Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ VI KHUẨN GÂY BỆNH TRỨNG CÁ Probionibacterium acnes CỦA CAO CHIẾT TỪ CÂY TRỨNG CÁ (Muntingia calabura L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC-ĐIỀU DƯỠNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC
MÃ SỐ: 52120401

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ VI KHUẨN
GÂY BỆNH TRỨNG CÁ
Probionibacterium acnes CỦA CAO CHIẾT TỪ
CÂY TRỨNG CÁ (Muntingia calabura L.)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. DƯƠNG THỊ BÍCH

SINH VIÊN THỰC HIỆN
LÊ PHƯỢNG HIỆP
MSSV: 12D720401113
LỚP: ĐH DƯỢC 7B

Cần Thơ, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, em đã học hỏi được rất nhiều kiến
thức, kỹ năng và kinh nghiệm quý báu từ quý Thầy, Cô và Bạn bè. Em xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến:
Cô Ths. Dương Thị Bích - người hướng dẫn đề tài đã tận tình giúp đỡ, đóng
góp ý kiến cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Quý Thầy Cô Bộ môn Vi Sinh-Ký
Sinh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập
và làm việc tại trường.


Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Ths. Đỗ Văn Mãi, Thầy Nguyễn Văn
Hiền, Cô Quách Thị Thu Hằng, Cô Nghị Ngô Lan Vi đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý và
truyền đạt những kinh nghiệm quý giá để em thực hiện tốt bài khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp gồm Thầy
PGS. TS Trần Công Luận, Thầy PGS. TS Nguyễn Văn Bá, Thầy Ths. Đỗ Văn Mãi đã
nhận xét và đưa ra ý kiến giúp em hoàn thiện bài khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cha mẹ và những người thân yêu đã
động viên, tiếp sức em trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn các bạn trong tập thể lớp ĐH Dược 7B và tất cả mọi người đã giúp đỡ
và đóng góp ý kiến cho mình trong suốt quá trình học tập.
Cuối lời, xin kính chúc quý Thầy, Cô, Cha, Mẹ, Anh, Chị và các bạn luôn khoẻ
mạnh và thành công trong cuộc sống.
Chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 7 tháng 7 năm 2017
Lê Phượng Hiệp

i


LỜI CAM KẾT
Em xin cam đoan đây là nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả trình bày
trong bài khóa luận này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ khóa luận
nào trước đây.

Ngày 14 tháng 6 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Lê Phượng Hiệp

ii



TÓM TẮT NỘI DUNG
Kháng sinh tổng hợp được sử dụng trong điều trị bệnh trứng cá hiện nay thường dẫn
đến khả năng đề kháng thuốc. Trong những năm gần đây, cây Trứng cá (Muntingia
calabura L.) được các nhà khoa học quan tâm do chứa nhiều hợp chất sinh học có khả năng
kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hoá cao. Vì vậy với mục tiêu đề tài là đánh giá và
so sánh khả năng ức chế vi khuẩn Propionibacterium acnes từ các bộ phận cây Trứng cá rất
cần thiết. Lá, vỏ thân, quả chín và quả non cây Trứng cá (Muntingia calabura L.) được chiết
xuất bằng hệ thống đun hồi lưu với dung môi ethanol 96 % thu được bốn loại cao chiết. Khả
năng kháng khuẩn của cao chiết từ cây Trứng cá được khảo sát bằng phương pháp khuếch
tán trên giếng thạch trên dòng vi khuẩn P. acnes 134N lưu trũ tại phòng thí nghiệm Vi sinh
trường Đại học Tây Đô. Kết quả thí nghiệm hoạt tính kháng khuẩn cho thấy tất cả các loại
cao chiết từ bộ phận cây Trứng cá đều có hoạt tính ức chế dòng vi khuẩn Propionibacterium
acnes 134N. Qua so sánh kích thước khoảng vô khuẩn, cao chiết từ lá Trứng cá có khả năng
ức chế dòng vi khuẩn P. acnes 134N cao nhất trong bốn loại cao khảo sát, ở nồng độ 200
mg/ml; 100 mg/ml và 50 mg/ml lần lượt là 23 ± 1,732 mm; 19 ± 0,000 mm; 16,33 ± 2,082
mm. Giá trị MIC của cao chiết từ lá Trứng cá đối với dòng vi khuẩn P. acnes 134N là 10
mg/ml. Đồng thời tiến hành định tính các hợp chất sinh học trong cao chiết từ lá Trứng cá,
kết quả thu được cao chiết ethanol từ lá Trứng cá có chứa hợp chất sinh học như flavonoid,
saponin, tanin. Từ kết quả đề tài cho thấy, cao chiết ethanol từ lá, vỏ thân, quả chín và quả
non Trứng cá là một nguồn nguyên liệu tự nhiên, tiềm năng cho những nghiên cứu sâu hơn
trong điều trị bệnh trứng cá, đặc biệt là nguyên nguyên liệu từ lá Trứng cá.
Từ khóa: cây Trứng cá, Propionibacterium acnes, tính kháng khuẩn

iii


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT NỘI DUNG ................................................................................................. iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH TRỨNG CÁ ...................................................................3
2.1.1. Phân loại bệnh trứng cá .........................................................................................3
2.1.2. Cơ chế gây bệnh trứng cá ......................................................................................4
2.1.3. Những phương pháp điều trị bệnh trứng cá hiện nay ............................................5
2.2. VI KHUẨN PROPIONIBACTERIUM ACNES .......................................................9
2.2.1. Đặc điểm của vi khuẩn Propionibacterium acnes.................................................9
2.2.2. Cơ chế gây bệnh trứng cá vi khuẩn Propionibacterium acnes ...........................10
2.3. TỔNG QUAN VỀ CÂY TRỨNG CÁ ...................................................................12
2.3.1 Nguồn gốc cây Trứng cá ......................................................................................12
2.3.2. Phân loại cây trứng cá .........................................................................................13
2.3.3. Thành phần hoá học và các hợp chất tiêu biểu của cây Trứng cá .......................13
2.3.4. Tác dụng dược lý cây Trứng cá ...........................................................................15
2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CAO CHIẾT TỪ CÂY TRỨNG
CÁ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC..................................................................................18
2.4.1. Tình hình nghiên cúu và ứng dụng cao chiết từ cây Trứng cá trên thế giới........18
2.4.2. Tình hình nghiên cúu và ứng dụng cao chiết từ cây Trứng cá ở Việt Nam ........19
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................20
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .................................................................................20
iv



