Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu sử dụng nước xả từ công trình Khí sinh học cho ao cá thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 96 trang )

NHÓM TƯ VẤN ĐỘC LẬP
BỘ MÔN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHOA CHĂN NUÔI & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

BÁO CÁO KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

“Nghiên cứu sử dụng nước xả từ công trình
Khí sinh học cho ao cá thương phẩm”
DỰ ÁN

: CHƯƠNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC CHO NGÀNH
CHĂN NUÔI VIỆT NAM 2007 - 2012

CHỦ ĐẦU TƯ

: CỤC CHĂN NUÔI - BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TƯ VẤN

: NHÓM TƯ VẤN ĐỘC LẬP
BỘ MÔN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHOA CHĂN NUÔI & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

HÀ NỘI 2011


THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI


1. NHIỆM VỤ:
Nghiên cứu phương pháp sử dụng nước xả từ công trình Khí sinh học và hiệu
quả của việc sử dụng nước xả từ công trình Khí sinh học cho ao cá thương phẩm.
2. CƠ QUAN CHÙ TRÌ:
Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2007 - 2012
3. ĐƠN VỊ THỰC HIỆN:
Nhóm tư vấn độc lập Bộ môn Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Chăn nuôi & Nuôi
trồng Thủy sản, Đại học Nông nghiệp Hà Nội
4. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP:
5. TỔNG KINH PHÍ: 394,1 triệu đồng
6. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
Thời gian tiến hành thí nghiệm từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 09 năm 2011.

i


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA ĐỀ TÀI

I. Chủ nhiệm đề tài
KS. Nguyễn Văn Tuyến, Bộ môn Nuôi trồng Thuỷ sản, Khoa Chăn nuôi &
Nuôi trồng Thuỷ sản, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
II. Thành viên tham gia đề tài
STT

Họ và tên

1

Phạm Thị Lam Hồng


2

Trần Ánh Tuyết

3

Trịnh Đình Khuyến

4

Võ Quý Hoan

Học vị

Đơn vị công tác

Thạc sỹ Bộ môn Nuôi trồng Thuỷ
Kỹ Sư sản, Khoa Chăn nuôi &
Nuôi trồng Thuỷ sản,
Thạc sỹ trường Đại học Nông
Thạc sỹ nghiệp Hà Nội

ii


MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI .................................................................................i
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA ĐỀ TÀI ................................................ ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii

DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
TÓM TẮT BÁO CÁO................................................................................................... xi
BÁO CÁO CHÍNH..........................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
CHƯƠNG I......................................................................................................................2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................2
1.1 Công nghệ Khí sinh học ............................................................................................2
1.2 Phụ phẩm từ quá trình sản xuất KSH ........................................................................2
1.3 Chất lượng nước xả từ công trình KSH .....................................................................3
1.4. Sử dụng nước xả từ công trình KSH trong nông nghiệp và nuôi cá ........................4
1.5 Đặc điểm sinh học của một số loài cá nuôi sử dụng trong nghiên cứu .....................6
1.5.1 Cá Mè trắng Việt Nam (Hypophthalmichthys harmandi Sauvage, 1844) .............6
1.5.2. Cá mè hoa (Aristicthys nobilis Rich) .....................................................................7
1.5.3 Cá Chép (Cyprinus carpio, Line 1758) ..................................................................8
1.5.4 Cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) ...............................................................9
1.5.5 Cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus) .............................................................10
1.5.6 Cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus) ...............................................................10
1.5.7 Cá Trôi Ấn Độ (Rôhu) (Labeo rohita, Hamilton (1822)) ....................................12
CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, CÁC TIẾP CẬN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................13
2.1. Mục tiêu và cách tiếp cận của đề tài .......................................................................13
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ..............................................................................................13
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................13
2.2. Cách tiếp cận ..........................................................................................................13
2.2.1. Nghiên cứu tại bàn ...............................................................................................13
2.2.2. Điều tra khảo sát, lựa chọn địa điểm nghiên cứu và hộ gia đình .......................13
2.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................14
iii



2.3.1. Nghiên cứu môi trường ao nuôi...........................................................................14
2.3.2. Theo dõi tình hình sức khỏe của cá. ....................................................................14
2.3.3. Đánh giá toàn diện về sử dụng nước xả từ công trình KSH trong nuôi cá
thương phẩm ..................................................................................................................15
2.3.4. Xây dựng dự thảo tài liệu kỹ thuật sử dụng nước xả từ công trình Khí sinh
học trong nuôi cá thương phẩm. ....................................................................................15
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................15
2.4.1. Vật liệu thí nghiệm: .............................................................................................15
2.4.2. Bố trí thí nghiệm:.................................................................................................16
2.4.3. Quy trình kỹ thuật nuôi........................................................................................16
2.4.4. Quản lý thức ăn và ao nuôi ..................................................................................16
2.4.5. Theo dõi môi trường và quản lý sức khỏe cá trong quá trình nuôi .....................16
2.4.6. Phương pháp xác định tốc độ sinh trưởng, hệ số tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ sống và
năng suất ........................................................................................................................18
2.4.7. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế: .............................................................19
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................20
I. CHUYÊN ĐỀ 1: SỬ DỤNG NƯỚC XẢ TỪ CÔNG TRÌNH KSH TRONG AO
NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM ........................................................................................20
1. Tốc độ tăng trưởng ....................................................................................................20
1.1. Tốc độ tăng trưởng của cá Mè trắng.......................................................................20
1.2. Tốc độ tăng trưởng của cá Trắm cỏ ........................................................................23
1.3. Tốc độ tăng trưởng của cá Trôi Ấn Độ ..................................................................24
1.4. Tăng trọng của cá Chép ..........................................................................................27
1.5. Tốc độ tăng trưởng của cá Trắm đen ......................................................................31
1.6. Tốc độ tăng trưởng của cá Mè hoa ........................................................................34
1.7. Tốc độ tăng trưởng của cá Rô phi ..........................................................................36
2. Tỷ lệ sống ..................................................................................................................39
3. Hệ số thức ăn .............................................................................................................41
II. CHUYÊN ĐỀ 2: MÔI TRƯỜNG AO NUÔI VÀ SỨC KHOẺ CÁ ........................44

1. Kết quả theo dõi các thông số môi trường trước khi thả cá ......................................44
2. Biến động các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá trong ao nuôi ...............................................44
2.1. Biến động nhiệt độ..................................................................................................44
2.2. Biến động hàm lượng oxy hòa tan (DO) ................................................................46
2.3. Biến động pH ..........................................................................................................47
2.4. Biễn động NH4+ ......................................................................................................49
iv


2.5. Biến động NH3........................................................................................................50
2.6. Biến động Nitrate (NO3–) .......................................................................................51
2.7. Biến động Nitrite (NO2–) ........................................................................................52
2.8. Biến động độ trong .................................................................................................53
3. Biến động thuỷ sinh vật .............................................................................................55
3.1. Biến động thực vật phù du......................................................................................55
3.1.1 Thành phần loài TVPD trong các nghiệm thức ....................................................55
3.1.2 Biến động số lượng TVPD theo thời gian ............................................................56
3.2. Biến động Động vật phù du ....................................................................................58
3.2.1. Thành phần loài động vật phù du ........................................................................58
3.2.2. Biến động số lượng động vật phù du theo thời gian nuôi ...................................59
3. Kết quả theo dõi sức khoẻ của cá ..............................................................................60
3.1. Phòng bệnh cho cá ..................................................................................................60
3.2.1. Tình hình nhiễm ngoài KST ................................................................................60
3.2.2. Tình hình nhiễm bệnh do vi khuẩn ......................................................................61
III. CHUYÊN ĐỀ 3 .......................................................................................................63
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ KHI SỬ DỤNG NƯỚC XẢ TỪ CÔNG TRÌNH KSH
TRONG AO NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM ........................................................................63
1. Đánh giá hiệu quả kinh tế ..........................................................................................63
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..................................................................65
1. Kết luận......................................................................................................................65

