Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thanh toán bằng mã QR ở Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp không ngừng chạy đua trên con
đường tìm kiếm được lợi nhuận siêu ngạch. Và để thực hiện được điều đó, một
giải pháp mà hầu như công ty nào cũng sử dụng và đặt lên hàng đầu đó chính là
cắt giảm chi phí.
Chi phí sản xuất là yếu tố vô cùng quan trọng, tỷ lệ nghịch với lợi nhuận mà doanh
nghiệp có thể nhận được sau một chu kỳ kinh doanh. Vì vậy các nhà đầu tư phải
cân nhắc về một hình thức thanh toán đơn giản, doanh nghiệp không cần đầu tư
nhiều cho cơ sở hạ tầng ban đầu, có thể dễ dàng triển khai đại trà, nhanh chóng
với chi phí thấp và ứng dụng rất đa dạng trong đời sống như thanh toán tại quầy,
thanh toán trên hóa đơn, thanh toán trên website, Facebook, catalogue, tờ rơi,
biển quảng cáo,…
Với thời kì công nghệ 4.0, công nghệ ngày càng phát triển và con người dần ưa
chuộng những thứ hiện đại, tiện lợi và nhỏ gọn hơn. Nhận thấy được tính cần
thiết của nhu cầu người dân, các nhà công nghệ đã phát triển và cho ra đời nhiều
loại ứng dụng thanh toán mà không cần dùng đến tiền mặt như thanh toán điện
tử, bằng thẻ và đặc biệt là thanh toán bằng QR. Trong những năm gần đây, thanh
toán bằng cách quét mã QR đã trở thành một hình thức phổ biến ở Trung Quốc.
Hiện nay, tại nhiều thành phố khác nhau trên khắp đất nước tỷ dân, từ siêu thị
đến cửa hàng thông thường đã áp dụng công nghệ thanh toán QR từ Alipay của
Alibaba và WeChat Pay của Tencent.


Trên thực tế, Trung Quốc đã phát triển kỹ thuật số đến mức một số nhà hàng
thậm chí không sử dụng menu vật lý nữa mà khách hàng chỉ cần quét mã QR trên
bàn rồi đặt món ăn trên điện thoại. Nhận thấy xu hướng phát triển này, nhóm
chúng em lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thanh toán bằng mã QR ở Trung Quốc” để
thấy được những đóng góp và hạn chế trong việc sử dụng, từ đó có những đề
xuất, liên hệ sang nền kinh tế Việt Nam và tìm ra phương hướng phát triển mới về
thanh toán trong tương lai.


I.

Khái niệm
1. Mã QR là gì?
Mã QR (QR Code) là một mã ma trận (hay mã vạch hai chiều) được phát triển bởi
Công ty Denso Wave (công ty con của Toyota) vào năm 1994. Chữ “QR” là từ viết
tắt của cụm từ tiếng Anh “Quick Response”, có nghĩa là đáp ứng nhanh, vì người
tạo ra nó có ý định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao. Không cần dùng thẻ
hay tiền mặt.
2. Phân loại mã QR: Có thể chia ra làm 2 loại mã QR code như sau:
QR Code cá nhân và QR Code cửa hàng.
3. Lợi ích của việc sử dụng mã QR là gì?
 Không cần thiết bị đặc biệt
Một trong những thách thức khi thanh toán di động là tìm giải pháp hoạt động
tương thích giữa các thiết bị với nhau. Phương thức thanh toán bằng mã QR giúp
khắc phục thử thách này, vì tất cả những gì bạn cần để quét mã QR chỉ là một
chiếc camera có sẵn trên điện thoại.
 Nhanh chóng, dễ sử dụng
Không cần nhập thông tin tài khoản của người mua hàng, số thẻ hay số tài khoản
giống như các phương thức thanh toán khác. Chỉ cần quét mã QR và nhập số tiền
thanh toán, giao dịch sẽ hoàn thành nhanh gọn trong vài giây mà không cần khai
thác bất cứ thông tin người dùng nào.
Ví dụ dưới đây là thí nghiệm để so sánh phân tích thời gian và độ chính xác của ba
loại phần mềm phổ biến hiện nay đối với 3 loại mã QR khác nhau (tính trên s)
Alipay Wechat
QR1 time
0.54
0.42
QR2 time
0.51