3.2. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ...........................................................................20
3.2.1. Nguyên vật liệu ....................................................................................................20
3.2.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ............................................................................20
3.2.3. Hóa chất và môi trường .......................................................................................20
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................21
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................21
3.3.2. Cỡ mẫu.................................................................................................................21
3.3.3. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................................21
3.3.4. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................22
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................................31
3.5. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU ..........................................................................................31
3.6. VẤN ĐỀ Y ĐỨC ....................................................Error! Bookmark not defined.
3.7. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI SỐ ......................................................................31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................32
4.1. KẾT QUẢ ...............................................................................................................32
4.1.1. Chiết cao ..............................................................................................................32
4.1.2. Nuôi cấy và định danh vi khuẩn Propionibacterium acnes ................................32
4.1.3. Khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn Propionibacterium acnes của cao chiết cây
Trứng cá. ........................................................................................................................36
4.1.4 Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của cao lá cây Trứng cá trên vi khuẩn
Propionibacterium acnes...............................................................................................38
4.1.5. Định tính một số hợp chất thiên nhiên trong cao chiết từ lá Trứng cá ................40
4.2. THẢO LUẬN .........................................................................................................41
4.2.1. Chiết cao ..............................................................................................................41
4.2.2. Phân lập và định danh vi khuẩn ...........................................................................41
4.2.3. Khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn Propionibacterium acnes của cao chiết cây
trứng cá ..........................................................................................................................42
4.2.4. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của cao lá trứng cá trên vi khuẩn
Propionibacterium acnes...............................................................................................43
4.2.5.


Định tính một số hợp chất thiên nhiên trong cao chiết ethanol lá Trứng cá ....44
v


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................46
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................46
5.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................47
PHỤ LỤC ......................................................................................................................56
Phụ lục 1: Tổng hợp số liệu thí nghiệm.........................................................................56
Phụ lục 2: Kết quả phân tích thống kê ...........................................................................57

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tác dụng các chất sử dụng trong điều trị mụn trứng cá ..................................9
Bảng 2.2. Sản phẩm ngoại bào P. acnes........................................................................11
Bảng 2.3. Khảo sát sơ bộ thành phần các hợp chất có chứa trong quả Trứng cá ..........14
Bảng 3.1: Công thức môi trường TYEG agar ...............................................................21
Bảng 3.2. Định tính một số hợp chất trong dịch chiết ethanol cao chiết trứng cá ........30
Bảng 4.1. Kết quả độ ẩm cao cây Trứng cá...................................................................32
Bảng 4.2. Kết quả hiệu suất chiết cao từ cây Trứng cá .................................................32
Bảng 4.3. Khả năng ức chế vi khuẩn P. acnes của các loại cao ethanol cây trứng cá
bằng phương pháp khuếch tán trên giếng thạch. ...........................................................36
Bảng 4.4. Kết quả nồng độ ức chế vi khuẩn tối thiểu (MIC) của cao chiết lá Trứng cá
đối với vi khuẩn P. acnes. .............................................................................................39
Bảng 4.5. Kết quả định tính một số hợp chất trong dịch chiết ethanol của lá Trứng cá

.......................................................................................................................................40

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1. Nang tuyến bã nhờn ........................................................................................5
Hình 2.2. Vi khuẩn P. acnes ..........................................................................................10
Hình 2.3. Cây trứng cá...................................................................................................12
Hình 2.4. Quả non và quả chín cây Trứng cá ................................................................13
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí chiết cao từ các bộ phận cây Trứng cá ......................................23
Hình 3.2. Sơ đồ nuôi cấy và phân lập vi khuẩn Proionibacterium acnes từ mẫu lưu trữ
.......................................................................................................................................26
Hình 3.3. Sơ đồ khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn P. acnes của cao chiết .................29
Hình 3.4. Sơ đồ bố trí tổng quát thí nghiệm ..................................................................31
Hình 4.1. Khuẩn lạc dòng vi khuẩn phân lập trên môi trường TYEG agar có bổ sung
0,002 % bromocresol purple..........................................................................................33
Hình 4.2. Hình thái tế bào vi khuẩn P. acnes dưới kính hiển vi ...................................33
Hình 4.3. Thử nghiệm catalase trên dòng vi khuẩn 134N .............................................34
Hình 4.4. Kiểm tra khả năng sinh indol trên dòng vi khuẩn 134N ...............................34
Hình 4.5. Kiểm tra khả năng phản nitrat hóa trên dòng vi khuẩn 134N .......................35
Hình 4.6. Kiểm tra khả năng làm dịch hóa gelatin trên dòng vi khuẩn 134N ...............35
Hình 4.7. Khả năng ức chế vi khuẩn P. acnes của cao chiết ethanol các bộ phân cây
Trứng cá ở nồng độ 200 mg/ml; 100 mg/ml; và 50 mg/ml. ..........................................37
Hình 4.8. Vòng vô khuẩn của cao chiết ethanol lá Trứng cá ức chế vi khuẩn P. acnes ở
nồng độ 200 mg/ml; 100 mg/ml và 50 mg/ml ...............................................................38
Hình 4.9. Giá trị MIC của cao chiết lá Trứng cá ức chế vi khuẩn P. acnes ..................39

viii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHI

Brain Heart Infusion Broth

DMSO

Dimethyl Sulfoxide

DNA

Deoxyribo Nucleic Acid

DPPH

2,2-diphenylpicrylhydrazyl

ED50

Effective dose 50

IC50

Inhibitory concentration

M. calabura

Muntingia calabura L.


MIC

Minimum inhibitory concentration

MBC

Minimum bactericidal concentration

P. acnes

Proipionibacterium acnes

TYEG

Tryticase-Yeast extract-Heart extract-Glycerol

v/v

Volume per volume

w/v

Weight per volume

ix


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Bệnh trứng cá là bệnh lý về da thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt

là giai đoạn dậy thì, có khoảng 80 % thanh niên Việt Nam bị bệnh trứng cá với mức độ
nặng nhẹ khác nhau (Phạm Văn Hiển, 1997). Bệnh trứng cá thường xuất hiện vùng da
mặt, lưng và ngực. Tuy ít ảnh hưởng sức khoẻ nhưng ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý,
thẩm mỹ và giao tiếp xã hội của bệnh nhân. Nghiên cứu ở thanh thiếu niên bị bệnh
trứng cá cho thấy mức độ lo lắng, ngại giao tiếp cao hơn so với người bệnh động kinh
hay hen suyễn (Mallon et al., 1999). Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trứng cá như mất
cân bằng nội tiết tố, nhiễm khuẩn, do căng thẳng, chế độ dinh dưỡng hay mỹ phẩm
(Park et al., 2004). Vi khuẩn P. acnes được xem là một trong các nguyên nhân chính
gây bệnh trứng cá (Jappe, 2002). Tại bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh khảo
sát 87 trường hợp bệnh nhân trứng cá có 42 trường hợp (chiếm 48,3 %) phân lập được
vi khuẩn P. acnes (Nguyễn Thanh Hùng, 2013)
Kháng sinh, retinoid và một số chất khác như benzoyl peroxid, acid salicylic,
acid azelaic và anpha-hydroxy cho tác dụng điều trị bệnh trứng cá thông thường
(Leyden, 2003). Tuy nhiên các thuốc này kèm theo các tác dụng phụ như kích ứng da,
lột da, sạm da (Kennedy et al., 1995) và thời gian điều trị kéo dài dẫn đến hiện tượng
kháng thuốc kháng sinh và thuốc trị mụn (Leyden, 2003). Vì vậy việc tiếp cận các liệu
pháp điều trị có nguồn gốc thực vật, đặc biệt là những dược liệu sử dụng phổ biến
trong dân gian điều trị bệnh trứng cá đang được nhiều nước trên Thế giới và Việt Nam
quan tâm. Mục đích nhằm tìm những thuốc mới có hiệu quả, không gây tác dụng phụ
so với các thuốc có nguồn gốc hóa dược và góp phần tận dụng nguồn dược liệu có sẵn
là rất cần thiết.
Cây Trứng cá hay còn gọi là Mật sâm trong những năm gần đây được các nhà
khoa học quan tâm do chứa nhiều hợp chất sinh học có khả năng kháng khuẩn, kháng
viêm và chống oxy hóa cao. Lá, vỏ thân, quả và rễ sử dụng như một phương thuốc dân
gian điều trị sốt, cảm lạnh, bệnh tiêu hoá, thuốc kháng khuẩn ở khu vực Đông Nam Á.
Các nghiên cứu đã chứng minh những hợp chất có nguồn gốc từ dược liệu có khả năng
kháng vi sinh vật, kháng oxy hoá bao gồm tanin, flavonoid, phenolic (Chenwitheesuk
et al., 2005). Theo các nghiên cứu một số hợp chất phân lập từ cây Trứng cá như
flavonoid, tanin, phenolic (Keneda (1991), Su (2003), Chen (2005)) có khả năng
chống các tế bào ung thư và kháng khuẩn. Mặt khác cây Trứng cá là loại cây ven

đường được trồng khá phổ biến tại các nước Nam Mỹ và khu vực Đông Nam Á (Chin,
1989), dễ thu hái và rẻ tiền là nguồn nguyên liệu sẵn có dễ tìm.

1


Với những lí do trên đề tài “Khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh mụn
trứng cá Propionibacterium acnes của cao chiết từ cây Trứng cá (Muntingia
calabura L.)” đã được thực hiện với mục đích cụ thể sau:
1) Xác định và so sánh khả năng ức chế vi khuẩn Propionibacterium acnes của
cao chiết từ lá, vỏ thân, quả chín và quả non cây Trứng cá (Muntingia calabura L.)
2) Định tính một số hợp chất thiên nhiên có trong cao chiết từ Cây Trứng cá cho
hoạt tính kháng khuẩn cao nhất.

2


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH TRỨNG CÁ
Bệnh trứng cá được mô tả sớm nhất trong các bài viết Hy Lạp cổ đại của bác sĩ
Byzantine Aetius Amidenus. Từ “acne” xuất phát từ acme trong tiếng Hy Lạp có nghĩa
là “điểm” hoặc “tại chỗ”, acme viết sai thành acne và được sử dụng đến ngày nay
(Humgara et al., 2013).
Bệnh trứng cá là bệnh về da phổ biến nhất đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Bệnh trứng cá không thể định nghĩa là bệnh truyền nhiễm vì vi khuẩn gây mụn không
chỉ hiện diện trên da người bệnh mà còn trên da người khoẻ mạnh. Bệnh trứng cá được
hình thành do sự tăng tiết chất nhờn, tế bào phễu bị sừng hoá làm tắc nghẽn cổ nang
lông, sự gia tăng mật độ vi khuẩn bên trong nang lông và sử dụng tế bào chết cùng với
chất nhờn phát triển tạo thành nhân mụn nhỏ (microcomedone) không thể phát hiện
bằng mắt thường (Plewig và Kligman, 2000)

2.1.1. Phân loại bệnh trứng cá
Theo Phạm Hoàng Khâm (2011) bệnh trứng cá được chia thành 2 dạng là tổn
thương không viêm như mụn đầu trắng (whitehead) và mụn đầu đen (blackhead) và
dạng viêm bao gồm sẩn, mụn mủ, mụn bọc, mụn nang.
- Mụn đầu đen hình thành do chất bã bài tiết và tế bào chết làm tắc lỗ nang lông nhưng
bề mặt da hở nên nhân mụn bị không khí oxy hoá tạo màu đen. Nhìn vào nang lông
thấy màu đen nên gọi là mụn đầu đen hay mụn có cấu trúc mở.
- Mụn đầu trắng hình thành khi có quá nhiều chất dầu và tế bào chết gây bít tắc lỗ
nang lông và không hở ra da, nên gọi là “nhân đóng”.
Theo Hayashi et al., 2008 sử dụng hình thái và số lượng tổn thương phân chia
bệnh thành 3 mức độ: nhẹ, trung bình và nặng
- Bệnh trứng cá nhẹ: từ 0 - 5 nốt viêm, thương tổn là một vài mụn đầu trắng, mụn đầu
đen.
- Bệnh trứng cá trung bình: từ 6 - 20 nốt viêm, thương tổn gồm nhiều mụn đầu trắng,
mụn đầu đen đồng thời có thêm sẩn, mụn mủ.
- Bệnh trứng cá nặng: từ 21 - 50 nốt viêm, thương tổn gồm nhiều mụn mủ, nang, nốt
sẹo.
Theo Tutakne (2003) phân loại bệnh theo bốn cấp độ:
- Cấp 1: mụn trứng cá (comedones, mụn đầu trắng, mụn đầu đen), sẩn (Papules)
- Cấp 2: mụn trứng cá, vài mụn mủ (pustule)
- Cấp 3: mụn mủ, nốt sần (nodules), áp xe (abscess)
- Cấp 4: các u nang (cyst), áp xe, sẹo (scar)

