Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Giáo trình pháp luật kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 31 trang )

ÌM n p

'''Ằ ' CHÍNH
Chủ biên: TS. Lê Thị Thanh

GIÁO TRÌNH
r

mmm
________ J

t

-

i

c; h n

134

.CHÍI


HỌC
VIỆN
TÀI CHÍNH



GIÁO TRÌNH



LUẬT KINH ĩí
Chủ biên: TS. Lê Thi Thanh

NHÀ XUẤT BẦN TÀI CHÍNH
HÀ NỘI - 2008


Lòi nói dầu

M ở i nÁ l đầu,

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình tăng trưởng và
từng bước hội nhập vỏi các nển kinh tẽ trong khu vực và trên thế
giới. Quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế luôn phát
sinh các quan hệ kinh tế và quan hệ điều chỉnh của pháp luật. Từ
đó đặt ra đòi hỏi cần thiết đôi với các đối tượng tham gia vào các
môi quan hệ đó phải có kiến thức nhất định về pháp luật kinh tế.
Chính vì vậy, “G iáo trình Pháp luật kinh tê^* được Bộ môn
Luật Kinh tế - Tài chính của Học viện Tài chính biên soạn nhằm
cung cấp những kiến thức lý luận và kỹ năng trong việc hiểu biết
và vận dụng đúng đắn, có hiệu quả pháp luật kinh tẽ cho các chủ
thể hoạt động kinh tế. Giáo trình này biên soạn trên cơ sở kế thừa
những cuốn giáo trình Pháp luật kinh tế xuất bản trưốc đây (năm
2000, năm 2004) của trưòng Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội
(nay là Học viện Tài chính), đồng thòi có sự thay đổi về kết cấu,
chỉnh lý, bổ sung thêm những nội dung cho phù hỢp với yêu cầu
đào tạo, nghiên cứu trong điều kiện mới.
Giáo trình được biên soạn với sự nỗ lực của tập thể giảng viên
Bộ môn Luật Kinh tế - Tài chính do TS. Lê Thị Thanh, Trưởng Bộ

môn làm chủ biên.
Tham gia biên soạn giáo trình này, gồm:
- TS. Lê Thị Thanh, Trưởng Bộ môn Luật, biên soạn chương
3 (mục 4, 5, 6), chương 5 và chương 6;
- TS. Hoàng Thị Giang, Phó trưởng Bộ môn Luật, biên soạn
chương 4;
- TS. Trương Hồng Hải, Học viên Tư pháp, biên soạn chương 1;
Học viện Tài chính

3


GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT KINH TẾ

- Ths. Vũ Thị Toán, giảng viên Bộ môn Luật, biôii soạn
chương 2;
- Ths. Đỗ Ngọc Thanh, giảng viên Bộ môn Luật, biên soạn
chương 2 (mục 3.2);
- Ths. Hoàng Thu Hằng, giảng viên Bộ môn Luật, biên soạn

chương 3 (mục 1, 2, 3).
Thư ký: Ths. Đỗ Quốc Quyền; Ths. Tô Mai Thanh
Trong quá trình biên soạn tập thể tác giả đã cố gắng tìm tòi
nghiên cứu, tham khảo những văn bản, tài liệu mới nhất vế Pháp
luật kinh tẽ để hoàn thành cuốn giáo trình này, song không thể
tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung và hình thức. Học
viện Tài chính và tập thể tác giả rất mong nhận đưỢc nhiều ý kiến
đóng góp của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện giáo trình này trong
lần tái bản sau.
Học Viện Tài chính chân thành cảm ơn các nhà khoa học

trong và ngoài Học viện, gồm: PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi; PGS.
TS. Nguyễn Như Phát; TS. Bùi Ngọc Cường; TS. Lê Thị Châu;
PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệu; TS. Đặng Văn Du; TS. Nguyễn Thị
Thương Huyền, đã có nhiều ý kiến đóng góp trong quá trình
nghiệm thu và hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng khoa học cúa
giáo trình này.

Hà nội, tháng 8 năm 2008
BAN QUẢN LÝ KHOA HỌC
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Học viện Tài chính


Chương ì: Lý luận chung vé pháp luật kinh tế

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỂ PHÁP LUẬT KINH TÊ'

1. KHẢI QUÁT CHƯNG VỂ PHÁP LUẬT KINH TE
1.1. S ự cần th iế t p h ải q u ả n lý n h à nước nển k in h tê b ằ n g
p h á p lu ậ t
Hoạt động kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng bởi đó chính là
nhân tô" quyết định tới sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người. Hoạt động kinh tế cũng là loại hoạt động luôn ẩn chứa tính
phức tạp bởi sự liên quan, cho dù trực tiếp hay là gián tiếp tới lợi
ích của mọi chủ thể trong xã hội. CCing bởi lẽ đó mà bất kì một giai
cấp thống trị nào trong quá trình xác lập và duy trì quyền lực của
mình - thông qua bộ máy Nhà nước, đều thể hiện sự can thiệp một

cách mạnh mẽ vào lĩnh vực kinh tế.
Trong kinh tế thị trường, để phát huy các ưu điểm vôn có,
hạn chế, thủ tiêu các nhược điểm của kinh tê thị trưòng; để giải
quyết những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phổ biến, thường xuyôn và
cd bản trong nền kinh tế, Nhà nước phải quản lý nển kinh tế bằng
pháp luật.
Sự can thiệp của Nhà nước váo lĩnh vực kinh tế là mang tính
khách quan bỏi chỉ có Nhà nước mới có thể có được cái nhìn tổng
thể đốì vói sự vận động của cả nền kinh tế và do đó mà những giải
pháp tác động thường có tính toàn diện và thuyết phục cao. Đó là
điểu mà từng chủ thể là các tổ chức, cá nhân kinh doanh khó có
thể vượt qua đưỢc bởi sự giới hạn trong những môl quan tâm vể lợi
Học viện Tài chính

