Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghệ thuật tuyên truyền của báo hà nội mới qua cuộc thi cả nước cùng thủ đô hướng tới 1000 năm thăng long hà nội (từ năm 2001 đến năm 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------***---------

KIỀU DUY CHÁNH

NGHỆ THUẬT TUYÊN TRUYỀN CỦA BÁO HÀNỘIMỚI
QUA CUỘC THI “CẢ NƯỚC CÙNG THỦ ĐÔ HƯỚNG
TỚI 1000 NĂM THĂNG LONG-HÀ NỘI”
(TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS. NGUYỄN THỊ MINH THÁI

Hà Nội- 2011


MụC LụC
Mở ĐầU ............................................................................................................. 4
1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................. 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 6
3. Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu . 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .... 7
5. Cơ sở lý luận và ph-ơng pháp nghiên cứu ............................................... 8
6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................... 8
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 9

Ch-ơng 1: TổNG QUAN Về GIA TàI VĂN HóA CủA Hà NộI NGàN


TUổI (1010-2010) ............................................................................. 10
1.1. Lý thuyết về Di sản văn hóa .................................................................. 10
1.1.1. Khái niệm về văn hóa ............................................................... 10
1.1.2. Khái niệm về Di sản văn hóa ........................... 13
1.2. Gia tài văn hóa Thăng Long-Hà Nội cần phải đ-ợc truyền thông 14
1.2.1. Hà Nội ngàn năm văn vật ........................................................ 14
1.2.2. Hà Nội ngàn năm văn hiến ...................................................... 17
1.2.3. Giá trị gia tài văn hóa Thăng Long-Hà Nội ........................... 20
1.3. Chủ tr-ơng, chính sách của Đảng và Nhà n-ớc về Đại lễ 1000 năm
Thăng Long-Hà Nội ...................................................................................... 23
1.3.1. Tổ chức lễ hội ........................................................................... 23
1.3.2. Tuyên truyền qua các ph-ơng tiện truyền thông đại chúng .. 27
1.4. Báo Hànộimới- chủ thể truyền thông của cuộc thi Cả nước cùng
Thủ đô h-ớng tới 1000 năm Thăng Long-Hà Nội ...................................... 31

1


Tiểu kết ch-ơng 1 ................................................................................. 33

Ch-ơng 2: GIá TRị VĂN HóA TRUYềN THÔNG Về Hà NộI NGàN
NĂM QUA CUộC THI Cả NƯớC CùNG THủ ĐÔ HƯớNG TớI 1000
NĂM THĂNG LONG-Hà NộI .................................................................... 34
2.1. Cuộc thi là một sáng kiến truyền thông của Báo Hànộimới ................ 34
2.2. Nội dung và hình thức của các tác phẩm dự thi ................................... 37
2.2.1. Nội dung .................................................................................. 37
2.2.2. Hình thức.................................................................................. 64
2.3. Đánh giá chung về cuộc thi ..................................................................... 78
Tiểu kết ch-ơng 2 ............................................. 84
Ch-ơng 3: KINH NGHIệM, GIảI PHáP Và MÔ HìNH TRUYềN

THÔNG Từ CUộC THI ................................................................................. 85
3.1. Kinh nghiệm rút ra từ cuộc thi ........................................................ 85
3.1.1. Về phía ng-ời tổ chức.............................................................. 88
3.1.2. Đối với tác giả dự thi ...................................................... 93
3.2. Giải pháp và mô hình tổ chức cuộc thi ................................................. 94
3.2.1. Th-ờng xuyên trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ cho C TV,
TTV .....................94
3.2.2. Tích cực khai thác các nguồn lực ........................................... 95
3.2.3. Có cơ chế nhuận bút riêng đối với các bài viết cần thiết ....... 96
3.2.4. Tổ chức nhiều cuộc thi khác nhau, có sự phân kỳ cụ thể, rõ
ràng............. 97
3.3. Phát huy giá trị văn hóa truyền thông của cuộc thi .......................... 103
3.3.1. Góp phần l-u giữ và bảo tồn giá trị văn hóa Thăng LongHà Nội .......... 103

2


3.3.2. Góp phần xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, tinh thần
ở cơ sở .............. 106
3.3.3. Góp phần khai thác du lịch văn hóa, lịch sử, nghệ thuật,
tâm linh ............ 109
Tiểu kết ch-ơng 3 ....................... 113

Kết luận ..................................................................................................... 114
Tài liệu tham khảo ............................................................................. 116
Phụ lục ........................................................................................................ 121

3



Mở ĐầU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hà Nội là Thủ đô- trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả n-ớc. Thăng
Long-Hà Nội là nơi đắc địa để bốn phương sum họp, muôn vật cực kỳ giàu
thịnh, đông vui. Trong Chiếu dời đô của vị vua anh minh Lý Thái Tổ ghi rõ:
... Thành Đại La, kinh đô cũ của Cao V-ơng: ở vào nơi trung tâm trời đất;
đ-ợc cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện
h-ớng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân ckhỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt t-ơi.
Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của
bốn ph-ơng đất n-ớc; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế v-ơng muôn đời. [3,
tr. 9]
Trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, Hà Nội vẫn giữ vững là trái
tim của cả n-ớc. Bốn tiếng Thăng Long-Hà Nội vang lên nh- một sức mạnh tinh
thần, sức mạnh văn hóa kỳ diệu, gợi lên một quá khứ hào hùng, một hiện tại thân
th-ơng, một niềm tin t-ơi sáng trong Chiếu dời đô.
Thăng Long-Hà Nội đang sống trong b-ớc chuyển giao giữa ngàn năm cũ và
ngàn năm mới. Lịch sử đã ghi lại biết bao công sức, mồ hôi, x-ơng máu của cha
ông đã đổ xuống nơi đây để hôm nay chúng ta đ-ợc thừa h-ởng những di sản vô
giá. Đó là bảy lần bị giặc ngoại xâm chiếm đóng và cả bảy lần nhân dân đô thành
đã nhất tề đứng lên chiến đấu kiên c-ờng để giải phóng Thủ đô thân yêu. Một
ngàn năm với t-ơng lai rực rỡ về đất n-ớc, con ng-ời, nh-ng cũng có biết bao
gian nan, thử thách mà các thế hệ hôm nay và mai sau phải cố gắng để xây dựng
và gìn giữ những di sản quý báu. Di sản văn hóa chính là nền tảng để tạo dựng và
ghi lại linh hồn, những giá trị thiêng liêng của mảnh đất ngàn năm văn vật, ngàn
năm văn hiến. Đất n-ớc b-ớc vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa-hiện đại hóa