3


2.1.2. Cơ chế gây bệnh trứng cá
Những yếu tố chính gây bệnh trứng cá là nội tiết tố kích thích tiết bã nhờn, sự
sừng hoá (Keratin hoá) bất thường của phễu nang lông, tăng số lượng vi sinh vật trên
da và phản ứng viêm của tế bào chủ. Trong đó sự tăng tiết bã nhờn được coi là điều

kiện cần, phản ứng viêm được xem là yếu tố then chốt, còn vi khuẩn P. acnes đóng vai
trò quan trọng gây ra bệnh trứng cá (Loveckova el al., 2002). Ngoài ra còn các yếu tố
khác như yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường làm việc, khí hậu, lạm dụng
mỹ phẩm cũng có liên qua đến tình trạng bệnh trứng cá (Nguyễn Thanh Hùng và
Nguyễn Tất Thắng, 2013)
2.1.2.1. Sự tăng sinh tiết bã nhờn
Bã nhờn được sản xuất bởi tuyến nhờn, chúng có ở mọi nơi trên cơ thể đặc biệt
ở trán, cằm và lưng, có rất ít ở tay hoặc chân, không có ở lòng bàn tay và lòng bàn
chân. Có hai quá trình liên quan đến sự tổng hợp chất béo của bã nhờn: quá trình tổng
hợp triglycerid, acid béo tự do, wax ester, sterol ester và quá trình tổng hợp squalen và
cholesterol (Downie et al., 2004). Hầu hết các tuyến bã nhờn đổ vào nang lông trên bề
mặt da để giữ ẩm cho làn da. Những người bị bệnh trứng cá thường có tuyến bã nhờn
tiết nhiều chất nhờn trên mức cần thiết. Chất nhờn sẽ tích tụ trong lỗ chân lông dẫn
đến tắc lỗ chân lông hình thành nhân trứng cá. Thành phần chất nhờn trên da bệnh
nhân bệnh trứng cá thường có squalen và wax ester cao hơn bình thường và các acid
béo tự do (như linoleic) thấp hơn bình thường. Sự thiếu hụt acid linileic là yếu tố quan
trọng gây mụn trứng cá (Downie et al., 2004). Acid linoleic điều khiển quá trình tiết
của interleukin (IL-8), gây ra phản ứng viêm (Zouboulis, 2001)
2.1.2.2. Rối loạn bong sừng (sự sừng hoá bất thường ở lỗ chân lông)
Rối loạn bong sừng là hiện tượng lớp tế bào chết ngoài cùng khu vực gần
miệng lỗ chân lông kết chặt với nhau và không bong ra, dần dần tạo thành nhiều lớp tế
bào chết xếp chồng lên nhau. Lớp tế bào chết này sẽ gây hẹp lỗ chân lông dẫn đến bít
tắc lỗ chân lông tạo nên môi trường kỵ khí với nhiều chất nhờn thuận lợi cho vi khuẩn
phát triển gây ra mụn (Thiboutot et al., 2009)
2.1.2.3. Vi khuẩn gây bệnh trứng cá:
Các chủng vi khuẩn Staphylococcus epidermidis, Propionibacterium
granulosum, Propionibacterium avidum, Propionibacterium acnes đã được chứng
minh hệ vi sinh vật tham gia vào sự phát triển của bệnh trứng cá, trong đó P. acnes
được xem là tác nhân gây bệnh trứng cá chính (Hamnerius, 1996).
Propionibacterium acnes thuộc chủng vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, khuẩn lạc màu

vàng nhạt hoặc vàng đậm (do khả năng sinh acid propionic) trên môi trường TYEG
agar (có bổ sung bromocresol purple), tế bào hình que, dương tính với catalase. Trong
4


dòng vi khuẩn thuộc giống Propionibacterium thì P. granulosum và P. avidum không
có khả năng sinh tryptophan, trong khi P. acnes cho kết quả dương tính. Đây là một
trong những đặc điểm quan trọng giúp phân lập được các dòng P. acnes (Kishishita et
al., 1980).
2.1.2.4. Phản ứng viêm
Tại các tuyến bã nhờn P. acnes tiết ra lipase phân giải triglyceride thành các
acid béo tự do và glycerol. Các acid béo tự do khuyếch tán qua thành nang lông, thu
hút bạch cầu trung tính đa nhân, chúng có khả năng phá vỡ các nang lông bởi các
enzym thuỷ phân lysosom, gây ra phản ứng viêm ở lớp hạ bì (Weeks et al., 1977;
Pawin et al., 1998)

Hình 2.1. Nang tuyến bã nhờn (Degitiz et al., 2007)
A. Nang tuyến bã nhờn bình thường B. Nhân mụn C. Nang bị vỡ do viêm
2.1.3. Những phương pháp điều trị bệnh trứng cá hiện nay
Bệnh trứng cá liên quan đến nhiều yếu tố gây bệnh nên điều trị phức tạp việc
điều trị phải dựa trên từng cá thể bệnh mức độ trầm trọng của bệnh, nguyên nhân gây
bệnh mà sử dụng thuốc tại chổ hay toàn thân hoặc kết hợp cả hai để đạt hiệu quả cao.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trứng cá mang lại kết quả đáng kể
nhưng thời gian điều trị kéo dài và kèm theo tác dụng phụ không mong muốn.
2.1.3.1. Sử dụng kháng sinh
Theo một số phác đồ điều trị kháng sinh thường sử dụng là clindamycin,
erythromycin, tetracylin.
- Dung dịch clindamycin 1 % có hiệu quả trong việc làm giảm vi khuẩn P.acnes
(thường gặp ở vùng da nhờn), có tác dụng tốt đối với mụn mủ, sẩn mủ, nhưng với
nang mụn và nhân mụn thì thuốc ít có hiệu quả.

- Dung dịch erythromycin 4 % có tác dụng giống clindamycin. Sau khi dùng khoảng
12 tuần, khoảng 2/3 bệnh nhân có kết quả tốt.