5


GIÁO TRÌNH PHÁP LƯẬĨKINH TẾ

ích của riẽng mình. Thêm nữa, vối tư cách là một thiêt chế quyển
ỉực của giai câp thông trị xã hội, Nhà nước có đầy đủ những ưu thô
cần thiết cho việc nắm bắt, chuyển tải và cũng như sự tôn Lrọiiị^^ ý
chí của mình trong việc tổ chức và điểu hành một nền kinh tế phát
triển theo những mục tiêu, định hướng nhất định.
Song chính sách can thiệp của các Nhà nước vào lĩnh vực
kinh tế là không giông nhau. Sự khác biệt đó do bản chất chính trị
của các giai cấp cầm quyền cũng như nhừng ỉợi ích cơ bán mà nó
đại diện; cũng có thể do sự tác động bởi những điểu kiện, yôu tô
nảy sinh từ sự vận động phát triển của nền kinh tế và đời tíỗng xă
hội. Thế nhưng một vấn đề đặt ra có tính phương pháp luận ở đáy

là: công cụ nào đưỢc các Nhà nưốc sử dụng một cách căn bản trong
quá trình xác lập và củng cô" sự quản lý đôi với nền kinh tê? Thực
tế đã chứng minh là: Từ thời Nhà nưốc La Mã cổ đại cho tới các
Nhà nước hiện đại sau này, từ Nhà nước phương Tây cho đến các
Nhà nước phương Đông (mà cho dù nhiều khi những dấu tích của
nền hành chính theo nguyên tắc đức trị vẫn còn khá nặng nề),
song trên con đường củng cô" quyển lực của mình đã và vẫn luôn
hiện diện sự tồn tại của pháp luật. Với những giá trị riêng có (như
tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ vế mặt hình thức,
tính được bảo đảm bằng Nhà nước,...) pháp luật đã có một vai trò
khống thể thiếu được cho sự quản lý của Nhà nưốc đôì với đòi sông
kinh tế - xã hội. Hay nói một cách khác: sự quản lý của Nhà nước
đôi với toàn thể xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng chỉ có
thể đưỢc thực hiện và phát huy cao độ khi được xác lập dưới những
hình thức pháp luật thông nhất và được bảo đảm bằng một cơ chê
pháp lý thích ứng. Thông qua sự tác động của pháp luật tới các
quan hệ kinh tế đã thực sự mang lại cho Nhà nước những khả
năng và phạm vi rộng lớn để thực thi các đưòng lô'i, chính sách
kinh tế. Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam củng
6

Học viện Tài chính


Chương ì: Lý ìuận chung về pháp tuột kinh tổ

đã ghi nhận rõ nguyên tắc này: “Nhà nưóc quản lý xã hội bằng
pháp luật,...” (Điểu 12); “Nhà nưỏc thống nhất quản lý nền kinh tế
quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách...” (Điều 26).
Quá trình tổ chức và thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước

đối vói nền kinh tế luôn gắn liền vối sự nhìn nhận và củng cố hệ
thông pháp luật kinh tế. Mặc dù, không phải là duy nhất song pháp
luật chính là công cụ hàng đầu, quan trọng nhất và cũng đặc trưn^
nhất đôl với hoạt động quản lý của Nhà nước. Quản lý nhà nước là
quản lý bằng pháp luật hay có thể nói quản lý bằng pháp luật chính
là sự quản lý của Nhà nước. Cũng bởi thế, vê sau này, trong công
cuộc cải cách hành chính và cải cách kinh tế ỏ các quốc gia thì sự
cải cách pháp luật luôn là một bộ phận không thể tách rời.
Pháp luật kinh tê hay hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế
đều do Nhà nước đặt ra và tổ chức thực hiện. Quản lý nhà nước về
kinh tế nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể tham gia
các hoạt động kinh tế, đặc biệt nhằm tạo môi trưòng thuận lợi cho
các chủ thể kinh doanh thực hiện quyển tự do kinh doanh. Quản
lý nhà nước về kinh tế phải bảo đảm sự bình đẳng trong địa vỊ
pháp lý giữa các chủ thể kinh doanh.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quôc tế, môi trưòng pháp lý
cho các hoạt động kinh tẽ nói chung, hoạt động kinh doanh nói
riêng phải tiếp tục có những thay đổi để phù hỢp với thông lệ và
pháp luật quốc tế cả trong nội dung pháp luật và trong tổ chức
thực hiện pháp luật.
1.2. K hái n iệ m P h á p lu ậ t k in h t ế
Nẽu như vai trò của pháp luật đôi với sự quản lý của Nhà
nước về kinh tế là một vân đề đã được thông nhá*t thừa nhận thì
ngưỢc lại, cách quan niệm về “hệ quả lập pháp” của tiến trình đó
(tức hệ thống các quy phạm pháp luật được ban hành hoặc thừa
Học viện Tài chính

7



GiÁO TRÌNH PHÁP LUẬT KINH TẼ

nhận dưới nhiều hình thức khác nhau) lại có nhiều sự không
tương đồng. Ví dụ như: có hay không có s ự tồn tại Luật kinh tế VỚI
tư cách là một ngành luật? Mõi quan hộ củnịỊ như những sự khác
biệt giữa Luật kinh tế và Luật Dân sự, Luật Thương mại, giữa
Luật kinh tế và Pháp luật kinh tế,,..
ở các nước tư bản chủ nghĩa nhìn chung không có sự nhìn
nhận Pháp luật kinh tế với tư cách là một hệ thống lý luận chuyên
ngành thông nhất. Ví dụ, theo Từ điển pháp luật Creĩiecls của
Cộng hòa liên bang Đức: “Phần đông quan niệm Luật kinh tế là
tổng hỢp các quy định hạn chế và điểu chỉnh hoạt độnịỊ ngliể
nghiệp độc lập trong công nghiệp, thươiìị^ mại, tiểu thủ công, công
nghiệp, giao thông và các nghề tự do (nhiều hay ít là do quan niệm
chính sách kinh tế). Thuộc Luật kinh tê đặc biệt phải kể đên việc
cho phép tự do hành nghề, nghề tự do, quy chế hành nghề, quy chê
nghề thủ công và lình vực điểu chỉnh kinh tê của Nhà nước,
khuyên khích kinh tế. Luật kinh tê còn bao gồm luật chống hạn
chế cạnh tranh, luật các tổ chức kinh tế cũng như lĩnh vực kinh tế
ngoại thương”\

Như vậy, khái niệm Pháp luật kinh tế ở đây được hiều rất
rộng, bao gồm từ sự xác lập cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước
cho tới hoạt động kinh doanh của tất cả các tổ chức, cá n\\ân và
diễn ra trên nhiều phạm vi như thành lập, giải thể, phá sân các
doanh nghiệp, hỢp đồng, giải quyết tranh chííp kinh tế, kinh tế
quốc tế,...

