Quy chế chuyên môn
PHÒNG GD-ĐT TÂN HIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TR. THCS THẠNH ĐÔNG B Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*
CÁC QUY ĐỊNH
THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
1. Đối với giáo viên
1.1. Soạn bài
1. Soạn bài đầy đủ theo phân phối chương trình, chất lượng bài soạn theo chuẩn kiến thức kỹ
năng. Trình bày khoa học, rõ ràng, sạch đẹp, đúng quy cách theo sự thống nhất chung của nhà
trường . Không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng theo hướng phát huy
tính tích cực, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh, trang đầu giáo án cần có PPCT để tiện
thực hiện và kiểm tra.
2. Các phân môn phải có giáo án riêng (riêng phân môn Văn và Tiếng Việt có thể soạn trong
cùng một cuốn nếu có sự thống nhất của tổ). Không soạn gộp. Các tiết dạy phải được đánh số
thứ tự từ tiết 1 đến tiết cuối cùng của năm học và ghi rõ ngày soạn, ngày dạy.
3. Các tiết thí nghiệm thực hành phải được chuẩn bị trước cho bộ phận thiết bị 1 ngày.
4. Bài kiểm tra từ 45 phút trở lên phải báo trước và có kế hoạch cho học sinh ôn tập. Đề ra
phải sát, đúng trọng tâm chuẩn kiến thức, nộp cho nhà trường duyệt, đề phải có ma trận, phù
hợp với trình độ thực tế của học sinh. Đề ra và hướng dẫn chấm bài kiểm tra phải được soạn
cẩn thận trong giáo án.
5. Cuối mỗi tiết lên lớp có phần rút kinh nghiệm để giúp học cho lần soạn và lên lớp tiếp theo
đạt kết quả tốt hơn.
6. Giáo án được thực hiện theo các cách: Soạn trực tiếp bằng trên sổ cỡ A4, soạn trên máy vi
tính. Có thể soạn giáo án điện tử trên phần mềm Powrpoint hoặc Violet, hoặc trên Word. In
(giáo án soạn trên Powrpoint hoặc Violet có thể in nhiều side trên 1 trang, in 2 mặt) , đóng
thành tập để tổ chuyên môn kiểm tra trước khi lên lớp.
1.2. Lên lớp.
1.2. 1. Chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp
1.2. 2. Ra vào lớp đúng giờ.
1.2. 3. Trước mỗi tiết học giáo viên phải kiểm tra số lượng, trực nhật, vệ sinh và các quy định
khác của nhà trường.
1.2. 4. Kiểm tra bài cũ từ 1 đến 3 học sinh, thời gian kiểm tra không quá 15 phút.
1.2. 5. Cuối mỗi tiết học dành thời gian hợp lý để củng cố bài và hướng dẫn học sinh học bài ở
nhà.
1.2. 6. Tư thế, trang phục chỉnh tề, xưng hô mô phạm, không sử dụng điện thoại di động;
không hút thuốc, không còn ảnh hưởng của rượu, bia.
Trường THCS Thạnh Đông B- Tân Hiệp – Kiên Giang
1
Dự thảo
Quy chế chuyên môn
1.2. 7. Chịu trách nhiệm quản lý học sinh, điểm danh, ghi tên HS vắng từng tiết học vào sổ đầu
bài. Người nào thực hiện không nghiêm túc, nếu bị phát hiện từ 2 lần trở lên, sẽ chịu trách
nhiệm kiểm điểm trước lãnh đạo nhà trường. Nhận xét cho điểm tiết học theo đúng quy định.
- Trước khi tiến hành giờ dạy GV giành 1-2 phút ổn định tổ chức và nắm tình hình học sinh;
- Trong giờ dạy không được cho học sinh ra ngoài (trừ trường hợp đặc biệt) . Không thi hành
kỉ luật học sinh bằng cách gọi lên đứng trên bảng.
- Kết thúc giờ dạy GV giành thời gian hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà, công khai các lỗi vi
phạm, điểm trừ của học sinh, phê rõ các ưu điểm, khuyết điểm và điểm số vào sổ đầu bài.
