Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Một số chuyên đề thuốc cổ truyền sách đào tạo sau đại học y dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.67 MB, 100 trang )

BÔ Y TẾ

Một sô" chuyên đê
T ĩịa ố e CỔ TRỈTTỂH
SÁCH ĐÀO TẠO
SAU ĐẠI
HỌC
Y - DƯỢC




GS.TS. Phạm Xuân Sinh


MỌT SO CHUYEN ĐE
THUỐC Cổ TRUYỀN


SÁCH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Y
Mã số: Đ20.Z01W
GS. TS. PHAM XUÂN SINH

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
HÀ NỘ I-2010




Dược



CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN:
Vụ Khoa học và Đ ào tạo, Bộ Y tế

BIÊN SOẠN:
GS. TS. P h ạ m X u â n Sinh

THAM GIA TỔ CHỨC BẢN THẢO:
ThS. Phí V ăn T h âm
TS. Nguyển Mạnh P h a

© Bản quyền thuộc Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào tạo)


LỜI GIÓI THIỆU


Đào tạo nguồn nhân lực cán bộ chất lượng cao là một trong những mối
quan tâm hàng đầu của ngành Y tế. Song song với việc đầu tư cơ sở vật chất cho
các cơ sỏ đào tạo. Bộ Y tê đã đặc biệt chú trọng tăng cường các phương tiện dạy
và học, trong đó việc biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy đặc biệt ưu tiên.
Sách “Một số chuyên đề thuốc cô truyền” này được biên soạn nhằm phục
vụ chủ yếu cho việc đào tạo sau đại học trong các Trường đại học Y, Dược dựa
trên chương trình khung của Trường Đại học Dược Hà Nội nhưng cũng là tài
liệu đê đào tạo đại học và tham khảo, tự học cho các nghiên cứu viên làm việc
trong lĩnh vực y học cô truyền. Bên cạnh những kiến thức lý luận cơ bản của y
học cổ truyền, cuốn sách còn cung cấp những bài thuổc cụ thê được dùng trong
các thê bệnh hay gặp trong điều trị bệnh bằng y học cô truyền.
Cuốn sách này được biên soạn bơi GS. TS. Phạm Xuân Sinh, một nhà khoa
học giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược cô truyền. Sách đã được Hội đồng

chuyên môn của Bộ Y tế thẩm định năm 2010 gồm các chuyên gia thuộc các
chuyên ngành y, dược học cổ truyền. Cuốn sách được ban hành làm tài liệu sử
dụng chính thức phục vụ đào tạo đại học và sau đại học của ngành Y tê. Đồng
thời cuốn sách cùng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ làm việc
trong công tác kh ám chữa bệnh bằn g V học cô truyền.

Bộ Y tế xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Nhược Kim, Chủ tịch
Hội đồng thẩm định, PGS. TS. Vũ Văn Đoàn và PGS. TS. Nguyễn Duy Thuần,
đã đọc và phản biện và các ủy viên Hội đồng đã đọc, đóng góp nhiều ý kiên quý
báu đê cuốn sách được hoàn thiện.
Đây là lần xuất bản đầu tiên, cuốn sách chắc chắn sẽ được chỉnh lý, bô
sung và cập nhật trong những lần xuất bản tiếp sau. Chúng tôi mong nhận
được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và các độc giả đê sách được hoàn chỉnh
hòn cho những lần xuất bản sau.
VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

3


CÁC CHỮ VIẾT TĂT

DĐVN:

Dược điển Việt Nam

ĐTĐ:

đái tháo đường


HA:

huyết áp

TCT:

thuôc cổ truyền

THA:

tăng huyết áp

TNGH:

thanh nhiệt giáng hỏa

TNGĐ:

thanh nhiệt giải độc

TNLH:

thanh nhiệt lương huyết

TNTT:

thanh nhiệt táo thấp

TQ:


Trung Quốc

TCN:

trước công nguyên

YHCT:

y học cô truyền

YDHCT:

y dược học cổ truyền

YDCT:

y dược cổ truyền

YHHĐ:

y học hiện đại

WHO:

Tổ chức Y tê thê giới

4



LÒI NÓI D ẦU

Nền y học cổ truyền Việt Nam có một lịch sử phát triển lâu đời, phong phú.
Trước hết, nó được bắt nguồn từ nền y học dân gian Việt Nam, một nền y học
mang tính truyền khẩu, sớm được ảnh hưởng bởi hệ thông lý luận y học cổ
truyền Trung Hoa với một hệ thông triết học đồ sộ. Cùng với sự phát triển của
lịch sử đất nước, nó dần dần trở thành một nền y học chính thống của nước nhà
qua các thời đại, góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và bảo vệ sức khỏe cho
nhân dân Việt Nam. Đồng thời, y học cổ truyền Việt Nam đã trở thành một bộ
phận không thể tách rời của nền văn hóa dân tộc, có bản sắc độc đáo. Ngày nay,
mỗi sinh viên đại học Dược bên cạnh việc được trang bị kiến thức chung vê y học,
đã vô cùng may mắn được học tập tương đối đầy đủ những kiến thức về y dược
học cố truyền (YDHCT). Đê hoàn thiện kiến thức về y học cổ truyền (YHCT) nói
chung và thuốc cố truyền (TCT), nói riêng cho các Dược sỹ sau tốt nghiệp; đặc
biệt cho các học viên sẽ tiếp tục được đào tạo ở mức độ cao hơn của ngành Dược,
như Cao học, CKI, CKII, Nghiên cứu sinh... các độc giả làm việc trong lĩnh vực y
dược học cồ truyền nói chung và chuyên ngành Dược liệu - Dược cố truyền, nói
riêng. Tài liệu “Một số chuyên đề thuốc cổ truyền" sẽ bố sung và hoàn thiện
thêm các kiến thức về y lý, chế biến TCT và tác dụng của TCT. Cũng cần nói
thêm rằng, giáo trình "Dược học cổ truyền" phục vụ chủ yếu cho đôi tượng là
sinh viên Dược trong đại học. Do hạn chê về thời gian và yêu cầu của chương
trình cho nên sinh viên Dược trong đại học chỉ được trang bị những kiến thức
chung nhất về y dược học cổ truyền (YDHCT) chưa có điều kiện nghiên cứu sâu
về V lý cũng như tác dụng của thuốc cổ truyền. Trong các chuyên đề của tài liệu
này, ở mỗi phần đều dựa trên kiến thức nền của YDHCT, đồng thời có vận dụng
các kiến thức của khoa học và y học hiện đại để phân tích, góp phần làm sáng tỏ
các nguyên lý của YDHCT cũng như tác dụng của một số loại thuốc cổ truyền.
Đê cho tài liệu mang tính hệ thống, trước khi đi sâu vào một số học thuyêt
YHCT, các chuyên đề đều nêu tóm tắt một sô nội dung chính của các thuyết đó.
Trong từng nội dung ở mỗi chuyên đề đều có sự vận dụng các kiến thức của khoa

học và y học hiện đại (YHHĐ) đế phân tích, diễn giải. Và sau mỗi chuyên đề đều
có những nhận xét riêng của tác giả mang tính chất tổng hợp và gợi ý đê người
đọc có thê dễ dàng tham khảo và liên hệ giữa kiến thức cơ sỏ của YDHCT với
YHHĐ. Trên cơ sở đó, chính các độc giả sẽ là những người phát hiện ra các môi
liên hệ giữa YHCT với YHHĐ và sẽ góp phần mình vào việc xây dựng một nền
Y học Việt Nam mang bản sắc dân tộc, khoa học và đại chúng.
Nội dung
Chuyên đ ề ỉ
- Đặc điểm nền Y học cố truyền Việt Nam
5


C huyên đ ề II
- Kinh dịch và một sô" tiền đề của Học thuyêt âm dương, ngũ hành
Chuyên đ ề II I
- Bàn vể một số học thuyết y học cố truyền

Chuyên đề r v
- Tinh khí thần
C huyên đ ề V
- Tính vị và quy kinh thuốc cố truyền
Chuyên đ ề VI
- Y nghĩa của chê biến và phụ liệu chê
C huyên đ ề V II
- Tác dụng của một sô loại thuổc cố truyền.
+ Tác dụng của một sô' nhóm phân loại thuốc cố truyền.
+ Tác dụng lâm sàng của một sô" loại thuốc cố truyền.
Trong quá trình biên soạn, không thê tránh khỏi các thiếu sót về nội dung
cũng như hình thức. Rất mong nhận được sự đóng góp thiện ý của các độc giả
yêu thích môn Dược học cố truyền đế tác giả kịp thời tiếp thu và hoàn thiện. Hy

vọng với tài liệu tham khảo tài này, độc giả có điều kiện trang bị thêm các kiến
thức chung về mặt íý luận YDHCT cũng như một số kiến thức bố trợ khác vê
TCT. Đồng thời ỏ mức độ nhất định có thê giúp các độc giả hoàn thiện về mặt
kiến thức trong lĩnh vực YDHCT Việt Nam.
H à Nôi th á n g 5 n ă m 201 0

