Tiểu luận Tín Dụng VàThanh Toán Quốc Tế GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoàng Oanh
MỤC LỤC
1. MỤC LỤC..............................................................................................................1
2. Lời mở đầu.............................................................................................................3
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1. Khái niệm..........................................................................................................8
2. Phân loại...........................................................................................................9
2.1 Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối
2.2 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế
2.3 Căn cứ vào thời điểm giao dịch
2.4 Căn cứ vào phương thức giao dịch trên thị trường
2.5 Căn cứ vào nghiệp vụ mua bán ngoại tệ
3. Cơ sở hình thành.................................................................................................13
3.1 Ngang giá vàng (Gold parity)
3.2 Ngang giá sức mua
CHƯƠNG 2:
ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, ĐẦU TƯ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
CHƯƠNG 4:
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo tham khảo chủ yếu.................................................................17
Danh sách nhóm........................................................................................................18
Nhóm thực hiện: Nhóm Konyang Stone 1
Tiểu luận Tín Dụng VàThanh Toán Quốc Tế GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoàng Oanh
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các
vấn đề về xuất nhập khẩu, về đầu tư nước ngoài đang là những chủ điểm cho các
cuộc hội thảo kinh tế ở Việt Nam. Làm sao để tăng cường giá trị xuất nhập khẩu
,thu hút đầu tư đó là những vấn đề đáng quan tâm cho những nhà hoạch định chính
sách.
Nhìn nhận vấn đề xuất nhập khẩu, đầu tư chúng ta không thể bỏ qua vấn đề
về tỷ giá hối đoái, một thước đo giá trị của đồng tiền này bằng đồng tiền khác. Bạn
có bao giờ nghĩ rằng ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cuộc sống của bạn như thế
nào chưa, giả sử bạn là một nhà xuất khẩu Việt nam bạn vay ngân hàng 1 triệu
USD (=15 tỷ VND) để nhập khầu, khi bạn bán được hàng bạn thu được 16 tỷ VND
tuy nhiên lúc này tỷ giá là 20.000VND/1USD bạn đã bị lỗ ít nhất 3 tỷ đồng và điều
đó có thể khiến bạn phá sản. Vấn đề tỷ giá còn ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề xuất
nhập khẩu, đầu tư quốc tế và các hoạt động khác.
Từ thực tế trên nhóm xin tìm hiểu đề tài về:"Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái
đến hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư và các hoạt động khác”, nhằm giúp
cho quá trình học tập và nghiên cứu sau này của nhóm và cho bạn bè quan tâm nắm
rõ hơn về vấn đề này.
Trong quá trình thu thập thông tin còn nhiều hạn chế do vậy có thể còn nhiều
sai sót mong các bạn thông cảm và trân thành góp ý.
Em xin cảm ơn Th.s Nguyễn Hoàng Oanh đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn
thành tiểu luận này !
Nhóm thực hiện: Nhóm Konyang Stone 2
Tiểu luận Tín Dụng VàThanh Toán Quốc Tế GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoàng Oanh
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1. Khái niệm:
- Theo kinh tế chính trị thì tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này
được thể hiện bằng đôn vị tiền tệ nước khác.
- Biểu thị mối quan hệ so sánh trên thị trường giữa giá trị của hai loại tiền tệ của
hai quốc gia với nhau.
Ví Dụ: 1UDS/116JPY
2. Phân loại:
2.1 Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối:
- Tỷ giá điện hối(T/T Rate): tỷ giá chuyển ngoại hối băng điện.
- Tỷ giá thư hối (M/T Rate): tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.
2.2 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế:
- Tỷ giá Sécs (Cheque Rate): áp dụng cho việc mua bán các loại séc ngoại tệ
- Tỷ giá hối phiếu trả ngay(Draft Rate): áp dụng cho những loại hối phiếu trả tiên
ngay
- Tỷ giá hối phiếu có kì hạn(Time Draft Rate): áp dụng cho những hối phiếu có kì
hạn bằng ngoại tệ.
- Tỷ giá chuyển khoản có kì hạn(transfer rate)
- Tỷ giá tiền mặt(Cash Rate)
2.3 Căn cứ vào thời điểm giao dịch:
- Tỷ giá mở cửa(Opening Rate)
- Tỷ giá đóng cửa (closing Rate)
2.4 Căn cứ vào phương thức giao dịch trên thị trường:
- Tỷ giá giao ngay(Spot Rate)
- Tỷ giá có kỳ hạn(Forward Rate)
2.5 Căn cứ vào nghiệp vụ mua bán ngoại tệ:
- Tỷ giá mua(BID Rate)
- Tỷ giá bán (ASK Rate)
3. Cơ sở hình thành:
3.1 Ngang giá vàng (Gold parity):
a. Chế độ bản vị vàng (Gold standard):
Nhóm thực hiện: Nhóm Konyang Stone 3
Tiểu luận Tín Dụng VàThanh Toán Quốc Tế GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoàng Oanh
So sánh hàm lượng vàng thực tế trong ai đồng tiền hai nước khác nhau (tiền
kim lượng hoặc tiền giấy).