0.45
QR3 time
0.47
0.38
Bảng 1- Different App QR Code Time Consumption
 An toàn cao

Meituan
0.64
0.6
0.51


Lưu trữ thông tin thanh toán trên điện thoại di động cá nhân và mua hàng mọi
nơi, an toàn hơn nhiều so với việc mang theo cả xấp tiền mặt, hay thẻ ngân hàng,
thẻ tín dụng. Nó có thể tạo ra lỗ hổng lớn khiến kẻ xấu đánh cắp thông tin tài
khoản và thực hiện các trò gian lận. Trong khi sử dụng mã QR Code thanh toán là
tuyệt đối an toàn. Với hai lớp bảo mật cùng định dạng đặc biệt của mã QR (theo
tiêu chuẩn toàn cầu của EMVCo quốc tế), khách hàng sẽ hoàn toàn an tâm khi
giao dịch thanh toán bằng QR code
 Tính bảo mật
Mã QR được mã hóa và thông tin được truyền qua mạng trong bản mã.
Đối với các nỗ lực để thử giải mã, thời gian giải mã sẽ vượt quá thời gian hợp lệ
của thông tin. Hơn nữa, mã QR được tạo bởi phần mềm được bảo vệ chống lại
bản sao và giả mạo. Các hackers không thể giả mạo thông tin trong mã QR hoặc cơ
sở dữ liệu của nó ở trong hệ thống. Và do đó, bảo mật của loại mã này được đảm
bảo.
a)
b)


c)
d)

e)

4. Nhược điểm của việc thanh toán bằng mã QR:
Không thể quét mã QR bằng máy quét laze mà phải cần một máy quét hình
ảnh để làm việc
Thanh toán bằng thẻ nhanh hơn và dễ dàng hơn thanh toán di động dựa
trên QR Code. QR tối ưu nhất là khi chúng ta đi mua sắm và thanh toán thay
cho dùng tiền mặt còn đối với việc thanh toán các khoản nợ cũng như
chuyển khoản thì sử dụng thanh toán bằng thẻ sẽ dễ dàng hơn, không cần
đi đến tận nơi để quét mã.
Thiếu ánh sáng, bề mặt phản chiếu có thể khiến mã không thể đọc được.
Một loạt các vụ tấn công và gắn thẻ là một mối đe dọa đáng kể đối với việc
quét mã QR. Trong hầu hết các khoản thanh toán Mã QR, khách hàng quét
mã chứa thông tin về sản phẩm hoặc người bán. Các khách hàng sau đó
được chuyển hướng đến trang thanh toán trên ứng dụng thanh toán hoặc
internet của họ trình duyệt để hoàn tất giao dịch. Attagging, là sự thay thế
của một mã QR với mã QR độc hại chứa vi-rút được nhúng vào mã. Điều
này có thể cho người dùng gian lận vì giao dịch có thể diễn ra không an toàn
trong một môi trường qua Internet. Những kẻ tấn công có thể nắm bắt tài
khoản và thông tin cá nhân từ các thiết bị này. Giao dịch mã QR cũng khó
theo dõi có xác minh không đầy đủ về danh tính của người dùng để bảo vệ
chống gian lận.
Trong quá trình sàng lọc hình ảnh mã QR, đôi khi hình ảnh có thể bị biến
dạng và nghiêng, gây khó khăn cho việc nhận dạng mã QR chính xác.


