Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỀ THI THỬ CHẤT SINH học lần 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.9 KB, 5 trang )

Huỳnh Thanh – Liên hệ: 0968873079

/>
CHUẨN BỊ CHO KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2020
THI THỬ ONLINE LẦN 21

Chuyên đề: TỔNG ÔN TIẾN HÓA
Mã đề thi: CSH21
Đề thi có 5 trang

Sưu tầm và biên soạn: Thầy Huỳnh Thanh
Thời gian bắt đầu làm bài là 21:30, thời gian nộp bài là 22:35

Câu 1: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các
nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt
quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và
thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
A. 2.
B. 1
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Trong các nhân tố tiến hóa sau đây, có bao nhiêu nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen của quần
thể ?
I. Đột biến.
II. Chọn lọc tự nhiên.
III. Di – nhập gen.
IV. Giao phối không ngẫu nhiên.


A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 3: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi không xảy ra đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di - nhập gen, nếu thành phần kiểu gen
và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
II. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm
giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn
với vốn gen của quần thể ban đầu.
III. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần
thể và ngược lại.
IV. Sự thay đổi đột ngột của điều kiện thời tiết làm giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể có thể dẫn tới
loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 4: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình hình thành loài mới thường dẫn tới hình hình thành đặc điểm thích nghi mới.
II. Hình thành loài mới bằng cách li tập tính chỉ xảy ra ở các loài động vật.
III. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí chủ yếu xảy ra ở các loài động vật, ít gặp ở các loài thực vật.
IV. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở các loài xương xỉ và thực vật có
hoa.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:
I. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

II. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
IV. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của đột biến gen?

Luyện thi Y-Dược tại TP. HCM

Trang 1/5


Huỳnh Thanh – Liên hệ: 0968873079

/>
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 6: Thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không có thêm alen mới.
II. Nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số alen của quần thể vẫn có thể bị thay đổi.
III. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị thay
đổi.
IV. Trong những điều kiện nhất định, chọn lọc tự nhiên có thể tác động trực tiếp lên alen của từng gen riêng
rẽ.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 7: Trong các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
I. Ngựa cái lai với lừa đực sinh ra con la bất thụ.

II. Các cây khác loài có mùa ra hoa khác nhau nên không thụ phấn cho nhau.
III. Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng nhím biển tím và tinh trùng nhím biển đỏ không tương thích nên
không thể kết hợp được với nhau.
IV. Hai dòng lúa tích luỹ alen đột biến lặn ở một số lôcut khác nhau, mỗi dòng phát triển bình thường, hữu
thụ nhưng cây lai giữa hai dòng rất nhỏ và cho hạt lép.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 8: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi không xảy ra đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di – nhập gen, nếu thành phần kiểu gen
và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
II. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm
giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn
với vốn gen của quần thể ban đầu.
III. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần
thể và ngược lại.
IV. Sự thay đổi đột ngột của điều kiện thời tiết làm giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể có thể dẫn tới
loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 9: Có mấy phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
I. Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường xảy ra với những loài động vật ít di chuyển xa.
II. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được
tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
III. Hình thành loài nhờ lai xa và đa bội hóa thường xảy ra trong quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ
họ hàng gần gũi.
IV. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến Số phương án đúng là:

A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Câu 10: Kháng thuốc kháng sinh là một vấn đề đau đầu đối với ngành y tế hiện nay của các nước trong đó
có Việt Nam. Việc hình thành các chủng mầm bệnh kháng thuốc có liên quan chặt chẽ tới các thói
quen dùng thuốc của người bệnh. Cho các phát biểu dưới đây:
I. Việc dùng kháng sinh không đủ liều không có nguy cơ tạo ra vi khuẩn kháng thuốc vì liều lượng thấp
không đủ kích thích quá trình tiến hóa của vi khuẩn.
II. Tốc độ hình thành quần thể vi khuẩn kháng thuốc phụ thuộc vào tốc độ hình thành các đột biến và áp lực
của quá trình chọn lọc.
III. Trong quần thể vi khuẩn ban đầu, ít nhiều đã chứa các gen kháng thuốc kháng sinh.
IV. Việc gia tăng áp lực chọn lọc có thể dẫn đến sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng mọi loại kháng sinh
mà con người hiện có.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Luyện thi Y-Dược tại TP. HCM

Trang 2/5


Huỳnh Thanh – Liên hệ: 0968873079

/>
Câu 11: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các

nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt
quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ
không thay đổi.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 12: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
I. Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng tiến hóa trực tiếp vì có thể nghiên cứu được bằng thực
nghiệm.
II. Cơ quan tương đồng chỉ phản ánh hướng tiến hóa phân li mà không phản ảnh nguồn gốc chung của sinh
giới.
III. Tất cả cảc sinh vật từ virut, vi khuẩn tới động vật, thực vật đều cấu tạo từ tế bào nên bằng chứng tế bào
học phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
IV. Cơ quan tương tự là loại bằng chứng tiến hóa trực tiếp và không phản ánh nguồn gốc chung của sinh
giới.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 13: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng về chọn lọc tự nhiên?
I. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.
II. Chọn lọc tự nhiên khó có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
III. Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng cá thể mà tác động lên cả quần thể.
IV. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
V. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.
VI. Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót của các alen khác nhau trong quần thể theo hướng thích
nghi.

