Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

The learning in hoi phu village( dong hoi, dong anh, hanoi) in the renovation period from 1986 to present

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.66 MB, 174 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
------------------------------------------------------------

ĐỖ XUÂN ĐỨC

VIỆC HỌC Ở LÀNG HỘI PHỤ
(ĐÔNG HỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI) TRONG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Việt Nam học

Hà Nội – 2011
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
……………………………………………………..

ĐỖ XUÂN ĐỨC

VIỆC HỌC Ở LÀNG HỘI PHỤ
(ĐÔNG HỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI) TRONG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60 31 60

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế



Nội - 2011
2


LỜI CẢM ƠN

Lựa chọn đề tài: Việc học ở làng Hội Phụ (Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội)
trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay làm luận văn tốt nghiệp cao học của
mình. Đây là một đề tài mà em rất tâm huyết thực hiện, thật vui mừng biết bao đến
hôm nay luận văn được hoàn thành.
Đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, khoa học, đó là kết quả của
một quá trình học tập tại cơ sở đào tạo viện Việt Nam học & Khoa học phát triển,
ĐHQG Hà Nội dưới sự hướng của các thầy cô, sự giúp đỡ của các thầy cô trong ban
lãnh đạo và các phòng ban chức năng của viện Việt Nam học & Khoa học phát
triển, sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của trường Cao đẳng Sơn La nơi em đang
công tác. Em xin gửi lời biết ơn đến những sự giúp đỡ quý báu đó !
Em xin được gửi lời cảm ơn tới thầy PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế - thầy đã
gợi mở và có những ý kiến nhận xét quý báu giúp cho em có những định hướng
trong quá trình thực hiện đề tài. Để giúp em có được nguồn tư liệu trong quá trình
thực hiện đề tài, đó là sự giúp đỡ của UBND xã Đông Hội, thôn Hội Phụ, trường
mầm non Đông Hội, trường tiểu học Đông Hội, trường THCS Đông Hội, trường
THPT Cổ Loa, đặc biệt là người dân và các em học sinh, sinh viên làng Hội Phụ đã
nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình điều tra khảo sát, điền dã thực tế thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời tri ân và biết ơn tới tất cả những sự giúp đỡ trân thành và đáng quý !
Em xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2011
Học viên cao học K5 (2009 -2011)
Đỗ Xuân Đức


3


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài luận văn: Việc học ở làng Hội Phụ (Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội)
trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, là một nghiên cứu về việc học ở làng
Hội Phụ trong những năm đổi mới ở một làng ngoại thành cụ thể. Nguồn tư liệu sử
dụng trong luận văn bao gồm tư liệu thứ cấp và tư liệu sơ cấp. Với nguồn tư liệu
thứ cấp, được trích dẫn có chú thích rõ ràng đảm bảo tính khách quan của tư liệu và
bản quyền tác giả. Luận văn về đề tài này không trùng lặp với bất cứ công trình nào
nghiên cứu về làng Hội Phụ trước đó. Những luận điểm, kết luận khoa học đã nêu
ra và nguồn tư liệu sưu tầm được trong luận văn đảm bảo tính khách quan trung
thực đều do những cố gắng của bản thân tác giả luận văn với mong muốn phản ánh
khách quan trung thực về đối tượng nghiên cứu.

Học viên
Đỗ Xuân Đức

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đối tƣợng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc luận văn

NỘI DUNG
Chƣơng 1: VIỆC HỌC Ở LÀNG HỘI PHỤ TRƢỚC ĐỔI MỚI
1.1. Khái quát vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên làng Hội Phụ hiện nay

Trang
3
4
5
5
6
6
7
7

1.1.1. Vị trí địa lý

7

1.1.2. Điều kiện tự nhiên

7

1.1.2.1. Địa hình

7

1.1.2.2. Khí hậu

8


1.1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên

9

1.2. Cảnh quan và không gian

10

1.3. Vài nét khái quát lịch sử, kinh tế xã hội và văn hóa

13

1.3.1. Lịch sử

13

1.3.2. Kinh tế

16

1.3.3. Gia đình dòng họ

18

1.3.4. Cơ cấu tổ chức xóm làng

20

1.3.5. Tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán quán


22

1.4. Việc học ở làng Hội Phụ trƣớc đổi mới

26

Tiểu kết

34

Chƣơng 2: VIỆC HỌC Ở LÀNG HỘI PHỤ TRONG NHỮNG NĂM
ĐỔI MỚI ĐẾN NAY

2.1. Hệ thống trƣờng lớp, quy mô học sinh các cấp học

35
35

2.1.1. Cấp học Mẫu giáo

35

2.1.2. Cấp học Tiểu học

36

2.1.3. Cấp học Trung học cơ sở

37


2.1.4. Cấp học Trung học phổ thông

38

2.2. Việc học của ngƣời học

39

2.2.1. Mục tiêu của việc học

39

5


2.2.1.1. Tâm lý đi học để thay đổi

39

2.2.1.2. Dự định lựa chọn nghề nghiệp

42

2.2.1.3. Việc lập kế hoạch trong học tập

45

2.2.1.4. Mục đích đi học thêm

47


2.2.2. Thái độ, phƣơng pháp và ý thức học tập

49

2.2.2.1. Thái độ học trên lớp

49

2.2.2.2. Thời gian cho việc tự học

50

2.2.2.3. Phương pháp học tập

51

2.2.2.4. Ý thức tôn kính thầy cô giáo

53

2.3. Gia đình với việc học của con cái

55

2.3.1. Đặc điểm cấu trúc hộ gia đình được nghiên cứu

55

2.3.2. Sự tham gia của cha mẹ với việc học của con cái


56

2.3.3. Cha mẹ với định hướng nghề nghiệp cho con cái

61

2.4. Chính quyền đoàn thể, dòng họ với công tác khuyến khích hỗi trợ việc
học
2.4.1. Công tác khuyến học của chính quyền đoàn thể
2.4.2. Dòng họ với công tác khuyến khích hỗi trợ, cỗ vũ việc học
Tiểu kết
Chƣơng 3: VIỆC HỌC VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG HỘI PHỤ
TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI

