Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ THI NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.38 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THCS QUÁCH VĂN PHẨM
ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9 - NĂM HỌC 2009- 2010.
THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) (Đề 1)
(HS làm cả hai phần trắc nghiệm và tự luận lên giấy kiểm tra)
I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Trả lời bằng cách ghi đáp án đúng ra giấy kiểm tra.
Câu 1:(1đ) Chọn tên tác giả ở cột B sao cho đúng với văn bản ở cột A rồi ghi phần trả lời ra giấy
kiểm tra
Cột A Cột B Trả lời
1. Nói với con a. Lê Minh Khuê 1 + …………....
2. Những ngôi sao xa xôi b. Đen-ni-ơn Đi-phô 2 + ……………
3. Bố của Xi-mông c. Nguyễn Minh Châu 3 + ……………
4. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang đ. Giắc Lân-đơn 4 + ……………
e. Guy đơ Mô-pa-xăng
f. Y Phương
Câu 2: Bài thơ nào sau đây được nhà thơ sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt và thể hiện khát
vọng được cống hiến cho cuộc đời?
A. Viếng lăng Bác B. Mùa xuân nho nhỏ C. Nói với con D. Mây và sóng
Câu 3: Khởi ngữ trong câu: “ Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe
lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.” ( Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng) là:
A. Ông B. Vờ vờ C. Nghe lỏm D. Điều này
Câu 4: Trong các câu sao đây, câu nào có chứa thành phần biệt lập tình thái?
A. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. (Làng, Kim Lân)
B. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.(Chiếc lược ngà,
Nguyễn Quang Sáng)
C. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Lão Hạc, Nam Cao)
D. – Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. (Tắt đèn, Ngô Tất Tố)
Câu 5: Hãy cho biết những từ in đậm trong đoạn trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào?
Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng
lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau,
ướt ở má.
A. Phép nối B. Phép lặp từ ngữ C. Phép thế D. Phép trái nghĩa


Câu 6: (1đ) Sắp xếp các câu sau theo một trình tự hợp lí bằng cách điền số thứ tự cuối mỗi câu
vào ô bên dưới:
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,…
Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng. (1)
Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng ; có lời văn gợi cảm, thể
hiện rung động chân thành của người viết. (2)
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung
và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. (3)
II. TỰ LUẬN (7điểm)
Câu 7: (2đ) Thế nào là thành phần cảm thán? Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng thành phần cảm
thán. Gạch chân thành phần cảm thán đó.
Câu 8: (5đ) Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau:
“ …Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc...”
( Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
Đề 2: Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của
Nguyễn Quang Sáng.
………. Hết……….

×