5


- Khi điều trị kháng sinh tại chỗ thất bại (6 - 8 tuần), nên phối hợp kháng sinh toàn
thân cùng với kháng sinh tại chỗ như: tetracyclin: 500mg x 2 lần/ngày; erythromycin
500 mg x 2 lần/ngày; roxithromycin 150 mg x 2 lần/ngày; levofloxacin 500 mg x 2
lần/ngày.
Các loại kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn P. acnes làm giảm viêm
nhưng tác dụng trong điều trị bị giảm do khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gây mụn
(Shimonart và Dramaix, 2005). Kháng sinh trong điều trị vi khuẩn mụn trứng cá P.
acnes đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Năm 1976, Leyden chưa phát hiện sự kháng
kháng sinh của vi khuẩn P. acnes (Leyden, 1976). Năm 1979, Crawford cùng cộng sự
đã công bố kháng sinh kháng vi khuẩn P. acnes là erythromycin và clindamycin với tỷ
lệ mức 20 % .Tỷ lệ kháng kháng sinh 20 % năm 1978 và lên 68 % năm 1996. Theo
một số điều tra gần đây, các nước Địa Trung Hải có tỷ lệ đề kháng của P. acnes cao
nhất với erythromycin và clindamycin. Ở Tây Ban Nha tỷ lệ kháng với hai loại kháng
sinh này lần lượt là 91 % và 92,4 %. Ở Hy Lạp, tỷ lệ P. acnes đề kháng cả hai loại
erythromycin và clindamycin là 75,3 % và ở Italia là 59,5 % (Ross et al., 2002). Theo
Dreno et al., 2001 công bố tỷ lệ dòng vi khuẩn P. acnes phân lập từ bệnh nhân chủ yếu
là bị tổn thương kèm theo viêm, kháng lại erthromycin 52 %. Những loại kháng sinh
điều trị bệnh trứng như ampicilin, erythromycin, roxithromycin, clindamycin được
khuyến cáo không sử dụng điều trị dài hạn (quá 3 tháng) (Nishijima, 2000). Khả năng
kháng thuốc của vi khuẩn gây mụn không chỉ lây lan giữa các dòng vi khuẩn trên da
người bệnh mà còn lây truyền qua người thân và những người mà họ tiếp xúc (Sheafer
et al., 2001). Khả năng đề kháng thuốc kháng sinh của P.acnes có liên quan đến đột
biến gen trên 16S và 23S-rRNA, được phân lập ở các nước Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ và
Châu Âu (Ross et al., 2002). Đột biến gen 23-rRNA kháng lại kháng sinh thuộc nhóm

macrolid- lincosamidestreptogramin B, đặc biệt là erythromycin và clindamycin (Ross
et al,. 2002). Tại Việt Nam, khảo sát 87 bệnh nhân tham gia nghiên cứu tạo phòng
khám bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ đề kháng kháng sinh như sau
lindamycin 88,1 %; azthromycin 16,7 %; tetracyclin 0 %, doxycylin 0 %; minocyclin
0 %; trimethroprim/sulfamethoxazol 95,2 % (Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Tất
Thắng, 2013). Bên cạnh khả năng kháng kháng sinh trong điều trị bệnh trứng cá, các
loại kháng sinh thường gây một số tác dụng không mong muốn như kích ứng da, mẫn
ngứa, khô da, da mẫn cảm với ánh sáng (Nguyễn Hữu Sáu, 2010). Vì vậy việc lựa
chọn thuốc phải phù hợp với từng bệnh nhân, từng thể bệnh và tuân thủ theo điều trị
của thầy thuốc mới đạt kết quả mong muốn.

6


2.1.3.2. Các Peroxid
Là loại thuốc sát khuẩn có tác dụng chống vi khuẩn gây mụn, kháng viêm,
benzoyl peroxid làm giảm nhanh số lượng P. acnes tại vùng thương tổn đồng thời
thuốc làm giảm lượng acid béo trên bề mặt da và ức chế tạo nhân trứng cá. Benzoyl
peroxid có tác dụng tốt đối với trứng cá có viêm ở mức độ nhẹ hay trung bình. Nên
dùng thuốc có nồng độ từ 2,5 - 5 % bôi vùng mặt, vùng lưng có thể dùng thuốc với
nồng độ cao hơn từ 5 - 10 %, khởi đầu có thể bôi ngày 2 lần, khi bệnh giảm tuần bôi 1
- 2 lần. Nên sử dụng công thức có chất nền là nước (water-basedformulation) vì ít kích
ứng da hơn loại cồn. Thuốc này thường gây kích thích da và lột da. Cần tránh nắng
trong thời gian sử dụng thuốc vì ánh nắng làm cho da cháy đỏ, đen sạm (Simonart và
Dramaix, 2005). Nếu dùng đồng thời với kem chống nắng có chứa acid
paraaminobenzoic sẽ làm da sậm màu một thời gian (Lê Kim Duệ, 2000).
2.1.3.3. Dẫn chất vitamin A acid (tretionid, isoteinoin)
Trước đây vitamin A được xem là yếu tố dinh dưỡng thuần tuý. Ngày nay được
dùng như một liệu pháp điều trị các trường hợp bệnh trứng cá nặng hoặc trứng cá đề
kháng trị liệu thông thường. Thuốc bôi retinoid: tretionin, adapalene và isotretinoin là

loại thuốc có hiệu quả. Thuốc có tác dụng mềm da, ức chế sự phát triển vi khuẩn P.
acnes và tạo điều kiện cho các thuốc kháng khuẩn tại chỗ phát huy tác dụng tốt hơn.
Một số tác dụng không mong muốn của thuốc:
- Khả năng gây quái thai là tác dụng không mong muốn cần lưu ý nhất. Thuốc có
thể gây dị dạng trên hệ thống thần kinh trung ương, cơ quan thính giác, tuyến
ức và hệ thống tim mạch thai nhi (Nguyễn Hữu Sáu, 2010). Các thuốc retinoid
chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (Yentzer
et al., 2009).
- Khô da và niêm mạc, làm da và niêm mạc dễ bị tổn thương và kích ứng, bệnh
nhân cảm giác bỏng rát da trở nên đỏ, bong vẩy
- Mụn mủ có thể xuất hiện sau khi bôi thuốc 1 đến 2 tuần do thuốc làm tăng sự
thẩm thấu các chất trung gian hoá học gây viêm do P. acnes tiết ra và tạo điều
kiện cho tụ cầu phát triển (Nguyễn Hữu Sáu, 2010).
2.1.3.4. Các phương pháp khác
- Acid azelic có tác dụng giống benzyol peroxid gây ức chế sự tổng hợp tế bào sừng,
có hoạt tính chống lại bệnh trứng cá. Tác dụng không mong muốn là gia tăng sắc tố da
sau viêm (Roebuck, 2006), dễ gây kích ứng da ngứa và có cảm giác bỏng tại chỗ
(Layton, 2006).

