Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

thuyết minh kỹ thuật dự án cải tạo, sửa CHỮA TU bổ hệ THỐNG xử lý nước THẢI của TRUNG tâm điều DƯỠNG NGƯỜI có CÔNG TỈNH hải DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 28 trang )

THUYẾT MINH KỸ THUẬT
DỰ ÁN: TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG
TỈNH HẢI DƯƠNG
Cải tạo, sửa chữa tu bổ hệ thống xử lý nước thải của Trung tâm điều
dưỡng người có công tỉnh Hải Dương

HẠNG MỤC: CẢI TẠO, SỬA CHỮA TU BỔ HỆ THỐNG
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI CÓ CÔNG TỈNH HẢI DƯƠNG

ĐỊA ĐIỂM: CỘNG HÒA, CHÍ LINH, HẢI DƯƠNG

Hà Nội, tháng 10 năm 2019


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN VÀ
CÁC QUY CHUẨN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN
1.1. Giới thiệu dự án
Trung tâm điều dưỡng Người có công tỉnh Hải Dương là đơn vị sự nghiệp chưa
được giao quyền tự chủ (tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên) trực
thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Trung tâm thực hiện chức năng điều
dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho Người có công với cách mạng thuộc tỉnh Hải Dương
và các tỉnh lân cận; đồng thời thực hiẹn việc tổ chức phục vụ các hội nghị của Tỉnh
ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các hoạt động khác của các cơ quan Đảng, Nhà nước khi
có yêu cầu. Trung tâm được tận dụng cơ sở vật chất, lao động để kinh doanh dịch vụ
theo quy định của pháp luật.
Trung tâm hiện có tổng số cán bộ nhân viên là 73 cán bộ bao gồm 1 GĐ, 2 PGĐ
và 5 phòng đơn vị trực thuộc: Phòng Tổ chức – hành chính, phòng tài vụ, phòng Y tế phục hồi chức năng, phòng đời sống và phòng dịch vụ. Hàng năm trung tâm đón tiếp và
chăm sóc 5000-7000 người đến điều dưỡng và phục vụ các cuộc hội nghị, hội thảo mà
Đảng và nhà nước yêu cầu.
Khu điều dưỡng tọa lạc tại phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.


Với không gian yên tĩnh giữa vẻ đẹp tự nhiên của khu vực, thảm cây xanh và hồ Côn
Sơn. Khu điều dưỡng hứa hẹn là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho Người có có công
trong và ngoài tỉnh.
1.2. Tính cấp thiết của dự án
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của Trung tâm đã được nhà nước quan tâm đầu
tư xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2015. Tuy nhiên với số lượng lượt đón tiếp lớn
và phát sinh một lượng nước thải y tế từ hoạt động chăm sóc sức khỏe cho cán bộ nghỉ
dưỡng, hiện nay, hệ thống xử lý nước thải đã không còn đủ đáp ứng như mục tiêu đề ra
ban đầu. Hệ thống xử lý đã xuống cấp trầm trọng, ví dụ như: van khóa han rỉ, máy bơm
do hoạt động công suất lớn đã bị hư hỏng và ngừng hoạt động, hiệu quả xử lý của các
công đoạn trong hệ thống không đảm bảo yêu cầu, đường ống dẫn nước thải rò rỉ làm bốc
mùi…gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến trung tâm và các khu vực lân cận. Điều
đó ảnh hưởng lớn đến hoạt động đón tiếp, chăm sóc cán bộ của Trung tâm cũng như đời
sống sinh hoạt của toàn bộ cán bộ, nhân viên làm việc tại trung tâm. Do đó việc xử lý,
khắc phục ô nhiễm, cải thiện khả năng xử lý ô nhiễm tại Trung tâm là rất cần thiết.
1.3. Mục tiêu, quy mô, kinh phí thực hiện dự án
1.3.1. Mục tiêu
Đảm bảo các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích
nêu trên tái trở thành cơ sở gây ô nhiềm môi trường nghiêm trọng trước năm 2020 theo
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 và


Quyết định số Quyết định số 807/QĐ-TTg ngày 03/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Đảm bảo nước thải của Trung tâm trên được xử lý đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường theo quy định hiện hành.
1.3.2. Quy mô
- Xử lý, khắc phục ô nhiễm, cải thiện hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt của Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Hải Dương;
- Bổ sung hợp phần xử lý, khắc phục ô nhiễm của nước thải y tế của Trung tâm
điều dưỡng người có công tỉnh Hải Dương;

Để đảm bảo điều kiện nghỉ dưỡng với mục tiêu phát triển lâu dài bền vững hài
hòa thiên nhiên, cơ quan quản lý đã yêu cầu đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải với
yêu cầu cao nhất về chất lượng nước sau xử lý.
Tài liệu này mô tả chi tiết hệ thống xử lý nước thải cho Khu điều dưỡng công
suất 350 m3/ngày đêm. Phương pháp xử lý được sử dụng tại hệ thống xử lý nước thải
là sự kết hợp của phương pháp xử lý theo công nghệ AO và công nghệ MBR.
1.4. Các văn bản pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải
nguy hại.
- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh;
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại.
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế
- TCVN hướng dẫn về phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích chất lượng
mẫu nước (nước thải, nước ngầm và nước mặt) và phân tích chất lượng không khí.
1.5.