1.1. Tốc độ tăng trưởng của cá ......................................................................................65
1.2. Tỷ lệ sống ...............................................................................................................65
1.3. Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) ...........................................................................65
1.4. Biến động các yếu tố môi trường ...........................................................................65
1.4.1. Biến động các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá ...............................................................65
1.4.2. Biến động thuỷ sinh vật trong ao nuôi ................................................................65
1.5. Tình hình dịch bệnh ................................................................................................66
1.6. Đánh giá hiệu quả toàn diện của việc sử dụng nước xả từ công trình KSH đến
ao nuôi cá thương phẩm ................................................................................................67
2. Đề xuất .......................................................................................................................67
CHƯƠNG IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................68
II. Tài liệu tiếng Anh.........................................................................................................68
CHƯƠNG V: PHỤ LỤC ...............................................................................................70
v


1. Kiểm tra tăng trọng ....................................................................................................70
2. Số cá chết ...................................................................................................................72
3. Khối lượng cám sử dụng (kg) ....................................................................................74
4. Nhiệt độ t (°C) ...........................................................................................................74
5. DO (mg/L) ................................................................................................................. 75
6. pH ..............................................................................................................................76
7. NH4+, NH3(mg/L) ......................................................................................................77
7. NO2, NO3 (mg/L) .......................................................................................................78
8. Độ trong (cm) ............................................................................................................79
9. Một số hình ảnh về thí nghiệm ..................................................................................80

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐVPD

: Động Vật Phù Du

FCR

: Food Conversion Ratio

GIFT

: Genetic Improvement of Farmed Tilapia

KSH

: Khí Sinh Học

KST

: Ký Sinh Trùng

KT

: Kiểm Tra

NT

: Nghiệm thức


TN

: Thí Nghiệm

TVPD

Thực Vật Phù Du

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng đa lượng của nước xả và phân lợn tươi ................. 3
Bảng 2. Danh sách các hộ tham gia đề tài: ............................................................... 14
Bảng 3. Bố trí các nghiệm thức ................................................................................ 16
Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng của cá Mè trắng trong các nghiệm thức ...................... 20
Bảng 5. Tốc độ tăng trưởng của cá Trắm cỏ trong các nghiệm thức ....................... 23
Bảng 6. Tốc độ tăng trưởng của cá Trôi Ấn Độ rong các nghiệm thức (NT) .......... 25
Bảng 7. Tốc độ tăng trưởng của cá Chép trong các nghiệm thức ............................ 28
Bảng 8. Tốc độ tăng trưởng của cá Trắm đen trong các nghiệm thức ..................... 31
Bảng 9. Tốc độ tăng trưởng của cá Mè hoa trong các nghiệm thức......................... 34
Bảng 10. Tốc độ tăng trưởng của cá Rô phi trong các nghiệm thức ........................ 37
Bảng 11. Tỷ lệ sống của các loài cá trong các nghiệm thức (%) ............................. 40
Bảng 12. Hệ số thức ăn của các nghiệm thức (NT) trong các tháng ........................ 42
Bảng 13. Các thông số môi trường ở các ao thí nghiệm trước khi thả cá ................ 44
Bảng 14. Kết quả kiểm tra kí sinh trùng trước khi thả cá ........................................ 61
Bảng 15. Kết quả theo dõi kí sinh trùng định kỳ trong các nghiệm thức ................. 61
Bảng 16. Hạch toán kinh tế (triệu đồng) .................................................................. 63

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Cá mè trắng (Hypophthalmichthys) ............................................................... 7
Hình 2. Cá mè hoa (Aristicthys nobilis) ..................................................................... 7
Hình 3. Cá Chép (Cyprinus carpio) ........................................................................... 8
Hình 4. Cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) ...................................................... 9
Hình 5. Cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus) .................................................... 10
Hình 6. Cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus) ...................................................... 10
Hình 7. Cá Rôhu (Labeo rohita) ............................................................................... 12
Hình 8. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá Mè trắng trong các nghiệm thức ............ 21
Hình 9. Tốc độ trăng trưởng của cá Mè trắng qua các lần kiểm tra ......................... 22
Hình 10. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá Trắm cỏ trong các nghiệm thức ............. 23
Hình 11. Tăng trọng của cá Trắm cỏ qua các lần kiểm tra....................................... 24
Hình 12. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá Trôi Ấn Độ trong các nghiệm thức ............. 26
Hình 13. Tăng trọng của cá Trôi Ấn Độ qua các lần kiểm tra ................................. 27
Hình 14. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá Chép trong các nghiệm thức .................. 29
Hình 15. Tăng trọng của cá Chép qua các lần kiểm tra............................................ 30
Hình 16. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá Trắm đen trong các nghiệm thức ................ 32
Hình 17. Tăng trọng của cá Trắm đen qua các lần kiểm tra..................................... 33
Hình 18. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá Mè hoa trong các nghiệm thức............... 35
Hình 19. Tăng trưởng của cá Mè hoa qua các lần kiểm tra...................................... 36
Hình 20. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá Rô phi trong các nghiệm thức ................ 38
Hình 21. Tăng trọng của cá Rô phi qua các lần kiểm tra ......................................... 39
Hình 22. Tỷ lệ sống trung bình của các nghiệm thức............................................... 41
Hình 23. Hệ số thức ăn ( FCR) trong các nghiệm thức ............................................ 43
Hình 24. Diễn biến nhiệt độ nước theo thời gian ..................................................... 45
Hình 25. Biến động DO buổi sáng trong các nghiệm thức ...................................... 46
Hình 26. Biến động DO buổi chiều trong các nghiệm thức ..................................... 46
Hình 27. Biến động pH buổi sáng trong các nghiệm thức ....................................... 48

Hình 28. Biến động pH buổi chiều trong các nghiệm thức ...................................... 48
Hình 29. Biến động NH4+ trong các nghiệm thức .................................................... 49
Hình 30. Biến động NH3 trong các nghiệm thức...................................................... 50
Hình 31. Biến động NO3– trong các nghiệm thức .................................................... 51
ix