64
64
68
74
75

3.1. Ảnh hƣởng của việc học với làng Hội Phụ

75

3.1.1. Làm thay đổi nhận thức của người dân

75

3.1.2. Ảnh hưởng đến việc đổi đời và thay đổi địa vị cá nhân người đi học


79

3.1.3. Ảnh hưởng đến gia đình người đi học

84

3.1.4. Những ảnh hưởng của việc học đến xã hội, văn hóa, giáo dục

87

3.2. Một số gợi ý và kinh nghiệm từ việc học ở Hội Phụ

90

3.2.1. Một số gợi ý phát triển việc học

90

3.2.2. Bài học kinh nghiệm từ việc học

93

Tiểu kết

96

KẾT LUẬN

97


TÀI LIỆU THAM KHẢO

99

PHỤ LỤC

6


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN



Cao đẳng

CN

Cử nhân

CH

Cộng hòa

CLB

Câu lạc bộ

CHLB


Cộng hòa liên bang

ĐH

Đại học

ĐHKHXH-NV

Đại học khoa học xã hội, nhân văn

GS

Giáo sư

HS

Học sinh

HN

Hà Nội

KCN

Khu công nghiệp

KHTN-ĐHQG

Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia


NCS

Nghiên cứu sinh

Nxb

Nhà xuất bản

PVS

Phỏng vấn sâu

PGS

Phó giáo sư

SP

Sư phạm

SL

Số lượng

STT

Số thứ tự

SV


Sinh viên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

Tr

Trang

TP

Thành phố

TS

Tiến sĩ

UBND

Ủy ban nhân dân

7


DANH MỤC BẢNG MINH HỌA TRONG LUẬN VĂN


Trang

STT
1

Bảng 1.1: Số tiến sĩ của các làng khoa bảng Thăng Long – Hà Nội qua

28

2

các thời kỳ
Bảng 1.2: Các Tiến sĩ làng Cự Trình – Hội Phụ

29
41

6

Bảng 2.1: Học sinh THCS, THPT, sinh viên ở Hội Phụ lựa chọn mục
tiêu học tập
Bảng 2.2: Những dự định sau khi tốt nghiệp THPT của học sinh Hội
Phụ
Bảng 2.3: Thống kê học sinh Hội Phụ thi đỗ vào các trường đại học,
cao đẳng từ năm 1994 – 2011
Bảng 2.4: Danh sách học sinh lớp 12 Hội Phụ đỗ Đại học năm 2011

7


Bảng 2.5: Tỷ lệ học sinh, sinh viên lập kế hoạch học tập

45

8

46

9

Bảng 2.6: Học sinh THCS lập kế hoạch và đạt kết quả cao trong học
tập
Bảng 2.7: Mục đích đi học thêm của học sinh, sinh viên Hội Phụ

10

Bảng 2.8: Thái độ nghe giảng trên lớp của học sinh, sinh viên Hội

49

3
4
5

42
43
44

48


Phụ
50

12

Bảng 2.9: Thời gian dành cho việc học tập ở nhà của học sinh, sinh
viên Hội Phụ
Bảng 2.10: Phương pháp học tập của học sinh , sinh viên Hội Phụ

13

Bảng 2.11. Thái độ tôn kính thầy cô giáo ở học sinh, sinh viên Hội

54

11

52

Phụ
14

Bảng 2.12: Mong muốn nghề nghiệp cho con trai và con gái ở Hội

63

Phụ
15

Bảng 2.13: Thống kê những người có trình độ học vấn trên đại học,


69

đại học, đang học đại học ở dòng họ Phạm Hội Phụ
16

Bảng 2.14: Thống kê những người có trình độ học vấn trên đại học,

72

đại học, đang học đại học dòng họ Chử ở Hội Phụ
17

Bảng 3.1: Học sinh THCS, THPT, sinh viên ở Hội Phụ lựa chọn tiêu

75

chí cuộc sống
18

Bảng 3.2: Mức độ hiểu biết của học sinh, sinh viên ở Hội Phụ về
truyền thống khoa cử của làng

8

77


19


Bảng 3.3: Tổng hợp trình độ học vấn ở thôn Hội Phụ năm 2010
BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ MINH HỌA

Bản đồ 1: Toàn cảnh làng Hội Phụ nhìn từ không ảnh
(Google map)

9

88


Sơ đồ 1: Không ảnh vùng Hội Phụ - Đông Hội (lấy Hà Nội làm điểm quy chiếu)
(Nguồn: Google map)

10


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là một đề tài rộng được quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác
nhau cho đến nay có nhiều sách viết về giáo dục. Tuy vậy, phần viết về giáo dục
của làng xã, nhìn chung chỉ mới phản ánh chung, khái quát. Trước đây trong nền
giáo dục khoa cử truyền thống thì việc học ở các làng xã có những đóng góp to lớn
trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước qua các thời kỳ. Việc học đã huy
động được nguồn lực của cả cộng đồng gia đình, dòng họ, làng xã vào việc học
hành, làm hình thành những quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò, tôn vinh người có tài
năng đức độ có công đóng góp xây dựng làng xã và đất nước. Trong những năm đổi
mới, giáo dục nói chung và việc học tập ở làng xã, trong đó có những làng vốn là
làng khoa bảng có nhiều thay đổi đang đặt ra nhiều vấn đề từ việc học của người đi
học đến sự quan tâm chăm lo của gia đình và sự cổ vũ quan tâm chung của cả cộng

đồng làng xã vào việc học, đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.
Làng Hội Phụ nay thuộc xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội
vốn trước đây nổi tiếng với tên gọi làng khoa bảng Cự Trình. Trong làng có nhiều
người học hành đỗ đạt, nhiều dòng họ với nhiều đời khoa bảng góp phần hình thành
nên truyền thống hiếu học và khoa cử qua nhiều thế hệ. Hội Phụ là một làng nông
nghiệp như nhiều làng xã khác nhưng trong những năm qua, việc học của làng có
những bước phát triển mạnh mẽ, hàng năm số học sinh, con em của làng Hội Phụ
thi đỗ vào đại học chiếm tỷ lệ ngày càng cao, làng Hội Phụ còn trở thành điểm sáng
tiêu biểu của xã Đông Hội trong công tác khuyến học, khuyến tài.
Do vậy, trong khuôn khổ của một đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Việt
Nam học, tôi chọn đề tài: Việc học ở làng Hội Phụ (Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội)
trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, nhằm hướng đến giải quyết mối quan
hệ giữa việc học vốn là việc riêng của cá nhân người đi học và việc học trở thành
mối quan tâm, động viên khuyến khích hỗ trợ, cổ vũ của cả cộng đồng từ gia đình,
dòng họ đến các ban ngành, đoàn thể ở địa phương. Từ đó góp phần nhìn nhận quá
trình phát triển toàn diện việc học ở làng Hội Phụ trong những năm đổi mới.