4


kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI-1986, bên cạnh những thay đổi tích cực

và lớn lao, cũng có nhiều biểu hiện tiêu cực. Sự bùng phát của kinh tế thị tr-ờng
với những mặt trái của nó đang tác động hằng ngày, hằng giờ đến diện mạo của
Thủ đô. Thành phố ngày càng hiện đại, nhà cửa, đ-ờng phố đ-ợc xây dựng khang
trang, to đẹp hơn. Đó là điều đáng tự hào, nh-ng cũng đặt ra nhiều thách thức
cho Thủ đô của chúng ta. Liệu di sản văn hóa có trụ vững và phát triển lên ở một
tầm cao mới? Trên thực tế đã có những giai đoạn các di sản văn hóa quan trọng
bị hủy diệt; nhiều di tích lịch sử, văn hóa bị lấn chiếm, tu sửa một cách tùy tiện,
bừa bãi, phá vỡ cảnh quan của nó; văn hóa truyền thống của ng-ời Hà Nội cũng
đang ngày càng phai nhạt theo thời gian... Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để bảo
tồn và phát huy di sản văn hóa đó, sao cho những di sản văn hóa của dân tộc
không bị mai một tr-ớc sức ép của quá trình đô thị hóa; đồng thời, giữ gìn những
truyền thống đẹp của ng-ời Hà Nội?
Với t- cách là cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà Nội, tiếng nói của Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, Báo Hànộimới đã và đang đóng góp một
phần quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, truyền
thống quý báu của Thủ đô. Báo Hànộimới luôn có các bài viết để biểu d-ơng mặt
tích cực và cũng phê phán những mặt trái để tuyên truyền, cổ vũ các tầng lớp
nhân dân tích cực đóng góp công sức vào nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa,
truyền thống tốt đẹp của Thủ đô. Đặc biệt, vào năm 2000, nhân dịp kỷ niệm 990
năm Thăng Long-Hà Nội, Báo Hànộimới đã tổ chức cuộc thi Cả n-ớc cùng Thủ
đô h-ớng tới 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Cuộc thi kéo dài trong suốt 10
năm (từ năm 2001 đến năm 2010), kết thúc đúng vào dịp Đại lễ 1000 năm Thăng
Long-Hà Nội và đã thu hút gần hai ngàn bài tham gia cuộc thi của hàng trăm tác
giả ở khắp mọi miền đất n-ớc, kiều bào ở n-ớc ngoài, với nội dung khá phong
phú, đa dạng, góp phần nâng niu, gìn giữ và nhắc lại những cái hay, cái đẹp của
Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn vật và ngàn năm văn hiến. Trên cơ sở những bài
viết đó, Báo Hànộimới đã dành khá nhiều diện tích mặt báo để chuyển tải đến
5



bạn đọc muôn ph-ơng, nhằm nhân lên những truyền thống đẹp rất riêng của
ng-ời Hà Nội, mảnh đất thiêng Thăng Long-Hà Nội. Đó là lý do chính để tác giả
lựa chọn đề tài Nghệ thuật tuyên truyền của Báo Hànộimới qua cuộc thi Cả
n-ớc cùng Thủ đô h-ớng tới 1000 năm Thăng Long-Hà Nội (từ năm 2001 đến
năm 2010).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài về Thăng Long-Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu gồm các giáo s-, tiến sỹ, nhà sử học, nhà Hà Nội học và cũng đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu, cuốn sách có giá trị lớn về Thăng Long-Hà Nội đ-ợc xuất
bản nh-: Hà Nội nghìn x-a; Những giá trị lịch sử văn hóa 1000 năm Thăng
Long-Hà Nội; Văn hóa Thăng Long-Hà Nội, hội tụ và tỏa sáng; Trên mảnh đất
ngàn năm văn vật Đặc biệt, nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội,
thành phố Hà Nội và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của Hà Nội cũng đã tổ
chức nhiều cuộc thi xoay quanh chủ đề về Thăng Long-Hà Nội, đó là các cuộc
thi: Sáng tác tác phẩm văn học nghệ thuật h-ởng ứng kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long-Hà Nội; Thăng Long-Hà Nội nghìn năm văn hiến và Anh hùng; rồi phát
động cuộc thi video ngắn về Thăng Long-Hà Nội... Nhiều khóa luận và luận văn
của sinh viên, học viên Khoa Báo chí-Truyền thông (Tr-ờng Đại học Khoa học
Xã hội & Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), Học viện Báo chí-Tuyên
truyền đã tiếp cận, khai thác từng mảng đề tài khác nhau liên quan đến Thăng
Long-Hà Nội. Đó là những t- liệu quý giá, có ý nghĩa tham khảo.
Tuy nhiên, tác giả có thể khẳng định rằng, ch-a có đề tài nào nghiên cứu về
cuộc thi này và đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu cuộc thi Cả nước cùng Thủ đô
h-ớng tới 1000 năm Thăng Long-Hà Nội do Báo Hànộimới tổ chức.
3. Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu
Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội là một sự kiện lễ hội văn hóa
lớn không chỉ của riêng Hà Nội, mà còn là niềm hào hứng, mong chờ của nhân
6



dân cả n-ớc. Do vậy, trong những năm qua, tất cả các ph-ơng tiện truyền thông
đại chúng đều đăng tải rộng rãi những thông tin, bài viết đề cập đến sự kiện quan
trọng và đầy ý nghĩa này.
Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá nghệ
thuật tuyên truyền của Báo Hànộimới thông qua các tác phẩm báo chí đ-ợc đăng
tải trên các ấn phẩm của Báo Hànộimới và tuân thủ các tiêu chí, quy định của
cuộc thi Cả nước cùng Thủ đô hướng tới 1000 năm Thăng Long-Hà Nội trong
suốt 10 năm, từ ngày 10-10-2001 đến ngày 10-10-2010.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Thăng Long-Hà Nội là trái tim của cả n-ớc, Thủ đô của Việt Nam. Do vậy,
việc quảng bá hình ảnh của Thủ đô với khắp bạn bè năm châu, bốn biển là trách
nhiệm, nhiệm vụ, quyền lợi của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Cuộc thi
Cả nước cùng Thủ đô hướng tới 1000 năm Thăng Long-Hà Nội cũng nhằm
nhân lên những truyền thống tốt đẹp, riêng có của ng-ời Hà Nội, mảnh đất thiêng
Thăng Long-Hà Nội; đồng thời, để mọi ng-ời dân thấy đ-ợc vai trò, vị trí, nhiệm
vụ của Báo Hànộimới trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hóa của Thăng Long-Hà Nội.
Mục đích của đề tài này là nghiên cứu các tác phẩm tham gia cuộc thi Cả
n-ớc cùng Thủ đô h-ớng tới 1000 năm Thăng Long-Hà Nội và đ-ợc đăng tải
trên các ấn phẩm của Báo Hànộimới để làm rõ các vấn đề truyền thông về Thăng
Long-Hà Nội, từ đó có giải pháp nâng cao chất l-ợng của các cuộc thi cũng nhchất l-ợng các tác phẩm viết về đề tài Thăng Long-Hà Nội của Báo Hànộimới.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát, nghiên cứu các bài tham gia cuộc thi viết Cả nước cùng Thủ đô
h-ớng tới 1000 năm Thăng Long-Hà Nội và đã đ-ợc đăng tải trên Báo
Hànộimới từ năm 2001 đến năm 2010. Qua đó có những nhận xét, đánh giá về

