Ngày soạn:
Người giảng: Nguyễn Thị Hiền
Nguyễn Thị Bích
Sằm Linh Ngân
Ngày giảng:
Tiết 79+ 80.
PHỤ
VĂN BẢN: TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH
( Trích Chinh phụ ngâm)
Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Cồn
Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ khi chinh phu
vắng nhà ra trận.
- Thấy được sự đồng cảm sâu sắc của tác giả và dịch giả đối với khát vọng hạnh
phúc lứa đôi của người phụ nữ.
- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật, âm điệu tha thiết, triền miên của đoạn
trích.
2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng đọc-hiểu một tác phẩm thơ Trung đại; có kĩ năng nghị luận viết đoạn
thơ, bài thơ.
- Nắm được kĩ năng phân tích nội tâm nhân vật trong tác phẩm thơ trữ tình.
3. Thái độ:
- Trân trọng yêu mến văn học nước nhà.
- Thái độ trân trọng của tác giả và dịch giả đối với người chinh phụ.
- Đồng cảm với tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh
lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; lên án chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc
lứa đôi.
Phẩm chất, năng lực: Hình thành năng lực thưởng thức văn học, cảm
thụ thẩm mĩ; Năng lực thu thập thông tin, năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC
1. Phương tiện dạy – học
- Giáo viên: Tài liệu về tác giả, tác phẩm, kế hoạch dạy học, sách giáo khoa, sách
giáo viên, máy tính, máy chiếu,..
- Học sinh: Sách giáo khoa, sản phẩm hoạt động trước giờ học.
2. Phương pháp dạy học: Nghiên cứu bài học, đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, nêu
vấn đề, giảng bình, thảo luận các câu hỏi, kĩ thuật chuyên gia, kĩ thuật phòng
tranh, kĩ thuật bản sơ đồ tư duy, trình bày một phút, phương pháp so sánh đối
chiếu.
3. Hình thức dạy học:
- Trên lớp: Cá nhân, thảo luận nhóm, luyện tập.
- Ngoài lớp: Tự học
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG TRƯỚC GIỜ HỌC
GV tạo nhóm Facebook, tải lên nhóm tài liệu, thiết kế bài học, các đường link tư
liệu học tập… cho học sinh tìm hiểu, nghiên cứu bài học trước
*Yêu cầu 1: Phần Tìm hiểu chung
GV chia lớp thành 3 nhóm. Nhiệm vụ của các nhóm như sau:
+ Tìm hiểu tác giả, dịch giả, tác phẩm ( hoàn cảnh sáng tác, nguyên tác và bản
diễn nôm, kết cấu, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật), đoạn trích (vị trí, xuất
xứ, bố cục).
+ Sản phẩm: Trình bày sơ đồ tư duy trên giấy A0,…
*Yêu cầu 2: Phân tích 16 câu thơ đầu
GV chia lớp thành 4 nhóm, nhiệm vụ của các nhóm như sau:
- Nhóm 1+2: Tìm hiểu 8 câu thơ đầu
=> Gợi ý:
? Trong phần đầu, hành động và tâm trạng của người chinh phụ được tác giả
khắc họa qua cử chỉ, hành động có gì đặc biệt. Qua đó em có cảm nhận gì về
những cử chỉ, hành động của người chinh phụ.
? Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong 8 câu thơ đầu qua những
từ ngữ nào? Ý nghĩa của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó.
- Nhóm 3+4: Tìm hiểu 8 câu thơ sau
=> Gợi ý:
? Trong 8 câu thơ tiếp theo yếu tố ngoại cảnh nào tác động đến tâm trạng của
người chinh phụ. Ý nghĩa của những yếu tố đó là gì.
? Em hãy cho biết trong 2 câu thơ:
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào và hiệu quả của chúng?
? Trước tình cảnh ấy người chinh phụ đã có những hành động gì. Và ý nghĩa
của những hành động đó.
? Tìm từ ngữ được điệp lại nhiều lần và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của pháp
điệp đó.
*Yêu cầu 3: Phân tích 8 câu thơ cuối
GV phát phiếu học tập cho HS. GV đưa ra một số câu hỏi để HS tìm hiểu trước:
? Nỗi nhớ chồng bên biên ải của người chhinh phụ được thể hiện qua những
từ ngữ, hình ảnh nào. Ý nghĩa của những từ ng, hình ảnh đó.