11


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục là một lĩnh vực rộng lớn được các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực
khác nhau quan tâm nghiên cứu, giáo dục ở các làng khoa bảng được nghiên cứu ở
những khía cạnh khác nhau.
Cuốn “Các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội” của tác giả Bùi Xuân
Đính - Nguyễn Viết Chức (Đồng chủ biên), Nxb Chính Trị Quốc gia, HN, 2004.
Bên cạnh giới thiệu về truyền thống các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội, tác
giả còn đi vào khảo tả về các làng khoa bảng tiêu biểu và cụ thể. Làng Cự Trình –
Hội Phụ được khảo tả, giới thiệu từ (trang 319 đến trang 329) của cuốn sách, trong
phần viết về làng Cự Trình – Hội Phụ, tác giả giới thiệu về tên làng Cự Trình trước

đây, về cơ cấu gia đình, dòng họ, tổ chức giáp, giới thiệu về tên, tuổi của các tiến sĩ,
cử nhân nho học ở làng Cự Trình xưa.
Cuốn: Đông Hội truyền thống lịch sử và cách mạng của Ban chấp hành Đảng
bộ xã Đông Hội, Nxb Khoa học xã hội, HN, 2010. Cuốn sách trình bày khá rõ ràng
trình tự theo thời gian lịch sử xã Đông Hội, qua các thời kỳ, trong đó có những chi
tiết lịch sử, tư liệu địa danh, một số tư liệu đề cập việc học ở làng Hội Phụ qua các
giai đoạn phát triển chung của xã Đông Hội.
Bài: Làng Hội Phụ - Làng khoa bảng ngoại thành Hà Nội của tác giả Bùi
Minh Đạo, báo Hà Nội Ngày Nay, số 78 tháng 10/2000, web//hoiphuquetoi.com,
giới thiệu vài nét về truyền thống hiếu học và khoa cử ở Hội Phụ, giới thiệu tên,
tuổi, sự nghiệp của các tiến sĩ, cử nhân người làng Hội Phụ trong thời kỳ khoa cử
nho học phong kiến.
Tuy nhiên, những công trình, bài viết nói trên chủ yếu giới thiệu về làng
khoa bảng Cự Trình – Hội Phụ trong thời kỳ khoa cử nho học phong kiến, chưa có
công trình nào nghiên cứu việc học ở Hội Phụ trong thời kỳ đổi mới như một
chuyên khảo, hệ thống. Từ thực tế đó, luận văn đi vào nghiên cứu: Việc học ở làng
Hội Phụ (Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội) trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến
nay.

12


3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Việc học ở làng Hội Phụ (Đông Hội,
Đông Anh, Hà Nội) trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay. Trong đó có giáo
dục nói chung và việc học ở Hội Phụ nói riêng. Bởi vì việc học ở làng Hội Phụ vừa
có nét chung như nhiều làng xã khác nhưng cũng có những nét riêng của một làng
có truyền thống khoa bảng. Luận văn chủ yếu nghiên cứu việc học ở người học như
mục tiêu của việc học, thái độ phương pháp và ý thức học tập, sự quan tâm của gia
đình vào việc học của con cái, sự tham gia cộng đồng địa phương (dòng họ, chính

quyền, đoàn thể với công tác khuyến khích hỗ trợ việc học), trên cơ sở phân tích,
nhận xét, đánh giá và rút ra một số những ảnh hưởng giữa việc học với quá trình
phát triển của làng Hội Phụ.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Trước tiên, về mặt thuật ngữ cách gọi và thời gian
Giáo dục là thuật ngữ chỉ phạm vi rộng bao gồm: giáo dục trong nhà trường
(dạy và học), giáo dục trong gia đình (cha mẹ và con cái), giáo dục ngoài xã hội.
Tên đề tài luận văn lấy mốc thời gian từ 1986, đây là mốc thời gian chỉ quá trình bắt
đầu thực hiện công cuộc đổi mới. Trong luận văn, số liệu, tư liệu thu thập để nghiên
cứu chủ yếu từ những năm 1994 cho đến nay (2011).
Luận văn tập trung nghiên cứu việc học từ phía người đi học, mối quan hệ
giữa cha mẹ với việc học tập của con cái, công tác khuyến khích việc học của cộng
đồng địa phương, mối quan hệ tương tác giữa việc học với quá trình phát triển ở
làng Hội Phụ
- Giới hạn nguồn tư liệu nghiên cứu: từ 1994 đến nay (2011)
- Giới hạn không gian: làng Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà
Nội
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài việc học trong phạm vi một không gian một làng cụ thể, luận văn
sử dụng phương pháp liên ngành, trong đó.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng của khoa học xã hội học (sử dụng
bảng hỏi, cho đối tượng được nghiên cứu gồm học sinh, sinh viên ở Hội Phụ, phụ
huynh học sinh).

13


- Phương pháp điền dã, phỏng vấn sâu, quan sát của khoa học nhân học
(phỏng vấn sâu học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh, cá nhân liên quan: cán bộ
địa phương (xã, thôn, thầy, cô giáo ở trường, Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT).

- Phương pháp lịch sử: các sự kiện được trình bày trong bối cảnh cụ thể, qua
đó, tìm ra mối liên hệ các sự kiện với nhau nhằm khôi phục lại bức tranh chân thực,
khách quan về việc học ở làng Hội Phụ.
- Phương pháp tổng hợp tư liệu, thống kê tư liệu thứ cấp, tư liệu sơ cấp thu
thập tại địa phương, kết hợp phân tích, so sánh.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của
luận văn gồm ba chương.
Chương 1: Việc học ở làng Hội Phụ trước đổi mới
Chương 2: Việc học ở làng Hội Phụ trong những năm đổi mới đến nay
Chương 3: Việc học với quá trình phát triển của làng Hội Phụ trong những
năm đổi mới

14


NỘI DUNG
Chƣơng 1: VIỆC HỌC Ở LÀNG HỘI PHỤ TRƢỚC ĐỔI MỚI
1.1.Khái quát vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên làng Hội Phụ hiện nay
1.1.1. Vị trí địa lý
Trên bản đồ hành chính huyện Đông Anh, Đông Hội là một xã lớn, nằm ở
cực nam của huyện. “xã Đông Hội có tọa độ ở trung tâm xã là 21,04 độ vĩ Bắc,
105, 52 độ kinh đông” [2, tr.24]. Làng Hội Phụ nằm ở vị trí trung tâm của xã Đông
Hội “có diện tích 80,5 ha, dân số 1257 người (2010), bao gồm 5 xóm là Xóm Đình,
Xóm Cả, Xóm Giếng, Xóm Nghè, Xóm Cổng, Làng Hội Phụ giáp với thôn Trung
Thôn ở phía Bắc, phía Nam giáp thôn Đông Trù, phía Tây giáp thôn Lại Đà, phía
Đông giáp thôn Lê Xá của xã Mai Lâm” [Tư liệu điền dã]. So sánh với 5 thôn còn
lại như Lại Đà, Đông Trù, Đông Ngàn, Tiên Hội và Trung Thôn, thì Hội Phụ có
diện tích và dân dân số nhỏ hơn. Tuy nhiên, với vị trí nằm ở trung tâm của xã Đông
Hội có nhiều cơ sở hạ tầng của xã đóng trên địa bàn thôn như trụ sở UBND xã,

