Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

E12. Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT 2007, môn Ngoại ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.68 KB, 10 trang )

1/10
Hướng dẫn ôn tập các môn Ngoại ngữ thi tốt nghiệp THPT
Dưới đây là hướng dẫn ôn tập cụ thể cho từng môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp và Tiếng Nga.
TIẾNG ANH
Với môn Tiếng Anh, thí sinh cần ôn tập để nắm vững các dạng bài kiểm tra trắc nghiệm
khách quan với dạng câu hỏi đã lựa chọn (multiple choice questions) và nắm vững các kiến
thức cơ bản dưới đây:
A. CHƯƠNG TRÌNH HỌC 3 NĂM (HỆ HỌC BẮT ĐẦU)
Về chủ điểm
- Về bản thân.
- Sở thích cá nhân.
- Đất nước, con người nước Anh.
- Việc học tiếng Anh.
- Tiểu sử một số danh nhân.
- Sức khoẻ.
- Môi trường.
Về đọc hiểu: Đọc hiểu nội dung chính các đoạn văn (khoảng 100-150 từ) về các chủ điểm
đã học.
Về kiến thức ngôn ngữ
* Động từ (verbs):
- Yêu cầu nắm được dạng và cách dùng của các thời: Simple present, Present continuous,
Present perfect, Simple past, Past continuous, Simple future.
- Dạng bị động (Passive Voice) của động từ với các thời nêu trên.
- Dùng dạng V-ing của động từ khi đi sau một số động từ như: hate, like, enjoy, start,
begin, stop, Do you mind..., I don’t mind…, be fed up with, be afraid of, be interested in, be
bored with, be fond of, …
- Modal verbs: nắm được dạng và cách dùng của các Modal verbs: can, may, must,
should,...
* Danh từ (Nouns)
- Danh từ số ít, số nhiều.
- Danh từ đếm được và không đếm được.


- Nhận biết được một số cách hình thành danh từ bằng cách thêm các hậu tố: -tion, - ment,
-er, …
2/10
*Tính từ (Adjectives)
- Nhận biết được tính từ, vị trí của tính từ trong câu.
- So sánh tính từ.
* Trạng từ (Adverbs)
- Nhận biết được trạng từ, vị trí của trạng từ trong câu.
- So sánh trạng từ.
* Đại từ (Pronouns)
- Nắm được dạng và cách dùng của các đại từ.
- Cách dùng của các đại từ quan hệ (Relative pronouns): which, who, that,...
* Quán từ (Articles): Nhận biết được dạng các quán từ: a, an, the.
* Giới từ (Prepositions): Nhận biết được một số giới từ: Giới từ chỉ thời gian, chỉ vị trí,
phương hướng, mục đích,...
* Nắm vững các loại câu đơn cơ bản với các dạng tường thuật, phủ định và nghi vấn, đặc
biệt là trật tự từ trong các loại câu.
* Nắm vững cách sử dụng các câu phức với các liên từ, đại từ quan hệ (xác định)
* Nắm vững cách sử dụng các câu điều kiện loại I và II.
B. CHƯƠNG TRÌNH HỌC 7 NĂM (HỆ HỌC NỐI TIẾP)
Chương trình dành cho những học sinh đã học tiếng Anh từ lớp 6 đến lớp 12 theo bộ sách
giáo khoa "English 10, 11, 12", của Nhà xuất bản Giáo dục.
Về chủ điểm
- Về con người và đất nước Anh, các nước nói tiếng Anh.
- Tiếng Anh và việc học tiếng Anh.
- Cuộc sống của thanh niên nói chung.
- Nghề nghiệp.
- Môi trường sống và việc bảo vệ môi trường.
- Phong tục tập quán.
- Giao thông.

