tất cả 5 mạng điện thoại của Bộ Bưu Chính Viễn
Thông, Viettel, S-phone, EVN Telecom và mạng lưới điện vệ tinh V-Sat đã có mặt
tại tất cả các xã vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Quảng Trị nhằm mục tiêu phổ cập
thông tin cho các xã vùng sâu vùng xa.
d)Du lịch:
Ngành du lịch là ngành kinh tế quan trọng, Tỉnh uỷ đã có nghị quyết 02 về
phát triển du lịch và UBND tỉnh đã có chương trình hành động phát triển du lịch
đến năm 2010 nhằm định hướng và tạo đà cho du lịch phát triển. Trong 5 năm qua,
các dự án lớn được triển khai như: Đường Hồ Chí Minh huyền thoại, Trằm Trà
Lộc, đường Cửa Tùng - Địa Đạo Vịnh Mốc, cơ sở hạ tầng khu du lịch Cửa Việt và
một số di tích như Đôi bờ Hiền Lương, Sân Bay Tà Cơn... với rổng mức đầu tư
155 tỷ đồng. Một số điểm du lịch đã được đưa vào khai thác bước đầu đã gây
được sự chú ý của du khách, nhất là tour du lịch chiến trường xưa và đồng đội.

Lượng khách du lịch đến tham quan bình quân hằng năm 15,5%.
Tuy nhiên, ngành du lịch hoạt động chưa mạnh, tỷ trọng đóng góp trong cơ
cấu kinh tế rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch đa dạng của
tỉnh. Dịch vụ du lịch chậm phát triển, các sản phẩm du lịch đi kèm chưa được hình
thành.
*Tổng quan du lịch
Quảng Trị là tỉnh nằm giữa Miền Trung Việt Nam, là vùng đất có bề dày
văn hoá lịch sử, có tiềm năng du lịch phong phú và độc đáo. Quảng Trị có vị trí
giao thông thuận lợi: Có Quốc lộ 1A chạy dọc suốt chiều dài của tỉnh, có đường
sắt Bắc - Nam, có Cảng Cửa Việt, bờ biển dài 75 km, có đường Hồ Chí Minh hiện
đại, Đường 9 nối Việt Nam - Lào - Thái Lan - Myanma qua Cửa khẩu Quốc tế Lao
Bảo và có Cửa khẩu Quốc gia La Lay.
Quảng Trị nằm trên "Con đường di sản Miền Trung", phía Bắc có Di sản
thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng; phía Nam có các Di sản văn hoá thế
giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn…
10
Quảng Trị nằm trên trục Hành lang kinh tế Đông - Tây, có tuyến đường bộ
ngắn nhất nối Việt Nam - Lào - Thái Lan - Myanma và các nước ASEAN. Khi
Đường 9 hoàn chỉnh nâng cấp và mở rộng, cầu bắc qua sông Mê Kông nối tỉnh
Savanakhet (Lào) và tỉnh Mục Đa Hán (Thái Lan) hoàn thành sẽ mở ra triển vọng
to lớn cho việc phát triển du lịch đường bộ giữa các nước trong khu vực.
Quảng Trị có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Về biển, có
các bãi tắm đẹp như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ và tương lai gần Đảo Cồn Cỏ
sẽ trở thành Đảo du lịch. Về rừng, có rừng nguyên sinh Rú Lịnh, khu bảo tồn thiên
nhiên Đakrông, có suối nước nóng và hệ thống hang động, có các khu du lịch sinh
thái Khe Gió, Trằm Trà Lộc, khu du lịch sinh thái nghỉ mát Khe Sanh, thuỷ lợi
thuỷ điện Rào Quán…
Quảng Trị có hệ thống di tích chiến tranh đồ sộ, độc đáo và nổi tiếng có giá
trị phục vụ du lịch cao, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách trong và ngoài
nước như: Thành Cổ Quảng Trị, Đôi bờ Hiền Lương, Địa đạo Vịnh Mốc, Hàng

