Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

quát quy chế pháp lý về thanh toán bằng séc cũng như thực trạng tình hình thanh toán bằng séc ở nước ta hiện nay và đề xuất một số kiến nghị giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.49 KB, 15 trang )

Bộ mơn Luật Ngân hành

LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói, mọi hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ và các hoạt
động khác trong nền kinh tế quốc dân cuối cùng đều được kết thúc bằng khâu
thanh toán. Các quan hệ thanh tốn được thực hiện dưới hai hình thức là thanh
toán trực tiếp bằng tiền mặt và thanh toán qua các trung gian thanh toán. Thanh
toán qua các trung gian thanh tốn là việc chi trả khơng tiến hành trực tiếp giữa
người chi trả với người thụ hưởng mà thông qua việc ủy nhiệm cho các tổ chức
trung gian như Ngân hàng, Kho bạc nhà nước… thực hiện. Trong nền kinh tế thị
trường, thanh toán qua trung gian thanh tốn chủ yếu là thanh tốn khơng dùng
tiền mặt nên có vai trị rất lớn.
Việc nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ thanh toán qua trung gian tạo thành chế độ dịch vụ thanh toán qua trung gian
thanh toán. Chế độ dịch vụ thanh toán là tổng thể các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các trung gian thanh toán
thực hiện hoạt động dịch vụ thanh tốn và các quy phạm pháp luật quy định
hình thức, phương thức thanh toán qua trung gian thanh toán, các quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dịch vụ thanh toán.
Các quy phạm pháp luật về phương tiện thanh toán - bao gồm tiền mặt,
séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu, thẻ ngân hàng, các
phương tiện thanh toán khác - là một trong những bộ phận cấu thành chế độ
dịch vụ thanh tốn. Trong đó, séc là phương tiện thanh toán được phát triển ở
nhiều nước trên thế giới và đang được nhà nước ta khuyến khích sử dụng. Việc
minh bạch hóa quy chế pháp lý về thanh tốn bằng séc có vai trị thiết thực đối
với việc mở rộng sự phát triển của phương tiện thanh toán này ở nước ta. Với
tầm quan trọng đó, trong khn khổ bài viết này xin được khái quát quy chế
pháp lý về thanh tốn bằng séc cũng như thực trạng tình hình thanh toán bằng
séc ở nước ta hiện nay và đề xuất một số kiến nghị giải pháp.

NỘI DUNG


I. KHÁI QUÁT VỀ THANH TOÁN BẰNG SÉC
Séc là một phương tiện thanh tốn được sử dụng rộng rãi trong các nước có
hệ thống ngân hàng phát triển cao. Hiện nay séc là phương tiện chi trả được
dùng hầu như phổ biến trong thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng
được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, cung cấp lao vụ, du
lịch và về các chi trả phi mậu dịch khác. Ở Việt Nam, chế độ thanh tốn bằng
SVTH: nhóm 2 – KT32H2

1


Bộ môn Luật Ngân hành
séc hiện hành được thực hiện theo quy định của luật công cụ chuyển nhượng và
các quy định cụ thể trong quyết định số 30/2006/QĐ-NHNNN của Thống đốc
Ngân Hàng Nhà nước ngày 11/07/2006 về việc Ban hành quy chế cung ứng và
sử dụng séc.
1.Khái niệm:
“Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là
ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của ngân hàng
nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh
tốn cho người thụ hưởng” .1 Từ định nghĩa này ta có thể rút ra một số đặc điểm
của séc.
Thứ nhất, theo pháp luật hiện hành, tờ séc phải có các nội dung sau: Mặt
trước séc phải có từ “SÉC” được in phía trên séc; số tiền xác định; tên và chữ ký
của người ký phát. Mặt sau của séc được sử dụng để ghi các nội dung chuyển
nhượng séc. Séc thiếu một trong các nội dung quy định trên thì khơng có giá trị,
trừ trường hợp địa điểm thanh tốn khơng ghi trên séc thì séc được thanh tốn
tại địa điểm kinh doanh của người ký phát.ngoài các nội dung quy định trên, tổ
chức cung ứng séc có thể đưa thêm những nội dung khác mà không làm phát
sinh những nghĩa vụ pháp lý của các bên như: số hiệu tài khoản mà người ký

phát được sử dụng để ký phát séc, địa chỉ của người ký phát, địa chỉ của người
bị ký phát và các nội dung khác. Trường hợp séc được thanh toán qua trung tâm
thanh toán bù trừ séc thì trên séc phải có thêm các nội dung theo quy định của
trung tâm thanh toán bù trừ séc.
Thứ hai, séc được người ký phát phát hành để thanh toán trong các giao
dịch mua bán hành hóa, cung ứng dịch vụ, cho vay giữa các tổ chức, cá nhân
với nhau;giao dịch cho vay của tổ chức tín dụng với tổ chức,cá nhân; giao dịch
thanh toán và giao dịch tặng cho theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi séc
đã được ký phát thì quan hệ trong thanh tốn séc sẽ độc lập không phụ thuộc
vào giao dịch là cơ sở để phát hành séc.
Thứ ba, quan hệ thanh toán bằng séc là quan hệ khá phức tạp có nhiều loại
chủ thể tham gia với tư cách khác nhau được pháp luật điều chỉnh bao gồm các
quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân trong việc cung ứng, phát hành, bảo lãnh,
chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi khởi kiện về séc.
Thứ tư, các quan hệ phát sinh trong thanh toán bằng séc được điều chỉnh
bằng Luật cơng cụ chuyển nhượng và pháp luật có liên quan. Trong quan hệ
thanh tốn bằng séc có yếu tố nước ngồi, nếu có điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế
đó. Các bên tham gia quan hệ thanh toán séc được thỏa thuận áp dụng các tập
quán thương mại quốc tế theo quy định của Chính phủ. Trường hợp séc được
phát hành ở Việt Nam nhưng được bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu,
thanh tốn, truy địi, khởi kiện ở một nước khác thì séc phải được phát hành
theo quy định của Luật công cụ chuyển nhượng. Nếu séc được phát hành ở nước
khác nhưng được bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh tốn, truy
1

