Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Chính sách của đảng đối với các tôn giáo ở nam bộ trong thời kỳ 1945 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.41 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THI ̣QUỲ NH MAI

CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO Ở NAM
BỘ TRONG THỜI KÌ 1945 – 1954

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Hà Nội-2011


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. SƠ LƢỢC VỀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở NAM BỘ ............. 8
1.1. Một vài nét về đặc trƣng tôn giáo ở Nam Bộ .................................... 8
1.2. Khái quát tình hình một số tôn giáo lớn ở Nam Bộ trong kháng
chiến chống Pháp .................................................................................... 14
1.2.1. Phật giáo ...................................................................................... 14
1.2.2. Công giáo .................................................................................... 15
1.2.3. Đạo Cao Đài ................................................................................ 17
1.2.4. Phật giáo Hòa Hảo ....................................................................... 21
1.2.5. Tin lành ....................................................................................... 23
Chƣơng 2. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH
SÁCH CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở NAM BỘ TRONG
GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 ........................................................................... 26
2.1. Quan điểm chung của Đảng về vấn đề tôn giáo trong kháng chiến
chống Pháp .............................................................................................. 26


2.2. Quan điềm và chính sách của Đảng với vấn đề tôn giáo ở Nam Bộ
giai đoạn 1945- 1954 ................................................................................ 33
2.2.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám ......................................... 33
2.2.2. Quan điểm và chính sách của Đảng đối với từng tôn giáo ở Nam
Bộ trong kháng chiến chống Pháp và hiệu quả của nó ........................... 37
2.2.2.1. Chính sách của Đảng với Phật giáo Hòa Hảo ....................... 39
2.2.2.2. Chính sách của Đảng với đạo Cao Đài .................................. 47
2.2.2.3. Chính sách của Đảng đối với vấn đề Công giáo .................... 55
2.2.2.4. Chính sách của Đảng với đạo Tin lành và các tôn giáo khác . 65
Chƣơng 3. NHẬN XÉT CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ......... 69
3.1. Một vài nhận xét về chính sách của Đảng đối với các tôn giáo ở
Nam Bộ giai đoạn 1945 – 1954 ............................................................... 69
3.2. Bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng đất nƣớc hiện nay ........ 77
KẾT LUẬN ................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 91

1


MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp với phần lớn dân số là nông dân
nhưng lại ở vào địa thế có tính chiến lược về mặt quân sự cũng như kinh tế
nên từ rất sớm đã trở thành mục tiêu xâm lược của các thế lực bên ngoài.
Trong suốt thời phong kiến và trước đó là các triều đại phương Bắc và nguy
hiểm hơn là sự đe dọa của tư bản phương Tây cuối thế kỉ XIX thực sự trở
thành mối nguy hại đối với an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ. Chính vì
thế, vấn đề tập hợp và đoàn kết toàn dân tham gia kháng chiến luôn là một
trọng tâm trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của toàn dân tộc.
Nhận thức được điều đó, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã nhanh

chóng đưa ra và giải quyết vấn đề tập hợp lực lượng cho cuộc cách mạng
thông qua chính sách Mặt trận dân tộc thống nhất. Từ Mặt trận thống nhất
nhân dân phản đế Đông Dương đến mặt trận Dân chủ Đông Dương và sau này
là mặt trận Việt Minh đã từng bước làm tốt công tác này nhờ đó làm nên
những bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam trong suốt thế kỉ XX.
Trong quá trình thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, vấn đề khó nhất
đặt ra cho Đảng và chính phủ Việt Nam là chính sách tôn giáo. Mặc dù Việt
Nam không phải là quốc gia đa tôn giáo nhưng hầu hết các tôn giáo lớn trên
thế giới đều có mặt ở Việt Nam và có những vai trò lịch sử nhất đinh
̣ trong
lịch sử dân tộc . Sự đa dạng tôn giáo là kết quả của quá trình giao lưu và tiếp
biến văn hóa nhưng đồng thời cũng đặt ra cho Đảng những bài toán hóc búa
trong quá trình lãnh đạo cách mạng trên cả nước.
Có nhiều tôn giáo khi mới ra đời được coi như là một phong trào bảo
vệ, bênh vực quyền lợi của những người nghèo, người bị áp bức. Sau một thời
gian tồn tại, tôn giáo ấy lại biến thành công cụ của giai cấp thống trị, bóc lột.
Có những giáo sĩ suốt đời hành đạo và luôn luôn đồng hành cùng với dân tộc
nhưng cũng có người đã hợp tác với các thế lực thù địch bên ngoài mà đi
1


ngược lại với lợi ích quốc gia. Thực tế lịch sử cũng cho thấy rằng, trong giai
đoạn chiến tranh xâm lược, tất cả các tôn giáo dù ít dù nhiều cũng đều bị các
thế lực đế quốc thực dân dùng chiêu bài dụ dỗ, mua chuộc để phục vụ những
mưu đồ chính trị riêng, gây ra nhiều khó khăn cho cuộc kháng chiến chống
xâm lược, giành độc lập dân tộc.Vì vậy đòi hỏi Đảng phải có thái độ, cách
ứng xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể bên cạnh ước nguyện giải phóng
của quần chúng chống lại sự nô dịch của các thế lực thống trị bóc lột, mặt
chính trị còn thể hiện ở việc lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp cách
mạng của những phần tử phản động đội lốt tôn giáo.

Vấn đề tôn giáo trong kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ (1945 - 1954)
là phức tạp nhất và điển hình nhất bởi những đặc thù rất riêng của cách mạng
miền Nam, địa thế, lịch sử, văn hóa và con người Nam Bộ. Sự phức tạp của vấn
đề này được thể hiện ở chỗ cả ta và chính quyền thực dân Pháp đều đưa ra những
mục tiêu nhất định đối với các tôn giáo nhất định. Đối với thực dân Pháp thì việc
lợi dụng tôn giáo gắn với những mưu đồ chính trị, chủ yếu là lợi dụng để giành
dân, kêu gọi họ đứng về phía chính quyền thực dân. Đối với chính quyền cách
mạng thì chính phủ ta cũng đã có những thành công rất lớn trong vấn đề hóa giải
xung đột lương – giáo, tập hợp đồng bào tôn giáo cùng đứng lên chống giặc. Vì
thế việc nghiên cứu vấn đề này ở góc độ chính sách của Đảng đối với vấn đề tôn
giáo nói chung là việc làm hết sức quan trọng.
Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tôn giáo ở miền Nam xung quanh vấn đề
giữa chính và tà, chính nghĩa và phi nghĩa trong suốt 9 năm kháng chiến
chống Pháp làm cho tình hình miền Nam hết sức phức tạp không lúc nào yên.
Nghiên cứu đường lối chỉ đạo cụ thể và tác động của những chính sách này là
yêu cầu cần thiết từ đó góp phần rút ra các bài học cho công tác tôn giáo trong
kháng chiến chống Mĩ và giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, việc nghiên cứu sự chỉ đạo của Đảng với vấn đề tôn giáo ở
Nam Bộ còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, góp phần hoàn thiện đường lối
2