GS. TS. PHẠM XUÂN SINH

6


MỤC LỤC




Trang
Lời giới thiệu

3

Lời nói đầu

5

C huyên đề I. Đ ặc điểm và yêu cầu tro n g sử dụng tro n g nghiên
cứu th u ô c cố tru y ề n

9


Đặc điểm Y học cô truyền Việt Nam

9

Yêu cầu của việc sử dụng thuốc cổ truyền

16

Đôi tượng và phương pháp nghiên cứu thuôc cố truyền

25

C huyên đề II. Kinh dịch và m ột sô tiền đề củ a học th u y ế t âm
dương ngũ hành

30

Kinh dịch

30

Một sô tiền đề của Học thuyết âm dương, ngũ hành

31

C huyên để III. B à n về m ột số học th u y ết y học cổ tru y ề n

42

Học thuyết âm, dương


42

Học thuyết ngủ hành

50

Học thuyết tạng tượng

55

Học thuvết kinh lạc

63

Học thuyết thủy hỏa

66

C huyên để IV. Tinh, khí, th ầ n

73

Tinh

73

Khí

74


Thần

75

C huyên đề V. Tính vị quy kinh th u ố c cổ tru y ề n

80

Tính vị thuốc cổ truyền

80

Quy kinh thuốc cổ truyền

85

Môì. quan hệ giữa tính vị, quy kinh thuốc cổ truyền

87

Một số nhận xét về tính vị và quy kinh thuốc cổ truyền

88
7


C huyên đề VI. Ý nghĩa củ a ch ê biến và phụ liệu chê biến
th u ô c cô tru yền
Ý nghĩa của chế biến thuổc cổ truyền


90

Phụ liệu chê biến thuốc cổ truyền

100

Những điểu cần chú ý khi tiến hành chê biến thuốc cổ truyền

113

C huyên để VII. T á c dung củ a m ột sô loại th u ô c cổ tru y ền

118

T ác d ụ n g c ủ a môt sô n h ó m p h â n loai thuốc cô truyên

118

Tác dụng của

thuôc giải biểu

119

Tác dụng của

thuốc thanh nhiệt

124


Tác dụng của

thuốc chỉ huyết

135

T ác d u n g lảm s à n g c ủ a môt sô loai thuốc cô truyên

139

Thuốc cô truyền phòng trị bệnh tăng huyết áp

139

Thuốc cô truyền phòng trị bệnh hen suyễn

148

Thuốc cố truyền phòng trị bệnh đái tháo đường

158

Tác dụng của

thuốc xông hơi

178

Tác dụng của


thuốc cổ truyền bó gãy xương

182

Tài liệu th am k hảo

8

90

187


CHUYÊN ĐỂ I

Đ ẶC ĐIỂM V À YÊU CẨU
TRONG SỬ DỤNG, TRONG NGHIÊN

cứu

THUỐC C ổ TRUYỀN

1. ĐẶC ĐIỂM Y HỌC CỔ T RU YEN

v iệ t nam

1.1. Y h o c cổ tru y ề n Việt Nam có lịch sử p h át triể n lâu đời
Y
học cố truyền Việt Nam bắt nguồn từ nền y học dân gian Việt Nam,

ngay từ thời các vua Hùng, nhân dân ta đã có tục ăn trầu, và coi đó là phương
tiện đầu tiên của những cuộc giao tiếp miếng trầu là đầu câu chuyện. Và có lẽ
“Tục ăn trầu” chỉ thấy duy nhất có ở nước ta. Nhân dân ta đã biết sử dụng lá
trầu không, một thứ lá có mùi thơm, cay đặc biệt của tinh dầu, kết hợp với một
sô vị thuốc khác có vị chát của tanin, đó là rễ của cây chay (còn gọi là vỏ), với
quả của cây cau còn gọi là binh lang và vôi tôi. Sự kết hợp hài hòa đó đã tạo ra
cảm giác cay ấm, say nồng khi nhai trong miệng, làm cho da dẻ hồng hào tươi
tắn và toàn thân như phấn chấn han lên.
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng thuốc cồ truyền (TCT), từ cái thuở ban
đầu đều mang tính chất truyền khẩu, chủ yếu dựa vào các kinh nghiệm của
từng cá thể, hoặc của một gia tộc, một dòng họ, hoặc một thôn bản. Lúc đầu,
việc sử dụng các vị thuốc, thường dựa vào cơ sở “liên tưởng” về hình dáng và
tính chất của các vị thuốc với các bộ phận trong cơ thể con người, hoặc các động
vật khác. Ví dụ: các vị thuốc c ẩ u tích, Cốt toái bố ... có hình dạng và thế chất
cứng rắn, giống như xương. Do đó, người ta nghĩ đến việc dùng chúng đê chữa
các bệnh đau nhức xương cốt. Hoặc bắt chước cách sử dụng cây cỏ của các động
vật, như khi thấy các con chó, sau khi đẻ thường ăn lá cây Diệp hạ châu (cây
chó đẻ) đê’ tự chữa bệnh. Sau này Diệp hạ châu, được sử dụng trị bệnh viêm
gan, mật ... Hoặc bắt chưốc con chim Bìm bịp khi bị tên bắn gẫy xương, nó đã tự
lấy cây thuốc để đắp vào chỗ bị thương cho mình, ở miền Đông Nam Bộ, lại kể
rằng, chim con bị bẻ gẫy chân, Bìm bịp mẹ, lấy lá cây này, đắp vào chỗ xương
gẫy của con. Và cây thuốc đó sau này có tên là cây Bìm bịp [C ỉinacanthus
nutans (Burn.f.) Lindau], họ 0 rô (Acanthaceae) [15]. v ề sau, con người đã bắt
chước, dùng cây này đê chữa bệnh gãy xương, đau xương khớp, hiện còn dùng
toàn cây làm thuốc chữa viêm gan vàng da. Một quan niệm khác về cách dùng
thuốc dân gian là: “đau đâu chữa đấy”, thực vậy theo quan niệm này, người ta
chủ yếu chỉ dùng các vị thuốc để chữa triệu chứng là chủ yếu. Ví dụ chữa ho
9



bàng rễ Cây chanh, bằng lá Xương sông, đôi khi, để tăng tác dụng lại xào với
“tiêt đọng” của lợn, thứ tiết còn tươi, đọng lại ở khoang ngực con lợn mới bị mổ.
Hoặc dùng lá Bưởi bung, hoặc vỏ lụa của cây gạo sao vối đồng tiện để bóp khi bị
té ngã, sang chấn. Đê chữa mụn nhọt, có thể dùng lá Sài đất, hoặc Bồ công
anh... sắc uống. Trong dân gian còn có phương pháp sử dụng một số tạng phủ
của động vật để chữa bệnh cho người khi mắc bệnh, chang hạn khi trong cơ thế
của người bị yếu một tạng, phủ nào đó, người ta lại sử dụng các tạng phủ tương
ứng của động vật, phần lớn là dùng tạng, phủ của lợn. Ví dụ: khi yếu thận,
dùng bầu dục lợn (thận lợn), đôi khi thêm bột Đỗ trọng bắc vào cùng nấu, hoặc
khi bị đau tim, dùng tim lợn, đôi khi cũng chưng VỚI Thần sa hoặc Chu sa, đê
ăn. Khi đau nhức gân xương, dùng cao nấu từ xương động vật: xương ngựa
bạch, xương trâu, bò, chó, mèo,...
1.2. Y học cố tru y ề n Việt Nam sớm có sự giao lưu quôc tế
YHCT Việt Nam, sớm được ảnh hưởng của nền y học cố truyền Trung
Hoa, với một hệ thông lý luận phong phú với các học thuyết âm dương, học
thuyêt ngũ hành, học thuyết tạng tượng, kinh lạc... VỚI các kinh nghiệm
phong phú của các nhà y học nối tiếng của Trung Hoa, như Lý Thòi Trân,
Trương Trọng cản h ... Vối các tác phẩm Trung y nổi tiếng, như Hoàng đê nội
kinh linh khu, Hoàng đế nội kinh tô' vấn, Kim quỹ yếu lược, Thương hàn
luận... Với hàng trăm vị thuốc và các bài thuốc quý đã được tồng kết về phươ­
ng pháp chê biến, bào chê và ứng dụng lâm sàng đế điểu trị nhiều loại bệnh
tật khác nhau, có kết quả. M ặt khác các nhà YHCT của Việt Nam và Trung
Hoa cũng đã có dịp qua lại để trao đổi kinh nghiệm và chữa trị một sô" trường
hợp bệnh tật cụ thể. Ngoài ra, các vị thuốc của Việt Nam: Ý dĩ, Sử quân tử,
Hoắc hương, Đậu khấu, sắ n dây cũng sớm được bán sang Trung Quốc. Như
vậy, vối một số yếu tô nói trên đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của nền
YHCT Việt Nam, một nền y học đã thành văn, làm cho nó không ngừng lớn
mạnh qua năm tháng của lịch sử đất nước. Hiện nay YHCT Việt Nam đã trở
thành môn học chính thông trong các trường Y- Dược trong cả nước, đã có vị
trí xứng đáng trong nền y học nước nhà, được hiến pháp Nước cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1992 ghi nhận [6].
1.3. L à bộ phận củ a nền văn hóa dân tộ c có bản sắc độc đáo
a. Văn hóa vật thê
Nền YHCT Việt Nam có bản sắc văn hóa vật thể, được biểu hiện qua các
bằng chứng sinh động, sau đây:
Có nhiều danh y nối tiếng, đó là các danh nhân y học xuyên suốt các thời
kỳ lịch sử của đất nước.
+ Tuệ Tĩnh thế kỷ 14, người đã nổi tiếng vói phương châm trị bệnh “Nam
dược trị Nam nhân, đã để lại cho hậu thế những tác phẩm về Y học cố truyền có
10