?Không gian được miêu tả ở đoạn thơ này có gì đặc biệt. Người chinh phụ
mượn không gian đó gợi tả điều gì
? Hai câu thơ cuối gợi lên điều gì.
*Yêu cầu 4: Luyện tập: Hãy vận dụng các biện pháp nghệ thuật miêu tả tâm trạng
trong đoạn trích để viết một đoạn văn ( đoạn thơ) ngắn miêu tả một nỗi buồn hay
niềm vui của bản thân anh (chị)?
*Yêu cầu 5: Vận dụng: Em hãy dựa vào nội dung và đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi
của người chinh phụ” , vẽ lên 1 bức tranh thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ trình
theo tưởng tượng, sáng tạo của anh (chị)?
HOẠT ĐỘNG TRONG GIỜ HỌC
*Ổn định lớp (1 phút)
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thu hút sự tập trung, chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị
tâm thế; huy động kiến thức cũ, kiến thức liên quan làm hành trang để tiếp nhận
kiến thức mới
- Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
Hoạt động của GV
GV cho học sinh tham gia trò chơi khởi
động mang tên: “Khám phá tri thức văn
học”
Yêu cầu học sinh lên bốc thăm chủ đề
được để trong một chiếc hộp kín.
Câu hỏi: Em hãy ghép những câu thơ,
ca dao sau để thành 1 câu hoàn chỉnh?
Hoạt động của HS
HS lên bốc thăm, suy nghĩ và trả lời
các câu hỏi
HS chia sẻ suy nghĩ của mình trước
1, Thân em như trái bầu trôi
Gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu
( Ca dao)
2, Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
( Sau phút chia li – Đoàn Thị Điểm)
3, Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
( Kiều ở lầu Ngưng Bích – Nguyễn Du)
4, Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khắn vắt trên vai
( Ca dao)
lớp, có thể đưa thêm các lí giải
HS khác có thể đưa ra ý kiến tranh biện
GV dẫn dắt: Những câu thơ, câu ca dao trên đều thể hiện thân phận, nỗi niềm tâm
trạng của người phụ nữ. Hình ảnh người phụ nữ, thân phận, cuộc sống và nỗi niềm
tâm trạng của họ đã trở thành đối tượng sáng tác vô tận trong các tác phẩm văn
học. Khi nhắc đến chiến tranh, là nhắc đến sự đau thương, mất mát, hy sinh,
những người thân trong gia đình phải xa cách nhau. Nổi bật trong số đó là hình
ảnh của những người chinh phụ mong mỏi, chờ đợi chồng mình trở về từ nơi
chiến trường xa xăm, lo lắng cho chồng và đau khổ bởi tình cảnh cô đơn, lẻ loi
của mình. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài nét tâm trạng của người
chinh phụ được thể hiện sâu sắc và thấm thía qua đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của
người chinh phụ”.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về tác giả, dịch giả, tác phẩm; đoạn
trích. Hiểu và lí giải được tâm trạng cô đơn, buồn tủi của người chinh phụ trong
toàn bộ đoạn trích.
- Phương pháp : Thảo luận, nêu vấn đề, gợi mở, giảng bình, trình bày một phút, vẽ
sơ đồ tư duy,…
- Thời gian: 25 phút
Hoạt động của giáo viên và học
Kiến thức cần đạt
sinh
GV: ( Sử dụng kĩ thuật phòng tranh)
Mời các nhóm lên nghiệm thu sản phẩm
đã chuẩn bị trước giờ học
GV: Dựa vào phần tiểu dẫn SGK và sự
chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu những
nét chính về cuộc đời, dịch giả, tác
phẩm?
HS: Tìm hiểu tiểu dẫn, chọn lọc thông
tin trình bày lên sơ đồ tư duy. Nhóm 1
trình bày về tác giả và dịch giả trình, các
nhóm còn lại sẽ lắng nghe và bổ sung
thông tin.
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Đặng Trần Côn
- Quê quán: Làng Nhân Mục, huyện
Thanh Trì, nay thuộc Thanh Xuân, Hà
Nội.