Hình 32. Biến động NO2– trong các nghiệm thức..................................................... 53
Hình 33. Biến động độ trong trong các nghiệm thức ............................................... 54
Hình 34. Tỷ lệ các ngành tảo trong các nghiệm thức ............................................... 55
Hình 35. Biến động số lượng TVPD theo thời gian nuôi trong các nghiệm thức .... 56
Hình 36. Tỷ lệ thành phần loài ĐVPD trong các nghiệm thức ................................ 58
Hình 37. Biến động số lượng ĐVPD theo thời gian nuôi trong các nghiệm thức ... 59
Hình 38. Ao thí nghiệm ............................................................................................ 80
Hình 39. Cân kiểm tra cá .......................................................................................... 80
Hình 40. Thức ăn công nghiệp và sản phẩm Fish Health......................................... 81
Hình 41. Test Sera .................................................................................................... 81
Hình 42. Cá Trắm cỏ bị bệnh do vi khuẩn Aeromonnas spp.................................... 82
Hình 43. Cá Trắm đen bị bệnh do vi khuẩn Aeromonnas spp.................................. 82
Hình 44. Chế phẩm ANOVA NB - 25 ..................................................................... 83
Hình 45. Benkocid .................................................................................................... 83

x


TÓM TẮT BÁO CÁO
Giới thiệu
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, công nghệ Khí sinh học ra đời
nhằm giải quyết chất thải cho ngành chăn nuôi. Phụ phẩm từ quá trình sản xuất
KSH gồm ba phần là nước xả, bã cặn và váng. Nước xả từ công trình KSH (nước

xả) ở dạng lỏng, có nhiều ưu điểm khi sử dụng trong nuôi trồng thủy sản (giảm
nguy cơ nhiễm bệnh ở cá, tăng tốc độ tăng trưởng của cá vì nước xả có nhiều chất
dinh dưỡng có tác dụng làm giàu hệ sinh vật thủy sinh trong ao nuôi. Nhằm đánh
giá hiệu quả của việc sử dụng nước xả từ công trình Khí sinh học trong ao nuôi cá
thương phẩm, từ đó đưa ra những khuyến cáo cho người nông dân trong việc sử
dụng nước xả, chúng tôi tiến hành thí nghiệm “Nghiên cứu sử dụng nước xả từ
công trình Khí sinh học cho ao cá thương phẩm”

Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu phương pháp sử dụng nước xả và hiệu quả của việc sử dụng này
cho ao cá thương phẩm.
Xác định phương pháp sử dụng nước xả cho ao cá thương phẩm (loài, tỷ lệ
ghép, tỷ lệ thay thế phân lợn, các chú ý khi sử dụng nước xả cho ao cá thương phẩm);
Tính toán hiệu quả kinh tế, môi trường, vệ sinh thực phẩm;
Xây dựng tài liệu kỹ thuật nuôi cá thương phẩm có sử dụng nước xả.

Phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm được bố trí thành 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại hai lần
trên 8 ao thí nghiệm (1000m2/ao).
Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian từ tháng 01 - 06/2011 tại Đình
Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Việc sử dụng nước xả đã có tác dụng tốt đến tăng trưởng của các loài cá. Khi
sử dụng nước xả bằng phương pháp trộn và phương pháp té đều cho hiệu quả tốt
hơn so với việc không sử dụng nước xả. Đặc biệt là hai loài cá ưa môi trường nước
sạch là cá Trắm cỏ và cá Trắm đen đều cho tăng trọng vượt trội so với việc không
sử dụng nước xả hay sử dụng phân lợn. Tuy không cho tốc độ tăng trưởng tuyệt đối
cao nhất ở tất cả các loài nhưng khi sử dụng nước xả lại cho tỷ lệ sống cao ở các tất
cả các loài cá trong thí nghiệm. Tỷ lệ sống của nghiệm thức sử dụng phân lợn có

tỷ lệ sống trung bình thấp nhất, chỉ đạt 85,83%. Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm
thức trộn nước xả vào thức ăn cho cá, đạt 89,29%. Khi phân tích ANOVA chỉ
xi


có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ sống của nghiệm thức sử dụng
phân lợn so với các nghiệm thức còn lại. Như vậy việc sử dụng nước xả thì
không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá còn việc sử dụng phân lợn đã làm
giảm tỷ lệ sống của các loài cá trong ao nuôi ghép cá thương phẩm.
Do có tác dụng tốt đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của các loài cá trong thí
nghiệm nên khi sử dụng nước xả, đã có tác dụng làm giảm hệ số thức ăn, tăng hiệu
quả kinh tế trong việc nuôi ghép các loài cá thương phẩm. Hệ số thức ăn của các
nghiệm thức có xu hướng tăng từ tháng nuôi thứ nhất đến tháng nuôi thứ 6. Hệ số
thức ăn thấp nhất ở nghiệm thức trộn nước xả vào thức ăn (1,42) và cao nhất ở
nghiệm thức đối chứng (chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp) (1,55). Tuy nhiên khi
phân tích ANOVA thì chưa có sự sai khác có ý nghĩa thống kê.
Tiến hành theo dõi biến động môi trường trong các ao thí nghiệm, kết quả
cho thấy: các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá của ao nuôi ở các nghiệm thức đều nằm trong
khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá.
Trong các ô thí nghiệm sử dụng nước xả số lượng loài TVPD rất đa dạng,
xác định được 222 loài tảo thuộc 5 ngành tảo chính: tảo Mắt Euglenophyta, ngành
tảo Lục Chlorophyta, ngành tảo Lam Cyanophyta, ngành tảo Silic Bacillariophyta
và ngành tảo Giáp Pyrrophyta. Một số chi chiếm ưu thế với số lượng loài nhiều hơn
cả như các chi Phacus, Trachelomonas, Scenedesmus, Pediastrum, Closterium,
Oscillatoria, Melosira.
Thành phần loài tại các nghiệm thức tương đối phong phú. Đã xác định được
26 loài trong 3 nhóm: Cladocera với 8 loài chiếm 30,76%, Copepoda và Rotatoria
cùng có 9 loài, chiếm 34,62 % trong tổng số loài xác định được ở các nghiệm thức.
Tiến hành theo dõi tình hình dịch bệnh trên cá nhận thấy dịch bệnh đã xảy
trên cá Trắm cỏ và cá Trắm đen. Dịch bệnh xảy ra mạnh ở nghiệm thức có sử

dụng phân lợn.
Như vậy, khi sử dụng nước xả từ công trình Khí sinh học đã có tác dụng tốt
đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của các loài cá nuôi ghép trong ao cá thương
phẩm. Đặc biệt là hai loài cá ưa môi trường nước sạch là cá Trắm cỏ và cá Trắm
đen. Ngoài có tác dụng tăng tốc độ tăng trưởng, nước xả còn làm giảm hệ số thức ăn
(0,13) so với việc không sử dụng nước xả. Như vậy, để tạo ra 1 kg cá nếu sử dụng
nước xả từ công trình Khí sinh học sẽ tiết kiệm được 0,12 Kg thức ăn so với việc
không sử dụng nước xả. Mặt khác, việc sử dụng nước xả lại hạn chế được dịch bệnh
và cũng như tạo tạo ra sản phẩm sạch. Cuối cùng khi sử dụng nước xả từ công trình
Khí sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc không sử dụng nước xả
từ 3,18 đến 3,25 triệu đồng trên diện tích 1000m2 trong 6 tháng nuôi.
Chi tiết về nội dung nghiên cứu và phần đề xuất được trình bày trong báo cáo chính.

xii


BÁO CÁO CHÍNH
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, công nghệ Khí sinh học (KSH) được quan tâm từ giữa thế kỷ
19 và thực sự thu hút sự chú ý của các nhà khoa học từ sau năm 1973 do tầm quan
trọng của KSH và những lợi ích của KSH như nguồn năng lượng không những
không gây ô nhiễm mà còn làm sạch môi trường (FAO,1992).
Ngày nay KSH được quan tâm nhiều hơn ở nhiều nước trên thế giới và
được đánh giá là dạng năng lượng có hiệu quả tái tạo lại nguồn năng lượng cho
nông thôn. Trung Quốc, Ấn Độ, Israel là những nước có nhiều kinh nghiệm
trong khai thác ứng dụng những lợi ích của phụ phẩm từ quá trình sản xuất
KSH. Nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP, FAO, WHO, UNIDO, UNEP đã sớm
quan tâm tới đánh giá, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu công nghệ KSH nhằm
góp phần giải quyết đa chiều và toàn diện các vấn đề của thế giới liên quan tới
kinh tế - xã hội, lương thực, công nghiệp, y tế và môi trường (FAO,1992).