Tiêu chuẩn thiết kế

1.5.1. Tính chất của nước thải bệnh viện
Nước thải từ các cơ sở y tế chứa chất hữu cơ, vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học
khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể
và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danh mục
chất thải nguy hại.
Nước thải từ các cơ sở y tế ngoài các yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu
mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các

3


phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh,
các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
1.5.2. Các thành phần ô nhiễm:
.Các thành phần chính của nước thải bệnh viện gây ô nhiễm môi trường là:
- Các chất hữu cơ;
- Các chất dinh dưỡng;
- Các chất rắn lơ lửng;
- Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa,
bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm...
- Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh;
- Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.
Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm cơ bản chi thiết theo bảng sau:
Bảng 1.1. Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện
STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị

1

pH

-


2

SS (mg/l)

mg/l

100 ÷ 150

3

BOD (mg/l)

mg/l

150 ÷ 250

4

COD (mg/l)

mg/l

300 ÷ 500

5

Amoni

mg/l


50-90

6

Phosphat

mg/l

5-8

7

Tổng coliform (MNP/100ml)

mg/l

105 ÷ 107

6÷8

Nước thải sinh hoạt của cơ sở y tế có nồng độ ô nhiễm lớn, hàm lượng chất hữu
cơ, lượng BOD, COD, NH4+, lượng chất dinh dưỡng, dầu mỡ lớn. Với đặc điểm trên,
việc áp dụng các công nghệ xử lý sinh học sẽ đảm bảo hiệu quả xử lý hữu cơ cao.
1.5.3. Tiêu chuẩn đầu ra
Tiêu chuẩn đầu ra của hệ thống xử lý nước thải phải đạt yêu cầu của QCVN
28:2010/BTNMT.
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT CỦA QCVN 28:2010/BTNMT:
a. Nước thải y tế phải được xử lý và khử trùng trước khi thải ra môi trường.

4



b. Giá trị tối đa (Cmax) cho phép của các thông số và các chất gây ô nhiễm trong
nước thải y tế khi thải ra nguồn tiếp nhận được tính như sau:
Cmax = C x K
Trong đó:
C là giá trị của các thông số và các chất gây ô nhiễm, làm cơ sở để tính toán
Cmax, quy định tại Bảng 1.
K là hệ số về quy mô và loại hình cơ sở y tế, quy định tại Bảng 2
Đối với các thông số: pH, Tổng coliforms, Salmonella, Shigella và Vibrio
cholera trong nước thải y tế, sử dụng hệ số K = 1.
Bảng 1.2. Giá trị C các thông số ô nhiễm

5


Bảng 1.3. Giá trị K các thông số ô nhiễm

1.5.4. Yêu cầu của công nghệ xử lý nước thải
Dây chuyền công nghệ áp dụng cho hệ thống xử lý nước thải là tổ hợp các công
trình trong đó nước thải được làm sạch theo từng bước. Việc lựa chọn dây chuyền công
nghệ là một bài toán kinh tế phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: Lưu lượng
và tính chất của nước thải; yêu cầu về mức độ làm sạch và chi phí đầu tư.
Nước thải sau xử lý đảm bảo Quy chuẩn Việt Nam hiện hành: Cột A, QCVN
28:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.

6


CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ

2.1. Nguồn gốc nước thải y tế
a) Nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh
Nước thải từ các hoạt động khám chữa bệnh phát sinh từ các phòng khám, phòng
phẫu thuật, phòng thí nghiệm, xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện. Ví dụ: Pha chế
thuốc, tẩy khuẩn, lau chùi dụng cụ y tế, các mẫu bệnh phẩm, rửa vết thương bệnh
nhân, nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm, Nước
thải này chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, máu, các hóa chất, dung môi trong dược
phẩm…,
b) Nước thải đen
Nước thải từ nhà vệ sinh được gọi là nước thải đen. Nước thải đen chứa phần lớn
các chất ô nhiễm, chủ yếu là: các chất hữu cơ như phân, nước tiểu, các vi sinh vật gây
bệnh và cặn lơ lửng. Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy là BOD5,
COD, Nitơ, Photpho. Trong nước thải sinh hoạt, hàm lượng N và P rất lớn, nếu không
được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng – một hiện tường
thường xảy ra ở nguồn nước có hàm lượng N và P cao.
b) Nước thải xám
Nước thải xám là lượng nước thải bao gồm nước giặt giũ quần áo, nước tắm rửa và
nước từ nhà bếp, nhà ăn. Nước thải từ nhà bếp, nhà ăn có chứa một lượng lớn chất rắn
và dầu mỡ.
Cả hai loại nước thải nêu trên đều có chưa các mầm bệnh gây nguy hại cho sức khỏe
con người, đặc biệt là nước thải đen vì nó chứa nhiều nhất lượng N và P, là môi trường
cực kì thuận lợi cho vi sinh vậy, vi khuẩn gây hại phát triển.
2.2. Giới thiệu công nghệ xử lý nước thải y tế
Công nghệ xử lý nước thải y tế bao gồm các quá trình xử lý trong điều kiện kỵ
khí, thiếu khí, hiếu khí, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước thải sinh hoạt nhà nước
ban hành. Hiện nay, công nghệ này đã được áp dụng thành công và rộng rãi trong
việc xử lý nhiều loại nước thải khác nhau trong đó có nước thải y tế, nó được ứng
dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Mô tả công nghệ:


7


 Công nghệ đề xuất có cải tiến của giải pháp AO thông thường. Nếu như quá trình
AO chỉ tập trung xử lý nitơ và khả năng xử lý photpho kém thì công nghệ đề xuất
giúp xử lý triệt độ nito và photpho. Kết quả thực tế cho thấy có thể xử lý TN<3
mg/l và TP<0.3 mg/l. Công nghệ áp dụng hệ vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí và hiếu
khí để loại bỏ chất hữu cơ trong nước thải đặc biệt là BOD, Nitrat, Amoni, tổng
Nito và tổng Photpho.
Quá trình sinh học trong công nghệ bao gồm 3 quá trình chính:
- Quá trình Anaerobic (quá trình xử lý sinh học kỵ khí): Quá trình này thực chất
là quá trình phân hủy chất hữu cơ bằng vi sinh vật kỵ khí trong môi trường
không có oxy, tạo thành chất không độc hay dễ xử lý với môi trường.
- Quá trình Anoxic (quá trình xử lý sinh học thiếu khí):
Trong nước thải sinh hoạt có chứa nhiều hợp chất Nito và Photpho, những hợp
chất này cần phải được loại bỏ ra khỏi nước thải. Tại bể Anoxic trong quá trình
thiếu khí vi sinh vật thiếu khí phát triển nhanh để xử lý N, P thông qua quá trình
Nitrat hóa và photphoric hóa.
- Quá trình Oxic (quá trình xử lý sinh học hiếu khí) :
Tại bể này sử dụng vi sinh vật hiếu khí để phân hủy sinh học các chất hữu cơ.
 Ngoài ra, hệ thống còn sử dụng công nghệ MBR, đây là công nghệ xử lý nước thải
nhờ kỹ thuật lọc màng để tách sinh khối và vi khuẩn ra khỏi nước với kích thước
màng khoảng 0,1 – 0,4 µm. Màng ở đây còn đóng vai trò như một giá thể cho vi
sinh vật dính bám tạo nên các lớp màng vi sinh vật dày, làm tăng bề mặt tiếp xúc
pha, tăng cường khả năng phân huỷ sinh học.
Ưu điểm:
-

Tiết kiệm diện tích, không cần xây dựng bể lắng, bể khử trùng


-

Có thể tái sử dụng nước thải: giải nhiệt, tưới cây, rửa đường, rửa toilet,…

-

Bùn sinh ra ít, chi phí xử lý bùn giảm

-

Hệ thống hoạt động hiệu quả và chất lượng nước sau xử lý ổn định.

