1
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
********
BÙI THỊ LÊ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN CỦA BÁO NGHỆ AN
VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN
THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An - 2012
2
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
********
BÙI THỊ LÊ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN CỦA BÁO NGHỆ AN
VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: LL&PPDH Chính trị
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN
THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thái Sơn
Nghệ An - 2012
3
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền của Báo
Nghệ An về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay”,
tơi đã nhận được sự góp ý, hướng dẫn tận tình của các thầy cơ trong khoa
Giáo dục Chính trị, khoa Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Vinh, Ban
Giám hiệu cùng các thầy cô trong tổ bộ môn Khoa học cơ bản, cơ quan Báo
Nghệ An. Đặc biệt xin cảm ơn thầy giáo, TS. Nguyễn Thái Sơn người trực
tiếp hướng dẫn khoa học giúp tôi thực hiện thành công đề tài này. Tôi mong
muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ và dìu dắt của quý thầy cô trong tương
lai.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Bùi Thị Lê
4
MỤC LỤC
5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CCKT
CNH-HĐH
KHKT
UBND
Cơ cấu kinh tế
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Khoa học kỹ thuật
Ủy ban nhân dân
6
A- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế, nền
nơng nghiệp ở Nghệ An nói riêng và của cả nước nói chung đã và đang
chuyển dần từ nền kinh tế mang tính chất tự cung tự cấp sang nền kinh tế
mang tính chất hàng hóa, hoạt động và vận hành theo cơ chế thị trường.
Người nông dân Nghệ An biết sản xuất ra cái thị trường cần, chứ khơng sản
xuất cái mình đang có. Đặc biệt, đã chấm dứt thời kỳ độc canh cây lúa, sản
xuất nông nghiệp Nghệ An ngày nay không chỉ gia tăng về sản lượng lương
thực mà còn gia tăng về chất lượng sản phẩm nơng nghiệp. Chi phí sản xuất
hạ thấp, lợi nhuận thu được từ sản xuất nông nghiệp tăng lên đáng kể. Người
dân Nghệ An, ngày nay không chỉ trồng lúa, mà còn luân phiên trồng hoa
màu, thay đổi các giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây
cũng là lý do vì sao trong nhiều năm qua các mặt hàng nơng sản của tỉnh ln
có chỗ đứng trên thị trường, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường cả trong
cũng như ngoài nước. Đời sống người nông dân từng bước được cải thiện, bộ
mặt nông thôn Nghệ An ngày càng thêm khởi sắc.
Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian
qua ln được Đảng bộ và chính quyền của tỉnh đặc biệt quan tâm. Nghệ An
đã dành phần lớn thời gian và ngân sách cho việc hoạch định các chủ trương,
chính sách nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, xây dựng nơng thơn mới từng bước xây dựng một nền nông
nghiệp bền vững. Đặc biệt, khâu tuyên truyền luôn được đặt lên hàng đầu và
được xem như là nhiệm vụ then chốt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nơng nghiệp. Nó khơng chỉ làm cơ sở cho nhận thức của người dân mà còn
giúp cho các cấp lãnh đạo thấy rõ thực trạng phát triển tại địa phương mình.
7
Nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao đó, Báo Nghệ An trong thời
gian qua đã dành một phần thời lượng đáng kể tuyên truyền cho vấn đề này,
các chuyên trang, chuyên mục về đề tài nông nghiệp xuất hiện trên Báo Nghệ
An hàng ngày và Báo Nghệ An điện tử ngày càng nhiều, bằng nhiều hình thức
và phương thức khác nhau. Sự phong phú và đa dạng trong cách thức tuyên
truyền đã làm thay đổi nhận thức trong một bộ phận nhân dân. Như tuyên
truyền về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp. Việc phá bỏ thế độc tôn cây lúa, luân canh giữa cây lúa
với các loại hoa màu khác, thay đổi các giống cây con mới mang lại hiệu quả
kinh tế cao, phát triển thủy sản, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nông nghiệp... Ngồi ra, các gương điển hình tiên tiến trong việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, những nông dân sản xuất giỏi ln được báo chí
của tỉnh quan tâm.
Nhìn chung trong thời gian qua, công tác tuyên truyền về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nơng nghiệp trên báo chí ở tỉnh Nghệ An vẫn còn chưa được
chú trọng. Các chuyên trang, chuyên mục dù dành nhiều thời lượng để tuyên
truyền cho vấn đề này nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, chưa thật sự tạo
thành động lực và chưa trở thành một phong trào mang tính bền vững. Các
hình thức trình bày và phương thức thể hiện cịn gị bó, chưa phong phú và
hấp dẫn đối với người dân, nhất là đối với những người dân ở nông thôn. Nội
dung tuyên truyền nhiều lúc, nhiều nơi còn nặng về lý thuyết dẫn đến hiệu
quả thấp.
Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền của
Báo Nghệ An về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn
hiện nay” là cần thiết. Nó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong quá trình thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó, để tìm
ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền
8
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trong quá trình “cơng nghiệp hóa
nơng nghiệp, tri thức hóa nơng dân, văn minh hóa nơng thơn” và chương trình
xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, có một số cơng trình nghiên cứu, các bài viết, sách của các
nhà khoa học, nhà báo về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp đăng trên
các báo, tạp chí của trung ương, ngành, địa phương...Trong đó, đáng chú ý là
các cơng trình sau đây:
Luận văn Thạc sĩ Truyền thơng đại chúng của Đinh Quang Hạnh (năm
2002, tại Học viện Báo chí - Tun truyền) về "Cơng tác tun truyền vấn đề
nơng nghiệp - nơng thơn trên sóng truyền hình Việt Nam ". Tác giả đã khảo sát
các chuyên đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn trên kênh VTV1. Sau khi
làm rõ các khai niệm đặc điểm nông nghiệp, nông thơn Việt Nam cũng như
vai trị của đài truyền hình Việt Nam trong hoạt động tuyên truyền, tác giả đề
xuất những giải pháp: nâng cao nhận thức đối với nhiệm vụ tuyên truyền
nông nghiệp, nông thôn; xây dựng đội ngũ phóng viên, đổi mới hình thức nội
dung quản lý và qui trình tổ chức sản xuất.
Luận văn Thạc sĩ truyền thông của Nguyễn Đông Bắc (năm 2003, tại
Học viện Báo chí - Tuyên truyền về "Tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nơng nghiệp, nơng thơn miền núi phía Bắc ". Qua khảo sát các báo Lạng Sơn,
Cao Bằng, Bắc Cạn từ năm 2002 đến 2003, tác giả đã đánh giá thực trạng nội
dung, từ đó kiến nghị những giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền về
chuyển địch CCKT nơng nghiệp - nơng thơn miền núi phía bắc.
Luận văn Thạc sĩ truyền thơng đại chúng của Nguyễn Hồng Anh
Tuấn ( năm 2006, tại Học viện Báo chí - Tuyên truyền) về "Báo chí An Giang
tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ". Qua khảo sát báo An
Giang, Đài PTTH An Giang, phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại An Giang,
9
tác giả đã nêu tình hình tuyên truyền chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở tỉnh
An Giang và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền.
Trong khoá luận tốt nghiệp Đại học năm 2007 về đề tài " Nâng cao
chất lượng chuyên đề nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của đài PTTH
Hà Nội ", tác giả Lê Thị Thu Phượng (Học viện Báo chí - Tuyên truyền) cũng
khảo sát thực trạng tuyên truyền của chun đề này thơng qua các tiêu chí:
nội dung, hình thức thể hiện, thời điểm và chất lượng phát sóng. Đó cũng là
cơ sở để tác giả xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền. Tác giả
chú ý nhất là giải pháp tăng cường đội ngũ phóng viên có trình độ chun
mơn về nơng nghiệp, tăng nguồn thu từ quảng cáo và tài trợ.
Vấn đề nông nghiệp - nông thôn cũng được các nhà khoa học, nhà quản
lý nước ta đặc biệt quan tâm. Trong nhiều cơng trình nghiên cứu về nơng
nghiệp, nơng thơn, có thể nêu một số cuốn sách tiêu biểu san đây:
"Con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn " của PGS, TS Chu
Hữu Quý và PGS, TS Nguyễn Kế Tuấn đồng chủ biên do Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia xuất bản năm 2004. Trong đó, hai tác giả quan tâm nhiều đến lý
luận và quan điểm của Đảng và Nhà nước về CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng
thơn và con đường của q trình này. Tác giả đã khái quát thực trạng nông
nghiệp, nông thơn của Việt Nam trong q trình CNH, HĐH và đưa ra những
định hướng, mục tiêu, giải pháp thực hiện.
"Xây dựng hạ tầng cơ sở nơng thơn trong q trình CNH, HĐH ở Việt
Nam " do PGS, TS Đỗ Hoài Nam và TS Lê Cao Đàm đồng chủ biên, NXB,
Khoa học xã hội xuất bản năm 2001. Cơng trình nghiên cứu đã làm rõ tầm
quan trọng của hạ tầng cơ sở đối với phát triển kinh tế xã hội. Ở nơng thơn, từ
đó các tác giả đi trên câu trả lời: Làm thế nào để phát triển hạ tầng nông thơn
thích ứng với u cầu phát triển nơng nghiệp, nơng thôn trong điều kiện phát
triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế thế giới.