- Sống vào thời đại: Nửa đầu thế kỉ
XVIII.
- Sáng tác: Thơ, phú chữ Hán và Chinh
phụ ngâm.
GV mở rộng: Trong “Tang thương ngẫu
lục” viết về Đặng Trần Côn: “Trong
khoảng trường ốc, văn chương ông
tiếng lừng thiên hạ”. Có thể nói Đặng
Trần Côn là một người học rộng, tài ba,
tính tình phóng túng, không lệ thuộc
chuyện thi cử.
GV: Em hãy giải thích tại sao SGK lại
cung cấp thông tin về hai dịch giả?
HS: Vì vấn đề dịch giả của bản dịch
hiện nay vẫn chưa rõ.
Nhóm 1 trình bày, học sinh của
các nhóm còn lại lắng nghe và bổ
sung về dịch giả Đoàn Thị Điểm.
GV mở rộng và định hướng quan điểm
cho rằng Đoàn Thị Điểm là dịch giả của
bản diễn Nôm hiện hành.
2. Dịch giả:
a. Đoàn Thị Điểm
- 1705- 1748
- Hiệu: Hồng Hà nữ sĩ.
- Quê: Làng Giai Phạm, huyện Văn
Giang, trấn Kinh Bắc, tỉnh Hưng Yên.
- Cuộc đời: Lập gia đình muộn(37 tuổi),
vừa cưới xong thì chồng phải đi sứ
Trung Quốc.
*Mở rộng:
- Được chồng ca ngợi “Tài năng nương
tử, xưa hiếm nay không”.
- Sống cùng thời Đặng Trần Côn. Tương
truyền, bà sống cùng thời với Đặng Trần
Côn, hai người thường hay đàm đạo thơ
văn. Đặng Trần Côn sáng tác Chinh phụ
ngâm trong khoảng thời gian chồng bà
đi sứ và gửi bà đọc để góp ý. Đoàn Thị
Điểm say sưa đọc vì dường như tác
phẩm nói lên chính nỗi lòng bà.
- Tài năng: Lòng đồng cảm khiến Đoàn
Thị Điểm diễn Nôm thành công tác
phẩm này.
HS:Trình bày hiểu biết về dịch giả Phan b. Phan Huy Ích
Huy Ích, các HS trong nhóm còn lại
- 1750-1822
lắng nghe, bổ sung.
- Quê: Làng Thu Hoạch, huyện Thiên
Lộc, trấn Nghệ An (thuộc Hà Tĩnh).
- Sáng tác: Dụ Am văn tập, Dụ Am văn
lục,…
GV: Hãy nêu những hiểu biết của em về 3. Tác phẩm
tác phẩm “Chinh phụ ngâm”?
a. Hoàn cảnh sáng tác
HS: Nhóm 2 trình bày những về tác
- Theo Phan Huy Chú trong “Lịch triều
phẩm “Chinh phụ ngâm” ( hoàn ảnh
hiến chương loại chí”: Đầu đời Cảnh
sáng tác, so sánh nguyễn tác với bản
Hưng(1741-1742), có việc binh đao,
diễn nôm, kết cấu) đã chuẩn bị trên sơ
cảnh biệt ly của người đi chinh chiến và
đồ tư duy.
kẻ ở lại khiến ông cảm xúc mà làm”.
Các nhóm còn lại lắng nghe và bổ
- Tác giả nhập vai vào người chinh phụsung thông tin cho nhóm 2.
kẻ ở lại để diễn tả, bày tỏ muôn ngàn
những cung bậc cảm xúc, tâm trạng
khác nhau.
GV: Đưa ra nhận xét và bổ sung thông
b. Nguyên tác và bản diễn Nôm.
tin về phần so sánh nguyên tác với bản
Nguyên tác
Chữ Hán
diễn Nôm.
76 câu
Nhận xét:
Thể trường đoản cú
So với nguyên tác, bản diễn Nôm:
Thể loại: Ngâm khúc
Số câu thơ ít hơn
Sử dụng chữ Nôm; Ngôn ngữ
toàn dân => Đưa tác phẩm đến
với đông đảo bạn đọc.
Thể song thất lục bát:
+ Câu song thất xen câu lục bát,
vần trắc kết hợp vần bằng, vần chân xen
vần lưng khiến âm điệu câu thơ xoắn
xít, kéo dài, thích hợp với việc diễn tả
tâm trạng triền miên.