ở Việt Nam quan niệm về Pháp luật kinh tế có nhiều sự khác
biệt qua các giai đoạn phát triển của nền kinh tế.

' Hoàng T hế Liên - Một sô vân dể vể Lucật kinh tê trong bước chuyên dôi từ nền
kinh tế kê hoạch hoá tập trung sang nền kinh tê thị trường ỏ nước ta - lỉộ Tư
pháp • Trường ĐH Luật Hà Nội: Dự án ADB-TA No 2853-VIE-Hà nội 1999-Tr 22
8

Học viện Tài chính


Chương ì: Lý tuận chung vế pháp luật kinh tế

Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, xuất
phát từ sự mặc định về vị thế của Nhà nước XHCN là một thiết
chê quyền lực về chính trị và đồng thời ìà thiết chế quyển lực về
kinh tế; Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất và thống nhâ't dõi với
tuyệt đại đa sô" các tư liệu sản xuất quan trọng trong xã hội, do
vậy Nhà nước vừa là người quản lý kinh tế đồng thời vừa là người
làm kinh tế. ở đây hầu như không có sự phân biệt rõ giữa quản lý
vĩ mô và quản lý vi mô. Pháp luật kinh tê trong giai đoạn này
hoàn toàn là cái bóng phản ánh tình trạng đó. “Trong các học
thuyết về luật pháp... không chấp nhận về sự khác nhau giữa
“Luật công” có liên quan tới các Nhà nước và “Luật tư” liên quan
tới nền kinh
Có thể khái quát là; Pháp luật kinh tế trong cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp là tổng hỢp các quy phạm pháp luật, thể hiện ý
chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, điều chỉnh các
quan hệ giữa các tổ chức kinh tế XHCN, các cơ quan quản lý kinh
tế phát sinh trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý kinh
tê của Nhà nưốc và trong quá trình thực hiện các hoạt động Síín
xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tê cơ sở. Pháp luật kinh tế
bảo đảm sự thống nhất giữa kế hoạch hoá trung ương và việc thực

hiện kế hoạch của các tổ chức kinh tẽ XHCN.
Trong cơ chế kinh tế thị trưòng hiện nay, quan niệm vể pháp
luật kinh tế có nhiều sự thay đổi. Trước hết, là do sự thay đổi một
cách khá căn bản trong các nguyên tắc, phương pháp quản lý kinh
tế của Nhà nưốc. Theo đó Nhà nước không còn trực tiếp can thiệp
sâu vào hoạt động kinh tế của các chủ thể mà chỉ thông qua các
chủ trương, chính sách... nhằm tạo ra môi trường kinh doanh, bảo
• Frank M unzel - N hững nhân tổ của nền kinh tế thị trường xă hội - Đ iểu kiện
kh u n g vể pháp lu ậ t và kinh tế - Khả năiìf; chuyển giao - Viện nghiên cứu quản
lý Trung ương - Hà Nội 1993 • Tr. 86
Học viện Tòi chính

9


GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT KINH TÊ'

đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ thể theo nguyên tác hình
đẳng, cùng có lợi, tự chịu trách nhiệm,... Thêm nừa do sự vận động
phát triển nhanh chóng của nển kinh tế với sự xuất hiện nhiều
loại hình chủ thể kinh doanh, nhiều lĩnh vực, ngành nghề đáu tư...
cũng như sự tác động bởi nhiều nhân tô^ khác nảy sinh trong tiến
trình mở cửa hội nhập vào nền kinh tẽ của khu vực và trôn thô
giới, đã làm bộc lộ tính hạn hẹp, bất cập trong cách quan niệm
truyền thông về Pháp luật kinh tế. Từ những thực tế đó đã hình
thành nên nhủng quan niệm mỏi về Pháp luật kinh tế, không phai
chỉ thuần tuý ở khía cạnh lý thuyết mà còn cô" gáng di dên việc
khẳng định vị trí của Pháp luật kinh tê trong cơ chê quán lý kinh
tế mới, sau nữa là sự thích ứng của hệ thông Pháp luật kinh tế
nhằm đáp ứng những đòi hỏi trong sự phát triển của nển kinh tế.

v ể mốl quan hệ giữa Luật Kinh tẽ với Luật Thương mại, Luật
Dân sự. Có quan điểm cho rằng: Luật Kinh tế, củng như Lucật
Thương mại,... chỉ là những hệ quả của sự phái sinh từ cái gõc là
Luật Dân sự, bởi vậy trong điểu kiện của nền kinh tế thị trường,
khi khống còn những điểu kiện căn bản để tạo ra những sự khác
biệt giữa các quan hệ dân sự và quan hệ kinh tế thì Luật Kinh tế
cũng không còn lý do để tồn tại với tư cách là một ngành ỉuật độc
lập. Quan niệm này trong một chừng mực nhất định khá phù hỢp
VỚI các xu hướng giải quyết những tranh chấp giữa Luật Kinh tê
và Luật Thương mại trên thẽ giới.
Quan điểm khác lại cho rằng, mặc dù có những điểm tương
đồng song nhìn chung Luật Kinh tẽ và Luật Dân sự vẫn có nhiều
sự khác nhau. Sự khác biệt này thể hiện trên nhiều khía cạnh, ví
dụ như: địa vị pháp lý, mục đích tham gia hoạt động của các chủ
thể, tính chất của các môl quan hệ phát sinh, các đặc thù của
trình tự tô"tụng,... Bởi vậy, Luật Kinh tê vẫn tồn tại với tư cách là
một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật.
10

