Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI TẬPMÔN PHÁP LUẬT KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.88 KB, 16 trang )

Tiểu luận Pháp luật kinh tế
PHÁP LUẬT KINH TẾ
----***----
Đề tài: Tại sao phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài? Theo em Nhà
nước Việt Nam nên có những quy định như thế nào để vừa thui hút được
vốn nước ngoài, vừa bảo hộ được các nhà đầu tư trong nước và đảm bảo
vốn cạnh tranh?
Bài làm:
Hiện nay, việc thu hút đầu tư nước ngoài đang trở thành bộ phận chủ
yếu của quan hệ kinh tế thế giới. Nó là nhân tố quan trọng hàng đầu của
nhiều nước nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế của mỗi quốc gia phát triển và
là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển kinh tế xã hội ở mỗi nước.
Đối với các nước đang phát triển, đầu tư nước ngoài là một trong những
nhân tố chủ yếu cho sự tăng trưởng kinh tế, là một trong những chỉ số căn
bản đánh giá khả năng phát triển. Mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại,
phát triển ngoại thương, thực hiện tốt chương trình hàng xuất khẩu thu hút
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là những nhiệm vụ có tầm chiến lược
quan trọng trước mắt, là lâu dài của Đảng và Nhà nước ta.
Trong điều kiện hiện nay, khi mà nguồn vốn đầu tư ngày càng khan
hiếm, cuộc cạnh tranh để thu hút vốn ngày càng trở nên gay gắt, các nước
đều nhận thức được vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài và luôn có
những quyết sách thích hợp để cải thiện môi trường đầu tư. Các biện pháp
khuyến khích đầu tư ngày càng mở rộng phong phú hơn, cùng với nền tảng
bảo hộ pháp chế chắc chắn tạo nên môi trường đầu tư thông thoáng, hấp
dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
1
Tiểu luận Pháp luật kinh tế
Việt Nam, sau hơn 10 năm ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(1987), đã có những đổi mới căn bản trong nhận thức và đường lối, chính
sách khuyến khích đầu tư nước ngoài đã đạt được thành tựu đáng khích lệ,
nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý đã bước đầu được thu hút, tốc


độ tăng
trưởng kinh tế được thúc đẩy theo hướng tích cực. Tuy nhiên, trong một số
năm gần đây đồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có xu
hướng chững lại, gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để đẩy mạnh hơn nữa việc
thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cần có những biện pháp khuyến
khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sao cho thoáng hơn nữa
nhằm tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để có thể cạnh tranh với các nhà
đầu tư trên thế giới. Đặc biệt, đó là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa đối
với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
I. Lợi ích của việc thu hút vốn đầu tưu nước ngoài:
Trước hết chúng ta phải khẳng định là: Đầu tư nước ngoài đem lại
nhiều lợi ích cho thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là những nước đang
phát triển như Việt Nam:
1. Đem lại nguồn vốn để phát triển kinh tế:
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề
cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn
hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn
từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI.Việt Nam là một trong những nước
đang phát triển. Vì vậy mà chúng ta rất cần nguồn vốn đầu tư để phát triển
kinh tế,xây dựng đất nước. Nhưng hiện tại đất nước rất thiếu vốn, đầu tư
trong nước không đủ nên ta phải đi huy động nguồn vốn đầu tư từ nước
ngoài. Việc huy động, thu hút vốn từ nước ngoài sẽ giúp nước ta có nguồn
vốn để sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, tận dụng và khai thác hiệu
quả các nguồn lực của đất nước như: tài nguyên thiên nhiên, khí hậu,...
2
Tiểu luận Pháp luật kinh tế
2 Khi thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài chúng ta còn có thể thu hút được
khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Điều đó góp phần nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế
trong nước.. Thu hút được các chuyên gia nước ngoài vào làm việc, từ đó

tạo điều kiện cho đội ngũ kỹ sư trong nước Có điều kiện học hỏi, trau dồi
kiến thức, kinh nghiệm tiến tới làm chủ công nghệ.
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy
động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên,
công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó.
Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu
công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy
và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên,
việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu
tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
3. Tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhất là ở các vùng kinh tế còn
kém phát triển.
Từ đó góp phần nâng cao mức sống của người dân, tránh lãng phí
nguồn lực lao động(nước ta lại là nước có cơ cấu dân số trẻ có nguồn lực
lao động dồi dào). Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các
điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ
phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng
trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các
kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở
các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này
tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ
có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có
cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
3
Tiểu luận Pháp luật kinh tế
Ở Việt Nam, bình quân trong thời kỳ 2001 – 2006 khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài đã tạo việc làm thêm cho khoảng 11 vạn việc làm mỗi năm
đưa tổng số lao động trực tiếp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài tính đến cuối năm 2006 lên 1, 13 triệu người. Ngoài ra khu vực kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra khoảng vài triệu lao động gián tiếp
trong 6 năm qua.
4. Giúp tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước:
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương,
thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách
quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô
Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006
FDI cũng đã giúp Việt Nam có một bước tiến lớn hơn vào các thị trường
quốc tế, cải thiện tiềm năng xuất khẩu của Việt nam. FDI chiếm một tỷ lệ
đáng kể trong các ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam, cụ thể là 42%
công nghiệp giầy da, 25% trong may mặc và 84% trong điện tử, máy tính
và các linh kiện. Đóng góp của FDI cho Ngân sách Nhà nước trong giai
đoạn 2001 - 2005 là khoảng 3,67 tỷ đô-la Mỹ, với mức tăng nộp ngân sách
năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 đạt 1,4 tỷ USD, tăng 36,3% so với
năm 2005.
5. Học tập được kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo điều hành doanh nghiệp
công ty chuyên nghiệp của các nước tiên tiến hơn. Từ đó góp phần nâng cao
năng lực quản lý, điều hành của các nhà lãnh đạo trong nước.
6. Tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trong nước.
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có
vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong
nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân
công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội
tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
4
Tiểu luận Pháp luật kinh tế
7. Tạo đà phát triển cho kinh tế trong nước.
Việt Nam đã công nhận một cách chính thức và rộng rãi rằng FDI

đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam
trên nhiều phương diện: vốn, công nghệ, nâng cao khả năng thanh toán
quốc tế, phát triển xuất khẩu, tham gia vào các thị trường quốc tế, ….FDI
đã hỗ trợ Việt Nam một cách tích cực trong việc mở rộng quan hệ kinh tế
đối ngoại để Việt nam gia nhập ASEAN, ký kết thoả thuận khung với EU,
bình thường hoá quan hệ và thoả thuận thương mại song phương với Mỹ.
Trong những năm gần đây, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tăng lên
đáng kể. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến 20/8, tổng số
dự án đăng ký cấp mới đã đạt con số 658 với trị giá 10,79 tỷ USD, giảm
khoảng 10% về số dự án nhưng tăng 41% về vốn đăng ký so với cùng kỳ
năm 2009.
Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường vốn cũng đồng nghĩa với việc
Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực, nhất là khi khả năng hấp thụ
vốn của nền kinh tế Việt Nam là chưa cao. FDI có nhiều tác động tích cực,
nhưng tác động đó không tự nhiên xảy ra.
Vì vậy, bên cạnh việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhà nước ta cũng phải
xem xét những chính sách bảo hộ cho nhà đầu tư trong nước, và điều chỉnh
theo bối cảnh nền kinh tế.
II. Những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tốt nhất:
Về ngắn hạn, các chính phủ cần khuyến khích các nhà đầu tư bằng
những chính sách trợ cấp hoặc miễn thuế. Tuy nhiên về lâu dài, những
chính sách như vậy lại có thể làm giảm năng suất của các khoản đầu tư.
Các mức thuế thấp hơn dẫn đến việc cắt giảm các dịch vụ công cộng (gồm
giáo dục khoa học và kỹ thuật, cơ sở hạ tầng), khiến đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) và những mối lợi từ FDI sẽ giảm sút.
5
Tiểu luận Pháp luật kinh tế
Trong một báo cáo mới đây, tổ chức Conference Board của Canada
chuyên nghiên cứu và phân tích xu hướng kinh tế thế giới đã đưa ra 10 kết
luận về những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tốt nhất.

Báo cáo nêu rõ muốn thu hút các nhà đầu tư ở khắp nơi trên thế giới,
quốc gia sở tại cần hội tụ các yếu tố cần như cơ sở hạ tầng vững mạnh, sự
bảo vệ pháp lý đáng tin cậy, lực lượng lao động được đào tạo tốt, những
chính sách hỗ trợ tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế thực.
Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài
mang lại những lợi ích kinh tế ròng cho nước đầu tư lẫn nước nhận đầu tư.
Qua nghiên cứu, tổ chức Conference Board đã tổng kết những thông
lệ chính sách tốt nhất để thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Theo đó, các chính
phủ trước hết cần khuyến khích sự tăng trưởng kinh tế, bảo đảm một chế độ
pháp lý minh bạch và đáng tin cậy, có lực lượng lao động chuyên môn lành
nghề, cơ sở hạ tầng giao thông và viễn thông tốt và một môi trường khuyến
khích sáng tạo nhằm cải thiện sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Việc tập trung hoạt động kinh tế ở địa phương cũng có thể khuyến
khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng cần có chính sách hợp lý và cơ
quan công quyền hiệu quả, đáng tin cậy. Đầu tư trực tiếp hướng ngoại cũng
có thể làm lợi cho nước đi đầu tư vì nó giúp mang lại những kỹ năng và tri
thức chuyên ngành từ các dự án đầu tư.
Các cơ quan xúc tiến đầu tư nên tư vấn cho các nhà đầu tư nước
ngoài về những lợi thế của một địa phương và giảm bớt tệ quan liêu đang
làm tăng chi phí cũng như rủi ro đối với các nhà đầu tư.
Việc buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải mua nguyên vật liệu của
các nhà cung cấp địa phương hoặc phải liên doanh với các đối tác địa
phương không giúp tăng cường lợi ích từ các khoản đầu tư nước ngoài,
thậm chí còn cản trở FDI.
6

×