trường Mầm non, trường Tiểu học, THCS, trạm Y tế. Hội Phụ nằm trên trục đường
chính dẫn vào UBND xã Đông Hội và nối với xã Mai Lâm, Hội Phụ nằm gần vị trí
quy hoạch đường 5 kéo dài, gần công trình Cầu Nhật Tân đang xây dựng nối hai bờ
sông Hồng, là cầu nối giữa trung tâm thủ đô với khu đô thị đang được quy hoạch ở
xã Mai Lâm. Đây là vị trí thuận lợi trong quá trình phát triển của xã Đông Hội nói
chung và làng Hội Phụ nói riêng. Mặt khác Hội Phụ nằm ở vị trí trung tâm của xã
Đông Hội cách trung tâm thủ đô Hà Nội gần 30Km, hơn nữa thủ đô Hà Nội là nơi
tập trung rất nhiều trường đại học, giữ vai trò là trung tâm lớn về chính trị, kinh tế,
văn hóa giáo dục của đất nước nên việc học hành, thi cử, đi lại của học sinh làng
Hội Phụ có những thuận lợi nhất định.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Địa hình
Địa hình chung của xã Đông Hội “nhìn chung có cấu tạo nghiêng dần từ Bắc
xuống Nam. Chia làm hai phần khác nhau, phần phía bắc chiếm khoảng một phần
ba diện tích toàn xã gồm hai thôn Tiên Hội và Trung Thôn, do thuộc thềm bậc một
của sông Hồng (Theo cách phân chia của các nhà địa chất, thềm bậc 1 là thềm thấp
nhất giáp ranh với đồng bằng) nên có địa thế cao, phần còn lại bao gồm bốn thôn
Hội Phụ, Lại Đà, Đông Trù và Đông Ngàn, do vốn thuộc một đoạn sót của sông cũ
nay đã đổi dòng nên có địa thế trũng” [2, tr.27].

15


Địa hình của làng Hội Phụ nằm ở vùng trung tâm của xã Đông Hội, làng có
địa hình khá bằng phẳng, nằm trong vùng địa thế tương đối trũng, ở giữa là khu
xóm làng dân cư sinh sống, địa hình cao, khô ráo hơn, bao quanh là đồng ruộng,
trũng thấp, quanh năm ngập nước, nhất là vào mùa mưa.
1.1.2.2. Khí hậu
Làng Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đông Anh có cùng chung chế độ khí hậu
của thành phố Hà Nội, đó là khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa. “Từ tháng 5 đến tháng

10 là mùa hạ, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa
đông, thời kỳ đầu khô - lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa phùn, ẩm ướt. Giữa hai mùa
là thời kỳ chuyển tiếp tạo cho khí hậu Đông Anh có bốn mùa phong phú: xuân, hạ,
thu, đông [3].
Nền nhiệt độ của làng Hội Phụ nằm trong nền nhiệt độ trung bình hàng năm
của huyện Đông Anh “là 250C, hai tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ
trung bình tháng cao nhất thường xảy ra vào tháng 7 là 37,50C. Hai tháng lạnh
nhất là tháng 1 và 2, nhiệt độ trung bình của tháng 1 là 130C. Độ ẩm trung bình
của Đông Anh là 84%, độ ẩm này cũng rất ít thay đổi theo các tháng trong năm,
thường dao động trong khoảng 80 - 87% [ 3 ].
Số ngày mưa trong năm của làng Hội Phụ nằm trong chế độ mưa chung của
xã Đông Hội và huyện Đông Anh “khoảng 144 ngày với lượng mưa trung bình
hàng năm 1600 - 1800 mm. Trong mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới
85% lượng mưa toàn năm. Mưa lớn nhất vào tháng 8, với lượng mưa trung bình
300 -350 mm. Những tháng đầu đông ít mưa, nhưng nửa cuối mùa đông lại có mưa
phùn, ẩm ướt. Vào mùa đông, huyện còn phải chịu các đợt gió mùa đông bắc ” [ 3].
Nhìn chung, thời tiết Đông Anh nói chung và Hội Phụ nói riêng thuận lợi cho hoạt
động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng: lương thực, hoa, rau màu,
cây ăn quả. Nhưng các đợt dông, bão của mùa hè và gió mùa đông bắc của mùa
đông cũng gây những trở ngại nhất định cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân
dân.
1.1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên
Tổng diện tích đất tự nhiên ở Hội Phụ là “80,5 ha, bình quân đất nông
nghiệp cho mỗi lao động là 442m2/, (0.0442 ha/lao động nông nghiệp)” [Tư liệu

16


điền dã]. Đây là mức diện tích đất canh tác thấp hơn nhiều so với bình quân chung
của đồng bằng sông Hồng. Đất làng xóm, bao gồm đất ở, đất vườn và các công trình

dịch vụ trong các xóm ở làng Hội Phụ mức bình quân đất sinh hoạt trong khoảng
“364 m2/hộ” [ Tư liệu điền dã].
Đất đai: Loại đất chiếm diện tích nhiều nhất ở Hội Phụ là đất phù sa cổ, đây
là loại đất được sông ngòi bồi tụ vào những thế kỷ trước đây, khi con người còn
chưa biết đắp đê, loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa. Với những điều kiện
phát triển kinh tế mới, trong những năm qua xu hướng sử dụng đất của xã Đông Hội
và làng Hội Phụ là giảm tỷ trọng đất nông nghiệp, tăng quỹ đất cho giao thông.
Hiện nay theo quy hoạch làng Hội Phụ sẽ phải dành 60.000m2 cho Bộ Công An xây
dựng trung tâm kiểm soát sóng ra đa. Do đó, đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu kỹ tình
trạng đất đai để có quy hoạch sử dụng hợp lý cho việc phát triển nông nghiệp của
làng Hội Phụ trong thời gian tới.
Thủy văn, nguồn nước: Mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho hoạt
động sản xuất và đời sống trên địa bàn Đông Anh nói chung, xã Đông Hội và làng
Hội Phụ nói riêng. “Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600 - 1.800 mm. Lượng
mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tập
trung tới 85% tổng lượng mưa trong năm [3]. Vào mùa này thường gây hiện tượng
ngập úng diện tích canh tác của làng Hội Phụ.
Mưa phùn cũng là nét đặc trưng ở vùng này, mặc dù không có ý nghĩa về
mặt cung cấp nước nhưng lại làm tăng độ ẩm của đất và không khí. Mưa phùn
thường xuất hiện vào mùa xuân, nhất là tháng 2 và 3. Đối với nông nghiệp, mưa
phùn thích hợp cho sự phát triển của cây nhưng cũng là điều kiện cho sâu bọ, nấm
mốc phát triển.
Mạng lƣới sông, hồ, đầm trong làng: làng Hội Phụ không có sông lớn chảy
qua, duy nhất con sông chẩy qua làng Hội Phụ là sông đào Hà Bắc “sông được khởi
đào năm 1961, hoàn thành vào năm 1963 và được nạo vét mở rộng vào năm 1982,
bắt nguồn từ sông Đuống ở cống Long Tửu nhằm tưới và tiêu nước cho đồng ruộng
năm xã của huyện Đông Anh, trong đó có Đông Hội và 3 huyện của tỉnh Bắc Ninh”
[2, tr.30]. Sông đào Hà Bắc chảy qua làng Hội Phụ là danh giới tự nhiên chia làng
thành hai phần: phần đất cư trú của xóm làng và cánh đồng của làng được bao bọc


