Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐA đề THI THỬ CHẤT SINH học lần 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.87 KB, 4 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHẤT – SINH HỌC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 (LẦN 7)
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 40 phút kể cả điền đáp án

Mã đề thi: 14/09

Họ, tên thí sinh:....................................................................................................
Số báo danh..........................................................................................................
Câu 1: Dạng đột biến NST nào sau đây được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn?
A. Lặp đoạn.
B. Mất đoạn.
C. Đảo đoạn.
D. Chuyển đoạn.
Dạng đột biến NST có thể loại gen ra khỏi NST là: Mất đoạn → Đáp án B
Câu 2: Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG●HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là
ADCBEFG●HI. Đây là dạng đột biến nào?
A. Đảo đoạn.
B. Mất đoạn.
C. Lặp đoạn.
D. Chuyển đoạn.
Nhìn vào hình ta sẽ thấy ĐB đảo đoạn: ABCDEFG* HI  ADCBEFG* HI → Đáp án A
Câu 3: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi các nhóm gen liên kết là
A. Mất đoạn.
B. Chuyển đoạn.
C. Đảo đoạn.
D. Lặp đoạn.
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết là chuyển đoạn (giữa hai
NST không tương đồng). → Đáp án B


Câu 4: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc có đường
kính khoảng
A. 30Å.
B. 300Å.
C. 3000Å.
D. 20Å.
Sợi nhiễm sắc có đường kính khoảng 30nm = 300Å → Đáp án B
Câu 5: Hình vẽ bên mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến
nào sau đây?
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
C. Chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
Chuyển đoạn AB → Đáp án B
Câu 6: Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một
nhiễm sắc thể?
A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau.
Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc
thể là đảo đoạn nhiễm sắc thể → Đáp án B
Câu 7: Hình 2 mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây?
A. Đảo đoạn.
B. Chuyển đoạn.
C. Lặp đoạn.
D. Mất đoạn.
Đảo đoạn BCD → Đáp án A
Câu 8: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng
nằm trên một nhiễm sắc thể đơn?

A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B. Đảo đoạn.
C. Mất đoạn.
D. Lặp đoạn.
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm
sắc thể đơn là lặp đoạn → Đáp án D
Câu 9: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
Trang 1/4- Mã đề thi 14/09/2019


(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
A. (1), (4).
B. (2), (3).
C. (1), (2).
D. (2), (4).
Đáp án A
Câu 10: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc
thể giới tính.
B. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
C. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể
D. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.

Đáp án D
Câu 11: Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen
trên một nhiễm sắc thể là
A. đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.

B. lặp đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.
C. mất đoạn và lặp đoạn.
D. mất đoạn và đảo đoạn.
Đáp án A
Câu 12: Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm.
B. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
C. Thành phần hóa học chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và prôtêin.
D. Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
Đáp án A
Câu 13: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Mất đoạn nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi số lượng và thành phần gen của nhiễm sắc thể.
II. Chuyển đoạn tương hỗ không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của nhiễm sắc thể.
III. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xảy ra ở cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
IV. Chuyển đoạn có thể làm cho gen từ nhóm liên kết này sang nhóm liên kết khác.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Chỉ có II sai → Đáp án A
Chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen từ nhóm liên kết này sang nhóm liên kết khác → làm thay
thành phần gen của nhiễm sắc thể và có thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 14: Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, có các nội dung sau, có bao nhiêu nội dung đúng?
I. Có thể liên quan đến nhiều NST khác nhau cùng đứt đoạn, sau đó trao đổi đoạn đứt với nhau.
II. Có thể làm thay đổi thành phần và trật tự sắp xếp các gen giữa các nhóm gen liên kết.
III. Chuyển đoạn thường xảy ra giữa các cặp NST không tương đồng, hậu quả làm giảm sức sống
của sinh vật.
IV. Chuyển đoạn không tương hỗ là trường hợp hai NST trao đổi cho nhau các đoạn không tương đồng.

A. 2.

B. 3.
C. 4.
D. 1.
Có I, II, III đúng → Đáp án B
IV sai. Chuyển đoạn không tương hỗ là trường hợp một đoạn của NST hoặc cả một NST này sát nhập
vào NST khác, không có sự trao đổi các đoạn cho nhau.
Câu 15: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.

Mất một đoạn NST mà đoạn bị mất không mang gen qui định tính trạng thì đột biến đó không gây hại.

II. Mất một đoạn NST có độ dài bằng nhau thì số lượng gen bị mất đi sẽ như nhau.
III. Mất một đoạn NST mà đoạn bị mất đều có 5 gen thì độ dài của đoạn bị mất sẽ bằng nhau.
IV. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Chỉ có IV đúng → Đáp án C
I sai, vì nếu đoạn bị mất chứa trình tự khởi đầu nhân đôi ADN thì sẽ gây hại cho thể đột biến.
Trang 2/4- Mã đề thi 14/09/2019


II và III sai, vì mặc dù độ dài của đoạn bị mất như nhau nhưng do kích thước của các gen không bằng
nhau.
IV đúng, vì mất các NST khác nhau thì số lượng gen bị mất cũng khác nhau nên biểu hiện kiểu hình đột
biến khác nhau.
Câu 16: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất đoạn lớn thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến lặp đoạn.
II. Đột biến đảo đoạn được sử dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.

