Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tham luận Hai không cho Tổng kết năm học 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.25 KB, 4 trang )

Kính thưa : -đchí ..........................................................
-đchí ............................................................
-đchí ...........................................................
Kính thưa quí vị đại biểu cùng có mặt trong buổi LễTổng kết năm học hôm nay !..
Đưọc sự phân công của lãnh đạo PGDĐT Bắc Bình , thay mặt cho đơn vị
trường THCS Chợ Lầu , tôi xin được phép trình bày Tham luận về “Kết quả thực hiện
cuộc vận động Hai không của đơn vị ”trong thời gian qua ( từ năm học 2006-2007
đến năm học 2009-2010 ) như sau :
=========
I/ Đánh giá về tình hình quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 33/2006/CT-TTg; các
văn bản chỉ đạo của cấp trên về việc thực hiện cuộc vận động " Hai không":
1/ Thành lập Ban chỉ đạo:
- Đơn vị đã thành lập " Ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động " Hai không"
+Trưởng ban: Nguyễn Bình – Hiệu Trưởng
+ Phó ban: Lâm Quốc Thanh – P.Hiệu Trưởng
Đỗ Thị Minh Nguyệt - CTCĐ
+ Ban viên: Nguyễn Quí Như – Bí thư Đoàn
Nguyễn Thị Hiệp – TPT Đội
Võ Ngọc Toàn - TT CM (Từ 2008 – đến nay)
Nguyễn Hồ Sơn - TT CM
Trương Trọng Tiến - TTCM
Huỳnh Phi Bích Thủy - TTCM
Võ Thị Anh Thư - TTCM
Nguyễn Duy Hãn – TT tổ giám thị
Nguyễn Thị Phương Ngân - TKHĐ
2/ Trách nhiệm, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo:
+Xây dựng kế hoạch triển khai cuộc vận động (Hàng năm có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
với tình hình thực tế của đơn vị trong năm học đó)
+Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến nội dung cuộc vận động tới đội ngũ giáo viên,
học sinh, phụ huynh học sinh và các tổ chức trong và ngoài nhà trường để cùng phối hợp thực
hiện.


3/ Hình thức phổ biến, tuyên truyền:
a/ Đối với Học sinh:
Phổ biến nội dung cơ bản của cuộc vận động qua các buổi Chào cờ đầu tuần; Hoạt động ngoại
khóa; Các tiết SHL và thể hiện trực tiếp trên các tiết dạy và các kỳ kiểm tra, khảo sát.
b/ Đối với Giáo viên và các tổ chức trong nhà trường:
Thông qua các cuộc họp định kỳ hàng tháng; Các buổi giao ban, hội ý hàng tuần; Các cuộc sơ,
tổng kết cuối kỳ, cuối năm.
c/ Đối với Phụ huynh học sinh và các tổ chức ngoài nhà trường:
Thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh hàng năm; Tuyên truyền của học sinh và qua các
văn bản, các buổi hội ý với lãnh đạo các tổ chức ban ngành ở địa phương tạo điều kiện cùng
phối kết hợp với nhà trường thực hiện tốt cuộc vận động.
II/ Đánh giá thực trạng tình hình và kết quả đạt được sau 4 năm thực hiện:
1/ Nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo đơn vị, cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh và của các tổ
chức đoàn thể tại địa phương bước đầu còn dè dặt, sau đã có sự chuyển biến tích cực tạo ra
1
một sự chuyển biến mới, làm cho cuộc vận động không chỉ là khẩu hiệu mà thực sự là động
lực thúc đẩy giáo viên, học sinh trong dạy và học.
2/ Kết quả thực hiện:
2.1: Nội dung 1:
a/ Việc thực hiện chương trình, thực hiện quy chế chuyên môn:
- Hàng năm BGH phối hợp với Chuyên môn, Công đoàn, Tổ chuyên môn xây dựng Quy chế
chuyên môn phổ biến đến từng giáo viên.
- Chuyên môn phối hợp với Tổ CM, Công đoàn phân công giáo viên giảng dạy sao cho phù
hợp nhất tạo điều kiện cho giáo viên phát huy hết khả năng vốn có của bản thân. Hạn chế tối
đa việc phân công giáo viên dạy chéo môn được đào tạo, sao cho chất lượng tiết dạy được
từng bước nâng cao.
- Chuyên môn lên Kế hoạch đổi mới phương pháp giáo dục theo từng giai đoạn ( Hàng năm
có sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế). Chống việc "Dạy chay- Học chay" ;
chống lối dạy học “đọc - chép” Yêu cầu sử dụng thết bị, đồ dùng dạy học trong các tiết dạy
như: Hóa, Lý, Sinh, Công nghệ, Sử, Địa, Ngoại ngữ... Khuyến khích việc áp dụng CNTT vào