Học viện Tài chính


Chương ỉ: Lý íuận chung vé pháp luật kinh tế

Trong khoa học pháp lý hiện nay có một vấn để cũng đang
đưỢc bàn luận đó là ranh giối của các khái niệm Luật Kinh tê và
Pháp luật kinh tế.
Có quan điểm cho rằng: Luật Kinh tế là một ngành luật (độc
lập) trong hệ thông pháp luật và bởi vậy nó có đôl tưỢng điêu
chỉnh riêng và phương pháp điêu chỉnh riêng. Đôl tượng điều

chỉnh chủ yếu Luật kinh tế là:
- Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thành lập, tố
chức quản lý, giải thể, phá sản doanh nghiệp;
- Các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện các hành
vi cạnh tranh;

- Các quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và thực hiện các
giao dịch kinh tế;
- Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyêt các
tranh chấp kinh tế.
Phương pháp điếu chỉnh của Luật Kinh tế là sự kết hỢp giữa
các phương pháp mệnh lệnh, phương pháp thoả thuận và phương
pháp hưỏng dẫn.
Có quan điểm cho rằnfí: Pháp luật kinh tẽ tồn tại vối tư cách
là một chế định tổng hỢp bao gồm trong nó các quy định pháp lý
điểu chỉnh hàng loạt các môl quan hệ nảy sinh trong nển kinh tê.
Theo đó, sự hiện diện của hệ thống pháp luật kinh tế trước hết
phải xuất phát từ chính những vấn đê đang được quy định điêu
chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hiện hành chứ không thể bị giới
hạn trong phạm vi truyền thông nhất định, nhất là khi những vấn
đề lý luận mang nặng dấu ấn sự quản lý của nhà nước, cũng như
những vấn để phát sinh thuộc các lình vực lợi ích của nhà nước
(lĩnh vực công) và mang nặng tính hành chính. Trên cơ sở của
Học viện Tài chính

ỉ 1


GIÁO ĨRÌNH PHÁP LUẬT KINH TẾ


hưóng tiếp cận này, sự tồn tại của hệ thống pháp luật kinh tê phái
thể hiện được yêu cầu: cần coi Pháp luật kinh tế là một hộ thông
pháp luật chung hướng tới điều chỉnh các vân đề phát sinh trong
đòi sống kinh tế, từ hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cho tới các hoạt động cụ thể trong đầu tư, kinh
doanh của các tổ chức và cá nhân; các hoạt động không chỉ diễn ra
trong phạm vi của một quốc gia mà còn cả nhũng môi giao lưu hỢp
tác kinh tế quốc tế với những khía cạnh hết sức đa dạng. Vì vậy,
những quan hệ kinh tê do pháp luật kinh tế điều chính rất da
dạng và phong phú, trong đó có những nhóm quan hệ chủ yêu sau;
- Quan hệ phát sinh trong quá trình can thiệp và điểu tiết
của Nhà nước đôl với các hoạt động kinh tế;
- Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thành lập, tơ chức
quản lý, giải thể, phá sản doanh nghiệp;
- Quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện các hành vi
cạnh tranh;
- Quan hệ phát sinh trong tổ chức và thực hiện các giao dịch
kinh tế;
- Quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyôt CỈIC tranh
chấp kinh tế,

- Quan hệ phát sinh trong quá trình tạo lộp, quán lý, sử dụng
các quỹ tiền tệ của Nhà nước và của các chủ thể khác;
- Quan hệ phát sinh trong quá trình tạo việc làm và sử dụng
sức lao động:
- Quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng đất đai;...
Quan điểm về sự mở rộng phạm vi điều chỉnh của Pháp luật
kinh tế như đề cập ỏ trên không chỉ thể hiện thuần tuý ỏ sự gia
12


Học vỉện ĩàỉ chính


Chương ì: Lý luận chung vé pháp luật kinh tế

tảng các loại hình chủ thể, các ngành, lĩnh vực hoạt động trong các
quy định pháp lý, mà điều quan trọng chính lại là cơ sở, các nguyên
tắc, hình thức, phương pháp... chi phôi của các quy định pháp lý đó
đối vỏi các quan hệ kinh tế đã thực sự trở nên đa dạng và nhiều
chiều hơn. ở đây đã hình thành nên một khung pháp luật kinh tế
chung chứ không chỉ còn là sự tự giới hạn trong những khuôn khổ
đối tưỢng điều chỉnh và phương pháp điểu chỉnh của ngành Luật
Kinh tê như đã và vẫn đang được mặc nhiên thừa nhận. Như vậy,
khái niệm Pháp luật kinh tế chính là sự biểu hiện tập trung của
tổng thể các yếu tô" tạo thành khung pháp luạt kinh tế.
Từ những cách đặt vấn đề trên, khái niệm Pháp luật kinh tẽ
đưỢc nghiẽn cứu trong Giáo trình này và cũng chính là định hướng
để xác định và phân bổ các nội dung của Giáo trình là; Pháp luật
kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật hưởng tới điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và
tiến hành các hoạt động sản xuâ"t kinh doanh. Các quy phạm pháp
luật kinh tế có môl liên hệ thông nhất nội tại, đồng thòi cũng là sự
phân chia thành các nhóm chế định pháp luật hay ngành luật và
đưỢc thể hiện dưới những hình thức nhất định.
1.3. C ác n h ó m c h ế đ ịn h p h á p lý chủ yô*u về k in h d o a n h ờ
V iệt N am h iệ n n a y
Các nhóm chế định pháp luật về kinh doanh là bộ phận chủ yếu
của pháp luật kinh tế, trong đó có các nhóm chê định chủ yếu sau:
' Pháp luật về tổ chức, quản lý doanh nghiệp: gồm các quy
phạm pháp luật quy định điều kiện, thủ tục thành lập và đăng ký

hoạt động cũng như tổ chức quản lý các doanh nghiệp là công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh
nghiệp tư nhân.
Học viện Tài chính