-

Khi nâng công suất thì chỉ cần lắp them module màng MBR mà không cần xây
thêm bể xử lý.

-

Khả năng loại bỏ hợp chất hữu cơ cao > 90%

-

Khả năng loại bỏ Amoni và Photpho cao > 90%

8


2.3. Thuyết minh dây chuyền công nghệ
Nhằm đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư, công nghệ xử lý nước thải được lựa chọn

phải đáp ứng được các yêu cầu về xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải, phù hợp
với điều kiện thực tế mặt bằng khu vực; vận hành đơn giản; chi phí đầu tư, chi phí vận
hành, bảo trì bảo dưỡng thấp. Ngoài ra, hệ thống phải ổn định và có độ tin cậy cao, đáp
ứng được những biến động khi có sự cố về chất lượng và lưu lượng nước thải từ nguồn
phát thải. Chính vì những điều này, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, ĐHBK
Hà Nội đã đề xuất công nghệ xử lý nước thải AO kết hợp công nghệ lọc màng MBR.
Sơ đồ dây chuyền công nghệ AO kết hợp MBR:

9


2.3.1. Bể tách dầu mỡ
Nước từ khu vực vệ sinh ăn uống và nhà bếp (nước thải xám) sẽ được đưa đến
Bể tách dầu mỡ. Bể có thiết kế nhiều ngăn để giữ lại các váng mỡ nổi trên bề mặt. Tại
đây, được đặt sẵn một song chắn rác làm nhiệm vụ tách rác khỏi nước thải và sẽ được
vệ sinh định kỳ. Sau khi tách mỡ, nước thải tiếp tục chảy sang bể điều hòa để tiếp tục
các thao tác xử lý trước khi xả ra môi trường tiếp nhận. Nếu không có biện pháp xử lý

10


dầu mỡ trong nước thải hiệu quả, các giai đoạn xử lý phía sau sẽ khá khó khăn và
không đảm bảo được chất lượng nguồn nước bởi loại nước thải này chứa nồng độ BOD,
SS hay COD rất cao
2.3.2. Bể gom
Nước thải đen từ các vị trí phát sinh sẽ đi qua song chắn rác được đặt ở bể thu
gom nhằm giữ lại các chất thải rắn, tránh các sự cố về máy bơm. Các chất thải rắn bị
giữ lại tại song chắn rác được vớt bỏ định kỳ. Sau đó nước thải từ bể thu gom sẽ được
bơm về bể điều hòa.
2.3.3. Bể điều hòa

Bể điều hòa là nơi tập Bể điều hòa được thiết kế với thời gian lưu đủ lớn để cân
bằng về lưu lượng và nồng độ các thành phần ô nhiễm có trong nước thải, đảm bảo cho
hệ thống hoạt động liên tục, ổn định, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải. Một số
ưu điểm của việc thiết kế bể điều hòa như là:
- Lưu trữ nước thải phát sinh vào những giờ cao điểm và phân phối đều cho các bể
xử lý phía sau, giảm kích thước các công trình xử lý phía sau.
- Kiểm soát các dòng nước thải có nồng độ ô nhiễm cao.
- Tránh gây quá tải cho các quá trình xử lý phía sau.
- Có vai trò là bể chứa nước thải khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hay bảo trì.
Tại bể này, việc lắp đạt hai bơm chìm (hoạt động luân phiên) giúp bơm nước
thải vào cụm xử lý sinh học AO. Ngoài ra còn có hệ thống phân phối khí thô để tăng
cường oxy trong nước tránh hiện tượng yếm khí xảy ra trong nước thải.
2.3.4. Bể phản ứng 1, 2
Bể phản ứng có vai trò hòa trộn, phân tán đều các chất phản ứng vào trong nước
thải. Mục đích quá trình này là keo tụ tạo bông để tách các hạt cặn có kích thước rất
nhỏ, không thể tách loại bằng các quá trình lý học thông thường như lắng, lọc hoặc
tuyển nổi. Để đảm bảo khả năng keo tụ tốt, nồng độ pH của nước thải từ bể điều hòa sẽ
được kiểm soát thông qua thiết bị đo và điều chỉnh pH. Hóa chất phản ứng sẽ được bơm
lần lượt vào bể phản ứng 1,2. So với khối lượng nước thì lượng hóa chất cho vào rất
nhỏ nhưng phản ứng lại diễn ra rất nhanh ngay sau khi tiếp xúc với nước, vì vậy, ở hai
bể này có lắp đặt máy khuấy để khuấy trộn thật nhanh và đều vào nước. Nước từ bể
phản ứng 1 sau khi được hòa trộn hóa chất sẽ chảy sang bể phản ứng 2. Đây là nơi các
11


hạt keo đã bị mất ổn định bắt đầu dính với nhau để tạo thành các hạt lớn, sử dụng chất
trợ lắng để làm tăng hiệu quả quá trình keo tụ.
2.3.5. Bể lắng
Nước thải từ bể phản ứng chảy qua ống trung tâm của bể lắng. Các hạt cặn sau
quá trình kết keo và đông tụ ở bể phản ứng sẽ được loại khỏi nước nhờ quá trình lắng.