7



cuộc thi kéo dài suốt 10 năm; làm rõ những thành công, hạn chế của cuộc thi, đề
xuất h-ớng khắc phục những mặt ch-a đ-ợc, xây dung mô hình cho cuộc thi dài
hơi tiếp theo; đồng thời làm rõ những giá trị văn hóa truyền thông của cuộc thi.
5. Cơ sở lý luận và ph-ơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Dựa trên cơ sở ph-ơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và T- t-ởng Hồ
Chí Minh;
- Dựa vào đ-ờng lối, chính sách, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và
Nhà n-ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về văn hóa và báo chí
- Dựa vào hệ thống lý luận báo chí...
5.2. Ph-ơng pháp nghiên cứu
- Khảo sát, thống kê, s-u tầm, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá
- Tiến hành điều tra xã hội học để tập hợp những ý kiến, nhận xét, đánh giá,
đề xuất của độc giả, công chúng báo chí Việt Nam về các tác phẩm tham dự cuộc
thi Cả nước cùng Thủ đô hướng tới 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, được đăng
tải trên Báo Hànộimới từ năm 2001 đến năm 2010.
- Phỏng vấn, gặp gỡ những ng-ời trong Ban tổ chức và một số cây bút tham
gia cuộc thi
6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. ý nghĩa khoa học
Luận văn làm rõ mô hình tổ chức sự kiện truyền thông về Thăng Long-Hà
Nội, nhất là cách thức, ph-ơng pháp tổ chức một cuộc thi viết về Thủ đô cổ kính,
ngàn năm văn vật và ngàn năm văn hiến, sao cho đem lại hiệu quả cao nhất và
giá trị văn hóa, tinh thần lớn nhất. Đồng thời, chỉ ra cách thức tổ chức tác phẩm,
biện pháp tuyên truyền các sự kiện trên báo in nói chung và Báo Hànộimới nói
riêng đạt hiệu quả.

8



6.2. ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ thêm thao tác nghiệp vụ viết báo, thông
qua các tác phẩm tham dự cuộc thi Cả n-ớc cùng Thủ đô h-ớng tới 1000 năm
Thăng Long-Hà Nội do Báo Hànộimới tổ chức. Qua đó khẳng định những đóng
góp của báo in trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của
Thăng Long-Hà Nội.
Ngoài ra, Luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà
quản lý, các nhà báo, các học viên, sinh viên và những ng-ời quan tâm đến đề tài
này.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm những phần cơ bản sau:
- Phần mở đầu
- Nội dung của luận văn gồm có 3 ch-ơng:
+) Ch-ơng 1: TổNG QUAN Về GIA TàI VĂN HóA CủA Hà NộI
NGàN TUổI (1010-2010)
+) Ch-ơng 2: GIá TRị VĂN HóA TRUYềN THÔNG Về Hà NộI
NGàN NĂM QUA CUộC THI Cả NƯớC CùNG THủ ĐÔ HƯớNG TớI
1000 NĂM THĂNG LONG-Hà NộI
+) Ch-ơng 3: KINH NGHIệM, GIảI PHáP Và MÔ HìNH TRUYềN
THÔNG Từ CUộC THI
- Phần kết luận
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

9


Ch-ơng 1:
Tổng quan về GIA TàI VĂN HóA của Hà NộI
ngàn tuổi (1010-2010)

1.1. Lý thuyết về Di sản văn hóa
1.1.1. Khái niệm về văn hóa
Đã có hàng trăm bài viết, công trình nghiên cứu luận bàn về khái niệm hay
định nghĩa về văn hoá, nh-ng cho đến nay, giới nghiên cứu khoa học, giảng dạy
về văn hoá trong n-ớc cũng nh- trên thế giới vẫn ch-a thống nhất đ-ợc một khái
niệm chung nhất. Từng nhà khoa học, tác giả của từng cuốn sách nghiên cứu các
lĩnh vực về văn hoá, mỗi giảng viên lại tự đặt ra một khái niệm riêng cho mình để
nghiên cứu và giảng dạy. Mỗi thể chế chính trị, mỗi quốc gia, mỗi ngành khoa
học xã hội nhân văn cũng có một khái niệm về văn hoá riêng biệt.
Hầu hết các nhà nghiên cứu, giảng dạy về văn hoá ở Việt Nam là những
ng-ời đ-ợc đào tạo trong khối các n-ớc xã hội chủ nghĩa tr-ớc đây. Vì vậy, khái
niệm đ-ợc sử dụng nhiều nhất và gây ảnh h-ởng nhiều nhất trong lý thuyết và áp
dụng thực tiễn ở Việt Nam là khái niệm văn hoá của Liên Xô (cũ): "Văn hóa là
toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần, đ-ợc nhân loại sáng tạo ra trong quá trình
hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội; các giá trị ấy nói lên trình độ phát triển của
lịch sử loài người. [46]
Đây là một khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng, mang tính triết học, có phần
nghiêng về hoạt động sáng tạo trong lịch sử xã hội loài ng-ời, thiên về tính giá
trị, đ-ợc hình thành trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê nin. Trong cuốn Cơ sở văn
hoá Việt Nam, Giáo sự-Viện sĩ Trần Ngọc Thêm (cũng học tập ở Liên Xô) đ-a ra
khái niệm: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do

10


con ng-ời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự t-ơng
tác giữa con ng-ời với môi tr-ờng tự nhiên và xã hội. [31, tr. 10]
Có thể thấy hai khái niệm nêu trên có sự t-ơng đồng. Theo đó, văn hoá đ-ợc
hình thành từ khi con ng-ời biết sáng tạo, nghĩa là văn hoá hình thành cùng với
sự hình thành loài ng-ời. Văn hoá là tất thảy những sản phẩm vật chất (văn hoá

vật thể) và tinh thần (văn hoá phi vật thể) do con ng-ời sáng tạo ra trong quá khứ,
hiện tại. Cả hai khái niệm nêu trên đều gắn với chữ giá trị. Có nghĩa rằng,
không phải tất cả những sản phẩm con ng-ời sáng tạo ra đều là văn hoá mà chỉ
những sản phẩm có chứa đựng giá trị (là cái có ích cho con ng-ời). Cũng có
nghĩa, những sản phẩm do con ng-ời làm ra (sáng tạo ra), nh-ng không mang
tính giá trị, thì không phải là văn hoá. Năm 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Vì
lẽ sinh tồn cũng nh- mục đích của cuộc sống, loài ng-ời mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các ph-ơng
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa
là sự tổng hợp của mọi ph-ơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài
ng-ời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn". [46]
ở khái niệm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một số những sản phẩm do
con ng-ời sáng tạo ra, trong đó có văn hoá vật thể (những công cụ cho sinh hoạt
hàng ngày về ăn, mặc, ở), có văn hoá phi vật thể (ngôn ngữ, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật). Chữ giá trị được ẩn dưới câu Vì
lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống nhu cầu đời sống và đòi hỏi của
sự sinh tồn. Những sản phẩm do con người phát minh ra mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh liệt kê nêu trên phải là những sản phẩm nhằm phục vụ cho con ng-ời, có
nghĩa là chứa đựng những giá trị. Nh- vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đ-a ra một
khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng. Trong Hội nghị liên Chính phủ về các chính