Theo khoản 4 Điều 4 Luật cơng cụ chuyển nhượng

SVTH: nhóm 2 – KT32H2


2


Bộ mơn Luật Ngân hành
địi, khởi kiện ở Việt Nam thì việc bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu,
thanh tốn, truy địi, khởi kiện được thực hiện theo quy định của luật công cụ
chuyển nhượng.
2. Chủ thể tham gia thanh toán quan hệ bằng séc
Tham gia quan hệ thanh tốn bằng séc có thể có các loại chủ thể sau:
Người ký phát là người lập và ký phát hành séc.
Người bị ký phát là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc
theo quy định của người ký phát.
Người thụ hưởng là người được ký séc với tư cách của một trong những
người sau đây: Người được nhận thanh toán số tiền ghi trên xét theo chỉ định
của người ký phát; hoặc là người nhận chuyển nhượng séc theo các hình thức
chuyển nhượng quy định của Luật công cụ chuyển nhượng; hoặc là người cầm
giữ séc mà tờ séc có ghi trả cho người cầm giữ.
Người có liên quan là người tham gia vào quan hệ thanh toán séc bằng cách
ký tên trên séc với tư cách là người ký phát, người chuyển nhượng, người bảo
chi, hoặc người bảo lãnh...
Người thu hộ là ngân hàng hay tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác
được phép của Ngân hàng nhà nước Việt Nam làm dịch vụ thu hộ séc.
Trung tâm thanh toán bù trừ séc là Ngân hàng nhà nước Việt Nam hoặc tổ
chức khác được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp phép để tổ chức, chủ trì
việc trao đổi, thanh tốn bù trừ séc, quyết tốn các nghĩa vụ tài chính phát sinh
từ việc thanh toán bù trừ séc cho các thành viên là ngân hàng, tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
II. QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ THANH TOÁN BẰNG SÉC
1. Một số quy chế pháp lý về thanh toán bằng séc.
1.1 Cung ứng séc:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung ứng séc trắng cho các tổ chức tín
dụng và các tổ chức khác có tài khoản tại Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
Các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác cung ứng séc
trắng cho tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản để ký phát séc.
Tổ chức cung ứng séc được tổ chức việc in séc trắng hoặc lựa chọn nơi in
để ký hợp đồng in séc trắng trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các
yếu tố kỹ thuật và yếu tố chống giả của séc trắng do mình cung ứng cho người
sử dụng. Trước khi séc trắng được in và cung ứng để sử dụng, các tổ chức cung
ứng séc phải đăng ký mẫu séc trắng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thông
báo cho các bên liên quan về mẫu séc trắng của mình.
Tổ chức cung ứng séc quy định điều kiện, thủ tục đối với việc bảo quản, sử
dụng séc do mình cung ứng như: Số lượng séc trắng cung ứng cho khách hàng
trên cơ sở bảo đảm phù hợp với nhu cầu và độ tin cậy trong thanh toán của từng
đối tượng cụ thể; phân định trách nhiệm của các bên liên quan trong lưu trữ, bảo
quản, luân chuyển séc trắng và séc trong q trình xử lý thanh tốn trong nội bộ
tổ chức cung ứng séc. Quy định về trách nhiệm trong việc bảo quản séc trắng và
những yêu cầu trong việc sử dụng séc đối với người được cung ứng séc trắng...
SVTH: nhóm 2 – KT32H2

3


Bộ môn Luật Ngân hành
Theo quy định của pháp luật thủ tục cung ứng séc trắng thực hiện như sau:
Khi có nhu cầu sử dụng séc,chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy
quyền lập giấy đề nghị cung ứng séc nộp cho tổ chức cung ứng séc. Tổ chức
cung ứng séc có trách nhiệm kiểm tra điều kiện của người đề nghị cung ứng séc.
Trước khi giao séc cho khách hàng, tổ chức cung ứng séc trắng phải chịu trách
nhiệm in, dập chữ hoặc ghi sẵn nội dung của các yếu tố: Số séc, tên người bị ký
phát, tên người ký phát séc; địa điểm thanh toán; các yếu tố trên giải từ MICR

(nếu có) và các nội dung khác trên tờ séc trắng nếu thấy cần thiết và để thuận
tiện cho người sử dụng.
Tổ chức cung ứng séc phải mở sổ theo dõi tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản
của người được cung ứng séc, số lượng và ký hiệu (số xê-ry, số séc) của các tờ
séc cung ứng cho người được cung ứng séc và yêu cầu người được cung ứng
séc phải ký nhận vào sổ theo dõi.
Người được cung ứng séc phải kiểm đếm số lượng tờ séc, tính chính xác
của các yếu tố trên tờ séc trắng được cung ứng, nếu thấy có sai sót phải báo cáo
ngay để đổi lấy tờ séc khác. Sau khi đã nhận séc trắng từ tổ chức cung ứng séc,
nếu xảy ra sai sót hoặc để séc bị lợi dụng thì chủ tài khoản phải hồn tồn chịu
trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra.
1.2. Ký phát séc.
Ký phát séc là việc người ký phát, ký và chuyển giao séc lần đầu cho người
thụ hưởng.
Chủ thể ký phát séc phải là tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng, tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam. Người ký phát phải bảo đảm có đủ khả năng thanh tốn để chi trả toàn bộ
số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm séc được xuất trình để
thanh tốn trong thời hạn xuất trình. Khả năng thanh tốn có thể là số dư trên tài
khoản thanh tốn mà người ký phát có quyền sử dụng; hoặc số dư trên tài khoản
thanh toán cộng với hạn mức thấu chi mà người ký phát được phép sử dụng
theo thỏa thuận với người bị ký phát.
Một số quy định về ký phát séc:
- Tờ séc phải được lập trên mẫu séc trắng phải do người bị ký phát cung
ứng nếu séc được lập trên tờ séc trắng không phải do người bị ký phát cung ứng
thì người bị ký phát có quyền từ chối thanh tốn tờ séc đó.
- Số tiền thanh toán trên séc phải được ghi bằng số và bằng chữ. Số tiền
được ghi bằng số và bằng chữ và phải khớp nhau, nếu số tiền ghi bằng số khác
với số tiền ghi bằng chữ thì séc khơng có giá trị thanh tốn. Cách thức ghi số
tiền trên séc phải đúng quy định (cách viết hoa, cách viết khơng cách dịng…).