5. Độ phổ biến hiện nay của mã QR trên thị trường đặc biệt là Trung

Quốc
Trong 2 năm trở lại đây, phương thức thanh toán QR Code ngày càng được sử
dụng rộng rãi. Từ các chuỗi thời trang như GenViet, Seven Umo, Phan Nguyen …
hay Chuỗi đồ ăn nhanh KFC, Gà 36… thậm chí trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ
đều đang cho phép khách hàng sử dụng QR Code để thanh toán. Và đặc biệt ở
một nước tỉ dân như Trung Quốc, mã QR đã thực sự càn quét, dường như đã xâm
chiếm mọi ngõ ngách trên đất nước Trung Hoa này.
Hai đối thủ cạnh tranh lớn trong nền kinh tế kỹ thuật số Trung Quốc là Alipay và
Wechat Pay khi họ cung cấp dịch vụ tương tự. Cả Alipay và WeChat Pay đều sử
dụng ví điện tử với thanh toán QR. Cả hai ví điện tử đều kết nối với thẻ tín dụng
(Weinswig 2016, 15). Alipay có 450 triệu người dùng đã đăng ký và xử lý 175 triệu
giao dịch mỗi ngày (Zhu, L. 2016). Theo iResearch, Wechat Pay đang bắt kịp,
nhưng Alipay vẫn là công ty thống trị thị trường thanh toán trực tuyến tại Trung
Quốc
Tiền mặt từng là vua ở Trung Quốc. Nhưng đó đã là chuyện cách đây vài năm.
Giờ đây, khi đi ăn ngoài hay mua sắm với bạn bè, người Trung Quốc chỉ cần quét
mã QR trên bàn ăn, hoặc đưa mã QR cá nhân trên smartphone của mình cho nhân
viên thu ngân là có thể thanh toán. Rất nhiều sản phẩm, từ gia vị, đồ lưu niệm
trong bảo tàng đến bút lông viết thư pháp đều cho phép thanh toán di động.
Giờ đây, thay vì hỏi “Chỗ anh có nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng không?”,
người Trung Quốc đã chuyển thành “Chỗ này có nhận trả qua Alipay không? Hay
WeChat Pay?”. Việc này phổ biến đến mức nhiều người đùa rằng sẽ có lúc những
người ăn xin cũng nhận tiền qua điện thoại hơn là tiền mặt.
Theo một báo cáo được công bố vào ngày 10 tháng 10 bởi nhà tư tưởng có thẩm
quyền trong nước "Desire Think Tank", trong năm năm qua, sự đổi mới công nghệ
của Trung Quốc đã mang lại sự cải thiện liên tục về ý thức "đạt được" của mọi
người, và "ý thức đạt được" trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã tăng lên
trong năm năm qua với 72%, đã tăng khoảng 20% trong năm qua. Trong số các
thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau, thanh toán di
động được đại diện bởi Alipay có tỷ lệ đóng góp cao nhất trong việc nâng mức

tăng lợi nhuận của công chúng khi mua lại, chiếm 26%.
Nhiều tuyến bus tại Trung Quốc cũng đã chấp nhận thanh toán di động. Còn với
hệ thống tàu điện ngầm, dù phần lớn vẫn dùng thẻ thông minh trả trước
TransCard, nhiều người đã nạp tiền bằng Alipay hoặc WeChat Pay.


II.
Tác động của nó đến nền Kinh tế Trung Quốc:
Tích cực:
 Giúp Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất thế giới về thanh toán kĩ
thuật số (chiếm 50% thị phần toàn cầu).

 Giúp chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp cắt giảm được 75% chi phí.
Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy các doanh
nghiệp phát triển do không tốn nhiều chi phí trong các hoạt động của mình.
Các đầu đọc mã QR tự phục vụ nhẹ và chi phí tương đối thấp có nhiều khả
năng áp dụng quy mô lớn và nhanh chóng vượt qua các máy ATM cũng như
các thiết bị đầu cuối POS truyền thống ở Trung Quốc.

Table 1-(Data Source: 21st Century News / Image Credit: TechNode)
Năm 2017, GRG Banking, nhà sản xuất ATM lớn nhất Trung Quốc, đã công
bố mức giảm gần 30% so với năm trước về thiết bị ATM tạo ra doanh thu.