Bản diễn Nôm hiện hành được đánh giá
là thành công nhất. Khi nhấc tới Chinh
phụ ngâm, người ta hầu như chỉ nhớ tới
bản diễn Nôm mà không nhắc tới
nguyên tác.
c. Kết cấu
Kết cấu 3 phần:
GV: Đưa ra nhận xét và bổ sung thông
- Phần 1: Hai người đang sống
tin cho phần kết cấu của tác phẩm
hạnh phúc thì chiến tranh xảy ra,
“Chinh phụ ngâm”.
vợ tiễn chồng ra trận.
Nhận xét:
- Phần 2: Sau khi tiễn chồng ra
Có thể nói, kết cấu tác phẩm dựa
trận, người vợ trở về phòng khuê
trên mạch vận động tâm trạng của
với muôn nghìn cung bậc tâm
người chinh phụ.
trạng.
Hi vọng => Thất vọng=> Tuyệt
- Phần 3: Người chinh phụ sống
vọng.
trong hoàn cảnh hoàn toàn vắng
biệt tin chồng.
d. Giá trị nội dung và nghệ thuật.
Giá trị nội dung
GV: Giá trị nội dung và giá trị nghệ
+ Oán ghét chiến tranh phong kiến phi
thuật của tác phẩm?
HS: Nhóm 3 lên trình bày sản phẩm trên nghĩa.
+ Thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu
sơ đồ tư duy.
và hạnh phúc lứa đôi.
Các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung
- Giá trị nghệ thuật
thêm thông tin.
+ Bút pháp trữ tình
+ Bút pháp miêu tả nội tâm sâu sắc.
GV mở rộng:
+ Tác phẩm làm vang lên những âm
hưởng hoàn toàn khác lạ trong văn
chương đương thời- văn chương “văn dĩ
tải đạo, thi dĩ ngôn chí” ngự trị gần suốt
mười thế kỉ Văn học trung đại. Tác
phẩm chạm đến miền tâm tư sâu thẳm
với những xúc cảm thầm kín, dồn nén từ
người phụ nữ.
+Về nghệ thuật: Sử dụng tài tình bút
pháp trữ tình khắc họa nội tâm với
những nỗi niềm sâu kín.
+ Đây được coi là tác phẩm mở đầu
trào lưu chủ nghĩa của Văn học Việt
Nam thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX.
4. Đoạn trích
- Xuất xứ: Thuộc phần 2 (Khi người
GV: Trình bày hiểu biết của em về đoạn
chinh phụ trở về phòng khuê)
trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh
- Vị trí: từ câu 193-216
phụ”?
- Nội dung: Tình cảnh và tâm trạng cô
HS: Nhóm 3 trình bày sản phẩm của
đơn, lẻ loi cùng nỗi sầu muộn, nhớ
nhóm mình.
nhung của người chinh phụ.
-
Đọc – chú thích:
GV: Hướng dẫn giọng đọc: Trầm buồn,
đều đều, chậm rãi, nhấn vào các điệp từ,
điệp ngữ liên hoàn
HS: Đọc bài dưới sự hướng dẫn của GV
Bố cục: 2 phần.
+ Phần 1(16 câu thơ đầu): Tình cảnh cô
đơn, lẻ loi của người chinh phụ,
+ Phần 2(8 câu thơ cuối): Nỗi nhớ
nhung và khát vong hạnh phúc.
-
GV: Hãy chia bố cục của văn bản?
HS: có thể chia thành 2 phần hoặc 3
phần.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (
16 câu thơ đầu)
GV: Chia lớp thành 4 nhóm: Mời các
a. 8 câu đầu:
nhóm lên nghiệm thu sản phẩm đã
- Cử chỉ, hành động:
+ Đi đi lại lại trong hiên vắng
chuẩn bị trước lớp học.
