Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Di động xã hội của cộng đồng khoa học ở khu vực đà nẵng quảng nam quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.76 MB, 213 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN

VÕ TUẤN NHÂN

DI ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỔNG KHOA HỌC
Ở KHU V ự c ĐÀ NẴNG - QUẢNG NAM - QUẢNG NGÃI

CHUYÊN NGÀNH : XÃ HỘI HỌC
Mã số

: 5. 01. 09

LUẬN ÁN TIẾN S ĩ XÃ H Ộ I HỌC

Người hưóng dẫm khoa học :
1. PGS. TS. CHUNG Á
PGS- TS- v 0 C A 0

Vr.&7
HÀ NỘI-2001


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ Đ Ầ U ............................................................................................

1

B. NỘI DUNG : .......................................................................................


12

CHƯƠNG ị : Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN
c ú ư DI ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỔNG KHOA HỌC..................

12

1.1. Cơ sở lý luận......................................................................

12

1.1.1. Các khái niệm công cụ...........................................................

12

1.1.1.1. Di động xã hội...................................................................

12

1.1.1.2. Cộng đồng khoa học.........................................................

17

1.1.2. Một số lý thuyết, quan điểm vận dụng vào nghiên cứu.........

21

1.1.2.1. Lý thuyết cấu trúc - chức năng........................................

22


1.1.2.2. Lý thuyết xung đột xã hội................................................

26

1.1.2.3. Lý thuyết phát triển...........................................................

30

1.1.2.4. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh.....................................................................

34

1.1.2.5. Quan điểm lý luận của Đảng và Nhà nước.....................

38

1.1.3. Các nhân tô chủ yếu ảnh hưởng đến di động xã hội của
cộng đồng khoa học..........................................................................

39

1.1.3.1. Hoàn cảnh kinh tế -x ã hội...............................................

39

1.1.3.2. Điều kiện khoa học và sự tích lũy lợi thế trong khoa học......

43


1.1.3.3. Giính sách kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ..............

48

1.1.3.4. Những yếu tố cá nhân.......................................................

50

1.2.

Phương pháp luận nghiên cứu

52


CHƯƠNG 2 : THựC TRẠNG c ơ CẤU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CỘNG ĐỔNG KHOA HỌC Ở ĐÀ NẴNG - QUẢNG NAM QUẢNG NGÃI.......................................................................................

2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý, dân số..........................................................

57

57
57

2.1.2. Sơ lược về lịch sử...................................................................

58


2.1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên.........................................

60

2.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................

63

2.1.5. Về định hướng phát triển......................................................

68

2.2. Thực trạng cơ cấu cộng đồng khoa học

69

2.2.1. Về số lượng và cơ cấu trình độ chuyên môn.......................

70

2.2.2. Cư cấu giới tính, độ tuổi.......................................................

73

2.2.3. Cơ cấu ngành đào tạo và lĩnh vực công tác..........................

76

2.2.4. Cơ cấu về thành phần kinh tế................................................


79

2.2.5. Cơ cấu vùng lãnh thổ và dân tộc...........................................

82

2.3. Thực trạng hoạt động của cộng đồng khoa học

84

2.3.1. Về điểu tra cơ bản.................................................................

85

2.3.2. Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhàn văn.......................

86

2.3.3. Trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản...................................

88

2.3.4. Trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng - giao thông..........

90

2.3.5. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và bảo vệ sức khoẻ........

94


2.3.6. Về tổ chức và quản lý các hoạt động khoa học...................

97


CHƯƠNG 3 : DI ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỔNG KHOA
HỌC Ở ĐÀ NẴNG - QUẢNG NAM - QUẢNG NGÃI

102

3.1. Khái quát về sự di động xã hội của cộng đồng khoa
học trước thời kỳ dổi mói

102

3.2. Di động xã hội của cộng đồng khoa học trong thời kỳ
đổi mới.............................................................................. ..............

107

3.2.1. Di động xã hội theo lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế....

108

3.2.2. Hiện tượng đa vai trò - vị thế việc làm, nghề nghiệp.......

115

3.2.3. Di động xã hội giữa các thế hệ..........................................


122

3.2.4. Di động dọc và xu hướng thăng tiến cá nhân...................

127

3.2.5. Hiện tượng di chuyển theo khu vực...................................

133

3.2.6. Di động xã hội theo cấu trác.............................................

141

3.3. Một sô giải pháp xảy dựng và phát triển nguồn nhân
lực khoa học khu vực Đà Nẵng - Quảng Ngãi

146

3.3.1. Những vấn đề đặt ra...........................................................

146

3.3.2. Một số giải pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
khoa học..............................................................................

149

c . KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN N G H Ị.................................................


153

1. Kết luận......................................................................................

153

2. Khuyên nghị..............................................................................

157

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................

158

PHỤ LỤ C ......................... .......................................................................

168


I

A. MỞ ĐẦU
l.T ính cấp thiết của để tài
Cùng với nhân loại, chúng ta tiến bước vào thế kỷ mới với những đổi
thay sâu sắc và phổ biến trên phạm vi toàn thế giới. Cuộc cách mạng công
nghệ đương đại đang có những bước tiến kỳ diệu. Thệ' giới đang chuyển
mình từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, trong đó tri thức là
nguồn lực hàng đầu tạo sự tăng trưởng. Vốn con người là yếu tố then chốt
nhất tạo ra giá trị kinh tế. Vai trò, vị thế của cộng đồng khoa học trong xã

hội ngày càng cao. Đúng như người xưa đã nói: “phi trí bất hưng” và “hiền
tài là nguyên khí của quốc gia” .
Trên thế giới đã xuất hiện một cách mạnh mẽ hiện tượng “dòng chảy
ngược”: lao động trình độ cao từ các nước kinh tế kém phát triển sang các
nước cồng nghiệp phát triển cao. Đây là gánh năng của các nước kém phát
triển do phải chịu chi phí đào tạo lao động trình độ cao để các nước công
nghiệp phát triển sử đụng.[26,tr.l51-152] Hậu quả là tình trạng chảy máu chất
xám càng làm trầm trọng thêm sự phân cực giữa các quốc gia này.
Thế kỷ XXI mở đầu thiên niên kỷ thứ ba rất quan trọng đối với sự phát
triển của Việt Nam. Phát huy mạnh mẽ nguồn lực con người và chủ độne hội
nháp quốc tế, để không ngừng phát triển; phấn đấu trở thàiih nước cống nghiệp
kiểu mới (hiện đại dựa trên kinh tế tri thức) trong tương lai, điều đó phụ thuộc rất
lớn vào tài nãng, bản lĩnh của cộng đồng khoa học và của cả dân tộc.
Trong nhũng năm qua, cùng với sự nghiệp đổi mới, tiến hành công nghiệp
hoá-hiện đại hoá, đất nước ta đang chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu
bao cấp sang cư chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện
sự biến đổi của các giai cấp, tầng lớp và thành phần xã hội với những đặc điểm,
chất lượng mới khác trước. Cộng đồng khoa học cũng không nằm ngoài sự biến
động đó. Di động xã hội của cộng đồng khoa học có những chiều hướng khác
nhau, sự thăng tiến, giảm sút; việc đánh giá, sử dụng chất xám là những vấn đề
còn nhiều bất cập, nó có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã h ộ i.