rào điện tử Mc. Namara, Khe Sanh, Làng Vây, Sân bay Tà Cơn, Nhà đày Lao Bảo,
Đường Hồ Chí Minh huyền thoại…
Quảng Trị còn có các lễ hội như: Lễ hội đâm trâu của đồng bào dân tộc Pa
Cô, Lễ hội cướp cù ở Gio Linh, Lễ hội đua thuyền ở các huyện thị, Lễ hội Kiệu La
Vang… Gần đây còn xuất hiện thêm loại hình lễ hội mới - Lễ hội Cách mạng như:
Lễ hội "Thống nhất non sông", Lễ hội "Thả hoa trên sông Thạch Hãn", 4 năm 1 lần
tổ chức Lễ hội "Nhịp cầu xuyên Á"…
Khách du lịch đến Quảng Trị có thể mua sắm các loại hàng hoá tại các trung
tâm thương mại lớn: Trung tâm thương mại Lao Bảo - Khu kinh tế thương mại đặc
biệt Lao Bảo, Trung tâm thương mại Đông Hà, thị xã Quảng Trị. Thưởng thức các
món ăn đặc sản tôm, cá vùng biển Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ, cua đá Cồn Cỏ;
bánh đa nem Chợ Sãi, lợn sữa Quảng Trị, uống rượu Xika, Kim Long… Quảng
Trị còn là vùng đất của các làn điệu dân ca đậm đà chất điệu Miền Trung, chuyện
trạng Vĩnh Hoàng… Con người Quảng Trị cần cù chất phác và giàu lòng hiếu
khách.
Du lịch Quảng Trị với các tuyến, khu du lịch và các chương trình tour du
lịch hấp dẫn và nổi tiếng:
* Các tuyến du lịch:
+ Tuyến phía Bắc: Đông Hà - Gio Linh - Vĩnh Linh.
+ Tuyến phía Nam: Đông Hà - Triệu Phong - Thành Cổ - Hải Lăng.
+ Tuyến phía Tây: Đông Hà - Cam Lộ - Đakrông - Hướng Hoá.
* Các khu du lịch:
+ Cửa Tùng - Cửa Việt - Đảo Cồn Cỏ.
+ Khe Sanh - Rào Quán - Đakrông.
+ Khu văn hoá đền ơn Cõi Trường Sơn.
11
* Các tour du lịch:
+ Tour du lịch DMZ (Tham quan vùng phi quân sự)
+ Tour du lịch Đường Hồ Chí Minh huyền thoại.
+ Tour du lịch Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội.

+ Tour du lịch nghỉ dưỡng biển: Cửa Tùng - Cửa Việt - Mỹ Thuỷ.
+ Tour du lịch biển - Đảo Cồn Cỏ.
+ Tour du lịch "1 ngày ăn cơm 3 nước " Hành lang Đông - Tây.
*Các dự án ưu tiên đầu tư:
a. Các dự án quy hoạch và đầu tư du lịch
Dự án quy hoạch
- Quy hoạch tuyến du lịch Nam Cửa Việt - Triệu Lăng - Mỹ Thủy.
- Quy hoạch huyện đảo Cồn Cỏ.
- Quy hoạch du lịch thị xã Quảng Trị.
- Quy hoạch du lịch - dịch vụ bờ sông thị trấn Ái Tử.
- Quy hoạch bảo tồn khu văn hoá du lịch Đakrông.
- Quy hoạch làng hoa vùng ven thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị.
- Quy hoạch du lịch làng quê và du lịch trang trại.
- Quy hoạch dịch vụ du lịch các điểm di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương,
Địa đạo Vịnh Mốc và Hàng rào điện tử McNamara, Sân bay Tà Cơn, ngã tư
Thượng Xá.
- Quy hoạch khai thác lữ hành quốc tế tour DMZ và tuyến du lịch hành lang
Đông – Tây.
Dự án đầu tư
- Dự án đường du lịch hai bờ sông từ cầu Hiền Lương dọc về Cửa Tùng.
- Dự án khu du lịch biển Cửa Việt - Cửa Tùng gắn với du lịch Đảo Cồn Cỏ.
- Dự án công viên du lịch và khách sạn quốc tế Khu KT – TM Lao Bảo.
- Dự án du lịch đường Hồ Chí Minh huyền thoại gắn với khu bảo tồn thiên
nhiên ĐaKrông.
- Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đakrông.
- Dự án hỗ trợ đầu tư sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm.
- Dự án khu du lịch lâm viên Hồ Trung Chỉ.
- Dự án khu du lịch lâm viên Hồ Khe Mây.
- Dự án khu du lịch lâm viên Hồ Bảo Đài.
12

- Dự án khu du lịch lâm viên Hồ Tích Tường.
- Dự án khu du lịch lâm viên Hồ Ái Tử.
- Dự án tuyến công viên du lịch đôi bờ và cù lao nổi trên sông Hiếu.
- Dự án khu du lịch lâm sinh thái Khe Gió.
- Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc.
- Khu du lịch sinh thái Rú Lịnh.
- Trung tâm Dịch vụ du lịch tổng hợp Quốc lộ 9.
- Trung tâm Thông tin và Đào tạo nguồn lực Du lịch.
- Khu Văn hoá du lịch đền ơn Cõi Trường Sơn.
- Dự án tour du lịch quốc tế Lào – vùng Đông Bắc Thái Lan – Trung Quốc
b. Các dự án ưu tiên đầu tư
- Khu du lịch biển Cửa Việt và Cửa Tùng. (Đang triển khai đầu tư CSHT)
- Huyện đảo du lịch Cồn Cỏ.
- Tuyến công viên du lịch văn hoá đôi bờ và cù lao nổi sông Hiếu.
- Du lịch đường Hồ Chí Minh huyền thoại và khu bảo tồn thiên nhiên
Đakrông. (Đang triển khai đầu tư CSHT)
- Khu Văn hoá du lịch đền ơn Cõi Trường Sơn.
- Khu du lịch sinh thái Khe Sanh – Rào Quán.
- Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đakrông.
- Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc. (Đang triển khai đầu tư CSHT)
- Khu du lịch sinh thái Rú Lịnh. (Đã có dự án quy hoạch)
- Khu du lịch sinh thái Khe Gió.
- Trung tâm Dịch vụ tổng hợp Quốc lộ 9.
- Trung tâm Thông tin và Đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại thị xã Đông Hà
*Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn
2005-2010
STT Tên dự án
Vốn đầu
tư (triệu
USD)