Vận tốc nước trong bể lắng được duy trì sao cho tốc độ rơi của hạt cặn đủ lớn để thắng
được lực cản của nước. Phần nước trong sẽ được thu lại nhờ hệ thống máng tràn, sau đó
chảy tràn sang bể thiếu khí, bùn dư sẽ được bơm về bể chứa bùn.
2.3.6 Bể Thiếu khí 1, 2 (Anoxic)
Bể thiếu khí là nơi lưu trú của các chủng vi sinh khử N, P nên quá trình nitrat
hóa và photphoril hóa xảy ra liên tục ở đây.
 Quá trình Nitrat hóa:
Nitơ tồn tại chủ yếu ở dạng Nitrat, tại bể này, dưới tác dụng của bùn hoạt tính
cùng với lượng khí được sục vừa đủ, nitrat sẽ được khử về dạng nitrit và thành Nitơ tự
do thoát ra ngoài không khí.
Quá trình khử nitơ (denitrification) từ nitrate NO3- thành nitơ dạng khí N2 đảm
bảo nồng độ nitơ trong nước đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường. Quá trình sinh học khử
Nitơ liên quan đến quá trình oxy hóa sinh học của nhiều cơ chất hữu cơ trong nước thải
sử dụng Nitrate hoặc nitrite như chất nhận điện tử thay vì dùng oxy. Trong điều kiện
không có DO hoặc dưới nồng độ DO giới hạn ≤ 2 mg O2/L (điều kiện thiếu khí)
C10H19O3N + 10NO3- —> 5N2 + 10CO2 + 3H2O + NH3 + 100H+
Quá trình chuyển hóa này được thực hiện bởi vi khuẩn khử nitrate chiếm khoảng
10-80% khối lượng vi khuẩn (bùn). Tốc độ khử nitơ đặc biệt dao động 0,04 đến 0,42 g
N-NO3-/g MLVSS.ngày, tỉ lệ F/M càng cao tốc độ khử tơ càng lớn.
 Quá trình Photphorit hóa:
Chủng loại vi khuẩn tham gia vào quá trình này là Acinetobacter. Các hợp chất
hữu cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn Acinetobacter chuyển hóa thành các hợp chất
mới không chứa photpho và các hợp chất có chứa photpho nhưng dễ phân hủy đối với
chủng loại vi khuẩn hiếu khí.
Quá trình photphoril hóa được thể hiện như phương trình sau:
PO4-3

(PO4-3) salt => sludge

Microorganism


12


Việc thiết kế hai bậc xử lý Anoxic nhằm nâng cao hiệu quả xử lý Nitơ và
Photpho trong nước thải. Mỗi bể Anoxic được lắp đặt 02 máy khuấy chìm nhằm khuấy
đảo hoàn toàn dòng nước tạo ra môi trường thiếu oxi cho hệ vi sinh vật thiếu khí phát
triển.
2.3.7 Bể hiếu khí 1, 2 (Oxic)
Nguyên tắc của công nghệ xử lý hiếu khí là sử dụng các vi sinh vật hiếu khí phân
hủy các chất hữu cơ trong nước thải có đầy đủ oxy hòa tan ở nhiệt độ, pH… thích hợp.
Quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật hiếu khí có thể mô tả bằng sơ đồ:
(CHO)n + O2  CO2 + H2O + NH4+ + H2S + Tế bào vi sinh vật +... aH
Trong điều kiện hiếu khí NH4+ và H2S bị phân hủy nhờ quá trình nitrat hóa,
sunfat hóa bởi vi sinh vật tự dưỡng:
NH4+ + O2  NO3- + 2H+ + H2O + aH
H2S + 2O2  SO42- + 2H+ + aH
Hoạt động của vi sinh vật hiếu khí bao gồm quá trình dinh dưỡng: vi sinh vật sử
dụng các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng kim loại để xây dựng
tế bào mới tăng sinh khối và sinh sản. Quá trình phân hủy: vi sinh vật oxy hóa các chất
hữu có hòa tan hoặc ở dạng các hạt keo phân tán nhỏ thành nước và CO2 hoặc tạo ra các
chất khí khác.
Nước thải từ bể thiếu khí tự chảy vào bể hiếu khí, tại đây các vi sinh hiếu khí sẽ
phân giải các chất ô nhiễm tạo thành khí cacbonic, nước và sinh khối mới. Để đạt được
chất lượng đầu ra theo yêu cầu cột A của QCVN 28:2010/BTNMT thì việc sử dụng hai
bậc hiếu khí là cần thiết để loại bỏ 94 % lượng COD có trong nước thải. Tại bể hiếu khí
bậc 2, nước thải sẽ được bơm tuần hoàn về bể anoxic bậc 1 để loại bỏ triệt để Nitơ và
Photpho. Lượng oxy cung cấp cho vi sinh hoạt động được lấy từ hệ thống ống phân
phối khí tinh thông qua các máy thổi khí.
2.3.8. Bể MBR

Nước sau cụm bể xử lý AO thiếu khí và hiếu khí, tự chảy tràn vào bể lọc màng
MBR. Hệ thống các màng lọc được đặt ngập trong bể xử lý sinh học hiếu khí. Nước
thải được xử lý bởi bùn vi sinh, sau đó bùn này sẽ được giữ lại bởi quá trình lọc qua
màng. Nước sạch mới qua được màng. Vì thế nâng cao hiệu quả khử cặn lơ lửng trong
nước sau xử lý, nước có độ trong suốt cao. Nước sạch sẽ theo đường ống thoát ra bể
chứa nhờ hệ thống bơm hút. Với cơ chế tự rửa màng, đảm bảo màng không bị nghẹt
13


trong suốt quá trình hoạt động. Phần bùn nằm lại trong bể, một phần được bơm tuần
hoàn về bể anoxic bậc 1 và một phần được định kỳ tháo về bể chứa bùn.
2.3.9. Bể chứa, bể lọc than hoạt tính
Nước từ bể chứa được bơm sang bể lọc than hoạt tính nhờ hai bơm cạn. Bể lọc
với lớp vật liệu là than hoạt tính có vai trò loại bỏ COD và chất hữu cơ còn lại giúp loại
bỏ các hạt, tạp chất bẩn trong nước khi đi qua lõi lọc nhờ các lỗ nhỏ li ti trong cấu trúc
của than, hấp phụ các chất độc hại, các loại vi sinh vật nguy hiểm và trung hòa các
khoáng chất khó hoà tan trong nước.
2.3.10. Hồ điều hòa, hồ sự cố
Nước thải từ bể chức được đưa sang hồ điều hòa. Nước sau hồ điều hòa đạt tiêu
chuẩn cột A QCVN 28:20108/BTMT, đáp ứng đủ điều kiện xả thải ra nguồn tiếp nhận.
2.3.11. Bể chứa bùn
Bùn được lưu tại bể chứa bùn sẽ được bơm về máy ép bùn.
2.4. Tính toán trạm xử lý
Lượng nước thải trung bình trong 1 giờ là :
Qtb = 350/24 = 14.58 m3/h
Thể tích các công trình xử lý:
2.4.1. Bể tách dầu mỡ
Bảng 2.4.1: Kết quả tính toán bể tách dầu mỡ
Kích thước thiết kế