7


- Điều trị bằng công nghệ ánh sáng tia laser: sử dụng liệu pháp quang, ánh sáng phổ
rộng. Tia laser cho thấy kết quả giảm mụn trong thời gian ngắn nhưng cần có thêm
nhiều nghiên cứu lâu dài và so sánh liệu pháp cũ (Sakamoto et al., 2010)
- Bên cạnh đó thảo dược được dùng điều trị mụn trứng cá không chỉ có khả năng như
một chất tiêu diệt vi sinh vật mà còn là những chất có khả năng ức chế sản sinh sản
phẩm ngoại bào của P. acnes. Thảo dược dùng điều trị mụn trứng cá cho thấy tác dụng
kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hoá và ức chế hormon androgen (Sasiing et al.,
2012). Một số nghiên cứu về hoạt chất từ thảo dược có tác dụng ức chế vi khuẩn P.

acnes:
+ Nghiên cứu kem trị bệnh trứng cá có chứa 2 % flavonoid chiết từ vỏ cây
Terminalia arjuna (họ Trâm Bầu) thể hiện hoạt tính kháng vi khuẩn P. acnes (đường
đính vòng kháng > 17 mm) (Vijaylakshmi et al., 2011)
+ Theo Luangnarcumitchai (2007) khảo sát 19 loại tinh dầu cho kết quả có khả
năng ức chế vi khuẩn P. acnes, trong đó tinh dầu xả có hoạt chất kháng khuẩn cao
nhất, nồng độ ức chế tối thiểu 0,125 % v/v
+ Dịch chiết ethanol của lá sầu đâu Neem, trái nutmeg (họ Nhục Đậu Khấu), và
hạt tiêu đen (Black pepper) bằng phương pháp khuếch tán trên giếng thạch, mỗi giếng
cho 0,5 ml dịch chiết. Đường kính vòng kháng vi khuẩn P. acnes lần lượt là 20 mm,
18 mm, 16 mm ở nồng độ 20 mg/ml (Charde et al., 2012)
+ Bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch, dịch chiết ethanol của lá cây Liễu
đỏ Excoecaria cochinchinensis Lour và lá cây Xô thơm Salvia officinalis Lour (Họ
hoa môi) nồng độ 5 % ức chế P. acnes với đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 20,5
mm và 20,83 mm MIC lần lượt là 1,56 mg/ml và 6,25 mg/ml (Brovelli et al., 2005)

8


Tác dụng của các chất sử dụng trong điều trị mụn trứng cá được trình bày ở bảng 2.1
như sau:
Bảng 2.1. Tác dụng các chất sử dụng trong điều trị mụn trứng cá
Phản ứng viêm

Bài tiết

Sừng hoá phễu

Vi khuẩn


chấtnhờn

nang lông

P. acnes

Benzoyl peroxid

-

+

+++

+

Retinoid

-

++

+

+

Clindamycin

-


+

++

-

Antiandrogen

++

+

-

-

Azelic acid

-

++

++

+

Tetracycline

-


-

++

+

Erythromycin

-

-

++

-

+++

++

++

++

Isotretinoin

Ghi chú: (+++) tác dụng rất mạnh, (++) tác dụng mạnh, (++) tác dụng vừa, (+) tác
dụng yếu, (-) không tác dụng (Hywel et al., 2011)
2.2. VI KHUẨN PROPIONIBACTERIUM ACNES
2.2.1. Đặc điểm của vi khuẩn Propionibacterium acnes

Theo Douglas và Gunter (1946) vi khuẩn Propionibacterium acnes gây bệnh trứng cá
phân loại như sau:
Giới: Bacteria
Ngành: Actinobacteria
Bộ: Actinomycetales
Họ: Propionibacteriaceae
Chi: Propionibacterium
Loài: P. acnes
P. acnes là một trong những vi khuẩn thuộc hệ vi sinh vật tự nhiên của da,
chiếm khoảng 105 - 106 tế bào/cm2 ở những vùng có nhiều bã nhờn như: mặt, đầu, lưng
và khoảng 102 tế bào/cm2 ở các vùng khác trên cơ thể (Leyden et al., 1998). Chúng
sinh trưởng sâu bên dưới da, nhiều nhất trong các nang lông, nơi có nồng độ oxy thấp.
Vi khuẩn P. acnes phát triển chậm, khuẩn lạc xuất hiện sau 5 - 7 ngày trên môi
trường nuôi cấy, nhiệt độ thích hợp 37 oC, pH từ 5 - 8, trong điều kiện kỵ khí. Khuẩn
lạc P. acnes mô cao màu vàng đục trên môi trường TYEG agar có bổ sung
bromocresol purple. Khuẩn lạc có kích thước khoảng 0,5 - 4 mm tuỳ thuộc vào thời
gian và môi trường nuôi cấy (Kishishita, 1980)

9


P. acnes thuộc vi khuẩn Gram dương, hình que, không sinh bào tử, các tế bào
có đường kính 0,5 - 0,8 m và dài 3 - 4 m, có khả năng sản xuất acid propionic,
nitrat, catalase và indol dương tính, dịch hoá gelatin. P. acnes được trữ trong môi
trường BHI có bổ sung 20 % glycerol, ở nhiệt độ -40 oC (Jappe et al., 2002)

Hình 2.2. Vi khuẩn P. acnes
( Jappe et al., 2002)
(a) Hình chụp dưới kính hiển vi điện tử; (b) Hình chụp dưới kính hiển vi quang học
P. acnes có nhiều dạng khác nhau. Dựa vào quá trình lên men, sử dụng đường

ribose, erythritol và sorbitol, quan sát được 5 type P. acnes khác nhau. Dựa trên xét
nghiệm huyết thanh và phân tích thành phần đường trên thành tế bào, chia P. acnes
thành hai dạng: type I (đường glactose tham gia cấu tạo thành tế bào) và type II (chỉ có
đường manose trong cấu tạo thành tế bào) (Johnson và Cummins, 1972). Theo
McDowel (2005) P. acnes được chia thành hai type I và II dựa vào khác biệt về kiểu
gen dựa trên biến thể về kiểu gen (reca, hly). Gần đây, một dạng mới được mô tả là
type III trên da người dị ứng.
2.2.2. Cơ chế gây bệnh trứng cá vi khuẩn Propionibacterium acnes
P. acnes là một trong những thành phần của hệ vi sinh vật bình thường trên da
(Holdeman et al., 1977). Ở những người bệnh trứng cá, vi khuẩn này phát triển rất
mạnh do sự bít tắc lỗ chân lông tạo môi trường yếm khí, tạo điều kiện thuận lợi cho vi
sinh vật này tăng nhanh mật số. Vi khuẩn P. acnes sản xuất các enzym ngoại bào và
các sản phẩm có hoạt tính sinh học khác được xem là yếu tố quyết định độc lực và
tương tác với hệ miễn dịch gây ra phản ứng viêm tạo nhân mụn (Webster, 1995).
Theo Funke (1997) và Leyden (1998) P. acnes là nhân tố quan trọng gây bệnh
trứng cá đây là chủng vi khuẩn phổ biến nhất trên da bệnh nhân trứng cá. Tại các
tuyến bã nhờn P. acnes tiết ra lipase để tiêu hoá chất nhờn trong các nang lông sản
sinh ra các acid béo tự do và acid propionic. Vi khuẩn P. acnes tồn tại trên mô và có
10