17


ven phần sông đào Hà Bắc chẩy qua. Ngoài sông đào Hà Bắc chảy qua làng, Hội
Phụ còn có đầm và ao hồ nhỏ với diện tích khoảng 10 mẫu tương đương 36000m2
có vai trò quan trọng trong việc phát triển nghề nuôi cá.
Hội Phụ là một làng nằm ở vị trí trung tâm của xã Đông Hội, huyện Đông
Anh, ngoại thành Hà Nội, cho nên làng chịu những ảnh hưởng, tác động chung của
điều kiện tự nhiên của khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng và Hà Nội. Vị trí
địa lý, điều kiện tự nhiên mang đến những thuận lợi nhất định cho sự phát triển của
làng. Tuy nhiên, những hạn chế về diện tích đất sản xuất canh tác của một làng quê
ven đô đang trong quá trình chuyển đổi múc đích sử dụng đất nông nghiệp là những
vấn đề lớn đặt ra trong quá trình phát triển của làng Hội Phụ hôm nay.
1.2. Cảnh quan và không gian
Làng Hội Phụ nằm ở vị trí trung tâm của xã Đông Hội, trên con đường chính
dẫn vào trụ sở UBND xã, hai bên đường là cánh đồng lúa xanh bát ngát, một bên là
cánh đồng lúa của làng Lại Đà và một bên là cánh đồng lúa của làng Hội Phụ. Thấp
thoáng qua cánh đồng làng trên một khu đất cao bằng phẳng là làng Hội Phụ “Làng
Hội Phụ được quy hoạch theo lối chữ Điền. Nhà cửa đường xá phong quang trù
mật” [2, tr.38]. Con sông đào Hà Bắc chẩy qua làng, đã hình thành một gianh giới
tự nhiên phân chia làng với cánh đồng làng. Tiếp giáp với con đường chính dẫn vào
trụ sở xã Đông Hội là hai cổng dẫn vào làng, phía tây là cụm di tích đình – đền Hội
Phụ cách trụ sở UBND xã Đông Hội 100m nằm trên khu đất cao hơn, trước cửa
đình - đền là khu khuôn viên rộng bao gồm ao làng, cây đa và giếng nước, một lối
kiến trúc quen thuộc của các làng quê vùng Kinh Bắc.
Không gian cư trú truyền thống của làng Cự Trình trước đây nay là Hội Phụ
được gói gọn trong 5 xóm đến nay vẫn giữ được nguyên vẹn, tuy nhiên cùng với
thời gian, dân số tăng lên, các dãy nhà cửa mọc lên san sát nhau, nhà cao tầng ngày
càng nhiều hơn và hướng ra mặt đường. Sự đối mặt với tăng dân số, tách hộ khi con
cái lập gia đình làm cho nhiều gia đình xé nhỏ không gian cư trú của hộ gia đình,

một trong các giải pháp được các hộ gia đình ở Hội Phụ hiện nay sử dụng là xây
dựng nhà cao tầng. Theo thống kê của tác giả hiện làng Hội Phụ số lượng nhà cao
tầng từ 3- 4 tầng có đến gần 100 nhà, hầu hết các ngôi nhà kiên cố cao tầng được
xây dựng trong khoảng 10 năm trở lại đây. Trước đây, quan niệm xây dựng nhà cửa

18


theo hướng Nam để tận dụng yếu tố thời tiết ấm áp về mùa đông và mát về mùa hạ
đến nay đã thay đổi các nhà xây mới luôn hướng ra mặt đường tạo thuận lợi cho
kinh doanh, buôn bán, nhiều hộ gia đình mở cửa hàng, buôn bán dịch vụ ở các
tuyến đường, ngõ trong làng.
Bên trong làng, các ngõ xóm đan xen với nhau, hai bên là nhà cửa, tường rào
san sát, tất cả các ngõ xóm, đường làng đều được bê tông hóa, bên trên là đường
dây điện, đường dây điện thoại, nhiều hộ gia đình mở cửa hàng, buôn bán dịch vụ ở
các tuyến đường, ngõ trong làng. Trường mầm non Hội Phụ khang trang 2 tầng nằm
sát cạnh chợ quê Hội Phụ, chợ được xây dựng theo kiến trúc mới, kiên cố, khang
trang phục vụ nhu sinh hoạt hàng ngày của người dân, cạnh chợ quê là sân bóng đá
của làng. So với trước đây không gian cư trú và kiến trúc công cộng trong làng có
những biến đổi, không gian cư trú ở Hội Phụ biến đổi hơn so với trước đây song
vẫn có sự tiếp nối trong quá trình phát triển, đó là sự giữ gìn không gian cảnh quan,
kiến trúc cũ có giá trị lịch sử, nghệ thuật, bên cạnh việc xây dựng kiến trúc mới hiện
đại, những ngôi nhà bê tông kiên cố đang thay thế dần những ngôi nhà gỗ truyền
thống thì xen lẫn vào trong đó lại là sự duy trì những không gian nhừ cũ. Những
ngôi nhà cũ có giá trị cao về kiến trúc và nghệ thuật đến nay nhiều gia đình vẫn
dùng để ở “chẳng hạn như gia đình ông Phạm Mạnh Tấn (72 tuổi) ở xóm Nghè vẫn
ở ngôi nhà có lịch sử gần 300 năm của dòng họ để lại. Gia đình ông Phạm Cảnh
Thuần (92 tuổi) ở xóm Cả còn giữ gìn hai ngôi nhà cổ từ thời cụ cử Phạm Quyên để
lại với diện tích trên 300m2 có lịch sử hơn 200 năm nay vẫn giữ nguyên vẹn làm nơi
thờ họ Phạm. Nhà ông Ngô Thế Lợi ở xóm Giếng, trưởng họ Ngô vẫn giữ gìn ngôi