Ở Việt Nam, việc sử dụng phân hữu cơ để nuôi cá nước ngọt đã có từ lâu.
Tuy nhiên việc sử dụng các loại phân hữu cơ như một loại thức ăn cho cá không
những là nguyên nhân gây ra các loại bệnh ở cá vì nó mang nhiều loài vi khuẩn gây
bệnh và ký sinh trùng truyền lây mà còn tiêu hao oxy hòa tan trong nước. Vì khi
đưa phân tươi xuống nước sẽ làm phát tán vi khuẩn và các ký sinh trùng truyền lây
có trong phân ra nước, đồng thời sự phân huỷ của phân làm cho hàm lượng oxy hòa
tan trong nước ao giảm dẫn đến hiện tượng cá nổi đầu trên mặt nước tăng lên. Ngày
nay cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, việc phát triển, xây dựng các công
trình KSH và sử dụng nước xả để thay thế cho việc sử dụng phân tươi là một hướng
mới trong việc xử lý, sử dụng hiệu quả và an toàn nguồn chất thải trong chăn nuôi.
Việc sử dụng nước xả cho ao nuôi cá đã được thực hiện thí điểm ở một số tỉnh, tuy
các mô hình thí điểm này cũng cho những kết quả tích cực nhất định nhưng lại chưa
đưa ra công thức cụ thể cho việc sử dụng nước xả thay thế cho phân hữu cơ và phân
hóa học, cũng như chưa tính toán đầy đủ lợi ích của việc thay thế này về mặt kinh
tế, môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu Sử dụng nước xả từ công trình Khí sinh học cho
ao cá thương phẩm” là cần thiết nhằm đưa ra cho người dân những hướng dẫn, quy
trình cụ thể và những vấn đề cần lưu ý trong việc sử dụng nước xả cho ao nuôi cá
thương phẩm.

1


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Công nghệ Khí sinh học
Công nghệ Khí sinh học (KSH) được quan tâm từ giữa thế kỷ 19 và thực sự
thu hút sự chú ý của các nhà khoa học sau năm 1973 do tầm quan trọng của KSH và
những lợi ích của KSH như nguồn năng lượng không những không gây ô nhiễm mà
còn làm sạch môi trường (FAO,1992).

Ngày nay, nhiều nước trên thế giới quan tâm nhiều hơn đến KSH. KSH được
đánh giá là dạng năng lượng sạch, hiệu quả và có khả năng tái tạo lại nguồn năng
lượng cho nông thôn. Trung Quốc, Ấn Độ, Israel là những nước có nhiều kinh
nghiệm trong khai thác ứng dụng những lợi ích của phụ phẩm từ quá trình sản xuất
KSH. Nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP, FAO, WHO, UNIDO, UNEP đã sớm
quan tâm tới đánh giá, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu công nghệ KSH nhằm góp
phần giải quyết đa chiều và toàn diện các vấn đề của thế giới liên quan tới kinh tế xã hội, lương thực, công nghiệp, y tế và môi trường (FAO,1992).
Ở Việt nam, Trung tâm năng lượng mới và tái tạo thuộc Viện khoa học
năng lượng đã tham gia nghiên cứu về KSH sử dụng nguyên liệu xây dựng địa
phương và các loại nguyên liệu khác nhau. Một số công trình KSH điển hình đã
được xây dựng ở các vùng địa lý khác nhau và chương trình phát triển KSH
được nhà nước quan tâm (FAO, 1992).
Dự án “Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam 2007-2012” (Dự án) do
Cục Chăn nuôi (DLP), thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức
hợp tác phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp thực hiện được 8 năm. Dự án đã phối
hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện một số nghiên cứu sử dụng phụ phẩm từ
quá trình sản xuất Khí sinh học cho chăn nuôi lợn và trồng trọt, đạt được một số các
kết quả bước đầu, làm cơ sở hướng dẫn cho các cán bộ thực hiện và người dân. Tuy
nhiên, Dự án chưa tiến hành một nghiên cứu nào về sử dụng nước xả cho ao cá.
1.2 Phụ phẩm từ quá trình sản xuất KSH
Phụ phẩm từ quá trình sản xuất KSH gồm ba phần là nước xả, bã cặn và
váng. Nước xả là sản phẩm phụ dạng lỏng, chứa trong bể điều áp của công trình
KSH (Dự án Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt nam, 2008). Phụ
phẩm từ quá trình sản xuất KSH đã và đang được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế
giới nhằm khai thác tối đa những lợi ích để sử dụng trong nhiều lĩnh vực và nhiều
mục đích khác nhau như nguồn nước cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết tưới cho
cây trồng, làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi, sử dụng trong sản xuất nấm rơm,
nuôi giun và dùng trong nuôi trồng thủy sản.
2



1.3 Chất lượng nước xả từ công trình KSH
Chất lượng nước xả đã được Dự án KSH nghiên cứu bao gồm hàm lượng
dinh dưỡng và mức độ an toàn của nước xả. Hàm lượng dinh dưỡng của nước xả
gồm các nguyên tố đa lượng và pH. Kết quả phân tích cho thấy, nước xả có pH
axít nhẹ hoặc trung tính có thể sử dụng để tưới cho tất cả các loại cây trồng. Hàm
lượng đạm và kali tổng số cao, lân tổng số khá, chủ yếu ở dạng dễ sử dụng đối với
cây trồng như N-NO3, N-NH4, lân hữu hiệu và kali hữu hiệu. Khi so sánh với qui
định về dinh dưỡng đối với dung dịch thuỷ canh tiêu chuẩn thấy đạm tổng số trong
nước xả cao gấp 2,5 - 4,3 lần (trung bình 3,4 lần), lân tổng số cao hơn 0,38 - 1,14
lần, kali tổng số cao hơn 2,02 - 2,54 lần. So với giới hạn dinh dưỡng tối đa của
dung dịch thuỷ canh thì dinh dưỡng của nước xả có nhiều nguyên tố vi lượng cao
hơn rất nhiều như Cu cao hơn 1,8 - 10,9 lần; Zn cao hơn 2,8 - 10,7 lần, Mo cao
hơn 3,1 - 4,4 lần. Một số nguyên tố khác như Mn, Mg, Fe có giá trị tương đương
hoặc cao hơn chút ít. Một số nguyên tố có hàm lượng thấp hơn như Ca, Bo. Khi so
sánh hàm lượng các chất dinh dưỡng đa lượng (N; P; K) giữa nước xả và phân lợn
tươi, ta thấy rằng hàm lượng các chất dinh dưỡng đa lượng trong nước xả đều thấp
hơn trong phân lợn tươi, điều này thể hiện qua Bảng 1:
Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng đa lượng của nước xả và phân lợn tươi
Chỉ tiêu
N Tổng số (%)

Nước xả

Phân lợn tươi

0,06 - 0,07

0,7


P2O5 Tổng số (%)

0,016 - 0,018

1,42

K2O Tổng số (%)