11


sách văn hoá họp năm 1970 tại Venise, ông Federico Mayor, Tổng giám đốc
UNESCO đ-a ra khái niệm: "Đối với một số ng-ời, văn hóa chỉ bao gồm những
kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực t- duy và sáng tạo; đối với những ng-ời khác,
văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ

những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ng-ỡng, phong tục tập quán, lối
sống và lao động". [46]
Đây là khái niệm đ-ợc đ-a ra trong bối cảnh thế giới còn có sự phân biệt văn
hoá dân tộc lớn, dân tộc nhỏ, văn hoá dân tộc này cao, dân tộc kia thấp, văn hoá
dân tộc này văn minh, văn hoá dân tộc kia lạc hậu. Khái niệm nêu trên có ý nghĩa
chính trị rất lớn về việc khẳng định mỗi dân tộc có bản sắc riêng. Quan điểm này
càng đ-ợc khẳng định tại Hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mêhicô để bắt đầu thập
kỷ văn hoá UNESCO. Hội nghị này có hơn một nghìn đại biểu đại diện cho hơn
một trăm quốc gia tham gia từ ngày 26/7 đến 6/8 năm 1982, ng-ời ta đã đ-a ra
trên 200 định nghĩa. Cuối cùng Hội nghị chấp nhận một định nghĩa nh- sau:
Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần
và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một
nhóm ng-ời trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn ch-ơng, những lối
sống, những quyền cơ bản của con ng-ời, những hệ thống các giá trị, những tập
tục và tín ngưỡng. [40, tr. 24]
Nhìn chung, mọi định nghĩa đều thống nhất văn hoá có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, văn hoá là sáng tạo của con ng-ời, thuộc về con ng-ời, những gì
không do con ng-ời làm nên không thuộc về khái niệm văn hoá. Từ đó, văn hoá
là đặc tr-ng căn bản phân biệt con ng-ời với động vật, đồng thời cũng là tiêu chí
căn bản phân biệt sản phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên. Văn hoá xuất hiện
do sự thích nghi một cách chủ động và có ý thức của con ng-ời với tự nhiên, nên
văn hoá cũng là kết quả của sự thích nghi ấy.

12


Thứ hai, sự thích nghi này là sự thích nghi có ý thức và chủ động nên nó
không phải là sự thích nghi máy móc mà th-ờng là sự thích nghi có sáng tạo, phù
hợp với giá trị chân - thiện - mỹ.
Thứ ba, văn hoá bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần, chứ không

chỉ riêng tinh thần mà thôi.
Thứ t-, văn hoá không chỉ có nghĩa chỉ là văn học nghệ thuật nh- thông
th-ờng ng-ời ta hay nói. Văn học nghệ thuật chỉ là bộ phận cao nhất trong lĩnh
vực văn hoá mà thôi.
Trên cơ sở phân tích các quan niệm trên có thể kết luận:Văn hóa là sản phẩm
của loài ng-ời, văn hóa đ-ợc tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con
ng-ời và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con ng-ời,
duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa đ-ợc truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa đ-ợc tái tạo và phát triển trong
quá trình hành động và t-ơng tác xã hội của con ng-ời. Văn hóa là trình độ phát
triển của con ng-ời và của xã hội đ-ợc biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ
chức đời sống và hành động của con ng-ời cũng nh- trong giá trị vật chất và tinh
thần mà do con ng-ời tạo ra.
1.1.2. Khái niệm về Di sản văn hóa
Theo Công -ớc di sản thế giới, thì di sản văn hóa là các di tích, bao gồm các
tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có
tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình có sự liên kết
giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ
thuật và khoa học. Các quần thể, các công trình xây dựng: Các quần thể, các
công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của
chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật
toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học. Các di chỉ: Các tác
phẩm do con ng-ời tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên,

13


nhân tạo và các khu vực, trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu
xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.
Điều 1 Luật Di sản văn hoá chỉ rõ: Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa

phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học, đ-ợc l-u truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở n-ớc
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, đ-ợc l-u giữ bằng trí nhớ, chữ viết, đ-ợc l-u truyền bằng truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức l-u giữ, l-u truyền khác, bao
gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền
miệng, diễn x-ớng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công
truyền thống, tri thức về y, d-ợc học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang
phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. [58]
1.2. Gia tài văn hóa Thăng Long-Hà Nội cần phải đ-ợc truyền thông
1.2.1. Hà Nội ngàn năm văn vật
Theo Từ điển tiếng Việt, văn vật là truyền thống văn hoá tốt đẹp, biểu hiện
qua những nhân tài và di tích trong lịch sử. Văn vật là truyền thống văn hóa
biểu hiện ở nhiều nhân tài và nhiều di tích lịch sử, công trình, hiện vật có giá trị
nghệ thuật và lịch sử. [40, tr. 21]
Còn theo Từ điển Bách khoa toàn th- Việt Nam, văn vật là một bộ phận của
văn hoá. Văn là vẻ đẹp, vật là các sản phẩm do con ng-ời sáng tạo ra có giá trị
nghệ thuật và sức sống dài lâu. Văn vật đ-ợc biểu hiện d-ới dạng vật thể nh- các
công trình kiến trúc, di tích, hiện vật quý hiếm có giá trị nghệ thuật và hàm l-ợng
văn hoá cao...
14