giá trị, như: “Dược tính chỉ Nam” và “Thập tam phương gia giảm”. Tuy nhiên
phần nguyên tác không còn trọn vẹn vì bị đốt cháy và thất lạc do chiên tranh
vào đầu thê kỷ 15. Mặc dù vậy đến thế kỷ 18 đã được Hòa thượng Bản Lai (chùa
Hòe Nhai, Hà Nội), biên tập, bô sung năm 1761, cuốn “Nam dược Thần hiệu” ra
đời với 499 vị thuốc Nam và 10 khoa chữa bệnh với 3932 phương thuốc ứng trị
184 loại bệnh khác nhau. Tác phẩm nối tiếng thứ hai, là “Nam dược chính bản”
do triều Lê Dụ Tông đổi tên là “Hồng nghĩa giác tư y thư”, và xuất bản năm
1717. Quyển thượng gồm “Nam dược quốc nghĩa phú” vối 590 vị thuốc nam,
"Trực giải chỉ Nam dược tính phú”, gồm 220 vị thuốc Nam và một chương về y
lý âm dương, ngũ hành. Ngoài ra còn có “Thập tam phương gia giảm” với 242 vị
thuốc và 13 cô phương Đông y. Như vậy sô vị thuôc mà Tuệ Tĩnh đã biên soạn
lên tói 1551 vị [31, 48]. Một con số quả là lớn so với thòi bấy giờ. Tuệ Tĩnh là
một thầy thuốc toàn diện, ông không những chỉ quan tâm về mặt thuốc Nam
mà còn quan tâm đến việc truyền bá các phương pháp vệ sinh, phòng bệnh, rèn
luyện thân thê cho nhân dân; đặc biệt tố chức chữa bệnh trong các nhà chùa,
trong các làng xã. Các phương pháp đó, hiện nay vẫn đang được phát triển ở
nước ta với các phong trào trồng và sử dụng thuốc Nam tại gia đình, thôn bản,
hoặc chữa bệnh tại các chùa chiền ở Việt Nam [31].

+ Nguyên Trực (1428-1788), người nổi tiếng về môn xoa bóp bấm huyệt,
đốt bấc, và các phương thuốc chữa bệnh sởi, đậu mùa [39].
+ Hải thượng Lãn Ông, thê kỷ 18 (1720 - 1791) đã để lại cho hậu thê một
pho sách vói nhiều kinh nghiệm quý báu vê mọi mặt của YHCT. Tác phẩm Hải
thượng Y Tông tâm lĩnh, gồm 28 tập, 66 quyển để phổ cập đào tạo thầy thuốc, lưu
truyền cho muôn đời sau về các mặt y lý và phép tắc chữa bệnh. Hải thượng đã
vận dụng một cách sáng tạo các y lý cố truyền phương Đông vào YHCT Việt
Nam. Chính ông đã xây dựng nên học thuyết “Thủy hỏa” dựa trên cơ sở của các
học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng tượng, lấy sự cân bằng của hai tạng tâm
thận trong cơ thê làm gốc vối nguyên tắc giáng tâm hỏa và ích thận thủy [12, 20].
+ Hoàng Đôn Hòa đã thành công trong việc bào chê viên hoàn bằng các
dược liệu địa phương đề chữa bệnh cho nhân dân, đặc biệt là bệnh sốt rét và
bệnh thô tả [38].
+ Phạm Công Bân (Triều nhà Trần), đã tự bỏ tiền riêng để mua sắm thuốc
men, dựng nhà nuôi dưỡng cho bệnh nhân nghèo, trẻ em mồ côi, cơ nhỡ.
+ Phạm Ngũ Lão, một tướng giỏi của nhà Trần, người đầu tiên đã tổ chức
thành công việc trồng trọt các vườn thuốc nam ở nước ta. Di tích đó vẫn hiện
hữu ở núi Dược Sơn Đông Triều, v ề sau nhân dân đã làm theo, tạo ra các làng
trồng thuốc sau này [39].
- Việt Nam có nguồn dược liệu phong phú.
11


Các dược liệu làm thuốc Việt Nam rất phong phú vê số lượng và đa dạng
vê chủng loại, tính đến 2005 *đã phát hiện được 3948 loài thực vật và nấm làm
thuốc với 307 họ thực vật của 9 ngành và nhóm thực vật khác nhau. Trong đó có
52 loài tảo biển, 22 loài nấm, 4 loài rêu và 6 ngành thực vật bậc cao vối 3870
loài [9] chiếm khoảng 25 % các loài thực vật có ở nước ta (12000 loài). Trong sô
đó có 3000 loài dùng theo kinh nghiệm các cộng đồng của 54 dân tộc anh em, 22
loài tảo biển, có nhiều loài giá trị: Tảo xoắn, 14 loài nấm: Linh chi, Trư linh

khoảng 300 loài dược liệu được dùng cho sản xuất và xuất khẩu ...Ngoài ra, sô
vị thuốc, có nguồn gốc động vật củng được phát hiện lên đên 406 loài thuộc 22
lớp, 6 ngành và các vị thuốc có nguồn gốc khoáng vật tới 70 loại, trong đó 57 loại
là hoá thạch và các sản phẩm thứ cấp của khoáng vật [8, 43]. Nhiều dược liệu
làm thuôc được khai thác, được nuôi trồng, cho hiệu quả kinh tê cao: Diệp hạ
châu, Thảo quả, Sa nhân, Kim tiền thảo, Actiso, Lộc nhung, Cá ngựa ... Cũng
cần biêt thêm rằng, ngày nay việc sử dụng dược liệu làm thuốc trên thê giới
cũng không ngừng phát triển. Đã có 20.000/250.000 loài thực vật, được dùng
làm thuốc, chiếm tỷ lệ 8% các loài thực vật. Riêng An Độ, với nền YHCT
(Ayuveda) đã sử dụng 6000 loài thực vật, Trung Quốc (Trung y) sử dụng 5000
loài thực vật...
- Các cơ sở đào tạo YHCT từ trung ương: các Trường Đại học Y Hà Nội, Đại
học Y Dược thành phô Hồ Chi Minh, Học viện Y Dược học cố truyền Việt Nam,
Đại học Dược Hà Nội đến các địa phương: Thái Nguyên, Huế, Thái Bình, Hải
Phòng ...Còn có 10 trường cao đẳng, 36 Trường Trung cấp và 2 Trường Trung
học YHCT dân lập (2009) [10].
- Đã có 58 Bệnh viện YHCT từ trung ương đến địa phương. Tính đến 2009
đã có 49 tỉnh thành phố (78,4%) đã có bệnh viện YHCT cấp tỉnh. Có nhiều tỉnh,
thành có tới 2 bệnh viện YHCT, như Hà Nội, Lâm Đồng, thành phô Hồ Chí
Minh. Các bệnh viện đa khoa YHHĐ có Khoa hoặc Tổ YHCT là 93,3%. Có 7380
cơ sỏ chẩn trị YHCT, 3 bệnh viện tư nhân về YHCT. Có 582 cơ sở điều dưỡng,
phục hồi chức năng bằng y dược cố truyền (YDCT). Có 6580 Trạm Y tế xã,
phường có vườn thuốc Nam. Có 517 cơ sỏ sản xuất thuổc thành phẩm YDCT,
826 cơ sở kinh doanh thuổc phiến và 412 cơ sở kinh doanh dược liệu, 768 cơ sở
đại lý thuốc thành phẩm y dược cố truyền (YDCT) [10]. Các cơ sở sản xuất thuôc
cô truyền (TCT) ngày càng được kết hợp các toang thiêt bị truyền thống và hiện
đại. Các chê phẩm TCT rất phong phú: sô lượng lớn tới hàng ngàn: 1294 chế
phẩm (2000), 1468 chê phẩm (2003) được bào chê thông qua các dạng cố truyền:
cao, đan, hoàn tán. Trong đó có một s ố chê phẩm đã được chuyên dạng theo
phương pháp bào chê hiện đại.