0,107 - 0,129

0,54

(Cao Kỳ Sơn và ctv, 2008)
Tuy có hàm lượng chất dinh dưỡng đa lượng thấp hơn nhưng các chất dinh
dưỡng trong nước xả chủ yếu ở dạng muối khoáng vô cơ nên cây trồng và các thực
vật phù du có thể sử dụng ngay. Còn ở trong phân lợn thì các chất dinh dưỡng 1 phần
ở dạng khoáng vô cơ, phần còn lại vẫn ở dưới dạng hợp chất hữu cơ nên cây trồng và
thực vật phù du không thể sử dụng ngay được mà phải có quá trình phân giải đưa về
dạng khoáng vô cơ. Vì vậy khi sử dụng nước xả từ công trình Khí sinh học có tác
dụng tốt đến sự sinh trưởng của sinh vật phù du. Từ đó có tác dụng tốt đến sinh
trưởng của các loài sinh vật đáy nên có tác dụng tốt đến cá nuôi, đặc biệt là các loài
ăn lọc (cá Mè trắng, cá Mè hoa) các loài ăn động vật đáy (cá Chép, cá Trôi).
Mức độ an toàn của nước xả: Theo Lê Thị Xuân Thu (2008), hàm lượng
Cadimi, Chì, Asen trong nước xả sau xử lý cao hơn ngưỡng cho phép chỉ có thể
lý giải là do xâm nhập vào từ nguồn thức ăn hoặc từ nước lã. Bản thân quá trình
phân huỷ KSH không sinh thêm kim loại nặng, mà chỉ có thể thay đổi động thái
3


của các kim loại này từ trong bã thải đặc hoặc váng sang trạng thái mới trong

nước xả. Xử lý vấn đề này cũng khá đơn giản, nếu muốn để các kim loại này
lắng lại trong bã thải đặc hoặc váng thì chỉ cần nâng cao độ pH của nước.
Mức độ an toàn vi sinh vật: Mật độ vi sinh vật trong phân bò 1,27x108 CFU/g,
trong phân lợn 1,39x108 CFU/g và trong hỗn hợp phân bò + phân lợn 2,52x108 CFU/g
phù hợp với phân bổ thông thường của vi sinh vật trong phân chuồng tại Việt Nam.
Trong chất thải không tìm thấy vi sinh vật gây bệnh tả, thương hàn và mật độ trứng
giun sán cũng hầu như không có. Quá trình phân giải chất thải làm giảm mật độ vi sinh
vật trong nước xả trung bình khoảng 63,5 lần (đối với phân bò), 24 lần (đối với phân
lợn) và 89,4 lần (đối với hỗn hợp phân bò + phân lợn).
Theo Cao Kỳ Sơn và ctv 2008, mật độ vi sinh vật tổng số trong nước xả ở
mức độ cho phép, trung bình khoảng 2 x106 CFU/ml (trong nước xả phân bò),
5,79x106 CFU/ml (trong nước xả phân lợn) và 2,82x106 CFU/ml (trong nước xả
hỗn hợp phân bò + phân lợn). Trong nước xả không tìm thấy vi sinh vật gây
bệnh, chỉ phát hiện số ít trứng giun sán 1,7 - 3,7 trứng/25ml có thể do du nhập từ
ngoài vào trong quá trình lấy nước xả để sử dụng hoặc do nguyên nhân khác
chưa lý giải được. Như vậy nước đảm bảo an toàn vệ sinh, không có vi sinh vật
gây bệnh, trứng giun sán không đáng kể, đủ tiêu chuẩn để tưới cho cây trồng và
sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản.

1.4. Sử dụng nước xả từ công trình KSH trong nông nghiệp và nuôi cá
Ngày nay người dân càng quan tâm nhiều hơn phát triển xây dựng hệ thống
KSH và sử dụng nước xả từ công trình Khí sinh học. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm
quan trọng của việc sử dụng nước xả và gần đây việc sử dụng nước xả càng trở nên
phổ biến ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác trong khu vực Nam
Á. Nước xả có thể được sử dụng như là nguồn phân bón cho cây trồng, là nguồn thức
ăn trong chăn nuôi cá và hệ thống Khí sinh học này cũng góp phần đáng kể trong
giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, nước xả sau quá trình phân huỷ kị khí các
chất thải từ lợn, trâu bò hay gia cầm có thể sử dụng được an toàn làm thức ăn bổ sung
cho gia súc như một nguồn cung cấp protein (2,94% nitơ tính trên vật chất khô),
khoáng đa vi lượng và vitamin.

Năm 2004, Giang và Len đã nghiên cứu ảnh hưởng của các mức nước xả
trong khẩu phần đến sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn ở lợn lai F2. Tác giả cho biết
nước xả nạp phân lợn với mức thích hợp nhất là 1 - 2 lít nước xả/1kg thức ăn hỗn hợp
đã giúp làm tăng hiệu quả chuyển hoá thức ăn và tăng trọng của lợn. Và kết quả cũng
chỉ ra rằng khi trộn nước xả vào thức ăn hỗn hợp, lợn không có bất kỳ biểu hiện triệu
chứng nào về bệnh đường hô hấp cũng như bệnh đường tiêu hoá. Tuy nhiên, phương

4


pháp xử lý nước trước khi cho lợn sử dụng cũng như phương thức cho lợn sử dụng
như thế nào để đem lại hiệu quả chăn nuôi cao thì ít được nghiên cứu rộng rãi.
Sử dụng nước trong nuôi trồng thủy sản đã được biết đến ở nhiều nước có truyền
thống và công nghệ cao trong khoa học thủy sản như Trung Quốc, Israel, Philippin. Từ
những năm 1977 - 1978, ở Trung Đông và Israel đã có nhiều thử nghiệm và nghiên cứu
sử dụng phân gia súc như phân bò, phân lợn chưa qua xử lý làm thức ăn cho cá trong ao
nuôi (Hepher và Schroeder, 1977; Moav và ctv, 1977; Buck và ctv, 1978). Nhiều thí
nghiệm đã được tiến hành trong các ao nuôi ghép cá chép, cá Rô phi và cá Mè trắng. Thí
nghiệm so sánh tốc độ sinh trưởng của cá trong ao khi sử dụng thức ăn viên, nước phân
bò tươi và phân bò ủ, kết quả cho thấy tốc độ sinh trưởng của cá Rô phi không khác
nhau giữa các nghiệm thức. Ôxy hòa tan trong ao biến động từ 1 - 8 mg/L và trung
bình duy trì ở 3 mg/L trong 80% thời gian nuôi cá. Năng suất sơ cấp được nghiên
cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của vật chất hữu cơ trong ao nuôi đối với sản lượng
cá. Tốc độ quang hợp trong ao nuôi cá có sử dụng nước xả cao hơn tốc độ quang
hợp trong ao nuôi sử dụng phân hóa học. Ao nuôi cá sử dụng nước xả có bổ sung
thức ăn có tỷ lệ động vật phù du cao hơn so với ao không được bón phân. Kết quả
các thí nghiệm trong ba mùa cho thấy nước xả có thể dùng cho ao nuôi cá có thể tiết
kiệm 50% thức ăn viên, điều này có ý nghĩa về kinh tế. Degani và ctv. (1982) đã
tiến hành trong phòng thí nghiệm nghiên cứu một số nghiệm thức sử dụng phụ
phẩm từ quá trình sản xuất KSH và khẩu phần ăn khác nhau để nuôi cá Rô phi cho