Từ năm 1963, trong tác phẩm Tìm hiểu tính cách dân tộc, cố giáo sNguyễn Hồng Phong đã đ-a ra một nhận định rất xác đáng rằng ở n-ớc ta thời
x-a, rất ít công trình kiến trúc lớn và ông đã tìm lời giải đáp nguyên nhân của
tình hình đó. Theo ông, chúng ta không có những công trình kiến trúc lớn là vì

trong suốt tiến trình lịch sử, nhân dân ta phải tập trung nhân lực, vật lực vào công
cuộc đấu tranh rất gian khổ để khắc phục những khó khăn do thiên tai, đồng thời
với việc chống giặc ngoại xâm. Nền kinh tế n-ớc ta bị hai lực l-ợng ấy phá hoại
liên tục và làm kiệt quệ đi rất nhiều, khiến cho nhân dân ta không còn đủ sức lực
và thời gian tập trung vào xây dựng các công trình kiến trúc lớn cần hàng vạn
ng-ời, thậm chí hàng chục vạn ng-ời nh- các n-ớc khác. Ngay quân đội chính
quy d-ới thời phong kiến cũng phải cho luân phiên về làm ruộng, thì còn nhân
công d- đâu mà tập trung làm các công trình kiến trúc lớn. Cho nên, trong xã hội
cũ, dù giai cấp phong kiến ăn chơi xa xỉ, vẫn không dám nghĩ đến việc xây dựng
nhiều công trình kiến trúc quy mô, hao ng-ời, tốn của. Cố nhiên, tinh thần cần
kiệm không phải chỉ biểu lộ ở chỗ không thích xây dựng các công trình kiến trúc
quy mô to lớn, mà nó biểu lộ ở toàn bộ đời sống cũng nh- trong văn học nghệ
thuật
Mặt khác, rất nhiều công trình kiến trúc ở Thăng Long đã bị chiến tranh huỷ
diệt, hoặc do thiên tai, thời tiết làm h- hỏng. Vì thế, có thể nói những di sản văn
hoá vật chất của Thăng Long- Hà Nội còn lại cho đến ngày nay, tuy không đủ
nguy nga, lộng lẫy nh-ng lại vô cùng quý giá, vì ở đó, tâm hồn, tính cách và lịch
sử dân tộc đ-ợc ghi lại, đ-ợc gửi gắm, truyền giao lại cho các thế hệ tiếp sau. Đó
là những công trình, những tác phẩm kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ thể hiện tài
năng sáng tạo của con ng-ời ở Thăng Long- Hà Nội. Trải qua gần 1000 năm lịch
sử đã để lại cho Hà Nội biết bao giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, trong đó có
các di sản văn hoá vật chất.
Thăng Long- Hà Nội là một trong những địa ph-ơng có số di tích lịch sử- văn
hoá nhiều và phong phú nhất cả n-ớc. Theo kết quả kiểm kê di tích lịch sử- văn
15


hoá, trên địa bàn Hà Nội hiện có hơn 5000 di tích, chiếm tới 40% di tích của cả
n-ớc, trong đó có gần 1000 di tích đ-ợc cấp bằng di tích quốc gia Từ những di
chỉ c- trú thời tiền sử, đến những khu mộ địa, mộ táng ở thời kỳ đầu Công

nguyên; bao gồm những kiến trúc quân sự, thành trì, hào luỹ, pháo đài từ thời
An D-ơng V-ơng đến thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp; những kiến trúc
cung đình và đô thị từ thời Đinh, Lý, Trần qua thời Lê, Nguyễn đến thời cận đại;
những di tích tín ng-ỡng Phật giáo, Nho giáo có từ thời Lý Nam Đế (thế kỷ VI)dựng n-ớc Vạn Xuân đến Lý Thái Tổ dựng Kinh đô Thăng Long, trải qua các
thời Lê, Nguyễn. Từ những di tích hoạt động thời cận đại của các chí sĩ yêu n-ớc,
đến các di tích gắn với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà n-ớc dân
chủ nhân dân đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống
đế quốc thực dân thời cận hiện đại. Những di tích gắn liền với cuộc đời, hoạt
động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại
Với sự đa dạng về hình thức, phong phú về thể loại và nội dung, các di tích
lịch sử- văn hoá tr-ớc hết mang giá trị l-u giữ và phản ánh lịch sử nghìn năm
Thăng Long- Hà Nội một cách trung thực, cụ thể và sinh động. Hơn nữa, hệ
thống di sản văn hoá vật thể của Hà Nội phong phú, đa dạng và mang đậm bản
sắc của ng-ời Tràng An. Đó là, khu phố cổ, nơi l-u gi- dấu ấn của một "Hà Nội
ba sáu phố ph-ờng" thủa x-a; Thành cổ Thăng Long vừa mới phát lộ trong cuộc
khai quật khảo cổ có quy mô lớn nhất Đông Nam á những năm đầu thế kỷ XXI;
rồi Thành Cổ Loa, một trong những toà thành cổ nhất ở các n-ớc Đông Nam á.
Tiếp đến là chùa Một Cột thanh thoát nh- đoá hoa sen; là Tr-ờng đại học lâu đời
nhất Việt Nam- Văn Miếu-Quốc Tử Giám; là Quảng tr-ờng Ba Đình, nơi Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập, khai sinh ra n-ớc Việt Nam dân chủ
Cộng Hoà trong ngày 2 tháng 9 năm 1945 lịch sử; là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
trang nghiêm mà bình dị nh- bài ca vĩnh cửu bằng đá, tắm mình trong màu xanh
hoa lá từ mọi miền đất n-ớc tụ về, toả h-ơng, che mát, giữ yên lành cho giấc ngủ

16


của Ng-ời giữa lòng dân tộc. Là hồ Tây, mặt g-ơng của Hà Nội, lá phổi của chốn
Long thành với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm và hồ Hoàn Kiếm với cầu Thê
Húc, Tháp Bút, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn lung linh bóng n-ớc đã đi vào sử sách,

thơ ca... Và còn rất nhiều, rất nhiều những di tích lịch sử, những ngôi chùa, ngôi
đình, những cổng làng Hà nội...., đã tạo nên một quần thể các di sản văn hoá vật
thể đặc sắc của Hà Nội.
1.2.2. Hà Nội ngàn năm văn hiến
Đã có một thành ngữ quen thuộc khi nói về Thăng Long - Hà Nội, đó là Hà
Nội ngàn năm văn hiến. Vậy văn hiến là gì? Nếu nh- hai khái niệm văn hoá và
văn minh hiện đ-ợc dùng phổ biến có nguồn gốc từ ph-ơng Tây, thì khái niệm
văn hiến là hoàn toàn gốc từ ph-ơng Đông. Chỉ ở Việt Nam và Trung Quốc, khái
niệm văn hiến mới đ-ợc dùng phổ biến.
Theo từ điển bách khoa toàn th- Việt Nam, thì văn hiến là truyền thống văn
hoá lâu đời và tốt đẹp. Giáo s- Đào Duy Anh khi giải thích từ văn hiến đã
khẳng định, văn hiến là sách vở và nhân vật tốt trong một đời. Nói cách khác, văn
là văn hóa, hiến là hiền tài và nh- vậy, văn hiến thiên về những giá trị tinh thần
do những ng-ời có tài đức chuyển tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt.
[40, tr. 20]
Kể từ đầu thế kỷ XI, khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa L- về Đại La, đổi Đại
La thành Thăng Long, thì Thăng Long đã trở thành chốn hội tụ trọng yếu của
bốn phương đất nước. Từ đó đến nay, 1000 năm đã trôi qua, Thăng Long vẫn là
chốn Thượng đô kinh sư cho muôn đời. Và Thăng Long-Hà Nội đã chứng kiến
biết bao thăng trầm của lịch sử. Song âm thanh chủ đạo vẫn là tiếng nói hào
hùng, là hào khí Thăng Long. Chính cái hào khí đó đã tạo nên cái âm vang chung
trong bài thơ Thần của Lý Th-ờng Kiệt, Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và
Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cái hào khí đó thực ra cũng là
hào khí Đông A, hào khí của dân tộc Việt Nam, một dân tộc th-ờng xuyên đ-ợc
nung nấu bởi khát vọng Không có gì quý hơn độc lập tự do.
17