- Y tế và sức khoẻ.
- Một số ngành khoa học.
3/10
Về đọc hiểu: Đọc hiểu nội dung các đoạn văn (khoảng 150-200 từ) thuộc các chủ điểm đã
học.
Về kiến thức ngôn ngữ: Nắm được một số kiến thức ngôn ngữ cơ bản như yêu cầu trong
chương trình dành cho hệ học 3 năm nhưng yêu cầu nắm vững và vận dụng cao hơn.
Ngoài ra cần chú trọng một số kiến thức sau:
- Nắm được dạng và cách sử dụng các thời Past perfect, Present perfect continuous.
- Hiểu và sử dụng được dạng V-ing của động từ.
- Động từ nguyên thể có và không có "to".
- Cấu tạo từ: sử dụng được một số thành tố phụ (tiền tố, hậu tố) đã học để tạo từ.
- Nắm vững cách sử dụng các loại câu điều kiện (loại I, II và III).
- Sử dụng được cách nói gián tiếp (Reported speech) trong các loại câu cơ bản.
C. CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÂN BAN THÍ ĐIỂM
Nắm chắc nội dung kiến thức chương trình lớp 12 theo sách giáo khoa thí điểm Tiếng Anh
– 12 (gồm hai bộ sách). Chú trọng những vấn đề cụ thể sau:
1. Kĩ năng
Nghe: Nghe hiểu ý chính các đoạn văn khoảng 100-120 từ về những chủ điểm và nội dung
ngôn ngữ đã học trong SGK lớp 12.
Đọc: Đọc hiểu nội dung các đoạn văn (khoảng 130-150 từ) về các chủ điểm đã học.
Viết: Viết bài văn có hướng dẫn (guided writing) về các nội dung đã học trong SGK lớp 12
như: Writing about family rules, Writing a letter of application, Describing the world in
which you would like to live in the year 2020, Writing a paragraph expressing a point of
view, Describing/Interpreting graphs...
2. Kiến thức ngôn ngữ
Nắm vững các kiến thức như yêu cầu của chương trình học 7 năm và thêm:
- Nắm vững cách sử dụng các từ: but, although, in spite of, despite, so, however, therefore.

- Sử dụng được các mệnh đề (Adverbial clauses of time, reason,...).

- Dạng bị động với các động từ khiếm khuyết (Passive with modals).
3. Chủ điểm
- Home life
- Cultural diversity
- School education system
4/10
- Higher education
- Life in the future
- Endangered species
- Sports
- Women in society
TIẾNG PHÁP
CHỦ ĐIỂM
A. Chủ điểm chung cho 3 chương trình và SGK
1. Nhà trường, gia đình, thể thao, du lịch.
2. Một số thành tựu khoa học kĩ thuật (năng lượng mặt trời, máy tính điện tử,...).
3. Bảo vệ sức khỏe: chống thuốc lá, chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường sinh thái.
B. Chủ điểm bổ sung chung cho chương trình và SGK hệ 7 năm cải cách giáo dục và
chương trình và SGK thí điểm
1. Nghề nghiệp và hướng nghiệp
3. Nước Pháp và các nước cộng đồng Pháp ngữ
4. Các vấn đề xã hội
5. Văn hóa và văn học Pháp
6. Các danh nhân lịch sử
C. Chủ điểm riêng của chương trình sách giáo khoa 7 năm cải cách giáo dục
1. Lãnh tụ (Bác Hồ, Lê-nin)
2. Giáo dục dân số
3. Bảo vệ hòa bình và hợp tác kinh tế
D. Chủ đề riêng cho chương trình và sách giáo khoa mới đang thí điểm
Đời sống tình cảm của thanh thiếu niên

KIẾN THỨC NGÔN NGỮ
A. Về từ vựng
1. Từ vựng được chọn và dạy theo các chủ điểm quy định trong mỗi chương trình và sách
giáo khoa tương ứng.
2. Sơ lược về cấu tạo từ của tiếng Pháp (từ gốc - tiền tố - hậu tố).
3. Từ cùng họ (mots de même famille) - Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa.
5/10
4. Từ kép, từ đồng âm (trong các chương trình 7 năm cải cách giáo dục và thí điểm).
B. Ngữ pháp
1. Le nom: giống, số.
2. Les déterminants:
- Quán từ (xác định, không xác định, bộ phận, rút gọn).
- Tính từ sở hữu, tính từ để trỏ, tính từ không xác định.
3. Les adjectifs qualificatifs: giống, số.
4. Les verbes:
- Hình thái và cách dùng.
- Hợp giữa phân từ quá khứ và chủ ngữ, bổ ngữ trực tiếp.
5. Modes et temps:
-Les temps de l’indicatif:
Chung cho cả 3 chương trình
+ Le présent,
+ Le futur proche,
+ Le futur simple,
+ Le passé récent,
+ Le passé composé,
+ L’imparfait,
Cho các chương trình 7 năm cải cách giáo dục và thí điểm
+ Le futur antérieur
+ Le plus-que-parfait
Cho riêng chương trình cải cách giáo dục

+ Le subjonctif passé.
- Le subjonctif (présent)
- L’impératif
- Le conditionnel (présent)
- L’infinitif.
6. L’adverbe (các đại từ chỉ mức độ hành động, trạng thái)

×