- Các tài liệu, ấn phẩm, các mô hình, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy,
học tập, nghiên cứu, điều trị và sản xuất chê biến bào chê TCT.
12


- Tính đến 2009, đội ngũ hành nghê y dược học cổ truyền (YDHCT) ngày
càng đông đảo: bác sỹ 543, lương y 4546, lương dược 679, y sỹ 1617, gia truyền
565 (2009) [10].
b. V án hóa p h i vật thê
- Các lý luận phong phú của V học cố truyền bao gồm lý luận của Trung y
và lý luận do các danh y Việt Nam sáng tạo, như thuyết “Thủy hỏa”, thuyêt
“Tam tiêu” (thuộc hệ thông tiêu hóa)... của Hải thượng Lãn Ong.
- Các kinh nghiệm sử dụng thuốc cố truvền của 54 dân tộc Việt Nam, từ
miền núi đên đồng bằng, đã tạo ra một kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý giá
vê phương pháp chữa bệnh bằng thuốc cô truyền cho nhân dân ta.
- Sự phối ngũ các vị thuốc thành phương thuốc bao gồm cố phương, tân
phương, phương gia truyền, thể hiện sự kết hợp tài tình giữa lý luận YHCT vối
kinh nghiệm sử dụng lâu đời về thuốc YHCT ở nước ta. Sự phối ngũ đó thể hiện
ơ cấu tạo hợp lý của các thành phần: Quân, Thần, Tá, Sứ của phương thuốc. Các
khái niệm về quy kinh thuốc, công năng, chủ trị, kiêng kỵ, liều dùng, cách dùng
của TCT, đó là sự kết hợp giữa lý luận với kinh nghiệm sử dụng lâu đời của
YHCT Việt Nam. Những kinh nghiệm về thu hái, nuôi trồng, chế biến, bào chê
thuôc cổ truyền cũng được vận dụng thống nhất thông qua sự kết hợp giữa lý
luận phong phú của YHCT với thực tiễn điều trị trên lâm sàng.
- Sự biểu hiện của văn hóa phi vật thể, còn được thể hiện rất rõ, thông qua
sự chăm lo đến sự phát triển của nền YHCT ở nước ta qua các thòi kỳ lịch sử.
+ Trước cách mạng tháng 8/1945, các triều đại phong kiến ở một sô" thòi kỳ
đã có những biểu hiện quan tâm đến lĩnh vực phát triển YHCT. Dưới Triều Lê,
bộ luật Hồng Đức đã tỏ ra có nhiều tiến bộ, đã có các quy chế về vệ sinh xã hội,
đã đê ra luật trừng phạt những thầy thuốc chữa bệnh thiếu tinh thần trách

nhiệm, chữa dây dưa, chữa theo cách khoán mướn. Dưối Triều Nguyễn, Luật
Gia Long đã có những quy định trừng phạt những thầy thuốc chữa bệnh sai,
gây tử vong...
+ Từ sau cách mạng tháng 8/1945, nền YHCT nưốc ta đã được mở ra một
trang sử mổi, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ. Đối vối
YHCT, Bác Hồ đã dạy: “Y học phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại
chúng. Ong cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh
bằng thuốc Ta, thuốc Bắc. Đê mỏ rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên
chú trọng nghiên cứu và phôi hợp thuốc Đông và thuốc Tây”. YHCT Việt Nam,
đã được hiến pháp nưốc cộng hòa XHCNVN năm 1992, ghi nhận, trong điều 49
chương III: “Phát triển và hoàn thiện hệ thông bảo vệ sức khỏe nhân dân trên
cơ sở kết hợp y học, dược học hiện đại vối Y học cổ truyền”. Đã có nhiều chỉ thị
và nghị quyết của Đảng và Chính phủ, đã đề cập đến sự phát triển của YHCT.
Chỉ thị 101/TTg có đoạn viêt “Trên cơ sở khoa học, thừa kê và phát huy những

13


kinh nghiệm tốt của Đông y, kết hợp Đông y với Tây y nhằm tăng cường khá
năng phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân”.
* Chỉ thị 21-CP ngày 19/12/1967 đã đê cập đến vấn đề tăng cường công táo
nghiên cứu Đông y, kết hợp Đông V và Tây y, “Phải nghiên cứu và kết hợp một
cách toàn diện, từ lý luận đến thực hành. Phải kết hợp trong toàn bộ công tác V
tê, trong công tác tư tưởng, tô chức, đào tạo cán bộ, phòng bệnh, chữa bệnh, sản
xuất và pha chê thuốic, nghiên cứu khoa học. Phải làm một cách có hệ thông, từ
thấp đên cao, từ trung ương đến xã”.
* Nghị quyết 266-CP: “Tích cực thừa kế, phát huy và phát triển YHCT, kểt
hợp chật chẽ vối YHHĐ, xây dựng nền Y học độc đáo Việt Nam” [6].
* Quvêt định 222/2003-QĐ-TTG: chính sách quốc gia về y dược học cồ
truyền đên năm 2000, về sử dụng: tuyến TW (10%), tỉnh (20%), huyện (25%), xă

(40%); 30% thuổc sản xuất, lưu hành trong nước là thuốc YHCT.
* Chỉ thị 24-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng ra ngày 4/7/2008 vế việc
phát triển nền Đông y và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới. Đặc biệt
nhấn mạnh việc phát triển nền Đông V Việt Nam, là “trách nhiệm các cíp ủy
Đảng, chính quyền và toàn xã hội”. Chỉ thị đã nhấn mạnh về công tác đào tạo
“Tiếp tục hoàn thiện hệ thông mà ngành đào tạo thầy thuốc đông y, kê cả lương
y, lương dược ở các bậc học khác nhau; tăng cường đầu tư, hoàn thiện hệ thông
các cơ sở đào tạo, bao gồm trường đại học, tru ng học và dạy nghê' đông V theo

quy định của pháp luật, chú trọng đào tạo chuyên gia đầu ngành”. Cách sử
dụng, kiêng kỵ, cách nuôi trồng dược liệu, cách thu hái chê biến, bào chê TCT...,
Với ngành Y tế, đã tiến hành soạn thảo và ban hành nhiều quy định
quan trọng vế mặt TCT.
+ Danh mục thuốc thiết yếu về YHCT [10].
+ Các quy trình chê biên thuốc YHCT.
+ Danh mục các phương thuốc cố truyền không qua thử nghiệm lâm sàng.
Những việc làm đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
chung về YHCT ỏ nước ta.
1.4. Y dược học cổ tru y ề n là m ộ t nhu cầu th ự c tiển củ a đ ất nước
Y
học cổ truvền trực tiếp chăm lo sức khỏe cho nhân dân Việt Nam qua
hàng ngàn năm, kê từ ngày dựng nước. Ngay cả khi Tây y đã xuất hiện trên đất
nước ta, Y học cố truyền vẫn tiếp tục chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ta. Qua các
thòi kỳ thăng trầm của lịch sử, y học cố truyền vẫn đứng vững, vẫn có những
phương thức hoạt động thích hợp để phục vụ cho sức khỏe của nhân dân. Cho đêu
nay, trong cơ chế thị trường với sự phát triển mạnh mẽ của tân dược ở Việ* Nam,
song y học cô truyền Việt Nam vẫn đứng vững và không ngừng phát triển một
cách thuyết phục, vẫn có vị trí xứng đáng trong hệ thông V tế nước nhà.
14



Trước hêt về giáo dục đào tạo, hiện nay, hầu như tất cả các co' sở đào tạo
của các bậc học. đều có chương trình học tập về YHCT và kết hợp YHCT với
YHHĐ với một mức độ nhất định. Trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
nhân dân ở các tuyến, từ cơ sở đến trung ương đều có sự kêt hợp giữa YHCT và
YHHĐ. Trong cả nước đã có nhiều công ty chuyên sản xuất, bào chê thuốc Đông
(lược hoặc sản xuất cả Tân dược và Đông dược. Có hàng ngàn chê phấm có
nguồn gốc từ dược liệu được sản xuất dưới các dạng cô truyền: cao, đơn, hoàn
tán, và các dạng bào chê hiện đại: nang cứng, nang mềm, viên nén, viên bao
phim... Đã có nhiều chê phẩm có giá trị, được xuất khẩu ra thê giói.
1.5. Y dược h ọ c cổ tru y ề n Việt Nam đả khởi sắc về m ặ t khoa học
- Nhiều vị thucíc và phương thuốc được chứng minh tác dụng dược lý và
lâm sàng trên cơ sở các thành phần hóa học (hoạt chất, phân đoạn hoặc dịch
chiết toàn phần...).
- Nhiều vị thuốc và phương thuốc được nghiên cứu về mặt chế biến trên cơ
sở thành phần hóa học và tác dụng sinh học của chúng.
- Nhiều vị thuốc và phương thuôc được dùng đê điều trị có kết quả đối với
các loại bệnh tật, đặc biệt là với các loại bệnh mạn tính, khó chữa, như viêm
gan, viêm thận, các bệnh u, bướu....
- Nhiều vị thuốc và phương thuốc được bào chê với kỹ thuật tiên tiến, đã
được kiểm nghiệm hoạt chất hoặc các chất đặc trưng bằng các phương pháp
khoa học, với kỹ thuật tiên tiến [10].
1.6. Y dược h ọ c cố tru y ề n Việt N am đã bước đầu khởi sắc về m ặ t kinh tế
- Nhiều cây con thuốc đã được khai thác, nuôi trồng cho hiệu quả kinh tê
cao: Quế, Sa nhân, Ba kích, Đại hồi, Đương quy, Diệp hạ châu, Actiso, Kim tiền
thảo râu mèo, Cốt khí củ, Kinh giới..., các động vật như hươu, nai, các loại rắn,
ba ba, xuyên sơn giáp. nhím... Nhiều địa phương, nhất là các tỉnh miền núi (Lào
Cai, Yên Bái, Hòa Bình), đồng bào dân tộc thiểu số đã lấy việc nuôi trồng cây
con làm thuốc làm phương tiện xóa đói giảm nghèo, có kết quả. Một số cây thuốc
quý đã cho sản lượng tốt: cây Quê (Yên Bái, Trà My, Thanh Hóa) đạt 20.000