kháng chiến toàn quốc của Đảng, tìm ra được những đặc trưng khá riêng về
vấn đề tôn giáo ở mảnh đất này. Việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong những
năm kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ còn tạo tiền đề thiết thực để lí giải
những thay đổi quan trọng trong tình hình tôn giáo vận những năm kháng
chiến chống Mĩ, thấy được những bước chuyển căn bản của cách mạng miền
Nam trong suốt chiều dài lịch sử.
Xuất phát từ yêu cầu lí luận và thực tiễn đó, nghiên cứu về chính sách tôn
giáo của Đảng ở Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp là một việc làm cần thiết.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chính sách tôn giáo vận là một trong những nội dung cốt yếu của chủ
trương đoàn kết mặt trận dân tộc của Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo
cách mạng ở cả miền Nam và miền Bắc từ khi thành lập cho đến nay. Chính
vì thế, nghiên cứu về chính sách tôn giáo của Đảng đã thu hút sự tìm tòi
nghiên cứu của nhiều học giả, nhà nghiên cứu nhằm tìm ra những điểm quan
trọng của chính sách tôn giáo để từ đó có những thay đổi cho phù hợp trong
những giai đoạn sau này.
Tuy là một đề tài không mới nhưng trên thực tế việc nghiên cứu vấn đề
tôn giáo ở Nam Bộ một cách tổng thể nhất là trong thời kì kháng chiến chống
Pháp là không nhiều. Thậm chí chưa có một công trình nào mang tính tổng
hợp về sự chỉ đạo của Đảng trong vấn đề tôn giáo nói chung và từng tôn giáo
nói riêng một cách đầy đủ ở Nam Bộ giai đoạn 1945 – 1954.
Lí do của vấn đề này có thể xuất phát từ sự hạn hẹp về tư liệu hoặc
cũng có thể từ sự nhận định chưa đúng về tầm quan trọng của vấn đề này với
tiến trình phát triển của cách mạng miền Nam hay cũng có thể do những bất
cập còn tồn tại trong công tác tôn giáo nên người ta ít nhiều viết đến. Các
công trình ấy thường để cập đến một mặt của công tác tôn giáo hoặc đối với
một tôn giáo cụ thể hoặc là sự chỉ đạo chung của Đảng đối với tất cả các tôn
giáo trên địa bàn cả nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
3


Trong các tài liệu mà bản thân tác giả thu thập được thì phần nhiều các
công trình đã nghiên cứu này cũng chỉ tập trung ở một mảng, một khía cạnh
của vấn đề như: chính sách “Cao Đài vận”, chính sách “Hòa Hảo vận”, “vai
trò của phật tử Hòa Hảo trong kháng chiến chống Pháp hoặc nhiều hơn là nội
dung phong trào tăng ni phật tử chống chính quyền Ngô Đình Diệm và Mĩ
giai đoạn 1954 – 1975… Đây là các nguồn tư liệu để bản thân có thể vận
dụng và khai thác trong quá trình nghiên cứu.

Bên cạnh các công trình chuyên khảo đó, còn có các văn bản có liên
quan có thể dùng làm tư liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu như: Tuyển
tập các thư mà chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho đồng bào theo đạo, Văn kiện
Đảng toàn tập, Lịch sử xứ ủy Nam Bộ, các bài báo của Trường Chinh trên các
tờ báo như Cộng sản và tôn giáo, các bài phát biểu của đồng chí Lê Duẩn, các
công trình nghiên cứu của Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Nguyễn về vấn đề
tôn giáo ở Nam Bộ. Đây là các tư liệu quý báu về tình hình tôn giáo và sự chỉ
đạo của Đảng đối với các tôn giáo thời bấy giờ.
Trong những công trình nghiên cứu, các tài liệu mà bản thân đã thu
thập được đã có rất nhiều nguồn tư liệu có giá trị đặc biệt là Văn kiện Đảng
toàn tập hay các công trình của đồng chí Lê Duẩn – Bí thư Xứ ủy Nam Bộ,
đồng chí Trường Chinh, chủ tịch Hồ Chí Minh…Những nguồn tư liệu ấy đã
giúp tác giả có định hướng rõ ràng hơn khi nhận định những nội dung trong
chính sách tôn giáo của Đảng ở Nam Bộ nói chung và với từng tôn giáo nói
riêng, từ đó có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Góp phần khẳng định tính đúng đắn trong đường lối toàn dân kháng
chiến mà cụ thể là vấn đề tập hợp lực lượng, chính sách vận động , lôi kéo
tầng lớp những người theo đạo trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhờ đó
làm nên thắng lợi hoàn toàn vào năm 1954.

4


Thấy được những điểm cốt yếu trong chính sách tôn giáo ở Nam Bộ và
cụ thể đối với từng tôn giáo như: Công giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo,
Phật giáo, Tin lành…Rút ra được những đặc điểm riêng biệt của Đảng trong
công tác chỉ đạo đối với vấn đề tôn giáo ở Nam Bộ so với đường lối chỉ đạo
chung của cả nước và miền Bắc. Giải thích và làm rõ được nguyên nhân căn
bản của sự khác biệt đó và tác dụng của nó.

Khái quát được tác dụng trong thực tiễn quá trình chỉ đạo chính sách tôn
giáo của Đảng ở Nam Bộ giai đoạn 1945 – 1954. Thấy được tính liên tục và
phức tạp của vấn đề tôn giáo trong giai đoạn này nhất là cuộc đấu tranh giành
giật hai bên giữa ta và địch đối với lực lượng đồng bào miền Nam theo đạo.
Khẳng định vai trò và đóng góp của các đồng bào tôn giáo miền Nam
đối với sự nghiệp toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ đó để liên
hệ với chính sách đoàn kết tôn giáo trong kháng chiến chống Mĩ cũng như
giai đoạn xây dựng đất nước sau này.
Đánh giá những mặt tích cực và những hạn chế của Đảng trong chính
sách đoàn kết tôn giáo nói riêng và đường lối toàn dân kháng chiến nói chung.
Từ đó đưa ra được những bài học kinh nghiệm có tính giải pháp cho việc giải
quyết vấn đề tôn giáo trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ và sự nghiệp xây
dựng – bảo vệ Tổ quốc.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Chính sách, đường lối chung của Đảng về vấn đề tôn giáo trên cả nước
mà tập trung nhất là ở Nam Bộ.
Làm rõ được sự chỉ đạo của Đảng đối với từng tôn giáo cụ thể ở Nam
Bộ qua các giai đoạn trong những năm tiến hành kháng chiến chống Pháp.
Hiệu quả trong thực tiễn của các chính sách này trong việc giải quyết
vấn đề tôn giáo ở Nam Bộ giai đoạn 1945 - 1954

5


5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Miền Nam Việt Nam nhưng có sự liên hệ với các
địa phương khác trên cả nước nhất là miền Bắc.
Phạm vi thời gian: Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ
1945 – 1954 nhưng có sự liên hệ với thời kì trước và sau đó.
Nội dung: chỉ tập trung nghiên cứu một nội dung chỉ đạo của Đảng

trong kháng chiến chống Pháp là chính sách đoàn kết tôn giáo, công tác tôn
giáo vận ở Nam Bộ đối với từng tôn giáo cụ thể nhưng có sự so sánh với các
chính sách khác của Đảng trong thời kì này. Hiệu quả trong thực tiễn của các
chính sách này đối với vấn đề tôn giáo ở Nam Bộ giai đoạn 1945 – 1954.Từ
đó đưa ra các nhận xét xác đáng về những ưu điểm và hạn chế trong chính
sách của Đảng về tôn giáo ở Nam Bộ thời kì 1945 - 1954 và các bài học cần
thiết cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, bản thân cần phải sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử như : Thu thâ ̣p tư liê ̣u lich
̣ sử từ kho
lưu trữ, các tư liệu của các nhà nghiên cứu lịch sử , tôn giáo ho ̣c, Triế t ho ̣c. Từ
đó phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh đối chiếu…
Phương pháp nghiên cứu liên ngành, khai thác các tài liệu lưu trữ để
tập trung làm rõ vấn đề. Xử lí các thông tin thu thập được để làm nổi bật được
nội dung nghiên cứu của đề tài.
7. Nguồn tƣ liệu
Các tài liệu lưu trữ, tư liệu của Đảng và xứ ủy Nam Bộ trong những
năm chỉ đạo tiến hành kháng chiến chống Pháp nói chung và Nam Bộ nói
riêng cũng đề cập đến nội dung về chính sách tôn giáo. Đây là những nguồn
tư liệu hết sức quý giá cho toàn bộ thành công của đề tài nghiên cứu.