Thể tích
tính toán

Chiều dài

Chiều

Chiều

(m3)

(m)

rộng (m)

sâu (m)

14.58

3

1.5

4

Chiều

Tổng

Thời


Thể tích

cao bảo

chiều

gian lưu

thiết kế

cao (m)

(h)

(m3)

4.5

1.2

18

vệ (m)
0.5

2.4.2. Bể thu gom
Dung tích thiết kế bể thu gom xác định theo công thức:
V = QTB x TL
Trong đó:

- Lưu lượng nước thải trung bình trong ngày: QTB= 350 ( m3/ngày)
14


- Thời gian lưu tối thiểu: TL = 30 phút
Bảng 2.43.2: Kết quả tính toán bể thu gom
Kích thước thiết kế

Thể tích
tính toán

Chiều dài

Chiều

Chiều

(m3)

(m)

rộng (m)

sâu (m)

7.29

1.5

1.5


4

Chiều

Tổng

Thời

Thể tích

cao bảo

chiều

gian lưu

thiết kế

cao (m)

(h)

(m3)

4.5

0.6

9


vệ (m)
0.5

2.4.3. Bể điều hòa
Dung tích thiết kế bể điều hòa xác định theo công thức:
V = QTB x TL
Trong đó:
- Lưu lượng nước thải trung bình trong ngày: QTB= 350 ( m3/ngày)
- Thời gian lưu tối thiểu: TL = 12h
Bảng 2.4.3: Kết quả tính toán bể điều hòa
Kích thước thiết kế

Thể tích
tính toán

Chiều dài

Chiều

Chiều

(m3)

(m)

rộng (m)

sâu (m)


175

7.75

5.6

4

Chiều

Tổng

Thời

Thể tích

cao bảo

chiều

gian lưu

thiết kế

cao (m)

(h)

(m3)


4.5

12

174

vệ (m)
0.5

2.4.4. Bể phản ứng 1,2
Dung tích thiết kế bể điều hòa xác định theo công thức:
V = QTB x TL
Trong đó:
- Lưu lượng nước thải trung bình trong ngày: QTB= 350 ( m3/ngày)
- Thời gian lưu tối thiểu: TL = 30 phút
Bảng 2.4.4: Kết quả tính toán bể phản ứng 1,2
Kích thước thiết kế

Thể tích
tính toán

Chiều dài

Chiều

Chiều

(m3)

(m)


rộng (m)

sâu (m)

10.93

1.7

1.7

4

Chiều

Tổng

Thời

Thể tích

cao bảo

chiều

gian lưu

thiết kế

cao (m)


(h)

(m3)

4.5

0.79

11.56

vệ (m)
0.5

2.4.5. Bể lắng
Tất cả các bông cặn từ bể phản ứng sẽ được lắng tại bể lắng. Theo TCXDVN
15


51:2008, ta có:
Tốc độ dòng chảy trong ống trung tâm: vtt = 0.015 (m/s)
Diện tích tiết diện ướt ống trung tâm: Ftt = QTB / vtt = 0.27 (m2)
Tốc độ dòng chảy trong bể lắng đứng: vbl = 0.0005 (m/s)
Diện tích tiết diện ướt bể lắng: Flđ = QTB / vlđ = 8.1 (m2)
Diện tích tổng cộng của bể lắng đứng: F = Ftt + Flđ = 8.1 + 0.27 = 8.37 (m2)
Thời gian lưu của bể lắng: T = (HxF)/(Q/24) = (4x8.37)/(350/24) = 2.3 (h)
Số lượng bể:

n=1
Bảng 2.4.5: Kết quả tính toán bể lắng

Kích thước thiết kế

Diện tích
tính toán

Chiều dài

Chiều

Chiều

(m3)

(m)

rộng (m)

sâu (m)

8.37

3.65

3.65

4

Chiều

Tổng


Thời

Diện

cao bảo

chiều

gian lưu

tích

cao (m)

(h)

thiết kế

vệ (m)

(m3)
0.5

4.5

3.65

13.32


2.4.6. Bể anoxic 1, 2
Lượng BOD5 trong cặn lơ lửng đầu ra:
Tốc độ DeNitrat:

Tốc độ DeNitrat ở 200C:
/ngày
Nồng độ oxy hòa tan: DOK
Nồng độ

sau quá trình Nitrat hóa:

= N 0 - Nt

Nồng độ

đầu ra sau khi DeNitrat:

ra

Bảng 2.4.6: Kết quả tính toán bể Anoxic
Kích thước thiết kế

Diện tích
Chiều dài

Chiều

Chiều

(m )


(m)

rộng (m)

sâu (m)

58.33

4.1

3.65

4

tính toán
3

Chiều

Tổng

Thời

Diện

cao bảo

chiều


gian lưu

tích

cao (m)

(h)

thiết kế

về (m)

(m3)
0.5

16

4.5

4.1

59.86


2.4.7. Bể Oxic 1, 2
Lượng BOD5 trong cặn lơ lửng đầu ra:

Lượng BOD5 cho phép đầu ra:

Thể tích bể:


= 112.3 m3

Trong đó:

Thời gian lưu bùn:
Hệ số sinh bùn: Y = 0.6 mgMLVSS/mgBOD5
Nồng độ MLVSS: X = 3500 mg/l
Hệ số phân hủy: Kd = 0.06 ngày-1

