Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TIEU LUAN TRIET HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.95 KB, 21 trang )

Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

LỜI MỞ ĐẦU
Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên
thế giới, tồn tại rất lâu đời với hệ thống giáo lý đồ sộ và số lượng phật tử đông
đảo được phân bố rộng khắp. Đạo Phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế
kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng
sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt, bên cạnh đạo Nho, đạo Lão và đạo
Thiên chúa. Cho đến nay, những học thuyết này không giữ địa vị độc tôn mà
song song cùng tồn tại với các học thuyết, tôn giáo khác, tác động vào đời sống
xã hội.
Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận soi đường cho chúng ta.
Nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức
sống dai dẳng, trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng, tình cảm
của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Hơn nữa, quá trình Phật giáo phát
triển, truyền bá ở Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành, phát triển tư tưởng,
đạo đức của con người. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó là không thể,
nên chúng ta cần vận dụng một cách phù hợp để góp phần đạt được mục tiêu của
thời kỳ quá độ cũng như sau này. Do đó, việc tìm hiểu nghiên cứu Phật giáo đối
với thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sức cần thiết. Đó cũng
chính là lý do em chọn đề tài : “Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến nhân cách
con người Việt Nam.” Bài viết được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thầy
giáo PGS. TS. Lê Hữu Ái . Bài viết không thể không tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong được sự góp ý của thầy và mọi người.

SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 1




Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

ĐỀ TÀI: PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN
NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM

1. Nguồn gốc ra đời:
Phật giáo xuất hiện ở miền Bắc Ấn Độ cổ đại (nay thuộc Nêpan) vào cuối
thế kỷ VI trước Công nguyên. Khi ấy trong xã hội tình trạng phân chia đẳng cấp
rất khắc nghiệt. Sự ra đời của Phật giáo thể hiện tinh thần phản kháng của những
người nghèo, chống lại thuyết bốn đẳng cấp của đạo Bà la môn, tìm con đường
giải thoát con người khỏi nỗi khổ triền miên trong xã hội nô lệ Ấn Độ.
Theo đạo Bà la môn, mỗi người thuộc một đẳng cấp nhất định: Bà la môn, quý
tộc, bình dân gồm người buôn bán, thợ thủ công, nông dân và nô lệ… tức là có
bốn đẳng cấp là Tăng lữ – đẳng cấp cao quý nhất là Bà la môn sinh ra từ miệng
của đấng Tối cao là thần Sáng Tạo Brahman và thấp hèn nhất là tiện dân-nô lệ.
Người đẳng cấp nào sẽ mãi mãi thuộc đẳng cấp ấy, không thể thay đổi
Đạo Bà la môn chủ trương đại sát sinh và hiến tế nên gia súc bị giết chết rấnhiều
để hiến tế, thậm chí tế cả người. Đối với phụ nữ, chồng chết phải hỏa thiêu và vợ
cũng bị hỏa thiêu theo…
Người sáng lập Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni (nghĩa là ông thánh hay nhà
hiền triết của tộc người Thích Ca), đây là tên gọi khi thành đạo. Tên thật của
Thích Ca Mâu Ni là Siddhartha (Tất đạt đa) nghĩa là “người thực hiện được mục
đích”, họ là Gautama (Cù Đàm), vốn là con đầu vua Tịnh Phạn. Thích Ca Mâu
Ni sinh ngày 8 tháng 4 năm 563 trước Công nguyên, và mất năm 483 trước Công

nguyên. Năm 29 tuổi, ông quyết định từ bỏ cuộc đời vương giả của một thái tử
để đi tu, tìm đường diệt khổ cho chúng sinh. Sau 6 năm, ông đã “ngộ đạo” và trở
thành Thích Ca Mâu Ni (35 tuổi). Khi ấy ông lấy hiệu là Buddha có nghĩa là
SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 2


Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

“người giác ngộ” ( Phật). Người ta gọi ông là Sakya-muni (Thích Ca Mâu Ni nhà hiền triết xứ Sakya).
2.

Lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam:

Ngày nay, căn cứ các tài liệu (1) và các lập luận khoa học của nhiều học
giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Ðạo Phật đã được truyền vào Việt
Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua
hai con đường Hồ Tiêu và Ðồng Cỏ.
a. Con đường Hồ Tiêu:
Con đường Hồ Tiêu tức là đường biển, xuất phát từ các hải cảng vùng
Nam Ấn rồi qua ngã Srilanka, Indonesia, Việt Nam... lợi dụng được luồng gió
thổi định kỳ vào hai lần một năm phù hợp với hai mùa mưa nắng ở khu vực
Ðông Nam Á, những thương nhân Ấn đã tới các vùng này để buôn bán bằng
những con thuyền buồm. Trong các chuyến đi viễn dương này, các thương nhân
thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện cho thủy thủ đoàn và các
vị tăng này nhờ đó mà đến truyền bá Ðạo Phật vào các dân tộc ở Ðông Nam Á.
Giao Châu tiêu biểu bấy giờ là trung tâm Luy Lâu, là nơi tụ điểm nghỉ chân giao

lưu của các thương thuyền. Lịch sử chính thức xác nhận năm 240 trước Tây lịch,
Mahinda - con vua A dục (Asoka) đã đưa Ðạo Phật vào Việt Nam. Một dữ kiện
chứng tỏ sự có mặt của Ðạo Phật vào đời Hùng Vương thứ 3, đó là câu chuyện
công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng Vương thứ 3 lấy Ðồng Tử. Chuyện kể
rằng Ðồng Tử và Tiên Dung lập phố xá buôn bán giao thiệp với người nước
ngoài. Một hôm Ðồng Tử theo một khách buôn ngoại quốc đến Quỳnh Viên và
tại đây Ðồng Tử đã gặp một nhà sư Ấn Ðộ ở trong một túp lều. Nhờ đó mà Ðồng
Tử và Tiên Dung đã biết đến Ðạo Phật (2). Qua dữ kiện này ta thấy sự hiện diện
của Phật Giáo do các tăng sĩ Ấn Ðộ truyền vào Việt Nam khá lâu trước Tây lịch.
b. Con đường Đồng Cỏ:
SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 3


Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

Con đường Ðồng Cỏ tức là đường bộ còn gọi là con đường tơ lụa (3). Con
đường này nối liền Ðông Tây, phát xuất từ vùng Ðông Bắc Ấn Ðộ, Assam hoặc
phía Trung Á, một nhánh của đường tơ lụa đi từ Châu Âu qua các vùng thảo
nguyên và vùng sa mạc ở Trung Á tới Lạc Dương bằng phương tiện lạc đà. Cũng
có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùng Tây Tạng và các triền sông Mekong,
sông Hồng, sông Ðà mà vào Việt Nam. Trích dẫn: "Các thương nhân xuất phát
từ Trung Ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba Chùa và theo sông
Kanburi mà xuống Châu Thổ Mênam, bằng tuyến đường hiện nay vẫn nối liền
cảng Moulmein với thành phố Raheng, nằm trên một nhánh của con sông
Mênam (...) chính tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak ở trung lưu sông
Mekong, địa bàn của vương quốc Kambijan. Vương quốc này có thể là do những

di dân Ấn Ðộ thành lập trước công nguyên. Rất có thể các tăng sĩ Ấn Ðộ vào
đầu công nguyên đã theo con đường này mà đến đất Lào, rồi từ đây vượt Trường
Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ An" (4).
Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ)
được phiên âm trực tiếp thành “Bụt”, từ Bụt được dùng nhiều trong các truyện
dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt được coi
như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế
kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ Bụt bị mất đi
và được thay thế bởi từ Phật. Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành
Phật đà, Phật đồ rồi được rút gọn thành Phật.
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật
giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề
trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật
giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ 18, vua Quang Trung cố gắng
chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này không
có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa,
SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 4


Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với
các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu.
c. Một số thành quả của Phật Giáo Việt Nam:
Từ khi du nhập cho đến nay, Phật Giáo Việt Nam đã trải qua bao thăng
trầm, lúc thịnh lúc suy, có lúc thống nhất, có lúc phân tán, do nhiều nguyên nhân

khác nhau, từ đây Phật Giáo Việt Nam đã được thống nhất từ Bắc chí Nam. Các
hệ phái phật giáo vẫn được bảo lưu, nét đặc trưng trong pháp môn tu hành vẫn
được tôn trọng, hệ thống chùa chiền, tăng ni đã được thống kê, quản lý thống
nhất. Theo số thống kê được công bố trong hội nghị thường niên của Giáo Hội
Phật Giáo Việt Nam thì số tự viện Phật Giáo và số tăng ni mà giáo hội đã thống
kê được là 14.303 ngôi tự viện, trong đó gồm 13.312 tự viện Bắc tông, 469 tự
viện Nam tông nguyên thủy và Khmer, 142 tịnh xá khất sĩ, 95 tịnh thất và 185
niệm Phật đường. Về tăng ni thì có 26.268 vị, có ba Học Viện Phật Giáo, một
Trường cao đẳng chuyên khoa phật học, 30 trường cơ bản phật học, một Trường
đào tạo đội ngũ giảng viên hoằng pháp.
Ngoài ra Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã thành lập được Viện Nghiên
Cứu Phật Học tại thành phố Hồ Chí Minh và phân viện nghiên cứu tại thủ đô Hà
Nội. Và đặc biệt là hội đồng phiên dịch và ấn hành Ðại Tạng Kinh Việt Nam
cũng đã được thành lập, tính đến nay hội đồng đã phiên dịch ấn hành 30 tập kinh
được dịch từ chữ Hán và chữ Pali, đây là một thành quả đáng kể của Phật giáo
Việt Nam. Vì đây là lần đầu trong lịch sử Phật giáo Việt Nam người Phật tử
trong xứ sở này có được một bộ đại tạng kinh bằng tiếng Việt.

SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 5


Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN CON NGƯỜI VIỆT
NAM
Ðạo Phật đã du nhập vào Việt Nam từ những kỷ nguyên Tây lịch, rồi tồn

tại, phát triển và chan hòa với dân tộc này cho đến tận hôm nay. Nếu thời gian là
thước đo của chân lý thì với bề dày lịch sử đó, Ðạo Phật đã khẳng định chân giá
trị của nó trên mãnh đất này. Trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa chính trị đặc biệt
là xét trên khía cạnh hệ thống tư tưởng, thì Ðạo Phật đã trực tiếp hoặc gián tiếp
góp phần hình thành một quan niệm sống, nhân cách sống và sinh hoạt cho con
người Việt Nam.
1. Ảnh hưởng của Phật giáo đến nhân cách con người:
a. Về tư tưởng:
Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ
Diệu Ðế và Bát chánh Ðạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông phái
phật giáo, Nguyên Thủy cũng như Ðại Thừa đã ăn sâu vào lòng của người dân
Việt.
Ðạo lý Duyên Khởi là một cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới
hiện tại. Duyên khởi nghĩa là sự nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn và tồn tại.
Không những các sự kiện thuộc thế giới con người như thành, bại, thịnh, suy mà
tất cả những hiện tượng về thế giới tự nhiên như cỏ, cây, hoa, lá cũng điều vâng
theo luật duyên khởi mà sinh thành, tồn tại và tiêu hoại. Có 4 loại duyên cần
được phân biệt: thứ nhất là Nhân Duyên. Có thể gọi là điều kiện gần gũi nhất,
như hạt lúa là nhân duyên của cây lúa. Thứ hai là Tăng Thượng Duyên tức là
những điều kiện có tư liệu cho nhân duyên ví như phân bón và nước là tăng
thượng duyên cho hạt lúa. Thứ ba là Sở Duyên Duyên tức là những điều kiện
làm đối tượng nhận thức, thứ tư là Ðẳng Vô Gián Duyên tức là sự liên tục không
gián đoạn, cần thiết cho sự phát sinh trưởng thành và tồn tại.
SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 6