nhà cổ từ thời cụ quan Nghè Ngô Thế Trị để lại với lịch sử gần 400 năm. [Tư liệu
điền dã].
Cùng với đó, là không gian tôn giáo tín ngưỡng của làng với cụm di tích
đình – đền – chùa Hội Phụ được bảo vệ và giữ gìn ở mức tối đa. Người dân làng
Hội Phụ tự hào vì những di tích lịch sử văn hóa của làng được công nhận là di tích
cấp Quốc gia nên họ người dân có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử văn
hóa này.
Không gian canh tác của làng Hội Phụ đang có sự biến đổi nhanh chóng từ
những năm 1990 cho đến nay, trước đây đất canh tác ở Hội Phụ chủ yếu là ruộng

19


công đến nay không còn tồn tại nữa, ruộng công chuyển thành ruộng chia theo
nhân khẩu, cùng với sự gia tăng dân số, bình quân đất canh tác trên đầu người ở
mức rất thấp 442m2/khẩu, tương đương (0.0442 ha/lao động nông nghiệp). Ngoài ra
“theo quy hoạch làng Hội Phụ phải dành quỹ đất nông nghiệp cho xây dựng các
công trình công cộng, trước mắt sẽ phải dành 60.000m2 đất canh tác cho Bộ Công
An xây dựng trung tâm kiểm soát sóng ra đa” [Tư liệu điền dã ]. Sự chuyển đổi mục
đích sử dụng đất như vậy ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong làng và
nhiều hệ quả khác.
Có thể nói sự biến đổi không gian và cảnh quan làng Hội Phụ phản ánh thực
tiễn quá trình phát triển kinh tế và chuyển đổi văn hóa xã hội ở Hội Phụ trong quá
trình đổi mới hiện nay.
1.3. Vài nét khái quát lịch sử, kinh tế xã hội và văn hóa
1.3.1. Lịch sử
Hiện nay, làng Hội Phụ là một trong 6 thôn của xã Đông Hội, huyện Đông
Anh, ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, trong lịch sử làng Hội Phụ trải qua nhiều giai
đoạn phát triển với quá trình lịch sử lập làng trải qua lịch sử hàng nghìn năm và
nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính.

Trong lịch sử, làng Hội Phụ hiện nay nằm ở trung tâm của vùng Tổng Cói xưa, theo
thần phả, làng đã có từ hơn hai ngàn năm trước. Thưở xa xưa, tương truyền Hội Phụ
vốn là một dải đất nằm trong vùng đầm lầy nước trũng, có nhiều cây cói mọc tự
nhiên, vùng đầm lầy bao la toàn là cói nên được gọi là Tổng Cói. Hội Phụ nằm ở
thế đất cao, có một gò đất lớn ở giữa, xung quanh có nhiều gò đất nhỏ. Gò đất lớn
này có nhiều người đến làm ăn sinh sống, đoàn tụ thành một trang trại, lúc này chưa
gọi là một làng mà gọi là“Cối Gia Trang”. Căn cứ vào địa chí hành chính và lịch
sử dân cư của xã Đông Hội có thể thấy trong suốt thời kỳ dựng nước đến hết thời
Bắc thuộc, làng Cói (Hội Phụ) nằm vùng Tám Cói, vùng Tám Cói này được nhiều
lần đổi tên“bước sang thời kỳ độc lập tự chủ dưới triều nhà Đinh, vùng Tám Cói
nằm trong châu Cổ Lãm, sau đó đổi thành châu Cổ Pháp dưới thời Lê Đại Hành.
Cuối thời nhà Lý châu Cổ Pháp đổi thành phủ Thiên Đức. Nhà Trần chuyển phủ
Thiên Đức thành huyện Đông Ngàn, lộ Bắc Giang. Trong thời kỳ nhà Hậu Lê (1428
-1778), thuộc huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, thời kỳ nhà Nguyễn (1802 -1945)
thuộc tổng Hội Phụ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, từ năm 1831,

20


thuộc tổng Hội Phụ huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Sau cách mạng đến năm 1949
đến nay Hội Phụ thuộc xã Đông Hội, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, sau đó thuộc xã
Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội từ năm 1961 đến nay”[2, tr. 34].
Trong lịch sử, Hội Phụ là một phần của vùng đất Đông Ngàn, lộ Bắc Giang,
sau này là xứ Kinh Bắc, một vùng đất nổi tiếng với truyền thống văn hiến và khoa
bảng. Cũng chính vì thế đến thời Lê – Nguyễn “do có nhiều người đỗ đạt làng Cói
mang tên chữ là Cự Trình, mãi đến sau cách mạng tháng tám khi đơn vị hành chính
cấp Tổng bị bãi bỏ, làng Cự Trình mang tên Hội Phụ, trùng tên với tên Tổng Hội
Phụ cũ. Điều này phản ánh vai trò quan trọng của làng đối với các làng xung
quanh”. [2, tr.38].
Theo tìm hiểu của tác giả dựa trên các tư liệu lịch sử và tư liệu điền dã và ý

kiến của những người cao tuổi trong làng thì không phải ngay từ đầu làng đã mang
tên Hội Phụ mà tên làng trải qua nhiều cách gọi khác nhau. Tóm lược lịch sử tên
làng gắn liền với lịch sử thay đổi địa giới hành chính như sau: từ “Làng Cói” trong
giai đoạn từ dựng nước đến trước thế kỷ XVI, khoảng từ giữa thế kỷ XVI đến đầu
thế kỷ XX, vì có nhiều người đỗ đạt làng mang tên chữ là Cự Trình (“Cự” là cự
phách, Trình là “Trình Y Xuyên- một danh nho hàng đầu bên nhà Tống của Trung
Quốc, gọi Hội Phụ là Cự Trình có ý là ngôi làng có nhiều người học hành và đỗ
đạt). Năm 1949, khi thành lập xã Đông Hội, làng Cự Trình đổi tên thành làng hội
Phụ (Hội Phụ theo nghĩa Hán là nơi dân cư hội tụ trên gò đất cao, xung quanh thấp
trũng), tên làng được giữ nguyên khi trở thành đơn vị hành chính cấp thôn của xã
Đông Hôi, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, từ năm 1961 đến nay.
Theo thuyết phong thủy, làng nằm trên mình chim Phượng Hoàng, cống mỏ
Phượng nay vẫn còn, người Hội Phụ coi đất làng mình là nơi “địa linh nhân kiệt “,
“đời đời phát tích nhân tài”.
Theo truyền thuyết và thần tích còn lưu giữ tại Đình làng kể lại Hội Phụ là
quê hương vợ chồng tướng quân Đào Kỳ Phương Dung dưới thời hai bà Trưng,
làng còn gắn liền với tên tuổi của Triệu Quang Phục, sau này là Triệu Việt Vương
một tướng giỏi của Lý Bí trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương
và lập nước Vạn Xuân năm 542. Hiện nay, trong đình làng Hội Phụ thờ hai người