Do vị thế đặc biệt của mình là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất
nước, Thăng Long-Hà Nội đã sớm trở thành điểm hội tụ văn hóa của mọi miền

đất n-ớc. Lý Công Uẩn đã mang về Thăng Long những giá trị văn hóa của vùng
Kinh Bắc vốn là quê h-ơng của mình. Sau thời Lý, văn hóa Thăng Long lại đ-ợc
bổ sung những nhân tố mới, kể từ khi triều Lý trị vì ở Thăng Long Cứ thế, với
vị trí là trung tâm chính trị và văn hóa của cả n-ớc, văn hóa Hà Nội đã trở thành
bản giao h-ởng các giá trị văn hóa của mọi miền đất n-ớc, cố nhiên các giá trị đó
đã đ-ợc nâng cao và có ý nghĩa phổ quát trong mỗi giai đoạn lịch sử.
Mỗi khi đề cập đến văn hóa Thăng Long-Hà Nội, một vấn đề không thể
không đặt ra, đó là: Trong suốt chiều dài lịch sử 1000 năm, Hà Nội đã để lại
những giá trị văn hóa gì cho hậu thế? Đến với Thăng Long-Hà Nội, ng-ời ta chỉ
có thể bắt gặp các công trình kiến trúc khiêm tốn nh-: Chùa Một Cột, Văn MiếuQuốc Tử Giám Nhưng sức hấp dẫn của văn hóa Hà Nội đối với du khách
không vì thế mà giảm bớt. Sức hấp dẫn của Hà Nội chủ yếu ở chiều sâu văn hóa,
ở diện mạo tinh thần của ng-ời dân Hà Nội. Các diện mạo đó thể hiện trong lối
sống, trong cách ứng xử (ứng xử với tự nhiên và ứng xử trong xã hội). Nói cách
khác, Hà Nội chỉ trở nên hấp dẫn khi mỗi ng-ời dân Hà Nội, bằng tài năng và ý
chí của mình biết v-ơn lên làm đẹp cho bản thân, cho gia dình và cho toàn xã
hội. Đó là truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường Thà hy sinh tất cả chứ
không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ; Trọng tình nghĩa và đạo lý, tinh
thần cộng đồng cao gắn kết cá nhân-gia đình-làng xã-Tổ quốc; Lòng nhân ái,
khoan dung, tinh thần yêu chuộng hoà bình; Đầu óc thực tế, đức tính cần cù, sáng
tạo; Trọng học thức, chuộng cái đẹp; Giao tiếp thanh lịch, đ-ợc nhân dân cả n-ớc
ca ngợi: "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng ng-ời
Tràng An" [3, tr. 14]
Đó là hệ thống các lễ hội dân gian cổ truyền của ng-ời Hà Nội. Lễ hội cổ
truyền Hà Nội mang đậm màu sắc lịch sử, bởi Hà Nội là trung tâm, là nơi tập
trung các nhân vật lịch sử và những sự kiện lịch sử, những dấu ấn lịch sử của môi
18


tr-ờng văn hoá đô thành. Lễ hội dân gian x-a của Hà Nội chiếm vị trí rất lớn và
có tác động tích cực, sâu sắc đến đời sống tinh thần, đời sống văn hoá của ng-ời

Hà Nội. Thông qua lễ hội và trong lễ hội mọi hành động đều chứa đựng ý nghĩa
thiêng liêng đặc biệt. Nó là thời điểm gắn bó các thành viên của cộng đồng lại
với nhau. Nó là thời điểm mà đời sống văn hoá của mọi ng-ời đ-ợc tổ chức chặt
chẽ và có quy mô, do đó đ-ợc nâng lên một trình độ cao hơn so với những ngày
th-ờng và đó còn là thời điểm hội tụ các khả năng sáng tạo các thể loại văn nghệ,
đ-a lại niềm phấn khởi, hào hứng cho mọi ng-ời.
Rồi những tục lệ, h-ơng -ớc của những làng cổ ở chốn kinh kỳ x-a. Hà Nội
tuy là Kinh Đô, là đô thị lớn nhất của cả n-ớc nh-ng vẫn là "Kẻ Chợ" của "Kẻ
Quê", ở đó có các thôn, làng, phố, ph-ờng đan xen và cùng nhau tồn tại qua các
thời kỳ lịch sử. Gắn với mỗi làng, xã là những tục lệ, h-ơng -ớc riêng rất tiêu
biểu và đặc tr-ng cho mỗi nơi. Hiện nay theo số liệu điều tra, Hà Nội còn l-u giữ
đ-ợc hàng trăm bản h-ơng -ớc bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Trong kho tàng văn hoá phi vật thể của Hà Nội, các giá trị về văn hoá ẩm thực
chiếm một vị trí đáng kể. Chính những giá trị này đã góp phần sâu sắc để định
hình nên bản sắc văn hoá Hà Nội, phong vị Hà Nội. Những món ăn đặc sản nh-:
Phở Hà nội, nem, bún chả, giò chả Ước Lễ, chả cá Lã Vọng, xôi lúa T-ơng Mai,
cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, r-ợu Mơ, d-a La, cà Láng...; mỗi món ăn là
một h-ơng vị quyến rũ không nơi nào bắt ch-ớc nổi. Tất cả đã tạo nên một phong
vị, một th-ơng hiệu riêng của Hà Nội, góp phần làm cho Hà Nội trở thành khó
quên đối với những ai đã từng một lần đặt chân tới nơi đây. Có thể nói chính
nghệ thuật ẩm thực là một phần làm nên cái tinh tế của văn hoá và con ng-ời Hà
Nội. Và trong kho tàng văn hoá phi vật thể đó của Hà Nội đã có hai di sản văn
hoá đ-ợc UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Tr-ớc tiên là ca trù.
Mặc dù có khoảng 20 tỉnh, thành phố vẫn tồn tại sinh hoạt ca trù, song do thiếu
môi tr-ờng tồn tại và phát triển, thiếu điều kiện vật chất để duy trì, nên các nghệ
nhân, các nhóm ca trù ở nhiều địa phương chỉ tồn tại âm thầm, lay lắt, duy chỉ
19