+ Ngồi rèm thưa
GV: Trong phần đầu, hành động và tâm + Buông rèm rồi lại cuốn rèm nhiều lần
Từng bước chân đi chất chứa sự
trạng của người chinh phụ được tác giả
lo lắng, bồn chồn
khắc họa qua cử chỉ, hành động có gì
Ngồi trông ra ngoài ngóng đợi tin
đặc biệt. Qua đó em có cảm nhận gì về
chồng trong vô vọng
những cử chỉ, hành động, tâm trạng của
Hành động lặp đi lặp lại trong sự
người chinh phụ ?
tù túng, bế tắc, tự mình đối diện
với chính mình
HS: Nhóm 1 trình bày sản phẩm của
Những động tác lặp đi lặp lại
nhóm trên tờ A2.
không mục đích, vô nghĩa, người
chinh phụ cho ta thấy tâm trạng
Người chinh phụ đi lại một mình
cô đơn, lẻ loi của nàng. Nỗi lòng
trong hiên vắng. Ngồi rèm thưa và
nàng không biết san sẻ cho ai,
người chinh phụ buông rèm xuống rồi
một mình âm thầm chịu đựng.
lại cuốn rèm lên rất nhiều lần. Những cử
chỉ, hành động của người chinh phụ thể
hiện tâm trạng cô đơn, lẻ loi khi có một
mình và luôn nhớ thương, ngóng trông
tin chồng trong tuyệt vọng.
- Biện pháp nghệ thuật
Nghệ thuật khắc họa hình ảnh
GV: Biện pháp nghệ thuật được tác giả
sử dụng trong 8 câu thơ đầu qua những
từ ngữ nào? Ý nghĩa của việc sử dụng
biện pháp nghệ thuật đó?
HS: Nhóm 2 lên trình bày sản phẩm trên
giấy A2.
Trong 8 câu thơ đầu, tác giả sử dụng
những biện pháp nghệ thuật như:
+ Điệp ngữ bắc cầu, sự kết hợp sử dụng
câu hỏi tu từ: “đèn biết chăng – đèn có
biết”
+ Lặp từ: “rèm, dường, đèn, có, biết,
chẳng”
+ Đối lập từ: “ngoài rèm – trong rèm”
+ So sánh: “Hoa đèn – bóng người
Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ
thuật đó để diễn tả tâm trạng buồn, cô
đơn, trống trải của người chinh phụ một
cách da diết, ngậm ngùi.
GV hỏi thêm: Em có nhận xét gì về tâm
trạng của người chinh phụ thông qua
hình ảnh “ngọn đèn”?
HS: Người chinh phụ đã tìm đến ngọn
đèn để giãi bày tâm sự. Ngọn đèn như
trở thành người bạn tâm sự của nàng.
“
ngọn đèn”
+Điệp ngữ bắc cầu (đèn biết chăng –
đèn chẳng biết)
+Câu hỏi tu từ (đèn biết chăng – đèn có
biết)
Với những biện pháp nghệ thuật này
càng làm tâm trạng người chinh phụ
thêm day dứt, khắc khoải hơn.
+Điệp từ “biết”+ việc luyến láy âm “iết”
Làm câu thơ vang lên âm điệu da diết,
hay cũng chính là âm vang của cõi lòng
căng thẳng đợi chờ trong vô vọng.
+Hình ảnh so sánh”hoa đèn – bóng
người”:
Làm nổi bật nổi cô độc,thương tâm.
Người chinh phụ đã tìm đến ngọn đèn
để giãi bày tâm sự. Hình ảnh ngọn đèn
được nhân hóa để trở thành người bạn
của nàng. Nàng hỏi đèn như tự hỏi
mình, câu hỏi đưa ra không có lời giải
đáp, và nàng cũng không mong sẽ có lời
GV giảng:
Có thể thấy”hiên vắng”, “rèm
giải đáp. Bởi đèn là vật vô tri vô giác,
đâu thể san sẻ, lắng nghe nỗi lòng nàng.
thưa”,chim thước bặt tin…tất cả dường
*Tiểu kết
như im ắng, hững hờ, gieo vào lòng
- Đoạn trích đã thể hiện một cách tinh
tế, sâu sắc tâm trạng lẻ loi của người
người chinh phụ nỗi cô đơn ,buồn tủi
chinh phụ: Buồn, cô đơn, khát khao tình
không thể kìm nén.Và người bạn của
yêu, hạnh phúc.
người chinh phụ lúc này lại chính là
- Đoạn trích thể hiện bút pháp tả tâm
trạng đặc sắc (Tả qua hành động, cử chỉ;
ngọn đèn vô tri, vô giác.Tả đèn cũng
tả cảnh ngụ tình; giọng điệu tha thiết;
chính là tả không gian mênh mông và sự
điệp từ, điệp ngữ...).
cô đơn của con người.Hình ảnh “ngọn
- Thấy được tài năng và sự cảm thông
đèn” ,”hoa đèn” gợi cho ta nhớ đến hình vô bờ của tác giả và dịch giả.