thấy phụ phẩm từ quá trình sản xuất KSH có thể thay thế 50% thức ăn trong nuôi cá
tuy nhiên các loại phụ phẩm từ quá trình sản xuất KSH khác nhau cho hiệu quả
khác nhau. Trong nghiên cứu khác đánh giá ảnh hưởng của nước xả trong nuôi cá
Rô phi cho thấy một phần carbohydrate đã thay thế bằng sự sinh trưởng của tảo làm
cho cân bằng tỷ số trao đổi giữa năng lượng với protein trong khẩu phần ăn. Kết quả
cũng chỉ ra rằng nước xả có thể đóng vai trò quan trọng làm tăng hàm lượng ôxy
hòa tan trong ao vì vậy tăng năng suất sơ cấp và nồng độ Chlorophyll A. Thí
nghiệm của Marchaim và ctv, (1983) trong nuôi cá Chép cho thấy hàm lượng ôxy
hòa tan trong ao cao hơn khi sử dụng phụ phẩm từ quá trình sản xuất KSH so với
nuôi cá thường xuyên sử dụng thức ăn.
Ở Trung Quốc từ những năm 1988 người ta đã dùng phân lợn trong ao nuôi
cá để kích thích sự phát triển của thủy sinh vật tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên trong
ao nuôi cá. Theo Fang Xing và Xu Yiz Hong (1988), người Trung Quốc đã phun
nước xả vào ao nuôi cá cứ 3 ngày/lần với lượng 400 kg/666 m2, kết quả cho thấy sử
dụng nước xả cho ao cá có nhiều lợi ích. Trước hết, trong nước xả chứa nhiều chất
dinh dưỡng, các nguyên tố đa lượng và vi lượng có tác dụng tốt kích thích sự phát
triển thực vật phù du và động vật phù du trong ao. Những thủy sinh vật này là thức ăn
trực hoặc gián tiếp giúp tăng năng suất cá nuôi. Ở nam Trung Quốc, nuôi cá trong
5


ao là hoạt động rất phổ biến, thông thường người ta cho cá ăn bằng cám mỳ viên,
nhưng gần đây người ta bổ sung phụ phẩm từ quá trình sản xuất KSH như nguồn
thức ăn bổ sung đã có tác dụng tăng năng suất cá và giảm chi phí sản xuất (Trung
tâm KSH Trung Quốc, 1982). Vì nước xả từ công trình Khí sinh học là kết quả của
quá trình phân giải chất hữu cơ đã được lên men hoàn toàn do vậy khi sử dụng
nước xả trong ao nuôi cá đã không sử dụng đến oxy hòa tan trong nước nên
không làm giảm chất lượng nước. Nước xả có màu chè nâu xám vì vậy sự hấp thụ
nhiệt từ ánh sáng mặt trời tốt hơn, nhờ đó nhiệt độ nước ao tăng lên, có tác dụng
tốt cho tốc độ sinh trưởng của cá. Quá trình lên men yếm khí trong bể KSH đã diệt

vi khuẩn và trứng của các loài ký sinh trùng gây bệnh có trong phân tươi, do vậy
cá ít bị bệnh trong ao nuôi sử dụng nước xả. Giá trị pH của nước xả là trung tính
do vậy thích hợp cho sinh trưởng của cá.
Ở Việt Nam, việc sử dụng phân hữu cơ để nuôi cá nước ngọt đã có từ lâu.
Tuy nhiên việc sử dụng phân hữu cơ cho cá không những là nguyên nhân gây ra các
loại bệnh ở cá vì không những nó mang nhiều loài vi khuẩn gây bệnh mà còn tiêu
hao oxy hòa tan trong nước khi phân được đưa xuống nước làm thức ăn dẫn đến
lượng oxy hòa tan trong ao giảm và hiện tượng cá nổi đầu trên mặt nước tăng lên.
Theo Lê Thị Xuân Thu (2008), cho đến nay tại Việt Nam có rất ít các nghiên
cứu về nước xả, thành phần dinh dưỡng, độc tố và tác dụng làm phân bón cho cây
trồng. Năm 2007 - 2008, Dự án chương trình KSH cho ngành chăn nuôi Việt Nam
(Dự án) hợp tác với Trung tâm nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng (Viện
Thổ Nhưỡng Nông Hóa) thực hiện đánh giá chất lượng của nước xả dựa trên điều
tra, so sánh và phân tích một cách có hệ thống bằng hạt loạt các chỉ tiêu khác nhau.
Đánh giá được thực hiện tại Sóc Sơn, Hà Nội, trên 9 hộ gia đình có công trình KSH
được xây dựng và vận hành theo đúng qui trình Dự án. Các hộ đều xây bể chứa
nước xả thể tích 1m3, nối với bể điều áp. Nguyên liệu nạp vào bể phân giải gồm 3
loại là phân bò, phân lợn và hỗn hợp phân bò, phân lợn. Lượng nước dùng để pha
loãng được thực hiện theo đúng thiết kế và hướng dẫn, đảm bảo cho nguyên liệu
nạp là phân động vật nằm trong bể phân giải 45 ngày.
1.5 Đặc điểm sinh học của một số loài cá nuôi sử dụng trong nghiên cứu
1.5.1 Cá Mè trắng Việt Nam (Hypophthalmichthys harmandi Sauvage, 1844)
Phân bố: Trước đây, cá Mè trắng Việt Nam phân bố rộng rãi ở hệ thống
sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam. Đây là loài cá điển hình ở miền
Bắc nước ta. Đã có nhiều tài liệu cho biết ở sông Nam Độ thuộc đảo Hải Nam Trung Quốc cũng phát hiện thấy loài cá này. Hiện nay, do các trại sản xuất giống
không kiểm soát được nguồn gốc nên không còn giữ được dòng thuần của chúng,
đặc biệt là cá Mè trắng Việt Nam.
6



Hình 1. Cá mè trắng (Hypophthalmichthys)
Tập tính sống: Cá sống tầng nước giữa và trên, tính nhanh nhẹn, sống thành
từng đàn ở các sông, hồ, ao, ruộng. Khi trưởng thành vào mùa phát dục cá thường di
cư tới thượng lưu sông nơi có các điều kiện sinh thái thích hợp cho việc sinh sản.
Tính ăn: Thức ăn chủ yếu của cá Mè trắng là thực vật phù du, cộng thêm
một ít động vật phù du và mùn bã hữu cơ.
Sinh trưởng: Trong điều kiện tự nhiên ngoài sông, cá lớn nhanh:
1 năm tuổi cá dài 35,1 - 38cm, nặng 0,785 - 0,885 kg.
2 năm tuổi cá dài 43,3 - 43,5cm, nặng 1,404 - 1,532 kg.
3 năm tuổi cá dài 54,1; nặng 1,938 - 2,037 kg.
Ở ao nuôi, tốc độ sinh trưởng phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng và mật độ
cá thả, thường sau 1 năm nuôi cá đạt 0,3 - 0,5 kg.
1.5.2. Cá mè hoa (Aristicthys nobilis Rich)
Phân bố: Cá mè hoa là một trong những loài cá điển hình của khu hệ cá
vùng đồng bằng Trung Quốc. Lúc đầu, cá chỉ phân bố tự nhiên ở sông Ngọc và
sông Trường Giang. Ở nước ta, cá mè hoa chỉ phân bố ở sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn),
nhưng số lượng lại rất ít. Năm 1958 chúng ta nhập cá mè hoa từ Trung Quốc và cho
sinh sản nhân tạo thành công năm 1963. Từ đó cá mè hoa trở thành đối tượng nuôi
rộng rãi ở nhiều nơi.
Tập tính sống: Cá mè hoa hoa chủ yếu sống ở tầng nước giữa và trên, chúng
ưa sống ở vùng nước giàu dinh dưỡng, giàu oxy hoà tan, sống thành từng đàn. Cá
ngừng ăn khi hàm lượng oxy hoà tan dưới 1,1 mg/L và chết ở 0,2 - 0,3 mg/L.