III. Đột biến mất đoạn thường làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của một gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Có I, III, IV đúng → Đáp án B
II sai. Vì đảo đoạn không làm thay đổi nhóm gen liên kết nên không thể chuyển gen. Chỉ có chuyển
đoạn NST thì mới dùng để chuyển gen.
Câu 17: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên một nhiễm sắc thể.
II. Đột biến chuyển đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.
III. Có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn.
IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Cả 4 phát biểu đúng → Đáp án B
Câu 18: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mất một đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
II. Mất một đoạn NST có độ dài giống nhau ở các cặp NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
III. Mất một đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống nhau.

IV. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Chỉ có IV đúng → Đáp án A

Kiểu hình của thể đột biến do kiểu gen qui định, các gen khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.
I sai, vì nếu mất các đoạn ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST thì các đoạn bị mất chứa các gen
khác nhau nên biểu hiện kiểu hình khác nhau.
II sai, vì nếu mất các đoạn ở các NST khác nhau sẽ chứa các gen bị mất khác nhau nên biểu hiện kiểu
hình khác nhau.
III sai, vì nếu mất đoạn NST có độ dài khác nhau trên cùng một NST thì số lượng gen bị mất cũng khác
nhau nên biểu hiện kiểu hình đột biến khác nhau.
Câu 19: Một loài có bộ NST 2n = 22. Giả sử có một thể đột biến ở 4 cặp NST, trong đó cặp số 1 bị đột
biến mất đoạn ở 1 NST, cặp số 3 bị đột biến đảo đoạn ở 1 NST; cặp số 5 có 1 NST được chuyển sang 1
NST của cặp số 7. Nếu quá trình giảm phân bình thường thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ 1/16.
II. Giao tử đột biến chiếm tỉ lệ 15/16.
III. Loại giao tử bị đột biến ở 1 NST chiếm 25%.
IV. Loại giao tử bị đột biến ở 3 NST chiếm 25%.
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Cả 4 phát biểu đúng → Đáp án B
Câu 20: Khi nói về các điểm giống nhau của nguyên phân và giảm phân. Có bao nhiêu nhận định sai?
I. NST đều trải qua biến đổi: nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào, phân li về hai cực của tế bào, tháo xoắn.
II. Đều là một trong những cơ chế giúp duy trì sự ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ.
III. Đều là quá trình từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống với mẹ có bộ NST 2n.
Gồm 1 lần phân bào và 1 lần 1 NST nhân đôi.
IV. Đều là quá trình từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con với bộ NST n. Gồm 2 lần phân bào với 2 lần
NST nhân đôi.
A. 1.
B. 2.
C. 3.

D. 4.
Có III, IV sai → Đáp án B
Trang 3/4- Mã đề thi 14/09/2019


I, II đều là điểm giống nhau của nguyên phân và giảm phân; III chỉ có ở nguyên phân, IV chỉ có ở giảm phân.

Câu 21: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biển nào sau đây là sai?
A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt
động của gen có thể bị thay đổi.
C. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.
D. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động.

Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo có thể nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và có thể mang hoặc không
mang tâm động. → Đáp án D
Câu 22: Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên 1 NST.
B. Đột biến lặp đoạn luôn có lợi cho thể đột biến.
C. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên 1 NST.
D. Đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo ra các gen mới.
Đột biến lặp đoạn thường gây hại cho sinh vật vì làm mất cân bằng hệ gen → Đáp án B
Câu 23: Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau thu được các hợp tử F1. Một trong các
hợp tử này nguyên phân liên tiếp 6 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ sáu, người ta đếm được
trong tất cả các tế bào con có 896 crômatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là
A. 7.
B. 14.
C. 21.
D. 28.
Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ sáu, nên chỉ mới có nguyên phân 5 lần.

25 x t x 2 = 896 → t = 14 ( với t là số nhiễm sắc thể có trong hợp tử) → Đáp án B
AD
Câu 24: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen
, không xảy ra hoán vị gen. Tính theo lí
ad
thuyết, cứ 1500 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số loại giao tử mang kiểu gen AD là
A. 750.
B. 1500.
C. 3000.
D. 6000.
Số loại giao tử mang kiểu gen AD là = 1500 x 2 = 3000 → Đáp án C
Câu 25: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Giả sử có 1 thể đột biến của loài này chỉ bị đột biến mất
đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 NST thuộc cặp số 5. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột
biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng về thể đột biến này?
I. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 12 NST.
II. Mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 đều tăng lên.
III. Trong tổng số giao tử được tạo ra có 50% số giao tử không mang NST đột biến.
IV. Tất cả các gen còn lại trên NST số 5 đều không có khả năng nhân đôi.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
I, III đúng → Đáp án D
II sai, không thể khẳng định mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 không tăng lên.
IV sai, NST số 5 vẫn có khả năng nhân đôi.
------------------------ HẾT ------------------------

Trang 4/4- Mã đề thi 14/09/2019




×