Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Study on the interaction between the buffer zone community and biodiversity conservation in xuan son national park, phutho province

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-----------------------------------------------------

ĐINH THỊ HÀ GIANG

NGHIÊN CỨU SỰ TƢƠNG TÁC GIỮA CỘNG
ĐỒNG DÂN CƢ VÙNG ĐỆM VÀ BẢO TỒN ĐA
DẠNG SINH HỌC TẠI VƢỜN QUỐC GIA
XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Việt Nam học

Hà Nội-2011
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-----------------------------------------------------

ĐINH THỊ HÀ GIANG

NGHIÊN CỨU SỰ TƢƠNG TÁC GIỮA CỘNG ĐỒNG
DÂN CƢ VÙNG ĐỆM VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH
HỌC TẠI VƢỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN,
TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Việt Nam học


Mã số: 60 31 60

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TSKH. Trƣơng Quang Học

Hà Nội - 2011
2


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 1
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................... 7
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................ 9
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 10
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... 11
A. PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 12
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................ 12
2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 13
2.1. Các khái niệm .......................................................................................................... 13
2.1.1. Đa dạng sinh học .................................................................................................. 13
2.1.2. Bảo tồn Đa dạng sinh học .................................................................................... 14
2.1.3. Vùng đệm ............................................................................................................. 14
2.1.4. Khu Bảo tồn, Vƣờn Quốc gia............................................................................... 15
2.1.5. Cộng đồng ............................................................................................................ 15
2.2. Khái quát về hệ thống KBT, tình hình bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam ....................... 17
2.2.1. Khái quát về hệ thống KBT ................................................................................. 17
2.2.2. Tình hình bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam................................................................ 19
2.3. Vùng đệm và vùng lõi trong các khu bảo tồn và vƣờn quốc gia ............................ 20
2.3.1. Nghiên cứu bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng tại các KBT và VQG ................ 20
2.3.1.1. Tình hình trên thế giới .............................................................................. 20

2.3.1.2. Tình hình tại Việt Nam ............................................................................. 22
2.3.2. Các nghiên cứu tại VQG Xuân Sơn ..................................................................... 24
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 25
3.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................. 25
3.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 25
4. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ............................................................. 25
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................... 26
5.1. Phương pháp luận ................................................................................................... 26
5.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 27
5.2.1. Hồi cứu số liệu ............................................................................................. 27
5.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học ................................................................ 27
5.2.3. Phương pháp chuyên gia ............................................................................. 27
5.2.4. Phương pháp SWOT .................................................................................... 27

3


6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................... 28
CHƢƠNG 1: VƢỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN VÀ VÙNG ĐỆM .............................. 29
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của VQG Xuân Sơn và vùng đệm .................... 29
1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................... 29
1.1.2. Địa hình, địa mạo ................................................................................................. 31
1.1.3. Địa chất, thổ nhƣỡng ............................................................................................ 31
1.1.4. Khí hậu, thuỷ văn ................................................................................................. 32
1.1.5. Tài nguyên rừng ................................................................................................... 33
1.2. Tình hình quản lý VQG và vùng đệm ..................................................................... 34
1.2.1. Quản lý tài nguyên rừng của các xã vùng đệm .................................................... 34
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của VQG Xuân Sơn .......................................................... 35
1.3. Điều kiện KT - XH vùng đệm và vùng lõi VQG Xuân Sơn ................................... 38
1.3.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên ở VQG Xuân Sơn ............................................... 38

1.3.2. Đặc điểm dân cƣ, dân tộc và nguồn lao động ...................................................... 40
1.3.3. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................ 43
1.4. Định hƣớng phát triển của VQG Xuân Sơn và KT-XH của vùng đệm đến năm
2020 ................................................................................................................................ 44
1.4.1. Định hƣớng phát triển KT – XH vùng đệm ......................................................... 44
1.4.2. Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch VQG Xuân Sơn .................................. 46
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CỘNG
ĐỒNG CƢ DÂN VÙNG ĐỆM TỚI ĐDSH VQG XUÂN SƠN .................................. 48
2.1. Đời sống ngƣời dân vùng đệm và sự phụ thuộc vào rừng ...................................... 48
2.1.1. Đặc điểm về mẫu khảo sát ................................................................................... 48
2.1.2. Đời sống ngƣời dân vùng đệm ............................................................................. 50
2.1.3. Sự phụ thuộc vào rừng của ngƣời dân ................................................................. 52
2.1.3.1. Thu nhập từ rừng ...................................................................................... 52
2.1.3.2. Mức độ quan trọng của các sản phẩm từ rừng ........................................ 53
2.1.3.3. Mức độ khai thác, sử dụng các sản phẩm từ rừng ................................... 55
2.1.3.4. Mục đích sử dụng các sản phẩm từ rừng ................................................. 56
2.2. Những nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên ĐDSH ............................................ 58
2.2.1. Nguyên nhân trực tiếp .......................................................................................... 58
2.2.1.1. Khai thác gỗ trái phép .............................................................................. 58
2.2.1.2. Gỗ củi ....................................................................................................... 59
2.2.1.3. Săn bắn và thu hái lâm sản ngoài gỗ ....................................................... 60
2.2.1.4. Canh tác nương rẫy, mở rộng diện tích đất nông nghiệp ........................ 62

4


2.2.1.5. Chăn thả gia súc ....................................................................................... 63
2.2.2. Nguyên nhân gián tiếp (nguyên nhân sâu xa) ...................................................... 63
2.2.2.1. Tăng dân số .............................................................................................. 64
2.2.2.2. Đói nghèo ................................................................................................. 65

CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VQG TỚI CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN VÙNG ĐỆM .. 67
3.1. Tác động của VQG Xuân Sơn tới cộng đồng cƣ dân vùng đệm............................. 67
3.1.1. Sự phối hợp giữa VQG Xuân Sơn và chính quyền địa phƣơng ........................... 67
3.1.2. Hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn trong cộng đồng cƣ dân .......... 68
3.1.3. Hoạt động trợ giúp phát triển KT – XH vùng đệm .............................................. 70
3.2. Tác động của VQG tới nâng cao nhận thức của cộng đồng về VQG và bảo tồn
ĐDSH ............................................................................................................................. 73
3.2.1. Nhận thức của ngƣời dân về ranh giới và về hoạt động của VQG Xuân Sơn .... 73
3.2.2. Nhận thức của ngƣời dân về các dự án, các chính sách và chƣơng trình đƣợc
thực hiện tại địa phƣơng ................................................................................................. 79
3.2.2.1. Nhận thức của người dân về các dự án đã thực hiện ............................... 79
3.2.2.2. Nhận thức của người dân về các chính sách và chương trình đã thực
hiện ........................................................................................................................ 81
3.2.3. Nhận thức của ngƣời dân về hoạt động của chính quyền địa phƣơng trong
công tác bảo tồn ............................................................................................................. 85
CHƢƠNG 4: THẢO LUẬN .......................................................................................... 87
4.1. Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức .............................. 87
4.2. Một số vấn đề trong công tác quản lý vùng đệm và bảo tồn tài nguyên ĐDSH
tại VQG Xuân Sơn ......................................................................................................... 88
4.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững vùng đệm và tăng cƣờng công
tác bảo tồn ĐDSH tại VQG Xuân Sơn........................................................................... 93
4.3.1. Nhóm giải pháp về phát triển KT - XH ............................................................... 93
4.3.2. Nhóm giải pháp về phát triển văn hoá và con ngƣời ........................................... 94
4.3.3. Nhóm giải pháp để hoàn thiện chính sách ........................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................ 97
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 97
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................ 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................100
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .........................................................................108
PHỤ LỤC .....................................................................................................................109


5


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt Tiếng Việt
BĐKH

Biến đổi khí hậu

BQL

Ban Quản lý

DLST

Du lịch sinh thái

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐDSH

Đa dạng sinh học

HST

Hệ sinh thái


KT - XH

Kinh tế - Xã hội

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Nxb

Nhà xuất bản

KBT

Khu bảo tồn

THCS

Trung học Cơ sở

THPT

Trung học Phổ thông

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

TN & MT


Tài nguyên và Môi trƣờng

UBND

Uỷ ban Nhân dân

VQG

Vƣờn Quốc gia

XHH

Xã hội học

Các từ viết tắt Tiếng Anh
CBD

Công ƣớc Đa dạng sinh học

IUCN

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên Quốc tế

6


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT


Tên bảng

Trang

Bảng 0.1

Hệ thống các khu bảo tồn trên cạn đƣợc điều chỉnh

16

Bảng 0.2:

Thời gian, địa điểm và nội dung các đợt nghiên cứu

24

Bảng 1.1:

Diện tích phân khu chức năng của khu vực nghiên cứu

28

Bảng 1.2:

Hiện trạng giao đất giao rừng các xã vùng đệm VQG Xuân Sơn

34

Bảng 1.3:


Trình độ học vấn của cán bộ công nhân viên VQG Xuân Sơn

35

Bảng 1.4:

Hiện trạng sử dụng đất các xã vùng đệm

36

Bảng 1.5:

Tổng số hộ trên địa bàn chia theo thành phần dân tộc

38

Bảng 1.6:

Mật độ dân số của các xã thuộc VQG Xuân Sơn

39

Bảng 1.7:

Nguồn lao động các xã vùng lõi và vùng đệm VQG Xuân Sơn

40

Bảng 1.8:


Tổng số hộ nghèo trên địa bàn các xã vùng đệm VQG Xuân Sơn

41

Bảng 2.1:

Tƣơng quan thu nhập giữa 2 xã vùng lõi và vùng đệm

49

Bảng 2.2:

Mức độ quan trọng của các sản phẩm từ rừng

52

Bảng 2.3:

Nguồn gốc những thực phẩm mà ngƣời dân sử dụng hàng ngày

52

Bảng 2.4:

Mức độ khai thác, sử dụng các sản phẩm từ rừng

53

Bảng 2.5:


Mục đích sử dụng các sản phẩm từ rừng

55

Bảng 3.1:

Nhận thức của ngƣời dân về ý nghĩa của rừng đối với cuộc

71

sống con ngƣời
Bảng 3.2:

Nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của VQG Xuân Sơn

72

Bảng 3.3:

Các hoạt động bị cấm trong VQG Xuân Sơn

73

Bảng 3.4:

Nhận thức của ngƣời dân về lợi ích từ việc thành lập VQG

73


Xuân Sơn
Bảng 3.5:

Đánh giá của ngƣời dân về mức độ cơ quan/ngƣời đƣợc

74

hƣởng lợi từ Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn
Bảng 3.6:

Nhận thức của ngƣời dân về các hoạt động sử dụng tài

75

nguyên trong VQG Xuân Sơn và hiệu quả của nó đến phát
triển KT – XH địa phƣơng
Bảng 3.7:

Đánh giá của ngƣời dân về mức độ nghiêm trọng của các mối

7

75


đe doạ đến TNTN trong VQG Xuân Sơn
Bảng 3.8:

Đánh giá của ngƣời dân về vai trò tham gia của các bên liên


76

quan trong công tác quản lý VQG Xuân Sơn
Bảng 3.9:

Hiểu biết của ngƣời dân về những dự án trong vòng 5 năm

77

trở lại đây
Bảng 3.10:

Tƣơng quan giữa hai xã về sự hiểu biết các dự án tại VQG

78

Xuân Sơn
Bảng 3.11:

Hiểu biết của ngƣời dân về hoạt động đã triển khai trong

78

khuôn khổ của dự án Đan Mạch
Bảng 3.12:

Ngƣời dân đánh giá hiệu quả thực hiện của các dự án khác

79


Bảng 3.13:

Tỷ lệ biết của ngƣời dân về những chính sách, chƣơng trình

82

đƣợc thực hiện tại địa phƣơng trong thời gian từ 20 năm trở
lại đây
Bảng 3.14:

Tƣơng quan hiểu biểu về các chính sách và chƣơng trình đã

82

đƣợc thực hiện tại địa phƣơng của hai xã
Bảng 3.15:

Ngƣời dân đánh giá về hiệu quả hoạt động của những chính

83

sách, chƣơng trình này
Bảng 3.16:

Hiểu biết về hoạt động của địa phƣơng (huyện, xã, thôn/bản)

84

để ủng hộ công tác bảo tồn tại Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn
Bảng 4.1:


Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

85

Bảng 4.2:

Cơ cấu sử dụng đất dự án xây dựng Khu Du lịch Xuân Sơn -

88

Đền Hùng

8


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

Hình 1.1:

Bản đồ VQG Xuân Sơn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

27


Hình 1.2:

Bản đồ qui hoạch VQG Xuân Sơn - tỉnh Phú Thọ

28

Hình 1.3:

Cơ cấu tổ chức bộ máy VQG Xuân Sơn

35

Hình 2.1:

Tỷ lệ ngƣời tham gia điều tra phân theo thôn/xóm

46

Hình 2.2:

Trình độ học vấn của đối tƣợng tham gia điều tra

47

Hình 2.3:

Thu nhập hàng tháng của đối tƣợng tham gia điều tra

48


Hình 2.4:

Ngƣời dân tự đánh giá mức sống

49

Hình 2.5:

Tỷ lệ phần trăm thu nhập từ rừng trong cơ cấu thu nhập

50

của hộ gia đình

9


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc nhất tới GS.
TSKH. Trƣơng Quang Học, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt cho tôi
những kiến thức cơ bản cũng nhƣ đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn
thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý, các thầy cô, các cán bộ Viện Việt
Nam học và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi có thể tham gia học tập và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
Tôi cảm ơn Cán bộ Văn phòng Hội đồng Nhân dân – UBND huyện Tân Sơn,
Các cán bộ Phòng Thống kê, Các cán bộ phòng Tài nguyên huyện Tân Sơn đã cung
cấp thông tin, số liệu và trả lời phỏng vấn trong quá trình thực tế tại địa phƣơng.
Tôi xin cảm ơn ông Phạm Văn Long - Giám đốc VQG Xuân Sơn, anh Đinh
Tấn Quyền - cán bộ Vƣờn đã nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ khi tôi khảo sát tại

địa phƣơng; Cảm ơn UBND xã Xuân Đài và Xuân Sơn đã tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi hoàn thành chuyến nghiên cứu của mình. Tôi xin đặc biệt cảm ơn bà Hà Thị
Đoán (chủ tịch Hội Phụ nữ Xuân Đài) và bà Trần Thị Hiền (chủ tịch Hội Phụ nữ
Xuân Sơn) đã bỏ công sức, thời gian đi cùng tôi tới từng hộ gia đình để hƣớng dẫn
điền phiếu điều tra và mời bà con đến phỏng vấn, thảo luận nhóm. Tôi xin bày tỏ
lòng cảm ơn chân thành tới bà con dân bản hai xã Xuân Đài và Xuân Sơn đã nhiệt
tình cung cấp thông tin trong suốt thời gian thực địa tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè tôi - những ngƣời luôn
quan tâm, chia sẻ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày.... tháng ... năm 2011
Học viên

Đinh Thị Hà Giang

10


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong bản luận văn này hoàn
toàn trung thực. Các số liệu và kết quả công bố trong luận văn là công trình
nghiên cứu nghiêm túc của tôi. Nếu có gì sai phạm tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm trƣớc đơn vị đào tạo và pháp luật.
Hà Nội, ngày.... tháng ... năm 2011
Học viên

Đinh Thị Hà Giang

11



A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đa dạng sinh học (ĐDSH) - nguồn tài nguyên quý giá nhất của con ngƣời
đang bị suy thoái một cách báo động và đã trở thành một trong những vấn đề môi
trƣờng bức xúc nhất hiện nay trên phạm vi toàn cầu. Trong giai đoạn hiện nay, dƣới
tác động của các cuộc khủng hoảng mới: khủng hoảng khí hậu (biến đổi khí hậu),
khủng hoảng tài chính, khủng hoảng năng lƣợng, khủng hoảng lƣơng thực v.v, thì
vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn đến mức đe doạ tới sự tồn vong của con ngƣời
trên Trái đất. Một mặt, những cuộc khủng hoảng này, đặc biệt là biến đổi khí hậu
(BĐKH) tác động mạnh mẽ tới ĐDSH. Mặt khác, những hoạt động về bảo tồn và
phát triển ĐDSH lại góp phần quan trọng để giảm nhẹ tác động tiêu cực của những
cuộc khủng hoảng này. Nhƣ Tổng thƣ ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon (2010) đã
khẳng định: “ĐDSH phải là nền tảng để xây dựng các mục tiêu khác. Chúng ta cần
một tầm nhìn mới về ĐDSH cho một hành tinh khoẻ mạnh và một tương lai bền
vững cho nhân loại” [2, tr5].
Việt Nam đƣợc công nhận là một trong 16 nƣớc có tính ĐDSH cao nhất thế
giới và là một trong các quốc gia đƣợc ƣu tiên của chƣơng trình bảo tồn toàn cầu [9,
tr.5]. Mặc dù chúng ta đã có rất nhiều cố gắng trong công tác bảo tồn, trong đó quan
trọng nhất là đã xây dựng đƣợc một hệ thống 164 khu bảo tồn trên cạn bao gồm: 30
Vƣờn Quốc gia (VQG), 69 khu bảo tồn (KBT) thiên thiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan
và 20 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm với diện tích gần 2,5 triệu hecta chiếm 7,6%
diện tích lãnh thổ [10, tr.136]. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà
ĐDSH vẫn đang tiếp tục bị suy thoái, thậm chí ngay trong vùng lõi của các KBT này.
VQG Xuân Sơn mới đƣợc chính thức chuyển hạng thành VQG từ KBT
Thiên nhiên theo quyết định số 49/2002/QĐ-TTg ngày 17/4/2002 của Thủ tƣớng
Chính phủ. VQG Xuân Sơn có giá trị cao về ĐDSH, trong đó có nhiều loài động
thực vật quý hiếm đang bị đe doạ ở mức quốc gia và toàn cầu. Tuy nhiên cũng
giống nhƣ nhiều VQG và KBT khác, hiện nay các mối đe doạ đối với khu hệ động
vật hoang dã và hệ thực vật VQG Xuân Sơn do những hoạt động trực tiếp của con


12


ngƣời (săn bắt động vật, khai thác lâm sản, chăn thả gia súc trái phép…) đang là
một thách thức lớn cho công tác bảo tồn.
Đặc biệt, trong vùng đệm của VQG Xuân Sơn vẫn còn 32.423 dân cƣ sinh
sống. Phần lớn họ đều là đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) (chiếm 90,03%),
trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm 44%. Đồng bào ngƣời DTTS nơi đây từ nhiều đời
nay đã gắn bó với rừng, lấy rừng là nguồn sống thông qua các hoạt động canh tác
nƣơng rẫy, khai thác và săn bắt. Do đó, áp lực lên tài nguyên trong VQG là rất lớn
đòi hỏi cần phải đƣợc nghiên cứu và giải quyết một cách hài hoà giữa công tác bảo
tồn ĐDSH và đảm bảo sinh kế cho ngƣời dân.
Trong bối cảnh đó, chúng tôi nhận đề tài cho luận văn tốt nghiệp Chƣơng trình
Thạc sĩ ngành Việt Nam học là “Nghiên cứu sự tƣơng tác giữa cộng đồng dân cƣ vùng
đệm và bảo tồn ĐDSH ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” hy vọng sẽ đóng góp một
phần nhỏ để giải quyết những thách thức hiện nay trong bảo tồn ĐDSH của VQG.
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Đa dạng sinh học
Về mặt khoa học, có khoảng 25 định nghĩa khác nhau cho thuật ngữ ĐDSH.
Hiện nay, định nghĩa ĐDSH của CBD (1992) đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận hơn cả:
“ĐDSH là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các HST
trên cạn, trong đại dƣơng và các HST thủy vực khác, cũng nhƣ các phức HST mà
các sinh vật là một thành phần” [8, tr.4].
Nhƣ vậy, ĐDSH là sự giàu có, phong phú các nguồn gen, các loài và các
HST, là tài nguyên tái tạo, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tiến hoá của
sinh giới và đặc biệt là đối với đời sống của con ngƣời. CBD đã nhấn mạnh giá trị
kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, mỹ học, giải trí, sinh thái và môi trƣờng của
ĐDSH đối với sự sống của con ngƣời hiện tại và tƣơng lai. ĐDSH là cơ sở cho sự