21


con anh hùng của quê hương làm thành Hoàng làng là tướng quân Đào Kỳ thời Hai
Bà Trưng và vua Triệu Việt Vương - Triệu Quang Phục.
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX mặc dù phải sống lầm than dưới ách
đô hộ của thực dân pháp, người dân Đông Hội nói chung và người dân làng Hội
Phụ nói riêng vẫn tham gia vào các phong trào yêu nước diễn ra rộng khắp lúc đó.
Theo lời kể của ông Phạm Cảnh Thuần (92 tuổi), chi thứ 3 của dòng họ Phạm ở Hội
Phụ, tác giả ghi lại được “cụ Phạm Quyên người làng Hội Phụ, đỗ cử nhân khoa

Mậu Dần , niên hiệu Tự Đức năm 1876, thi đỗ nhưng cụ không gia làm quan mà mở
lớp dạy học ở nhà, nhiều lần Hoàng Cao Khải mời cụ ra làm quan cho chính quyền
Pháp nhưng cụ đều một mực từ Chối. Cụ Phạm Quyên là bạn thân với Cao Bá Quát
, Cao Bá Quát từng đến nhà đàm đạo với cụ và dạy học tại nhà nay vẫn còn câu đố
mà Cao Bá Quát viết tặng. Cụ Phạm Tảo là em trai của cụ Phạm Quyên mặc dù đỗ
cử nhân và nhận chức tri huyện Lương Tài, Bắc Ninh nhưng đã ngầm bất hợp tác
với giặc và bí mật cung cấp vũ khí cho nghĩa quan Đề Thám bị Hoàng Cao Khải
bắt về thành Hà Nội truy xét”[Tư liệu điền dã]. Theo lời kể của ông Phạm Cảnh
Thuần trong những năm 1930 -1940 của thế kỷ XX, nhiều lần quân Pháp càn quét
qua làng, trong làng có nhiều thanh niên tham gia cách mạng, tham gia phong trào
của Việt Minh hồi đó như Ngô Thế Liêm, Phạm Cảnh Kính, Bùi Tâm, Ngô Ngọc
Toàn, người thanh niên của làng Tạ Quốc Bảo, sau này bị bắt và giam ở nhà tù Hỏa
Lò Hà Nội và trở thành chủ tịch cách mạng của các chiến sĩ trong tù, Phạm Ngọc
Diệp chiến sĩ tham gia cách mạng của làng Hội Phụ ngày ấy sau này trở thành vụ
trưởng vụ báo chí, Bộ Ngoại Giao.
Trong Những năm 1943 – 1944, phong trào cách mạng diễn ra sôi sục trong
khắp sáu thôn trong xã Đông Hội. Trong ngày 19-8-1945 các thôn Hội Phụ, Trung
Thôn,Tiên Hội, Đông Ngàn cũng lần lượt giành được chính quyền và tổ chức biểu
dương lực lượng chào mừng cách mạng tháng tám thành công.
Trong cuốn sách: Đông Hội truyền thống lịch sử và cách mạng, của Ban
chấp hành Đảng bộ xa Đông Hội, Nxb Khoa học xã hội, HN, 2010, có ghi lại những
tư liệu lịch sử nói về trong những năm tháng nhân dân Hội Phụ với tinh thần kiên
cường bất khuất lập làng chiến đấu, tổ chức chống càn, cầm chân giặc Pháp, bảo vệ
vùng tự do sau lưng địch “ngày 31-3-31949 quân pháp tổ chức càn quét làng chiến

22


đấu Hội Phụ, khi giặc vào đến đường làng phía nam đã gặp phải sự chống trả của
tổ du kích từ địa điểm nhà ông Bách, ngày 16-4-1949, quân Pháp lại vào tàn phá

làng Hội Phụ, bắn chết 5 người và đốt hầu hết nhà lợp rạ cùng ngôi đình nổi tiếng
của làng [ 2, tr.121]. Trong kháng chiến chống mỹ trên chiến trường miền Nam,
những người con Hội Phụ tiếp bước nhau lên đường chiến đấu và hi sinh vì sự
nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Trong những cuộc kháng chiến
giải phóng, bảo vệ quê hương đất nước, có nhiều những người con của quê hương
Hội Phụ anh dũng hy sinh vì độc lập tự, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ đất nước,
trong đó “Liệt sĩ chống pháp 15 người, liệt sĩ chống Mỹ là 10 người, liệt sỹ trong
chiến đấu bảo vệ biên giới là 4 người” [2, tr.320].
Hội Phụ là một làng Việt cổ được hình thành sớm trên vùng đất xứ Kinh Bắc
xưa với hàng nghìn năm lịch sử, làng Hội Phụ trải qua nhiều thời kỳ phát triển và
thay đổi tên gọi khác nhau. Phải khảng định rằng với truyền thống, văn hiến và đấu
tranh cách mạng trong lịch sử của làng đã góp phần quan trọng vào lịch sử và
truyền thống cách mạng của xã Đông Hội.
1.3.2. Kinh tế
Hội Phụ là một làng nông nghiệp, diện tích canh tác trên đất nông nghiệp
bình quân đầu người thấp, chủ yếu là đất phù sa cổ với địa hình trũng, ruộng đồng
chiêm trũng cho nên trồng lúa là hoạt động sản xuất chính của cư dân làng Hội Phụ
từ xưa đến nay. Lúa là cây trồng chủ đạo, người dân làng Hội Phụ trồng hai vụ
chính trong năm. Hiện nay với việc đầu tư hệ thống thủy lợi tưới tiêu tốt, kỹ thuật
canh tác và giống mới đưa vào sản xuất cho nên năng xuất lúa tăng lên, trung bình
250-300kg/1 sào. Ngoài ra sau vụ thu hoạch lúa mùa vào tháng 10 đến tháng 11
hàng năm người dân canh tác thêm một số loại cây mầu vụ đông như ngô, một số
loại rau, củ. Tuy vậy, do đất trũng khó thoát nước vào những ngày mưa kéo dài nên
hiệu quả canh tác không cao.
Khoảng 10 năm trở về trước người làng Hội Phụ phát triển chăn nuôi trâu,
bò, lợn, gà, vịt. Đồng thời phát triển mạnh nghề đan lát phổ biến có thương hiệu Hội
Phụ trên thị trường như đan chiếu cói, thảm cói “Về sau, nghề này mai một dần và
dân làng chuyển sang đan lát đồ gia dụng bằng nguyên liệu tre, đay, nứa, giang.