Tiểu luận Triết học Mác - Lênin


GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

Luật nhân quả cần được quán sát và áp dụng theo nguyên tắc duyên sinh
mới có thể gọi là luật nhân quả của Ðạo Phật, theo đạo lý duyên sinh, một nhân
đơn độc không bao giờ có khả năng sinh ra quả, và một nhân bao giờ cũng đóng
vai trò quả, cho một nhân khác. Về giáo lý nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo
của Ðạo Phật đã được truyền vào nước ta rất sớm. Giáo lý này đương nhiên đã
trở thành nếp sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với người Việt Nam có hiểu
biết, có suy nghĩ. Người ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, dù tối thiểu thì đó cũng
là kết quả tự nhiên âm thầm của lý nghiệp báo, nó chẳng những thích hợp với
giới bình dân mà còn ảnh huởng đến giới trí thức. Có thể nói mọi người dân Việt
điều ảnh hưởng ít nhiều qua giáo lý này. Vì thế, lý nghiệp báo luân hồi đã in dấu
đậm nét trong văn chương bình dân, trong văn học chữ nôm, chữ hán, từ xưa cho
đến nay để dẫn dắt từng thế hệ con người biết soi sáng tâm trí mình vào lý nhân
quả nghiệp báo mà hành động sao cho tốt đẹp đem lại hòa bình an vui cho con
người. Thậm chí trẻ con mười tuổi cũng tự nhiên biết câu: "ác giả ác báo", hay
"chạy trời không khỏi nắng". Mặt khác họ hiểu rằng nghiệp nhân không phải là
định nghiệp mà có thể làm thay đổi, do đó họ tự biết sửa chữa, tu tập cải ác tùng
thiện. Sống ở đời, đột nhiên những tai họa, biến cố xảy ra cho họ, thì họ nghĩ
rằng kiếp trước mình vụng đường tu nên mới gặp khổ nạn này. Không than trời
trách đất, cam chịu và tự cố gắng tu tỉnh để chuyển hóa dần ác nghiệp kia.
Nguyễn Du đã thể hiện ý này trong truyện Kiều rằng:
Cho hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Hoặc:

SVTH: Hoàng Thanh Hòa


Trang 7


Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

Có trời mà cũng có ta
Tu là cội phúc, tình là dây oan
Nếu ta nắm vững nguyên tắc nhân quả nghiệp báo như trên, thì chúng ta có thể
chuyển nghiệp ngay trong hiện kiếp. Cái đích của việc chuyển nghiệp, tái tạo cá
nhân là đến được trí tuệ tối hậu. Khởi đầu của việc chuyển nghiệp là bắt đầu thay
đổi hành nghiệp thiện và ác từ ba nghiệp Thân, Khẩu và Y của chính mỗi cá
nhân. Chứ không ngồi một chỗ tưởng tượng đến những kết quả tốt đẹp sẽ đến
với mình. Từ những hành nghiệp thiện, giảm bớt điều ác, dần dần ta sẽ chuyển
hóa và tạo cho ta có một cuộc sống yên vui cho hiện tại và mai sau.
b. Về đạo lý
Ðạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh của
phật giáo đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn của người Việt.
Ðều này ta thấy rõ qua con người và tư tưởng của Nguyễn Trãi (1380-1442), một
nhà văn, nhà chính trị, nhà tư tưởng việt Nam kiệt xuất, ông đã khéo vận dụng
đạo lý Từ Bi và biến nó thành đường lối chính trị nhân bản đem lại thành công
và rất nổi tiếng trong lịch sử nước Việt. Ông nói điều đó trong Bình Ngô Ðại Cáo
rằng:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Bằng cách:
Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn
Ðem chí nhân để thay cường bạo
Cho nên khi đại thắng quân xâm lược, đối với tù binh nhà Minh, chúng ta không

những không giết hại mà còn cấp cho thuyền bè, lương thực để họ về nước.
SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 8


Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

Thần vũ chẳng giết hại
Thuận lòng trời ta mở đất hiếu sinh
Tinh thần thương người như thể thương thân này đã biến thành ca dao tục ngữ
rất phổ biến trong quần chúng Việt Nam như "lá lành đùm lá rách", hay
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Ðó là những câu ca dao, tục ngữ mà bất cứ người Việt Nam nào cũng điều thấm
nhuần và thuộc nằm lòng, nói lên lòng nhân ái vị tha của dân tộc Việt Nam.
Ngoài đạo lý Từ Bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo lý khác của
đạo phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng
sanh. Ðạo lý này được xây dựng theo một trình tự phù hợp với bước phát triển
của tâm lý về tình cảm của dân tộc Việt. Tình thương ở mọi người bắt đầu từ
thân đến xa, từ tình thương cha mẹ, họ hàng lan dần đến tình thương trong các
mối quan hệ xã hội với thầy bạn, đồng bào quê hương đất nước và mở rộng đến
quê hương cao cả đối với cuộc sống của nhân loại trên vũ trụ này. Ðặc biệt trong
đạo lý tứ ân, ta thấy ân cha mẹ là nổi bật và ảnh hưởng rất sâu đậm trong tình
cảm và đạo lý của người Việt. Vì đạo Phật rất chú trọng đến hiếu hạnh, và được
Ðức Phật đã thuyết giảng đề tài này trong nhiều kinh khác nhau như Kinh Báo
Phụ Mẫu Ân, kinh Thai Cốt, kinh Hiếu Tử, kinh Ðại Tập, kinh Nhẫn Nhục, kinh
Vu Lan... nhắc đến công lao dưỡng dục của cha mẹ, Phật dạy: "muôn việc ở thế