6


Các tác phẩm của những bậc lão thành cách mạng nhất là của đồng chí
Lê Duẩn về tình hình Nam Bộ, các cuốn sách của ông về vấn đề nông dân và
ruộng đất cũng đã nêu lên được những điểm căn bản nhất về diễn biến tình
hình tôn giáo miền Nam và vấn đề tôn giáo trong kháng chiến chống Pháp.

Các cuốn sách của GS. Đỗ Quang Hưng và các nhà nghiên cứu thuộc
Viện nghiên cứu tôn giáo, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, các luận văn thạc sĩ,
tiến sĩ và các công trình của các học giả khác đã nêu và đề cập đến nhiều vấn
đề trong nội dung của đề tài, các tư liệu của cục lưu trữ quốc gia, các tác
phẩm của các nhà lãnh đạo cách mạng như Lê Duẩn, Trường Chinh, chủ tịch
Hồ Chí Minh, các học giả như Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Nguyễn, Đào
Duy Anh cũng như các loại sách về tôn giáo Nam Bộ với kháng chiến... Đây
cũng là nguồn tài liệu để bản thân có thể sử dụng khai thác trong quá trình
hoàn thành luận văn.
8. Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, bố cục của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Sơ lược về tình hình tôn giáo ở Nam Bộ.
Chương 2. Sự hình thành, phát triển quan điểm và chính sách của Đảng
đối với vấn đề tôn giáo ở Nam Bộ trong giai đoạn 1945 - 1954.
Chương 3. Nhận xét chung và bài học kinh nghiệm.

7


Chƣơng 1
SƠ LƢỢC VỀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở NAM BỘ
1.1. Một vài nét về đặc trƣng tôn giáo ở Nam Bộ
Từ xưa đến nay, cụm từ Nam Bộ vẫn được dung để chỉ vùng đất phía
Nam của Tổ quốc với ý nghĩa khẳng định vị trí lãnh thổ của miền đất này so
với các vùng đất còn lại trên lãnh thổ Việt Nam . Về phạm vi , vùng văn hoá
này hiện nay bao gồm địa bàn 19 tỉnh thành: Đồng Nai , Bình Dương, Bình
Phước, Tây Ninh , Bà Rịa - Vũng Tàu , thành phố Hồ Chí Minh , Long An ,
Tiề n Giang, Bế n Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, TP. Cầ n Thơ, Hâ ̣u
Giang, Sóc Trăng , An Giang , Kiên Giang , Bạc Liêu , Cà Mau . Có thể chia
thành ba tiểu vùng văn hoá: tiể u vùng Đông Nam Bô ,̣ tiể u vùng Tây Nam Bô ,̣

và tiểu vùng Sài Gòn.
Là vùng đất cuối cùng của Tổ quốc, mảnh đất vốn có điều kiện truyền
thống văn hóa và lịch sử khác so với các vùng miền khác trên lãnh thổ Việt
Nam. Nói như vậy không phải là sự phủ định truyền thống văn hóa Việt vốn
âm thầm chảy trên mảnh đất này. Người dân Nam Bộ vẫn là dòng giống con
Lạc cháu Hồng. Có chăng, sự khác biệt đó chỉ được xác định ở một mặt của
đời sống văn hóa mà phần nhiều từ vấn đề tôn giáo.
Khi nghiên cứu về Nam Bộ, dễ nhận thấy diện mạo văn hóa hết sức đặc
sắc của Nam Bộ biểu hiện ra ở chỗ, một mặt, xuất hiện những hiện tượng,
những đặc điểm riêng có ở Nam Bộ, không thấy ở bất cứ vùng miền nào,
nhưng mặt khác, những hiện tượng, những đặc điểm ấy vẫn là sự tiếp nối, hơn
nữa, còn là một sự tiếp nối làm sâu sắc, làm phong phú thêm truyền thống văn
hoá Việt. Cái đặc sắc ấy là do Nam Bộ đi đầu trong tiếp xúc văn hóa, xét
trong tương quan với cả nước. Ngay từ thời kỳ khai phá vùng đất mới này ở
các thế kỷ XVII-XVIII, những truyền thống văn hoá Việt, Khmer, Hoa,
Chăm, Ấn... đã gặp gỡ nhau, đan xen và hòa trộn nhau. Trong công cuộc tiếp
8


xúc với văn hóa phương Tây ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nam Bộ cũng
đi trước cả nước. Nhờ dẫn đầu về tiếp xúc văn hóa, Nam Bộ trở thành đầu tàu
cho cả nước trong đổi mới văn hóa. Chính từ miền đất này, những cuộc cách
tân đã khởi phát, sau đó lan ra cả nước: sản xuất hàng hóa lớn và thương mại
quốc tế, văn học quốc ngữ, ăn uống (đồ Tây), mặc (âu phục), âm nhạc (tân
nhạc, cải lương), nghề in và xuất bản, nghề báo... Đó là những lĩnh vực quan
trọng làm thay đổi cách nghĩ, cách cảm của cả dân tộc nhất là trong bối cảnh
xung đột Việt Nam và Pháp đầu thế kỉ XX và quá trình giao lưu tiếp xúc văn
hóa Đông và Tây.
Lịch sử hình thành mảnh đất Nam Bộ so với miền Bắc Bộ là khá muộn
khi lịch sử khai thác lãnh thổ của nó mới khoảng hơn 300 năm trở lại đây.