Số tiền thanh tốn trên séc được ghi trả bằng ngoại tệ phải theo quy định của
pháp luật về quản lý ngoại hối cụ thể: séc ghi trả bằng ngoại tệ được thanh toán
bằng ngoại tệ khi người thụ hưởng cuối cùng được phép thu ngoại tệ theo quy
định cảu pháp luật về quản lý ngoại hối nếu khơng được phép thu ngoại tệ thì số
tiền ghi trên séc sẽ được thanh toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đối do
SVTH: nhóm 2 – KT32H2

4


Bộ môn Luật Ngân hành
Ngân hàng nhà nước Việt Nam cơng bố tịa thời điểm thanh tốn trong trường
hợp Ngân hàng thực hiện thanh toán
Séc được ký phát để ra lệnh cho người bị ký phát thanh toán cho một người
xác định và không cho phép chuyển nhượng séc bằng cách ghi rõ tên của người
thụ hưởng và kèm theo một trong các cụm từ như “không chuyển nhượng”,
“không trả theo lệnh”…tùy theo trường hợp cụ thể.
1.3. Chuyển nhượng, nhờ thu sec
1.3.1. Chuyển nhượng
Chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu séc
cho người nhận chuyển nhượng theo một trong các hình thức “ký chuyển
nhượng” hoặc “chuyển giao”.
 Chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng: Là việc người thụ hưởng
chuyển quyền sở hữu séc cho người nhận chuyển nhượng bằng cách ký vào mặt
sau sec và chuyển giao sec cho người nhận chuyển nhượng.
Việc chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng được áp dụng đối với tất cả
các loại sec (trừ sec khơng được chuyển nhượng).
Người chuyển nhượng có thể ký chuyển nhượng theo 2 hình thức: ký để
trống hoặc ký đầy đủ.
- Ký chuyển nhượng để trống : là việc người chuyển nhượng ký vào mặt

sau của tờ sec và chuyển giao sec cho người nhận chuyển nhượng.
- Ký chuyển nhượng đầy đủ : là việc người chuyển nhượng ký vào sau tờ
sec và phải ghi đầy đủ tên của người được chuyển nhượng, ngày chuyển
nhượng.
 Chuyển nhượng bằng chuyển giao: Là việc người thụ hưởng chuyển
quyền sở hữu sec cho người nhận chuyển nhượng bằng cách chuyển giao sec
cho người nhận chuyển nhượng.
Việc chuyển nhượng bằng chuyển giao được áp dụng đối với các loại sec
sau: sec được ký phát trả cho người cầm giữ; séc chỉ có một chuyển nhượng
bằng ký chuyển nhượng để trống; séc có chuyển nhượng cuối cùng là ký chuyển
nhượng để trống
1.3.2. Nhờ thu séc
Để được thanh toán số tiền trên sec, người thụ hưởng séc có thể chuyển
giao séc để nhờ thu bằng cách ký chuyển nhượng cho một tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán (người thu hộ) để nhờ thu theo thoả thuận.
Trong trường hợp không thể trực tiếp xuất trình tại địa điểm thanh tốn,
người thu hộ có quyền chuyển giao sec đó cho người thu hộ khác để người thu
hộ này xuất trình tờ sec.
Người thu hộ chỉ có quyền thay mặt cho người chuyển giao để xuất trình
séc, nhận số tiền ghi trên séc, chuyển giao séc cho người thu hộ khác nhờ thu
séc, truy đòi số tiền ghi trên séc đối với người ký phát và người chuyển giao séc
trong trường hợp người thu hộ này đã thanh toán trước số tiền ghi trên séc cho
người thụ hưởng và sec được nhờ thu bị người bị ký phát từ chối thanh toán.
1.4. Bảo đảm thanh tốn séc
SVTH: nhóm 2 – KT32H2

5


Bộ mơn Luật Ngân hành

Bảo đảm thanh tốn séc là biện pháp duy trì khả năng cho người thụ hưởng
được thanh toán số tiền ghi trên séc. Bảo đảm thanh tốn séc bao gồm hai hình
thức là bảo chi và bảo lãnh séc.
Bảo chi séc là việc người bị ký phát bảo đảm thanh toán cho tờ séc khi tờ
séc được xuất trình để thanh tốn trong thời hạn xuất trình theo quy định.
Điều kiện để thực hiện bảo chi là: Tờ séc đã được điền đầy đủ thông tin, rõ
ràng các yếu tố theo quy định; Người ký phát có đủ tiền trên tài khoản để đảm
bảo khả năng thanh tốn cho tờ séc, hoặc nếu khơng đủ tiền trên tài khoản
nhưng được người bị ký phát chấp thuận cho người ký phát thấu chi đến một
hạn mức nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán cho số tiền ghi trên tờ séc;
Người ký phát yêu cấu đưcoj bảo chi tờ séc đó. Và người bị ký phát được từ
chối bảo chi séc nếu tờ séc không đáp ứng một trong những điều kiện quy định
trên.
Bảo chi được thực hiện theo thủ tục (trường hợp sử dụng tài khoản tiền gử
để bảo đảm thanh toán séc) Người ký phát séc lập và nộp vào người bị ký phát
“ủy nhiệm chi” và tờ séc đã ghi đầy đủ cá yếu tố có đủ chữ ký và dấu (nếu có) ở
mặt trước của tờ séc. Người bị ký phát kiểm soát đối chiếu và kiểm tra các điều
kiện để thức hiện bảo chi tờ séc theo quy định nếu đủ điều kiện thì ghi ngày,
tháng, năm và ký tên đóng dấu của người bị ký phát, kèm cụm từ “bảo chi” lên
mặt trước của tờ séc. Giao tờ séc đã làm xong thủ tục bảo chi cho khách hàng.
Khi đã bảo chi séc, người bị ký phát chỉ chịu trách nhiệm bảo đảm khả
năng thanh toán số tiền ghi trên séc đến hết thời hạn xuất trình của tờ séc. Sau
thời hạn đó mà tờ séc vẫn chưa được xuất trình địi thanh tốn, người ký phát có
quyền u cầu người bị ký phát chấm dứt việc tạm giữ hoặc phong tỏa số tiền
dùng để đảm bảo khả năng thanh tốn cho tờ séc đó.
Bảo lãnh séc là việc người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với người
nhận bảo lãnh sẽ thanh tốn tồn bộ hay một phần số tiền ghi trên séc khi người
được bảo lãnh không thanh tốn hoặc khơng thanh tốn đầy đủ tờ séc.
Thủ tục bảo lãnh: Người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh,
tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên mặt