giảng dạy ở những tiết học .
b/ Tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh:
- Chuyên môn chỉ đạo cho Tổ CM phân thành từng nhóm CM bàn bạc, thảo luận đi đến thống
nhất mức độ ra đề kiểm tra, sao cho mặt bằng đánh giá học sinh đồng nhất giữa các khối
lớp , .
- Cuối Học kỳ, cuối năm nhà trường tổ chức kiểm tra tất cả các môn học nhằm đánh giá việc
học của học sinh và việc dạy của giáo viên, đánh giá học sinh cuối học kỳ, cuối năm.
c/ Kết quả chất lượng học sinh:
+ Kết quả đại trà:
Năm
học
Hạnh kiểm (%) Học lực (%)
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu + Kém
06-07
44.4% 38.4% 14.2% 3.0%
10.8%
24.0% 53.4% 11.8%
07-08
50.5% 36.0% 11.2% 2.3% 14.9% 28.1% 53.1% 3.9%
08-09
56.3% 30.9% 12.8% 0 18.2% 28.6% 44.1% 9.1%
09-10
57.9% 31.2% 10.6% 0.3% 19.0% 29.4% 46.6% 5%
+ Kết quả mũi nhọn:
Năm học
Học sinh giỏi
Huyện Tỉnh
2006 - 2007 25em 13(có 1 MTBT)
2007 - 2008 42em 05(có 1 MTBT)
2008 - 2009 63(có 09MTBT) 10( có 1 MTBT)

2009 - 2010 33(có 11MTBT) 07(có 1 MTBT)
2.2: Nội dung 2:
a/ Công tác thi đua, khen thưởng, đánh giá xếp loại giáo viên:
- Thực hiện đúng quy trình:
+ Bước 1: Cá nhân viết bản tự kiểm điểm, đánh giá cá nhân, tự xếp loại các mặt và xếp loại
chung.
2
+ Bước 2: Họp Tổ CM đánh giá xếp loại từng thành viên
+ Bước 3: Trường họp Ban thi đua, xét thi đua từng cá nhân , từng tổ .
b/ Công tác quản lý trong việc cho điểm, đánh giá học sinh, đánh giá thi đua:
- Hàng tháng kiểm tra việc cho điểm, cập nhật điểm của giáo viên nếu có vướng mắc kịp thời
bàn bạc giải quyết. Thống nhất mức độ của bài kiểm tra nhằm cho việc đánh giá học sinh giữa
các khối lớp được đồng đều hơn.
- Chỉ đạo đưa kết quả xếp loại Học lực vào bình xét Hạnh kiểm để đánh giá học sinh.
- Việc đánh giá thi đua được thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình, được công bố công khai,
những thắc mắc của CB - GV được giải thích, giải quyết kịp thời .
2.3: Nội dung 3:
- 100% CB-GV trong đơn vị giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Có tác
phong, lối sống lành mạnh là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Không có CB - GV nào vi phạm đạo đức nhà giáo.
2.4: Nội dung 4:
a/ Công tác phụ đạo học sinh:
- Trong năm học song song với công tác bồi dưỡng HSG, nhà trường tổ chức dạy phụ đạo cho
học sinh có học lực Yếu, Kém với lịch học 2 buổi/ tuần (Chủ yếu ở 3 môn Toán , Anh và Ngữ
văn) nhằm từng bước nâng cao chất lượng đại trà của học sinh.
b/ Công tác tổ chức thi lại:
- Căn cứ vào kết quả xếp loại cuối năm của học sinh, nhà trường thông báo cho học sinh và
cha mẹ học sinh biết những môn phải thi lại, để phụ huynh có kế hoạch bố trí thời gian cho
học sinh ôn tập trong hè (Đề cương ôn tập do giáo viên dạy môn đó cung cấp cho học sinh)
- Khoảng giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 nhà trường tổ chức ôn tập thi lại và xét lên lớp trong