Nhìn lại quá trình hình thành vùng đất Nam Bộ - mảnh đất cực Nam của Tổ
quốc chắc hẳn không ai có thể phủ nhận diễn biến phức tạp, thăng trầm của
lịch sử nơi đây. Nếu như vùng đồng bằng châu thổ Bắc Kì là nơi khởi phát
của lịch sử dựng nước của người Việt cách nay khoảng hơn 2000 năm thì
Nam Bộ có lịch sử hình thành muộn hơn thế. Tuy nhiên, nói như thế không
phải phủ định rằng vào khoảng thời gian đó, Nam Bộ là một vùng hoang hóa
mà ở đây nhắc đến Nam Bộ của người Việt từ khi chúa Nguyễn Hoàng vào
khai phá. Nhìn chung, lịch sử Nam Bộ với tư cách một bộ phận, một vùng đất
thuộc giang sơn của nước Việt phải bắt đầu từ đó.
Xét về mặt tôn giáo - tín ngưỡng, là một vùng đất đa tộc người, Nam
Bộ cũng là nơi gặp gỡ các tín ngưỡng tôn giáo sẵn có từ Bắc Bộ, Trung Bộ,
đồng thời là cái nôi sinh thành những tín ngưỡng tôn giáo mới. Vì vậy, đây
chính là vùng đất phong phú nhất về tín ngưỡng tôn giáo ở Viê ̣t Nam

. Nhà

văn Sơn Nam đã từng nói "miền Nam có vài sắc thái tôn giáo mà ngoài Bắc,
ngoài Trung không có…Việc thờ phượng Quan Công, thờ Phật, việc tin tưởng
vào chư tiên, chư thánh đã có sẵn từ lâu ở miền Nam...". Khi nhận xét về giới
bình dân đông đảo ở nông thôn và lớp nghèo thành thị, Sơn Nam thấy rằng họ
9


đã xây dựng một nếp sống tinh thần khá ấm áp, bình đẳng, lấy tình nghĩa huynh
đệ làm trọng, sống chết có nhau, giữ trung cang nghĩa khí lúc khó khăn, hiếu
động. Đúng là nếp sống tinh thần kết tinh đạo Phật, Lão, Khổng. Tóm lại, chúng
ta có thể thấy Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ XX đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự
phát triển đa dạng của các loại hình tôn giáo và tín ngưỡng.
Về vấn đề đặc trưng văn hóa trong đó có tôn giáo, Nam Bộ cũng có đặc
điểm về tôn giáo khác rất nhiều so với Bắc Bộ và Trung Bộ Việt Nam. Vị trí

địa lí lắm sông, nhiều cảng đã quy định cho quá trình giao lưu tiếp biến về
văn hóa ở vùng này diễn ra khá mạnh nhất là trong khoảng các thế kỉ XVI –
XVII khi hệ thống thương mại Biển đông phát triển rực rỡ. Thêm vào đó, di
sản của văn hóa Ốc Eo và nhà nươc Phù Nam từ trước đã làm nên tính đa
dạng và đặc trưng của tôn giáo nơi đây. Mật độ dân số đa dạng cùng với quá
trình di cư tiếp biến văn hóa đã biến Nam Bộ thành một vùng đất tụ họp của
nhiều cư dân nhất, mức độ tứ xứ khá đông mà theo lời của GS Trần Ngọc
Thêm đó là
Anh về Bình Định thăm cha
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em.
Đặc trưng đó đã tác động không nhỏ đến những biến động về mặt chính
trị xã hội của mảnh đất Nam Bộ nói chung và nhất là vấn đề tôn giáo.
Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng không có một tôn giáo chủ
lưu với một lực lượng tín đồ chiếm tỉ lệ cao nhưng xét về mặt đa dạng tôn
giáo thì ít nơi nào bằng. Ta có thể thấy ở đây những loại hình từ tôn giáo sơ
khai đến tôn giáo hiện đại, từ những tôn giáo ngoại lai đến các tôn giáo bản
địa, từ tôn giáo phương Đông cổ đại đến phương Tây cận hiện đại. Tât cả hòa
quyện làm nên một mạch chảy âm thầm góp phần làm phong phú thêm cho
đời sống tín ngưỡng và văn hóa của cư dân nơi đây.
Dù có sự tồn tại của đa dạng các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng song
nếu tính chung số lượng các tín đồ chỉ chiếm khoảng 30% dân số và tập trung
10


ở một số các tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin
lành và Hồi giáo. Dù cho thời gian có tàn phá hay chiến tranh hủy hoại, có cả
những nhận thức ấu trĩ, tả khuynh hay lịch sử có biến động thăng trầm đến
mấy thì yếu tố tín ngưỡng vẫn tồn tại trong đời sống tinh thần của cư dân
mảnh đất cực Nam này.
Khi nói đến đặc tính tôn giáo Nam Bộ cần phải khẳng định rằng Nam

Bộ có cả tôn giáo và đạo giáo. Trên cơ sở khái quát những tôn giáo lớn từng
du nhập vào Bắc Bộ và Trung Bộ và trong quá trình phát triển của lịch sử lại
có điều kiện thâm nhập sâu vào vùng Nam Bộ như Phật giáo. Lại có những
loại hình tôn giáo mới được hình thành trong khoảng thời gian ngắn trở lại
đây như Bửu Sơn Kì hương, Tứ Ân hiếu nghĩa, Phật giáo Hòa Hảo (1939),
Cao Đài (1926) trong đó có cả đạo Dừa – một loại hình tôn giáo nhỏ bé mang
tính chất địa phương.
Với 3 tôn giáo lớn mà lịch sử gọi là Tam giáo đồng nguyên – Phật giáo,
Đạo giáo, Nho giáo, những Đạo giáo ở Nam Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của
Phật giáo đại thừa – một nhánh của Phật giáo từ Ấn Độ truyền qua Trung
Quốc và lan sang Việt Nam từ rất lâu và của Khổng giáo (Nho giáo từ Trung
Quốc) nhưng trên tinh thần bản địa hóa.
Có thể thấy rõ điều này khi tìm hiểu một số nội dung của Học phật Tu
Nhơn với tư cách là xương sống của đạo Bửu Sơn kì hương do Đoàn Minh
Huyên lập năm 1849. Ông đã “ngộ đạo” trong suối nguồn của giáo lí nhà
Phật. Và dù có học Phật ông vẫn giữ cội nguồn truyền thống dân tộc và lí
tưởng “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” của Khổng giáo. Do đó, có
thể khẳng định các tôn giáo, tín ngưỡng ở Nam Bộ đều có tinh thần coi trọng
Tổ quốc, đề cao lẽ đời.
Quan điểm của học Phật Tu nhơn được truyền vào Huỳnh Phú Sổ người sáng lập ra Phật giáo Hòa Hảo – một tôn giáo đặc trưng, tôn giáo bản
địa của người dân Nam Bộ. Tu Nhơn, Bửu Sơn kì hương, Tứ Ân hiếu nghĩa,
11


Hòa Hảo đều là những tôn giáo của người nông dân, vì nông dân mà ra đời vì
thế số lượng tín đồ chủ yếu là nông dân. Họ không những thể hiện lối sống
nông dân mà hơn tất cả họ coi trọng truyền thống dân tộc như uống nước nhớ
nguồn, thờ cúng tổ tiên, noi theo tam cương – ngũ thường thờ các vị anh
hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Hưng Đạo đại vương, Bình Định Vương Lê
Lợi, Nguyễn Trung Trực…, coi trọng đến mức có phần bảo thủ. Thậm chí các