Ví dụ:
1USD= 1,5040 grvàng
1GBP= 7,3224 grvàng
=> Tỷ giá GBP/USD= 7,3224/1,5040 = 4,867
b. Chế độ tiền tệ (Bretton woods):
So sánh hàm lượng vàng của tiền tệ các nước với hàm lượng vàng của
USD.
Điều kiện: Đồng tiền các nước không được tự do chuyển đổi ra vào (trừ
USD); USD được tự do đổi ra vàng.
1USD= 0,88867 grvàng
1GBP= 2,48281 grvàng
=> Tỷ giá GBP/USD = 2,48281/0,88867 = 2,8
3.2 Ngang giá sức mua:
a. Khái niệm:
So sánh sức mua của 2 tiền tệ 2 nước khác nhau.
b. Ví dụ:
Máy tính Mỹ giá 500 USD.
Máy tính VN giá 9.500.000 VND. (2 máy tính như nhau)
=> 1 máy tính 500 USD 9.500.000 VND
=> 1 USD = 19.000 VND
=> Tỉ giá hối đoái USD/VND = 19.000
Nhóm thực hiện: Nhóm Konyang Stone 4
Tiểu luận Tín Dụng VàThanh Toán Quốc Tế GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoàng Oanh
CHƯƠNG 2:
ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, ĐẦU TƯ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
1. Đối với hoạt động thương mại quốc tế:
Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ là quan trọng đối với một quốc gia vì
trước tiên nó tác động trực tiếp tới giá cả hàng xuất nhập khẩu của chính quốc gia
đó. Khi TGHĐ tăng (đồng nội tệ xuống giá) sẽ làm tăng giá trong nước của hàng
nhập khẩu và giảm giá ngoài nước của hàng xuất khẩu của nước đó, cải thiện sức
cạnh tranh quốc tế của hàng trong nước. Các nguồn lực sẽ được thu hút vào những
ngành sản xuất mà giờ đây có thể cạnh tranh hiệu quả hơn so với hàng nhâp khẩu
và cũng vào ngành xuất khẩu mà giờ đây có thể có hiệu quả hơn trên các thị trường
quốc tế. Kết quả là xuất khẩu tăng nhập khẩu giảm làm cán cân thanh toán được cải
thiện.
2. Đối với hoạt động đầu tư quốc tế:
2.1 Đầu tư trực tiếp:
Tỷ giá hối đoái tác động tới giá trị phần vốn mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
hoặc góp vốn liên doanh. Vốn ngoại tệ hoặc tư liệu sản xuất được đưa vào nước sở
tại thường được chuyển đổi ra đồng nội tệ theo tỷ giá chính thức. Bên cạnh đó tỷ giá
còn có tác động tới chi phí sản xuất và hiệu quả các hoạt động đầu tư nước ngoài. Do
đó sự thay đổi tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng nhất định tới hành vi của các nhà đầu tư
nước ngoài trong việc quyết định có đầu tư vào nước sở tại hay không.
2.2 Đầu tư gián tiếp:
Là loại hình đầu tư thông qua hoạt động tín dụng quốc tế cũng như việc mua
bán các loại chứng khoán có giá trên thị trường.
Lợi tức khoản cho vay
bằng ngoại tệ
=
Lãi suất ngoại
tệ
+
Giảm giá đồng
nội tệ
Trong một thế giới có sự luân chuyển vốn quốc tế tự do khi TGHĐ tăng tổng
lợi tức từ khoản vay bằng ngoại tệ lớn hơn lãi suất trong nước sẽ xảy ra hiện tượng
luồng vốn chảy ra nước ngoài và ngược lại TGHĐ giảm luồng vốn sẽ đổ vào trong
nước.
Như vậy muốn tạo môi trường đầu tư ổn định nhằm phát triển kinh tế đòi hỏi
các quốc gia xây dựng và điều chỉnh một chính sách tỷ giá ổn định hợp lý giảm mức
độ rủi ro trong lĩnh vực đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nhóm thực hiện: Nhóm Konyang Stone 5