Địa điểm Quy mô Hình thức đầu tư
1
Các dự án đầu tư
vào khu thương mại
Lao Bảo
5.0
Khu kinh
tế thương
mại Lao Bảo
huyện
Hướng Hoá
Sản xuất chế
biến gia công
lắp ráp, thương
mại, dịch vụ,
tài chính, ngân
hàng
Vốn trong nước,
liên doanh 100%
vốn nước ngoài
BOT, BTO, BT
13
2
Các dự án tín dụng,
ngân hàng, bưu
chính viễn thông
10-12
Khu công
nghiệp Nam
Đông Hà


Vốn trong nước,
liên doanh 100%
vốn nước ngoài

3
Trung tâm thương
mại
3.5
Thị xã
Đông Hà
6.500m
2
11tầng
Vốn trong nước,
liên doanh 100%
vốn nước ngoài
4
Khu du lịch sinh
thái và nghĩ dưỡng
cửa Tùng, Cửa Việt
5,0
Huyện
Vĩnh Linh,
Gio Linh
50.000 lượt
khách/năm
Vốn trong nước,
liên doanh 100%
vốn nước ngoài

5
Khu du lịch sinh
thái nghĩ dưỡng
nước nóng Đakrông
3.0
Huyện
Đakrông
20.000 lượt
khách/năm
Vốn trong nước,
liên doanh 100%
vốn nước ngoài
6
Khu du lịch hồ
Trung Chỉ
3.0
Thị xã
Đông Hà
70ha
Vốn trong nước,
liên doanh 100%
vốn nước ngoài
7
Khu du lịch sinh
thái thuỷ lợi-thuỷ
điện Rào Quán và
các cụm di tích Khe
Sanh-Hướng Hoá
10.0
Huyện

Hướng Hoá
100-150ha
Vốn trong nước,
liên doanh 100%
vốn nước ngoài
8
Dự án du lịch đảo
Cồn Cỏ và các tỉnh
ven biển miền trung
2.0
Huyện
Vĩnh Linh
100.000 lượt
khách/năm
Vốn trong nước,
liên doanh 100%
vốnnước ngoài
III-Các định hướng phát triển kinh tế:
1.Phát triển kinh tế - xã hội theo các vùng:
Phát triển kinh tế xã hội vùng miền núi: Vùng núi chiếm khoảng 48% diện
tích và 12% dân số của tỉnh. Đây là vùng có nhiều lợi thế, giàu tiềm năng, phát
triển nông lâm nghiệp, khoáng sản và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc
bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng.
Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản (cà phê, cao
su, hoa quả hộp), cơ khí lắp ráp và sữa chữa ô tô, phương tiện vận tải, sản xuất vật
liệu xây dựng , khai thác khoáng sản… Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp
và sản xuất nông thôn theo cách sản xuất hàng hoá với các sản phẩm chính là cao
su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, rau quả thực phẩm theo mô hình kinh tế gia đình,
kinh tế trang trại..
Đối với các xã miền núi vùng cao, dân tộc ít người,