ổn định kinh tế và các hệ thống chính trị xã hội. ĐDSH cung cấp cho con ngƣời
lƣơng thực, thực phẩm, nƣớc sạch, thuốc chữa bệnh và các sản phẩm khác, đƣa con
ngƣời ra khỏi đói nghèo.

13


2.1.2. Bảo tồn Đa dạng sinh học
Ngày nay, sự suy thoái ĐDSH càng gia tăng, đặc biệt ở vùng nhiệt đới trong
đó có Việt Nam, một trong những điểm nóng về ĐDSH thế giới. Do đó, bảo tồn
ĐDSH đang trở thành một vấn đề của toàn xã hội, chứ không phải chỉ là công việc
của những ngƣời làm công tác bảo tồn.
“Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong phú của các HST tự nhiên quan
trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trƣờng sống tự nhiên thƣờng xuyên hoặc
theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trƣờng, nét đẹp độc đáo của tự nhiên;
nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên
bảo vệ; lƣu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền” [39, tr.9].
Hiện nay có nhiều phƣơng pháp bảo tồn khác nhau. Có thể phân chia thành
hai loại chính là bảo tồn tại chỗ (hay còn gọi là bảo tồn nguyên vị) và bảo tồn
chuyển chỗ (hay còn gọi là bảo tồn chuyển vị).
Luật ĐDSH của Việt Nam định nghĩa nhƣ sau: Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn
loài hoang dã trong môi trƣờng sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật
nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trƣờng sống, nơi hình thành và phát triển các đặc
điểm đặc trƣng của chúng [39, tr.8].
Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trƣờng sống tự nhiên
thƣờng xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu,
có giá trị trong môi trƣờng sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc
trƣng của chúng, lƣu giữ, bảo quản nguồn gen và các mẫu vật di truyền trong các cơ
sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lƣu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di
truyền [39, tr.8].

2.1.3. Vùng đệm
Luật ĐDSH đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá
XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008 quy định rõ: “Vùng đệm là vùng bao
quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ
bên ngoài đối với KBT” [39, tr.12].
Ngoài ra, có một định nghĩa về vùng đệm cụ thể hơn của D.A. Gilmour và
Nguyễn Văn Sản (1999) nhƣ sau: “Vùng đệm là những vùng được xác định ranh

14


giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm ngoài ranh giới của KBT và được quản lý
để nâng cao việc bảo tồn của khu bảo tồn và của chính vùng đệm, đồng thời mang
lại lợi ích cho nhân dân sống quanh khu bảo tồn. Điều này có thể thực hiện được
bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc
nâng cao đời sống kinh tế xã hội (KT – XH) của các cư dân sống trong vùng đệm”
[19, tr.5].
2.1.4. Khu Bảo tồn, Vườn Quốc gia
KBT hay KBT thiên nhiên là khu vực địa lý đƣợc xác lập ranh giới và phân
khu chức năng để bảo tồn ĐDSH [39, tr.22].
Trong luật ĐDSH quy định: KBT bao gồm: a) Vƣờn Quốc gia; b) Khu dự trữ
thiên nhiên; c) KBT sinh cảnh – loài; d) Khu bảo vệ cảnh quan.
VQG có các tiêu chí sau đây:
 Có HST tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại điện
cho một vùng sinh thái tự nhiên;
 Là nơi sinh sống tự nhiên thƣờng xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài
thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ;
 Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;
 Có cảnh quan môi trƣờng, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch
sinh thái.

2.1.5. Cộng đồng
Theo quan niệm Mác – xít, cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá
nhân, đƣợc quyết định bởi sự cộng đồng hoá lợi ích giống nhau của các thành viên
về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con ngƣời hợp thành cộng đồng đó
[35, tr.10].
Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cộng đồng, nhƣng khái niệm
“cộng đồng” đƣợc dùng trong quản lý rừng chính là nói đến cộng đồng cƣ thôn. Tại
Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 đã định nghĩa: “Cộng đồng dân cƣ

15


thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp,
buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tƣơng đƣơng” [40, tr.10].
 Cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH
“Dựa vào cộng đồng” là một cách tiếp cận trong đó những ngƣời sử dụng tài
nguyên cũng phải là ngƣời quản lý hợp pháp đối với nguồn tài nguyên. Điều này
giúp phân biệt nó với các chiến lƣợc quản lý các nguồn TNTN khác hoặc là có tính
tập trung hoá cao hoặc là không có sự tham gia của các cộng đồng phụ thuộc trực
tiếp vào nguồn tài nguyên.
Suy thoái TNTN và mất ĐDSH không chỉ đơn thuần là hiện tƣợng sinh học
thuần tuý hay do nhu cầu phát triển kinh tế mà còn là vấn đề phức tạp liên quan đến
lối sống của con ngƣời, phong tục, tập quán, thái độ, hành vi của từng cá nhân, của
cộng đồng dân tộc hay nói cách khác là truyền thống văn hoá. Trong mối quan hệ
giữa văn hoá và TNTN nói chung, ĐDSH nói riêng, bản sắc văn hoá của mỗi cộng
đồng dân tộc thể hiện ở thế ứng xử của dân tộc ấy. Vì vậy, Tuyên ngôn của Hội
nghị thƣợng đỉnh Johannesburg (2002) đã ghi nhận: “ngƣời bản địa có vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc bảo vệ tính ĐDSH của Trái Đất”.
Thật không may, kinh nghiệm của miền núi ở khắp mọi nơi trên thế giới cho
thấy sự lệ thuộc là hậu quả phổ biến nhất khi quyền kiểm soát việc quản lý tài

nguyên và các quy định về phƣơng hƣớng phát triển vƣợt ra khỏi tầm tay của ngƣời
dân địa phƣơng [27, tr.13].
Năm 2009, nhà kinh tế học ngƣời Mỹ Elinor Ostrom đã nhận đƣợc giải
Nobel Kinh tế vì công trình phân tích quản lý kinh tế của bà, các nghiên cứu này chỉ
ra rằng “các cộng đồng địa phƣơng có thể tự mình quản lý tài sản công tốt hơn so
với các quyền lực áp đặt từ bên ngoài”.
Do đó, chúng ta cần phát huy vai trò và sự tham gia của cộng đồng cƣ dân
vào việc bảo tồn ĐDSH tại các KBT, VQG; phải coi việc phát triển toàn diện của
cộng đồng, nhất là bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của cộng đồng
bản địa nhƣ một bộ phận quan trọng của công tác bảo tồn ĐDSH.