Tương tự, sự gia tăng của thanh toán mã QR ban đầu đã tạo ra làn sóng
chấn động trong ngành công nghiệp thiết bị đầu cuối POS truyền thống.
Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), tốc độ tăng trưởng doanh
số POS đã chậm lại đáng kể từ 45% xuống 7,5% trong năm 2016 sau 5 năm.
Tuy nhiên, các giải pháp thanh toán mới như Smart Box cho phép các thiết
bị đầu cuối POS được tích hợp với máy quét mã QR, NFC và các hệ thống
thanh toán di động khác và tốc độ tăng trưởng đã phục hồi khoảng 27%
trong năm 2017 (ở Trung Quốc).
Các công ty công nghệ của Trung Quốc có thể thu thập nhiều dữ liệu người
dùng để kiếm tiền từ quảng cáo như Google hay Facebook đã làm.
Giúp Trung Quốc có một tầm ảnh hưởng ngày càng tăng trên lĩnh vực công
nghệ số toàn cầu.
Xây dựng được những hệ sinh thái nền tảng làm bàn đạp cho sự phát triển
bền vững trong tương lai (hệ sinh thái ở đây là cách thức một quốc gia thiết
lập để thúc đẩy các hoạt động nền tảng để phát triển trong tương lai). Bộ
ba công ty lớn Baidu, Alibaba và Tencent đang tạo ra một hệ sinh thái số đa
diện, đa ngành, tác động đến mọi mặt của đời sống người tiêu dùng.
Cả Tencent và Alibaba đều có những doanh nghiệp đánh giá tín dụng (tín
dụng Tencent và Zhima). Cả hai công ty bắt đầu giới thiệu các sản phẩm tài

chính khác, chẳng hạn như các khoản vay và các quỹ tiền tệ. Từ đó, tạo
thành chuỗi khép kín khiến người tiêu dùng phải thường xuyên chi tiêu và


mang đến lợi nhuận cho 2 công ty này. Ví dụ: hệ thống thanh toán của
Trung Quốc và Mỹ.
Tiêu cực:
 Ảnh hưởng không tốt đến lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các sản phẩm dịch
vụ tài chính ngân hàng như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán gần như không có
cơ hội để phát triển. Người dân không có thói quen sử dụng thẻ tín dụng và

ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng và phát triển
các dịch vụ thanh toán. Vì thế, ngân hàng mất đi nguồn để cho vay.
 Ở Trung Quốc, các cửa hàng chỉ chấp nhận các hình thức thanh toán là các
thẻ tín dụng Union Pay của Trung Quốc, Apple pay, We chat pay, Alipay. Vì
vậy nếu không có tài khoản ngân hàng hay mã định danh QR ở Trung Quốc
thì người ngước ngooài hay khách du lịch sẽ gặp khó khăn với các thanh
toán cơ bản.
Phương hướng phát triển trong tương lai:
Trên toàn thế giới:
 Xuất phát từ Nhật Bản, giờ đây QR code đã trở thành một công nghệ được
phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
 Tại Mỹ và châu Âu, mã QR đang dân trở nên phổ biến trên các ứng dụng
truyền thông mạng xã hội. Snapchat, Facebook và spotify đang khuyến
khích người dùng quét mã để thêm bạn hay truy cập playlist. Tại Mỹ tổ chức
thế giới GMO đã bàn bạc với chính phủ cho ra mắt bộ nhận diện mã QR
code trên bao bì thực phẩm năm 2016 để khách hàng có thể nhân diện
được thực phẩm GMO và non-GMO.
 Trong khi đó với ứng dụng thanh toán di động Paytm, mã QR cũng đang dần
phổ biến tại Ấn Độ. Biểu tượng ô vuông đen trắng này đã xuất hiện tại
nhiều cửa hàng tạp hóa, xe bán rau củ hoặc quán trà trên khắp đất nước
này. Mã QR hiện là chính sách ưu tiên của Ấn Độ với thanh toán điện tử.
 Nhiều nước Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan hay Malaysia cũng đang
tập trung phát triển mã QR. (Năm 2017, Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore
(MAS) đã phát triển một hệ thống thanh toán bằng mã QR cho cả nước.
Đến tháng 8/2018 Singapore đã chính thức ra mắt ứng dụng PayNow
Corporate. Malaysia cũng muốn chuẩn hóa mã QR thông qua công ty nội
địa-Payments Network Malaysia. Thái Lan cũng đã thực hiện việc này để hỗ