Những lỗi vi phạm nặng phải lập biên bản báo GVCN xử lý theo quy định và trực tiếp phản
ánh với Giám hiệu trực.
1.2. 8. Hoàn thành chương trình đúng thời gian quy định.
1.3. Kiểm tra chấm bài cho điểm:
1.3.1. Số lần kiểm tra ít nhất cho từng môn học theo quy định của Quy chế đánh giá xếp loại
học sinh ban hành kèm theo Quyết định 40/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kiểm tra định
kì theo PPCT, kiểm tra thường xuyên theo sự thống nhất của tổ.
* Riêng kiểm tra miệng, kiểm tra thường xuyên (tính trong một học kỳ) :
- Các môn từ 3 tiết/tuần trở lên bảo đảm mỗi em ít nhất 4 lần kiểm tra
- Các môn 2 tiết/tuần: Mỗi học sinh kiểm tra được ít nhất 3 lần
- Các môn 1 tiết/tuần : Mỗi học sinh kiểm tra được ít nhất 2 lần
1.3.2. Các bài kiểm tra trắc nghiệm phải đáp ứng yêu cầu : học sinh ngồi gần nhau cần khác
nhau về thứ tự câu và đáp án. Tuyệt đối không để học sinh quay cóp, gian lận trong khi làm
bài kiểm tra.
1.3.3. Bài kiểm tra phải chấm cẩn thận, sửa chữa sai sót cho học sinh. Bài kiểm tra thường
xuyên trả sau 7 ngày, bài kiểm tra định kì trả sau 10 ngày. Riêng bài tập làm văn trả theo phân
phối của chương trình.
1.3.4. Kết quả học tập của học sinh được giáo viên bộ môn trực tiếp vào sổ điểm chính hai lần
trong tháng.
1.3.5. Học sinh nào không dự được kiểm tra thì giáo viên bố trí cho học sinh kiểm tra bù.
Nghiêm cấm việc cấy điểm cho học sinh.
1.3.6. Kiểm tra vở ghi, vở bài tập để đánh giá được tinh thần thái độ học tập của học sinh.
(kiểm tra không lấy điểm, trừ chấm vở soạn bài văn, chấm bài tập làm ở nhà).
1.3.7. Các tổ chuyên môn phải có kế hoạch xây dựng ngân hàng đề kiểm tra.
1.4. Dự giờ, thực tập, thao giảng.
1.4.1. Bình quân, mỗi tháng Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng và các giáo viên
trong thời gian tập sự dự ít nhất 3 tiết, giáo viên khác dự ít nhất 2 tiết.
Trường THCS Thạnh Đông B- Tân Hiệp – Kiên Giang
2
Quy chế chuyên môn
1.4.2. Sau khi dự giờ phải trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy.
1.4.3. Tiết thao giảng do tổ chuyên môn quy định, hoặc hướng dẫn. Tổ chuyên môn chịu trách
nhiệm bố trí sao cho có tất cả giáo viên cùng bộ môn trong tổ được dự để đánh giá.
1.4.4. Tiết dạy được đánh giá theo phiếu đánh giá giờ dạy theo công văn 10227 của Bộ giáo
dục ban hành
* Hồ sơ 1 tiết thao giảng, thi GVDG cấp trường gồm:
- Giáo án (thu sau tiết lên lớp)
- Phiếu đánh giá giờ dạy. (thi GVDG)
- Biên bản đánh giá giờ dạy. (thi GVDG)
Biên bản thao giảng cùng với hồ sơ tiết thao giảng sẽ được lưu giữ trong hồ sơ chuyên môn
của tổ.
1.5. Sáng kiến kinh nghiệm
- Mỗi người đều phải luôn luôn đúc rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao hiệu quả giảng
dạy và công tác.
- Trong một năm học giáo viên đăng ký danh hiệu thi đua (Chiến sĩ thi đua) phải có sáng kiến
kinh nghiệm, đề tài SKKN được đăng ký với tổ, BGH vào tháng 10 hàng năm.
- Đánh giá SKKN phải theo đúng hướng dẫn của nhà trường và nộp đúng thời gian quy định.