2

Thực trạng, động thái và xu hướng di động xã hội của cộng đồng khoa
học theo những chiều hướng khác nhau là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của
một địa phưctag, một vùng hay một quốc gia. Nghiên cứu di động xã hội sẽ tạo
lập cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách phù hợp giúp cho sự
quản lý, điều hành có lợi nhất cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

Nghiên cứu về di động xã hội của cộng đồng khoa học là vấn đề còn
rất mới mẻ đối với nưóc ta. Thực tế ở Việt Nam còn thiếu những nghiên
cứu chuyên biệt về di động xã hội; nó thường được lồng vào trong các cuộc
nghiên cứu khảo sát về sự di thực (di dân) hay được coi như sự bổ sung
hoàn thiện cho những nghiên cứu biến đổi cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội.
Riêng đối với di động xã hội của cộng đồng khoa học thì ở Việt Nam cho
đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập toàn diện.
Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (4-2001),
đã nhận định: “Thế k ỷ X X I sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công
nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật
ừong qúa trình phát triển lực lương sản xuất ,”[34,tr.64] Đại hội đã quyết
định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, trong đó định hướng phát
triển khoa học, công nghệ là: “ Tăng cường tiềm lực và đổi m ới cơ chếquản lý
để đưa khoa học và công nghệ thật sự trở thành động lực phát triển đất
nước.”[34,ti\205]
Về tổ chức lãnh thổ nói chung, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực khoa
học và công nghệ nói riêng, miền TruníỊ là khu vực cần có sự ưu tiên đặc biệt
nhằm đầm hảo sự phát triển hầi hoà giữa các vùng khắc nhau trong cả nước,
(rong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nhằm sử dụng
hợp lý các nguồn lực và lợi thế so sánh trong xu thế hoà nhập và cạnh tranh để
đẩy nhanh tăng trương kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo đảm sự phát
triển bền vững của quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu “ỡ / động xã hội của cộng đồng
khoa học ở khu virc Đà Nẵng-Quảng Nam-Quảng Ngãi ” sẽ góp phần vào việc
tìm hiểu một vấn để cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn; là một cố gắng lớn tro no
nghiên cứu xã hội học.


3

2. Tình hình nghiên cứu

Trong xã hội học chủ đề di động xã hội đã được nhiều nhà khoa học quan
tâm. E.Durkheim với công trinh nghiên cứu nổi tiếng của mình về hiện tượng tự
tử đã coi di động xã hội như là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tự tử, cả di động đi
lên và di động đi xuống [114,tr.l75]. Sau này Warren Breed cũng quan tâm
nghiên cứu mối liên hệ này [114,tr.l75]. Trong những năm đầu thế kỷ XX, nhà
xã hội học Mỹ Sorokin đã bàn về di động xã hội khá hệ thống [103,tr.50-51].
Sorokin cho rằng, không nên quá quan tâm đến việc cá nhân hay nhóm đã đạt
được địa vị lên-xuống như thế nào mà phải làm rõ xem phương tiện mà họ sử
dụng để đạt tới vị trí của mình trong trật tự xã hội. Ông coi những nhân tố ảnh
hưởng đến sự di động xã hội là những nhân tố của quá trình sàng lọc, trong đó
nền tảng kinh tế-xã hội củá nhóm, của cá nhân cũng như gia đình, học vấn bản
thân chính là những nhân tố thúc đẩy và tạo ra di động xã hội.
Những quan tâm nghiên cứu di động xã hội của Fichter cũng có những nét
tươns đồng với Sorokin. Fichter nhấn mạnh rằng di động xã hội không phải là
quá trình liên tục mà được thực hiện cheo từng giai đoạn, ít nhiều tương tự như sự
di cbuyển của những người từ một nông trại qua một thành phố nhỏ, đến thành
phố lớn rồi đi tới vùng ngoại ô. Ngay cả trong các xã hội năng động, sự di động
đi lên có khuynh hướng là sự kiện của những gia đình hơn là của những cá nhân.
Đa số con người ta cả đời chỉ ử trong một vị thế xã hội tương đối không thay đổi,
khôns lên mà cũng không xuống. Trường hợp đặc biệt là những người có tài
khéo léo biết lợi dụng những cơ hội đến với họ [xem 53).
Khi nghiên cứu di động xã hội trong xã hội Mỹ, được trình bày ưong cuốn
"Xã hội học", L.Broom và P.Zelznick đã sử dụng bốn tiêu chí để xác định tính
chất của di động xã hội [xem 6I\. Cái mới được đưa vào nghiên cứu của hai ông
]à ửiói quen, vãn hoá, triển vọng di chuyển của dân chúng là những yếu tố quan
trọne tác động đến sự di động xã hội. Những gợi mở về nghiên cứu di động xã
hội của hai ông rất có ý nghĩa cho những nghiên cứu sau này. Ngoài ra còn có
nhiều tác giả đề cập đến di động xã hội như: Anthony Giđdens" Tính di động xã
hộì' (trong Introđuctory Sociology); Elekxander Matejko: "Cắc điều kiện tẩm lý



4

xã hội của lao động trong các nhóm khoa họd'\ Stuart S.Blume: "Sựphẫn tầng vầ
các chuẩn mực khoa học" (trong Toward a political Sociology of Science). Các
tác giả và tác phẩm sau đây đều có đề cập đến di động xã hội ở những giác độ
khác nhau: Neil J.Smelser: "Sociologỷ' (1988)[114]; Joel M.Charon: "Sociologỵ
Aconceptuaỉ approactì' (1989) [110]; Celia S.Heller: "Stmctured Social
mequaIity"-"Aveader in comparative social Stratiíĩcation" (1970) [112]; Peter
vvorsley (chủ biên): " The new introducing Sociologỷ' (1992) [117]; Harold
R.Kerbo: "Social StraliẼcation andInequalitý' (1996) [111].
Các nghiên cứu về sự di động xã hội của những tác giả nêu trên cho
thấy có bốn nhân tố rất quan trọng tác động đến mức độ di động xã hội là: xã
hội nghiên cứu là xã hội m ở hay đóng-xức là có nhiều cơ hội di chuyển hay
không; nền tảng kinh tẽ.; giáo dục và văn hóa của gia đình và nhóm.
Tuy nhiên, Tony Bilton lại tiếp cận vấn đề nghiên cứu với quan điểm
khác. Ông cho rằng, trong xã hội công nghiệp, các cá nhân có thể di động từ
địa vị này sang địa vị khác bằng nỗ lực cá nhân. Trong xã hội đó, địa vị xã hội
của cá nhân không nhất thiết có quan hệ với địa vị xã hội của gia đình, nguồn
gốc. Cá nhân di động đi lên hay đi xuống là nhờ vào tài nãng .[xem 6]
Có thể nói rằng, Xã hội học khoa học còn rất non trẻ, những nghiên cứu về
hoạt động khoa học và công nghệ chỉ mới xuất hiện trong khoảng thời gian gần
ba thập niên trở lại đây. Thời kỳ đầu là sự hình thành và phát triển lý thuyết với
những đóng góp rất to lớn của Cole và Zuckerman (1975) trong nghiên cứu về
tính hệ thống, xuất xứ và sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Thời gian sau đó là những nghiên cứu về hoạt động khoa học và công
nghệ nhằm đánh giá hiệu quả của việc áp dụng khoa học, công nghệ vào sản
xuất. Các công trình tiêu biểu phải kể đến là nghiên cứu của Joseph BenDavid (1978) về sự khác biệt hiệu quả áp dụng khoa học công nghệ trong một
số ngành công nghiệp nhẹ giữa Anh và Mỹ. Trước công trình của Joseph BenDavid, tác giả Bloor (1976) đã tiến hành nghiên cứu thực trạng ứng dụng khoa
học và công nghệ và tác động của nó đến các vấn đề xã hội như thất nghiệp,

vai trò của công dân trong xã hội...