trước tờ séc hoặc trên văn bản đính kèm. Trường hợp bảo lãnh khơng ghi tên
người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người ký phát.
Người bảo lãnh sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được tiếp nhận quyền
của người được bảo lãnh đối với những người có liên quan đến séc, xử lý tài sản
đảm bảo của người được bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh,
người ký phát và những người có trách nhiệm với người được bảo lãnh thực
hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã thanh tốn.
1.5. Xuất trình và thanh tốn séc
1.5.1. Xuất trình
Việc xuất trình séc để thanh tốn được coi là hợp lệ khi sec được người thụ
hưởng (hoặc người được người thụ hưởng uỷ quyền), người thu hộ xuất trình
sec đúng địa điểm, đúng thời hạn theo quy định.
SVTH: nhóm 2 – KT32H2

6


Bộ môn Luật Ngân hành
- Nếu tờ sec được xuất trình trong vịng 30 ngày kể từ ngày ký phát và
người ký phát có đủ khả năng thanh tốn để chi trả số tiền ghi trên sec: thì
người bị ký phát có trách nhiệm thanh tốn cho người thụ hưởng hoặc người
được người thụ hưởng uỷ quyền ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc
tiếp theo sau ngày xuất trình đó.
- Nếu tờ sec được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh tốn nhưng
chưa q 6 tháng kể từ ngày ký phát: thì người bị ký phát vẫn có thể thanh tốn
nếu họ khơng nhận được thơng báo đình chỉ thanh tốn đối với tờ sec đó và
người ký phát có đủ khả năng thanh tốn.
- Trường hợp sec được xuất trình để thanh tốn trước ngày ghi là đăng ký
trên sec thì việc thanh tốn chỉ được thực hiện kể từ ngày ký phát ghi trên sec.
1.5.2. Thanh tốn

• Tiếp nhận và kiểm tra sec
Người bị ký phát phải kiểm tra các yếu tố trên tờ sec để đảm bảo:
- Người yêu cầu được thanh toán là người thụ hưởng hợp pháp của tờ sec
đó theo quy định
- Tờ sec được lập trên mẫu sec trắng do mình cung ứng và được điền đầy
đủ các yếu tố theo quy định
- Tờ sec còn trong thời hạn xuất trình để thanh tốn
- Chữ ký và dấu (nếu có) của người ký phát sec hoặc người được uỷ
quyền ký phát sec khớp đúng với mẫu đã đăng ký tại người bị ký phát
- Không ký phát sec vượt quá thẩm quyền quy định tại văn bản đại diện
ký phát sec
- Tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng trên tờ sec
- Đối chiếu đảm bảo khớp đúng số sec, số tiền trên tờ sec với số tiền được
kê trên bảng kê nộp sec
- Cộng lại tổng số tiền trên bảng kê nộp sec, số tiền bằng chữ phải khớp
đúng với số tiền bằng số
- Các yếu tố khác theo quy định có liên quan
Khi phát hiện có sai sót trong bảng kê sec thiếu một trong các điều kiện
nêu trên thì người bị ký phát phải yêu cầu lập lại bảng kê nộp séc khác thay thế,
nếu khơng có gì sai sót thì phải ký xác nhận về việc nhận sec theo yêu cầu của
người thu hộ hoặc người thụ hưởng.
• Kiểm tra khả năng thanh tốn của tờ séc và xử lý chính xác, an tồn
- Nếu số dư trên tài khoản, hoặc số dư cộng với hạn mức thấu chi trên tài
khoản tiền gửi thanh tốn của người ký phát đủ để thanh tốn tồn bộ số tiền ghi
trên séc: thì người bị ký phát ghi ngày, tháng năm thanh toán, ký tên rồi xử lý
theo quy định của pháp luật.
- Nếu khoản tiền mà người ký phát được sử dụng tại người bị ký phát
khơng đủ để chi trả cho tồn bộ số tiền ghi trên séc, người bị ký phát thông báo
cho người ký phát về việc tờ séc không đủ khả năng thanh tốn.
Người thụ hưởng có quyền u cầu hoặc thơng qua người thu hộ yêu cầu

người bị ký phát tiến hành một trong hai phương thức sau:
SVTH: nhóm 2 – KT32H2

7


Bộ môn Luật Ngân hành
+ Lập giấy xác nhận từ chối thanh tốn đối với tồn bộ số tiền ghi trên
séc và trả lại tờ séc cho mình.
+ Thanh tốn một phần số tiền ghi trên tờ séc (tối đa bằng khoản tiền
người ký phát được sử dụng tại người bị ký phát) và lập giấy xác nhận từ chối
thanh tốn đối với phần tiền cịn lại chưa được thanh tốn.
- Trường hợp có nhiều tờ séc nộp cùng vào một thời điểm để đòi tiền từ
một người ký phát mà khả năng chi trả của người này không đủ để thanh tốn
tất cả các tờ séc đó: thì thứ tự thanh toán séc được xác định theo ngày ký phát
và theo thứ tự số séc đã được ký phát. Cụ thể, tờ séc có ngày ký phát trước sẽ
được thanh tốn trước và nếu các tờ séc có cùng ngày ký phát thì séc có số thứ
tự nhỏ sẽ được thanh tốn trước.
• Đình chỉ thanh tốn séc:
Người ký phát có quyền u cầu đình chỉ thanh tốn séc mà mình đã ký
phát bằng việc thơng báo bằng văn bản cho người bị ký phát, yêu cầu đình chỉ
thanh tốn khi séc này được xuất trình u cầu thanh tốn.
Thơng báo đình chỉ thanh tốn chỉ có hiệu lực sau thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày ký phát. Người ký phát có nghĩa vụ thanh tốn số tiền ghi trên séc sau khi
séc bị người bị ký phát từ chối thanh tốn theo thơng báo đình chỉ của mình.
• Từ chối thanh toán séc: Séc bị coi là bị từ chối thanh toán nếu sau thời
hạn quy định 1 ngày mà người thụ hưởng chưa nhận được đủ số tiền ghi trên
séc.
2. Một số trường hợp gặp phải khi thanh tốn bằng séc.
2.1.Truy địi do séc khơng được thanh tốn:

Trong trường hợp séc bị từ chối thanh tốn tồn bộ hay một phần số tiền
ghi trên séc, người thụ hưởng có quyền truy địi số tiền mình được hưởng hợp
pháp. Đối tượng, số tiền, cách thức và thủ tục truy địi thực hiện theo quy định
sau:
Người thụ hưởng có quyền truy đòi số tiền đối với những người sau đây:
Người ký phát, người bảo lãnh, người chuyển nhượng trước mình trong trường
hợp séc bị từ chối thanh tốn một phần hoặc toàn bộ; Người ký phát, người
chuyển nhượng, người bảo lãnh trong trường hợp người bị ký phát bị tuyên bố
phá sản, giải thể, chết hoặc mất tích; Người chuyển nhượng đã trả tiền cho
người thụ hưởng được quyền truy đòi đối với người ký phát hoặc người chuyển
nhượng trước mình.
Trong trường hợp séc bị từ chối thanh tốn, người thụ hưởng phải thông
báo bằng văn bản cho người ký phát, người chuyển nhượng cho mình, người
bảo lãnh cho những người này về việc từ chối trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày
bị từ chối.
Trong thời hạn bốn ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, mỗi
người chuyển nhượng phải thông báo bằng văn bản cho người chuyển nhượng
về việc séc bị từ chối, kèm theo tên và địa chỉ của người đã thông báo cho mình.
Việc thơng báo này được thực hiện cho đến khi người ký phát nhận được thông
báo về việc séc bị từ chối thanh tốn.
SVTH: nhóm 2 – KT32H2

8


Bộ môn Luật Ngân hành
Trong thời hạn thông báo quy định trên, nếu việc thông báo không thực
hiện do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan gây ra thì thời gian diễn
ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khơng tính vào thời hạn
thơng báo.

Người ký phát, người chuyển nhượng chịu trách nhiệm liên đới thanh tốn
cho người thụ hưởng tồn bộ số tiền ghi trên séc. Người bảo lãnh chịu trách
nhiệm liên đới thanh toán cho người thụ hưởng số tiền đã cam kết bảo lãnh.
Người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh tốn các khoản tiền sau đây: Số
tiền khơng được thanh tốn; Chi phí truy địi, các chi phí hợp lý có liên quan
khác; Tiền lãi trên số tiền chậm trả kể từ ngày séc được xuất trình và bị từ chối
thanh toán theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam cụ thể: " Lãi suất
phạt chậm trả séc bằng 200% lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm áp dụng. Số tiền phạt chậm trả được trả cho người thụ
hưởng tờ séc"2
2.2. Làm mất séc, hoặc séc bị hư hỏng:
Nếu người ký phát làm mất tờ séc trắng thì người làm mất séc thơng báo
ngay bằng văn bản hoặc các hình thức khác theo thỏa thuận cho người bị ký
phát.
Nếu người làm mất séc là người thụ hưởng, thì người làm mất séc thơng
báo ngay bằng văn bản hoặc các hình thức khác theo thỏa thuận cho người bị kí
phát, đồng thời thông báo trực tiếp hoặc thông qua những người chuyển nhượng
séc trước mình thơng báo cho người ký phát để u cầu người ký phát ra thơng
báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đã mất cho người bị ký phát. Người thụ
hưởng phải thông báo rõ trường hợp bị mất séc và phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính trung thực của việc thơng báo.
Trường hợp người bị mất séc không phải là người thụ hưởng thì phải thơng
báo ngay cho người thụ hưởng để người thụ hưởng làm các thủ tục theo quy
định trên.
Người làm mất séc sau khi có thơng báo mất séc có quyền yêu cầu người
ký phát ký phát lại tờ séc có cùng nội dung với tờ séc đã mất với cam kết bằng
văn bản sẽ trả thay cho người bị ký phát hoặc người ký phát nếu tờ séc đã được
thông báo mất lại được người thụ hưởng hợp pháp xuất trình để u cầu thanh
tốn. Người ký phát có nghĩa vụ ký phát tờ séc mới có cùng nội dung với tờ séc
mới có cùng nội dung với tờ séc đã bị mất theo yêu cầu của người thụ hưởng bị

mất séc.
Người bị ký phát khi nhận được thông báo về việc tờ séc bị mất, phải kiểm
tra ngay các thông tin về tờ séc bị mất, vào sổ theo dõi séc đã được thông báo
mất. Người bị ký phát khơng thanh tốn tờ séc đã được báo mất. Khi tờ séc đã
được báo mất được xuất trình địi được thanh tốn, người kí phát có trách nhiệm
lập biên bản giữ lại tờ séc đó và thơng báo cho người ra thông báo mất séc đến
giải quyết.
2

Điều 23 Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN của NHNN

SVTH: nhóm 2 – KT32H2

9


Bộ môn Luật Ngân hành
Người bị ký phát không chịu trách nhiệm về các thiệt hại do việc lợi dụng
tờ séc bị mất gây ra, nếu trước khi nhận được thơng báo mất séc, tờ séc đó đã
được xuất trình và thanh toán theo quy định của pháp luật. Nếu sau khi có thơng
báo mất séc mà người bị ký phát vẫn thanh tốn cho tờ séc đó thì người bị kí
phát chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng.
Người bị ký phát có trách nhiệm lưu giữ thông tin về séc bị báo mất và
thông báo bằng văn bản cho Trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
Khi tờ séc bị hư hỏng, người thụ hưởng có quyền yêu cầu người ký phát ký
phát lại tờ séc có cùng nội dung để thay thế. Người ký phát séc có nghĩa vụ ký
phát lại tờ séc sau khi nhận được tờ séc bị hư hỏng nếu tờ séc cịn đủ thơng tin
hoặc có bằng chứng xác định người có tờ séc bị hư hỏng là người thụ hưởng
hợp pháp tờ séc bị hư hỏng.