tháng 7.
c/Tình trạng học sinh bỏ học:
- Nhà trường phối hợp với GVCN, các tổ chức tại địa phương, Hội phụ huynh tìm hiểu lý do
bỏ học của học sinh, từ đó tìm biện pháp động viên học sinh trở lại lớp. Tỉ lệ học sinh bỏ học
ngày càng giảm
d/ Tỷ lệ học sinh Lưu ban , bỏ học:
Năm học Lưu ban (%) Bỏ học (%)
2006 - 2007 142- (11.8%) 02- (4.32%)
2007 - 2008 41 – (3.9%) 30 - (2.75%)
2008 - 2009 97 - (9.1%) 19 - (1.75%)
2009 - 2010 48 – (5.0%) 17 - ( 1.76% )
III/ Đánh giá chung:
1/Ưu điểm:
- Được sự nhất trí và ủng hộ của tất cả đội ngũ CB - GV trong đơn vị.
- Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả nội dung của cuộc vận động " Hai không"
- Chất lượng học sinh đã được nâng lên cả về đại trà và mũi nhọn
- Ý thức của một bộ phận phụ huynh và cán bộ lãnh đạo địa phương đã được nâng lên và ủng
hộ cuộc vận động
2/ Hạn chế:
- Tỷ lệ học sinh lưu ban và bỏ học còn chưa khắc phục được .
3
3/ Nguyên nhân:
- Một số học sinh tuyển đầu vào (Lớp 6) chất lượng quá thấp (đọc chưa thông , viết chưa thạo
)
- Ý thức học tập của một số học sinh còn quá kém.
- Kinh tế còn thấp nên việc đầu tư cho con em học tập chưa được chú ý, cha mẹ bỏ đi làm
kinh tế nơi xa phó mặc cho con cái ở nhà, đây là nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ học sinh bỏ
học và học lực Yếu, Kém còn cao.
-Cơ sở vật chất nhà trường còn chưa hoàn chỉnh cho lắm.
4/ Bài học kinh nghiệm:

- Xây dựng Kế hoạch phải cụ thể, chi tiết.
- Chỉ đạo thực hiện phải sát sao
- Giải quyết tình huống phải linh động phù hợp với thực tế tại địa phương, thực tế tại đơn vị.
5/ Kiến nghị với các cấp, các ngành:
- Đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất ( như phòng học , vòng thành rào ).
IV/ Phương hướng, nhiệm vụ sắp tới của đơn vị:
- Tiếp tục chỉ đạo CB - GV thực hiện tốt nội dung của cuộc vận động.
- Tuyên truyền, vận động sâu rộng tới từng cá nhân và các tổ chức tại địa phương hiểu rõ nội
dung của cuộc vận động, để cuộc vận động đạt được kết quả cao hơn.
..........................................................
Trên đây là một số giải pháp , một vài kinh nghiệm mà ở đơn vị đã thực hiện trong thời
gian qua với kết quả đạt được vẫn còn rất khiêm tốn , chưa cao . Rất mong được sự đóng
góp ý kiến , trao đổi kinh nghiệm chân tình ở các đơn vị bạn , các đồng chí đại biểu để
trong thời gian đến đơn vị THCS CHỢ LẦU thực hiện cuộc vận động Hai không đạt kết quả
tốt hơn .
Cuối cùng xin chúc sức khoẻ quí vị đại biểu , chúc Hội nghị thành công tốt đẹp !
Trân trọng cảm ơn !
4

×