5

Nhiều công trình nghiên cứu khác về hoạt động của khoa học và công
nghệ cũng được xuất bản ở Phương Tây như của Merton (1973), Barber
(1973), Sullivan (1975), Mulkay (1980), Collins (1983)... bằng các phương
pháp tiếp cận khác nhau nghiên cứu hoạt động khoa học và công nghệ đã cho
thấy sự quan tâm tới vai trò to lớn của cộng đồng khoa học.
Lịch sử nghiên cứu xã hội học khoa học cho thấy, trong quá trình nghiên
cứu, các tác giả tiếp cận vấn đề tương đối khác nhau, v ề căn bản có hai sự
khác nhau chính là: (1) Một số lượng đáng kể các nghiên cứu phân tầng xã hội
trong khoa học tập trung tìm hiểu cơ cấu của nó và hậu quả đối với sự nghiệp
của các nhà khoa học. (2) Một số nghiên cứu khác đề cập sự tác động của khoa
học và công nghệ đối với đời sống xã hội, trong đó những tác động tiêu cực
được quan tâm nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả của hoạt động khoa học
và công nghệ. Bên cạnh sự khác nhau đó, sự giống nhau giữa các công trình là
đều chú trọng xem xét khía cạnh tổ chức xã hội của khoa học và coi đây như là
vấn đề then chốt để nhìn nhận toàn bộ sự thay đổi của thiết chế khoa học.
Ớ Việt Nam, trong những nãm gần đây một số nhà khoa học đã quan
tâm nghiên cứu về di động xã hội. Trong cuốn "Nghiên cứu xã hội học' (chú
biên: PGS.TS Chung Á-TS. Nguyễn Đình Tấn) [l,tr.40-45] đã đề cập ngắn
gọn nhưng rất rõ về khái niệm, các loại hình di động xã hội, những yếu tố ảnh
hưởng đến di động xã hội. Công trình nghiên cứu về "Sự tác động của yếu tố
kinh tế đến sự di động xã hội và cơ cấu dán 67/(miền Bắc Việt Nam)" (PGS.TS
Nguyễn An Lịch chủ trì) [Xem 63] đã làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn sự tác
động của một số yếu tố kinh tế đến di động xã hội và cơ cấu dân cư ở miền
Bắc Việt Nam những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Trong ''Khảo sất xã hội
học về phân tầng xã hội' [59] Giáo sư Tương Lai đã chú ý phân tích về ''tính

năng động xã hội' trong thời kỳ đổi mới gắn với phân tầng xã hội. Giáo sư
Phạm Tất Dong trong các công trình nghiên cứu về trí thức [29], [31] đã chú ý
phân tích về cắc điều kiện đ ể trí thức thăng tiêh xã hội trong hoạt động khoa
học và công nghệ, những yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội của trí thức nói
chung. Đặc hiệt, trong lĩnh vực xã hội học khoa học Phó giáo sư, Tiến sT Vũ


6

Cao Đàm trong cuốn "Xã hội học khoa học và công nghệ' [Xem 40\ đã
nghiên cứu tổng hợp lý luận và các phân tích về "phân tầng xã hội trong khoa
học", "giải thưởng trong khoa học", "sự phát triển vằ suy vong của khoa học",
"tri thức khoa học', "phất minh khoa học"... đã cung cấp kiến thức cho việc
phân tích sự di động xã hội của cộng đồng khoa học. Phó giáo sư, tiến sĩ Đặng
Cảnh Khanh với công trình: "Đẩy mạnh hơn nữa cắc nghiên cứu xã hội học về
khoa học' [55,tr. 15-22] nêu rõ một số vấn đề lý luận và sự cần thiết đẩy mạnh
các nghiên cứu xã hội học khoa học ở Viêt Nam .
Ngoài ra, ở nước ta bước đầu đã có những công trình nghiên cứu định
lượng có liên quan về di động xã hội. Công trình quy mô có thể coi như là đầu
tiên, đó là nghiên cứu của Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 1992. Giả
thuyết của cuộc nghiên cứu này là: sự biến đổi giai cấp-xã hội được biểu hiện ra
ở sự thay đổi số lượng trong nội bộ giai cấp, tầng lớp và thành phần xã hội. Sự
thay đổi ấy ngoài nguyên nhân tự nhiên là mức tăng lên trong các bộ phận dân cư
theo đà tăng dân số, tăng cơ học và mức độ thu nạp lao động tăng lên do nhu cầu
nội tại của kinh tế thì còn một nguyên nhân khác quan trọng hơn, đó là sự dịch
chuyển hàng níỊãng ngày càng nhiều hơn với tốc độ, quy mô, cường độ nhanh
hơn, mạnh hưn. Đó là sự chuyển dịch của người lao động từ nhóm xã hội này
sang nhóm xã hội khác, từ thành phần kinh tế này sang thành phần kinh tế khác.
Sự dịch chuyển hàng ngang như thế đã làm tăng lên hay giảm đi về số lượng thực
tế ở mỗi thành phần xã hội. Kết quả của cuộc điều tra này có một vài số liệu

quan trọng như: Từ 15-20% công nhân lành nghề từ khu vực quốc doanh chuyển
sang làm tại các khu vực tư nhân. 70% công nhân lành nghề hiện đang làm tại
các liên doanh được chuyển từ các đơn vị quốc doanh sang...
Dự án VIE/93/P02 lại tiếp cận di động xã hội gắn liền với sự di chuyển địa
điểm sống (di dân, di thực), chủ yếu là sự di chuyển từ nông thôn ra thành phố.
Ngoài ra một số để tài, dự án nghiên cứu di động xã hội dưới góc độ di
chuyển hàng ngang trong cơ cấu nghề nghiệp-xã hội dẫn đến làm thay đổi số
lượng, chất lượng của mỗi tầng lớp xã hội do chính sự di chuyển mang lại.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này lại thường được gắn với các mục tiêu nghiên
cứu như thất nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp...


7

Khác với các tác giả Phương Tây, các tác giả Việt Nam phân tích,
đề câp các nhân tố ảnh hưởng đến di động xã hội có phần giản đơn hơn
và cũng gần hơn với sự biến đổi của xã hội Việt Nam. Một số tác giả cho
rằng những nhân tố chung nhất ảnh hưởng đến sự di động trong xã hội
Việt Nam hiện nay bao gồm: điều kiện kinh tế-xã hội và các yếu tố cá
nhân (trình độ học vấn, giới tính, nơi cư trú, thành phần xuất thân, tuổi
tác và thâm niên nghề nghiệp).