gian, không gì hơn công ơn nuôi dưỡng lớn lao của cha mẹ" (Kinh Thai Cốt),
hay kinh Nhẫn Nhục dạy: "cùng tốt điều thiện không gì hơn hiếu, cùng tốt điều
ác không gì hơn bất hiếu". Bởi Phật Giáo đặc biệt chú trọng chữ hiếu như thế
nên thích hợp với nếp sống đạo lý truyền thống của dân tộc Việt.

SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 9


Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

Nhìn chung, đạo lý hiếu ân trong ý nghĩa mở rộng có cùng một đối tượng
thực hiện là nhắm vào người thân, cha mẹ, đất nước, nhân dân , chúng sanh, vũ
trụ, đó là môi trường sống của chúng sanh gồm cả mặt tâm linh nữa. Ðạo lý Tứ
Ân còn có chung cái động cơ thúc đẩy là Từ Bi, Hỷ Xã khiến cho ta sống hài hòa
với xã hội, với thiên nhiên để tiến đến hạnh phúc chân thực và miên trường. Từ
cơ sở tư tưởng triết học và đạo lý trên đã giúp cho Phật Giáo Việt Nam hình
thành được một bản sắc đặc thù rất riêng biệt của nó tại Việt Nam, góp phần làm
phong phú và đa dạng hóa nền văn hóa tinh thần của dân tộc Việt.
c. Về mặt giáo dục:
Đạo Phật đã ra đời trong một thực tại đa diện, phồn tạp của nền văn minh
Ấn Độ, xuất hiện để dung hòa các trào lưu tư tưởng đối nghịch, để san bằng
những ngăn cách xã hội giữa các đẳng cấp. Rồi từ những căn bản đó, Phật giáo
đã duỗi dài nguyên lý vào cuộc sống con người khắp mọi nơi. Trong cội rễ sâu
xa, ngay từ khởi thủy tư tưởng giáo dục của triết lý Phật giáo đã mang trong
mình những giá trị nhân bản chung toàn nhân loại. Đặc trưng cơ bản nhất đó là
tính toàn vũ trụ, toàn diện, tổng hợp. Trong đó lòng Từ bi – Bình đẳng – Vô ngã

cùng sự hướng thiện mà đạo Phật muốn giáo dục con người với mục đích “cứu
khổ” là quan trọng nhất.
Theo Đạo Phật, chính “chấp ngã” đã gây ra cho lịch sử loài người những
cuộc chiến tranh núi xương sông máu, chiến tranh tội ác và bạo lực đã và đang là
điều nhức nhối của toàn nhân loại. Trong tình hình này Phật Giáo kêu gọi mọi
người hãy dứt các việc làm ác mà hãy hành thiện, khuyên con người dang rộng
vòng tay ôm vũ trụ vào lòng và đừng bao giờ khép kín tâm tư lại. Hãy phát triển
nhân đạo và từ bi quên đi những cái ta ích kỷ, nhỏ hẹp để được yêu vũ trụ rộng
lớn.

SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 10


Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

Vì thế tính giáo dục của Phật giáo đã đến với nhân loại với tinh thần khoan
dung kêu gọi mọi người nhường cơm xẻ áo, nhìn nhau bằng ánh mắt từ hòa, góp
phần hình thành nên nền đạo đức xã hội, để hòa điệu với cái “ta rộng lớn” của
toàn thể vũ trụ vô biên, Đức Phật đã từng dạy: “Một hạnh phúc vĩnh cửu chỉ
sống mạnh trong một tâm hồn giải thoát và tâm hồn giải thoát chỉ có thể thực
hiện một khi cá nhân chịu nhường bước. Một bản ngã đứng tách riêng ra ngoài
là không thể tồn tại khỏe mạnh được. Đó là mục đích giáo dục con người hoàn
thiện cả về tài lẫn đức trong một xã hội văn minh”.
Vì vậy nội dung giáo dục của triết lý Phật giáo chẳng khác gì lời kêu gọi
hòa bình – một nhu cầu luôn cần cho mọi người, mọi nhà, và là tài sản quý báu
nhất của nhân loại. Đây là giá trị nhân đạo nhất và khác với mọi tôn giáo khác,

trong suốt lịch sử tồn tại và phát triển Phật giáo luôn xuất hiện và thâm nhập vào
các dân tộc như sứ giả của hòa bình và an lạc.
Bên cạnh đó, Phật giáo còn giáo dục con người sống có đạo đức và đạt
được hạnh phúc. Phật giáo cho con người là hơn cả vì có thể thực hiện được tất
cả sự tốt đẹp để có thể sống hài hòa. Để giáo dục đạo Phật đã đưa ra bốn chân lý
kỳ diệu, với yếu tố biện chứng, kết cấu chặt chẽ khi đưa ra lý thuyết “ngũ uẩn”,
chỉ rõ căn nguyên của khổ đau là do thâm, sân , si cùng với lý luận về thập nhị
nhân duyên, đồng thời khẳng định con đường diệt khổ đó là “trung đạo”, “bát
chánh đạo”... chứa đựng sự lý đầy thuyết phục và hướng con người đến nếp sống
thiện lánh xa cái ác. Dạy con người sống cảm thông, hỷ xả với nhau một cách
hòa mục. Vị tha dạy con người sống vì người khác, bao dung độ lượng đó là
phương pháp giúp con người đạt được đức hạnh. Đây là động lực nảy sinh mọi
điều tốt lành.
Phật giáo khẳng định tất cả mọi người đều có “Phật tánh” sẽ đạt được nếu
thực hành đúng theo giáo lý trau dồi đạo đức trong cuộc sống của chính mình sẽ
được hạnh phúc. Từ đó ta thấy giá trị tinh thần đạo đức toàn diện của giáo dục
SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 11


Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

Phật giáo là trình bày sự thật về những mối tương quan giữa sự vật hiện hữu
trong cuộc đời để giúp con người có được chính kiến hòng tạo lập cuộc sống của
mình và chuyển đổi hoàn cảnh, để có thể chinh phục và cảm hóa được mọi người
xung quanh.
Thế giới này đang sôi sục chiến tranh, mọi bảng giá trị hầu như được con

người quy chiếu bằng thước đo đồng tiền. Thái độ “chấp thủ” của từng cá nhân
ngày càng nhân lên, thay vì “xả ly” họ lại tự trói mình bằng gông cùm trong hiện
hữu. Con người hiện đại ít nhiều đã tự đánh mất phẩm chất cao quý của mình để
chạy theo lợi nhuận.
Dù vậy, Đạo Phật đã dạy một đời sống tốt đẹp không chỉ tạo bằng thức ăn
ngon, áo mặc đẹp, mái nhà xinh xắn, mà còn được sinh động bởi ý định trong
sạch, một lòng từ bi không giáo điều cũng không triết lý bác học. Mà đó là lòng
kính trọng phẩm giá quyền lợi của mọi người. Để hết chiến tranh, xây dựng xã
hội văn minh, con người phải hết tham lam, thù hận cố chấp. Muốn sống hòa
bình an lạc, con người phải có tình thương và hiểu biết. Hòa bình không thể có
được chỉ bằng cầu nguyện, ký tên, hay hội thảo kêu gọi suông mà phải làm sao
cho mọi người tỉnh thức và chuyển hóa. Những lời kêu gọi đó hết sức có giá trị
và nhắc nhở cảnh tỉnh nhân loại hãy đoàn kết góp phần tích cực vào công cuộc
giữ gìn hòa bình.
Mặt khác trong điều kiện sản xuất chưa phát triển mạnh của xã hội, nhu
cầu vật chất ngày càng cao, nên cuộc sống con người gặp khó khăn, nên cái khổ
vẫn là điều tất yếu, đôi khi con người cảm thấy bi quan thất vọng. Do vậy, sự giải
thích cuộc đời con người chỉ quẩn quanh trong nỗi khổ “nhân sinh là khổ” hết
sức có ý nghĩa. Việc đưa ra con đường diệt khổ, tự giải thoát mà không chờ bất
kỳ cứu nhân độ thế nào đã trở thành tư tưởng giáo dục đầy khích lệ hấp dẫn,
mang tính nhân văn sâu sắc.
SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 12


Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái


Tư tưởng giáo dục này cũng có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi
mới của Việt Nam, nhằm xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc, mà trong đó quần chúng nhân dân là hạt nhân cơ bản để xây dựng nên tòa
lâu đài văn minh của xã hội, đem lại hòa bình cho toàn thể nhân dân ta.
2. Những giá trị và hạn chế của Phật giáo đến việc hình thành nhân
cách
• Giá trị:

Phật giáo là một tôn giáo, nhưng trong đó hai yếu tố tôn giáo và triết học
quện vào nhau, làm cơ sở luận chứng cho nhau. Ở đây, chúng ta chú ý tới yếu tố
triết học. Về mặt này, Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn tới phương pháp tư duy của
người Việt Nam. Trong đó có những giá trị, đồng thời cũng có nhiều hạn chế.
Tiếp thu Phật giáo, tư duy người Việt có thêm một loạt khái niệm và phạm trù
nói lên bản thể luận, nhận thức luận là những vấn đề cơ bản của triết học. Trong
thế giới quan phức hợp nhiều thành phần của người Việt Nam thì Phật giáo là
thành phần có ý nghĩa triết học nhiều nhất.
Hơn tất cả các học thuyết khác của Phương Đông, Phật giáo chú ý đến mặt
phát triển tự nhiên của con người, đó là sinh, lão, bệnh, tử. Bốn chặng đó của
cuộc đời phản ánh sự phát triển tất yếu của cơ thể con người, mà nếu ai đó nhận
thức được thì sẽ không sợ hãi trước sự thay đổi của cuộc đời, thậm chí còn bình
thản, lạc quan trước cái chết. Nhiều nhà sư trong thời Lý - Trần đã có một quan
niệm như thế.
Phật giáo đề cập đến vấn đề ngũ uẩn: sắc, thụ, tưởng, hành, thức là những
vấn đề có ý nghĩa nhận thức luận sâu xa. Tuy đối tượng của nhận thức đó là tâm
và tính chất là duy tâm nhưng ở trong quá trình ngũ uẩn chứa đựng một quá trình
nhận thức gồm các bước hợp lý: từ sự vật khách quan (sắc), con người cảm thụ

SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 13



Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

được (thụ), suy nghĩ (tưởng), rồi đem thực hiện (hành) và cuối cùng là hiểu biết
(thức). Ở đây, nếu bóc cái vô thần bi ra, ta thấy có những hạt nhân hợp lý.
Phật giáo đưa vào hệ tư tưởng Việt Nam những quan niệm biện chứng với
các khái niệm " vô thường ", " vô ngã ". Ở đó cho thấy Phật giáo nhìn sự vật
trong sự vận động và biến đổi liên tục, không có gì là trụ lại mãi mãi, không có
ai là tồn tại mãi mãi. Tuy nhận thức đó chỉ thấy được cái biến đổi mà không thấy
được cái ổn định tương đối, chỉ thấy được cái vận động mà không thấy được cái
hình thức của vận động, tuy dễ đi tới chiều hướng bi quan và thái độ buông xuôi,
nhưng mặt khác phải thấy nhận thức như vậy là có chiều sâu, là thấy được một
phương diện cơ bản của phát triển sự vật.
Phật giáo đề cập đến thuyết nhân duyên, đến mối quan hệ nhân quả, đến
việc xét sự vật phải từ kết quả tìm ra nguyên nhân và xem kết quả này là nguyên
nhân của kết quả khác trong mối quan hệ khác.Phật giáo đề ra tư tưởng từ bi bác
ái, chủ trương hỉ xả cứu khổ cứu nạn là những tư tưởng gây được xúc động lòng
người và đã trở thành một trong những nguồn gốc của lòng thương người, của
chủ nghĩa nhân đạo. Tuy ở đó có nội dung báo ứng, có tư tưởng nhẫn nhục chịu
đựng và không phân biệt bạn thù, song việc làm do tác động của tư tưởng trên
biểu hiện một sự quan tâm đến con người, cứu vớt con người.
Không những góp phần làm nên những yếu tố có ý nghĩa triết học sâu sa
trong phương pháp tư duy của người Việt Nam, Phật giáo còn ảnh hưởng tích
cực đến đời sống tinh thần của dân ta qua các mặt như: ngôn ngữ, ca dao và thơ
ca, phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật….. Nhờ đó mà đời sống tinh
thần, văn hóa con người Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng.
• Hạn chế:

Tuy vậy, Phật giáo có những hạn chế, những ảnh hưởng tiêu cực đến tư
duy người Việt. Phật giáo chỉ thấy cá nhân con người mà không thấy xã hội con
SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 14


Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

người, chỉ thấy con người nói chung mà không thấy con người thuộc các giai cấp
đối kháng nhau trong xã hội trước đây, không thừa nhận sự đấu tranh giai cấp
trong xã hội. Do đó, không thấy được nguyên nhân xã hội đưa đến sự khổ ải của
con người, không thấy được sự cần thiết phải đấu tranh chống áp bức, bóc lột vì
thế quan niện từ bi, bác ái trong một số trường hợp bất lợi cho sự đấu tranh giải
phóng giai cấp, chống áp bức.
Phật giáo không bàn tới lĩnh vực chính trị, vì thế mỗi khi nhà sư bước sang
lĩnh vực chính trị - xã hội, họ phải sử dụng các tư tưởng của nhà Nho hay Lão trang. Nhà sư Viên Thông cho rằng: "Lòng dân là gốc trị loạn", trong đó "lòng
dân" là khái niệm và tư trưởng của nhà nho; hoặc nhà sư Đỗ Pháp Thuận nói:
"Vô vi cư diện các, xứ xứ tức đao binh" (nếu đường lối vô vi ngự trị trong triều
đình, thì nơi nơi sẽ tắt chiến tranh) trong đó " vô vi" là khái niệm của Lão Trang, mặc dù khái niệm đó đã được giải thích theo quan niệm nhà Phật.
Hạn chế lớn nhất của Phật giáo đối với phương pháp tư duy của người
Việt Nam là quan điểm duy tâm thần bí. Quan điểm này khiến người ta không
hướng vào hiện thực, mà hướng vào nghiệp, vào quả báo, vào thần linh để mong
được phù hộ, độ trì. Và một khi tư duy như vậy thì không cần gì đến sự tìm tòi
và khám phá, sáng tạo và hành động

SVTH: Hoàng Thanh Hòa


Trang 15


Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

CHƯƠNG III: TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM
HIỆN NAY
3.2.Chúng ta cũng có thể thấy rằng tư tưởng Phật giáo có ảnh hưởng ít
nhiều đến đời sống của thanh thiếu niên hiện nay. Ở các trường phổ thông, tổ
chức đoàn, đội luôn phát động các phong trào nhân đạo như “ Lá lành đùm lá
rách”, “ quỹ giúp bạn nghèo vượt khó”, “quỹ viên gạch hồng”… Ngay từ nhỏ
các em học sinh đã được giáo dục tư tưởng nhân đạo, bác ái, giúp đỡ người khác
mà cơ sở của nền tảng ấy là tư tưởng giáo lý nhà Phật đã hoà tan với giá trị
truyền thống của con người Việt Nam. Lên đến cấp III và vào Đại học, những
thanh thiếu niên có những hoạt động thiết thực hơn. Việc giúp đỡ người khác
không phải hạn chế ở việc xin bố mẹ tiền để đóng góp mà có thể bằng chính kiến
thức, sức lực của mình. Sự đồng cảm với những con người gặp khó khăn, những
số phận bất hạnh cô đơn, cộng với truyền thống từ bi, bác ái đã giúp những học
sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường có đủ nghị lực và tâm huyết để lập
ra những kế hoạch, tham gia vào những hoạt động thiết thực như hội chữ thập
đỏ, hội tình thương, các chương trình phổ cập văn hoá cho trẻ em nghèo, chăm
nom các bà mẹ Việt Nam nghèo... Hình ảnh hàng đoàn thanh niên, sinh viên
hàng ngày vẫn lăn lội trên mọi nẻo đường tổ quốc góp phần xây dựng đất nước,
tổ quốc ngày càng giàu mạnh thật đáng xúc động và tự hào. Tất cả những điều đó
chứng tỏ thanh niên, sinh viên ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo đầy tham
vọng trong cuộc sống mà còn thừa hưởng những giá trị đạo đức tốt đẹp của ông
cha, đó là sự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người, lòng thương yêu
giúp đỡ mọi người qua cơn hoạn nạn mà không chút nghĩ suy, tính toán. Và ta

không thể phủ nhận Phật giáo đã góp phần tạo nên những giá trị tốt đẹp ấy.
Chúng ta càng phải nhắc đến giá trị đó trong khi cuộc sống ngày nay ngày càng
xuất hiện những hiện tượng tiêu cực. Trong khi có những sinh viên còn khó khăn
SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 16


Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

đã dồn hết sức mình để học tập cống hiến cho đất nước thì vẫn còn một số bộ
phận thanh niên ăn chơi, đua đòi, làm tiêu tốn tiền bạc của cha mẹ và đất nước.
Tối đến, người ta bắt gặp ở các quán bar, sàn nhảy những cô chiêu, cậu ấm đang
đốt tiền của bố mẹ vào những thú vui vô bổ. Rồi những học sinh, sinh viên lầm
đường lỡ bước vào ma tuý, khiến cho bao gia đình tan nát, biết bao ông bố bà mẹ
cay đắng nhìn những đứa con của mình bị chịu hình phạt trước pháp luật. Thế hệ
trẻ ngày nay nhiều người chỉ biết chạy theo vật chất, bị cuốn hút bởi những thứ
ăn chơi sa đoạ làm hại đến gia đình và cộng đồng. Hơn bao giờ hết việc giáo dục
nhân cách cho thế hệ trẻ trở nên rất quan trọng và một trong những phương pháp
hữu ích là nêu cao truyền bá tinh thần cũng như tư tưởng nhà Phật trong thế hệ
trẻ. Đó thực sự là công việc cần thiết cần làm ngay.
3.3. Do nhiều nguyên nhân nhưng trước hết với sự xâm nhập của
nhiều trào lưu tư tưởng, học thuyết Phương Tây vào nước ta cách đây vài ba thế
kỷ. Đặc biệt là sự giác ngộ lý luận Mác - Lênin, chủ nghĩa cộng sản của giai cấp
công nhân và quần chúng nhân dân lao động đã tạo tiền đề xây dựng hệ thống tư
tưởng, nguyên tắc hành động cho phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam,
lấy đó làm vũ khí chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. Đảng ta rất chú trọng
việc truyền bá học thuyết này cho quần chúng nhân dân nhất là đối tượng thanh

thiếu niên, những người chủ tương lai của đất nước. Chính vì vậy, thanh thiếu
niên, chúng ta ngày nay khi rời ghế nhà trường được trang bị không những kiến
thức để làm việc mà còn cả kiến thức về lý luận chính trị. Điều này giúp ta nhận
thức được về cơ bản giữa mô hình lý tưởng nhân đạo của Phật giáo và chủ nghĩa
cộng sản là: Một bên là duy tâm, một bên duy vật. Một bên diệt dục triệt để bằng
ý chí và coi dục là căn nguyên của mọi tội lỗi, một bên thì cố gắng thoả mãn nhu
cầu ngày càng tăng của con người bằng lao động với năng suất và chất lượng cao
nhằm cải tạo thế giới, coi đó là tiêu chuẩn đánh giá tính nhân đạo thực sự tiến bộ
của xã hội, một bên hứa hẹn một mô hình niết bàn bình đẳng tự do cho tất cả mọi
SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 17


Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

người, từ bi bác ái như nhau, không còn bị ràng buộc bởi các nhu cầu trần tục,
còn bên kia khẳng định mô hình lý tưởng cho mọi người lao động, coi lao động
là nhu cầu sống chứ không phải phương tiện sống, lao động không còn là nguồn
gốc của khổ đau, qua lao động con người hoàn thiện cả bản thân và hoàn thiện cả
xã hội.
3.4. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, mọi lĩnh vực
trong đời sống con người đều có bước nhảy vọt. Xu thế toàn cầu hoá thể hiện
ngày càng rõ nét. Điều kiện đó đòi hỏi con người phải hết sức năng động, nhanh
nhạy nắm bắt vấn đề trong cuộc sống. Trong khi đó, theo giáo lý nhà Phật con
người trở nên không có tham vọng tiến thân, bằng lòng với những gì mình đã có,
sống nhẫn nhục, không đấu tranh, hướng tới cõi niết bàn khi cuộc sống trần gian
đã chấm dứt. Như vậy đạo đức Phật giáo đã tách con người ra khỏi điều kiện

thực tiễn của xã hội, làm cho con người có thái độ chấp nhận chứ không phải là
cải tạo thế giới. Đạo đức xuất thể của Phật giáo là chạy trốn nhu cầu bản năng
chứ không phải chế ngự thiên nhiên, bắt nó phục vụ cho mình. Các chương trình
xã hội của Phật giáo không phải cải tạo lại điều kiện sống mà chỉ để cố san bằng
xã hội bằng đạo đức, trong xã hội đó ai cũng từ bi, bác ái, hỉ xả, nhẫn nhục... Đạo
đức nhà Phật mất dần giá trị cũng chính thái độ yếu thế này, với nhà Phật những
nhu cầu về thể xác thì bị coi là trần tục, kém đạo đức, nhất là trong cuộc sống
ngày nay, khi mà con người đã đạt được một trình độ nhất định, quan niệm trên
càng không thể chấp nhận được. Do đó, ảnh hưởng của Phật giáo càng xa rời thế
hệ trẻ.
3.5. Chúng ta cũng nhận thấy rằng, ngày nay trong số những người đi
chùa, nhiều người không có đủ tri thức về Phật giáo cho nên khó có thể giáo dục
đạo Phật một cách tự giác, tích cực trong xã hội và gia đình. Người dân lên chùa
thường quá chú trọng đến lễ vật, đến các ham muốn tầm thường. Do không được
giáo dục đầy đủ, đúng đắn giáo lý nhà Phật, số đông thanh thiếu niên đã đua theo
SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 18


Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

thị hiếu của mọi người. Họ đến chùa cúng bái, thắp hương vái xin Phật, Bồ Tát,
La Hán phù hộ độ trì cho họ đạt được mong muốn của mình. Những mong muốn
ấy thường là chuyện học hành, tình cảm, sức khoẻ, vật chất... hoặc hơn nữa, họ
coi đến chùa chỉ là hình thức đi chơi, giải trí với bạn bè kèm theo đó là sự thiếu
nghiêm túc trong ăn mặc, đi đứng, nói năng. Số lượng học sinh, sinh viên nói
riêng cũng như số lượng người dân đi chùa gần đây càng đông, song xem ra ý

thức cầu thiện, cầu mạnh về nội tâm còn quá ít so với những mong muốn tư lợi.
Có rất ít người đến chùa để tìm sự thanh thản trong tâm hồn, để tu dưỡng nghiền
ngẫm đạo lý làm người, về thiện - ác. Như vậy, mục đích đến chùa của nột số
người dân đã sai lầm so với điều mà giáo lý nhà Phật muốn hướng con người ta
vào.
3.6.Thời đại ngày nay, là thời đại phát triển. Nước ta vừa trải qua mấy
chục năm chiến tranh và hàng chục năm sống dưới chế độ quan liêu bao cấp, đời
sống còn nghèo nàn, lạc hậu rất đến sự phát triển. Phát triển có nghĩa là sự tăng
trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống vật chất và văn hoá. Đảng và Nhà nước
đã chỉ ra nhiệm vụ trước mắt làm dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn
minh. Để đạt mục tiêu này nước ta cần có những người năng động, lạc quan, tin
tưởng, dũng cảm mở rộng sáng tạo. Vì vậy việc cần làm hiện nay là phải xác
định rõ Phật giáo có ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của người Việt
Nam như thế nào để từ đó đưa ra những chính sách phát triển phù hợp với lòng
dân, làm cho xã hội ngày càng phát triển tiến bộ và tốt đẹp hơn.

SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 19


Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

KẾT LUẬN
Dù còn những hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận những giá trị
đạo đức to lớn mà Phật giáo đã mang lại. Đặc trưng hướng nội của Phật giáo
giúp con người tự suy ngẫm về bản thân, cân nhắc các hành động của mình để
không gây ra đau khổ bất hạnh cho người khác. Nó giúp con người sống thân ái,

yêu thương nhau, xã hội yên bình. Tuy nhiên, để giáo dục nhân cách đạo đức của
thế hệ trẻ thì như thế vẫn chưa đủ. Bước sang thế kỷ XXI, chuẩn mực nhân cách
mà một thanh niên cần có đòi hỏi phải hoàn thiện cả về mặt thể xác lẫn tinh thần,
phải có đủ khả năng chinh phục cả thế giới khách quan lẫn thế giới nội tâm. Đạo
đức thế kỷ XXI do vậy có thể khai thác sự đóng góp tích cực của Phật giáo để
xây dựng đạo đức nhân văn toàn thiện hơn.
Như vậy trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai, Phật giáo luôn luôn tồn
tại và gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam. Việc khai thác hạt nhân
tích cực hợp lý của Đạo Phật nhằm xây dựng nhân cách con người Việt Nam, đặc
biệt là thế hệ trẻ, là một mục tiêu chiến lược đòi hỏi sự kết hợp giáo dục tổng
hợp của xã hội - gia đình - nhà trường - bản thân cá nhân, một sự kết hợp tự giác
tích cực cả truyền thống và hiện đại. Chúng ta tin tưởng vào một thế hệ trẻ hôm
nay và mai sau cường tráng về thể chất, phát triển về trí tuệ, phong phú về tinh
thần, đạo đức tác phong trong sáng, kế thừa truyền thống cha ông cũng như
những giá trị nhân bản Phật giáo sẽ góp phần bảo vệ và xây dựng xã hội ngày
càng ổn định, phát triển.

SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 20


Tiểu luận Triết học Mác - Lênin

GVHD: PGS.TS. Lê Hữu Ái

TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Gồm các tài liệu lịch sử giá trị hiện nay là :
- Việt Nam Phật giáo sử lược. Thích Mật Thể, Minh Ðức, Ðà Nẵng, 1970.
- Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Tài Thư (chủ biên) nhà xuất bản Khoa

học Xã hội, Hà Nội 1988.
(2) Lịch sử Bang giao Việt Nam và Ðông Nam Á, GS TS Phan Lạc Tuyên, Viện
đào tạo mở rộng khoa Ðông Nam Á Học, Thành Phố Hồ Chí Minh, 1993.
(3) "Những con đường tơ lụa" tạp chí Unesco số tháng 3 năm 1989. Ferdinad
Von Richthojen, một nhà địa lý, địa chất người Ðức, gọi những con đường
thương mại nối liền Ðông Tây ấy là Seidenstrassen. Ðó là con đường truyền bá
tư tưởng, kỹ thuật, tôn giáo, nghệ thuật và đã góp phần vào sự giao phối giữa các
nền văn minh.
(4) Lịch sử Phật giáo thế giới, tập II, Tịnh Hải pháp sư, nhà xuất bản Ðại Học và
Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1992.

SVTH: Hoàng Thanh Hòa

Trang 21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×