23



Sản phẩm đan lát xưa ở Hội Phụ rất nổi tiếng được trao đổi rộng rãi trong vùng
bao gồm: dây thừng, dây chão, quạt nan, rổ, rá, thúng dần, sàng” [2, tr.50].
Trong quá trình phát triển và hội nhập, nghề đan lát của làng Hội Phụ không
cạnh tranh được với thị trường, sản phẩm không có nơi tiêu thụ, con em của người
dân đến tuổi lao động không còn mặn mà với nghề truyền thống vì mức thu nhập
thấp nên chuyển đi làm nhiều ngành nghề khác, nghề đan lát bị mai một dần và đến
nay không còn được tiếp tục sản xuất nữa.
Hiện nay hầu hết người dân làng không còn chăn nuôi, không còn làm nghề
đan lát nữa mà chuyển sang làm nghề chổi tre. Toàn thôn Hội Phụ “có 364 hộ gia
đình có tới 120 hộ làm thêm nghề phụ làm chổi tre” [Tư liệu điền dã]. Tre được
mua ở nơi khác chủ yếu ở Bắc Giang, Thái Nguyên chuyên trở về làng, hiện nay
nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm chổi tre rất lớn, người dân làm chổi ở nhà và
có người đến thu gom tận nơi. Theo như tìm hiểu của tác giả thì mức thu nhập bình
quân mỗi lao động làm chổi tre ở Hội Phụ bình quân hàng tháng từ 2,7 – 3 triệu
đồng. Lao động làm chổi tre ở làng Hội Phụ chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em
đang học cấp 2, 3 , thanh niên nam nữ ở Hội Phụ khi học xong lớp 12 nếu không đi
học chuyên nghiệp thì chuyển sang học nghề thường thì không làm nông nghiệp
hay nghề phụ ở nhà mà đi làm các nghề khác, chủ yếu sang thành phố Hà Nội và
các khu công nghiệp Bắc Thăng Long làm công nhân.
Một số hộ gia đình ở Hội Phụ với mô hình tham gia đấu thầu diện tích ao hồ
trong làng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản chủ yếu là cá, tuy nhiên diện tích đầm
và ao hồ nhỏ chỉ khoảng 10 mẫu tương đương 36000m2. Nghề làm vườn cũng được
kết hợp vào các mô hình ao cá, trang trại nhưng số lượng rất hạn chế, không đáng
kể.
Hiện nay trong làng hình thành một tổ hợp xưởng sản xuất kinh doanh bột gỗ
và các sản phẩm chế biến từ gỗ nằm bên cạnh con con sông đào chẩy qua làng góp
phần thu hút được một số lượng lao động vào sản xuất.
Do vị trí nằm ở trung tâm xã Đông Hội, một phần diện tích của làng Hội Phụ

dành cho xây dựng các cơ quan hành chính của xã, trụ sở UBND xã, trường mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở. Nhiều hộ dân tận dụng lợi thế này phát triển các loại

24


hình kinh doanh dịch vụ như hàng tạp hóa, quán ăn, nhà hàng, dịch vụ báo chí, bưu
điện, internet, dịch vụ bất động sản tư vấn nhà đất.
Chợ quê Hội Phụ là nơi người dân trong làng và những làng xunh quanh đến
trao đổi mua bán, chợ thường họp vào khoảng 3 tiếng vào buổi sáng hàng ngày.
Những mặt hàng được đem đến từ các làng xã trong vùng như gạo, đồ gia dụng,
thực phẩm hàng ngày, quần áo phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người
dân Hội Phụ.
Hội Phụ là một làng nông nghiệp trong quá trình đổi mới, phát triển, hiện
nay cơ cấu sản xuất trồng trọt, nghề thủ công, các hoạt động sản xuất kinh doanh
dịch vụ từng bước làm cho cơ cấu kinh tế của làng có bước chuyển dịch đáng kể,
đời sống người nông dân được nâng lên, nghề thủ công được phát triển, số hộ giầu
tăng, hộ nghèo giảm, bộ mặt nông thôn, không gian kiến trúc làng xóm ngày càng
khang trang sạch đẹp. Theo kết quả điều tra khảo sát xã hội học ở Hội Phụ thì hiện
nay khó khăn lớn nhất trong việc phát triển kinh tế của người dân Hội Phụ là thiếu
vốn trong sản xuất, người dân có chung mong muốn đề xuất vay vốn ngân hàng đầu
tư cho hoạt động sản xuất. Bên canh đó, là một làng nông nghiệp, đất canh tác bình
quân đầu người thấp chủ yếu là đất đồng chiêm trũng chỉ cấy 2 vụ lúa/năm nên cần
đa dạng hóa cơ cấu mùa vụ, cây trồng nhằm tăng thời gian sử dụng đất nông
nghiệp. Nghề làm chổi tre đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân
Hội Phụ nhưng còn bấp bênh về đầu ra cho sản phẩm. Người dân Hội Phụ mong
muốn phát triển mạnh nghề truyền thống này lên trở thành hợp tác xã sản xuất quy
mô lớn. Đây là những vấn đề đang đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế ở Hội
Phụ hiện nay.
1.3.3. Gia đình dòng họ

Theo thống kê năm 2010, “tổng số hộ gia đình (hộ cá nhân) ở làng Hội Phụ
là 362 hộ, tổng số nhân khẩu thực tế thường trú là 1207, trong đó thường trú có
mặt là 1180, thường trú vắng mặt là 27 người, số nam giới là 680 người, phụ nữ :
527 người, số phụ nữ từ 15 – 49 tuổi là 280, số phụ nữ 15- 49 tuổi có chồng 215, số
trẻ em dưới 16 tuổi 240, số người trên 60 tuổi 180” [33, tr.379].
Theo số liệu thống kê và khảo sát cho thấy hiện nay các hộ gia đình ở Hội
Phụ chủ yếu là hộ gia đình hai thế hệ gồm có bố mẹ và con, rất ít trường hợp hộ gia

25


×