16


2.2. Khái quát về hệ thống KBT, tình hình bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam
2.2.1. Khái quát về hệ thống KBT
Tại Việt Nam, do các điều kiện lịch sử - xã hội nên vấn đề bảo tồn đƣợc đề
cập tƣơng đối sớm. Thời kỳ trƣớc Cách mạng Tháng Tám, chính phủ Pháp đã thiết
lập một số khu bảo vệ đặc biệt. Ngày 17/01/1941, L.Cadiere đã đề nghị xây dựng 5
Khu dự trữ thiên nhiên và bảo vệ nghiêm ngặt, gồm 2 Khu ở Sa Pa, 2 Khu ở Bà Nà
và 1 Khu ở Bạch Mã. Tiếp đến, ngày 7/7/1962, Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định
số 72/TTg thành lập Khu rừng cấm Cúc Phƣơng.
Sau đó, thuật ngữ “rừng cấm” đƣợc thay thế bằng “rừng đặc dụng” thể hiện
có những thay đổi trong nhận thức về bản chất của các khu rừng này. Ngày
30/12/1986, Bộ Lâm nghiệp (cũ) đã ra Quyết định số 1171 ban hành “Quy chế
Quản lý rừng đặc dụng”. Đây là văn bản đầu tiên đƣa ra dịnh nghĩa và xác định rõ
chức năng, tiêu chuẩn lựa chọn của ba loại hình rừng đặc dụng ở nƣớc ta là: VQG,
KBT thiên thiên và Khu văn hoá - lịch sử - môi trƣờng.
Thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới (1986), công tác xây dựng rừng đặc dụng
đƣợc đẩy mạnh, với sự quan tâm nhiều hơn của các cấp chính quyền từ Trung ƣơng

đến địa phƣơng, sự tham gia tích cực của các nhà khoa học trong nƣớc và đặc biệt
là sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên. Vì vậy, nhiều
KBT đƣợc xây dựng và củng cố. Đến tháng 11/1997 hệ thống rừng đặc dụng của
nƣớc ta đã bao gồm 92 khu với tổng diện tích là 1. 928. 979 ha, trong đó, có 10
VQG, 56 KBT thiên nhiênvà 26 khu văn hoá - lịch sử - môi trƣờng.
Ở nƣớc ta, hệ thống KBT đƣợc gọi chung là rừng đặc dụng và chia ra làm 3
loại chính: VQG, KBT thiên nhiên và Khu bảo vệ cảnh quan. Đến tháng 2/2003, cả
nƣớc có 126 khu rừng đặc dụng với diện tích 2.541.675ha đƣợc quy định và xác lập
(theo các quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ có liên quan và UBND các
tỉnh) (chi tiết tại Bảng 0.1).
Hiện nay, hệ thống phân hạng đã có những thay đổi nhất định phù hợp với
quốc tế và bao gồm các hạng sau:

17


- Vƣờn quốc gia: khu bảo tồn đƣợc quản lý chủ yếu cho bảo vệ HST, nghiên
cứu, giáo dục môi trƣờng và giải trú; tƣơng đƣơng với Hạng II: VQG của bảng phân
hạng của IUCN, 1994;
- Khu bảo tồn Thiên nhiên: khu bảo tồn đƣợc quản lý chủ yếu nhằm bảo vệ
các HST và các loài, phục vụ nghiên cứu, giám sát, giải trí và giáo dục môi trƣờng;
Không có hạng tƣơng đƣơng với bảng phân hạng IUCN, nhƣng gần với hạng III;
Thắng cảnh tự nhiên;
- Khu bảo tồn Loài và Nơi cƣ trú: là KBT đƣợc quản lý chủ yếu để bảo vệ
môi trƣờng và bảo tồn ĐDSH thông qua các biện pháp quản lý; tƣơng đƣơng với
hạng IV: Khu bảo tồn Sinh cảnh/Quản lý các loài của bảng phân hạng IUCN;
- Khu bảo tồn Cảnh quan: là KBT đƣợc quản lý chủ yếu cho mục đích bảo vệ
các cảnh quan và vui chơi giải trú; tƣơng đƣơng với hạng VQG Xuân Sơn: KBT
Cảnh quan của bảng phân hạng IUCN (Chiến lƣợc Quản lý Hệ thống KBT Thiên
nhiên Việt Nam đến năm 2010).

- Khu rừng nghiên cứu thực nghiệm: Dùng cho mục đích nghiên cứu và thực
nghiệm khoa học.
Theo Báo cáo Môi trƣờng Quốc gia năm 2010 của Bộ TN & MT đến nay,
với tích gần 2,5 triệu ha, chiếm 7,6% diện tích lãnh thổ, hệ thống KBT trên cạn
đƣợc điều chỉnh là 164 khu với tổng diện tích là 2.198.744 ha, bao gồm 30 VQG,
69 KBT thiên nhiên (khu dự trữ thiên nhiên và KBT loài, sinh cảnh) và 45 khu bảo
vệ cảnh quan và 20 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm.
Bảng 0.1: Hệ thống các khu bảo tồn trên cạn được điều chỉnh
Loại hình rừng đặc dụng
Số lượng
Diện tích (ha)
Vƣờn Quốc gia
30
1.077.236
Khu dự trữ thiên nhiên
58
1.060.959
Khu bảo tồn loài/nơi cƣ trú
11
38.777
Khu bảo vệ cảnh quan
45
78.129
Khu rừng nghiên cứu khoa học
20
10.653
Tổng
164
2.198.744
Nguồn: Báo cáo Dự án Rà soát hệ thống rừng đặc dụng (Viện DTQHR,

2007), Trần Thế Liên, 2010.