Chiều cao làm việc của bể chọn: H = 4m
Diện tích bể:

F=

= 28.1 m

Bảng 2.4.7: Kết quả tính toán bể Oxic
Kích thước thiết kế

Diện tích
tính toán

Chiều dài

Chiều

Chiều

(m3)


(m)

rộng (m)

sâu (m)

28.1

7.1

4

4

Chiều

Tổng

Thời

Diện

cao bảo

chiều

gian lưu

tích


cao (m)

(h)

thiết kế

về (m)

(m3)
0.5

4.5

7.8

28.4

2.4.8. Bể MBR
- Công suất trạm xử lý nước thải: Q = 350 m3/ngđ = 14.58 m3/h
- Hệ số an toàn: k = 1.3
- Loại nước thải: Nước thải sinh hoạt
- Lưu lượng thiết kế với nước thải sinh hoạt: 0,55 m3 /m2 /ngày
- Diện tích Bề mặt 01 tấm Màng KOCH _ PURON PSH41 là: 41 m2 /tấm
- Lưu lượng thiết kế cho 01 tấm Màng MBR KOCH: 41 m2 /tấm x 0.55 m3 /m2 /ngày
= 22.55 m3 /tấm/ngày.
- Số tấm Màng MBR cần cho hệ 350 m3 /ngày nước thải sinh hoạt là 350 m3 /ngày /
22.55 m3 /tấm/ngày = 15,5 tấm PURON PSH41. Làm tròn 16 tấm
- Kích thước 01 tấm PURON PSH41: W x H x L = 828 x 2319 x 92mm
17



Khi đó, kích thước khung Module Màng 16 tấm:
16 tấm x 92 mm/tấm (bề dày) + 100 mm (khung 2 bên) = 1572 mm
- Kích thước module: Dài x Rộng x Cao = 1572mm x 950mm x 2300mm
- Bể Màng thiết kế đặt vừa module và dư ra một ít diện tích để thao tác lắp đặt và lắp
được 02 Bơm bùn tuần hoàn.
Ta chọn kích thước Bể MBR là 2,05m * 3,55m
Bảng 2.4.8: Kết quả tính toán bể MBR
Kích thước thiết kế
Chiều dài

Chiều

Chiều

(m)

rộng (m)

sâu (m)

3.55

2.05

4

Chiều


Tổng

Thể tích

cao bảo

chiều

thiết kế

cao (m)

(m3)

2

29.11

về (m)
0.5

2.4.9. Bể chứa nước sau xử lý
Mục đích của bể chứa là chứa nước rửa màng, tưới cây,… Ta chọn thời gian lưu của
bể chứa là 2 h.
Bảng 2.3.9: Kết quả tính toán bể chứa
Kích thước thiết kế
Chiều dài

Chiều


Chiều

(m)

rộng (m)

sâu (m)

3.55

2.05

4

Chiều

Tổng

Thể tích

cao bảo

chiều

thiết kế

cao (m)

(m3)


2

29.11

về (m)
0.5

2.4.10. Hồ điều hòa, hồ sự cố
Mục đích của bể chứa là chứa nước rửa màng, tưới cây,… Ta chọn thời gian lưu của
bể chứa là 5 ngày.
Bảng 2.3.10: Kết quả tính toán bể chứa
Kích thước thiết kế
Chiều dài

Chiều

Chiều

(m)

rộng (m)

sâu (m)

25

20

3


Chiều

Tổng

Thể tích

cao bảo

chiều

thiết kế

cao (m)

(m3)

3,5

1500

về (m)
0.5

2.5. Khái toán kinh phí thực hiện hệ thống
2.5.1. Chi phí xây dựng
18


Bảng 2.5.1. Khái toán chi phí xây dựng
ST

T
1
2

2
3

HẠNG MỤC
CẢI TẠO ĐƯỜNG ỐNG THOÁT
NƯỚC
HDPE, UPVC
ĐÀO ĐẮP ĐỂ ĐẶT BỂ HỢP KHỐI
Số lượng 4 bể: DxL: 3mx11 m
Diện tích sàn: 13x11
CỤM NHÀ TRÊN BỂ
HỒ ĐIỀU HÒA
TỔNG

ĐƠN
VỊ

TỔNG KHỐI
LƯỢNG

ĐƠN GIÁ

THÀNH TIỀN

m


100

3,000,000

300,000,000

m3
m3
m2
m2
m3

500

600,000

300,000,000

143
100
1500

3,000,000
6,000,000
1,777,000

429,000,000
600,000,000
2,665,500,000
4,294,500,000


2.5.2. Chi phí thiết bị
Bảng 2.5.2. Khái toán chi phí thiết bị
Xuất xứ

Đơn
vị
tính

Số
lượng

Đơn giá
(VNĐ)

Thành tiền
(VNĐ)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

Việt
Nam


Cái

1

Nhật
Bản

Bộ

2

Phao Điện model: MS21

Nhật
Bản

Bộ

2

+ Cường độ dòng điện : 0.5A
+ Dòng điện : AC/DC30V
+ Chiều dài dây điện: 6 m
Bộ khớp nối nhanh: Xuất xứ Việt
Nam
+ Connection (khớp nối chính)
+ Ốc vít, dây xích nâng, thanh trượt
+ Sliding bracket (khớp trượt)


Việt
Nam

Bộ

2

Nhật

Bộ

2

TT

Tên hàng hóa

(1)
I

(2)
HẠNG MỤC BỂ SƠ LẮNG

1.1

Lưới chắn rác

25,000,000

25,000,000


45,700,000

91,400,000

+ Kích thước: B x H = 3,6 m x 4,0
m
+ Vật liệu: Inox SUS 304
1.2

Bơm nước thải
Hãng sản xuất: Shinmaywa
Model: CN80
+ Lưu lượng: 72 m3/h
+ Cột áp: H = 4,0 mH2O
+ Công suất: 2,2
kW/380V/3Pha/50Hz
+ Kích thước ống ra: 80 mm