đạo Tứ Ân hiếu nghĩa và Phật giáo Hòa Hảo còn có tinh thần trọng tứ ân: ân
tổ tiên, cha mẹ, ân quê hương đất nước, ân nhân loại đồng bào.
Một đặc trưng nữa của tôn giáo Nam Bộ là tính nông dân, nông dân là
người sáng lập ra các tôn giáo mà trong đó hầu hết là nông dân nghèo.
Đặc điểm này xuất phát từ đặc trưng lịch sử và kinh tế của vùng đất
Nam Bộ. Nam Bộ là nơi có địa hình đồng bằng thẳng cánh cò bay, cư dân làm
nông nghiệp khá nhiều nhưng lại chịu nhiều tầng áp bức của giai cấp địa chủ
phong kiến cũng như nền thống trị thực dân. Vào cuối thế kỉ XIX, khi hoàn
thành xong công cuộc bình định Việt Nam về quân sự, thực dân Pháp bắt đầu
tiến hành công cuộc bình định Việt Nam về mặt kinh tế và hệ quả của công
cuộc khai thác đó đã tác động mạnh mẽ đến tầng lớp nông dân làm bần cùng
hóa họ dưới nhiều tầng áp bức của chế độ Nam kì thuộc địa.
Giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, mảnh đất Nam Bộ nhìn
chung chìm trong một gam màu ảm đạm bởi bối cảnh nước mất nhà tan, đất
nước mất độc lập, nhân dân phải chịu cảnh lầm than. Những người nông dân
Nam Bộ trong thời buổi nhiễu nhương đã cố gắng vượt ra khỏi những bế tắc
đó bằng các hoạt động thiết thực như trực tiếp đứng lên đấu tranh vũ trang,
dùng văn chương để đánh giặc nhưng đều không đem lại kết quả, họ đành tìm
chỗ náu trong các yếu tố tâm linh đó là các tôn giáo.
Mặc dù có sự du nhập của các yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng
nhìn chung ở Nam Bộ những thập niên đầu thế kỉ XX vẫn là kinh tế nông
nghiệp, nông dân vẫn chiếm đa số trong kết cấu dân cư. Trong khi đó ở Nam
12


Bộ, “ruộng đất tập trung nhiều trong tay Nhà băng Đông Dương và tầng lớp
địa chủ, nông dân đã phân tán ra rất nhiều những mảnh đất nhỏ, manh mún và
cố bám vào đất ấy mà bị mất đất đến mức bị bần cùng hóa thành cố nông hoặc
trở thành tá điền (bần nông). Tình trạng thất nghiệp kinh niên lan tràn khắp
dải đất Nam Bộ, tình cảnh lỡ quê lỡ chợ, không vào công xưởng được, cuộc

đời thật đen tối” [26, tr. 153] mà đến như En ghen đã phải nhận xét “ Bị thiếu
nợ chồng chất, bị chủ nợ tịch thu ruộng đất một số lớn, đem cầm cố, chế ra
những tiểu công nghệ gia đình, mục đích là để xoay trở để khỏi trốc xa miếng
đất. Trong tình trạng đó, tình cảm tôn giáo cũng là để bộc lộ ra những quyền
lợi xã hội và chánh trị”[26, tr.153 – 154].
Do đặc tính thuộc địa, chế độ phong kiến ở Nam Bộ lung lay dữ dội hơn
chế độ phong kiến ở Trung, Bắc nhưng lại ở trong quá trình tư sản hóa không
hoàn chỉnh, tư sản hóa nửa vời, tầng lớp địa chủ Nam Bộ dường như không thể
ngóc đầu lên được dưới ách kìm kẹp, quản chế của tư bản, chính quyền Pháp.
“Giai cấp tư sản Việt Nam về cơ bản không hình thành được hoặc rất yếu về
thế lực, không có cơ sở kinh tế vững chãi. Cơ sở kinh tế của họ tựu trung vẫn là
đất đai. Cho nên tư sản Nam Bộ tức là địa chủ và ngược lại địa chủ cũng là tư
sản chưa thoát thân… Thế gian này với họ là thế gian vô hồn, vô trí não. Nhà
lầu, ô tô không thỏa mãn họ. Họ sống với nhà lầu ô tô như Trang Tử sống ở xã
hội nô lệ mà mơ mộng lại xã hội thời trước” [26, tr.154 – 155].
Còn về tầng lớp nông dân thì thật đúng với câu nói của Mác “ Tôn giáo
là tâm hồn của một thế gian không có tâm hồn, trí não của một thế gian không
có trí não”, một tâm hồn và trí não của một thế gian lạt lẽo, vô hồn, bần cùng.
“Tôn giáo mang lại cho nông dân mang máng những cái đẹp, mang máng
những cái tâm hồn, mang máng cái trí não để có thể rên rỉ, chịu đựng được sự
áp bức và bóc lột” [26, tr.157]. Trật tự xã hội của tôn giáo là trật tự xã hội của
giai cấp phong kiến phản chiếu lại nhưng người nông dân ít nhất còn không
thấy bóng dáng của thực dân Pháp, chỉ thấy bóng dáng của các vị chức sắc
13


thiên phong, còn có thể hi vọng giữ mảnh đất nhỏ của mình như trước. Tôn
giáo ra đời dường như trở thành cứu thế cho tầng lớp nông dân đang ở dưới
tận cùng của đọa đầy đau khổ, vẻ huyền bí của tôn giáo dường như làm xoa
dịu nỗi đau của họ. Như thế, mỗi tôn giáo ở Nam Bộ đều là biểu hiện những

nguyện vọng sâu xa của nông dân về chánh trị, xã hội đồng thời tôn giáo cũng
trở thành một phần văn hóa không thể thiếu của người nông dân ở xứ này.
1.2. Khái quát tình hình một số tôn giáo lớn ở Nam Bộ trong kháng
chiến chống Pháp
Như đã nói ở trên, Nam Bộ là nơi có sự đa dạng về tôn giáo vào bậc
nhất trên cả nước nhưng ở đây chỉ nêu sơ lược về quá trình hình thành, diện
mạo phát triển và tình hình hoạt động của một số tôn giáo đặc trưng ở mảnh
đất này mà thôi.
1.2.1. Phật giáo
Phật giáo tuy có nguồn gốc từ Ấn Độ thế kỉ thứ VI.TCN nhưng là tôn
giáo được truyền vào Việt Nam sớm nhất gắn liền với ách thống trị của các
triều đình phong kiến phương Bắc. Phật giáo nhìn chung vào Việt Nam một
cách tương đối hòa bình và chủ yếu là dòng Bắc Tông.
Ngay trong thời Bắc thuộc và suốt giai đoạn phong kiến độc lập đã có
rất nhiều trung tâm Phật giáo được hình thành ở nước ta như Luy Lâu, Thuận
Thành, chùa Phật mọc lên nhiều, sư tăng tăng lên đáng kể và trong suốt mấy
thế kỉ đầu của thời phong kiến Phật giáo được coi là quốc giáo của nước ta
trong thời buổi Tam giáo đồng nguyên.
Phật giáo là một tôn giáo có hệ thống giáo lí tương đối nhân ái, đề cao
tình thương yêu con người, với đời sống chính trị thì cơ bản là thuận, phần
lớn là hài hòa với nhà nước, đề cao lối sống đạo đức, là tôn giáo hướng nội,
hướng tới tự giải thoát, là tôn giáo không có thần, hệ thống triết lí của nó có
khả năng kích thích suy nghĩ con người. Nhìn chung, Phật giáo ở Việt Nam