3.Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Luận án nhằm góp phần làm rõ:
- Một số cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu di động xã hội
của cộng đồng khoa học;
- Nhận diện sự di động xã hội của cộng đồng khoa học ở khu vực
Đà Nẵng-Quảng Nam-Quảng Ngãi theo các chiều hướng chủ yếu trong
thời kỳ đổi mới;
- Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp điều chỉnh, tạo “luồng” di động xã

hội thích hợp, mở ra cơ hội phát triển cho cộng đồng khoa học phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá ỏ khu vực Đà Nẵng-Quảng Nam-Quảng
Ngãi nói riêng và miền Trung nói chung là khu vực cần được ưu tiên trong giai
đoạn hiện nay .
Để đạt được mục đích trên, luận án có một số nhiệm vụ sau đây:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu di động xã
hội của cộng đồng khoa học, bao gồm: xác định nội dung các khái niệm công
cụ; tìm hiểu một số lý thuyết, quan điểm liên quan vận dụng vào nghiên cứu;
các nhân tố ảnh hưởng đến di động xã hội của cộng đồng khoa học.
+ Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm xã hội để nhận diện một cách chân
xác về: thực trạng cơ cấu, di động xã hội của cộng đồng khoa học ở khu vực Đà
Nẩng-QuảniỊ Nam-Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Đà Nẵng-Quảng Ngãi) theo
các chiều hướng chú yếu trong thời kỳ đổi mới. Phân tích động thái, nguyên
nhân, xu hướng của các hiện tượng di động xã hội cụ thể là:


8

- Di động xã hội theo lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế;
- Hiện tượng đa vai trò-vị thế việc làm, nghề nghiệp;
- Di động xã hội giữa các thế hệ;
- Di động dọc và xu hướng thăng tiến cá nhân;
- Di động xã hội theo khu vực;
- Di động xã hội theo cấu trúc.
+ Trên cơ sở các phân tích trên, thấy được những vấn đề đật ra đối với
di động xã hội; đề xuất một số giải pháp để các nhà hoạch định chính sách có
những điều chỉnh, tạo “luồng” di động xã hội thích hợp, tạo điều kiện phát
triển cộng đồng khoa học ở khu vực Đà Nẩng-Quảng Ngãi nói riêng và miền
Trune nói chung.


4.

Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đ ối tirợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Sự di động xã hội của cộng đồng
khoa học ở Đà Nẵng-Quảng Nam-Quảng Ngãi.
Khách thể nghiên cứu là cộng đồng khoa học Đà Nẵng-Quảng NamQuảng Ngãi, bao gồm những người có trình độ chuyên môn: cao đẳng, đại học,
trên đại học.
+ Phạm vi và giới hạn nghiên cứu:
Do nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, luận án g iớ i hạn
nghiên cứu: m ột s ố loại hình di động xã h ộ i cơ bản nhằm đánh giá được
động thái di động phổ biến của đội ngũ khoa học có trình độ từ cao
đẳng trở lên ở khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi trong thời kỳ đổi mới, mà
trọng tâm là dộng thái d i động xã h ội nghề nghiệp, dưới tác động của
nhân tố kinh tế là chủ yếu. Cụ thể, luận án tập trung xem xét 6 động
thái di động trong thời kỳ Đổi mới: di dộng theo lĩnh vực hoạt động và
thành phần kinh tế; hiện tượng đa vai trò-vị thế việc làm, nghề nghiệp;
di động xã hội giữa các thế hệ; di động theo chiều dọc và xu hướng
thăne tiến cá nhân; di động theo khu vực và cấu trúc.


9

Về mặt không gian, luận án giới hạn trong phạm vi nghiên cứu khảo sát
ở khu vực Đà Nẵng-Quảng Nam-Quảng Ngãi; về mặt thời gian xem xét di động
xã hội trong thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến nay.

5. Giả thuyết nghiên cứu
- Trong thời kỳ đổi mới, việc chuyển từ cơ chế tâp trung quan liêu bao

cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã làm tăng xu th ế di
động xã hội của cộng đồng khoa học ở khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi.
- Di động xã hội của cộng đồng khoa học diễn ra theo hướng gia tăng
theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội, theo hướng từ nông thôn đến đô thị.
- Trong phạm vi địa bàn nghiên cứu, đã xuất hiện sự dí chuyển theo
lĩnh vực hoạt động, thành phẩn kinh tế, hiện tượng đa vai trò-vị th ế việc
làm, nghề nghiệp trong cộng đồng khoa học, và nổi lên hiện tượng những
người có trình độ khoa học cao có xu hướng di chuỵển đi nơi khấc và từ
nơi khác thì ít di chuyển đến khu vực Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

6. Phương pháp nghiên cứu
Về phưcmg pháp luận, được trình bày ở m ục 1.2 của luân án.
Các phương pháp cụ thể tiến hành nghiên cứu chủ yếu là: Phân tích tài
liệu, điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập
trung, phương pháp chuyên gia.
Số liệu sẽ được xử lý bằng chương trình SPSS (cho số liệu điều tra),
Ethnograph (cho dữ liệu định tính: phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung...).
Cuộc khảo sát di động xã hội được tiến hành tại khu vực Đà Nẵng-Quảng
Nam-Quảng Niíãi vào nam 2000 với những thuận lợi cơ bản là: Tại mỗi tỉnh
thành khảo sát, được sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở khoa học, công nghệ và môi
trường, Liên hiệp các hội khoa học-kỹ thuật để có được những tài liệu chính xác
và cập nhật về số lượng, cơ cấu, thực trạng hoạt động của đội ngũ khoa học ở
từng địa phương; thông tin về cộng đồng khoa học có cơ sở khá tốt thu được qua
cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1 tháng 4 năm 1999.


10

Để thu thập thồng tin định tính, tác giả luận án đã thực hiện 24 cuộc
phỏng vấn sâu cá nhân cán bộ khoa học đại diện cho các khu vực, lĩnh vực

công tác, giới tính, độ tuổi-thâm niên nghề nghiệp khác nhau. Tổ chức 15
cuộc thảo luận nhóm tập trung ở các địa phương (mỗi cuộc thảo luận có từ 511 người), các cuộc thảo luận được phân theo nhóm ngành như: Công nghiệpxây dựng-giao thông; Nông-lâm-ngư nghiệp; Giáo dục-y tế-văn hoá, Khoa học
xã hội và nhân văn; quản lý nhà nước; và 3 cuộc thảo luận chung có đủ các
nhóm ngành.
Phương pháp quan sát (tham dự và không tham dự, trong bối cảnh
tự nhiên) được vận dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu. Phương
pháp chuyên gia được chú trọng đặc biệt trong quá trình thảo luận định
tính và định lưựng.
Về thu thập thông tin định lượng (Bảng hỏi-xem phụ lục 2), căn cứ vào
quy mô, cơ cấu cộng đồng khoa học của khu vực nghiên cứu, dung lượng mẫu
khảo sát được xác định ban đầu là 455 người. Trong quá trình khảo sát thực
địa, 9 trường hợp không gặp phỏng vấn được vì lý do khách quan hoặc đi công
tác vắng; số người thực tế tham gia trả lời là 446. Dung lượng mẫu được xác
định trên cơ sở mẫu lựa chọn ngẫu nhiên tỷ lệ thuận với quy mô cộng đồng
khoa học ở từng tỉnh thành (xem phụ lục 3). Điều này cho phép vừa có thể
phàn tổ, vừa có thể tổng hợp các kết quả thu được cho 3 tỉnh thành khảo sát,
sử dụng kỹ thuật phân tích bảng chéo (cross-tabular) và hồi quy đa biến
(multivariate resression analysis) trong quá trình phân tích.