10
"Chính sách nơng nghiệp nơng thơn Việt Nam nửa cuối thế kỷ và một số
định hướng" (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2002) của tác giả
Trần Ngọc Bút đã làm rõ các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn
nước ta trong các giai đoạn trước cách mạng Tháng Tám cho đến nay. Cơng
trình cũng đề cập một số vấn đề bức xúc cần quan tâm đối với nơng nghiệp,
nơng thơn, những chính sách lành cho nơng dân trong thời CNH, HĐH.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu, các bài viết được thực hiện
dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Qua đó, cho thấy vấn đề chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhận đã được rất nhiều sự quan tâm của các
nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà báo... Kế thừa những thành quả đã có, luận
văn mong muốn qua đề tài này sẽ góp thêm một phần vào kho tàng lý luận
chung. Đồng thời đưa ra một cái nhìn mới, tồn diện, khoa học về cách thức
tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp trên báo chí ở một tỉnh
nơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn như Nghệ An. Đối với tỉnh Nghệ An thì đề tài
tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của báo chí Nghệ An là
một đề tài khá mới mẻ. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả
công tác tuyên truyền của Báo Nghệ An về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp trong giai đoạn hiện nay” thật sự cần thiết, có ý nghĩa khơng chỉ đối
với Nghệ An mà còn đối với cả khu vực Bắc Trung bộ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về chuyển dịch CCKT nơng nghiệp và
vai trị của báo chí trong tun truyền chuyển dịch CCKT nông nghiệp, luận
văn đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền chuyển dịch CCKT nông
nghiệp của Báo Nghệ An, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng
tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của tỉnh nhà.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
11
- Khái quát những vấn đề lý luận về vai trị của báo chí đối với tun
truyền chuyển dịch CCKT nông nghiệp.
- Khảo sát thực trạng về công tác tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của Báo Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Báo Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Báo Nghệ An với việc tuyên truyền chuyển dịch
CCKT nông nghiệp ở tỉnh nhà.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát hoạt động tuyên truyền
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên Báo Nghệ An trong giai đoạn
hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương của Đảng,
chính sách của Nhà nước. Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ, chính
quyền tỉnh Nghệ An để xem xét đánh giá khách quan về phát triển kinh tế nói
chung và q trình chuyển dịch CCKT nơng nghiệp ở tỉnh Nghệ An.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Nghiên cứu một cách có hệ thống về tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp của Báo Nghệ An. Nó vừa mang tính nghiên cứu lý luận
vừa mang tính tổng kết thực tiễn. Đánh giá đúng thực trạng công tác tuyên
truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Báo Nghệ An. Trên cơ sở
đó, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
12
công tác tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Báo Nghệ
An.
7. Giả thiết nghiên cứu
Từ những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho báo chí Nghệ An
và các tỉnh bạn, các phương tiện thơng tin đại chúng có thêm những thơng tin
quan trọng nhằm đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình. Thơng
qua đó có cái nhìn mới, từng bước thay đổi hình thức và nội dung tuyên truyền
theo hướng phù hợp, thiết thực và hiệu quả hơn, đồng thời khuyến khích tạo ra
những tác phẩm báo chí hay, có giá trị. Khẳng định được vai trị quan trọng của
cơng tác tuyên truyền, giúp cho các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí
đánh giá đúng đầy đủ về công tác tuyên truyền trong lĩnh vực này. Từ đó, có
những chính sách đồng bộ, khả thi nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên
truyền.
8. Kết cấu luận văn
Trong luận văn này, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo. Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của báo chí
Chương 2: Thực trạng công tác tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp của Báo Nghệ An.
Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Báo Nghệ
An.
13
B- PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
CỦA BÁO CHÍ
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1.1.1 Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế, với một
tỷ lệ về lượng và mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các bộ phận ấy.
Về nội dung, CCKT gồm 3 yếu tố cơ bản:
Cơ cấu các ngành kinh tế và mối quan hệ tương tác giữa các ngành
kinh tế
Cơ cấu các vùng kinh tế và mối quan hệ tương tác giữa các vùng kinh
tế.
Cơ cấu các thành phần kinh tế và mối quan hệ tương tác giữa các thành
phần kinh tế.
CCKT phản ánh trình độ phát triển mà nền kinh tế đã đạt được, nó cho
phép xác định trạng thái của nền kinh tế ở mỗi giai đoạn phát triển với một số
đặc trưng tiêu biểu cả về chất và lượng.
Nền kinh tế phát triển tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi trong phân công
lao động xã hội. Khi đó CCKT cũng từng bước bị phá vỡ và được thay đổi
dần dần bằng một CCKT mới, người ta gọi đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Vậy chuyển dịch CCKT là quá trình thay đổi các quan hệ tỷ lệ về lượng
và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế.
14
Không phải mọi sự chuyển dịch CCKT đều làm thay đổi CCKT. Chỉ
những chuyển dịch nào làm thay đổi dần dần các quan hệ tỷ lệ giữa các nhân
tố trong nền kinh tế, thì sự thay đổi CCKT sẽ diễn ra. Mỗi bước phát triển của
nền kinh tế đều có thể đưa đến sự chuyển dịch CCKT, nhưng không phải mọi
sự phát triển đều đưa đến thay đổi CCKT. Thay đổi CCKT phải đến một mức
độ nhất định mới đạt được sự phát triển.