tấn/năm (Nhục quẽ), cây Hòe (Thái Bình, Nghệ An), đạt 3000 tấn/năm (Hoa
hòe). gấc (Hải Dương, Bắc Giang) đạt 100.000 tấn tươi/năm [9].
- Nhiều vị thuốc và chê phẩm thuốc đã được xuất khẩu: Sa nhân, Quế,
Hồi. . đưa lại lợi ích kinh tê cho đất nước.
- Lượng dược liệu sử dụng, hàng năm lên tới 60.000 tấn; trong đó khai thác
tự nhiên khoảng 12.000 tấn, (20%), trồng trọt khoảng 16.000 tấn (26,5%). Tuy
nhiên, lượng TCT nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể, khoảng 32.000 tấn
(53,5%).

15


- Dược liệu dùng cho việc chữa bệnh bằng YHCT lên đến con sô 19.000 tấn
(32%), dùng cho sản xuất của ngành Công nghiệp Dược khoảng 21.000 tấn
(35%), dược liệu xuất khẩu, khoảng 20.000 tấn (33%). Như vậy cùng với việc
nhập khau dược liệu, việc xuất khấu đã có những dấu hiệu khỏi sắc.
Hiện nay đã có nhiều công tv, xí nghiệp chuyên sản xuất TCT có chất
lượng và đạt hiệu quả cao. Đã có nhiều chê phẩm TCT được xuất khẩu ra các
nước trên thê giới. Những đóng góp đó, thực sự có hiệu quả, góp phần thúc đẩy
sự phát triển chung của nền kinh tê đất nước.
2. Y Ê U CẦU CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC c ổ T R U YEN
Đê thuốc cổ truyền có thê phát huy tôi đa tác dụng của nó cần quan tâm
đúng mức đến một sô" lĩnh vực sau đây.
2.1. Môi quan hệ giữa th ầ y và th u ổc
Thầy thuốc YHCT được đào tạo theo nhiều loại hình khác nhau, và trình
độ cũng như cấp bậc cũng có phần khác nhau, song đều là những thầy thuốc, có
y đức tốt, hết lòng phục vụ người bệnh, có chung một mục đích là điều trị tốt
cho người bệnh đê họ nhanh chóng hồi phục sức khỏe trơ lại VỚI cuộc sông
thường nhật. Do đó, về mặt các thầy thuốc YHCT, cũng cần nắm thật vững các
phương pháp chữa bệnh của YHCT, biết vận dụng các phương pháp đó vào từng

trường hợp cụ thể đê có thể thu được hiệu quả cao. Do vậy, người thầy thuôc,
ngoài lĩnh vực về YHCT cần quan tâm đến vấn để kết hợp với y học hiện đại
(YHHĐ) trong những trường hợp cụ thể: từ phòng bệnh, chẩn trị, điều trị, đến
thuốc men... Đâv là mối quan hệ hữu cơ trong quá trình điều trị bằng YHCT, Đê
đạt được hiệu quả cao trong điểu trị, về hai phương diện “Thầy” và “Thuốc” đều
phải làm tốt. Nếu thầy giỏi, mà thuốc không tốt thì hiệu quả sẽ kém và ngược
lại, thuốc tốt mà trình độ của thầy lại chưa cao thì kết quả cũng không tốt. Đây
là môi quan hệ hữu cơ giữa hai mặt của một vấn đề. Do vậy trong mọi trường
hợp cần phải quan tâm đến cả hai lĩnh vực này. Nếu chỉ chú trọng vấn đề Thầy
mà COI nhẹ vấn đề Thuốc, và ngược lại, là thiên lệch, và đương nhiên, hiệu quả
điều trị sẽ không cao, người bị thiệt thòi vẫn là người bệnh, và xã hội.
2.2. v ề m ặ t th u ố c cổ tru y ề n
Để có thuốc phục vụ tốt cho điều trị, cần quan tâm đến ba vấn đề có liên
quan trực tiếp; đó là dược liệu, phụ liệu và phương pháp chế biến, bào chê.
a. Vê m ăt d ươc liêu
Để dược liệu đưa vào làm thuốc được đảm bảo, cần quan tâm đến một sô
vấn để sau:
- Đ úng cây thuốc
Do tính đa dạng về chủng loại của thuôc cổ truyền, có loại có cùng một tên
gọi, nhưng lại cho nhiều cây thuốc khác nhau. Ví dụ, cùng có tên là Bạch phụ tử,
16


song lại có 3 vị thuốc khác nhau: vị thứ nhất là vị thuôc Bạch phụ tử được chê từ
Sinh phụ tử, là rễ của cây o đầu [(A conitum ca rm ich aeli Debx.), họ Hoàng liên
(Ranunculaceae)], có vị cay, tê, có tính độc mạnh, có tác dụng trừ hàn, hồi
dương cứu nghịch. Vị thứ hai có nguồn gốc từ thân rễ cây Độc giác liên, còn gọi
la Đại bán hạ [('Typhonium gigan teu m Engl.), họ Ráy (Araceae)], cây này mọc ở
các tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, Hà Nam, Hồ Bắc Trung Quốc. Chưa thấy phát hiện
ở Việt Nam, vị thuốc có vị cay, ngọt, tính ôn, có độc, có tác dụng hóa đàm kết, trị

phong, trấn kinh. Chủ trị: miệng, mắt méo xệch, trúng phong bất ngữ, bán thân
bất toại, đau lưng đau khớp, đau đầu, đau nửa đầu, uốn ván, loa lịch. Vị thứ ba,
còn gọi là cây San hô hav cây Dầu mè đỏ [Ụ atropha m u ltifid a L.) họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae)]. Cây này được trồng ở Việt Nam để làm cảnh và làm thuốc. Có
thê dùng rễ cây này để làm thuốc tán ứ, tiêu thũng, chỉ huyêt. Tương tự với
cách gọi như vậv, Hà thủ ô cũng có hai loại, Hà thủ ô đỏ [F allopia m ultiflora
(Thunb.) Haraldson, họ Nghê (Polygonaceae/Ị, vị đắng, chát, có tác dụng bô can
thận, bô huyết còn Hà thủ ô trắng [Streptocaulon ju v en tas (Lour.) Merr.], họ
Thiên lý ( Asclepiadaceae) có vị rất đắng, có tác dụng kích dục và trị cảm mạo.
Hay nói đên vị Bán hạ cũng có rất nhiều loài, như Bán hạ bắc [Pinellia ternata
(Thunb.) Breiter], Bán hạ nam (Typhonium trilobatum Schott) và đại Bán hạ
{T yphonium g ig an teu m Engl.) đều trong họ Ráy (Araceae). v ề Sài hồ, cũng cho
nhiều loại khác nhau, Sài hồ bắc (B um plerum sinens DC.), họ Hoa tán
(Apiaceae), Sài hồ nam (P lu ch eae p terop od ae Hemsl.), họ Cúc (Asteraceae),
Đương quy, cũng có Đương quy Trung Quốc [Angeỉica sin en sis (Oliv.) Diels] và
Đương quy Nhật Bản [Angelica acu tiỉob a (Sieb. et Zucc.) Kitagawa] đều họ Hoa
tán (Apiaceae). Vị thuốc có tên là Hoàng liên, cũng từ rất nhiều cây, Hoàng liên
chân gà (Coptis teeta (Franch), họ Hoàng liên (Ranunculaceae), Hoàng liên ba gai
(B erberis iv allich ian a DC.), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae), Hoàng liên o rô
(M ah on ia b ea lii Carr.i, họ Hoàng liên gai (Berberidaceae), thổ Hoàng liên
(T halictru m folioỉosu m DCX họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Mặt khác cũng cần
biết thêm về tên của các cây thuốc cũng rất đa dạng. Một cây thuốc, có nhiều tên
gọi khác nhau. Cây Mỏ quạ còn có tên là Vàng lồ, Xuyên phá thạch, cây Hy thiêrn
còn có tên là cây Cứt lợn. Cây Cóc man còn có tên Cúc man, Nga bất thực thảo.
Cây hoa Cứt lợn còn có tên là cây hoa Ngũ sắc. Trong quá trình thu hái cũng cần
lưu ý đối với những vị thuổc, hiện nay còn phải nhập nội mà trên thị trường
thường “tự thay t h ể ’. Ví dụ, vị thuốc Địa cốt bì là vỏ rễ của cây Khủ khởi
(Lysium sin en se MilU, họ Cà ( Solanaceae) nhưng trên thị trường hiện nay lại
coi một vị thuốc khác nhập từ Trung Quốc là Địa cốt bì. Do vậy, khi tiến hành
thu hái thuốc hoặc khi sử dụng, trước hết cần phải thu hái đúng cây, con, đúng