1.6. Kỷ luật lao động.
1.6.1. Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý lao động, không vào chậm ra sớm.
Không tự ý đổi giờ hoặc tự ý nhờ người dạy thay (kể cả dạy thêm).
1.6.2. CBGV nghỉ phải làm giấy phép ghi rõ lý do xin nghỉ, ghi rõ các tiết cần dạy thay, xin ý
kiến tổ trưởng và trình Hiệu trưởng quyết định, Tổ Chuyên môn ghi lên bảng kế hoạch dạy
thay. Chấm công đầy đủ các hoạt động tập thể như hội họp, chào cờ, mít tinh , các hoạt động
tập thể. Nếu xin phép BGH thì BGH phải chuyển giấy phép về cho tổ trưởng (người nghỉ phải
đề xuất trước ít nhất 01 ngày trước khi nghỉ). Nếu CBGV được cấp trên hoặc thủ trưởng điều
động đi công tác phải trực tiếp Hiệu trưởng nhận công lệnh và báo cáo việc thực hiện quy trình
bố trí dạy thay trong thời gian đi công tác. Trường hợp nghỉ đột xuất, ngoài việc Giám hiệu
trực bố trí , nhà trường cần có biện pháp kiểm tra .
2. Nhiệm vụ của nhóm, tổ chuyên môn.
2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ nhóm (bao gồm cả kế hoạch dạy học, bồi
dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu kém, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kế hoạch thao
giảng thực tập...)
2.2. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trao đổi đúc rút kinh nghiệm, thống nhất bài
soạn, giải bài tập khó, thống nhất nội dung, phương pháp các tiết dạy thao giảng hay dạy thử
nghiệm cải tiến phương pháp giảng dạy. Trao đổi về nội dung các tiết kiểm tra, ôn tập, ngoại
khoá, triển khai các chuyên đề...
Trường THCS Thạnh Đông B- Tân Hiệp – Kiên Giang
3
Quy chế chuyên môn
2.3. Tổ chức các tiết dạy thao giảng, thử nghiệm, đánh giá xếp loại các tiết dạy thao giảng.
2.4. Đánh giá đúng trình độ học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ. Có kế hoạch biện
pháp và tổ chức việc phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng HSG.
2.5. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về chuyên môn. Định kỳ cùng
Ban Chuyên môn, Ban Thanh tra kiểm tra chuyên môn theo kế hoạch hoặc theo yêu cầu riêng
của nhà trường .
2.6. Tổ chức trao đổi và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ
tổ viên.
2.7. Tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, nhận xét đánh giá đề xuất khen thưởng, kỷ luật
đối với giáo viên.
3. Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn
3.1. Xây dựng kế hoạch tổ và tổ chức thực hiện.
3.2. Tham mưu cho BGH về phân công chuyên môn, đảm bảo công bằng về định mức lao
động.
3.3. Quản lý các thành viên của tổ, quản lý chuyên môn, kiểm tra đánh giá việc thực hiện
nhiệm vụ của giáo viên. Theo dõi các hoạt động toàn diện của tổ viên.
3.4. Quản lý lao động của tổ, phân công bố trí dạy thay trong tổ.
3.5. Thống kê báo cáo theo yêu cầu của BGH.
3.6. Tham mưu cho Ban Giám hiệu đánh giá, xếp loại CBGV hàng kì và hàng năm
4. Hồ sơ lớp và công tác bảo quản
Hồ sơ lớp gồm: sổ đầu bài (chính khoá, học thêm, ôn thi…), sổ điểm, sổ ghi biên bản họp lớp,
các biên bản xử lý vi phạm của HS, sổ liên lạc, sơ đồ chỗ ngồi,:
- Sổ đầu bài là một trong những hồ sơ quan trọng của lớp ( phản ánh tình hình, đánh giá tiết
học, nhật ký thực hiện tiến độ chương trình, phản ánh tinh thần thái độ của GV…); GVCN
phải có trách nhiệm cao trong việc lựa chon học sinh ghi chép, bảo quản sổ mượn, trả sổ hàng
tuần. Ghi sổ đầu bài phải đúng theo hướng dẫn của công văn 112 của sở GD-ĐT Kiên Giang.