trợ phát triển chương trình thanh toán phi tiền mặt của ngân hàng trung

ương)
 Tháng 9/2018, cơ quan tài chính Hồng Kông đã chính thức ra mắt ứng hệ
thống thanh toán nhanh (FPS).
 Ở Hàn Quốc, siêu thị Tesco (Home Plus) cũng đã nhanh chóng đẩy mạnh QR
code vào việc tối ưu hoá siêu thị ảo và tiết kiệm chi phí quản lý chuỗi cửa
hàng. Home Plus đã đầu tư mở chuỗi cửa hàng ảo tại các trạm tàu điện
ngầm, từ đó khách hàng chỉ cần quét mã QR sản phẩm mình muốn mua,
thực hiện thanh toán. Các mặt hàng trong giỏ hàng ảo sẽ được nhanh
chóng xử lý tại kho hàng Home Plus và được vận chuyển đến nhà của họ
sau giờ làm việc.
III.
Liên hệ đến Việt Nam:
Xu hướng thanh toán thông qua mã QR ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới
và VN cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Tính đến hết tháng 6/2019, Việt Nam đang có 134,5 triệu thuê bao di động (trong
đó có trên 51 triệu thuê bao sử dụng 3G, 4G) và có 70% dân số sử dụng điện thoại
thông minh nên việc sử dụng QR Code được đánh giá có nhiều tiềm năng phát
triển.


Lợi ích:
 Phát triển mã QR sẽ góp phần tích cực trong phát triển thương mại và thúc
đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
 Những năm gần đây, khách du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đến
Việt Nam ngày càng nhiều. Đặc biệt, đây là nhóm khách hàng có khả năng
chi tiêu lớn và có thói quen sử dụng các phương thức thanh toán mới thay
vì tiền mặt. Do vậy, hạ tầng thanh toán thuận tiện sẽ giúp các doanh nghiệp
Việt Nam tăng khả năng bán hàng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận góp phần
đẩy mạnh sản xuất nội địa, xuất khẩu tại chỗ (Kích thích khách hàng chi tiêu
nhiều hơn ở Việt Nam).

Thực tế:
 Trong thời gian qua, VN PAY đã xây dựng và triển khai thành công phương
thức thanh toán bằng mã QR trên ứng dụng di động của các ngân hàng.
 Hiện nay, QR Pay đã được tích hợp trên ứng dụng di động của hầu hết các
ngân hàng lớn tại VN như Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank…
 Theo khảo sát ngày mua sắm trực tuyến của Hiệp hội đầu tư Việt Nam
(VECOM) thì có 40% người dùng smartphone để mua sắm. Đây chính là cơ
hội để phát triển công nghệ quét mã QR
 Tính từ đầu năm 2017 đến 9/2017, thanh toán qua QR code tăng trưởng
120%, số lượng các điểm giao dịch chấp nhận tăng lên tới gần 5000 điểm.


 Ngân hàng Nhà nước cũng đã xem xét và chấp thuận cho 25 tổ chức không
phải ngân hàng được thực hiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,
trong đó có dịch vụ ví điện tử thông qua kênh internet và điện thoạt di động
nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán và các giao dịch thương mại điện tử và
chuyển tiền nhỏ lẻ của người dân.
 Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động thanh toán di động cũng đặt ra không ít
thách thức liên quan đến khung khổ pháp lý, sự an toàn trong giao dịch, bảo
mật thông tin, giao dịch giữa các nước, tội phạm công nghệ cao và chủ
quyền số của mỗi quốc gia mà Việt Nam cần phải hoàn thiện, vượt
qua.Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Tiểu ban nghiên cứu thuộc Hội đồng
Thanh toán và Công nghệ của ngành ngân hàng để thực hiện nghiên cứu
kinh nghiệm triển khai, áp dụng thiết lập chuẩn chung cho thanh toán QR
Code tại một số quốc gia trên thế giới làm cơ sở đề xuất việc xây dựng
chuẩn, quy định chung cho thanh toán QR Code tại Việt Nam.
 Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo việc triển khai thí điểm
phát triển một số hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (trong đó có
thanh toán qua điện thoại di động) ở khu vực nông thôn nhằm mở rộng,
thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn nông thôn, vùng sâu,

