BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LƢƠNG MINH TRUNG
TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP
ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC VÀ CAM KẾT TỔ CHỨC
CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG: TRƢỜNG HỢP CÁC DOANH
NGHIỆP DỆT MAY TẠI TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh-Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LƢƠNG MINH TRUNG
TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP
ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC VÀ CAM KẾT TỔ CHỨC
CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG:TRƢỜNG HỢP CÁC DOANH
NGHIỆP DỆT MAY TẠI TỈNH LONG AN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hƣớng nghiên cứu)
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ VIẾT TIẾN
Thành Phố Hồ Chí Minh-Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
đến sự hài lòng công việc và cam kết tổ chức của ngƣời lao động:Trƣờng hợp các
doanh nghiệp dệt may tại tỉnh Long An” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hồ Viết Tiến.
Cơ sở lý luận được tham khảo từ các nguồn tài liệu trên sách,báo,internet và các
bài nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài trên các tạp chí quốc tế được nêu ra trong
phần tài liệu tham khảo.Dữ liệu phân tích trong luận văn là những thông tin sơ cấp có
được do tôi thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi được gửi đến người lao động làm
việc trong các công ty dệt may tại tỉnh Long An .
Kết quả nghiên cứu phân tích trong luận văn do chính tôi thực hiện và không sao
chép từ bất kỳ nghiên cứu nào trước đây.
TP.Hồ Chí Minh,ngày….tháng…năm 2019
Tác giả luận văn
Lƣơng Minh Trung
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................. 1
1.1.Lý do chọn đề tài: ................................................................................................... 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................. 3
1.3.Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................................ 4
1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................................... 4
1.5.Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 4
1.6.Ý nghĩa đề tài: ......................................................................................................... 5
CHƢƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................... 6
2.1.Cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: ...................................... 6
2.1.1.Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR): ................................................. 6
2.1.2.Các tiêu chuẩn liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với
người lao động: .......................................................................................................... 9
2.1.3.Các thành phần của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao
động: ........................................................................................................................ 11
2.2.Sự hài lòng trong công việc: ................................................................................. 14
2.3.Cam kết của người lao động: ................................................................................ 15
2.4.Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành dệt may ở
Việt Nam: .................................................................................................................... 15
2.4.1.Tổng quan về ngành dệt may: ....................................................................... 15
2.4.2.Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành dệt
may ở Việt Nam: ..................................................................................................... 16
2.5. Tổng quan về các nghiên cứu trước:.................................................................... 18
2.6.Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất: .......................................................... 29
2.6.1.Xây dựng giả thuyết nghiên cứu: ................................................................... 29
2.6.2.Mô hình nghiên cứu đề xuất: .......................................................................... 34
CHƢƠNG 3:THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................. 38
3.1.Quy trình nghiên cứu: ........................................................................................... 38
3.2.Thiết kế nghiên cứu: ............................................................................................. 39
3.2.1.Đối tượng khảo sát: ........................................................................................ 39
3.2.2.Phương thức khảo sát: .................................................................................... 40
3.2.3.Quy mô mẫu: .................................................................................................. 40
3.2.4.Thang đo: ........................................................................................................ 41
3.2.5.Bảng câu hỏi: .................................................................................................. 51
3.3.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: .............................................................. 52
3.3.1.Làm sạch dữ liệu: ........................................................................................... 52
3.3.2.Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach Alpha): ........................................ 52
3.3.3.Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis):................ 53
3.3.4.Phân tích tương quan: ..................................................................................... 53
3.3.5.Phân tích hồi quy tuyến tính:.......................................................................... 54
CHƢƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................... 55
4.1.Đặc điểm mẫu nghiên cứu: ................................................................................... 55
4.2.Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s alpha): ...................................... 57
4.3.Phân tích nhân tố khám phá- EFA: ....................................................................... 60
4.3.1.Phân tích nhân tố khám phá-EFA với thang đo các nhân tố Trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp-CSR: ..................................................................................... 60
4.3.2.Phân tích nhân tố khám phá-EFA với thang đo hài lòng trong công việc của
người lao động: ........................................................................................................ 62
4.3.3.Phân tích nhân tố khám phá-EFA với thang đo cam kết với tổ chức của người
lao động: .................................................................................................................. 64
4.4.Phân tích tương quan Pearson: ............................................................................. 66
4.5.Phân tích hồi quy: ................................................................................................. 68
4.5.1.Phân tích tác động của các thành phần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