18


Bên cạnh hệ thống KBT thiên nhiên trên cạn, 45 KBT vùng nƣớc nội địa đã
đƣợc Chính phủ phê duyệt vào năm 2008 và hệ thống 16 KBT biển đã đƣợc Chính
phủ phê duyệt vào năm 2010. Ngoài ra, Việt Nam cũng có một số hình thức KBT
khác đã đƣợc quốc tế công nhận, bao gồm 2 khu Di sản thiên nhiên thế giới, 4 khu
di sản thiên nhiên ASEAN, 2 khu Ramsar, 9 khu dự trữ sinh quyển [10, tr.136 137].
Cùng với sự phát triển của hệ thống các KBT, chúng ta cũng đã từng bƣớc
xây dựng và bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan đến việc quản lý, bảo
tổn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và ĐDSH nhƣ: Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng năm 1991 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2004); Luật Đất đai năm 1993 (đƣợc
sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2003); Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 1993 (đƣợc sửa
đổi, bổ sung năm 2005); Luật Thủy sản năm 2003; và gần đây nhất, Luật ĐDSH
đƣợc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn tháng 11 năm 2008. Có thể nói việc ra đời của
Luật ĐDSH đánh dấu một bƣớc tiến căn bản trong quá trình hoàn thiện pháp luật về
bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam. Lần đầu tiên có một Luật đề cập tổng thể, bao quát hết
các khía cạnh bảo tồn, từ vấn đề quy hoạch bảo tồn ĐDSH, đến bảo tồn các HST tự
nhiên, loài, nguồn gen. Luật cũng tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập các cơ chế tài
chính, hoàn thiện tổ chức, tăng cƣờng nguồn lực cho công tác bảo tồn ĐDSH.
Công tác quản lý các KBT thiên nhiên cũng trải qua một quá trình biến đổi
từ chỗ xem các KBT là những “kho” dự trữ bất khả xâm phạm của Nhà nƣớc, đối
lập với các cộng đồng cƣ dân địa phƣơng do việc ngăn cấm các hoạt động khai thác
sử dụng tài nguyên của họ, đến chỗ coi trọng sự kết hợp hài hoà giữa bảo tồn
ĐDSH và phát triển KT - XH, chú ý đến quyền lợi của ngƣời dân địa phƣơng sống
trong và xung quanh các KBT, lôi kéo họ tham gia tích cực vào các hoạt động quản
lý và bảo tồn ĐDSH của KBT thiên nhiên.
2.2.2. Tình hình bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những nƣớc có ĐDSH cao với sự phong phú của các
loài động – thực vật, vi sinh vật, và sự đa dạng của các HST. Cũng nhƣ tình hình
chung trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi có xu hƣớng suy giảm
ĐDSH, và tốc độ suy giảm tăng lên cùng với sự tăng tốc của nền kinh tế. Bên cạnh

19


những thành tựu đã đạt đƣợc, mặc dù nhiều nỗ lực đã đƣợc thực hiện nhƣng ĐDSH
ở Việt Nam vẫn đang bị suy thoái nhanh cùng với tốc độ phát triển của KT – XH:
Diện tích các khu vực có HST tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần; Số loài và số
lƣợng cá thể các loài hoang dã đã bị suy giảm mạnh. Nhiều loài hoang dã có giá trị
bị suy giảm hoàn toàn về số lƣợng hoặc bị đe doạ tuyệt chủng ở mức cao; Các
nguồn gen hoang dã cũng đang trên đà suy thoái nhanh và thất thoát.
Việt Nam cũng đƣợc xếp vào nhóm 15 nƣớc hàng đầu thế giới về mức độ
suy thoái số loài thú, nhóm 20 nƣớc hàng đầu về mức độ suy thoái số loài chim,
nhóm 30 nƣớc hàng đầu về mức độ suy thoái số loài thực vật và lƣỡng cƣ. Trong số
248 loài ƣu tiên bảo tồn trong chƣơng trình đầu tƣ cho bảo tồn ĐDSH của Quỹ đối
tác về các HST (CEPF) cho khu vực Đông Dƣơng, Việt Nam có số loài đƣợc ƣu
tiên cao nhất với 131 loài. Theo IUCN, ở Việt Nam, số loài bị đe dọa không chỉ
tăng về số lƣợng mà còn tăng về mức độ đe dọa. Trong Danh sách đỏ của IUCN
năm 1996 liệt kê 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp thì đến năm 2004,
con số này đã lên đến 46 loài, và đến 2010 là 47 loài. Quần thể của hầu hết các loài
bị đe dọa toàn cầu tại Việt Nam đều bị đánh giá là đang có chiều hƣớng suy giảm
[10, tr.131 - 133].
Suy thoái ĐDSH dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hƣởng trực tiếp đến
môi trƣờng sống của con ngƣời, đe doạ sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Mặc
dù, việc tăng nhanh độ che phủ rừng là một tín hiệu tốt, theo báo cáo của Bộ NN &
PTNT, độ che phủ của rừng tăng, đạt 39,1% (tăng thêm 2,4% so với năm 2005
(36,7%)). Tuy nhiên trong số đó đa phần là rừng trồng và rừng phục hồi nên giá trị

ĐDSH không cao. Trong khi đó rừng nguyên sinh không còn nhiều (với 0,57 hecta
chiếm 0,8% tổng diện tích rừng) và vẫn tiếp tục bị suy giảm [9, tr.2].
2.3. Vùng đệm và vùng lõi trong các khu bảo tồn và vƣờn quốc gia
2.3.1. Nghiên cứu bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng tại các KBT và VQG
2.3.1.1. Tình hình trên thế giới
Lịch sử hình thành các KBT và VQG đầu tiên trên thế giới gắn liền với
phƣơng thức quản lý ngăn cấm ngƣời dân địa phƣơng thâm nhập vào KBT và tiếp
cận với các loại tài nguyên trong đó. Tiêu biểu nhất cho tình trạng này chính là

20


VQG Yellowstone (1872) ở Mỹ đã dùng bạo lực ép buộc hai cộng đồng ngƣời
Crow và Shoshone phải rời bỏ mảnh đất của họ. Điều này dẫn đến việc nảy sinh
những mâu thuẫn, các cộng đồng địa phƣơng bị lâm vào hoàn cảnh cùng cực và
ĐDSH của các KBT cũng vẫn bị đe doạ.
Từ đầu thập kỷ 80, trong Hội nghị lần thứ 4 của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên
Quốc tế (IUCN) đƣợc tổ chức tại Caracas, Venezuela đã đƣa ra kiến nghị: các cộng
đồng, đặc biệt là các cộng đồng dân cƣ sinh sống trong và xung quanh các KBT
thƣờng có mối quan hệ gắn bó lâu đời với các khu vực này… Những mối tƣơng
quan này bao hàm những vấn đề liên quan đến văn hoá, tôn giáo, sinh kế … tất cả
những hiểu biết đó thƣờng có thể góp phần tích cực vào việc bảo vệ ĐDSH. Cần
thiết phải có sự tham gia bình đẳng của các cộng đồng trên cơ sở tôn trọng nền văn
hoá bản địa trong quá trình xây dựng các quyết định.
Công ƣớc Đa dạng sinh học (CBD) (1992) đã yêu cầu các nƣớc thành viên
tham gia công ƣớc:“Công nhận sự phụ thuộc truyền thống và chặt chẽ, hiện thân
của kiểu sống cổ truyền của các cộng đồng bản địa và địa phương vào tài nguyên
sinh học và công nhận mong ước chia sẻ công bằng lợi ích có được nhờ sử dụng
kiến thức cổ truyền, các sáng kiến và thực tiễn phù hợp với bảo đảm ĐDSH và sử
dụng lâu bền các bộ phận hợp thành của nó.” Kế hoạch hành động ĐDSH của các