các xã đặc biệt khó khăn cần quan tâm đúng mức đến việc
xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là về điện, giao thông, thông
tin liên lạc, nước sạch… xây dựng các thị tứ, các trung tâm
cụm xã, hệ thống chợ… có chính sách ưu đãi đối với các
nhà đầu tư trong và ngoài nước đến liên doanh sản xuất ở
vùng này.
14
Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bằng và gò đồi: Vùng này chiếm
khoảng 41% diện tích của tỉnh, là nơi tập trung khoảng 69 % dân số của tỉnh. Đây
là nơi tập trung hệ thống thị xã và thị trấn, có nhiều tiềm năng đất đai để sản xuất
lương thực, phát triển cây công nghiệp; tập trung nhiều cơ sở cây công nghiệp,
thương mại, đầu mối giao thông.
Hướng sản xuất là xây dựng các vùng chuyên canh tập trung về cây lương
thực (Chủ yếu là lúa). Phát triển vùng cây cao su tập trung ở Gio Linh, Vĩnh Linh;
vùng cây ăn quả, cây lạc, hồ tiêu, kết hợp phát triển chăn nuôi. Phát triển công
nghiệp chế biến nông-lâm-hải sản, lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc; sản
xuất vật liệu xây dựng; cơ khí sữa chữa máy móc nông nghiệp, các hoạt động
thương mại, du lịch, dịch vụ…
Vùng ven biển: Vùng này chiếm 11 % về diện tích và 19 % dân số của tỉnh.
Đây là một trong những trọng điểm phát triển trong chiến lược khai thác biển đông
và hải đảo của cả nước
Hướng phát triển chủ yếu là đẩy mạnh khai thác nguồn tài nguyên biển kết
hợp với bảo vệ nguồn lợi biển. Phát triển đánh bắt, nuôi trồng gắn với công nghiệp
chế biến thuỷ hải sản… Phát triển các ngành công nghiệp chê biến silicát, sản xuất
thuỷ tinh; cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền. mở rộng các hoạt động thương mại
dịch vụ, du lịch. Xây dựng khu vực Cửa Việt và Cửa Tùng thành trung tâm dịch
vụ hậu cần nghề cá
2.Các trục hành lang theo các quốc lộ:
Trục hành lang kinh tế đường 9: Hướng chính là phát triển trung tâm
thương mại, siêu thị, các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, các cơ sở dịch vụ, bến

tàu, bến xe… hình thành và phát triển khu công nghiệp đường 9- Đông Hà. Phát
triển các vùng sản xuất tập trung cây cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc
lớn… Đẩy mạnh các hoạt đông dịch vụ tài chính, ngân hàng…
Phát triển các loại hình du lịch.Xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng đồng
bộ và hoàn chỉnh là nhân tố quyết đinh sự phát triển của vùng.
Trục hành lang kinh tế quốc lộ 1A: Đây là trục kinh tế liên vùng Bắc Nam
của tỉnh, gắn kết với Đông Hà, các thi trấn, thị tứ ở phía bắc Đông Hà và các thị
xã, thị trấn, thị tứ ở phía nam Đông Hà. Hướng phát triển trên các lĩnh vực thương
mại- dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, nông nghiệp
Hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh: Tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua
một số huyện Cam Lộ, Gio Linh, Hướng Hoá, Đakrông. Đây là điều kiện thuận lợi
thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của các huyện miền núi của tỉnh. Do vậy, cần
nghiên cứu, quy hoạch các cơ sở văn hoá gắn với tuyến đường này.

15
B- Bảo vệ tài nguyên và môi trường:
1.Những dấu hiệu suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường của Tỉnh:
Trong những năm vừa qua, hệ thống tài nguyên của Tỉnh có bị suy giảm,
cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng tăng cao và ảnh hưởng
đến đời sống của nhân dân cũng như những hoạt động xã hội. Tình trạng đó biểu
thị qua những vấn đề như sau:
 Diện tích rừng nguyên sinh bị giảm sút.
 Hệ thống tài nguyên đất, nước, không khí bị ô nhiễm.
 Các tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản khai thác chưa có quy hoạch và
định hướng cụ thể.
 Các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải và khí thải nhằm bảo
vệ môi trường.
 Rác thải trong sinh hoạt của nhân dân chưa có khu xử lý triệt để.
 Ngoài ra Quảng Trị còn là địa phương có tỉ lệ bom mìn còn sót lại sau chiến
tranh là nhiều nhất nước khiến tỉ lệ người chết do lao động gặp phải bom mìn còn

cao.
2. Các biện pháp sửa chữa:
Để giảm thiểu những tác nhân có hại với môi trường của con người chúng ta
cần thực hiện một số biện pháp như sau:
 Bảo vệ nguyên ngặt tài nguyên rừng và thực hiện trồng mới rừng phủ xanh
đất trống, đồi trọc.
 Có biện pháp và hình thành các bãi rác nhằm xử lý rác thải sinh hoạt cho
từng địa phương.
 Hạn chế khai thác các nguồn nhiên liệu hoá thạch và chuyển sang sử dụng
các nguồn tài nguyên vĩnh cửu như: gió, mặt trời, sóng...
 Thực hiện xử lý triệt để nước thải thải và khí thải tại các khu công nghiệp
trước khi thải ra môi trường.
 Thực hiện quy hoạch mô hình khai thác khoáng sản và tài nguyên thiên
nhiên nhằm mục đích tích luỹ nguồn năng lượng cho tương lai.
 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.
 Chôn lấp hoặc đốt rác một cách khoa học.
 Xây dựng thêm những nhà máy tái chế rác thải.
 Sản xuất lương thực, thực phẩm một cách an toàn.
16

×