vị thuốc đê đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người dùng.
Đê chứng tỏ cây thuốc được sử dụng là đúng, điều đầu tiên, đốì với tên
Việt Nam, phải chỉ ra được tên phố thông thường gọi nhất, vì trên thực tế, một
cây thuốc, mỗi vùng lại gọi tên khác nhau. Mặt khác, điều không thể thiếu được
là phải chỉ đúng tên khoa học của cây thuốc đó, trước hêt là tên chi, sau là tên
lo à i (nhất là những chi có nhiều loài đươc sử dune làm thuốc, rất dễ nhầm lẫn,
17


sau là tên thứ, nếu có. Cuôì cùng là đên tên họ của cây thuốc [27]. Cùng cần nói
thêm rằng, cách viết tên khoa học của cây thuôc, vị thuốc, phải đúng VỚI quv
định. Tên chi phải viết hoa chữ cái đứng đầu, tên loài không viết hoa, tên thứ
(var.), không viết hoa. Tất cả các thứ tên đó phải được in nghiêng. Sau tên loài
là tên tác giả, người định ra tên câv thuốc đó, phải viêt hoa, và in đứng, nếu tên
tác giả viêt tát, phải có dấu chấm (L., Thunb.), nếu có hai tác giả cùng đặt tên
của một cây, thì tác giả đầu, phải đặt trong ngoặc đơn. Sau cùng là tên họ của
cây thuôc, viết hoa chữ cái đầu, và in đứng. Ví dụ, cây Sài đất [W edeỉia
chin en sis (Osbeck) Merr.], họ Cúc (Asteraceae). Hoặc cây Sài hồ bắc
(B upbleuru m chin en sis DC.), họ Hoa tán (Apiaceae). Cây Thủy xương bồ
(Acorus calam u s L. var. an gu statu s Bess.), họ Ráy (Araceae). [7].
- Đ úng bộ p h ậ n dù n g
Thông qua sử dụng lâu đòi thuốc cổ truyền, nhân dân ta đã tích lũy được
rất nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các cây con làm thuốc. Và thấy được
tính đa dạng vê vị thuốc của các cây con làm thuôc. Từ một cây thuốc, có thê chỉ
cho một vị thuốc: Đơn đỏ, Tỳ bà diệp, Lá nhót, chỉ lấy lá. Mạch môn, Thiên môn,
Bách bộ, Huyền sâm chỉ lấy rễ. Hậu phác, Quê, Hoàng bá... chỉ lấy vỏ cây, Cúc
hoa vàng, Cúc hoa trắng, Huyền phục hoa chỉ lấy hoa. Bạch giới tử, Lai phục tử,
Xà sàng tử, chỉ lấy hạt. Có nhiều cây thuốc cho nhiều vị thuôc khác nhau: cây
Cà độc dược (D atura m etel) vừa lấy lá, vừa lấy hoa và hạt. Cây Đinh lăng vừa
lấy lá, lại vừa lấy rễ, cây Tía tô, vừa lấy lá (Tô diệp), vừa lấy cành (Tô ngạnh),

và lấy hạt (Tô tử). Cây Kim ngân, vừa lấy hoa (Kim ngân hoa), lại vừa lấy thân
(Kim ngân đằng). Cây Hà thủ ô đỏ, vừa lấy rễ, vừa lấy dây (Dạ giao đằng). Cây
Cà gai leo, vừa lấy rễ, vừa lấy dây (Thích gia đằng). Cây dâu, vừa lấy vỏ rễ
(Tang bạch bì), vừa lấy lá (Tang diệp), vừa lấy quả (Tang thầm). Cây quýt vừa
lấy vỏ quả (Trần bì), vừa lấy hạt (Quất hạch). Do vậy khi thu hái, không được
nhầm lẫn giữa các vị thuốc vối nhau. Và chú ý tận thu nhiều vị thuôc trên cùng
một cây đê giúp cho năng suất cây trồng và hạ được giá thành sản phẩm.
- Đ úng thời vụ thu h á i [27, 39]
Thu hái đúng thòi vụ, nhằm đảm bảo được chất lượng của thuốc., cụ thê là
đảm bảo được hàm lượng hoạt chất cao. Đê có hàm lượng hoạt chất cao, các cây
lấy lá, thường thu hái vào lúc trưốc khi cây ra hoa: Hoắc hương, Hương nhu,
Bạc hà, Cà độc dược... Các cây lấy rễ, củ: sắ n dây, Củ mài, Bách bộ, Mạch môn,
Thiên môn thường thu hái vào mùa thu, và mùa đông, vì trong thời, gian này,
lá của cây rụng đi, các hoạt chất tích lũy thường tôi đa ở rễ.
- Đ ảm bảo tính sạ ch của dược liệu
Dược liệu được sử dụng, cần được đảm bảo về tính sạch, đảm bảo các giới
hạn cho phép đối với các nguyên tố vi lượng, đặc biệt các nguyên tố vi lượng có
tính độc hại cho cơ thể, như Pb, As, Hg, Cu, Cd không có dư lượng của thuốc hóa
học bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng. Tóm lại phải đảm bảo các
tiêu chí sạch của TCT.
18


■Đúng phư ơng p h á p c h ế biến [40]
Việc chê biến thuốc cổ truyền phải dựa trên cơ sơ của lý luận của y học cổ
truyền, nhằm các mục đích như, tăng hay giảm tính âm dương của thuốc, tăng
hay g.ảm tính âm dương của thuốc, tẩm chích phụ liệu có mầu sắc, mùi vị phù
hợp víi ngũ hành. Ngoài ra còn phù hợp VỚI thực tiễn sử dụng. Việc chê biến
TCT cần được kết hợp giữa phương pháp truyền thông vối các phương pháp
mang tính khoa học, cụ thể là ứng dụng các phương pháp khoa học vào trong

quá trình chê biến: theo dõi và chuẩn hóa về nhiệt độ khi chế biến thuốc (sấy,
sao, ngâm, tẩm) hoặc dùng các phương pháp hóa học: định tính, định lượng các
thành phần hóa học của các vị thuốc trong quá trình chê biến.
Phải chế biến các vị thuốc theo các quy trình chê biến chuẩn, được quy
định 'ho từng vị thuốc, theo các tài liệu quy định của Bộ Y tế, của dược điển
Việt Nam (DĐVN), hoặc trong các tài liệu chuyên môn có uy tín; hoặc theo các
kinh nghiệm của các lương V lâu năm, là các chuyên gia lành nghê có kinh
nghiệm về chê biến TCT. Tuy nhiên các kinh nghiệm đó phải đáp ứng được tính
khoa ÌỌC và tính thực tiễn mới được sử dụng.
Mhư vậy, TCT sau chê biến phải đạt được các tiêu chuẩn về hình thức
(cảm quan: màu sắc, mùi vị), về chất lượng (có mặt các hoạt chất, các thành
phần hóa học đặc trưng có hàm lượng cao), không bị nấm mốc, có hàm lượng
thủy }hần và tỷ lệ hư hao đạt với quy định...
2ó thê nói rằng, chê biến TCT đúng phương pháp, sẽ đảm bảo được tính an
toàn (không còn độc tính đối vối các vị thuốc có tính độc), đảm bảo phẩm chất và
hiệu mất tốt, hàm lượng hoạt chất cao của thuốc, sẽ là điều kiện đưa lại hiệu
quả CIO trong điều trị của thuốíc cổ truyền. Ngoài ra, trong quá trình chê biên
phải quan tâm đến các điều kiện về trang thiết bị, phải tiến tới hiện đại hóa các
trang thiết bị của các công đoạn sấy, sao thuốc, rửa thuốc, thái thuốc... Mặt
khác cần tránh các yếu tcí gây ô nhiễm môi trường: hơi Lưu huỳnh khi sấy
thuốíc: nưốc rửa dược liệu, bã dược liệu...
Đúng phư ơng p h á p bào c h ế [37, 38, 39]
Việc bào chê thuốc là khâu cuổì cùng, khép kín của cả một quá trình của
phần thuốc. Giai đoạn này, nếu làm không tốt thì không những sẽ ảnh hưởng
rất lca đến chất lượng của chế phẩm thuốc, ảnh hưởng đến quá trình điều trị
mà con làm lãng phí của cả một quá trình từ tạo nguồn dược liệu đến chế biến
thuốc Do vậy việc bào chế thuốc, cần quan tâm đến một số vấn đề sau.
Thuốc lấy khí [37]
Nhiều vị TCT chứa các thành phần hóa học là các chất bay hơi mà YHCT
gọi lè thuổc “lấy khí”: tinh dầu (Quế chi, Quế nhục, Ma hoàng, Kinh giới, Tía

tô), CIC chất coumarin (Bạch chỉ, Đương quy) cần được bào chế dưối dạng hợp lý
đê trinh thất thoát các hoạt chất này. Các thuốc bào chế dưối dạng thuốc tán:
Hoắc hương chính khí tán, bình vị tán, bột Khung chỉ hoặc các thuốc chế đê
19