nƣớc thành viên Công ƣớc nhƣ Indonesia, Philippin… đều đặt mục tiêu tạo điều
kiện để ngƣời dân địa phƣơng tham gia vào quá trình lập kế hoạch và quản lý đối
với bảo tồn ĐDSH.
Một số nghiên cứu của Chambers (1998), Donald (1993), Kosten (1998),
Uphoff (1998)…đã chỉ ra rằng, cùng với quá trình phát triển, các cộng đồng bản địa
đã trải qua những thăng trầm và nhờ đó mà họ tích luỹ đƣợc những vốn tri thức quý
báu có khả năng giúp họ thích ứng với những điều kiện đặc thù có tính địa phƣơng.
Chính trong điều kiện đó, vốn tri thức bản địa chẳng những tạo điều kiện đảm bảo
sự tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng mà chính nó là nhân tố đảm bảo sự bền
vững của TNTN trong đó bao gồm ĐDSH.
Kinh nghiệm thực tiễn của các KBT và VQG đƣợc quản lý thành công là dựa
trên mô hình quản lý gắn bảo tồn ĐDSH với bảo tồn đa dạng văn hoá. Ở Indonesia,

21


trong VQG Wasur vẫn tồn tại 13 làng bản mà cuộc sống gắn với săn bắn cổ truyền;
hay ở Australia, VQG Kakadu những ngƣời dân đƣợc sinh sống trong VQG đƣợc
thừa nhận là chủ đất hợp pháp của VQG và đƣợc tham gia quản lý VQG thông qua
đại điện của họ trong BQL [17, tr. 88-89].
Nhƣ vậy, con ngƣời chỉ tồn tại lâu dài thông qua mối quan hệ gắn bó và bền
vững giữa tự nhiên và văn hoá, tính đa dạng văn hoá sẽ góp phần mở rộng khả năng
con ngƣời thích ứng với những thay đổi và tồn tại. Và cũng vì thế, kiến thức bản địa
của cộng đồng cƣ dân sinh sống trong các KBT và VQG phải đƣợc coi là cơ sở của
việc quản lý và sử dụng tài nguyên.
Những quan điểm và nghiên cứu về bảo tồn ĐDSH theo hƣớng tiếp cận với
cộng đồng bản địa đã hình thành, hoàn thiện và đã khẳng định đƣợc tính khoa học,
tính thực tiễn của nó thông qua sự áp dụng của các quốc gia trên thế giới.
2.3.1.2. Tình hình tại Việt Nam
Mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa bảo tồn ĐDSH và và bảo tồn văn

hoá bản địa các cộng đồng sinh sống trong và xung quanh VQG hay nói rộng hơn
chính là sự tƣơng tác giữa cộng đồng dân cƣ vùng đệm và VQG đã đƣợc Việt Nam
chú ý và ngày càng đƣợc luận bàn rộng rãi trên những diễn đàn khoa học trong và
ngoài nƣớc. Kể từ khi Việt Nam phê duyệt CBD thì công tác bảo tồn ĐDSH cũng
có nhiều chuyển biến. Nhƣng nhìn chung quy chế hoạt động cho các cơ quan hoạch
định chính sách và cơ quan liên quan đến bảo tồn ĐDSH nói chung và quản lý các
KBT, VQG nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế.
Công tác bảo tồn ĐDSH và bảo tồn đa dạng văn hoá vẫn còn bị tách bạch.
Sự phối hợp liên ngành giữa Bộ TN & MT với Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch
vẫn còn lỏng lẻo. Ngay lúc này, Việt Nam cần phải chú trọng hơn nữa trong việc tổ
chức, quản lý KBT, đƣa ra các giải pháp hiệu quả để giúp ngƣời dân, đặc biệt là
cộng đồng ngƣời DTTS đang sinh sống ở các KBT, thực hiện có hiệu quả lâm
nghiệp bền vững, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, bảo tồn văn hoá bản địa, bảo tồn
các HST, TNTN và tính ĐDSH mà cuộc sống của họ phụ thuộc vào nó.
Để giải quyết những vấn đề liên quan đến vùng đệm, một số hội thảo về
vùng đệm các KBT thiên nhiên Việt Nam đã đƣợc tổ chức nhƣ: 1) Hội thảo về vùng

22


đệm đƣợc tổ chức tại Huế năm 1997 chủ yếu thảo luận về vấn đề quản lý vùng đệm
VQG Bạch Mã. Các đại biểu cũng đã thảo luận về các vấn đề chung của vùng đệm
nhƣ thế nào là vùng đệm, chức năng của vùng đệm, khuôn khổ pháp luật và các
chính sách liên quan đến các hoạt động phù hợp với vùng đệm và cơ cấu quản lý
vùng đệm. Tuy nhiên, chƣa có sự thống nhất ý kiến và một kết luận rõ ràng cho các
vấn đề trên; 2) Hội thảo thứ hai về vùng đệm đƣợc tổ chức tại thành phố Hồ Chí
Minh cũng vào năm 1997, dƣới sự chủ trì của Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp.
Tại hội thảo này các đại biểu đã thảo luận và đƣa ra một vài khuyến nghị về quản lý
KBT trong đó có tập trung giải quyết một số vấn đề liên quan đến phát triển đời
sống của ngƣời dân trong KBT và vùng đệm; 3) Hội thảo thứ ba đƣợc tổ chức tại