- Hàng tuần GVCN phải ký khoá sổ, nộp sổ về Văn phòng để PHT phụ trách chuyên môn
kiểm tra, nhận xét, tổng hợp và khoá cuối tuần;
- Khi bị mất mát, hư hỏng, Văn thư, GVCN và cán bộ sổ sách lớp phải lập biên bản xác minh
sự việc, báo cáo Hiệu trưởng xin biện pháp xử lý.
- Sổ ghi biên bản sinh hoạt do GVCN hoặc cán bộ sổ sách lớp bảo quản và ghi chép tất cả các
cuộc họp lớp.
5. Quy định thực hiện hồ sơ cá nhân và hồ sơ các tổ chuyên môn
* Hồ sơ cá nhân gồm: ( bắt buộc 6 loại)
1. Sổ Dự giờ.
Trường THCS Thạnh Đông B- Tân Hiệp – Kiên Giang
4
Quy chế chuyên môn
2. Sổ kế hoạch giảng dạy
3. Giáo án giảng dạy (Các môn được phân công kể cả phụ đạo)
4. Sổ công tác kiêm nhiệm (nếu được phân công).
5. Sổ Chủ nhiệm (nếu làm công tác chủ nhiệm)
6. Sổ ghi danh ghi điểm. (nếu làm công tác chủ nhiệm)
7. Sổ hội họp ;
8. Sổ điểm cá nhân ;
Hồ sơ chuyên môn phải được chú ý cả về hình thức, nội dung, kiểm tra định kỳ theo thang
điểm sau:
Cách xếp loại: (biểu điểm tham khảo)
TT Loại hồ sơ Yêu cầu chính Điểm
1 Giáo án
Đầy đủ 100% bài soạn (kể cả tự chọn), kịp PPCT, đủ các bước
của bài soạn, nội dung hình thức tốt. Đạt: 40 điểm
Không đạt: chỉ xếp từ 20 điểm trở xuống.
40đ
2 Sổ dự giờ 2 tiết/tháng (tập sự 3 tiết/tuần), có nhận xét đánh giá. 20đ
3
Kế hoạch
cá nhân
Đầy đủ, kịp thời 20đ
4 Lịch báo giảng
Lịch báo giảng thực hiện vào thứ 7 tuần trước để thực hiện cho
tuần kế tiếp, ghi đầy đủ các thông tin.
10đ
5 Sổ tự học Cập nhật, phong phú, hiệu quả 10đ
6 Sổ chủ nhiệm Đầy đủ, sạch, đẹp 10đ
- Loại tốt: (85 – 100đ), đầy đủ chủng loại, bài soạn đủ 100% (giáo án đạt ≥ 25 đ và không có
loại hồ sơ nào đạt điểm < 8đ, dự giờ đạt 100% số tiết quy định, nộp kiểm tra đúng thời gian
quy định.
- Loại khá: (65 – 84đ) đầy đủ chủng loại, bài soạn đủ 100%, (giáo án đạt ≥ 20 đ và không có
loại hồ sơ nào đạt điểm < 7đ, dự giờ đạt trên 85% số tiết quy định), nộp kiểm tra đúng thời
gian quy định.
- Loại TB: (50 – 64đ) đầy đủ chủng loại, giáo án thiếu 1-2 tiết soạn bài, dự giờ đạt trên 60%
số tiết quy định, nộp kiểm tra đúng thời gian quy định.
- Loại yếu: (< 50đ) thiếu 1 loại hồ sơ theo quy định trở lên và các sai sót khác
* Hồ sơ Tổ chuyên môn gồm (nhà trường mua):
1. Sổ kế hoạch năm học, học kỳ, tháng, tuần ( có thể đánh máy in trên giấy A4, kế hoạch năm
học phải được Hiệu trưởng phê duyệt)
2. Sổ theo dõi chuyên môn ( phân công giảng dạy, dạy thay, thao giảng, thực tập, báo cáo
chuyên đề, ngoại khoá, …)
Trường THCS Thạnh Đông B- Tân Hiệp – Kiên Giang
5