ảnh ngọn đèn không tắt trong nổi nhớ
của người thiếu nữ trong bài ca dao
quen thuộc: “Đèn thương nhớ ai mà đèn
không tắt”
GV mở rộng:Lấy ví dụ về hình ảnh
“ngọn đèn” trong bài ca dao hay tác
phẩm mà em biết?
HS:
+ “Đèn thương nhớ ai mà đèn không
tắt”
+ “ Một mình một ngọn đèn khuya
Áo đầm giọt tủi tóc se mái đầu”
( Truyện Kiều)
+ “Ngọn đèn dầu trong đêm khuya của
Vũ Nương”
(Chuyện Người con gái Nam Xương)
b. 8 câu thơ sau:
* Yếu tố ngoại cảnh:
“Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”
-Tiếng gà gáy eo óc
GV: Trong 8 câu thơ tiếp theo yếu tố
ngoại cảnh nào tác động đến tâm trạng
của người chinh phụ. Ý nghĩa của diễn
tả nội tâm của những yếu tố đó là gì?
Em hãy cho biết trong 2 câu thơ:
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
Tác giả đã sử dụng những biện pháp
nghệ thuật nào và hiệu quả của chúng?
-Bóng cây hòe ủ rủ trong đêm.
Tả cảnh ngụ tình.
Có thể thấy, cảnh vật và sự sống bên
ngoài đều nhuốm vẻ tang thương, vô
cảm, bất định không dễ nắm bắt.
Làm tăng sự vắng vẻ,cô đơn,hoang
vắng đáng sợ.
*Cảm nhận về thời gian: đầy ắp tâm
trạng
HS: Nhóm 3 trình bày sản phẩm trên
giấy A2.
Ngoại cảnh:
Tiếng gà- eo óc Báo hiệu thời
gian, tâm trạng thao thức suốt
đêm.
Bóng hòe – phất phơ Bóng thời
gian dịch chuyển, không gian
hoang vắng vây bọc người phụ
nữ.
Biện pháp nghệ thuật:
So sánh: “tựa, như” Cụ thể hóa
thời gian và tâm trạng. Thời gian
vật lí biến thành thời gian tâm lí,
xa cách và nhớ thương.
Từ láy “đằng đẵng, dằng dặc”
Gợi cảm giác sầu muộn triền
miên.
GV giảng:
“Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
-
Từ láy:
+”đằng đẵng”nỗi buồn kéo dài
+”dằng dặc”nỗi buồn đau nặng trĩu
Nhấn mạnh mối sầu trong chiều dài
thời gian và chiều rộng không gian.
“Đằng đẵng”,“dằng dặc” tạo âm
hưởng buồn thương, ngân nga như tiếng
thở dài của người thiếu phụ đăm đắm
chờ chồng.
- So sánh: 1 giờ = 1năm
Mối sầu = biển lớn
mênh mông
Trong không gian thinh vắng, một ngày Nỗi buồn kéo dài theo thời gian và bao
mới lại bắt đầu với tiếng gà thế nhưng
trùm lên cả không gian mênh mông như
tiếng gà lại eo óc, tức tửi, rời rạc. nó
biển cả.
không hứa hẹn có tin tốt mà càng làm
tâm trạng người chinh phụ não nùng
hơn.Ngày hôm nay cũng sẽ chẳng khác
gì ngày hôm qua ,buồn đau vẫn còn vây
kín như cây hòe rủ bóng bốn bên quanh
nhà
*Hành động:
- Đốt hương: Để sưởi ấm căn phòng và
tâm hồn “hồn đà mê mải”
- Soi gương: Trang điểm vấn tóc, ngắm
nhin dung nhan “lệ lại châu chan”
- Gảy đàn: Tìm thú vui giải khuây cho
đỡ buồn “dây uyên kinh đứt phím loan
ngại chùng”
*Điệp từ “Gượng” 3 lần Sự miễn
GV: Trước tình cảnh ấy người chinh
cưỡng, chán chường.
phụ đã có những hành động gì. Và ý
+ Gượng đốt hương miễn cưỡng tìm
nghĩa của những hành động đó?
sự thanh thản nhưng lòng dạ lại mê man,
Tìm từ ngữ được điệp lại nhiều
không tập trung.
lần và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của
+ Gượng soi gương “gượng” soi
pháp điệp đó?
gương mà nước mắt nhòe mi.