7. Đóng góp mói của luận án
-

Lần đầu tiên nghiên cứu về di động xã hội của cộng đồng khoa học ở

khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi được thực hiện.
Lý thuyết xã hội học về di động xã hội được vận dụng để nghiên cún
tạo lập luận cứ khoa học cho chính sách phát triển nguổn nhân lực khoa học.
Nghiên cúu thực nghiệm xã hội về di động xã hội của cộng đồng khoa học
được tiến hành tại miền Trung, vốn íà khu vực còn rất trống vắng các nghiên
cứu xã hội học.


?c ở


11

- Nhận diện thực trạng cơ cấu; động thái, xu hướng chủ yếu về di
động xã hội của cộng đồng khoa học ở Đà Nẵng-Quảng Ngãi trong thời kỳ
đổi mới; luận án làm rõ một số đặc điểm có tính qui luật về di động xã hội
của cộng đồng khoa học trên địa bàn khảo sát.
- Từ tiếp cận xã hội học, đề xuất được một số giải pháp có tính khả thi về
xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học ở khu vực Đà Nắng - Quảng
Ngãi và miền Trung nói chung.

8. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Di động xã hội là một chủ đề nghiên cứu xã hội học lớn và rất có ý
nghĩa. Nhận diện được thực trạng, động thái và xu hướng di động xã hội là
tiêu chí nhận biết xã h 'i phát triển theo chiều hướng nào; thấy được chiều
hướng của sự đi động xã hội như thế nào và nó tác động đến xã hội ra sao
sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có những điều chỉnh thích hợp
để các cá nhân, nhóm xã hội đều có cơ hội trong thăng tiến xã hội. Ớ Việt
Nam nghiên cứu về di động xã hội còn là vấn đề mới. Luận án này bước
đầu đi vào một khía cạnh, với sự giới hạn nhất định của nó. Tuy nhiên,
luận án có ý nghĩa thực tiễn ở chỗ:
- Kết quá nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho việc dạy-học Xã hội học về di động xã hội và xã hội học khoa
học cho sinh viên, các lớp tập huấn chuyên đề về quản lý nguồn nhân
lực khoa học.
- Luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định
chính sách về nguồn nhân lực khoa học, quản lý khoa học và công nghệ.


9. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm: 3 chương với 8 tiết.
Có 117 tài liệu tham khảo chính. Phụ lục gồm 10 bảng, biểu.


12

B. NỘI DƯNG
Chương 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU DI ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỔNG KHOA HỌC

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1.1.

Di động xã hội

Thuật ngữ di động xã hội (social mobility), còn có nhiều cách gọi khác
nhau như di chuyển xã hội hay tính cơ động xã hội tuỳ từng học giả. Tuy nhiên,
chúng đều có chung một nội hàm: Là sự vận động của cá nhân hay một nhóm từ
vị thế xã hội này đến vị thế xã hội khác; là sự di chuyển của một con người, một
đoàn thể, một hạng từ một địa vị, một tầng lớp xã hội hay một giai cấp này đến
một địa vị, một tầng lớp hay giai cấp khác.
Chúng ta biết rằng vị thế xã hội, sự phân lớp trong xã hội và những địa vị
trên thang bậc xã hội đều có thứ bậc cao thấp nhất định. Sự thay đổi đi lên hoặc
đi xuống giữa những địa vị ấy, sự chuyển dịch từ m ột địa vị này đến mội địa vị
khác tron2 cơ câu tổ chức được gọi là di động xã hội.
Di động vật chất hay còn gọi là di thực, là sự di chuyển của những con

Qgười từ một điếm địa lý aày qua một điểm địa lý khác. Trong xã hội ngày nay,
hiện tượng này thường xảy ra và gia táng. Tuy nhiên, chỉ thuần tuý di thực thì
không phải là di động xã hội, nếu như sự di thực ấy không đi kèm theo nó sự
thay đổi về địa vị xã hội của cá nhân (hay nhóm), cần nhấn mạnh điều này bởi lẽ
trong các nghiên cứu hiện nay ở nước ta đang còn thiếu những nghiên cứu
chuyên biệt về di động xã hội, mà chủ yếu nghiên cứu về di dân (di thực) cìmg
nhữne vấn đề xã hội của nó.
* Cúc loại hình di động xã hội:
Trong nghiên cứu di động xã hội, các nhà xã hội học thường quan tâm đến
các loại hình di động và tuỳ theo mục đích, đối tượng, hướne tiếp cận mà có sự
phân loại khác nhau.


13

Theo chiều hướng thay đổi địa vị, Rchter phân biệt: Sự di động xã hội theo
chiều dọc và sự di động xã hội theo chiều ngang. Theo ông thì: "Sự di dộog theo
chiều ngang có nghĩa ìà một sự di chuyển thụt lùi hay tiến tới trên cùng một
diện xã hội, của một đoàn thể hay tình trạng khác lương

hình

191]- Trên lý

thuyêt thì những người trong cùng một giai cấp xã hội thường quan hệ với nhau, bởi
lẽ, họ cùng chia sẻ với nhau những tiêu chuẩn vị thế như nhau. Mở rộng định nghĩa
của ông, trong những tập hợp dân cư rộng lớn, thì những "hạng” xã hội khác nhau
trên cùng một hình diện sẽ thường ít có những tương quan xã hội với nhau. Và sự di
chuyển thường xuyên của một cá nhân trong một “hạng” qua một “hạng” khác, đó
chính là sự di động theo chiều Qgang.

Còn sự di động theo chiều dọc được Fichter định nghĩa là: Sự di chuyển
của m ột người từ m ột vị th ế xã hội oày đến m ột vị th ế xã hội khác, từ m ột giai
cấp này đến m ột iỊÍai cấp khác [53,tr.l91]. Di độũg xã hội theo chiều dọc có
thể được thể hiện hoặc lên cao hoặc xuống thấp. Con người có thể lên một vị
thế cao hơn hay tụt xuống một vị thế thấp hơn. Liên quan đến loại hình di
động này các nhà xã hội học thường đưa ra khái niệm thăng tiến xã hội và
giảm sút xã hội. Sự di động theo chiều dọc là một loại di chuyển có ý nghĩa
hơn và rộng hơn sự di chuyển theo chiều ngang. Những yếu tố và điều kiện
của sự di động theo chiều dọc có nhiều hơn và phức tạp hơn trường hợp di
chuyển theo chiều noang.
Một loại hình di động xã hội rất có ý nghĩa trong nghiên cứu xã hội học đó
là sự d i động vai trò. Nầân cách xã hội được định Qghĩa như là tổng sô của tất cả
những vai trò xã hội mà một cá nhân đảm nhiệm. Mọi cá nhân trong hoạt động
xã hội cùa mình thường cùng lúc phải đảm trách nhiều nhiệm vụ, nên nhất thiết
phải có sự dịch chuyển từ một vai trò này sang một vai trò khác.
Fichter phàn tích loại dí động vai trò trên ba bìũh diện: (1) Bất cứ con
người nào cũniĩ đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, trong khi vẫn có một nhân
cách toàn diện và hội nhập. Mỗi đoàn thể riêng biệt mà cá nhân tham dự đòi hỏi
phải đóng mộl vai trò khác nhau. Trong suốt một ngày người chồn^ và người cha