2.3. Xử lý đối với trường hợp ký phát séc khơng đủ khả năng thanh tốn
Vi phạm lần thứ nhất: Trường hợp tờ séc được xuất trình trong thời hạn
thanh toán, nhưng khoản tiền mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc tại
người bị ký không đủ để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên tờ séc thì sau khi lập
giấy xác nhận từ chối thanh tốn theo quy định, người bị ký phát có trách nhiệm
gửi thông báo tới người ký phát để yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ trả số
tiền ghi trên séc. Sau khi trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng, người ký phát
thông báo cho người bị ký phát về việc thực đã thực hiện nghĩa vụ trả tiền, đồng
thời gửi kèm theo tờ séc đã được thanh toán. Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày gửi thơng báo từ chối thanh tốn tới người ký phát, nếu người bị ký
phát không nhận được thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền kèm tờ séc
đã được thanh tốn, thì người bị ký phát có trách nhiệm đình chỉ thi ngay và
vĩnh viễn quyền ký phát séc của người vi phạm, đồng thời thông báo cho Trung
tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về người vi phạm và
hình thức xử lý.
Người bị ký phát có trách nhiệm lưu giữ thơng tin về người ký phát séc
khơng đủ khả năng thanh tốn vào hồ sơ lưu của mình.
Vi phạm lần hai: Người ký phát tái phạm cách lần thứ nhất dưới 12 tháng,
nếu trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của người
bị ký phát, người ký phát tanh toán ngay cho người thụ hưởng và gửi thông báo
cho người bị ký phát về việc đã thực hiện nghĩa vụ trả tiền kèm tờ séc đã được
thanh tốn thì người bị ký phát tạm thời đình chỉ thanh tốn séc trong vịng 6
tháng, đồng thời thơng báo cho Trung tâm thơng tin tín dụngcủa Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam về người vi phạm. Nếu trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày
gửi thông báo từ chối thanh toán đến người ký phát, người bị ký phát khơng
nhận được thơng báo thanh tốn tờ séc ký phát khơng đủ khả năng thanh tốn
kèm tờ séc đã thanh tốn của người ký phát thì người bị ký phát đình chỉ ngay
và vĩnh viễn quyền ký phát séc của người vi phạm và xử lý theo các biện pháp
quy định.
SVTH: nhóm 2 – KT32H2


10


Bộ môn Luật Ngân hành
Vi phạm lần thứ ba: Trong 12 tháng nếu người ký phát vi phạm lần 3, thì
người bị ký phát đình chỉ ngay và vĩnh viễn quyền ký phát séc của người vi
phạm và xử lý theo các biện pháp quy định.
Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn có trách nhiệm tra cứu thơng tin
về người đề nghị được cung ứng séc trắng lần đầu trước khi quyết định cung
ứng séc trắng cho người đó. Trung tâm Thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam có trách nhiệm cung cấp những thơng tin đã lưu trữ nói trên cho
các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ngay trong ngày nhận được yêu cầu
hoặc trong ngày làm việc tiếp theo sau ngày đó.
2.4. Khởi kiện và giải quyết tranh chấp về séc
Sau khi gửi thông báo về việc séc bị từ chối thanh tốn tồn bộ hoặc một
phần số tiền ghi trên séc, người thụ hưởng có quyền khởi kiện tại Tịa án đối với
một, một số hoặc tất cả những người có liên quan để u cầu thanh tốn số tiền
gồm: số tiền khơng được thanh tốn; chi phí truy địi, các chi phí hợp lý có liên
quan khác; tiền lãi trên số tiền chậm trả kể từ ngày séc bị từ chối thanh toán
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hồ sơ khởi kiện phải có đơn
kiện, tờ séc bị từ chối thanh tốn, thơng báo về việc séc bị từ chối thanh tốn.
Người thụ hưởng khơng xuất trình séc để thanh tốn trong thời hạn quy
định hoặc không gửi thông báo về việc bị từ chối thanh toán trong thời hạn quy
định mất quyền khởi kiện đối với những người có liên quan trừ người ký phát.
Người có liên quan bị khởi kiện theo quy định được quyền khởi kiện người
chuyển nhượng trước mình, người ký phát hoặc người bảo lãnh cho người này
về số tiền mình đã thanh tốn, chi trả, kể từ ngày người có liên quan này hịan
thành nghĩa vụ thanh tốn về séc.
Người thụ hưởng có quyền khởi kiện người ký phát, người bảo lãnh, người

chuyển nhượng số tiền quy định trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày séc bị từ chối
thanh tốn.
Người có liên quan bị khởi kiện theo quy định, có quyền khởi kiện người
ký phát, người chuyển nhượng trước mình, người bảo lãnh trong thời hạn 2
năm, kể từ ngày người có liên quan này hồn thành nghĩa vụ thanh tốn séc.
Trường hợp người thụ hưởng khơng xuất trình séc để thanh tốn đúng hạn
theo quy định hoặc không gửi thông báo về việc séc bị từ chối thanh tốn trong
thời hạn quy định thì chỉ có quyền khởi kiện người ký phát trong thời hạn 2
năm, kể từ ngày ký phát séc.
Trong thời hiệu khởi kiện theo quy định trên, nếu xảy ra sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền khởi kiện
của người thụ hưởng và người có liên quan thì thời gian diễn ra sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan khơng tính vào thời hiệu khởi kiện.
Tranh chấp về séc có thể được giải quyết tại tòa án theo quy định của Bộ
luật tố tụng dân sự hoặc trọng tài thương mại.theo quy định của pháp luật về
trọng tài.