có Hà Nội là tình hình còn khả dĩ, nhiều câu lạc bộ ca trù đ-ợc duy trì, hoạt động

rất sôi nổi. Đây là một trong những loại hình âm nhạc truyền thống của Việt
Nam. Xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI, trải qua những biến cố thăng trầm lịch sử,
có lúc t-ởng chừng nh- không thể tồn tại đ-ợc, nh-ng với những đặc tr-ng về
loại hình nghệ thuật độc đáo, sự phối hợp tuyệt vời giữa ca từ và giọng hát hoà
cùng các nhạc khí: phách, đàn đáy, trống chầu đến nay, ca trù đã khẳng định
đ-ợc vị trí quan trọng không chỉ của Việt Nam mà của cả nhân loại.
Tiếp đến là Hội Gióng. Không chỉ l-u truyền trong dân gian Việt Nam, từ lâu
Hội Gióng đã có sức lan toả thu hút nhiều học giả quốc tế nổi tiếng. Đuy-mu-chiê, một nhà nghiên cứu ng-ời Pháp cuối thế kỷ XIX đã mô tả Hội Gióng: Điều
đập ngay vào nhận thức của ng-ời quan sát ph-ơng Tây, giữa các nghi thức thành
tín hoàn toàn có tinh chất dân sự là vẻ cao cả của cuộc hành lễ. Hội Gióng đã
mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của ông Gióng
và nhân dân ta với giặc Ân. Thông qua đó có thể nhận thức đ-ợc nhiều điều,
không chỉ về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ x-a, mà còn gợi liên t-ởng
thú vị tới bản chất tất thắng của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện
trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Có thể ví Hội Gióng là
một kịch tr-ờng dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch
bản đã đ-ợc chuẩn hoá. Cũng nh- các đạo cụ, y phục, mỗi một ch-ơng mục, mỗi
một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc.
1.2.3. Giá trị gia tài văn hóa Thăng Long-Hà Nội
Giá trị gia tài văn hoá Thăng Long - Hà Nội hiện lên vô cùng phong phú,
nhiều ấn tích, nhiều di sản và nhiều lớp gắn liền với tiến trình phát triển của lịch
sử dân tộc. Mỗi giá trị lịch sử - văn hoá Thăng Long - Hà Nội không chỉ mang
một ý nghĩa, mà chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Các ấn tích lịch sử - văn hoá Thăng
Long - Hà Nội là những di sản văn hoá có sức sống tiềm ẩn trong tâm linh của
những con ng-ời thuộc nhiều thời đại khác nhau. ý nghĩa quan trọng của các giá

20


trị lịch sử - văn hoá Thăng Long - Hà Nội chính là ở chỗ, thông qua các ấn tích,

các hiện t-ợng văn hoá, các nhân cách văn hoá, chúng ta đ-ợc chiếu sáng bởi các
giá trị truyền thống. Chúng ta hiểu rõ thêm không có giá trị lịch sử - văn hoá
truyền thống, thì cũng không thể có giá trị văn hoá hiện đại. Không thể có một
nền văn hoá hiện đại nào xuất hiện đ-ợc nếu nó không có cái gốc truyền thống.
Ôn cũ để biết mới. Thẩm định những giá trị lịch sử - văn hoá Thăng Long - Hà
Nội không chỉ là dừng lại để hiểu chúng, mà căn bản hơn là phát huy các giá trị
ấy và nhờ phát huy mà có thể tiếp biến, tạo dựng các giá trị mới cho Thăng Long
- Hà Nội.
Sự phong phú của các giá trị lịch sử - văn hoá Thăng Long - Hà Nội còn do
chính các ph-ơng diện của bản thể văn hoá Thăng long - Hà Nội tạo ra. Trong
tiến trình phát triển của Thăng Long - Hà Nội, bản thân lịch sử - văn hoá của nó
cũng có bề dày và sự giàu có riêng. Văn hoá giáo dục, văn hoá kỹ thuật, văn hoá
giao tiếp, văn hoá ẩm thực, văn hoá chính trị, văn hoá đạo đức, văn hoá nghệ
thuật Trong tiến trình phát triển của Thăng Long - Hà Nội có sự t-ơng tác để
tạo ra bề dày lịch sử và sự giàu có của nó có phần khác với giá trị lịch sử - văn
hoá các vùng, các miền khác. Nh-ng các nét thanh lịch, phong cách hào hoa, sự
tôn trọng trí thức và ph-ơng thức tiến hành các lễ hội ở Thăng Long- Hà Nội có
rất nhiều các giá trị đặc tr-ng so với nhiều vùng, miền văn hoá khác. Cấu trúc của
mỗi giá trị lịch sử- văn hoá có thể hiện rõ hai lớp: văn hoá- văn minh, tức là trình
độ ng-ời gắn với các công nghệ sản xuất và trình độ giáo dục, kỹ thuật. Lịch sử
văn hoá- Thăng Long- Hà Nội nếu đ-ợc xem xét thành một cấu trúc tổng thể thì
rõ ràng một số ph-ơng diện, một số nét cơ bản trong đời sống, trong lối sống gắn
với một kiểu giao tiếp, một kiểu sản xuất biểu hiện một cách tổng quát mối quan
hệ giữa cách thức sản xuất và tổ chức xã hội; nhận thức, sáng tạo gắn với các
trung tâm; gắn với đô thị.
Tóm lại, giá trị lịch sử-văn hoá Thăng Long- Hà Nội có những đặc tr-ng sau:

21



Tính hội tụ. Đó là khả năng thu hút tinh hoa, trí tuệ, truyền thống văn hoá,
giá trị nhân văn của tứ xứ (Nam, Bắc, Đông, Đoài). Cái đặc sắc của Thăng
Long- Hà Nội là sức hội tụ về văn hoá. Đế đô h-ng thịnh với một nền giáo dục
phát triển, nơi sản sinh nhiều bậc anh tài, hiền sĩ, một nền kiến trúc, độc đáo với
nhiều danh lam thắng cảnh tiêu biểu, với nếp sống thanh lịch, khéo tay hay nghề
đã thu hút cái hay, cái đẹp của trăm nghề, của nếp sống phong tục bốn ph-ờng.
Kể cả khi Thăng Long- Hà Nội biến thành thủ phủ Bắc Thành, hay nh-ợng địa
của thực dân Pháp, sức hội tụ văn hoá của nó vẫn mang tầm vóc quốc gia. Hệ giá
trị lịch sử- văn hoá Thăng Long- Hà Nội tr-ởng thành trong gần nghìn năm có
sức sống v-ợt lên giới hạn địa ph-ơng, giới hạn thời gian và trở thành biểu t-ợng
tâm linh của quốc gia- dân tộc. Sức hội tụ văn hoá của nó vì lẽ đó trở thành một
hằng số lịch sử- văn hoá không còn tuỳ thuộc vào địa vị chính trị- lịch sử.
Tính lan toả. Đây là một hệ quả của hội tụ văn hoá. Cái tr-ớc là nền, là cơ sở
của cái sau. Sức lan toả văn hoá đánh dấu sự tr-ởng thành của hội tụ văn hoá. Hội
tụ- lan toả là biểu hiện của quy luật giao l-u và tiếp biến văn hoá rất phổ biến
trong đời sống văn hoá nói chung. Song mối quan hệ hội tụ- lan toả của văn hoá
Thăng Long- Hà Nội mang đặc tr-ng quốc gia, nghĩa là ý nghĩa của nó đa diện,
nhiều tầng, liên địa ph-ơng, xuyên vùng (miền) và kiểu tiếp biến. Giao l-u văn
hoá của nó mang đặc tr-ng bản sắc dân tộc.
Tính mẫu mực, hay giá trị chuẩn của dân tộc, của đất n-ớc. Thăng LongHà Nội có nhiều giá trị lịch sử- văn hoá đ-ợc coi nh- chuẩn mực chung của đại
đa số thành viên xã hội trong cả n-ớc, nhất là các chuẩn mực xác định bản sắc
dân tộc của văn hoá và con ng-ời Việt Nam so với các tính chất, diện mạo của
các nền văn hoá khác. Các chuẩn giá trị này gồm cả giá trị vật thể và giá trị phi
vật thể. Có thể tính hội tụ tại Kinh kỳ trên cái nền địa- văn hoá rồng chầu hổ
phục đã tạo nên các chuẩn mực của các giá trị lịch sử- văn hoá Thăng Long- Hà
Nội.

22



Nếp sống thanh lịch là một đặc tr-ng văn hoá Thăng Long- Hà Nội. Phạm
vi của nếp sống thanh lịch Hà Nội thể hiện chủ yếu ở nhân cách với các đặc
điểm: Nhã nhặn, lịch thiệp, tinh tế và tài hoa trong giao tiếp, sáng tạo và h-ởng
thụ. Đồng thời các đặc điểm này cũng nhuốm sang cả các hoạt động chính trị,
kinh tế, xã hội và sinh hoạt th-ờng ngày của ng-ời Hà Nội. Lẽ sống (triết lý
sống) của ng-ời Hà Nội từ trong lịch sử cho đến hôm nay nhìn chung linh hoạt
so với cái tĩnh lặng của Huế và cái năng động của thành phố Hồ Chí Minh.
Nếp sống và lẽ sống đó thể hiện ở phong cách sống ng-ời Hà Nội lịch sự, xã giao
mà không khó gần, sang trọng mà không cầu kỳ, trung dung mà không tuỳ tiện
và có ngôn ngữ thuộc loại tiêu chuẩn cho ngôn ngữ cả n-ớc. Phong cách ấy có
khả năng dung hợp và chắt lọc nếp sống cả n-ớc.
Năng lực tiếp biến văn hoá. Đây là năng lực phổ biến của các nền văn hoá.
Thăng Long từ thế kỷ XV đã đ-ợc các nhà buôn ấn Độ, ph-ơng Tây biết đến nhmột kẻ chợ, trên bến dưới thuyền. Quá trình giao l-u văn hoá của Việt Nam với
ấn Độ, Trung Quốc và ph-ơng Tây trong 1.000 năm qua, đ-ơng nhiên phần
nhiều tập trung ở Kinh thành. Năng lực tiếp biến văn hoá của Thăng Long- Hà
Nội trên cơ sở bản sắc dân tộc đã làm tăng sức hội tụ văn hoá của nó, không chỉ
từ cả n-ớc, mà cả từ các nền văn hoá khu vực và thế giới.
Tóm lại, các giá trị lịch sử- văn hoá Thăng Long- Hà Nội là một di sản văn
hoá rất quý báu, rất đáng tự hào. Vấn đề đặt ra là, phải bảo tồn và phát huy chúng
nh- thế nào trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không chỉ ở ph-ơng
diện giá trị phi vật thể, mà cả bình diện giá trị vật thể.
1.3. Chủ tr-ơng, chính sách của Đảng và Nhà n-ớc về Đại lễ 1000 năm
Thăng Long-Hà Nội
1.3.1. Tổ chức lễ hội
Bằng lao động sáng tạo, ý chí đấu tranh bền bỉ, kiên c-ờng, nhân dân ta đã
vun đắp nên một nền văn hóa kết tinh sức mạnh và in đậm dấu ấn, bản sắc của
23


Hà Nội-Thăng Long 1000 tuổi, chứng minh sức sống mãnh liệt và sự tr-ờng tồn

của dân tộc Việt Nam. Nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa,
ngay từ khi ra đời, Đảng, Nhà n-ớc đã đề ra nhiều chính sách, đồng thời ban
hành các quy định, pháp lệnh nhằm khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa cao
quý của Thăng Long-Hà Nội. Điều đó đ-ợc thể hiện trong Pháp lệnh Thủ đô,
đ-ợc Uỷ ban Th-ờng vụ Quốc hội thông qua ngày 28-12-2000: Bảo tồn và phát
huy tinh hoa văn hóa truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, góp phần xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây
dựng con ng-ời Thủ đô văn minh, thanh lịch, tiêu biểu cho trí tuệ và truyền thống
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; thiết lập các cơ sở hàng đầu của đất n-ớc về
nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể
thao. [60]
Trong 1000 năm qua, Thăng Long-Hà Nội đã để lại cho muôn đời sau một
kho tàng văn hóa đồ sộ, khổng lồ. Chính vì vậy, việc tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000
năm Thăng Long là sự biểu thị tình cảm và đạo lý uống n-ớc nhớ nguồn của
ng-ời Việt Nam đối với các thế hệ cha ông đã có công dựng n-ớc, giữ n-ớc; là
dịp giáo dục truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc; động viên toàn
Đảng, toàn dân phấn đấu xây dựng đất n-ớc theo định h-ớng xã hội chủ nghĩa,
dân giàu, n-ớc mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Đây cũng là dịp để giới
thiệu và nâng cao tầm vóc của Thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung ở
khu vực và trên thế giới. Thấy rõ tầm quan trọng nh- vậy, ngày 4-5-1998, Ban
Chấp hành Trung -ơng Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32/CT-TW, về việc kỷ niệm
1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Chỉ thị nêu rõ: Việc thực hiện ch-ơng trình kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long là nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ và nhân dân
Hà Nội, đồng thời là cuộc vận động mang ý nghĩa rộng lớn trên phạm vi toàn
quốc. Quá trình tổ chức kỷ niệm cần thiết thực, gắn liền với ch-ơng trình phát
triển kinh tế - xã hội và xây dựng Thủ đô; gắn liền với việc xây dựng và bồi

24



×