Hình 2. Cá mè hoa (Aristicthys nobilis)
7


Tính ăn: Ở giai đoạn cá bột và cá hương, chúng chủ yếu ăn động vật phù du.
Ở giai đoạn trưởng thành, cá mè hoa ăn động vật phù du là chính, một ít tảo. Cường
độ dinh dưỡng của cá mạnh vào mùa xuân, hạ, thu, giảm thức ăn vào mùa đông

nhưng không ngừng hẳn.
Sinh trưởng: Cá mè hoa 12 ngày tuổi dài 1,52 cm, nặng 0,134g; 22 ngày
tuổi dài 1,91cm; nặng 0,176g; 80 ngày tuổi dài 37,6cm, nặng 63,3g. Cá mè hoa lớn
nhanh hơn cá mè trắng, tăng trưởng cực đại về chiều dài từ năm thứ nhất đến năm
thứ 3 sau đó giảm dần, về trọng lượng cá tăng nhanh từ năm thứ 2 đến năm thứ 6,
nhưng nhanh nhất vào năm thứ 3. Sinh trưởng của cá mè hoa phụ thuộc vào mật
độ nuôi và chế độ dinh dưỡng. Khi nuôi trong ao với mật độ thưa, cá lớn nhanh:
sau 1 năm tuổi cá nặng 1,0 - 1,5 kg; có con nặng 2,0 - 2,5 kg; cá 2 - 3 năm tuổi
nặng 4 - 6 kg. Ở những hồ chứa nước mới hình thành, thức ăn tự nhiên phong phú,
cá mè hoa lớn rất nhanh. Hồ Thác Bà (Yên Bái) cá 1 năm tuổi nặng 2,7 kg; cá 2
năm tuổi nặng 5,218 kg. Hồ Cẩm Sơn (Bắc Giang) cá 2 năm tuổi nặng 20 kg. Cá
mè hoa lớn nhất bắt được ở nước ta nặng 40 kg sống trên hồ Thác Bà, năm 1976.
1.5.3 Cá Chép (Cyprinus carpio, Line 1758)
Phân bố: Cá Chép là loài phân bố rộng ở khắp các nước trên thế giới, ở tất cả
các loại thuỷ vực nước ngọt đều thấy chúng. Theo kết quả điều tra của Trần Đình
Trọng, ở Việt Nam có 7 loại hình cá Chép khác nhau, màu sắc đa dạng, nhưng cá Chép
được nuôi phổ biến nhất là cá Chép trắng ở miền Bắc. Hiện nay, ở nước ta giống cá
Chép được người nuôi ưa chuộng là giống V1 do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản
1 chọn giống. Cá Chép V1 có nhiều đặc tính tốt do được tập hợp từ các dòng cá Chép
vẩy Hunggari, cá Chép vàng Indonesia và cá Chép trắng Việt Nam.

Hình 3. Cá Chép (Cyprinus carpio)
Tính ăn và sinh trưởng:
Cá 3 - 4 ngày tuổi dài từ 6 - 7,2 mm, phổ biến ở tầng nước trên là chính, 4 - 6
ngày tuổi dài 7,2 - 7,5 mm, sống ở tầng nước giữa, thức ăn chủ yếu là sinh vật phù
du. Cá 8 - 10 ngày tuổi dài 14,3 - 19mm, các vây bắt đầu hoàn chỉnh, có vẩy, râu,
thức ăn chủ yếu là sinh vật đáy cỡ nhỏ. Cá 20 - 28 ngày tuổi dài 19 - 28 mm, chủ
8



yếu sống ở tầng đáy, ăn sinh vật đáy, mùn bã hữu cơ và một ít sinh vật phù du. Khi
trưởng thành cá Chép ăn sinh vật đáy là chính như nhuyễn thể, ấu trùng, côn trùng,
giun... ngoài ra chúng ăn mùn bã hữu cơ, củ, mầm thực vật và sử dụng tốt thức ăn
nhân tạo. Cá Chép nuôi trong ao bình thường có thể đạt 0,7 - 1,0 kg/năm. Năng suất
cá Chép nuôi quảng canh cải tiến trong ao ở châu Âu khoảng 500 kg/ha/năm.
1.5.4 Cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus)

Hình 4. Cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus)
Phân bố: Cá Trắm cỏ phân bố tự nhiên ở các thuỷ vực Trung Á, đồng bằng Trung
Quốc, Đảo Hải Nam, lưu vực sông Amua, nơi biên giới Liên Xô (cũ) với Trung Quốc.
Ở Việt Nam, P.cherey và Lemasson (1927) đã phát hiện thấy cá Trắm cỏ ở
sông Hồng. Cá Trắm cỏ cũng phân bố tự nhiên ở sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn). Năm
1958, chúng ta nhập cá Trắm cỏ từ Trung Quốc, đến năm 1967 đã thành công trong
việc sinh sản nhân tạo cá Trắm cỏ trở thành đối tượng nuôi phổ biến, có ý nghĩa cho
các tỉnh miền núi và là đối tượng nuôi lồng chính ở phía Bắc.
Tính ăn: Cá sau khi nở 3 ngày dài khoảng 7mm, chúng bắt đầu ăn luân
trùng, ấu trùng không đốt và tảo hạ đẳng. Khi cá dài 2 - 3 cm bắt đầu ăn một ít mầm
non thực vật, tỷ lệ luân trùng trong thức ăn giảm dần nhưng các loài giáp xác phù
du vẫn chiếm thành phần chủ yếu.
Cá dài 3 - 10 cm có thể nghiền nát được thực vật thượng đẳng, chuyển sang
ăn thực vật thuỷ sinh non. Thức ăn tự nhiên của cá Trắm cỏ trưởng thành chủ yếu
là thực vật thượng đẳng (cả dưới nước và trên cạn), một ít côn trùng, giun.
Sức tiêu thụ thực vật của cá Trắm cỏ rất lớn 22,1 - 27,8% khối lượng cá/ngày.
Trung bình, cứ 40 kg thực vật sẽ cho tăng trọng 1 kg cá. Cá Trắm cỏ cũng sử dụng tốt
thức ăn nhân tạo, nhưng nếu thành phần thức ăn có nhiều tinh bột cá sẽ bị béo, chậm lớn.
Sinh trưởng: Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, khi ương nuôi với mật độ 180
- 200 cá bột/m2 trong 25 - 30 ngày, cá đạt chiều dài 3 - 3,1 cm; nặng 140 - 240mg.
Ở giai đoạn ương cá giống với mật độ 10 con/m2, sau 2 tháng nuôi cá dài
khoảng 10 - 12 cm. Trong ao nuôi cá thịt, cá 1 năm tuổi đạt 1 kg, 2 năm đạt 2 - 4 kg.
Những nơi nhiều thực vật thuỷ sinh, cá Trắm cỏ 3 năm có thể đạt 9 - 12 kg/con.