SVTH: nhóm 2 – KT32H2

11


Bộ môn Luật Ngân hành
III. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN BẰNG SÉC.
1.Thực trạng về thanh toán bằng séc.
Séc là một trong những phương tiện thanh tốn đã có lâu đời ở các nước
phát triển. Dựa trên Công ước thế giới về Séc năm 1933, các nước đều ban hành
Luật Séc, hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Séc. Để việc sử
dụng séc được nhanh chóng, thuận tiện không chỉ trong cùng địa phương và

cùng tổ chức phát hành séc, các nước đều có Trung tâm xử lý thanh tốn bù trừ
séc ngồi hệ thống và khác địa phương do Ngân hàng Trung ương hoặc Hiệp
hội Ngân hàng quản lý. Nhờ vậy, phương tiện thanh toán bằng séc được sử dụng
phổ biến ở nhiều nước phát triển.3
Mỹ là nước sử dụng thanh toán điện tử trong hoạt động ngân hàng sớm
nhất, thẻ thanh toán cũng ra đời đầu tiên ở Mỹ nhưng theo Ngân hàng dự trữ
Liên bang Mỹ Atlanta (trích dẫn trong Bank Technology News, tháng 1/2005)
thì số lượng thanh toán điện tử đã đạt đến 44, 5 tỷ USD, so với 46,7 tỷ USD
thanh toán bằng séc; nhưng về mặt giá trị thì thanh tốn điện tử chỉ đạt 27,4
ngàn tỷ USD, trong lúc thanh toán bằng séc đạt 39,3 ngàn tỷ USD; thanh toán
bằng séc ở Bồ Đào Nha còn chiếm tới 81% trong tổng lượng giao dịch, ở
Ireland là 70%, ở Pháp là 56%, ở Anh là 51%; bình qn sử dụng séc tính theo
đầu người hàng năm ở Pháp là 80 món, ở Hà Lan là 56 món, bởi chi phí cho
việc phát hành, thanh tốn séc vừa đơn giản, an tồn và tiết kiệm, vì vậy, người
dân, nhất là các nước Tây Âu đều thích sử dụng séc hơn là thẻ ATM, cụ thể
thanh toán bằng thẻ ở Luxemburg chiếm 23% với 23 món/ người/ năm, ở Pháp
15% với 21 món/ người/năm.4
Cịn ở Việt Nam, phương tiện thanh toán bằng séc đã xuất hiện từ đầu thế
kỷ 20, khi có sự xuất hiện của người Pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên vào thời điểm
đó, chỉ có những người có địa vị trong xã hội và một số tâng lớp thượng lưu
mới được mở tài khoản tại ngân hàng và sử dụng séc. Những người dân bình
thường chưa tiếp cận với loại phương tiện thanh toán này. Sau này, với sự phát
triển ngày càng nhanh của thương mại quốc tế, nhất là sau thòi ký mở kinh tế
của nước ta từ những năm 1990 và cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng,
các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã ngày càng mở rộng và hiện
nay séc cũng đã được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, đối tượng sử dụng séc
chủ yếu vẫn là những pháp nhân, những cá nhân vẫn cịn sử dụng hầu hết là
thanh tốn bằng tiền mặt. Ở các ngân hàng thương mại, hình thức thanh toán
bằng séc chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 2%) trong tổng thanh toán phi tiền mặt;
3


Tác giả Nguyễn Ngọc Lâm, Kinh nghiệm của bạn và giải pháp của Việt Nam, Tạp chí Tin học ngân hàng, số 7/
2005.
4

TS. Trần Minh Ngọc, ThS. Phan Th Nga, Thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số
13- 2006.
PGS.,TS. Lê Đình Hợp, Phương hướng và giải pháp thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực dân cư ở Việt
Nam đến năm 2020, Kỷ yếu các cơng trình khoa học ngành Ngân hàng, NXB Thống kê năm 2004.

SVTH: nhóm 2 – KT32H2

12


Bộ mơn Luật Ngân hành
trong đó chủ yếu là thanh tốn giữa các doanh nghiệp với nhau, cịn thanh tốn
giữa doanh nghiệp với cá nhân, giữa cá nhân với cá nhân rất ít. Trong khi thanh
tốn bằng séc rất thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán. Người mua
hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm séc và CMND ra ngân
hàng là có thể nhận được tiền. Theo ơng Vũ Huy Toản, Phó giám đốc Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, thanh tốn bằng séc bị hạn chế là do chưa
có quy định bắt buộc về hạn mức phải thanh toán bằng séc mà hiện chỉ "động
viên" dùng séc.
Thực tế, tâm lý của người bán nhận séc thường lo ngại là trên tài khoản của
người mua khơng cịn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro trong giao dịch nên hay từ
chối việc thanh toán séc. Phần lớn các giao dịch mua bán hiện nay được sử dụng
bằng phương thức ủy nhiệm chi là chính (ở TP HCM chiếm khoảng 75% trong
thanh tốn khơng dùng tiền mặt) nhưng hình thức này thời gian thanh tốn dài
hơn, địi hỏi 2 bên phải ký hợp đồng mua bán mới có thể lập ủy nhiệm chi để trả