14


tồn tại lâu đời và gắn vào gốc rễ của nhân dân nên rất bền chắc và có nhiều
nét độc đáo, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa của Việt Nam.
Lịch sử tồn tại, phát triển của Phật giáo có nhiều biến động, có lúc

thịnh lúc suy nhưng nhìn chung từ đầu thế kỉ XX đến nay là giai đoạn phục
hồi nhất là sau khi có phong trào Chấn hưng Phật giáo những năm 20 ở Nam
Bộ và lan ra miền Bắc.
Phong trào Chấn hưng Phật giáo nhìn chung nhận được sự quan tâm
của chính quyền thực dân nhằm âm mưu lợi dụng để giảm sự phản kháng.
Trên thực tế, phong trào đã thu được kết quả khá lớn, góp phần làm hồi sinh
Phật giáo, tạo được ảnh hưởng trở lại của Phật giáo đối với xã hội, lần đầu
tiên Phật giáo Việt Nam bước vào giai đoạn có tổ chức.
Phật giáo Nam Bộ là một vấn đề trọng tâm nhất trong những năm
kháng chiến chống Mĩ, Phật giáo tham gia phong trào đấu tranh chống chế độ
Ngô Đình Diệm và góp phần lật đổ chế độ này.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, nhìn chung tầng lớp những
người theo đạo Phật có thái độ chống Pháp và hưởng ứng, ủng hộ chính phủ
Hồ Chí Minh, vì thế vấn đề Phật giáo Nam Bộ trong giai đoạn này nhìn chung
khá thuần nhất.
1.2.2. Công giáo
Công giáo là tôn giáo nhất thần ra đời ở các tỉnh phía Đông đế quốc La
Mã cổ đại. Tương truyền người sáng lập là Giê-su vào đời đầu Công nguyên
gắn liền với chế độ chiếm hữu nô lệ và phương thức sản xuất nô lệ. Công giáo
nói riêng, Ki-tô giáo nói chung có sự kế thừa chọn lọc nhiều yếu tố của Do
Thái giáo, thần học Đông phương, triết học duy tâm Khắc Kỉ và tín ngưỡng,
tôn giáo bản địa của khu vực Trung Cận Đông, đáp ứng được nguyện vọng
của đông đảo quần chúng đi theo loại hình tôn giáo này.
Công giáo có mặt ở Việt Nam được khoảng 470 năm và chúng ta
thuộc số các nước sớm ở khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á tiếp xúc
15


với Công giáo, đứng thứ hai ở châu Á về tỉ lệ người dân theo Công giáo.
Quá trình tồn tại của Công giáo ở Việt Nam nhìn chung là khá phức tạp và

có nhiều biến cố lớn. Có những giai đoạn Công giáo có điều kiện phát
triển nhưng có những thời kì do gắn với những mưu đồ chính trị nên nó bị
kì thị và bị đối xử như tội đồ.
Người theo đạo Công giáo là một trong những nhóm người Việt đầu
tiên di chuyển và định cư tại đồng bằng Nam Bộ. Vì muốn thoát khỏi sự áp
bức bóc lột của phong kiến địa chủ, tìm đất sống, hoặc do có óc phiêu lưu
hoặc vì trốn tránh sự cấm đạo của các chúa Nguyễn, khởi đầu họ đi lẻ tẻ theo
những nhóm người khác, dần dà họ đi khai phá miền đất mới theo cộng đồng
tôn giáo của họ, sống tập trung theo từng họ đạo khắp cả đồng bằng Nam Bộ,
góp phần không ít làm nên khuôn mặt ngày nay của đồng bằng này.
Trong những năm cuối thế kỉ XIX, cuộc đụng độ Việt Nam và Pháp
cũng ít nhiều có liên quan đến vấn đề người Công giáo nhưng nhìn chung
Công giá o vẫn tồn tại và ngày càng được củng cố trở thành một bộ phận tinh
thần không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Nam Bộ trong suốt
những năm đầu thế kỉ XX và cho đến ngày nay.
Ở Nam Bộ, do có sự du nhập từ sớm và gắn liền với chế độ thuộc địa
nên Công giáo ở nơi đây cũng khá phát triển, là cầu nối để người Việt ở Nam
Bộ tiếp nhận văn minh phương Tây cũng như hình thành nên tầng lớp trí thức
Tây học đầu tiên ở nơi này. Vấn đề Công giáo trong kháng chiến chống Pháp
ở Nam Bộ thực sự là một vấn đề phức tạp và đầy biến động.
Sau khi cách ma ̣ng tháng Tám thành công , thực dân Pháp quay trở la ̣i
và đánh Nam Bộ . Người Công giáo ở Nam Bô ̣ cũng ngay lâ ̣p tức hòa mình
vào cuộc kháng chiến. Liên đoàn Công Giáo kháng chiến Nam bộ được thành
lập. Cùng những nhóm kháng chiến khác, thành phần Công giáo kháng chiến
phải rút vào bưng và dùng chiến thuật du kích đánh lại quân chính qui. Trong
thời điể m ấ y , Nam bộ được chia thành 3 khu là khu 7, 8, và 9 và tại mỗi khu ,
16


kháng chiến Công giáo có khoảng 400-600 chiến sĩ, được trang bị những súng

cũ, nhưng tinh thần rất cao, nhất là nhờ sự cổ vũ của đồng bào Công giáo tuy
không có vũ khí, nhưng cũng quyết tâm đứng lên đánh đuổ i giă ̣c Pháp , bảo vệ
vững chắ c chủ quyề n mới giành đươ ̣c. Đấy là một thực tế đáng ghi nhận.
Có thể nói , giai đoạn thể kỉ XX là thời kì đụng độ giữa Công giáo và
thể chế chính trị hết sức gay gắt. Vấn đề tôn giáo và cộng sản trong thời kì
Chiến tranh lạnh trở thành đỉnh cao và là tâm điểm của những biến động trong
thời kì này. Đỉnh cao của vấn đề này là Thư chung năm 1952. Tuy nhiên,
chúng ta cần thừa nhận rằng một bộ phận Công giáo cứu quốc vẫn tồn tại
trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết năm 1954,
Công giáo mới thực sự trở thành trọng tâm ở miền Nam cũng như đạo Phật.
Năm 1960, La Mã sau hơn 400 năm đã công nhận giáo hội Việt Nam là giáo
hội chính thức, chính thức chấm dứt giai đoạn toàn giáo sĩ nước ngoài cai trị
là chế độ đại diện tông tòa. Yếu tố tôn giáo là yếu tố vô cùng lớn trong suốt
những năm kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam và cả giai đoạn kháng chiến
chống Pháp ở Nam Bộ.
1.2.3. Đạo Cao Đài
Đất Nam Kỳ với địa hình sông nước mang tính mở và có sự giao lưu,
kết nối văn hóa. Đất ấy, vì thế, sẽ sản sinh ra những tâm hồn mở, thoáng với
xu hướng giao hòa đông tây. Đó là một tiền đề thuận lợi cho sự ra đời của đạo
Cao Đài - một tôn giáo có chủ trương tổng hợp các nền đạo lý theo phương
châm kết tinh kim cổ, dung hòa Đông – Tây. Nó cũng góp phần lí giải vì sao
Cao Đài chỉ có thể được hình thành ở Nam Bộ chứ không phải Bắc Bộ hay
Trung Bộ. Tính mở của người Nam Bộ cũng khiến cho một tôn giáo mới lạ
như Cao Đài có thể dễ dàng tìm được chỗ đứng trong đời sống của người dân
nơi đây. Tất yếu, số lượng tín đồ theo đạo này ngày càng nhiều.