1.1.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong
khu vực nơng thơn. Nó là cấu trúc hữu cơ các bộ phận kinh tế trong khu vực
nơng thơn trong q trình phát triển, có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau
theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và có liên quan chặt chẽ về mặt chất.
Chúng tác động qua lại lẫn nhau trong không gian và theo thời gian, phù hợp
với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, tạo thành một hệ thống kinh tế
nông thôn. Kinh tế nông nghiệp bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh
và dịch vụ, được tiến hành trên địa bàn nông thôn. CCKT nông thôn là một bộ
phận hợp thành không thể tách rời của CCKT nói chung. Nó đóng vai trị
quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc dân, nhất là đối với các nước
kém phát triển.
Xác lập CCKT nông nghiệp chính là giải quyết mối quan hệ giữa
những bộ phận cấu thành trong tổng thể kinh tế nông thôn dưới tác động của
lực lượng sản xuất, giữa tự nhiên và con người, đồng thời giải quyết mối quan
hệ giữa kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị trong điều kiện và hoàn cảnh
lịch sử cụ thể
1.1.1.3. Chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Đảng ta chủ trương chuyển dịch nền kinh tế nước ta theo hướng CNH,
HĐH mà trước hết là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thơn. Đó là một chủ
trương đúng đắn phù hợp với xu thế chung của thế giới về chuyển dịch CCKT
15
bởi đặc rưng nổi bất của nước ta là một nước nông nghiệp. Vậy chuyển dịch
CCKT nông nghiệp là quá trình thay đổi các quan hệ tỷ lệ về lượng của các
yếu tố cấu thành nền nông nghiệp, dẫn đến những biến đổi về chất đối với
nông nghiệp nước ta.
Một cách cụ thể, chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng CNH
HĐH là q trình chuyển sản xuất nơng nghiệp từ tự cấp tự túc sang sản xuất
hàng hoá, từ nền nơng nghiệp độc canh sang nền nơng nghiệp tồn diện dựa
vào sự phát triển của cuộc cách mạng sinh học. Đó là q trình hình thành các
cơ sở sản xuất công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến ở nông thôn, mở
rộng ngành nghề nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm
nghèo. Là q trình đổi mới cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng
giảm tỷ trọng lĩnh vực trồng trọt, tăng tỷ trọng lĩnh vực chăn nuôi, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ để nông nghiệp phát triển tồn diện, cân đối, làm
thay đổi nhanh chóng đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.
Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH diễn ra không
chỉ đối với lĩnh vực kinh tế nông nghiệp mà bao gồm cả sự chuyển biến về
các mặt xã hội trong nông thôn như giáo dục, y tế, môi trường, văn hoá; và
ngay cả tư duy, tác phong, phương pháp làm việc cũng thay đổi: Mục đích sâu
xa của chuyển dịch CCKT nông nghiệp là tạo ra năng suất lao động cao, chất
lượng sản phẩm tốt, giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp, sản
xuất ra khối lượng hàng hoá lớn để cải thiện đời sống nhân dân, ổn định xã
hội và làm thay đổi bộ mặt của đời sống nông dân ở nông thôn nước ta.
Chuyển dịch CCKT nông nghiệp là sự vận động và thay đổi cấu trúc
của các yếu tố cấu thành kinh tế nông nghiệp dưới tác động của quy luật
khách quan. Đó là sự chuyển dịch theo những phương hướng và mục tiêu nhất
định. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp được xem xét trên các phương diện:
Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế . . .
16
Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là sự thay đổi mối tương quan
của mỗi ngành so với tổng thể các ngành nông nghiệp trong nông thôn. Sự
thay đổi này do 2 yếu tố là số lượng các tiểu ngành thay đổi và mối tương
quan về tốc độ phát triển giữa các ngành có sự thay đổi hoặc thay đổi đồng
thời cả 2 yếu tố đó.
Chuyển dịch CCKT theo vùng trong nông thôn là sự chuyển dịch của
các ngành kinh tế xét theo từng vùng. Về thực chất đó cũng là sự chuyển dịch
của ngành nhằm hình thành khu vực sản xuất chun mơn hóa nhưng được
xét ở phạm vi hẹp hơn theo từng vùng lãnh thổ.
Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế là sự thay đổi tỷ lệ về sản
xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nông thôn. Cơ sở của sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần là sự tồn tại khách quan, vai trị,
vị trí của từng thành phần kinh tế trong kinh tế nông thôn và sự vận động
khách quan của nó trong nền kinh tế. Đối với cơ cấu hành phần kinh tế, bên
cạnh sự vận động khách quan thì sự định hướng về mặt chính trị - xã hội theo
các cơ sở khách quan có sự tác động rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu thành
phần kinh tế trong nền kinh tế nói chung, trong nơng thơn nói riêng.
Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
chịu sự tác động của một số nhân tố sau đây:
Sự phát triển của KHCN là một trong các nhân tố chủ yếu tạo những
điều kiện, tiền đề để chuyển dịch CCKT nói chung và CCKT nơng nghiệp nơng thơn nói riêng. Sự phát triển của khoa học và công nghệ làm tăng năng
suất lao động, hiệu quả sản xuất và thay đổi cả phương thức lao động, tạo khả
năng đổi mới những nguyên tắc và phương pháp sản xuất trong các ngành
kinh tế. Trong nơng nghiệp, khoa học kỹ thuật có những tác động mạnh mẽ
đến q trình cơ giới hố, điện khí hố, thuỷ lợi hố và cách mạng về sinh
học. Từ đó hàng loạt giống cây trồng vật ni có năng suất cao và hiệu quả
17
kinh tế lớn được đưa vào sản xuất. Nhu cầu của xã hội về nông sản, trước hết
là lương thực được đáp ứng. Nhờ đó, nền nơng nghiệp truyền thống có thể
chuyển sang sản xuất các ngành có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao như
cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây sinh vật cảnh...
Chuyển dịch cơ cấu tinh tế nơng nghiệp hình thành và biến đổi gắn liền
với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Lượng dân cư lớn ở nông
thôn đã tạo ra thị trường sôi động với các hàng hố có giá trị kinh tế cao. Thu
nhập của nhân dân tăng lên tạo sức mua lớn thì thi trường nơng thơn là cơ sở
để các khu vực công nghiệp và dịch vụ tiếp tục phát triển và hướng vào xu thế
hiện đại hố ngành nơng nghiệp. Sản xuất hàng hoá phát triển kéo theo sự
phát triển của cơ sở hạ tầng, trong đó phải kể đến là hệ thống giao thông,
thông tin liên lạc và điện. Sự phát triển của thị trường tạo điều kiện tiêu thụ
nơng sản phẩm với tốc độ nhanh, khuyến khích phát triển các cơ sở công
nghiệp chế biến nông sản, khuyến khích nơng dân sản xuất các loại sản phẩm
phù hợp. Nói tóm lại, tính chất của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến chuyển
dịch CCKT nói chung và CCKT nơng nghiệp - nơng thơn nói riêng.
Định hướng phát triển kinh tế của nhà nước có vai trị to lớn thúc đẩy
q trình chuyển dịch CCKT nơng nghiệp. Nhà nước tác động vào nông
nghiệp - nông thôn trước hết thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, chính
sách và các cơng cụ khác, được xác đính trong từng thời kỳ. Trong đó, chính
sách kinh tế có vai trị quan trọng, tác động trực tiếp vào môi trường sản xuất
kinh doanh nơng nghiệp ở nơng thơn.
Ngồi ra, các yếu tố như giáo dục đào tạo, y tế, văn hố, mơi sinh mơi
trường và các vấn đề xã hội khác có tác động rất lớn đến q trình chuyển
dịch CCKT nơng nghiệp - nông thôn.
1.1.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn
nước ta
18
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là xu hướng vận động có tính
khách quan, dưới sự tác động của các nhân tố như đã nêu ở trên. Cùng với
quá trình hình thành và phát triển phong phú, đa dạng của các ngành kinh tế
theo hướng sản xuất hàng hố, thì cơ cấu giữa các ngành cũng ngày càng
phức tạp và luôn biến đổi theo nhu cầu của xã hội, theo đà phát triển của thị
trường và theo năng lực sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Ở nước ta
hiện nay sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp được diễn ra theo các xu hướng
sau đây:
Chuyển dịch CCKT nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng
hoá.
Trong nền nông nghiệp độc canh, ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn.
Sự mất cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi bắt nguồn từ tính chất của sản
xuất và khả năng giải quyết các nhu cầu về lương thực trong điều kiện trình
độ cơng nghệ và năng suất lao động thấp. Từ đó mọi yếu tố về nguồn lực tự
nhiên và lao động đều phải tập trung vào sản xuất trồng trọt. Sự biến đổi của
khoa học và công nghệ đã tạo điều bện nâng cao năng suất lao động. Do đó đã
cho phép chuyển bớt các yếu tố nguồn lực cho sự phát triển của các ngành
khác trong đó có các ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi. Phát triển nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố có nghĩa là sản xuất sản phẩm đến bán
chứ không phải chỉ để tiêu dùng cho bản thân và gia đình họ. Vì vậy, sản xuất
ra loại hàng hố gì? Số lượng bao nhiêu? Cơ cấu chủng loại. thế nào? điều đó
khơng phụ thuộc vào người sản xuất mà chủ yếu phụ thuộc vào mức độ và
khả năng tiêu thụ của thị trường, do sự chi phối của thị trường. Đó là mối
quan hệ: thị trường - sản xuất hàng hoá - thị trường. Như vậy, xác lập và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn theo hướng sản xuất hàng hố trước hết
phải từ thị trường và vì thị trường, lấy thị trường làm căn cứ và xuất phát
19
điểm. Xem đây là giải pháp quan trọng nhất để chuyển dịch CCKT nông
nghiệp.