tiền.
Việc thanh tốn séc cũng gặp khơng ít phiền phức. Hiện nay khách mua và
khách bán hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì khi khách bán đến ngân
hàng để nộp séc, ngân hàng sẽ ghi có trên tài khoản khách bán và ghi nợ trên tài
khoản khách mua. Nhưng khi khách mua và khách bán khơng có tài khoản ở
cùng một ngân hàng, buộc các ngân hàng thương mại phải thơng qua hệ thống
thanh tốn bù trừ của Ngân hàng Nhà nước. Mỗi ngày ở đây chỉ có 2 phiên
thanh tốn bù trừ (vào lúc 10h sáng và 15h) và việc kiểm tra séc ở Ngân hàng
Nhà nước vẫn chủ yếu là thủ công. Nếu các ngân hàng phát hành mấy chục
ngàn tờ séc mỗi ngày thì việc thanh tốn bù trừ trong ngày gặp rất nhiều khó
khăn.5
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tốn bằng séc.
Để thực hiện vai trị quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, trong đó có
tổ chức thanh toán, xây dựng khung pháp lý về thanh toán bằng tiền mặt và phí
tiền mặt cần đảm bảo lợi ích của nền kinh tế, lợi ích của Nhà nước và nhân dân,
là cơ sở để mọi thành viên trong xã hội tuân thủ. Vì vậy, khung pháp lý về thanh
tốn khơng tránh khỏi có những quy định mang tính hành chính, văn bản pháp
lý đó khơng thể thỏa mãn ý muốn của mọi đối tượng, các đạo luật khác cùng
vậy, khơng thể làm vừa lịng tất cả mọi người, khi tình hình chính trị, kinh tế, xã
hội, cơng nghệ thay đổi sẽ có những khe hở nhất định, khơng tránh khỏi bị lợi
dụng để “ lách luật”, khi đó, cơ quan quản lý nhà nước lại phải sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp. Mở rộng thanh toán trong nền kinh tế bằng công nghệ nên chỉ coi
là giải pháp hỗ trợ để thúc đẩy nhanh trong giao dịch thanh tốn chứ khơng thể
coi là “phao cứu sinh” cho tình trạng thanh toán bằng tiền mặt hiện nay. Kinh
nghiệm của nước ngồi cho thấy, trong lĩnh vực thanh tốn qua ngân hàng có
nhiều luật khác nhau như Luật Thanh tốn bằng tiền mặt, Luật Séc, Luật Hối
phiếu, Luật Phòng chống rửa tiền… đều được xây dựng đồng bộ.
5

“Chật vật thanh tốn bằng sec” -


SVTH: nhóm 2 – KT32H2

13


Bộ mơn Luật Ngân hành
Vì vậy, căn cứ khoản 2 điều 1 Luật NHNN hiện hành quy định: “NHNN
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là
ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm
dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ”, với vai trị là 3 trung tâm: trung tâm tiền tệ,
trung tâm tín dụng và trung tâm thanh toán trong nền kinh tế, NHNN cần tiếp
tục hoàn chỉnh các đề án thành phần cịn lại, trước hết đề án hồn thiện khn
khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế, đề án thanh tốn khơng
dùng tiền mặt (TTKDTM) trong khu vực doanh nghiệp; nhóm đề án TTKDTM
trong khu vực dân cư, có như vậy đề án TTKDTM được Chính phủ giao mới
đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra.
Ở cấp độ cao hơn, đề nghị NHNN trình Chính phủ có lộ trình xây dựng
Luật Giao dịch bằng tiền mặt trong nền kinh tế mà không cần nhiều nghị định
như các đề án thành phần, cùng với xây dựng Luật Séc, Luật Hối phiếu thay cho
Luật Các công cụ chuyển nhượng hiện nay chưa đi vào cuộc sống, Luật Phòng
chống rửa tiền và tài trợ khủng bố thay cho Nghị định 74/2005/NĐ-CP ngày
7/6/2005 về phòng, chống rửa tiền. Nếu thực hiện được sẽ giúp hạn chế thanh
toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế và giảm được hoạt động kinh tế “ngầm”
đang đe dọa đến an ninh quốc gia, là mối bận tâm của các nhà quản lý và sự lo
ngại cơng chúng trong lĩnh vực phịng chống tham nhũng, rửa tiền, trốn thuế và
các họat động phi pháp khác; tiết kiệm được chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản
tiền, đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước và công dân; giúp cho hoạt động
ngân hàng phù hợp với thơng lệ quốc tế và có điều kiện để NHTM mở chi
nhánh hoạt động ở các nước phát triển.

Về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt: Các quy định về hạn mức thanh toán
bằng tiền mặt dù là các khoản chi thuộc ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp dân doanh hoặc các khoản thanh toán khác nên thống nhất
một mức chung, ví dụ ở mức bằng thuế thu nhập cá nhân, không những tạo
được sự công bằng giữa cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà nước mà có thể
thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ góp phần mở rộng thanh tốn khơng
dùng tiền mặt.
Hành lang pháp lý về thanh toán sẽ được cải tiến khi Ngân hàng Nhà nước
hoàn tất hướng dẫn nghị định về séc, hoàn thiện đề án xây dựng trung tâm bù
trừ séc tại một số thành phố lớn. Các cơ quan nhà nước nên tiên phong trong
việc thanh toán bằng séc, góp phần đưa hình thức thanh tốn này phổ biến rộng
rãi.6
Bên cạnh đó cần tạo mơi trường kinh doanh, dịch vụ sử dụng dịch vụ
thanh toán bằng séc một cách năng động,mở rộng ra trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội,đặc biệt là nhóm ngành du lịch khách sạn,siêu thị,vận tải hàng
không,
Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên lành nghề với các hình thức thanh tốn
ngồi tiền mặt nhất là thanh tốn bằng séc.
6

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt, thực trạng, ngun nhân và giải pháp

SVTH: nhóm 2 – KT32H2

14


Bộ mơn Luật Ngân hành
Cần có ưu đãi tạo điều kiện khuyến khích khuyến mại đối với những đối
tượng khách hàng thanh toán bằng séc,phát huy lợi thế của loại hình thanh tốn

này.
Đa dạng hóa các loại séc theo mệnh giá hoặc theo đối tượng sử dụng (vip)
cho phù hợp với từng loại khách hàng.
Ngân hàng,tổ chức tín dụng,các doanh nghiệp chủ động giao dịch bằng séc
tạo thói quen cho khách hàng.

KẾT LUẬN
Tìm hiểu các quy định của pháp luật về thanh toán bằng séc cho chúng ta
thấy được nỗ lực của Nhà nước trong việc xây dựng khung pháp lý cơ bản cho
sự phát triển của loại phương tiện thanh tốn này. Tuy nhiên, vì nhiều lý do chủ
quan cũng như khách quan khác nhau mà trên thực tế sự phát triển của thanh
toán bằng séc ở Việt Nam hiện nay chưa đạt được như mong đợi. Để việc thanh
toán bằng séc trở nên phổ biến hơn nữa, trong thời gian tới cần phải tiếp tục nỗ
lực hoàn thiện quy chế pháp lý cho phù hợp hơn với điều kiện Việt Nam, đồng
thời tăng cường tuyên truyền giới thiệu về phương tiện thanh tốn này tới đơng
đảo nhân dân.

SVTH: nhóm 2 – KT32H2

15



×