13


GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬr KINH ĨẾ

- Pháp luật về hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong hoạt
động kinh doanh: Bên cạnh sự tồn tại của các doanh nghiệp, một
loại hình trên thực tẽ cũng đang đóng một vai trò hết sức quan
trọng đốì với việc bảo đảm sự phát triển nhanh chóng và bền vững
của nền kinh tê cũng như đòi sõng xã hội đó chính là sự tham gia
của các tổ chức, hỢp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân kinh
doanh. Nhóm các quy phạm pháp luật này quy định quyền hạn và
nghĩa vụ, phương thức tham gia cũng như trách nhiệm pháp lý áp
dụng của các tổ chức, cá nhân trong các quan hệ kinh doanh,
thương mại.

- Pháp luật về hỢp đồng: Gồm các quy phạm pháp luật quy
định quyền hạn, trách nhiệm, thể thức của các tổ chức, cá nhân
trong quá trình tham gia giao kết, tổ chức thực hiện, giải quyết
các tranh chấp, xử lý vi phạm các quan hệ hợp đồng.
- Pháp luật về thương mại: Bao gồm các quy phạm pháp luật
điểu chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại của các thương
nhân.
- Pháp luật vê' lao động: Bao gồm các quy phạm pháp luạt

điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong việc xác lập, tổ chức thực
hiện, hảo đảm các quyển và nghĩa vụ của ngưòi sử dựng lao động
và ngưòi lao động,.,.
- Pháp luật vể cạnh tranh: Bao gồm các quy phạm quy định
vể hành vi cạnh tranh, kiểm soát cạnh tranh, xử ỉý các vi phạm vể
cạnh tranh,,..
- Pháp luật vể đâ't đai: Bao gồm các quy phạm pháp luật quy
định về đâ't đai, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân đối
vói đất đai, quản lý nhà nước về đất đai, giải quyết tranh chấp, xử
lý vi phạm vể đất đai,...
14

Học viện Tài chính


Chương ì: Lý /uận chung về pháp luật kinh tế

- Pháp luật về sở hữu trí tuệ: Bao gổm các quy phạm pháp
luật điều chỉnh các môì quan hệ phát sinh trong việc xác lập, bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ,... Đây là mảng pháp luật tương đô'i mới ở
Việt Nam và hiện đang có một vị trí quan trọng trong hệ thống
pháp luật kinh tế.
- Pháp luật về tài chính: Bao gồm các quy phạm pháp luật
điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình Nhà nước, các tổ
chức, cá nhân tham gia vào việc phân phôi của cải xã hội dưới
hình thức giá trị nhằm tạo lập, quản lý, sử dụng các quỹ tiền tệ
nhất định. Pháp luật tài chính bao gồm hai mảng cơ bản là mảng
pháp luật tài chính công và mảng pháp luật tài chính tư.
- Pháp luật vế giải quyết tranh chấp kinh tế: Bao gồm các quy
phạm pháp luật quy định về các loại tranh chấp phát sinh trong

họat động kinh doanh, thương mại cũng như quy định về các
phương thức và trình tự, thủ tục giải quyết các vụ tranh chấp kinh
kinh doanh thương mại.
- Pháp luật về giải thể, phá sản doanh nghiệp, hỢp tác xã:
Bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về việc giải thể, phá
sản các doanh nghiệp, hỢp tác xã, như quy phạm pháp luật quy
định càn cứ giải thể, phá sản doanh nghiệp, hỢp tác xã; thủ tục
giải thể, phá sản doanh nghiệp, bỢp tác xã; hậii quả pháp lý của
việc giải thể, phá sản doanh nghiệp, hỢp tác xã;...
2. NỘI DƯNG CHỦ YẾU CỦA PH Á P LUẬT KINH TẾ
2.1. Xác lập và b ả o đ ả m sự q u ả n lý củ a N hà nước đối với
nền k in h tế
2,1.1, K h á i niệm quản lý nhà nước về kinh t ế
Quản lý nhà nưỏc về kinh tế là sự tác động có tổ chức, bằng
pháp quyền và thông qua một hệ thống các chính sách với các cống
Học viện Tàỉ chính

15


GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT KINH TẾ

cụ quản lý kinh tế nên nền kinh tế nhằm đạt đưỢc mục tiêu J)hát
triển kinh tế đâ't nưốc đã đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả
nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước trong điều kiện niỏ
cửa và hội nhập kinh tế quốc tế'\

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động của Nhà nước đôi
vối các chủ thể kinh doanh bằng các phương pháp và nội dung do
pháp luật quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt dộng

kinh doanh đạt được lợi nhuận tô'i đa, đồng thòi trên cơ sở đó mà
đạt đưỢc các mục tiẽu kinh tế, xã hội đã được đặt ra trong các kê
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước**.
Như vậy, quản lý nhà nưóc vế kinh tê là sự quản lý của Nhà
nưóc, thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyển (nhân danh
quyển lực nhà nước) đôì vối toàn bộ nền kinh tế quôc dân trên tâ't
cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế, các lãnh thổ kinh tế, các thành
phần kinh tế và các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế. Nhà
nước quản lý đôi với nền kinh tế thông qua các chính sách, công cụ
của Nhà nước, trong đó trước hết và chủ yếu là pháp luật.
2,1.2, Nội d u n g quản lý nhà nước vê kỉnh t ế
- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch phát
triển kinh tế tVieo ngành và các vùng lãnh tliổ, kê hoạch phát triển
kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn, ngắn hạn;
- Xây dựng các chính sách, chế độ quản lý; xây dựng và ban
hành các quy phạm pháp luật cụ thể hóa các chính sách, chế độ
quản lý, các định mức kinh tế * kỹ thuật chủ yếu;
^ Học viện Hành chính Quốc gia, Q uản lý nhà nước về kinh tế, xã hội, Hà Nội,
2005, tràng 15
* Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Pháp lu ậ t kinh tế, NXB Thõng
kê, 2005^ trang 6
16