lên sự hài lòng trong công việc của người lao động: .............................................. 68
4.5.2.Phân tích tác động của các thành phần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
lên cam kết với tổ chức của người lao động: .......................................................... 71
4.5.3.Phân tích tác động của sự hài lòng công việc đến cam kết với tổ chức của
người lao động: ........................................................................................................ 74
4.6.Thảo luận kết quả nghiên cứu:.............................................................................. 76
4.6.1.Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự hài lòng trong công
việc của người lao động: ......................................................................................... 77
4.6.2.Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến cam kết với tổ chức của
người lao động: ........................................................................................................ 78
4.6.3.Tác động của sự hài lòng trong công việc đến cam kết với tổ chức của người
lao động: .................................................................................................................. 79
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................. 82
5.1.Kết luận nghiên cứu: ............................................................................................. 82
5.2.Hàm ý quản trị: ..................................................................................................... 84
5.3.Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo: .............................................. 88
5.3.1.Hạn chế của đề tài: ......................................................................................... 88
5.3.2.Hướng nghiên cứu tiếp theo: .......................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSR: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
CPTPP: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là
Hiệp định CPTPP
EVFTA: Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU
DN: Doanh nghiệp
CP: Cổ phần
TNHH:Trách nhiệm hữu hạn
KCN: Khu công nghiệp
SA-Social Accountability International: Tổ chức trách nhiệm xã hội quốc tế
NLĐ:Người lao động
NSDLĐ:Người sử dụng lao động
KH:Ký hiệu
SXKD: Sản xuất kinh doanh
CMCN: Cách mạng công nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.Thang đo Quan hệ lao động ............................................................................ 46
Bảng 3.2.Thang đo Cân bằng công việc và cuộc sống .................................................. 47
Bảng 3.3.Thang đo Đối thoại xã hội .............................................................................. 48
Bảng 3.4.Thang đo Sức khỏe và an toàn nơi làm việc ................................................... 49
Bảng 3.5.Thang đo Đào tạo và phát triển nhân viên ...................................................... 49
Bảng 3.6.Thang đo Mức độ hài lòng của người lao động.............................................. 50
Bảng 3.7.Thang đo cam kết với tổ chức của người lao động ........................................ 50
Bảng 3.8.Các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến ...................................................... 51
Bảng 4.1.Đặc điểm mẫu khảo sát ................................................................................... 55
Bảng 4.2.Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố ....................................................... 57
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s thang đo ........................................... 60
Bảng 4.4. Kết quả phân tích EFA thang đo các thành phần .......................................... 61
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s........................................................... 63
Bảng 4.6. Kết quả phân tích EFA thang đo hài lòng trong công việc ........................... 63
Bảng 4.7.Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s thang đo cam kết với tổ chức .......... 64
Bảng 4.8. Kết quả phân tích EFA thang đo cam kết với tổ chức ................................... 64
Bảng 4.9. Tóm tắt kết quả phân tích Cronbach Alpha và EFA ..................................... 66
Bảng 4.10. Ma trận tương quan giữa các nhân tố .......................................................... 67
Bảng 4.11.Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy giữa CSR lên ............................ 68
Bảng 4.12. Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy giữa CSR lên ...................... 69
Bảng 4.13. Hệ số hồi quy của mô hình hồi quy giữa CSR lên ...................................... 70
Bảng 4.14. Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy giữa CSR lên ........................... 71
Bảng 4.15. Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy giữa CSR lên ...................... 72
Bảng 4.16. Hệ số hồi quy của mô hình hồi quy giữa CSR lên ...................................... 73
Bảng 4.17. Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy giữa sự hài lòng ...................... 74
Bảng 4.18. Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy giữa sự hài lòng ................. 75
Bảng 4.19. Hệ số hồi quy của mô hình hồi quy giữa sự hài lòng ................................. 75
Bảng 4.20.Mức độ tác động của các yếu tố trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.............. 76
Bảng 4.21.Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu ............. 80
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.Đặc điểm mẫu khảo sát............................................................................... 56
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1.Mô hình kim tự tháp về CSR của Carroll ,1991 ............................................... 8
Hình 2.2.Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với người lao động ............................. 12
Hình 2.3.Mô hình nghiên cứu của Nguyen Ngoc Thang & Yves Fassin (2017) ........... 19
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Barakat và cộng sự (2016) ..................................... 20
Hình 2.5.Mô hình nghiên cứu của Asrar-ul-Haq và cộng sự (2017) ............................. 22
Hình 2.6.Mô hình nghiên cứu của Youn và cộng sự (2018) .......................................... 25
Hình 2.7.Mô hình nghiên cứu Choong-Ki Lee và cộng sự (2013) ................................ 27
Hình 2.8.Mô hình nghiên cứu của Mory và cộng sự (2015) .......................................... 29
Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................... 35
Hình 3.1. Qui trình nghiên cứu ...................................................................................... 38
Hình 3.2. Sơ đồ các bước phân tích và xử lý dữ liệu ..................................................... 39
Hình 4.1.Kết quả hệ số hồi quy của mô hình ................................................................. 81
TÓM TẮT
Tên đề tài:Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự hài lòng công việc và
cam kết tổ chức của người lao động:Trường hợp các doanh nghiệp dệt may tại tỉnh
Long An.