17



Đầu thế kỷ XX, chính quyền thực dân Pháp và triều đình phong kiến
nhà Nguyễn tăng cường áp bức bóc lột, vơ vét tài nguyên, đàn áp nhân dân để
phục vụ lợi ích của chúng. Cuộc sống của nhân dân lao động, đặc biệt là
người nông dân Nam bộ bị bần cùng hoá, phải đi làm thuê, làm mướn. Các
cuộc đấu tranh của nhân dân đều thất bại. Bất lực trong cuộc sống, khủng
hoảng về tư tưởng, đồng thời các tôn giáo và đạo lý đương thời bị suy thoái
đây là tiền đề và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của đạo Cao đài.
Khi nghiên cứu về sự ra đời của đạo Cao Đài chúng ta thấy có sự khác
biệt so với quá trình hình thành các tôn giáo khác ở Nam Bộ như đạo Hòa
Hảo, Bửu Sơn kì hương, Tứ Ân hiếu nghĩa…về cả địa vực hình thành, tầng
lớp sang lập. Ðạo này được lập ra do một số công chức hạng trung của chế độ
thuộc địa do thực dân Pháp thiết lập và những đại diện chủ nghĩa tư sản cùng
với giới công chức của Pháp (từ tri huyện đến thông phán, ký lục, hội đồng...)
và phát triển chủ yếu ở Sài Gòn, các đô thị và thị trấn miền Ðông Nam bộ, nơi
có tòa thánh Cao Ðài Tây Ninh. Sau đó phát triển ra miền Trung ở Quảng
Ngãi và có một thánh thất ở Hà Nội. Ðạo này có tham gia những cuộc họp tôn
giáo ở nước ngoài và có lập thánh thất tại Phnom Pênh. Một số bà con Khmer
ở Tây Ninh cũng vào đạo Cao Ðài.
Phong trào Thông linh học của phương Tây phát triển nhanh tại Nam
bộ, tạo thành phong trào cầu cơ, chấp bút gọi tắt là cơ bút. Trong các đàn cơ
này, có hai nhóm chính hình thành đạo Cao Đài. Nhóm thứ nhất do ông Ngô
Minh Chiêu cầu cơ tại các đền, chùa thuộc các nhóm Ngũ chi Minh đạo.
Nhóm thứ hai gồm ba ông: Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc
tổ chức xây bàn cầu cơ nhằm mục đích giải trí. Đến ngày 12/2/1926, trong
một bài cơ Đức Thượng đế đã phán dạy hai nhóm cơ bút thống nhất hình
thành đạo Cao đài. Ông Ngô Minh Chiêu được Thiên phong phẩm vị Giáo
tông đầu tiên của đạo Cao Đài.

18



Ngày 7/10/1926, 28 người đại diện cho 247 tín đồ đã thống nhất ký tên
vào Tờ khai đạo gửi chính quyền Pháp. Giữa tháng 11/1926, những chức sắc
Thiên phong đầu tiên của đạo Cao Đài tổ chức lễ khai đạo tại chùa Gò Kén,
Tây Ninh, chính thức cho ra mắt Đại đạo Tam kỳ Phổ độ, gọi tắt là đạo Cao
Đài. Sở dĩ đạo có tên gọi Tam kỳ phổ độ là vì đã có hai kỳ thượng đế đã lập
đạo, nay Cao Ðài là lần thứ ba và lấy thiên nhãn làm biểu tượng.
Sau ngày khai đạo, những chức sắc lãnh đạo giáo hội Cao Đài tiến hành
xây dựng Toà thánh, phát triển các thánh thất, điện thờ, xây dựng giáo lý, giáo
luật, lễ nghi và tổ chức Giáo hội. Trong 2 năm 1926 - 1927, thông qua cơ bút
đạo Cao Đài đã tập trung xây dựng xong hai văn bản quan trọng qui định luật
lệ, lễ nghi và tổ chức Giáo hội là Pháp Chánh truyền và Tân luật. Vì vậy, đến
năm 1930 hoạt động tại Toà thánh dần dần được củng cố và đi vào nề nếp,
những chức sắc thường trực đã thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ, các
cơ sở đạo phát triển, tổ chức Giáo hội hình thành từ Trung ương đến cơ sở
theo 5 cấp hành chính đạo. Giai đoạn từ 1935 đến 1975, đạo Cao Đài phát
triển mạnh mẽ nhất nhưng cũng xảy ra tình trạng phân chia thành nhiều chi
phái, đã có lúc lên đến hơn 30 phái Cao Đài khác nhau. Số lượng tín đồ đạo
Cao Đài cũng phát triển nhanh chóng đến hơn 2 triệu người, tập trung chủ yếu
ở Nam Bộ và một vài tỉnh ở miền Trung, miền Bắc.
Về giáo lí, đạo Cao Đài thực chất là sự hỗn hợp giáo lý của các tôn giáo
đương thời (kiểu tôn giáo Islam) nhuốm mầu sắc Đạo giáo về nội dung và
phương pháp hành lễ lấy kinh nghiệm tổ chức đạo của Công giáo, tôn Đấng
Chí tôn ngồi trên đài trên cao như một Đấng tối cao, đứng trên các vị sáng lập
các tôn giáo Đông Tây theo nguyên tắc Tam giáo đồng nguyên, ngũ chi hợp
nhất (Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo, Công giáo và đạo Phong thần của
Khương Tử Nha). Đạo phát triển mạnh ở miền Đông Nam Bộ, sau tràn lan ra
khắp miền Nam. Việc lãnh đạo giáo hội do ba cơ quan là Bát quái đài, Hiệp
thiên đài do Hộ pháp cai quản và Cửu trùng đài do Giáo tông cai quản. Phía
19



trước Tòa thánh Tây Ninh có vẽ thiên nhãn và một bảng hiệu trong có ghi
hàng chữ : Dieu, Humanité, Amour, Justice (Thượng đế, Nhân loại, Tình
thương, Công lý) và hình ba vị thánh là Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài ra đạo Cao Ðài còn thờ các vị thần, thánh của các
tín ngưỡng và tôn giáo khác như : Brahma, Civa, Krishna (Vishnou), Khương
Thái Công, Quan Công, Lý Thái Bạch, Quan Thế Âm. Về kiến trúc, điêu
khắc, cách thờ phụng, y phục, kinh kệ của đạo Cao Ðài là sự pha tạp, hỗn hợp
của đủ các thứ tín ngưỡng và tôn giáo Ðông, Tây, kim, cổ; do đấy được mệnh
danh là đạo hỗn hợp. Các tín đồ Cao Đài thi hành những giáo điều như không
sát sanh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành, lánh dữ, giúp đỡ xung quanh,
cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việc
ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi người, đưa
mọi người về với Thượng Đế nơi Thiên Giới và mục tiêu tối thượng là đưa
vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi.
Một điểm khác nữa của đạo Cao Đài so với các tôn giáo khác ở Nam
Bộ là đã có một thời gian số lượng khá đông tín đồ của tôn giáo này có xu
hướng thân Nhật ngay khi Nhật vào Đông Dương đầu những năm 40 của thế
kỉ XX. Tính phức tạp đó diễn ra liên tục trong những năm kháng chiến chống
Nhật, chống Pháp và chống Mĩ bởi khi thì họ hợp tác với Nhật chống Pháp,
khi lại hợp tác với Pháp để chống lại nhân dân và cách mạng, lúc lại hợp tác
với Diệm Nhu trong thời kì đế quốc Mĩ thiết lập chế độ tay sai ở miền Nam.
Tuy nhiên, trong số đó lại có không ít những tín đồ Cao Đài trung thành với
cách mạng, kiên trung với lí tưởng sống tốt đời đẹp đạo mà giác ngộ cách
mạng tham gia Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam cùng đứng lên kháng
chiến chống Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hiện nay, đạo Cao Đài có trên 1 vạn chức sắc, gần 3 vạn chức việc,
khoảng 2,4 triệu tín đồ, với 958 tổ chức Họ đạo cơ sở được công nhận ở 35/38
tỉnh, thành phố có đạo Cao đài, thành lập 65 Ban Đại diện, 1.290 cơ sở thờ tự