14

chuyển từ những vai trò gia đình qua những vai trò kinh tế, giải trí và có thể là
những vai trò chính trị và tôn giáo, sau đó họ lại trở về với những vai trò gia đình
của mình. Loại hình di động này bình thường đến nỗi người ta không để ý đến nó
nữa, cho đến khi có cá nhân bị thất vọng hoặc mặc cảm thua thiệt do những đòi
hỏi mâu thuẫn nhau của các vai trò này sinh ra. (2) Một loại hình thứ hai có thể
quan sát được trong sự di động vai trò là sự đảm nhiệm những vai trò mới. Trong
tiến trình xã hội hoá suốt cuộc đời, cá nhân phát triển tuần tự từ vai trò gia đình

và giải trí, đến những khuôn mẫu chính thức về giáo dục và tôn giáo, và sau này
còn đảm nhiệm những nghĩa vụ cùa các vai trò kinh tế và chính trị. Khi kết hôn
và có con lại còn đảm nhiệm những vai trò mới. Sự đảm nhiệm những vai trò mới
không có nghĩa là bỏ những vai trò trước đó. Nhân cách xã hội bao gồm nhiều vai
trò, ở đày điều cần lưu ý là các vai trò xã hội chính đều được cá nhân lấn lượt
đảm nhiệm chứ không phải ngay cùng một lúc. (3) Một loại thay đổi vai trò thứ
ba là loại di động cá nhân, đặc điểm của một số xã hội đô thị và kỹ nghệ rộng
lớn. Sự di động của vai trò này có hai hình thức chính: Sự di động đi lên do thăng
tiến từ một nghề này qua một nghề khác và sự di động đi xuống do thất bại trong
phạm vi một hê thống kinh tế. Do vai trò kinh tê' là vai trò then chốt của cá nhân
và vị thế xã hội của gia đình cá nhân lại hay tuỳ thuộc vào vai trò đó, nên người
ta chú ý tới nó coi như một phương tiện -để di động đi lên.
Di động nghề nghi^o cũng có thể theo chiều ngang. Đó là sự dịch chuyển từ
một công việc này sang một công việc khác. Một người thợ trong một xưởng máy trở
thành tài xế tắc xi, nữ y tá bỏ nghề để làm thư ký riêng. Khi chúng ta nói đến sự phát
triển của một xã hội công nghệ, cần đến một số nhân công di động, chúng ta không
những nhắm vào khả năng di chuyển từ một nơi này qua nơi khác mà còn nói đến cả
sự sẵn sàng chuyển từ công việc này qua công việc khác. [53,tr. 192-193]
Tony Billon và các cộng sự lại phân biệt di động xã hội trên hai khía cạnh:
Di động giữa các thế hệ: Có nqhĩa là, con trai hay con gái có một địa vị khác
biệt (cao hay thấp) hcm địa vị của cha mẹ (chẳng hạn con gái của người thợ mỏ có
thể học tập để trớ thành cô giáo, con của nông dân trở thành kỹ sư, bác sĩ).


15

Di động trong thế hệ: ở đây chỉ một người thay đổi trình độ nghề nghiệp
trong cuộc đời lao động.[6,tr.87]
Trong cuốn "Xã hội học", hai tác giả L.Broom và P.Zelznick cũng phân
biệt di động xã hội theo hai loại: di động dọc và ngang. Song điều muốn nói là

hai tác giả đã đưa ra một nhận xét đáng quan tâm: hiện nay có rất ít công trình
nghiên cứu có hệ thống về di động dựa trên phương pháp chủ quan, dựa trên quan
niệm và sự nhận xét của những người địa phương hay chính những người di
chuyển. Nhiều công trình nghiên cứu về di động áp dụng phương pháp khách
quan và thường xem nghề nghiệp làm tiêu chuẩn duy nhất cho di động theo chiều
dọc. Họ có thể đo lường biến chuyển trong địa vị nghề nghiệp giữa cha mẹ, con
cái và đôi khi là cháu. Đây gọi là di động xã hội giữa các thế hệ. Hay họ nghiên
cứu biến chuyển trong địa vị nghề nghiệp trong cuộc đời hoạt động của con
người, tức là di động nghề nghiệp.[61,tr.251- 252]
Khi nghiên cứu về "Bất hình đẳng, phân tầng và các tầng lớp”, Neil
•Í.Smelser đã trình bày về di động xã hội theo hai loại: "Di động cá nhân" và "di
động tập thể". Theo Smelser, di động cá nhão {Individual mobiỉitỵ) là sự thay đổi
vị trí của một cá nhân trong hệ thống phân tầng. Nó có thể có được bằng sự di
độos dọc hoặc di động ngang trong quá khứ của mỗi cá nhân, bằng việc tổ chức
lại cơ cấu (chẳni; hạn, việc tạo ra một nghề mới), hay bằng sự bắt đầu của một hệ
thống phân tầng mới (chẳng hạn một cuộc cách mạng). D i động tập thể
(coìlective mobilitỷ) là sự thay đổi vị trí của một nhóm trong một hệ thống phân
tầng. Trong khi di động cá nhân thường xảy ra trong những xã hội mà địa vị đạt
được, thì di động tập thể lại xảy ra nhiều hơn ở các xã hội mà địa vị có xu hướng
gán sẵn .[114,tr. 173-177]
Khi nghiên cứu về di động xã hội các nhà xã hội học còn phân biệt các tính chất
của di động xã hội. Họ thường quan tâm tới di động không do ý chí (chẳng hạn do
thay đổi về tuổi tác) và di động do ý chí (bằng nỗ lực phấn đấu của cá nhân); phân
biệt giữa di độntí, thô (chẳng hạn nó phát sinh từ thế hệ bô sang thế hệ con) và di
động tinh (phụ thuộc vào bản thân cá nhân, vào khả năng của chính họ).