Chuyển dịch CCKT nông nghiệp từ nền nơng nghiệp độc canh sang nền
nơng nghiệp tồn diện
Đây là sự chuyển dịch CCKT nông thôn từ nông nghiệp là chủ yếu
sang kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp, ngư nghiệp và chăn nuôi, chuyển
chúng thành những ngành sản xuất hàng hố ở nơng thơn. Nghĩa là chuyển
dịch CCKT nơng thôn từ thuần nông sang phát triển tổng hợp Nông nghiệp –
Công nghiệp - Dịch vụ trong nông thôn. Sự phát triển của nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp và chăn nuôi một mặt cho phép chuyển một số nguồn lực
của các ngành này cho sự phát triển công nghiệp và dịch vụ, mặt khác tạo ra
những yếu tố về thị trường để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ nông thôn. Sự phát triển này làm cho CCKT có sự thay đổi theo
hướng giảm tỷ trọng nơng nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Trên cơ sở đó, lao động cũng sẽ chuyển
dịch từ trồng trọt sang chăn nuôi, từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất tiểu
thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đồng thời chuyển lao động thủ cơng
sang lao động cơ khí trên đồng ruộng, trong chuồng trại và các cơ sở chế biến
nông sản Nói cách khác, cơ cấu lao động trong nơng thơn cũng phải được
chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trong lao
động công nghiệp và dịch vụ.
Chuyển dịch CCKT nông nghiệp từ thủ công sang cơ giới hố, điện khí
hố
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nơng nghiệp nói riêng theo hướng ngày càng tiến bộ là một xu thế tất yếu
khách quan của các nền kinh tế khác nhau, nó vừa có những nét chung mang
tính quy luật và vừa có những nét riêng mang tính đặc thù, phù hợp với yêu
20
cầu và điều kiện cụ thể của nền kinh tế mỗi quốc gia trong từng thời kỳ lịch
sử. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội càng cao thì sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế sẽ càng dễ dàng hơn. Và cơng nghệ hiện đại, tiên tiến đó sẽ là một
trong những điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói
chung, nơng nghiệp và nơng thơn nói riêng. Việc chủ động thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung theo mục tiêu và nhu cầu của sự phát
triển, gắn với dự bảo tiến bộ khoa học công nghệ và thị trường là một trong
những khâu quyết định tạo ra tăng trưởng kinh tế. Ở những nước có cơng
nghệ tiên tiến thì ln tạo ra cơng nghệ mới, cịn ở những nước đang phát
triển thì tiếp nhận chuyển giao cơng nghệ tiên tiến, từ đó hình thành cơ cấu
mới trong cơng nghiệp và trong nền kinh tế với các ngành nghề mới, sản
phẩm mới, tạo ra sức cạnh tranh cao và tăng trưởng nhanh.
Sự phát triển của nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi một mặt đã cho
phép chuyển một số nguồn lực của các ngành này cho sự phát triển công
nghiệp và dịch vụ, mặt khác tạo ra những yếu tố về thi trường địi hỏi phải có
sự phát triển của cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông
thôn. Sự phát triển này làm cho CCKT có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ
trọng sản xuất nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ nơng thơn. Trên cơ sở đó, lao động cũng sẽ chuyển dịch từ
trồng trọt sang chăn nuôi, từ sản xuất nông nghiệp sang làm dịch vụ, sản xuất
tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và chuyển lao động thủ công sang lao động
cơ khí trên đồng ruộng, trong chuồng trại và các cơ sở công nghiệp chế biến
nông sản.
Đất nước ta xuất phát và đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu chính
vì vậy chứng ta phải tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trong
nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh cơng nghiệp hố - hiện đại hố sẽ thúc đẩy
nông nghiệp phát triển vượt bậc. Thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá
21
nông nghiệp, nông thôn sẽ thúc đẩy được nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập
trung, chuyên canh như: lúa, cao su, cà phê, chè… Hơn nữa, với ngành công
nghiệp chế biến nơng, lâm thuỷ sản đã có những bước tăng trưởng đáng kể .
Đó là điều kiện nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn.
Chuyển dịch CCKT nơng nghiệp từ khép kín sang hội nhập quốc tế về
sản xuất nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là bộ phận cấu thành rất quan trọng của nền
kinh tế quốc dân, có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở
nước ta. Để chuyển dịch CCKT nơng nghiệp phải có mối quan hệ rất nhiều tới
các ngành khác như phát triển nơng nghiệp hàng hố, chịu sự tác động mạnh
mẽ của công nghiệp và nông nghiệp không thể tự đi lên nếu khơng có sự tác
động trực tiếp của một nền công nghiệp phát triển.