HS: Nhóm 4 trình bày sản phẩm của
Nổi buồn khổ của chinh phụ tới cực
nhóm trên giấy A2.
điểm.
Hành động: Soi gương, gảy đàn, đốt
+ Gượng gảy đàn gợi khát khao hạnh
hương Những thú vui tao nhã. Điệp
phúc
từ “gượng”: làm đẹp trở nên miễn
Những hành động gượng gạo không
cưỡng, gượng gạo, chán trường.
giúp chinh phụ tìm được sự giải tỏa, sẻ
chia nổi lòng nên nỗi cô đơn, sầu nhớ
càng thêm chồng chất
*Tiểu kết:
Tâm trạng của người chinh phụ ở
16 câu đầu: cô dơn lẻ loi, rối bời,
nhung nhớ đến ngẩn ngơ, buồn sầu
triền miên đến mê sảng.
2.
Nỗi nhớ nhung và khát vọng hạnh
phúc
*Từ ngữ, hình ảnh:
Lòng này: Tấm lòng, tình yêu, nỗi nhớ,
nỗi sầu tủi của nàng
Gió đông: Gió từ phương đông thổi tớigió mùa xuân, mang đến sự ấm áp, tốt
tươi cho vạn vật, gió xuân gợi sự sum
vầy và hạnh phúc lứa đôi.
Nghìn vàng: Tấm lòng đáng giá nghìn
vàng.
Non Yên: Hình ảnh ước lệ chỉ nơi biên
ải xa xôi, nơi chiến trường người chồng
GV: Phát phiếu học tập cho học sinh.
Yêu cầu làm việc theo bàn thảo luận.
HS: Làm việc theo bàn và điền những
thông tin vào phiếu học tập.
đang chiến đấu.
Nỗi nhớ khiến cho nàng có những ước
muốn thật lãng mạn, nàng muốn nhờ
cơn gió xuân ấm áp mang tới những tâm
sự, nhớ nhung.
*Không gian: mở rộng
Nổi nhớ trong lòng người chinh phụ
đã tràn ra cả không gian và thời gian
rộng lớn.
Có:
+ Thời gian thương nhớ ”đằng đẵng”
+ Không gian chia li rộng lớn mà chỉ
kích thước của vũ trụ “ đường lên bằng
trời” mới sánh kịp.
Một nỗi nhớ thương triền miên ,được
cụ thể hóa trong độ dài của thời gian, độ
rộng của không gian ( đường lên bằng
trời).
- “Thăm thẳm” gợi:
+ Độ dài của thời gian.
+ Độ rộng của không gian.
+ Độ sâu của nỗi nhớ.
Không gian vô tận và nỗi nhớ vô
cùng.
- “Đau đáu” thèm khát >< vô
vọng.
Tình và cảnh thẩm thấu lẫn nhau Nỗi
lòng thương nhớ nặng nề.
*Hai câu thơ cuối:
+ “Cành cây sương đượm” gợi sự buốt
giá trong tâm hồn người.
+ “Tiếng trùng mưa phun” ảo nảo
Khao khát sự đồng cảm nhưng vô
vọng, sầu nhớ thèm da diết.
Khi “tiếng trùng mưa phun“ rung lên
ta không còn nghe tiếng của” lòng này”
nữa mà là tâm trạng của người chinh
phụ đã lẫn khuất trong hình ảnh, âm
điệu của tự nhiên, âm thanh của tiếng
trùng hay cũng chính là âm thanh của
một cõi lòng tan nát.