Học viện Tài chính


Chương 1: Lý ìuộn chung vé pháp luật kinh tế

- Thu thập, cung cấp các thông tin trong và ngoài nước vê thị
trường, giá cả cho hoạt động kinh doanh; dự báo về xu hướng thị

trưòng, giá cả cho các chủ thể kinh doanh;
- Tạo và cải thiện môi trường kinh tế, môi trưòng pháp lý,
môi trường chính trị, môi trưòng sinh thái, môi trường văn hóa xã hội, môi trường kỹ thuật, môi trường quô"c tế,... trong và ngoài
nưóc thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh. Hướng dẫn, điểu tiết
và phôi hỢp các hoạt động kinh doanh; giải quyết, xử lý các vấ^n để
ngoài khả năng tự giải quyết của các chủ thể kinh doanh; tham
gia giải quyết các tranh chấp khi có yêu cầu;
- Cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy phép,...;
- Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế;

■ Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào
tạo, bồi dưõng cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ quản trị kinh doanh
cho nền kinh tê; Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, bằng cấp,
chứng chỉ và chức năng của các loại cán bộ quản lý;...
2.1,3. Các cơ quan quản lý nhà nưởc vê kinh t ế
2 . ỉ . 3.1. K h á i niệm và p h â n loại cư quaiL quủỉL lý iLÌLả nước vẻ

kinh tế
Quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về kinh tế
nói riêng được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan
trong bộ máy Nhà nước. Theo nghĩa rộng, chủ thể quản lý nhà
nước vể kinh tế bao gồm tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nưốc,
bao gồm cả cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư
pháp. Theo nghĩa hẹp, xuât phát từ góc độ chấp hành và điều
hành của khái niệm quản ìý thì chủ |thẶ^uán lý
yề kinb
Học viện Tài c

V - po


/


GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT KINH TẾ

tế bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nưốc được trao thẩm
quyển quản lý các ngành, linh vực hoạt động kinh tê cùng như có
thẩm quyền ban hành các quyết định quản lý kinh tế theo quy
định của pháp luật. Khái niệm cơ quan quản lý nhà nước về kinh
tế nghiên cứu ở đây được xem xét theo nghĩa hẹp. Theo đó, cổ quan
quản lý nhà nước vể kinh tế đưỢc hiểu là cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trực tiếp liên quan và thực tế hoạt động cũng thường
xuyên thực hiện những nội dung quản lý nhà nước vể kinh tế.
Việc phân loại các cơ quan quản lý nhà nước vể kinh tế chủ
yếu dựa trên các tiêu thức chủ yếu sau:
- Căn cứ vào thẩm quyền hành chính - kinh tế, có thế chia
thành:
+ Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế có thẩm quyền chung
(Chính phủ, uỷ ban nhân dân các cấp);
+ Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền riêng đôì với các
ngành kinh tế - kỹ thuật (Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quaii lý
chuyên ngành,...);
+ Cơ quan quản lý nhà nước tổng hỢp theo từng lĩnh vực (Bộ
Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,...).
- Căn cứ vào vị trí trong bộ máy quản lý nhà nước, có thể chia
thành:
+ Cơ quan hành chính - kinh tế ở Trung ương;
+ Cơ quan hành chính - kinh tế ở địa phương.
2.1.3.2.

Nhà nước

Thăm quyền quản lý kinh tế của các cơ quan quản lý

- Thảm quyền quản lý kỉnh t ế của Chinh phủ:
18

Học viện Tòi chính


Chương ỉ: Lý tuộn chung vé pháp luật kinh tế

Theo Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, trong lĩnh vực kinh tế,
Chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau”^:
+ Thông nhất quản lý nền kinh tẽ quốc dân, phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghía; củng cô" và phát
triển kinh tê nhà nước, chú trọng các ngành và lĩnh vực then chôt
đế bảo đảm vai trò chủ đạo, cùng với kinh tẽ tập thể tạo thành nền
tảng vững chắc của nền kinh tê quốc dân.
+ Quyết định chính sách cụ thể để phát huy tiềm năng của
các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự hình thành, phát triển và
từng bưốc hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa;
+ Quyết định chính sách cụ thể thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thốn;
+ Xây dựng dự án chiến lược, quy hoạch, kẽ hoạch phát triển
kinh tẽ - xã hội dài hạn, năm năm, hàng năm trình QuôV’ hội; chỉ
đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kê hoạch dó;

+ Trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước, dự kiến
hổ ngân sách trung ương và mức hổ sung từ ngân sách trung
cho ngân sách địa phương, tổng quyết toán ngân sách nhà
hàng năm; tổ chức và điều hành thực hiện ngân sách nhà
đưỢc Quốc hội quyết định;

phân
ương
nước
nước

+ Quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp về tài chính,
tiền tệ, tiền lương, giá cả;
+ Thông nhất quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở
hữu toàn dân, tài nguyên quốc gia; thi hành chính sách tiêt kiệm;
Đ iều 9 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001
Học viện ĩài^hính

19


GIÁO ĨRÌNH PHÁP LUẬT KINH TẾ

thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh
nghiệp có võh nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Thi hành chính sách bảo vệ, cải tạo, tái sinh và sử dụnị^
hỢp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
+ Thông nhất quản lý hoạt động kinh tế đôl ngoại, chủ dộng
hội nhập kinh tẽ quốc tế trên cơ sở phát huy nội lực của đíít nước,
phát triển các hình thức quan hệ kinh tế với các quốc gia, tổ chức

quốc tê trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyển và cùng có
lợi, hỗ trỢ và thúc đẩy sản xuất trong nước;