Trong lĩnh vực nông nghiệp đi cùng với sự chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp là sự phân công lao động cũng được diễn ra. Từ lao động trồng lúa
chuyển sang lao động trồng hoa màu, chăn nuôi hoặc làm các ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ, nó khơng chỉ phục vụ cho cả nhu cầu phát triển
nơng nghiệp mà cịn phục vụ cho cả nhu cầu phát triển công nghiệp, thương
nghiệp và các ngành nghề khác. Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự phát triển nhảy
vọt của khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, tính cộng đồng trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm ngày càng cao, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một nước
không thể tách rời với sự phát triển kinh tế của cộng đồng quốc tế, cũng như
không thể tách rời sự chuyển dịch cơ cấu tinh tế nông nghiệp và nông thôn
với cơ cấu kinh tế vùng và cơ cẩu kinh tế chung của cả nước.
1.2. Vai trò của báo chí đối với việc truyên truyền chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta
1.2.1. Khái niệm tuyên truyền và tuyên truyền trên báo chí
22
* Tuyên truyền theo tiếng La tinh ( Prapaganda) là truyền bá, truyền đạt một
quan điểm nào đó. Trong tác phẩm "Người tuyên truyền và cách tuyên truyền",
Hồ Chí Minh cho rằng "Tun truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu,
dân nhớ, dân làm” [28, tr134].
Trước đó, thuật ngữ "Tuyên truyền xuất hiện khoảng hơn 400 năm,
được nhà thờ La mã sử dụng để chỉ hoạt động của các nhà truyền giáo nhằm
thuyết phục, lôi kéo những người khác tin vào đạo Ki - tô.
Từ điển Hán - Việt của Phan Văn Các giải thích "Tuyên truyền là làm
người khác hiểu và hành động theo" [ 9, tr.394].
Còn Từ điển Hán Việt (1994), NXB Giáo dục, Hà Nội, định nghĩa:
Tuyên truyền là phổ biến một chủ trương, một học thuyết để làm chuyển biến
thái độ của quần chúng và thúc đẩy quần chúng hoạt động theo một đường lối
để nhằm đạt được một mục đích nhất định. Tuyên truyền là giải thích rộng rãi
để thuyết phục, vận động mọi cá nhân làm theo [51, tr. l03].
Trong cuốn Bùng nổ truyền thông, Philippe Breton và Serge Proulx cho
rằng "Tuyên truyền là cách giới thiệu và phổ biến một thông tin chính trị theo
cách nào đó để ngươi tiếp nhận vừa đồng ý vừa thấy mình khơng cịn khả
năng lựa chọn thứ khác". [52, tr 315]. Định nghĩa này khẳng định tuyên
truyền là hoạt động mang mục đích chính trị: Mọi thơng tin đều có mục đích
cho dù nội dung của thông tin là vấn đề kinh tế - xã hội nhưng bao giờ đằng
sau nó cũng hàm chứa mục đích chính trị của người tuyên truyền, vốn đại
diện cho lực lượng hay chính quyền nào đó.
Tác giả của cuốn sách Ngun lý cơng tác tư tưởng thì cho rằng: “Tun
truyền là một hình thái của cơng tác tư tưởng, nhằm truyền bá hệ tư tưởng và
đường lối, chiến lược, sách lược của giai cấp trong quần chúng, xây dựng cho
quần chúng thế giới quan phù hợp với lợi ích của chủ hệ tư tưởng, bồi dưỡng
23
tình cảm, củng cố niềm tin và tập hợp, cổ vũ quần chúng hành động theo thế
giới quan và niềm tin đó” [ 26, tr. 15].
Tun truyền trên báo chí: Trong thực tế, hoạt động tuyên truyền được
thực hiện bằng nhiều hình thức: tuyên truyền miệng, tuyên truyền qua hình
ảnh cổ động trực quan, tuyên truyền bằng lời ca tiếng hát. . . Tuy nhiên, khi
báo chí xuất hiện, đã nhanh chóng trở thành phương tiện tuyên truyền hiệu
quả có sức tác động lớn. Trong lý luận báo chí, tuyên truyền được lý giải như
hoạt động nhằm truyền bá trong quần chúng nhân dân những tư tưởng nền
tảng, những quan điểm chính yếu của hệ tư tưởng, của chế độ nhằm hình
thành một bức tranh đặc trưng về thế giới và lịch sử vận động của xã hội.
Theo nghĩa rộng, tun truyền được hiểu là tồn bộ các hình thức hoạt động
của công tác tư tưởng, vận động quần chúng nhân dân. Còn theo nghĩa hẹp,
tất cả các hoạt động nhằm truyền bá một trí thức, một ý niệm cụ thể nào đó
đều được coi là tuyên truyền [48, tr.99-100]. Thực tế sự xuất hiện của báo in
sau đó là loại hình báo phát thanh và truyền hình ra đời và phát triển đã đặt
khái niệm thông tin - tuyên truyền vào những cung bậc khác nhau về tính chất
và giá trị. Thơng tin trên báo chí khách quan hơn "tuyên truyền" nhưng hầu
hết người tham gia thông tin đều thực hiện xen kẽ tuyên truyền. Vì vậy khi
tiếp nhận thông tin, công chúng đồng thời trở thành đối tượng tuyên truyền.