Tóm tắt:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một trong những chủ đề mới nổi
trong môi trường kinh doanh ngày nay. Khi ngành dệt may tiếp tục mở rộng,lãnh đạo
của các tổ chức đã tập trung chú ý vào các cách để kết hợp các hoạt động trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh của họ.Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp được coi là một khái niệm cốt lõi trong bối cảnh ngành dệt may, nơi nó
được coi là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh và sự tồn tại của các công ty,bởi vì CSR
ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên và cam kết của tổ chức. Tuy nhiên,vẫn còn ít
nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa các khía cạnh của CSR nội bộ (quan hệ lao
động, cân bằng công việc cuộc sống, đối thoại xã hội, sức khỏe và an toàn tại nơi làm
việc, đào tạo và phát triển),sự hài lòng công việc và cam kết tổ chức của người lao
động,nhất là trong các công ty may ở Việt Nam. Vì vậy,vấn đề nghiên cứu của bài
nghiên cứu này là tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với sự hài lòng
công việc và cam kết tổ chức đối với người lao động trong các công ty dệt may tại tỉnh
Long An. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi bao gồm 300 người lao động
(bao gồm công nhân, nhân viên hành chính) trong các công ty may mặc ở tỉnh Long An
với thang đo Likert năm điểm.Đánh giá thang đo và phân tích mô hình nghiên cứu
được thực hiện thông qua phần mềm SPSS 20 .Kết quả cho thấy trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp (quan hệ lao động, cân bằng công việc cuộc sống, đối thoại xã hội, sức
khỏe và an toàn,đào tạo và phát triển) có tác động tích cực đến sự hài lòng công việc và
cam kết tổ chức của người lao động. Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy
người lao động thể hiện sự hài lòng và cam kết cao hơn khi làm việc trong tổ chức có
trách nhiệm xã hội. Cuối cùng,tác giả đề xuất các kiến nghị, hàm ý quản trị để cải thiện
sự hài lòng công việc và cam kết tổ chức của người lao động trong ngành dệt may.
Từ khóa: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,sự hài lòng công việc,cam kết tổ chức
ABSTRACT
Title:The impact of corporate social responsibility on job satisfaction and
organizational commitment for employees: The case of garment companies in Long
An province.
Abstract:
Corporate social responsibility (CSR) has become one of the emerging topics
business environment in today's. As the garment industry continues to expand, the
leadership of those organizations has concentrated attention on ways to incorporate
corporate social responsibility activities into their business operations. Corporate social
responsibility (CSR) has become a core concept in the context of the garment industry
where it is considered as a significant factor in competition and a firms' survival,
primarily because CSR influences employees satisfaction and organizational
commitment. However, there are still few studies examining the relationship between
the dimensions of internal CSR (labor relations; work–life balance,social
dialogue,health and safety at work,training and development),employees job
satisfaction and organizational commitment, particularly garment companies in
Vietnam.Thus,the research problem of this study is what the impact of corporate social
responsibility on job satisfaction and organizational commitment for employees in
garment companies in Long An province.The data were collected through
questionnaire consisting from 300 employees (including workers, administrative staffs)
in garment companies in Long An province with five point Likert scale.Data analysis
is performed via SPSS 20software. The results show that corporate social responsibility
(labor relations; work–life balance,social dialogue,health and safety at work,training
and development) have positively impact on job satisfaction and organizational
commitment of employees. The findings of this research confirmed that employees
show higher satisfaction and commitment when working in socially responsible
organization.Finally,the author proposed recommendations,mangerial implications in
order to improve employee job satisfaction and organizational commitment in the
garment industry.