+ Quyết định chính sách cụ thể khuyên khícli doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh tế đôi
ngoại; khuyên khích đầu tư nưốc ngoài và tạo điều kiện thuận lợi
để ngưòi Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vô nước;
+ Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước.
Thẩm quyền quản lý kinh tê của các Bô và cư quan
ngang Bô:
Bộ và các cơ quan ngang Bộ có thẩm quyển quíín lý ngành
kinh tế * kỹ thuật hoặc một lĩnh vực nhất dịnh. Bộ trưởng, Chủ
nhiệm các ư ỷ ban Nhà nước, Tổng cục trương trực thuộc Chính
phủ thay mặt cơ quan do mình phụ trách có các nhiệm vụ và
quyền hạn sau:
+ Quản lý hành chính các doanh nghiệp nhà nước thuộc
ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, bảo đảm quyền tự chủ
trong sản xuất, kinh doanh của các cd sỏ, bảo đảm sử dụng có hiệu
quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân do ngành mình phụ trách;
Quản lý hành chính Nhà nước các tố’ chức kinh tế ngoài
quốc doanh (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) thuộc
ngành hoặc lĩnh vực phụ trách;
20

Học viện ĩàl chính


Chuong ì: Lý luận chung vé pháp luật kinh tế

+ Quản lý tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ;

+ Trình Chính phủ phê duyệt các kế hoạch dài hạn, nám
năm, hàng năm của ngành, lĩnh vực đưỢc giao phụ trách;
+ Tổ chức và thực hiện kế hoạch trong phạm vi cả nước;
+ Tố chức và thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học,
ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ. Quyết định các tiêu chuẩn,
quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế kỹ thuật của ngành
thuộc thẩm quyền;
+ Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác theo
sự phân công của Chính phủ;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chính
phủ;
+ ĐưỢc ban hành trong phạm vi thẩm quyền các văn bản quy
phạm pháp luật để hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động quản lý, châp
hành của cấp dưới và địa phương.

- Thẩm quyền quản lý kinh t ế của uỷ han nhản dã n các
cấp:
Theo Hiến pháp nám 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
và Luậl Tổ chức Hội dồng Iihâỉi dân và u ỷ baii nhân dân Lliì uỷ
ban nhân dân các câ"p có thẩm quyển chung trong quản lý tổng thể
đôi vói tất cả các ngành, các lĩnh vực trong phạm vi địa phương.
Trong lĩnh vực quản lý nhà nưàc về kinh tế, ưỷ ban nhân dân các
cấp có các nhiệm vụ và quyển hạn chủ yếu sau:
+ Quản lý nhà nước đôl vói các doanh nghiệp nhà nước trực
thuộc địa phưdng;
+ Quản lý nhà nưóc đôì với các doanh nghiệp và các tổ chức
kinh tế ngoài quốc doanh có trụ sở hoặc chi nhánh tại địa phương;
Học viện Tòi chính

21



GIÁO ĨRÌNH PHÁP LUẬ r KINH TẾ

+ TỐ chức xây dựng và thực hiện các dự án, quy hoạch, kô
hoạch phát triển kinh tẽ ở địa phương;
+ Được tiến hành thanh tra đôì với các doanh nghiệp, kế cả
những doanh nghiệp trung ương đóng tại địa phương về việc thực
hiện chính sách, pháp luật của nhà nước;
+ Trong hoạt động châ^p hành và điều hành, ưỷ ban nhân dân
có quyền ban hành các văn bản quy phạm theo quy định của pháp
luật.
Các cơ quan chuyên môn thuộc ư ỷ ban nhân dân là cơ quan
giúp việc của ư ỷ ban nhân dân trong việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ quản ỉý nhà nước về kinh tế. Những cơ quan này không
được coi là một cấp quản lý và do đó không có thẩm quyền quản lý
kinh tế riêng biệt.
2.2. Xác lập và b ảo đ ả m q u y ề n tự do k in h d o a n h c ủ a các tổ
chức, cá n h â n
Sự ghi nhận quyền tự do kinh doanh cũng như việc quy định
và bảo đảm trên thực tế hoạt động đầu tư, kinh doanh của các tổ
chức, cá nhân là động lực cơ bản cho sự ổn định và phát triển nền
kinh tế. Thông qua các quy định pháp luật hiện hành có thế khái
quái vẽ quyền Lự do kinh doaiih Irêii mấy Iiợi dung chính như sau.
Ghi nhận quyền tự do và sự bình đẳng của mọi chủ thế
trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Bảo đảm quyển của các cá nhân, tổ chức trong việc được lựa
chọn lĩnh vực, ngành nghề đầu tư, hình thức đầu tư và hơn nữa là
bình đẳng trong các nỗ lực để thực hiện các quyển được lựa chọn
đó là một nhân tô" quyết định tới trình độ và tính hiện thực của

nguyên tắc tự do kinh doanh. Luật Doanh nghiệp năm 2005, Điều
5 khoản 1 quy định/ Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và
22

Học viện Tài chính


Chương ỉ: Lý luận chung vé pháp luật kinh tế

phát triển của các loại hình doanh nghiệp...; bảo đảm sự bình
đẳng trưốc pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình
thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hỢp
pháp của hoạt động kinh doanh.
vể nguyên tắc tự do trong việc lựa chọn các hình thức đầu tư:
Nếu như trước đây các hoạt động đầu tư, nhất là trong những
ngành nghề quan trọng chủ yêu là do các xí nghiệp của Nhà nước
độc quyển chi phôi thì ngày nay đã có sự hiện diện của hầu hết các
thành phần kinh tế. Mọi tổ chức, cá nhân, tuỳ theo khả năng, điểu
kiện của mình đưỢc pháp luật bảo đảm, có quyền đưỢc tham gia
các hoạt động nhằm tìm kiếm các khả năng sinh lợi. Thực tế là
những quy định này ngày một được mở rộng hơn. Ví dụ, theo Luật
Doanh nghiệp 2005, cơ hội cho việc lựa chọn các hình thức để đầu
tư vốn cũng như các thủ tục triển khai các dự án đã thông thoáng
và thuận lợi hơn nhiểu so vỏi Luật Doanh nghiệp 1999 trước đó.
Tuy nhiên, bên cạnh sự thừa nhận quyền tự do trong đầu tư thì có
một sô" ngành, lĩnh vực, vì nhiều lý do khác nhau mà hiện tại, Nhà
nưóc chưa thể cho phép hoặc vẫn còn những hạn chế nhất định đôi
vối sự đầu tư vô"n của tư nhân.
Về nguyên tắc, bình đẳng trong kinh doanh và đầu tư được
thể hiện trên hầu hết các lĩnh vực, phương diện của hoạt động đầu