II
2.1

HẠNG MỤC BỂ ĐIỀU HÒA
Bơm thoát nước thải

19


Bản


22,000,000

44,000,000

22,000,000

22,000,000

9,200,000

9,200,000

10,000,000

10,000,000

44,000,000

44,000,000

Hãng sản xuất: Shinmaywa
Model: CN65
+ Vị trí lắp đặt: bể điều hòa
+ Lưu lượng: 42 m3/h
+ Cột áp: H = 4,0 mH2O
+ Công suất: 1,5 kW/380V/3
Pha/50Hz
+ Kích thước ống ra: 65 mm
Phao Điện


2.2

+ Cường độ dòng điện : 0.5A
+ Dòng điện : AC/DC30V
Bộ khớp nối nhanh: Xuất xứ Việt
Nam
+ Connection (khớp nối chính)
+ Ốc vít, dây xích nâng, thanh trượt
+ Sliding bracket (khớp trượt)
Hệ thống phân phối khí thô bể
điều hòa
Đĩa phân phối khí thô
Hãng sản xuất: Jager
+ Màng: EPDM
+ Khung: PP
+ Lưu lượng 1 đĩa: 1-30 m3/h
Ống dẫn khí

Nhật
Bản

Bộ

1

Việt
Nam

Bộ


2

Đức

HT

1

Italia

cái

1

Việt
Nam

Cái

1

Đức

HT

1

Việt
Nam


+ Ống PPR
+ Phụ kiện đi kèm
2.3

Van điện dạng thường đóng
Dạng thường đóng
Hãng sản xuất: ACL
+ Đường kính D50
+ Kiểu đóng mở: servo
+ Điện áp:220V

III

HẠNG MỤC BỂ THIẾU KHÍ

3.1

Lưới chắn rác tinh
+ Kích thước: B x H = 0,6 m x 0,6
m
+ Vật liệu: Inox SUS 304

3.2

Hệ thống phân phối khí thô
Đĩa phân phối khí thô
Hãng sản xuất: Jager
+ Màng: EPDM
+ Khung: PP
+ Lưu lượng 1 đĩa: 1-30 m3/h


20


Ống dẫn khí

Việt
Nam

+ Ống PPR
+ Phụ kiện đi kèm
3.3

Van điện dạng thường mở

Italia

cái

1

Đức

HT

1

Hàn
Quốc


HT

6

Nhật
Bản

Bộ

2

9,200,000

9,200,000

84,000,000

84,000,000

283,000,000

1,698,000,00
0

45,700,000

91,400,000

Dạng thường mở
Hãng sản xuất: ACL

+ Đường kính D50
+ Kiểu đóng mở: servo
+ Điện áp:220V
IV

HẠNG MỤC BỂ MBR

4.1

Hệ thống phân phối khí tinh
Ống phân phối khí tinh
Hãng sản xuất: Jager
+ Màng: EPDM
+ Khung: PP
+ Lưu lượng 1 cặp ống: 18,5 m3/h
Ống dẫn khí dưới bể kèm theo

Việt
Nam

+ Ống uPVC Class 3
4.2

Modul màng MBR
+ Model: TC10A05-125
+ Màng MBR dạng tấm phẳng (
Flatsheet)
+ Số tấm màng: 125 tấm
+ Diện tích 1 tấm màng: 0,8 m2
+ Lưu lượng: 0,3-1,0 m3(/m2.ngày)

+ Vật liệu: C-PVC; Polypropylene;
polyester; PVC; ABS
+ Vật liệu khung đỡ: Inox SUS 304.
+ Kích thước Modul: 2000 mm x
750 mm x 2047 mm

4.3

Bơm tuần hoàn nước thải
Hãng sản xuất: Shinmaywa
Model: CN80
+ Lưu lượng: 72 m3/h
+ Cột áp: H = 4,0 mH2O
+ Công suất: 2,2 kW/380V/3
Pha/50Hz
+ Kích thước ống ra: 80 mm

21


Phao Điện

Nhật
Bản

Bộ

1

+ Cường độ dòng điện : 0.5A

+ Dòng điện : AC/DC30V
Bộ khớp nối nhanh: Xuất xứ Việt
Nam
+ Connection (khớp nối chính)
+ Ốc vít, dây xích nâng, thanh trượt

Việt
Nam

Bộ

2

4.4

Bơm tuần hoàn bùn thải

Nhật
Bản

Bộ

2

Việt
Nam

Bộ

2


V

Hãng sản xuất: Shinmaywa
Model: CN40T
+ Lưu lượng: 6 m3/h
+ Cột áp: H = 5,0 mH2O
+ Công suất: 0.25 kW/380V/3
Pha/50Hz
+ Kích thước ống ra: 40 mm
Bộ khớp nối nhanh: Xuất xứ Việt
Nam
+ Connection (khớp nối chính)
+ Ốc vít, dây xích nâng, thanh trượt
HẠNG MỤC BỂ LƯU BÙN

5.1

Ống lắng, vách thu nước

Việt
Nam

Bộ

1

Việt
Nam


Bộ

1

Taiwan

Bộ

2

Việt
Nam

cái

2

Taiwan

Bộ

2

15,000,000

30,000,000

8,000,000

8,000,000


44,000,000

88,000,000

94,000,000

188,000,000

Ống lắng phân phối nước bể lưu
bùn
+ Vật liệu: Inox Composite
+ Kích thước: D x L = 0,5 m x 3,0
m
Vách chia nước
VI
6.1

+ Vật liệu: Composite
NHÀ ĐIỀU HÀNH
Máy thổi khí bể điều hòa, bể thiếu
khí
Hãng sản xuất: Trundean
Model: ARS-50
+ Lưu lượng: 1,1 m3/min
+ Cột áp: H = 40kPa
Động cơ
Hãng sản xuất: Teco
+ Công suất: 2,2 kW/380V/3
Pha/50Hz


7.2

Máy thổi khí bể hiếu khí
Hãng sản xuất: Trundean
Model: ARS-125A
+ Lưu lượng: 13,5 m3/min
+ Cột áp: H = 40kPa