Hà Nội năm 1999 dƣới sự chủ trì của Cục Kiểm lâm và IUCN. Từ những gợi ý tại
hai hội thảo trƣớc và ý kiến thảo luận của các đại biểu tham gia hội thảo này đã dự
kiến định nghĩa vùng đệm trong đó nêu rõ chức năng và cách thức để đạt đƣợc chức
năng đó; 4) Hội thảo lần thứ tƣ đƣợc tổ chức tại Vinh năm 2002 đã đề cập tới những
vấn đề nổi cộm hiện tại của vùng đệm các KBT thiên nhiên Việt Nam. Các ý kiến
tham luận đều nhấn mạnh đến việc cần phải thay đổi quan điểm về công tác bảo vệ
và bảo tồn thiên nhiên. Công tác bảo tồn phải kết hợp chặt chẽ giữa mục tiêu bảo
tồn và lợi ích của nhân dân địa phƣơng.
Ngoài ra, tập tài liệu “Quản lý vùng đệm ở Việt Nam” của tổ chức IUCN –
Chƣơng trình Việt Nam của tác giả D.A. Gilmour và Nguyễn Văn Sản (1999) đã
nêu khái quát tình hình vùng đệm và đƣa ra một số khuyến nghị về việc thành lập
và quản lý vùng đệm.
Năm 2003, Hội thảo ĐDSH và xóa đói giảm nghèo vùng núi Việt Nam do
Trung tâm Nghiên cứu TN & MT, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với trƣờng
Đại học Nông Nghiệp Hà Nội và Đại học Dƣợc Hà Nội tổ chức tại Sapa cũng đặc
biệt nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa ĐDSH và xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng
bản địa sinh sống trong và xung quanh các KBT.
Mặc dù, còn có rất nhiều những nghiên cứu về vấn đề này mà tôi đã đƣợc
tiếp cận hoặc chƣa đƣợc tiếp cận nhƣng có thể nói các tài liệu kể trên là vô cùng
quan trọng cho thấy sự chuyển biến tích cực trƣớc hết về mặt nhận thức về vấn đề

23


bảo tồn ĐDSH gắn với cộng đồng bản địa. Hơn nữa, chúng cũng mang lại cái nhìn
tổng quát nhất về tình hình nghiên cứu bảo tồn ĐDSH gắn với cộng đồng bản địa tại
Việt Nam. Đây chính là cơ sở quan trọng định hƣớng để triển khai nghiên cứu điền
dã tại địa phƣơng.
2.3.2. Các nghiên cứu tại VQG Xuân Sơn
VQG Xuân Sơn có giá trị cao về ĐDSH với nhiều loài động, thực vật quý

hiếm. Do đó, các nghiên cứu đƣợc tiến hành tại VQG Xuân Sơn chủ yếu tập trung
khảo sát tính ĐDSH và bảo tồn các nguồn gen quý.
Ngay từ những năm 1927, 1934, 1941, 1944 đã có một số ngƣời nƣớc ngoài
đến nghiên cứu và sƣu tầm mẫu chim ở khu vực VQG Xuân Sơn nhƣ Bourret,
Raimbault, Winter… [43, tr.9]
Các nhà nghiên cứu trong nƣớc trƣớc tiên phải kể đến cuộc điều tra nghiên
cứu khả thi thành lập KBT thiên nhiên Xuân Sơn năm 1990, do Chi cục Kiểm lâm
Vĩnh Phúc phối hợp với Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc, Viện Sinh
thái & Tài nguyên sinh vật và Khoa Sinh học - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
thực hiện. Tiếp đó, giai đoạn 2000 – 2001, Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật đã
tiến hành điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật tại KBT thiên nhiên Xuân
Sơn. Tháng 10 năm 2002, Trung tâm Tài nguyên Môi trƣờng thuộc Viện Điều tra
Quy hoạch rừng phối hợp với BQL VQG Xuân Sơn và Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ
tiếp tục tổ chức một đợt khảo sát đa dạng sinh vật ở khu vực này.
Từ đó tới nay, VQG Xuân Sơn luôn là địa điểm hấp dẫn thu hút các nhà
nghiên cứu quan tâm tìm hiểu về tính ĐDSH, và các loài động thực vật đặc hữu của
Vƣờn. Tiêu biểu trong số này phải kể đến đề tài khoa học đặc biệt cấp Đại học
Quốc gia Hà Nội do Giáo sƣ Hà Đình Đức chủ trì “Nghiên cứu khu hệ chim và một
số đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài thuộc họ Khƣớu Timaliidae ở VQG
Xuân Sơn” năm 2005 – 2006; hay công trình “Nghiên cứu khu hệ và một số đặc
điểm sinh thái, sinh học của các loài chim đặc trƣng ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú
Thọ” của Nguyễn Lân Hùng Sơn; mới gần đây nhất là đề tài luận án Tiến sĩ sinh
học của Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội nghiên cứu về “Thành phần và cấu trúc
quần xã ve giáp ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”.v.v

24


Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu về VQG Xuân Sơn chủ yếu tập trung trong
các công trình chuyên khảo về tính ĐDSH của khu hệ động thực vật. Vấn đề bảo

tồn và các nghiên cứu mảng xã hội – nhân văn còn chƣa đƣợc nhiều học giả quan
tâm. Đề tài nghiên cứu sự tƣơng tác giữa cộng đồng dân cƣ vùng đệm và bảo tồn
ĐDSH tại VQG Xuân Sơn đƣợc thực hiện lần đầu tiên tại địa phƣơng hy vọng sẽ
góp phần vào công tác bảo tồn tài nguyên ĐDSH vốn đang gặp nhiều khó khăn ở
VQG Xuân Sơn.
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá sự tƣơng tác giữa cộng đồng dân cƣ vùng đệm và bảo tồn ĐDSH,
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sinh kế của ngƣời dân và hiệu
quả bảo tồn ĐDSH tại VQG Xuân Sơn.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu hiện trạng về điều kiện tự nhiên, các hoạt động kinh tế - xã hội
(KT – XH) của cộng đồng dân cƣ vùng đệm và trong vùng lõi VQG Xuân Sơn;
công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH của VQG Xuân Sơn.
- Nghiên cứu tác động của cộng đồng cƣ dân vùng đệm tới ĐDSH ở VQG
Xuân Sơn.
- Nghiên cứu tác động của VQG Xuân Sơn tới cộng đồng cƣ dân vùng đệm.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH ở VQG Xuân Sơn.
4. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
-

Cộng đồng dân cƣ sinh sống tại vùng đệm và vùng lõi VQG Xuân Sơn.

-

Các hoạt động quản lý và bảo tồn ĐDSH của VQG Xuân Sơn
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc tiến hành chủ yếu ở vùng đệm VQG

Xuân Sơn, song do hạn chế về nguồn lực và thời gian nên đề tài này chỉ nghiên cứu

ở hai xã: một xã thuộc vùng lõi (xã Xuân Sơn) và một xã thuộc vùng đệm (xã Xuân
Đài) thuộc phần quản lý hành chính của huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ. (Hình)

25


×