hăm: chè cảm cúm, chè cúc hoa... Trong quá trình bào chê các dạng thuôc khác
mà trong thành phần phương thuốc, lại có các vị thuôc lấy khí, có thê phải bào
chê riêng các vị thuốc đó bằng cách chiết riêng như cất kéo hơi nước để thu lấv
phần bay hơi, hoặc chiết riêng với dung môi ethanol... Nếu các vị thuốc lấy khí
có trong thuôc sắc nên cho các vị thuốc đó vào sắc sau cùng đê hạn chê sự
thất thoát.
+ Thuõc lấy vị [37]
Phần lớn các vị thuốc cố truyền chứa các thành phần hóa học đưa lại các vị
khác nhau: đắng, ngọt, cay, chua, mặn cho vị thuốc, được gọi là thuốc “lấy vị’'.
Ví dụ, Hoàng liên, Hoàng bá, có vị rất đắng là do các thành phần alcaloid
(berberin, palmatin) đưa lại. Hoàng cầm, Kim ngân hoa, Hòe hoa... có vị đắng
nhẹ là do các hợp chất flavonoid, Cam thảo bắc, cỏ ngọt..., có vị ngọt là do các
thành phần g]ycyrrhizin và các chất đường steviosid đưa lại. Mộc qua, Sơn tra,
Ngũ vị tử... có vị chua, là do các thành phần acid, đưa lại. Như vậy các vị thuôc
lấy vị có các thành phần hóa học có thể chiết xuất bằng các dung môi nước, hoặc
ethanol... ở các nhiệt độ thích hợp mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng'.
Như vậy việc chiết xuất được các thành phần của các vị thuốc lấy khí hoặc lấy
vị là đê thu được các hoặt chất của chúng, nhằm mục đích phát huy hiệu quả
của thuốc trong điều trị.
+ Dạng bào chê hợp lý [37]
Chọn một dạng bào chê nào đó, hợp lý cho các phương thuổc. Vì đây là giai
đoạn cuôi cùng của cả một quá trình nghiên cứu hoặc sử dụng đối với một dược
liệu hay một phương thuốc cụ thế. Ví dụ những vị thuốc giải biêu, có bản chất
thăng, tán, phát hãn, giải biểu. Trong thành phần của chúng thường chứa các

chất bay hơi, như tinh dầu, coumarin... Do đó dạng bào chê thích hợp là thuốc
tán (Ngân kiều tán, Hoắc hương chính khí tán, bình vị tán) hoặc các dạng thuôc
chè đê hãm (chè giải cảm). Các vị thuốc lấy vị, đa sô" trong thành phần chứa các
hợp chất mang tính tan trong các dung môi là nước hoặc các dung môi hữu cơ
khác như ethanol ở các nồng độ khác nhau. Do đó, có thế tiến hành dưới dạng
thuôc sắc, hoặc dịch chiết của các dung môi, sau đó tiến hành bào chê các dạng
dưới dạng thích hợp: hoàn, viên nén, viên bao phim.
b. Vê m át p h ụ liệu
Trên thực tế, đa số các vị thuốc cổ truyền, nếu không dùng phụ liệu để chê
biên thì sẽ không thê sử dụng các vị thuốc đó được. Trước hết là không thể, hoặc
rất khó uống được do mùi vị khó chịu của chúng gây ra. Ví dụ rất chát (Hà thủ
ô), rất tanh: Rắn, Miết giáp. Mặt khác khi sử dụng sẽ không đảm báo độ an
toàn tuyệt đối cho người bệnh. Ngoài ra còn phải đáp ứng các yêu cầu về các
mặt: khuynh hướng tác dụng, tương tác của thuổíc... Do đó, phụ liệu chê biến
thuôc là vấn đề rất quan trọng, nhưng từ trưốc đến nay ít được quan tâm, nói
một cách khác, là quan tâm chưa đúng mức hay còn coi nhẹ về phụ liệu chê
biên. Người ta thường chỉ chú ý đến dược liệu chính, còn phụ liệu lại ít đê ý tới
20


mà chỉ COI nó đúng như một vai trò rất “phụ”, v ề mặt thực tiễn cũng như lý
luận, pầụ liệu chê biến thuốc cô truyền có một vai trò và ý nghĩa rất quan trọng.
Do đó, I1Ó cần được đánh giá đúng với vị trí mà nó đóng góp trong chê biến thuôc
cố truyển. Trước hết, cần nhận phụ liệu chê biên thuôc cố truyền là những chất
hoặc những nguyên liệu dùng cùng dược liệu chính, trong quá trình chê biên
đê đạt lược một mục đích nào đó có lợi cho việc điều trị. Trên thực tế, phụ liệu
dùng trong chê biến thuốc cố truyền, rất phong phú về thê loại và rất đa dạng
về thê (hất. Nó là một phần không thể thiếu được để tạo nên chất lượng tốt của
thuốc C) truyền. Nếu vị thuốc cổ truyền đem chế, là tốt, song phụ liệu chê lại
không đảm bảo yêu cầu, không đạt tiêu chuẩn của phụ liệu tốt; điểu tất nhiên,

sẽ xay ra, là chất lượng của thuốc kém, đương nhiên sẽ dẫn đến hiệu quả trị
bệnh, không cao. Và người phải chịu thiệt thòi đầu tiên, không ai khác, lại là
bệnh m ân, là đôi tượng của việc sử dụng thuốc cô truyền. Mà trên thực tê, các
thầy thuốc từng ngày từng giờ lại mong cho họ nhanh khỏi bệnh, đó cũng là
niềm vii duy nhất của những người thầy thuốc; song điều đó sẽ không xay ra,
nếu như một mắt xích trong toàn bộ quá trình, có sai sót. Ví dụ như việc chê
biến thuốc, không đạt tiêu chuẩn, chỉ vì phụ liệu chê, không đạt. Tuy nhiên, đế
thuốc C) tru y ề n phát huy được hiệu quả, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tô" khác.

Pầụ liệu dùng chê biến thuốc cố truyền, cần đạt một sô" tiêu chuẩn sau:
- Đảm b ả o về hìn h thức
Đ ều đó có nghĩa là phụ liệu chế biến, không phải là thứ phụ, thứ đã thải
đi, mà phải là thứ nguyên liệu tốt, cũng phải đạt các tiêu chuẩn về hình thức
của mộ; dược liệu, mới dùng đế chê biến thuốc cố truyền.
+ Không được úa, héo: các phụ liệu, có nguồn gốc từ thảo mộc,như

Sinh

khươn£, lá Trầu không, lá Củ cải, lá Nghể, lá Ké đầu ngựa...
+ Không được thiu ôi: các phụ liệu có nguồn gốc động vật, như mật bò, mật
lợn, miỉt huyết, tiết tim lợn...
+ Không được nấm, mốc: nước vo gạo, cám, trấu...
+ Phải đảm bảo tính sạch của phụ liệu, không có mùn, tạp: cát, đất, bột
văn cá}...
+ Không được chứa tàn dư của các chất kích thích sinh trưởng, các chất
bảo vệ ;hực vật và phân hóa học...
- Đ ảm b ả o về ch ất lượng
+ Phụ liệu, trước hết cũng là các dược liệu. Do đó cũng phải đảm bảo về
mặt chít lượng; nếu phụ liệu có nguồn gốc từ thảo mộc, cũng phải lấy đúng bộ
phận cung, thu hoạch đúng thời vụ để đảm bảo hoạt chất của phụ liệu đạt cao...

Nếu plụ liệu có nguồn gốc từ động vật, trước hết cũng phải đúng, phải đảm bảo
về thể chất, về tỷ trọng, về mầu sắc, mùi vị (các loại mật, mỡ động vật). Nêu

21


phụ liệu có nguồn gốc từ khoáng vật (các muôi vô cơ), trưốc hết cùng phải đúng,
phải đảm bảo về độ tinh khiết.
Như vậy, phụ liệu có đảm bảo được chất lượng thì sản phẩm của thuốc cố
truyền sau khi được chê biến ra mới có chất lượng cao.
- Đ ảm bảo được tính dược củ a p h ụ liệu
Trên thực tế, đa số phụ liệu cũng là các loại thuốc cố truyền, do đó bản
thân chúng cũng thể hiện tính hàn nhiệt, ôn lương như các vị thuốc cố truyền.
Ví dụ, phụ liệu mang tính hàn: Miết huyết, mật bò, mật trâu, mật lợn, muôi
ăn... phụ liệu mang tính lương: Thần sa, Chu sa, Đậu đen, Đậu đỏ: phụ liệu
mang tính ôn: Sinh khương, mật ong, Cam thảo... phụ liệu mang tính nhiệt:
Ngô thù du, Sa nhân, rượu...
2.3. Vận dụng tô t c á c phương pháp tro n g điều tri
a. P h ư ơ n g p h á p c h í n h trị
Là phương pháp sử dụng chủ vếu trong điều trị của YHCT với nguyên tắc
đối lập giữa chiều hướng tác dụng của thuốc với chiều hưỏng của bệnh.
- Nhiệt giả hàn chi: người bị nhiệt, triệu chứng nhiệt, bệnh nhiệt... phải
sử dụng thuốc có tính hàn (thuốc có tính hàn hoặc tính lương), đê trị.
- Hàn giả nhiệt chi: người bị hàn, triệu chứng hàn, bệnh hàn... phải sử
dụng thuốc có tính nhiệt (thuốc có tính nhiệt, tính ôn), để trị.
- Hư thì bổ, thực thì tả: các tạng, phủ bị hư, dùng phương pháp bổ, thuốc
bô (thuốc bố khí, bố huyết, bổ âm, bổ dương) còn các tạng, phủ bị triệu chứng
thực thì dùng phương pháp thanh, pháp tả và thuốc mang tính chất tả (thuôc
tham thấp lợi niệu, thuổc tả hạ, thuốc giải biểu, thuốc thanh nhiệt).
b. P h ư ơ n g p h á p tòng tri, còn g o i là d ồ n g tri (p h ả n tri)