vùng xa, hải đảo; tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại và các tổ
chức đối tác của ngân hàng thương mại phát huy lợi thế về công nghệ và
mạng lưới, phát triển đa dạng và phong phú các dịch vụ thanh toán, mở
rộng độ phủ của các dịch vụ thanh toán tới các khu vực chưa có sự hiện
diện của ngân hàng thương mại trên địa bàn cả nước.


Việt Nam cần làm gì để đẩy mạnh hơn xu thế việc thanh toán bằng Mã QR:

 Thứ nhất, cần sớm nghiên cứu và đưa ra một tiêu chuẩn thống nhất về định
dạng QR Code trong thanh toán di động cho thị trường Viêt Nam. Đây là
điều kiện đầu tiên, đăt nền móng cho viêc thực hiên thanh toán trực tuyến
trên toàn thị trường. Điều này tránh việc mỗi môt hoăc môt nhóm các ngân
hàng, tổ chức/trung gian thanh toán phát hành môt định dạng QR Code
riêng, gây khó khăn cho người mua và người bán. Khi có m ôt chuẩn QR
Code chung cho toàn thị trường sẽ dễ dàng cho việc thanh toán hơn và có
tính phổ cập.
 Thứ hai, cần có các chương trình hỗ trợ thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng
phương thức thanh toán QR Code. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
các hộ kinh doanh cá thể với chi phí thực hiện tương đối thấp. Ngoài ra còn
hỗ trợ công tác quản lý giám sát nhà nước về các hoạt động thu chi, thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế.
 Thứ ba, khuyến khích người dân cũng cần chuyển dịch thói quen tiêu dùng
bằng tiền mặt sang phương thức thanh toán mới tiện dụng hơn.


 Thứ tư, đẩy mạnh cơ sở hạ tầng và ứng dụng mạnh mẽ hơn việc thanh toán
bằng mã QR đảm bảo sự thông suốt trong hoạt động thanh toán, đơn giản
hóa các thủ tục, quy trình đăng ký cửa hàng (merchants).
Ngoài việc thanh toán bằng thẻ hay QR, hiện nay ở Trung Quốc cũng đã bắt

đầu triển khai công nghệ nhận diện gương mặt đưa thanh toán tiến lên một
bước về sự tiện dụng cho khách hàng và tiềm năng mang đến làn sóng người
dùng mới, những người không sành công nghệ. Và dự đoán đây sẽ là xu hướng
phát triển trong tương lai.


Tài liệu tham khảo
1. Ca, M. (2019, 08 20). VietData. Được truy lục từ
/>2. LIU Hong-wei, YAN yan. (2005). Recognition and decoding of QR code
(School of Information and Engineering, Beijing University of Science and
Technology, Beijing 100083, China). Được truy lục từ
/>3. Mại, T. N.-Đ. (2019, 04 28). Thanh toán bằng công nghệ ở Trung Quốc và
những vấn đề đặt ra. Được truy lục từ Tạp chí tài chính:
/>4. Mu Zhang, Dan Yao, Qian Zhou Shenzhen. (2012). The Application and
Design of QR Code in Scenic Spot’s eTicketing System. Được truy lục từ
/>doi=10.1.1.301.2840&rep=rep1&type=pdf
5. NDB - Tin tức kinh tế hàng ngày. (không ngày tháng). Được truy lục từ
/>6. Phương, T. (2018, 11 13). VNExpress. Được truy lục từ
/>7. Research, Q. V. (2019). How well QR code is used in Vietnam? Được truy lục
từ />8.

Soon, T. (2008). Synthesis Journal.



×