thể gây huỷ mô do các các sản phẩm chuyển hoá (acetat, propionat, indol, porphyrin),
enzym và các sản phẩm thoái dưỡng của glucose và fructose. Histamin, tryptamin và
những chuỗi acid béo ngắn được tìm thấy trong môi trường nuôi cấy P. acnes, các chất
này có thể gây ra tình trạng viêm (Csukas et al., 2004). Các enzym ngoại bào và các
sản phẩm có hoạt tính sinh học là hai yếu tố quyết định động lực của P. acnes.
Số lượng P. acnes bên trong nang lông tăng mạnh quá trình biến dưỡng diễn ra
sản sinh nhiều acid béo tự do, các chất này khuếch tán qua thành nang lông kích thích
hoạt động của hệ thống miễn dịch tự nhiên và chuỗi phản ứng viêm kích hoạt
(Loveckova và Halikova, 2002). Ngoài ra chúng có khả năng phá vỡ các nang lông bởi

các enzym thuỷ phân lysosom gây ra phản ứng viêm hạ bì.
Vi khuẩn P. acnes có khả năng chống lại thực bào và có thể tồn tại trong đại
thực bào một thời gian dài do cấu trúc thành tế bào của vi khuẩn này có thể tồn tại thời
gian dài trong mô, kích thích phản ứng viêm miễn dịch liên tục và lâu dài, gây viêm
(Wester et al., 1985). Coates et al., 2002 cho rằng thành tế bào P.acnes chúng được
bảo vệ bởi kháng sinh và hệ thống miễn dịch tế bào chủ (Coates et al., 2002)
Bảng 2.2. Sản phẩm ngoại bào P. acnes
Sản phẩm

Cơ chế

Vai trò

Lipase

Triglyceride

Dinh dưỡng, sản xuất acid
béo tự do, tăng kết dính với
tế bào

Phospholipase C

Gây rối loạn chức năng

Phospholipid

mang tế bào
Proteases


Collagen, keratin

Dinh dưỡng, tăng hoạt tính,
sản sinh chemotaxins, phân
huỷ protein, xâm lấn mô lân
cận

Hyaluronidase,

Mucopolysaccharides

huyết dưới da

neruaminidase
Acid phosphatase

Xâm lấn mô lân cận, xuất

Đường phosphat

Dinh dưỡng

Bacteriocins

Kháng vi khuẩn khác

Histamin, tryptamin

Gây viêm cấp tính


Eady et al., 1994

11


2.3. TỔNG QUAN VỀ CÂY TRỨNG CÁ
2.3.1 Nguồn gốc cây Trứng cá
Trứng cá có tên khoa học Muntingia calabura L., thuộc họ Trứng cá
(Muntingiaceae). Tên gọi Trứng cá được đặt dựa trên các hạt li ti như trứng cá bên
trong quả. Tại Việt Nam cây có nhiều tên gọi như: Trứng cá, cây Trứng cá, Mật sâm.
Tuỳ theo từng quốc gia, cây Trứng cá có nhiều tên gọi khác nhau. Tên khác: capolin,
palman, bersilana, jonote, puan (Mexico); capulin blanco (Costa Rica); chitató,
maguito, chiriador, acuruco, tapabotija, nigua (Venezuela). Cây Trứng cá có nguồn
gốc từ miền nam Mexico, Caribe, Trung Mỹ, miền tây Nam Mỹ về phía nam của Peru
và Bolivia và khu vực châu Á (Chin, 1989). Cây Trứng cá có thể phát triển tốt trên
vùng đất nghèo dinh dưỡng có khả năng chịu các điều kiện chua mặn và khô hạn.
Được trồng rộng rãi phổ biến là loại cây ven đường tại Việt Nam, Malaysia,
Phillipines. Hạt của cây được các loài chim và dơi ăn quả phát tán, giúp cải thiện các
điều kiện đất và góp phần giúp các loài thực vật khác có thể sinh sống được ở vùng đất
nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên, cây cũng có thể bị coi là loài xâm hại nguy hiểm do cây
Trứng cá có thể cạnh tranh với các loài cây bản địa khác.

Hình 2.3. Cây Trứng cá
2.3.2. Mô tả cây Trứng cá
Cây Trứng cá là loại cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng 7 - 12 m, phân cành lớn mọc
ngang, các cành xếp chồng lên nhau và hơi rũ xuống. Vỏ thân hơi nhẵn, những cành
non có lông màu xanh sậm, cành già màu nâu đen. Lá hình trái xoan, phiến lá không
đều dài 7 - 12 cm, rộng 2 - 4 cm, đầu lá nhọn, mép kía răng cưa, hai mặt có lông, màu
trắng nhạt mặt dưới, gân gốc 4, cuống lá dài 3 - 5 cm, có lông; lá kèm hình kim, gấp
khúc. Hoa mọc đơn độc, tụ họp thành 2 - 3 cái ở kẽ lá, cuống hoa dài hơn cuống lá,

cánh hoa hình xoan màu trắng, đài có 5 răng có lông dày ở hai mặt, tràng 5 cánh hình
bầu dục, thắt lại ở móng; nhị nhiều đính trên trụ đĩa bao quanh bầu, chỉ nhị mảnh; bầu
12


hình trứng có lông tuyến, 5 - 7 ô chứa nhiều noãn. Quả nạc tròn nhẵn, đường kính
khoảng 1 - 1,5 cm, khi còn non màu xanh chuyển vàng rồi ứng đỏ và bóng láng khi
chín, vị ngọt và mọng nước có mùi thơm đặc trưng, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ (0,5
mm) màu vàng trong như trứng cá (Võ Văn Chi, 2004)

Hình 2.4. Quả non và quả chín cây Trứng cá
2.3.2. Phân loại cây Trứng cá
Trứng cá là loài duy nhất trong chi Muntingia, thực vật có hoa. Theo Vijayanand
(2015) cây Trứng cá được phân loại như sau:
Giới (kingdom): Plantae
Bộ (order): Mavales
Họ (family): Muntingiaceae
Chi (genus): Muntingia L.
Loài (species): M. calabura
2.3.3. Thành phần hoá học và các hợp chất tiêu biểu của cây Trứng cá
2.3.3.1. Lá
Qua các tài liệu đã công bố từ năm 1997 cho tới nay về thành phần hoá học, các
nhà hoá học phân lập được rất nhiều các hợp chất từ dịch chiết lá Muntingia calbura
L. như sau:
Các hợp chất Flavonoid: Catechin, epigallocatechin gallate, acid gallic, acid
protocatechuic, acid ferulic, quercitrin-2’’-O-gallate, pentagalloyl-hexoside II,
kaempferol-3-O-galactoside, myricetin, acid isoferulic, quercetin, pinocembrin,
rhamnetin, kaempferol, chyrsin I, chyrsin II, kaempferide, ermanin I, pinostrobin,
(2R,3R)-3,5,7-trihydroxyflavanone,
7-hydroxyflavone,

isokaemferide,
3,3’dimethoxy-5,7,4’-trihydroxyflavone, 3,8-dimethoxy-5,7,4’-trihydroxyflavone, 7hydroxyisoflavon,
7,3’,4’-trimethoxyisoflavone,
(2S)-5’-hydroxy-7,8,3’,4’tetramethoxyflanvan (Mahmood et al., 2013).
Các hợp chất khác: acid 3,4,5-trihydrobenzoic, lupenon, acid 2,3-dihydroxy-olean13