9


1.5.5 Cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus)

Hình 5. Cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus)
Phân bố: Trong tự nhiên cá được phân bố ở Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Tại
Việt Nam phân bố ở trung hạ lưu sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam.
Tập tính sống: Tính ôn hòa, ưa nước sạch, sống ở tầng đáy, sức chịu đựng
đối với độ phì của nướ kém hơn cá Trắm cỏ.
Tính ăn: Khi còn nhỏ ăn chủ yếu là động vật phù du, khi trưởng thành cá ăn
chủ yếu là động vật đáy như ốc, hến con... Khi ăn, cá dùng răng hầu để nghiền nát
vỏ ốc và lọc lấy phần thịt. Trong điều kiện nuôi ở ao, hồ cá Trắm đen có thể ăn cám
gạo, cám mạch, khô dầu, thức ăn công nghiệp. Hiện nay cá Trắm đen chủ yếu là
nuôi ghép với tỷ lệ rất thấp trong các ao nuôi (1 - 2 con/sào ao) và gần đây xuất hiện
một số mô hình nuôi đơn, nuôi ghép cá Trắm đen trong ao với tỷ lệ cao và có sử
dụng cả ốc lẫn thức ăn công nghiệp (Kim Văn Vạn & ctv, 2009).
Sinh trưởng: Cá Trắm đen là loài cá kinh tế cỡ lớn, tốc độ sinh trưởng
nhanh, đặc biệt từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 cá lớn rất nhanh. Tiêu chuẩn cá Trắm
đen thương phẩm là từ 2,5kg trở lên.
1.5.6 Cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus)
Năm 1974, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I nhập cá Rô phi vằn
dòng GIFT, dòng Ai Cập và dòng Thái từ Philippines. Qua nghiên cứu thì cá
Phi vằn dòng GIFT có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với dòng Viêt dòng
Ai Cập (Nguyễn Công Dân 2006).

Hình 6. Cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus)
10



Tính ăn: Cá rô phi là loài ăn tạp nghiêng về thực vật. Theo Chervinski
(1982), tính ăn của chúng thay đổi theo giai đoạn phát triển và môi trường nuôi.
Thức ăn của chúng chủ yếu là tảo, một phần thực vật bậc cao và mùn bã hữu cơ. Ở
giai đoạn cá con (từ giai đoạn cá bột lên cá hương) thức ăn là động vật phù du. Từ
giai đoạn cá hương lên cá trưởng thành, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ và thực
vật phù du. Cá rô phi có khả năng tiêu hoá các loài tảo xanh, tảo lục mà một số loài
khác không có khả năng tiêu hoá. Ngoài ra cá rô phi còn ăn được thức ăn bổ sung
như cám gạo, bột ngô, các phụ phẩm nông nghiệp khác.
Đặc điểm phát triển và sinh trưởng: Quá trình sinh trưởng và phát triển
của cá Rô phi qua các giai đoạn không hoàn toàn giống như các loài cá khác, có thể
chia thành 14 giai đoạn.
Sau khi nở 3 - 5 ngày cá dài 6,5 - 10 mm, bóng hơi đầy không khí, cá có thể
ra ngoài, bơi trên tầng nước mặt, biết bắt mồi.
Sau 5 - 7 ngày cá dài 10 - 10,5 mm. Cá thường ra ngoài bơi lội nhanh nhẹn,
xuống đáy ăn được Chironomus cỡ nhỏ.
Sau 7 - 9 ngày cá dài 10,5 - 11 mm, sống chủ yếu bên ngoài miệng cá mẹ,
biết tìm kiếm thức ăn.
Sau 9 - 10 ngày cá dài 11 - 15 mm, hết noãn hoàng, đầy đủ các vây, ở hẳn bên ngoài.
Sau 20 ngày cá dài 17,5mm, đầy đủ vây, cơ thể ổn định. Sống chủ yếu bằng
tảo, sinh vật phù du, sinh vật đáy và mùn bã hữu cơ.
Tốc độ sinh trưởng tuỳ theo điều kiện nuôi và thức ăn. Cá Rô phi vằn lớn
nhanh và kích thước lớn hơn cá Rô phi đen. Cá Rô phi đen lớn nhanh từ tháng 3 - 4,
còn cá Rô phi vằn lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng thứ 5 - 6. Cá đực lớn nhanh
hơn cá cái, nhất là sau khi thành thục sinh dục. Cá rô phi vằn dòng GIFT có thể đạt
trọng lượng trung bình 600 - 700g/con sau 5 đến 6 tháng nuôi (Trần Văn Trí, 2007).
Ngưỡng chịu nhiệt: Theo Chervinski (1982), cá rô phi có thể chịu được
nhiệt độ từ 10°C đến 40°C. Sự sinh trưởng của cá rô phi giảm đi nhiều ở nhiệt
độ dưới 20°C, cá ngừng ăn khi nhiệt độ dưới 15°C. Hầu hết các loài cá rô phi
sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 20 - 35°C, nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng, phát
triển của cá khoảng 28 - 30oC (Rana, 1990).

Ngưỡng oxy: So với nhiều loài cá thì cá rô phi có thể sống trong môi trường
nước giàu dinh dưỡng như nước thải, nước ao tù… mà hàm lượng oxy hoà tan thấp
khoảng 1 mg/L. Trong điều kiện thí nghiệm, cá rô phi có thể chịu được hàm lượng oxy
hoà tan dưới 0,5 mg/L trong một thời gian ngắn. Song nếu hàm lượng oxy trong nước
thấp kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá (Magid và Babiker, 1975).
11


Ngưỡng pH: Cá rô phi phát triển tốt nhất trong môi trường trung tính hoặc
kiềm nhẹ, pH từ 6,5 - 8,5 là phạm vi lý tưởng cho cá rô phi sinh trưởng và phát
triển. Cá rô phi chết khi pH < 4 hoặc >11 (Philippart và Ruwet, 1982).
Ngưỡng độ mặn: Cá rô phi là loài thích nghi với độ muối rộng. Chúng có
thể sống ở cả 3 vùng nước ngọt, lợ và mặn (Lê Quang Long, 1964). Loài cá rô phi
vằn O. niloticus có tốc độ tăng trưởng nhanh và thích nghi tốt với môi trường nước
lợ có độ mặn từ 5 - 10‰ (Suresh và Kweilin, 1992).
1.5.7 Cá Trôi Ấn Độ (Rôhu) (Labeo rohita, Hamilton (1822))
Cá Rôhu còn gọi là Cá Trôi ấn, có tên khoa học là Labeo rohita - Hamilton
(1822) thuộc giống Labeo Cuvier (1817). Là một trong 3 loài cá thuộc nhóm cá
Chép ấn Độ được nhập vào Việt Nam tháng 8/1982, đã trở thành một trong những
đối tượng cá nuôi quan trọng của nước ngọt.

Hình 7. Cá Rôhu (Labeo rohita)
Tập tính sinh sống: Cá Trôi Ấn Độ (Rôhu), có nguồn gốc từ sông Hằng
ấn Độ, nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi phổ biến từ Nam ra Bắc Việt
nam, là loài cá sống ở gần đáy, chịu được nhiệt cao 42 - 43°C, nhưng chịu lạnh
kém, dưới 12 - 13°C kéo dài có thể bị chết. Môi trường thích hợp đối với cá:
nhiệt độ nước 24 - 31°C; pH = 7 - 8, oxy lớn hơn 3 mg/L. Ngưỡng oxy là 0,32
mg/L. Cá có thể chịu được độ mặn 14‰.
Dinh dưỡng: Ở những ngày tuổi đầu tiên, cá bột ăn động vật phù du cỡ nhỏ:
động vật nguyên sinh, trùng bánh xe, tảo đơn bào..., từ ngày thứ 17 trở đi, chiều dài

ruột dài hơn chiều dài cơ thể, cá bắt đầu ăn mùn bã hữu cơ.
Cá Rôhu ăn tạp và thiên về mùn bã hữu cơ nên khả năng cạnh tranh của
chúng rất lớn, chính vì đặc điểm quý này mà nó trở thành đối tượng nuôi phổ biến.
Sinh trưởng: Cá Rôhu trong điều kiện bình thường đạt chiều dài 35 - 45 cm
với khối lượng 0,58 kg trong 1 năm, năm thứ 2 đạt 2,6 kg và năm thứ 3 là 5,4 kg.

12


×