22


Động cơ

Việt
Nam

cái

2

Itali

Cái

2

Italia

cái


2

Romani
a

Bộ

6

Việt
Nam

Cái

4

Việt
Nam

Cái

1

Việt
Nam

Cái

1


Việt
Nam

Cái

1

Itali

Cái

1

Hãng sản xuất: Teco
+ Công suất: 15 kW/380V/3
Pha/50Hz
7.3

Bơm hút màng

26,400,000

52,800,000

22,000,000

44,000,000

6,500,000


39,000,000

2,500,000

10,000,000

12,000,000

12,000,000

30,000,000

30,000,000

9,000,000

9,000,000

Hãng sản xuất: Matra
Model: Q4/B3T
+ Lưu lượng: 24 m3/h
+ Cột áp: 14 mH2O
+ Điện áp: 2,2 kW/380V/3
Pha/50Hz
7.4

Van điện dạng thường dóng
Dạng thường đóng
Hãng sản xuất: ACL

+ Đường kính D80
+ Kiểu đóng mở: servo
+ Điện áp:220V

7.5

Bơm định lượng
Hãng sản xuất: Hanna
+ Lưu lượng: 15 lit/h
+ Điện áp: 220V/1 Pha/50Hz

7.6

Thùng đựng hóa chất
+ Dung tích: 800 lít
+ Nhựa tổng hợp

7.7

Quạt hút mùi
Quạt hút
+ Lưu lượng: > 15 m3/min
+ Vật liệu chế tạo: Thép, Inox SUS
304
Động cơ
+ Điện áp: 1,1 kW/380V/3
Pha/50Hz

7.8


Tháp khử mùi
+ Kích thước: B x L x H
= 650 mm x 650 mm x 2000 mm
+ Vật liệu: Thép sơn chống gỉ

7.9

Bơm hóa chất tháp khử mùi
Hãng sản xuất: Matra
+ Lưu lượng: 200-900 lít/min
+ Điện áp: 0,74 kW/380V/3
Pha/50Hz

23


7.1
0

Đồng hồ đo lưu lượng nước thải

Balan

Bộ

1

Việt
Nam


Tủ

1

Việt
Nam

Hệ

1

Bộ

1

Bộ

HT

15,000,000

15,000,000

350,000,000

350,000,000

267,000,000

267,000,000


Roman
ia

35,000,000

35,000,000

1

Roman
ia

28,000,000

28,000,000

1

Taiwa
n

880,000,000

880,000,000

+ Đường kính: D80; Dạng cơ
+ Lưu lượng max: 60 m3/h
+ Lưu lượng min: 2 m3/h
7.1

1

Tủ điện điều khiển
+ Chế động tự động hoặc bằng tay.
+ Tủ điện chế tạo bằng thép phủ sơn
tĩnh điện
+ Vật tư cho tủ điện phù hợp với
chủng loại thiết bị có tại thị trường
VN và phù hợp với điều kiện tự
nhiên VN
+ Cáp điện: Cáp tiêu chuẩn, phù hợp
với thiết bị

VI
II

ĐƯỜNG ỐNG CÔNG NGHỆ
+ Ống dẫn nước: uPVC
+ Ống dẫn hóa chất: ppr
+ Ống dẫn khí: Khu vực nhà điều
hành Inox SUS 304
+ Ống dẫn khí: Ngoài bể xử lý
HDPE
+ Ống dẫn khí: Trong bể xử lý
uPVC
Giá đỡ ống: Thép Cacbon bên ngoài
bể; Inox SUS 304 bên trong bể theo
thiết kế, chế tạo phù hợp với thực tế

IX


THIẾT BỊ ĐO

9.1

Thiết bị đo DO
Hãng sản xuất: Hanna
Model: HI 8410
+ Dải đo: 0-50 mg/l
+ Online
+ Bao gồm bộ hiển thị, đầu đo

9.2

Thiết bị đo pH
Hãng sản xuất: Hanna
Model: BL931700
+ Dải đo: 0-12 pH
+ Online
+ Bao gồm bộ hiển thị, đầu đo

X

HẠNG MỤC XỬ LÝ BÙN

10.
1

Hãng sản xuất: Chinsun


24


XI
11.
1

11.
2

Model: NBD-E50
+ Công suất ép bùn: 0.8 - 2.3
+ Đi kèm hệ thống trộn hóa chất,
keo tụ
HẠNG MỤC BỂ XỬ LÝ
PHOTPHO

HT

1

Việt
Nam

Bộ nguồn 24 V
Dòng định mức: > hoặc bằng 0,5 A

Ht

1


China

Tấm nhôm điện cực

Ht

1

Việt
Nam

Đức

HT

1

875,000,000

875,000,000

144,000,000

144,000,000

280,000,000

280,000,000


Bộ điện cực tách xử lý Photpho

Hệ thống phân phối khí tinh
Ống phân phối khí tinh
Hãng sản xuất: Jager
+ Màng: EPDM
+ Khung: PP
+ Lưu lượng 1 cặp ống: 18,5 m3/h
Ống dẫn khí dưới bể kèm theo

XI
I
12.
1

+ Ống uPVC Class 3
HẠNG MỤC HỆ THỐNG LỌC
TINH
Hệ thống lọc áp lực, lọc cặn, lọc
tinh
Cột lọc áp lực: Công suất 40 m3/h
Vật liệu lọc đi kèm, xuất xứ Việt
Nam
Autovalve
Lọc tinh

12.
2

Bồn lọc than hoạt tính


12.
3

Đồng hồ đo áp:Hãng sản xuất: ITEC
- ITALIA
Khoảng đo: -1 - 15kg/cm2
mặt phi 80, chân inox; P103-80-115bar

12.
4

Bơm áp lực

XI
II

Hãng sản xuất: Matra
+ Lưu lượng: 40 m3/h
+ Công suất: 5,5 kW
HẠNG MỤC BỂ COMPOSITE
HỢP KHỐI

13

Bể composite

Việt
Nam


Ht

1

China

Ht

1

China

Ht
Ht

1
1

China
China

Ht

2

VN

70,000,000

Ht


2

Italia
hoặc
tương
đương

1,500,000

Itali

Cái

2

Việt
Nam

Cái

4

Bể xử lý số 1,2,3,4
+ Vật liệu: Composite
+ Kích thước: D x L = 3,0 m x 11,0
m

25


140,000,000

3,000,000

44,500,000

89,000,000

985,000,000

3,940,000,00
0


×