Trong phương pháp này, nguyên tắc điều trị là, chiều hướng tác dụng của
thuốc luôn cùng chiều với chiều hưâng của bệnh tật.
- T hông n hân thông dụng, tắc n hân tắc dụng
+ Thông nhân thông dụng: vối nguyên nhân thông (nguyên nhân của
bệnh cũng mang tính chất thông lợi, tả hạ) lại dùng phương pháp thanh, pháp
tả với các vị thuổc mang tính chất tả hạ, thông lợi đê trị. Chang hạn, khi bị
chứng lỵ, ỉa chảy lâu ngày, phân có máu mủ... ở đây, ỉa chảy (nguyên nhân
thông) lại dùng những vị thuôc, phương thuốc mang tính chất tả hạ, đê chữa (lẽ
ra phải dùng thuốc chỉ tả, cố sáp). Tại sao như vậy?
Trong phép này, trưốc hêt dùng “phép thông, thuốc thông” nhằm mục đích
rửa sạch đi các chất nhầy, chất máu mủ... ở đại trường trước; tiếp theo mồi sử
dụng các thuốc để trị các nguyên nhân của bệnh.
22


+ Tắc nhân tắc dụng: dùng phép “tắc”, tức phép bổ, thuốc “tắc”, tức thuốc
mang tính chất bô đê trị các bệnh mà nguyên nhân lại mang tính chất trì trệ.
Chang hạn, ruột bị táo kết (viêm đại tràng thê nhiệt, thê co thắt), người bệnh
thường xuyên bị táo bón (nguyên nhân tắc) lại dùng những vị thuốc bô, phương
thuôc mang tính chất bô đề trị (lẽ ra phải dùng thuốc tả hạ). Tại sao như vậy?
Trong phép này, muôn dùng “phép bô” đê củng cô", làm khỏe lên các cơ trơn
của đại trường, giúp cho nhu động ruột mạnh lên làm hết co thắt mà tránh được
chứng táo kết.
Các khái niệm “Chân hàn giả nhiệt, chân nhiệt giả hàn”, cũng sẽ được đề
cập trong nguyên tắc điểu trị này.
+ Chân hàn giả nhiệt: trường hợp này, thực chất của bệnh, là “hàn”,
những triệu chứng biểu hiện ra ngoài, là nhiệt (nhiệt này, là giả, là không
thực), do đó, trong trường hợp này, phải dùng thuốc có tính ôn nhiệt (dương
dược) đế điều trị. Như vậy, thuốc trị cùng chiều với chiều của triệu chứng bệnh,
là nhiệt.

+ Chân nhiệt, giả hàn: trường hợp này, thực chất của bệnh là “nhiệt”,
những triệu chứng biểu hiện ra ngoài là hàn (hàn ở đây, là giả, là không thực).
Do dó, trong trường hợp này phải dùng thuốc có tính hàn, lương (âm dược) đế
điều trị. Như vậy, thuôc điều trị cùng chiều vối chiều của triệu chứng bệnh,
là hàn.
2.4. Bản c h ấ t c ủ a phù chính khu tà
Y
học cổ truyền quan niệm "chính" là chính khí, là chân khí của con người,
là nguồn năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tạng phủ và các cơ quan
trong cơ thể, là sức đề kháng của cơ thể đế chống lại bệnh tật. "Tà" là tà khí, là
"khí xấu", là nguyên nhân gây bệnh cho cơ thể mà cụ thể là 6 yếu tô' ngoại “lục
dâm’: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa và 7 yếu tố nội “thất tình”: hỷ, nộ, ưu, tư,
bi, khủng, kinh.
a. Phù c h ín h
Phù chính là quá trình củng cố, bổ sung làm mạnh mẽ thêm cho“ chính
khí” cho sức đề kháng của cơ thế để chống lại bệnh tật. Trên thực tê, phép phù
chíai, tức là phép sử dụng phương pháp bổ và các thuốc bố dưỡng của YHCT,
nhằn tăng sức đề kháng cho cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, cũng cần nắm rõ
nguTên tắc dùng phép bổ của YHCT mới đạt được kết quả. Các thuốc bô của
YHCT được chia theo bốn loại, thuổc bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết.
b. Khu tà
Khu tà làm mất đi các yếu tô' có hại, gây bệnh tật cho con người.
Người ta cho rằng, trong quá trình phát sinh và phát triển bệnh tật, các
yếu tô bên trong cơ thể là rất quan trọng. Sau khi bệnh phát, chính khí và tà
23


khí vẫn tiếp tục tác động lẫn nhau. Nếu chính khí đủ mạnh, thắng đưỢc tà khí
thì bệnh tật trong cơ thê sẽ lui dần và mọi chức năng của tạng phủ sẽ dần dần
khôi phục trở lại, cơ thế sẽ khỏe mạnh. Trái lại, nếu tà khí mạnh, chính khí suy

tức là sức đề kháng của cơ thể không thắng nổi nguyên nhân gây bệnh, sẽ làm
cho bệnh trạng của cơ thể, ngày càng nặng thêm.
c. Môi q u a n h ê g i ữ a p h ù c h ín h với k h u tà
Về mặt điều trị, người ta rất coi trọng đến nguyên tắc "phù chính, khứ tà".
Y học cổ truyền quan niệm "Phù chính tức để khứ tà, khử tà tức để an chính",
có nghĩa là, phù chính là trực tiếp làm tăng sức đê kháng của cơ thế, trên cơ sở
đó cơ thể có thế chông được bệnh, tức “khứ tà”. Và khi “tà” đã được trừ, sẽ giúp
cho chính khí được bảo vệ. Hai mặt này có quan hệ rất mật thiêt VỚI nhau. Tuy
nhiên, trên lâm sàng còn dựa vào điều kiện cụ thê của từng bệnh và từng thời
điểm, đế xem xét sự thịnh suy khác nhau của chính khí và tà khí mà phân biệt
chủ, thứ đế vận dụng phương pháp điều trị cho thích hợp. Vê mặt sử dụng thuốc
cô truyền, thường dùng các loại thuốc bố: bổ khí, bổ huyết, bố âm, bố dương;
hoặc phương pháp bố đối với nguyên tắc “phù chính”. Còn với nguyên tắc “khu
tà” thường dùng các các phương pháp thanh, tả vói các thuôc thanh nhiệt, thuốc
trừ thấp, thuốc giải biếu... Mặt khác, y học cố truyền còn quan niệm rằng trong
các nhân tố nội, ngoài chính khí ra, yếu tố tinh thần là rất quan trọng đối VỐI
việc điều trị "Trị bệnh tiên trị tâm", "Tâm tàng thần", "Tâm chủ hoạt động của
sinh mệnh". Do vậy trên lâm sàng, ngoài việc dùng các thuốc bốđể phùchính
hoặc các thuốc thanh, thuốc tả đê khứ tà, hoặc phôi hợp một cách tinh tê giữa
chúng với nhau, trước hết phải quan tâm đến yếu tô* tinh thần của bệnh nhân.
Phải làm cho người bềnh an tâm, tin tưởng vào điều trị; điều đó sẽ giúp ích cho
người bệnh, phát huy được các yếu tố tích cực trong cơ thể đế chống lại bệnh tật.
2.5. B ả n c h ấ t c ủ a tiêu bản
a. K h á i n iêm vê tiêu bản
Tiêu bản là một phạm trù rất cơ bản của YHCT; nó liên quan đến rất
nhiều lĩnh vực trong điều trị. Bản là chỉ về “gốc”, còn tiêu chỉ về “ngọn”. Ví dụ,
Một sô khái niệm thuộc phạm trù tiêu bản:
- Nguyên nhân - triệu chứng: nguyên nhân là bản, triệu chứng là tiêu
- Chính khí - tà khí: chính khí là bản, tà khí là tiêu
- Nội nhân - ngoại nhân: nội nhân là bản, ngoại nhân là tiêu

- Tiền bệnh - hậu bệnh...: tiền bệnh là “bản”, hậu bệnh là tiêu.
b. Trị b ện h theo tiêu - bản:
YHCT, tiên hành trị bệnh theo tiêu bản, với các nguyên tắc:

24


×