Từ các khái niệm, có thể hiểu tuyên truyền dưới góc độ báo chí như
sau: Tun truyền là một hoạt động thơng qua các loại hình báo chí nhằm phổ
biến những chủ trương, chính sách của chủ thể nào đó để thuyết phục, hướng
dẫn quần chúng hành động theo mục đích đặt ra.
1.2.2. Báo chí có vai trị hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta
Trong hơn 25 năm đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpnông thôn là chủ trương then chốt tạo đà cho nước ta thay đổi bộ mặt kinh tế-
24
xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Một trong những công cụ then chốt
luôn được sử dụng cổ vũ, động viên và cụ thể hoá từ chủ trương, nghị quyết
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành hoạt động thực tiễn chính là
các phương tiện thơng tin đại chúng, trong đó báo chí đóng vai trị đặc biệt
quan trọng, nhất là giai đoạn hiện nay báo chí phát triển mạnh mẽ về chất và
lượng. Tính đến nay, cả nước đã có 954 cơ quan báo chí, đài phát thanh,
truyền hình với khoảng hơn 800 ấn phẩm, gồm có 706 cơ quan báo in (trung
ương 71, địa phương 101 và 528 tạp chí); 67 đài PTTH (3 đài trung ương và
64 đài địa phương) 21 báo điện tử cùng 165 trang tin điện tử của cơ quan báo
in. Hiện các cơ quan báo chí có 17 nghìn nhà báo được cấp thẻ. Với lực lượng
hùng hậu đó, báo chí đã đóng góp tích cực trong việc tun truyền chủ trương
đường lối cửa Đảng và nhà nước, cung cấp thơng tin phong phú tồn diện về
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp - nơng thơn có dung lượng tun truyền nhiều. Vai trị của báo chí
trong cơng cuộc xây dựng đất nước được Đảng ta đề cao.
Tháng 5-1949, trong thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng đầu
tiên ở miền Bắc, Bác Hồ đã chỉ rõ 4 nhiệm vụ của tờ báo, trong đó nhiệm vụ
đầu tiên là “tuyên truyền, cổ động, huấn luyện và tổ chức dân chúng để đưa
dân chúng đến mục đích chung” “báo chí ta khơng phải để cho một ít người
xem mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối chính sách
của Đảng và Chính phủ” [29, tr. 99,106].
Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà
nước đã xác định: "Báo chí nhằm tuyên truyền cho đường lối đổi mới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. . . báo chí góp phần tun truyền, làm sáng tỏ
đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này [29, tr. 21].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) của Đảng xem vấn đề
nông nghiệp nông thôn là vấn đề to lớn, có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trên
25
con đường đưa nước ta thốt khỏi tình trạng đói nghèo, kém phát triển. Trong
đó, nhấn mạnh đến vai trị và trách nhiệm của báo chí là phụ truyền tải nhanh
chóng và kịp thời đến đơng đảo cơng chúng giúp cơng chúng thơng hiểu và
vận dụng một cách có hiệu quả tinh thần nghị quyết vào đời sống, sản xuất.
Nền kinh tế nước ta cho đến nay cơ bản vẫn là nước cơng nghiệp. Đó vừa là
yếu tố khách quan lẫn chủ quan quy định nội dung tuyên truyền của hệ thống
báo chí cả nước tập trung nhiều cho vấn để nông nghiệp, nông thôn. Mở đầu
đường lối đổi mới, tại Đại hội VI, Đảng ta xây dựng 3 chương trình phát triển
nơng thơn nhưng chủ yếu vẫn giải quyết vấn đề nơng nghiệp. Với chức năng
nhiệm vụ của mình, hệ thống báo chí cả nước đã tuyên truyền, cổ vũ nhân dân
thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng về chương trình sản xuất nơng
nghiệp. Ba chương trình lương thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng tiểu thủ công nghiệp và hàng xuất khẩu đã thực sự tạo ra cú hích ngoạn mục
cho nền nơng nghiệp nước ta. Việt Nam từ chỗ thiếu ăn, phải nhập khẩu
lương thực đã trở thành quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu cao trên thế giới.
Thành cơng đó có sự tác động tun truyền tích cực của báo chí. Vai
trị của báo chí trong cơng tác tun truyền chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nống thôn được thê hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất: Báo chí góp phần tích cực trong việc tuyên truyền những chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp - nông thôn. Thể hiện tiếng nói của Đảng và Nhà nước, các
đồn thể và diễn đàn của nhân dân, trong thời gian qua báo chí đã tích cực
tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Báo
chí trở thành một kênh đặc biệt quan trọng thông tin về việc xây dựng, ban
hành các văn bản pháp quy tuyên truyền, phổ biến nội dung văn bản đồng thời
đóng vai trị giám sát việc thực thi pháp luật. Báo chí cịn là diễn đàn để các
cấp, ngành, tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến, tham gia thảo luận xây dựng,