20


(hàng năm có khoảng 4 ngàn tín đồ mới nhập môn vào đạo Cao đài).và bao
gồm 9 Hội thánh có tổ chức giáo hội gồm: Cao đài Tây Ninh, Cao đài Ban
Chỉnh đạo, Cao đài Tiên Thiên, Cao đài Minh Chơn đạo, Truyền giáo Cao
đài, Cao đài Cầu Kho Tam Quan, Cao đài Chơn lý, Cao đài Chiếu Minh Long
Châu, Cao đài Bạch y. phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Ninh, Bến Tre và
thành phố Hồ Chí Minh và phân hóa thành nhiều nhóm và không thống
nhất với nhau. Số tín đồ toàn Nam bộ lối một triệu người. Ðạo Cao Ðài
chia ra nhiều chi phái như Cao Ðài Nguyễn Ngọc Tường, Cao Ðài Câu
Khe, Minh Ký...
1.2.4. Phật giáo Hòa Hảo
Phật giáo Hòa Hảo là một trong những tôn giáo nội sinh thuần túy dân
tộc tính, đâm chồi bén rễ sâu rộng trong khu vực miền Tây Nam bộ.
Người sáng lập ra Phật giáo Hòa Hảo là Huỳnh Phú Sổ. Ông sinh năm
1918 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh An Giang. Tín đồ Phật giáo Hòa
Hảo tin ông là hậu duệ của phật thầy Tây An đã nhiều lần chuyển tiếp qua
đức bổn sư Ngô Lợi, đức Phật Trùm 1868 và Sư Vãi Bán Khoai (1902). Ông
lập đạo Hòa Hảo năm 1939 và cũng vừa đi chữa bệnh vừa đi giảng đạo. Ông
bị Pháp bắt năm 1940, cho vào nhà thương điên Chợ Quán, sau họ đưa ông về
giam Bạc Liêu. Khi Nhật hất Pháp (1945), quân đội Nhật cứu ông Huỳnh Phú
Sổ mang về Sài Gòn và trả tự do cho ông năm 1944, từ đó ông tiếp tục đi
khuyến nông và giảng đạo trong khu vực Hậu Giang... Năm 1945, ông Huỳnh
Phú Sổ có tham gia Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ và sau đó ông mất vào
năm 1947.
Phật giáo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu
Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm
1939. Do có nhiều đặc tính gần với đời sống tinh thần, tín ngưỡng của cư dân
Nam Bộ nên số lượng tín đồ theo Phật giáo Hòa Hảo và Đức giáo chủ Huỳnh

Phú Sổ ngày càng đông đảo.
21


Phật giáo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên
công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu
tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết
đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì
không thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa);
Dụng tu Tiên đạo, tiên tu Nhân đạo; Nhân đạo bất tu, Tiên tu viễn ký (Muốn
tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì
Tiên Phật còn xa vời). Phật giáo Hòa Hảo cũng chủ trương tu tại gia và chủ
trương giúp đỡ người nghèo, không có tu sĩ, không có tổ chức giáo hội mà chỉ
có một số chức sắc lo việc đạo và cả việc đời. Không có nơi thờ công cộng.
Tại mỗi thôn ấp đều có Ðộc giảng đường để giảng giáo lý Hòa Hảo.
Huỳnh Phú Sổ được đại đa số nhân dân kính trọng và tín đồ tôn là
Huỳnh Giáo chủ. Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc đã học
trong lúc đi chữa bệnh, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những
bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Tập hợp những bài thi
ca của ông sau này được tập hợp thành quyển Sấm giảng thi văn giáo lí.
Chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá
đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng. Cuối năm 1944, ông Huỳnh Phú Sổ
lập ra Việt Nam Nghĩa sĩ đảng (đảng Dân xã), Mặt trận Quốc gia thống nhất
và Mặt trận Quốc gia liên hiệp nhằm mục đích cũng cố địa vị của hoạt động
này trong hoạt động chính trị.
Trong kháng chiến chống Pháp, một số tín đồ của Phật giáo Hòa Hảo bị
lợi dụng làm tay sai cho Pháp nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận rất lớn
tín đồ kiên trung với đường lối của Đảng và với sự nghiệp kháng chiến của
đất nước, rất nhiều tín đồ đã chứng tỏ tinh thần yêu nước của mình khi công
khai đứng lên chống giặc, cùng các chiến sĩ cách mạng gia nhập lực lượng vũ

trang, sát cánh cùng nhân dân chiến đấu để giải phóng đất nước.

22


Đồng bào Phật giáo Hoà Hảo tuyệt đại bộ phận là nông dân lao động
sinh sống ở các tỉnh, thành phố phía Nam. Hiện nay, tín đồ có mặt ở 24 tỉnh,
thành phố nhưng tập trung đông tại các tỉnh, thành phố Tây Nam bộ, các tỉnh
khác tuy có nhưng số lượng ít.
Theo thống kê của Vụ Các tôn giáo khác - Ban Tôn giáo Chính phủ,
hiện nay Phật giáo Hoà Hảo có gần 1,3 triệu tín đồ. Về tổ chức, Giáo hội Phật
giáo Hoà Hảo có tổ chức 2 cấp: cấp toàn đạo có tên gọi là Ban Trị sự Trung
ương Phật giáo Hoà Hảo; cấp cơ sở xã, phường, thị trấn là Ban Trị sự Phật
giáo Hoà Hảo cơ sở. Thực hiện chủ trương tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, được sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước, cộng đồng tín đồ Phật giáo Hoà Hảo luôn đoàn kết cùng xây
dựng cuộc sống mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
1.2.5. Tin lành
Đạo Tin lành được truyền vào Việt Nam từ năm 1911 và đầu tiên chỉ
được phép hoạt động tại các vùng do người Pháp quản lí cho đến năm 1920
mới được phép hoạt động trên các vùng khác ở Việt Nam.
Tin lành ra đời gắn liền với các cuộc cách mạng tư sản ở Âu – Mĩ và
thực chất nó là kết quả của sự khủng hoảng đến mức trầm trọng về uy tín của
Giáo hội Công giáo, sự sa sút về đạo đức của hàng giáo phẩm; đồng thời còn
là kết quả của sự bế tắc của nền thần học kinh viện thời trung cổ. Bên cạnh
đó, Tin lành ra đời còn chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của phong trào văn hóa
Phục hưng và chủ nghĩa nhân văn, phong trào cải cách tôn giáo ở Đức thế kỉ
XVI gắn liền với các tên tuổi nổi tiếng như Lu-thơ, Can-vanh.
Các nhà nghiên cứu vẫn lấy mốc năm 1911 để xác định mốc du nhập

của Tin lành vào Việt Nam và sau đó chính quyền thực dân cùng với Hội
truyền giáo CMA, Hội thành khai thác đã thiết lập hệ thống các hạt Tin lành ở
3 miền Bắc, Trung Nam và đến năm 1940 bắt đầu chú ý đến hệ thống Tin
23


×