16

Như vậy, khi nghiên cứu di động xã hội các nhà xã hội học thường xuất phát

từ mục đích, nội dung, hướng tiếp cận khác nhau và có sự phân loại các loại hình di
động khác nhau, nhưng chung qui lại có sự phân biệt:
- D, dộng theo chiêu dọc : Là sự di động cá nhân "lên trên" hoặc "xuống
dưới" theo cấp bậc của đẳng cấp, giai cấp xã hội; là sự thay đổi vị trí cùa cá nhân
mà kết quả là địa vị xã hội của người đó cao hơn hay thấp hơn. Di động dọc nhấn
mạnh đến sự vận động về chất của cá nhân trong nhóm xã hội, liên quan đến sự
thăng tiến hoặc niảm sút vị thế xã hội của một người.
- D i độns theo chiều D gang : Là sợ di chuyển mà không làm thay đổi đáng
kể thứ bậc của địa vị giai cấp xã hội; là một sự di chuyển thụt lùi hay tiến tới trên
cùng một bình diện xã hội. Di động ngang chỉ sự vận động của các cá nhân, các
nhóm xã hội tới một \ị trí tương đương; là sự thay đổi vị trí xã hội của cá nhân
mà không dẫn đến sự thay đổi địa vị xã hội lên hay xuống.
Trong thực tế hai loại di độug dọc và ũgang thường đan bện vào nhau, loại
này là tiền đề cho loại kia.
- D i độns xã bội trong th ế hệ : Là sự di chuyển về nghề nghiệp hay địa vị xã
hội của một cá nhãn ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của mình. Di động
trong thế hệ liên quan tới sự vận động của cá nhân trong suốt cuộc đời của họ.
- Di dậm; xã hội giữa các th ế hớ. Xác định quá trình tiếp nhận vị trí xã hội
giữa các thế hệ, là sự di chuyển địa vị xã hội của con cái đến tuổi trưởng thành
đối với địa vị xã hội của cha mẹ.
Ở nước ta trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế
kinh tế thị tniùníĩ định hướng xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu di động xã hội cần
phải xem xét sự di chuyển từ vai trò này sang vai trò khác mà con người đảm
nhận. Đặc biệt trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự tác
động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại thì sự di chuyến
vai trò càng diễn ra mạnh mẽ hơn.
Do những thay đổi trong cấu trúc kinh tế-xã hội và việc tái tổ chức cấu
trúc xã hội ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều cơ hội hơn cho di động xã hội, đặc



17

biệt là di động cấu trúc. Quá trình đổi mới, công nghiệp hoá-hiên đại hoá sẽ tạo
ra nghề nghiệp mới, vị trí mới. Vì vậy di động cấu trúc là loại hình di động cần
quan tâm nghiên cứu. Di động cấu trúc, bao gồm cả di động cá nhân và di động
nhóm, nhưng yêu tô di động cả nhóm, cả tập đoàn, cả giai cấp có tính quyết định
và có tính xu hướng. Di động cấu trúc bao gồm cả di động dọc, di động ngang
và thường gắn với sự di chuyển địa lý, đồng thời cả di động giữa các thế hệ.
Di động cấu trúc tạo nên do sự vận động của cấu trúc kinh tế-xã hội và tác
động trực tiếp đến các loại di động khác. Chẳng hạn, khi một ngành kinh tế
hay khoa học mới ra đời và có nhiều triển vọng phát triển thì một số lượng

1ỚQ

cá nhân sẽ tập trung và gia nhập vào ngành kinh tế đó hay ngành khoa học
mới đó, cho dù nó khác với nghề nghiệp của các thế hệ trước và có nhiều cơ
hội cho sự thãng tiến cũng như nguy cơ rủi ro.
1.1.1.2. Cộng đồng khoa học
Thuật ngữ cộng đổng (Community) chỉ một tập thể gồm những thành viên
gắn bó với nhau bằng những giá trị chung. Tính cộng đồng trải qua những thay
đổi theo sự phác triển của xã hội, trong các xã hội cổ xưa nó lấn át tính cá nhân,
không công nhận cá nhân như một thực thể độc lập. Trong xã hội có quan hệ
hàng hoá-tiền tẽ phát triển, các quan hệ sở hữu tư nhào phổ biến, tính cộng đồng
chỉ là một mặt của đời sống con người, bên cạnh tính cá nhân phát triển ngày
càng cao. Mối quan hệ giữa tính cộng đồng và tính cá nhân luôn luôn mâu thuẫn,
thậm chí xung đột, nhưng không tách rời nhau, không thể có tính cá nhân thuần
tuý và cũng khó có tính cộng đồng thuần tuý.[103,tr.50]
Khái niệm cộng đồng được sử dụng cho các đơn vị xã hội cơ bản như gia
đình, làng hoặc nhóm xã hội nào đó có những đặc tính xã hội chung về lứa tuổi,
nghề nghiệp, giới, lý tưởng xã hội, thân phận xã hội... Ở phạm vi rộng hơn cộng

đồng được dùng đê chỉ một “kiểu”, “hạng” xã hội căn cứ vào đặc tính tương đồng
về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo... như cộng đồng người H’re, cộng đồng người
Công giáo. Rộng lớn nhất, cộng đổng nói đến khối tập hợp người, nhữag liên
minh rộng lớn như cộng đồng các nước nói Tiếag Pháp, cộng đồng Châu Âu,
cộng đồng Thế giới.


18

Nhà xã hội học người Đức F. Tonnies trong các nghiên cứu về cộng đồng
(năml887) đã phân biệt xã hội cộng đồng tính (Gemeinschaít) vói xã hội hiệp hội
tính (Gasellschaít), xã hội cộng đồng tính đặc trưng cho tính nguyên thuỷ (các cộng
đồng truyền thống tiền côag nghiệp^, xã hội hiệp hội tính đặc trưng cho tính hiện đại
(các cộng đồng thuộc xã hội công nghiệp-đô thị).
E. Durkheim phân biệt đoàn kết hữu cơ (tương tự hiệp hội tính) với đoàn
kết cơ học (tương tự cộng đồng tính) và cho rằng sự đoàn kết hữu cơ mới là nền
tảng thật sự của xã hội hiện đại.
Về bản chất của cộng đồng hoàn chỉnh, J.H.Fichter cho rằng, cộng đồng
bao gồm bốn yếu tố: (l)Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác;
(2)CÓ sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc nơi cá nhân trong những nhiệm vụ và
công tác xã hội của tập thể; (3)CÓ sự hiến dâữg tinh thần đối với những giá trị
được tập thể coi là cao cả và có ý nghĩa; (4)Một ý thức đoàn kết đối với những
người trong tập thể.[53,tr.79-80] Ngày nay chỉ có những cộng đồng truyền thống
(như làng truyền thống chẳng hạn) mói có đủ bốn đặc tính trên.
Cũng theo Fichter, để hiểu ý nghĩa xã hội của cộng đồng chúng ta cần
xem xét hiện tượng đó theo ba lĩnh vực; đoàn kết xã hội, tươog quan xã hội và
cơ câu xã hội. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng ba phương diện
nghiên cứu về cộng đồng nói trên đây không phải luôn luôn có mặt y hệt như
nhau trong các cấu trúc cộng đồng. Sự đoàn kết xã hội trong các cộng đồng
đô thị chẳng hạn, có đặc điểm khác hẳn so với sự đoàn kết xã hội ở các cộng

đồng nông thôn.[51,tr.26]
Thuật ngữ "Cộng đồũg” đã có một quá trình phát triển lâu dài. Đây là
một thuật ngữ phong phú và dễ gây nhầm lẫn. Hơn nữa, cộng đồQg còn là đối
tượng nghiên cứu cùa nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, mỗi ngành
lại tạo nên những tuyến nghĩa khác nhau về khái niệm cộng đồng. Quan điểm
truyền thống sử dụng thuật ngữ cộng đồng như là một cảm nghĩ, khi con
người có một ý thức cộng đồng. Durkheim cho rằng, bản chất cùa cộng đồng
truyền thống là cảm giác chung của cộng đồng được xác nhận thông qua việc