12en-28oic, -sitostenone,

-sitosterol, -stimasterol, methy-4hydrobenzoat, acid

isovanillic, p-nitrophenol, trans-methyl-p-coumarate, -anyremone (Mahmood et al.,
2013).
Theo nghiên cứu Aruna (2014) hàm lượng phenolic và flavonoid chiếm tỷ lệ
cao trong dịch lá Trứng cá. Làm gia tăng khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa từ
lá Trứng cá.
2.3.3.2. Quả
Quả Trứng cá rất được trẻ em ưa thích có thể ăn quả ngay khi hái hoặc làm mứt với
mùi thơm đặc trưng.
Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần các chất có chứa trong quả Trứng cá theo nghiên
cứu của Vijayanand (2015) được thể hiện bảng 2.3
Bảng 2.3. Khảo sát sơ bộ thành phần các hợp chất có chứa trong quả Trứng cá
Dung môi
Hợp chất
Terpeoid

Ethanol
-

Methanol

-

Chloroform
-

Nước
+

Flavonoid
Saponin
Tanin
Alkaloid
Glucose
Anthraquinon
Glycosid tim
Steroid
Phenol
Lipid

+
+
+
+
-

+
+
-

+

+
+
-

+
+
+
+
-

Vijayanand (2015)
Theo nghiên cứu Preethi (2010) dịch chiết từ quả tươi Trứng cá hàm lượng phenol
tổng dao động từ 358  0,02 đến 1486  0,028 mg GAE/100 g khối lượng quả tươi.
Từng kết quả đó cho thấy lượng phenolic/flavonoid dồi dào trong quả Trứng cá là tiềm
năng nghiên cứu chất chống oxy hoá và kháng khuẩn.
Theo Gomathi (2013) dịch chiết quả Trứng cá định lượng bằng phương pháp quang
phổ cho kết quả chứa một lượng đáng kể vitamin C (33,6 AAE/g dịch chiết), vitamin
E (14,7 mg TE/g dịch chiết), anthocyanin (82,4 mg CGE/g dịch chiết), flavonoid
(173,2 mg RE/g dịch chiết). Ngoài ra một số chất khác như phytol (26,26 %), acid nhexanacetic (11,97 %), acid cyclopropaneotanoic (10,26 %), γ-sitosterol (11,15 %),
stigmasterol (7,20 %) và campesterol (4,47 %) là thành phần chính trong chiết
xuất. Kết quả cho thấy quả Trứng cá là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng có tiềm năng
14


kháng viêm và chống oxy hoá.
2.3.3.3. Vỏ thân
Qua các tài liệu đã công bố về thành phần hoá học các nhà khoa học phân lập được
rất nhiều các hợp chất từ dịch chiết vỏ thân Muntingia calbura L. như sau:
Flavonoid:
8-hydroxy-7’,3’,4’,5’-tetramethoxyflavon;

8,4’-dihydroxy-7,3’,5’trimethoxyflavon; 6,7-dimethoxy-5-hydroxyflavon; 5,7-dimethoxyflavon; 3,5dihydroxy-6,7-dimethoxyflavan;
(2S)-5’-hydroxy-7,8,3’,4’-tetramethoxyflavan
Hợp chất khác: -sitistenon; 6--gydroxystigmast-4-en-3-one, -sitosterol; acid
syringic; acid vanillic, 3-hydroxy-1-(3,5-dimethoxy-4-hydroxyphenyl)propan-1-on,
tetracosyl ferulate; hexacosanol (Mahmood et al., 2013)
2.3.4. Tác dụng dược lý cây Trứng cá
Trong suốt nhiều thập kỉ qua các nhà khoa học trên khắp thế giới cố gắn khám phá
và nghiên cứu nhiều tác dụng dược lí mà cây Trứng cá mang lại cho con người. Cây
Trứng cá đã cho thấy nhiều tiềm năng dược phẩm mới trong tươi lai. Theo kinh
nghiệm dân gian người dân Peru dùng lá sắc với nước sử dụng giảm đau dạ dày, sưng
tuyến tiền liệt và hạ sốt giảm đau đầu (Morton (1987), Zakaria (2007b). Vỏ thân sử
dụng như thuốc giảm sưng viêm (Zakaria, 2006). Tại Colombia hoa sử dụng như loại
thuốc an thần, chống co giật, trầm cảm. Ở Mexico, cây trồng sử dụng điều trị bệnh sởi,
nhọt miệng và đau dạ dày.
2.3.4.1. Độc tính cấp
Độc tính cấp của M. calabura được nghiên cứu năm 2011 theo Sridhar (2011), dịch
chiết methanol lá với liều 300 mg/kg, 500 mg/kg và 2000 mg/kg dùng theo đường
uống của chuột. Quan sát hiện tượng trong 2 - 3 giờ đầu, tỷ lệ tử vong bắt đầu ghi nhận
từ 24 giờ đến 14 ngày. Kết quả thu được không thấy có dấu hiệu độc tính cấp và tỷ lệ
tử vong liều 2000 mg/kg dịch chiết là 0 %. Nghiên cứu khác về độc tính cấp của lá M.
calabura thu hái tại Selangor, Malaysia thực hiện bởi Irahim (2012). Dịch chiết
ethanol lá liều thử nghiệm 2000 và 5000 mg/kg dùng đường uống ở chuột. Tỷ lệ tử
vong ghi nhận đến ngày 14 sau khi uống dịch chiết là 0 %, không nhìn thấy dấu hiệu
lâm sàng về sự suy yếu của động vật, quan sát cấp độ tế bào về mô học, sinh hoá máu,
công thức máu cho thấy không có sự bất thường nào ở chuột. Những phát hiện này cho
thấy dịch chiết lá M. calabura không gây ra ngộ độc cấp tính dù ở liều cao (5000
mg/kg).
Karthyaini và Suresh (2012) nghiên cứu độc tính cấp của quả M. calabura liều thử
nghiệm giới hạn 1000 mg/kg và 2000 mg/kg không có dấu hiệu độc tính cấp hoặc tử
vong ghi nhận cả hai mức liều.


15


×