A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 14:
Nghiên cứu thành phần kiểu gen của một quần thể qua các thế hệ thu
được kết quả như sau:
Thế hệ
Kiểu gen AA
Kiểu gen Aa
Kiểu gen aa
P
0,01
0,18
0,81
F1
0,01
0,18
0,81
F2
0,10
0,60
0,30
F3
0,16
0,48
0,36
F4
0,20
0,40

0,40
Khi nói về quần thể trên có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Quần thể này có thể đang chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên,
II. Tần số alen trội tăng dần qua các thế hệ.
III. Ở thế hệ F1 và F2 quần thể ở trạng thái cân bằng.
IV Chọn lọc tự nhiên tác động từ F3 đến F4 theo hướng loại bỏ kiểu hình lặn.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 15: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau
đây là không đúng?
I. Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển.... ngăn cản các cá thể của quần thể cùng
loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
II. Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
Luyện thi Y-Dược tại TP. HCM

Trang 3/5


Huỳnh Thanh – Liên hệ: 0968873079

/>
III. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được
tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
IV. Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.

Câu 16:
Khi nói về sự phát sinh loài người, ta có các phát biểu sau:
I. Loài người xuất hiện tại kỉ thứ 3 của đại Tân sinh.
II. Tiến hóa xã hội là nhân tố chủ đạo trong sự phát triển của con người ngày nay.
III. Các bằng chứng hóa thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài Homo erectus.
IV. Giả thuyết “ra đi từ châu phi” cho rằng người Homo erectus từ châu Phi phát tán sang các châu lục khác
rồi hình thành nên Homo Sapiens.
V. Nhờ tiến hóa văn hóa con người có khả năng gây ảnh hưởng đến sự tiến hóa của loài khác và điều chỉnh
chiều hướng tiến hóa của chính mình.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 17: Trong các đại địa chất, có bao nhiêu sự kiện sau đây là đúng?
I. Thực vật có hạt và bò sát bắt đầu xuất hiện ở kỷ Pecmi thuộc đại Cổ sinh.
II. Lưỡng cư và côn trùng bắt đầu xuất hiện vào kỷ Silua thuộc đại Cổ sinh.
III. Sự tuyệt diệt của bò sát cổ xảy ra ở kỷ Jura thuộc đại Trung sinh.
IV. Thực vật có hoa bắt đầu xuất hiện tại kỷ Krêta thuộc đại Trung sinh.
V. Sinh vật nhân sơ phát sinh tại đại Nguyên sinh.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 18: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là không đúng khi nói về giao phối ngẫu nhiên?
I. Giao phối ngẫu nhiên không làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen trong quần thể.
II. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các biến dị tổ hợp, góp phần trung hòa tính có hại của đột biến
III. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các kiểu gen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
IV. Giao phối ngẫu nhiên làm gia tăng áp lực của quá trình đột biến bằng cách phát tán đột biến trong quần
thể.

V. Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 19:
Quan sát hai loài chim sẻ khi sống ở các vùng cách biệt thấy chúng có kích thước mỏ tương tự
nhau. Khi những quần thể của hai loài này di cư đến sống trên cùng một đảo, sau một thời gian thấy
kích thước mỏ của chúng khác biệt nhau. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
I. Hai loài chim này khi sống riêng sử dụng hai loại thức ăn khác nhau.
II. Hai loài chim này khi sống chung trong một môi trường đã được chọn lọc theo cùng một hướng.
III. Khi sống chung, sự cạnh tranh giữa hai loài khiến mỗi loài đều mở rộng ổ sinh thái
IV. Do nhu cầu sử dụng thức ăn giống nhau đã khiến hai loài chim này có sự phân hóa về kích thước mỏ để
giảm cạnh tranh.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.

Luyện thi Y-Dược tại TP. HCM

Trang 4/5


Huỳnh Thanh – Liên hệ: 0968873079

/>
Câu 20: Quá trình hình thành loài mới ở một loài thực vật được mô tả ở hình sau:

Biết rằng 2 loài A và B có mùa sinh sản trùng nhau nhưng hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản khác

nhau.
Cho một số phát biểu sau về con đường hình thành loài này:
I. Con đường hình thành loài này gặp phổ biến ở thực vật và ít gặp ở động vật.
II. Điều kiện độ ẩm khác nhau đã tạo ra sự khác biệt về hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản của hai quần
thể A và quần thể B.
III. Hai quần thể A và B có thể được xem là hai nòi sinh thái.
IV. Trong quá trình hình thành loài của loài thực vật này đã có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên, cách li
địa lý và cách li cơ học.
Số phát biểu không đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
----------------HẾT---------------Chúc các em học sinh làm bài thật tốt!
Sưu tầm và biên soạn: Thầy Huỳnh Thanh

Luyện thi Y-Dược tại TP. HCM

Trang 5/5



×