19

tôn trọng các biểu tượng, các đặc điểm riêng có của cộng đồng. [Xem
110,tr.l46] Ngoài quan điểm truyền thống về cộng đồng các nhà nghiên cứu
sau này đã xây dựng một cách hiểu khác về cộng đồng, họ cho rằng: "Cộng
đồng là m ột thuật ũgữ dùng để miêu tả m ột tổ chức xã hội đạt trình độ cao
troag tổ chức rà hoạt động. N ó là m ột nơi, m ột thực thể địa lý giống như m ột
làng, m ột thành phô' hay m ột truag tâm. M ột cộng đồng là m ột tổ chức xã hội
có quan tâm đến những nhu cẩu cơ bản như kinh tế, xã hội, vãn hoá, giấo dục,
chính trị... của các thành viêũ của /nỳflĂ".[110,tr.l45Ị
Theo quan niệm Marxist, cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá
nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của các thành viên có sự
giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp thành
cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác
của họ, sự gần gũi giữa họ về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực, nền
sản xuất, sự tương đồng về điều kiện sống cũng như các quan niệm chủ quan của
họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động.[Xem 99,tr. 19]
Jadov xác định đối tượng nghiên cứu cùa xã hội học chính là các
cộng đồng xã hội. Ông định nghĩa: X ã hội học là khoa học về sự hình
thành, phát triển và vận hành của các cộng đồng xã hội, các tổ chức xã hội

và các quá trình xã hội với tính cách là các hình thức tồn tại của chúng,
khoa học về các quan hệ xã hội với tính cách là các cơ ch ế liên hệ và tác
độag qua lại giữa các cộng đồng xã hội đa dạng, giữa cá nhân và cấc cộng
đồng, khoa học về các tính quy luật của các hành động xã hội và hành vi
của cúúũg.[Xcm 99,tr.21]
Là một thuật ngữ xã hội học, cộng đồng được hiểu như là một đơn vị,
nhóm người trong hệ thông xã hội, ở đó mọi người ý thức được những đặc trưng
và tình cảm chung về những gì mà mình đang có.[115,tr.512]
Ngày nay, tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau người
ta có thể nêu ra khái niệm về cộng đồng trong các trường hợp cụ thể. Thông
thường các nhà xã hội học chọn một khái niệm làm việc với một số đặc trưng nào


20

đấy mà ta có thể làm việc được. Theo nghĩa này luận án xác định: Cộng đồng
khoa học là một tập th ể nghê nghiệp-xã hội đặc thù, bao gồm những người có
trình độ chuyên môn nhất định, cùng chung loại hình hoạt động khoa học và
hệ thống giá trị-chuẩn mực xã hội.
Cộng đồng khoa học là một tập thể nghề nghiệp-xẵ hội đặc thù, bởi vì
khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, qui luật của tự nhiên,
xã hội và tư duy; mục đích nhân thức của khoa học là nhằm phát hiện những
quy luật, làm thay đổi, bổ sung cho cái đã được nhận thức. Do đó về bản chất
nó luôn mâu thuẫn với sự trì trệ, bảo thủ trong tư duy và trong hành động. Đây
là khó khăn lớn nhất, mang tính xã hội của khoa học. Xã hội luôn đòi hỏi và
tạo ra cho khoa học một đội ngũ những người hoạt động chuyên nghiệp.
Nhưng khác với mọi nghề nghiệp khác, hoạt động khoa học lại đòi hỏi một
trhứi độ chuyên môn nhất định, một phương pháp làm việc của những người
hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động khoa học được hiểu là hoạt động
nhằm tìm tòi, phát hiện qui luật của sự vật, hiện tượng và vận dụng các qui

luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào sự vật, hiện tượng,
nhằm biến đổi trạng thái của chúng theo mục đích sử dụng. Hoạt động khoa
học là quá trình phát hiện, phát triển, vận dụng hệ thống những tri thức về mọi
loại qui luật của vật chất và vận động của vật chất; những qui luật của tự
nhiên, xã hội, tư duy. Hoạt động khoa học có liên quan trực tiếp đến quá trình
tạo ra, nâng cao, phổ biến và áp dụng các tri thức khoa học vào sản xuất và đời
sống. Hoạt động khoa học bao gồm nghiên cứu khoa học, truyền bá, ứng dụng
tri thức khoa học. Trong thời đại hiện nay, sự phát triển khoa học luôn dẫn đến
sự phá vỡ những ranh giới cứng nhắc trong phân loại khoa học, hoạt động
khoa học luôn gắn liền với công nghệ, gắn liền với sản xuất và đời sống, vì thế
trong thực tiễn hoạt động khoa học cũng bao gồm nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ; dịch vụ khoa học và công nghệ. Từ việc cùng chung loại
hình hoạt động khoa học, với những đặc điểm của nghề nghiệp-xã hội đặc thù
nêu trên, cộng đổng khoa học có chung hệ thống giá trị và chuẩn mực xã hội
(chẳng hạn như giá trị khoa học và chuẩn mực khoa học).


21

Cộng đồng khoa học có vị trí, vai trò và đặc trưng của mình. Cộng đồng
khoa học có vị trí đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.Trong thời đại
ngày nay, khoa học và công nghệ là động lực, là nền tảng của sự phát triển. Vì
vậy, cộng đồng khoa học là "vốn quí" của đất nước và dân tộc ta. Trong phát
triển kinh tế-xã hội nhân tố con người đóng vai trò quyết định; tiềm lực quan
trọng nhất, quyết định sự phát triển khoa học và công nghệ là cộng đồng khoa
học. Cộng đồng khoa học có vai trò xã hội là sản xuất, truyền bá, ứng dụng tri
thức khoa học; giữ vai trò then chốt trong sáng tạo khoa học, công nghệ; phát
huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác
nhằm phát triển kinh tế-xã hội.
Cộng đồng khoa học' là nhóm xã hội-nghề nghiệp đặc thù trong cơ cấu

xã hội, là lực lượng lao động trí tuệ với trình độ chuyên môn cao. Cộng đồng
khoa học tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội, đương đầu với
mọi khoa học và giữ vai trò trọng yếu trên mặt trận khoa học và công nghệGáũh vác nhiệm vụ phát huy vai trò động lực cùa khoa học và công nghệ
trong các lĩnh vực Kinh tế-Văn hoá-Xã hội và cả an ninh quốc phòng. Cộng
đồng khoa học là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện
đại hoá và xây dựng nền kinh tế trí thức. Cộng đồng khoa học gồm những
con người lao động trí tuệ, chuyên môn cao mà đặc trưng của hoạt động lao
động trí tuệ là sáng tạo nhằm khám phá ra cái mới.

1.1.2. Một số lý thuyết, quan điểm vận dụng nghiên cứu di động xã
hội của cộng đồng khoa học
Có nhiều lý thuyết có thể giúp thiết lập cơ sờ khoa học để nghiên cứu,
phân tích, đánh giá, dự báo về sự di động xã hội cùa cộng đồng khoa học. Trong
phạm vi giới hạn được xác định, luận án chỉ đề cập đến một số lý thuyết liên
quan trực tiếp với kỳ vọng tìm thấy các “ hạt nhân hợp lý” làm cơ sở lý luận tiếp
cận nội dung nghiên cứu.


×