Những cung bậc, cảm xúc đan xen vào
nhau, bó bệt và giằng xé tâm can người
chinh phụ. Tình yêu, sự thủy chung và
nỗi nhớ là khởi nguồn của
mọi cung bậc đó.
GV mở rộng:
Hai câu thơ cuối khiến em liên tưởng
đến hai câu thơ nào của Nguyễn Du?
“Xin làm bóng theo cùng chàng vậy
Chàng ở đâu cũng thấy thiếp bên”
III. Tổng kết:
-
1, Nội dung:
Miêu tả những cung bậc cảm xúc khác
nhau của người chinh phụ trong tình
-
cảnh cô đơn, lẻ loi, chờ đợi tin chồng.
Đồng cảm khao khát với hạnh phúc lứa
-
đôi của người phụ nữ
Gửi gắm những tiếng nói phản kháng, tố
cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa
đã cướp đi hạnh phúc của con người,
qua đó là tiếng nói đòi quyền hạnh
phúc của con người đặc biệt là người
phụ nữ.
2.Nghệ thuật:
-
Thể loại: Ngâm khúc kết hợp với hình
thức thơ song thất lục bát tạo nên âm
điệu, nhịp điệu thiết tha phù hợp với
-
giãi bày tâm trạng, cảm xúc.
Bút pháp trữ tình kết hợp với tự sự hài
-
hòa
Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị và đi
-
vào lòng người.
Sử dụng thành công nhiều biện pháp tu
từ. Đặc biệt là so sánh, khắc họa rõ nét
tâm trạng của nhân vật trữ tình.
GV: (Tổ chức trò chơi tiếp sức) Chia
lớp thành 2 nhóm lớn.
Cho các nhóm lần lượt lên ghi nội
dung, nghệ thuật của đoạn trích trên
giấy A2 dưới hình thức tiếp sức đồng
đội.
Nhóm nào hoàn thành sớm và đúng
nội dung yêu cầu thì nhóm đó dành
chiến thắng.
HS: Tham gia trò chơi, trả lời trên giấy
A2.
- Nội dung: Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ
của người chinh phụ trong tình cảnh
chia lìa, đề cao hạnh phúc lứa đôi và
tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến.
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả
tinh tế nội tâm nhân vật.
+ Ngôn ngữ chọn lọc, nhiều biện pháp
tu từ.
3.
-
-
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Học sinh viết được đoạn văn (hoặc thơ) để miêu tả nỗi buồn hay niềm
vui của bản thân. Biết cách sử dụng thành thạo các biện pháp nghệ thuật miêu tả
tâm trạng.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thực hành
Thời gian: 10 phút
Hoạt động giáo viên và học sinh
GV: Yêu cầu học sinh báo cáo sản
phẩm đã chuẩn bị trước lớp học.
HS: Trình bày đoạn văn của mình, các
bạn khác nhận xét, góp ý, uốn nắn.
4.
Nội dung cần đạt
IV. Luyện tập
Bài tập (SGK/88)
Hãy vận dụng các biện pháp nghệ thuật
miêu tả tâm trạng trong đoạn trích để
viết một đoạn văn ( đoạn thơ) ngắn miêu
tả một nỗi buồn hay niềm vui của bản
thân anh (chị).
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu:Phát triển được năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các
tình huốn thực tiễn, năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thực hành, tự học.
- Thời gian: 5 phút
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV: Em hãy dựa vào nội dung và đoạn Sáng tác một đoạn thơ thể hiện tâm
trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh trạng của nhân vật trữ tình thể trí tưởng
phụ” , em hãy sáng tác một đoạn thơ thể tượng.
hiện tâm trạng của nhân vật trữ trình
theo tưởng tượng, sáng tạo của anh (chị)
HOẠT ĐỘNG SAU GIỜ HỌC
5.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức bài học.
- Phương pháp: Tự học, thực hành
- Thời gian: Làm ở nhà
Nội dung yêu cầu:
-
Sưu tầm một số câu ca dao, câu thơ miêu tả tâm trạng buồn hay vui của nhân
vật trữ tình.
Sưu tầm một số văn bản có nội dung tương tự và đặt bốn câu hỏi đọc hiểu
cho văn bản đó.
Nhiệm vụ nối tiếp: Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu chuẩn bị cho bài:
“Lập dàn ý cho bài văn nghị luận”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………