tư, ví dụ như sự bình đẳng trong các thủ tục thành lập, đăng ký
hoạt động; bình đẳng trong việc gánh vác các nghĩa vụ và sự
hưởng quyển, bình đẳng trưóc các cơ quan tô" tụng trong việc bảo
vệ các quyền và lợi ích chính đáng khi bị xâm phạm;... Trong quá
trình áp dụng pháp luật, nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh
cần phải đưỢc hiểu là: Bình đẳng không có nghĩa là có những
quyền và nghĩa vụ như nhau, ngang nhau, bằng nhau mà bình
đẳng có nghĩa là trong những hoàn cảnh, điều kiện như nhau, các
Học vỉện Tài chính

23


GIÁO ĨRÌNH PHÁP LUẬ T KINH TẾ

doanh nghiệp đều phải có đưỢc những cơ hội và khả năng hành
động như nhau.

- Bảo đảm an toàn cho các nhà đầu tư, kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh nói chung và trong bôì cảnh của nền
kinh tế thị trưòng nói riêng luôn ẩn chứa nhiểu yếu tô' rủi ro và có
thể dẫn tối những tổn thâ't, trong nhiều trường hỢp rất nặng nê
cho các chủ thể kinh doanh, thậm chí đối với cả nền kinh tế. Bởi
vậy, việc xác lập những cơ chê nhằm để phòng tránh hoặc khác
phục các tổn thâ"t trong kinh doanh là đòi hỏi khách quan. Sự quy
định của pháp luật về vấn đề này có thể trên phương diện các tác
động có tính hệ thông (như các luật vể sở hữu, luật bảo hiểm,...)
cũng có thể ở từng chê định trách nhiệm pháp lý cụ thể (như việc
các doanh nghiệp phải trích lập các quỹ dự phòng tài chính,...).
- Bảo đảm sự vận động nhanh chóng của các nguồn vốn đầu

tư.
Động lực phát triển của một nền kinh tẽ chính là việc huy
động cao nhất các nguồn tài chính nhàn rỗi để đầu tư vào sản xuất
kinh doanh, còn động lực cao nhất của các nhà kinh doanh ỉà làm
cho đồng vốn của mình đưỢc khai thác để mang lại lợi nhuận tôi
đa. Pháp luật phải tạo ra đưỢc môi trường thuận lợi để khưi thông
và đẩy mạnh sự vận động của các nguồn tài chính nhằm đáp ứng
các nhu cầu đó.
- Bảo vệ các quyền và lợi ích hỢp pháp của các chủ thể kinh
doanh khi có các tranh chấp hoặc vi phạm.
Việc thừa nhận của Nhà nước quyền tự do kinh doanh cho các
tổ chức, cá nhân và cũng như quá trình thực hiện các hoạt động
kinh doanh của các tổ chức, cá nhân chỉ thực sự có ý nghĩa trong
một môi trưòng ổn định, an toàn. Theo đó, khi có những tranh
24

Học viện Tòi chính


Chương 1: Lý luận chung về pháp luật kinh tế

chấp phát sinh, khi có những hành vi xâm hại đến các quyền, lợi
ích hỢp pháp của các nhà kinh doanh thì phải có những cơ chế tác
động bảo vệ kịp thòi. Song cũng cần lưu ý là các tranh chấ^p kinh
tế có những đặc điểm khác so với các tranh chấp dân sự, các vi
phạm pháp luật hình sự cho nên đòi hỏi phải có hình thức giải
quyết thích hỢp. Việc xác lập và hoàn thiện cơ chẽ giải quyết tranh
chấp kinh tế bằng Trọng tài thương mại, việc kiện toàn Toà Kinh
tế, Toà hành chính, Toà lao động và các phương thức giải quyết
tranh châ'p khác là những nỗ lực theo khuynh hướng này.

3. HÌNH THỨC CỦA PHÁP LUẬT KINH TÊ
3.1. K hái niệm h ìn h th ứ c p h á p lu ậ t k in h t ế
Hình thức của pháp luật kinh tẽ là cách thức thế hiện các quy
tắc pháp lý nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình Nhà nước xác lập sự quản lý đõì với các hoạt động
kinh tế cũng như các tổ chức hay cá nhân tiến hành các hoạt động
kinh doanh.
ĐỐÌ tượng của sự quản lý Nhà nước về kinh tế là các hoạt
động kinh tế, trong đó chủ yếu là các hoạt động kinh doanh diễn
ra trong một phạm vi rộng ỏ tất cả các ngành, lĩnh vực; không chỉ
giỏi hạn trong phạm vi một quốc gia mà còn trải rộng trôn phnm
vi của khu vực và thế giối. Bởi vậy, khi nghiên cứu hình thức của
pháp luật kinh tế nếu chỉ thừa nhận sự tồn tại gần như duy nhất
các ván bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban hành như cách quan niệm truyền thông là không thoả
đáng không chỉ vể mặt lý luận mà còn tạo ra nhiều sự bất cộp
trong thực tiễn vận dụng pháp luật. Vói cách nhìn nhận như vậy,
hình thức của Pháp luật kinh tế được đề cập, phân tích ở đây bao
gồm cả bộ phận hình thức pháp luật trong nước và hình thức pháp
luật quốc tế.
Học viện Tòi chính

25


×