Keywords:Corporate social responsibility,Job satisfaction,Organizational commitment
1
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.Lý do chọn đề tài:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được tác giả Bowen (1953) đưa ra
bàn luận,sau đó đã trở thành một trong những chủ đề mới nổi trong môi trường kinh
doanh ngày nay và CSR được xem là chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp (DN)
tạo ra lợi thế cạnh tranh,đặc biệt là trong các doanh nghiệp dệt may không chỉ quan tâm
về lợi nhuận mà song song đó phải thực hiện hoạt động trách nhiệm xã hội của mình về
thực hành lao động (Thắng,2015).Tất cả những vấn đề mà họ cần quan tâm đối với
hoạt động CSR thường liên quan đến môi trường lao động, bình đẳng giới, sức khỏe và
an toàn lao động,quyền lợi về đào tạo phát triển chuyên môn cho NLĐ,cải thiện quan
hệ lao động,giữ chân người lao động (Shen và cộng sự,2009),góp phần phát triển cộng
đồng, bao hàm cả các hoạt động thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo,từ thiện,…
CSR có thể được hiểu là cam kết của doanh nghiệp đối với NLĐ,đối tác và thị
trường ngành dựa trên việc cân bằng các yếu tố: kinh tế, xã hội ,khách hàng,môi
trường,pháp lý,….để hướng đến sự phát triển bền vững.Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp bao hàm nhiều vấn đề: đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc,cải thiện
mối quan hệ trong lao động,thực hiện đối thoại xã hội,nâng cao chuyên môn kĩ thuật
cho NLĐ... để tạo ra lợi ích trong trung và dài hạn cho chính nội bộ DN.(Bộ Lao động
& Thương Binh xã hội,2010).
Mục tiêu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là góp phần vào sự phát
triển trong trung và dài hạn để tiến đến sự bền vững.Vì vậy,để đáp ứng các yêu cầu từ
khách hàng lớn ở Châu Âu và Châu Mỹ,các doanh nghiệp cần nhận ra rằng nếu như họ
không thực hiện tốt những yêu cầu trách nhiệm xã hội thì họ sẽ vô tình làm giảm đi ưu
thế của mình so với đối thủ cạnh tranh.Thực hiện tốt CSR đối với NLĐ chính là các
DN cần đảm bảo những yêu cầu trách nhiệm xã hội,hành động mong đợi và tăng cường
nghiên cứu khả năng áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế về SA8000 hay ISO 26000 nhằm
2
đảm bảo quyền của người lao động mà trước đây DN khi thực hiện còn rất thụ
động,mang tính đối phó chưa thật sự chú trọng vào hiệu quả cũng như tiến tới sự phát
triển bền vững của DN.Qua đó,giúp nâng cao uy tín,hình ảnh doanh nghiệp,sự hài lòng
cũng như cam kết tổ chức tạo ra lợi thế cạnh tranh (Twose và Rao,2003).
Ngành dệt may là ngành xuất khẩu mũi nhọn của đất nước tạo ra nhiều cơ hội
việc làm cho NLĐ hiện nay với khoảng 2,5 triệu người chiếm 80% là nữ; số lao động
đã qua đào tạo chiếm khoảng 25%,đa số được tuyển mới từ các vùng nông thôn,hạn
chế kinh nghiệm và hiểu biết pháp luật. Với vị trí địa lý thuận lợi,tỉnh Long An là cầu
nối giữa các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh,Đồng
Nai,Bình Dương đồng thời cũng có nhiều khu công nghiệp tại các huyện Bến Lức,Cần
Đước,Đức Hòa,Thành phố Tân An nên đã thu hút được số lượng lớn DN đầu tư và
người lao động từ các tỉnh/thành khác đến làm việc.Tuy nhiên,ngành dệt may tỉnh
Long An vẫn phải đau đầu về biến động nhân sự,thiếu nguồn lao động do phải cạnh
tranh nguồn lực với ngành khác;các DN dệt may đang cố gắng thông tin tuyển dụng
đến người lao động thông qua các băng rôn trước cổng công ty hay thông qua
báo,đài,internet,trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh và hầu như chưa bao giờ là tuyển đủ
nhân sự đáp ứng nhu cầu sản xuất.Bên cạnh đó,một trong những khó khăn chung của
DN dệt may khi thực hiện CSR chính là áp lực về thời gian làm việc theo qui định của
pháp luật đối với NLĐ.Để đáp ứng đúng tiến độ giao hàng thì NLĐ buộc phải tăng ca
để vừa đáp ứng đơn hàng vừa cải thiện thu nhập trang trải cuộc sống,song nguy cơ mắc
bệnh nghề nghiệp đang đè nặng lên họ.Việc thực hiện CSR một phần còn hoạt động
mang tính chất đối phó,chỉ vì lợi nhuận trước mắt hoặc chỉ là thực hiện hiện an sinh xã
hội như nhân đạo, từ thiện,…mà khi đó NLĐ đang phải làm việc quá sức,ăn những suất
ăn giá rẻ nghèo dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm
hoặc luân chuyển sang những vị trí việc làm không phù hợp, tạo áp lực cho NLĐ, từ đó
chủ động xin nghỉ việc dẫn đến việc xâm phạm quyền và lợi ích của NLĐ.
3
Đứng trước tình trạng trên,đã có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trên
thế giới nghiên cứu về vấn đề này như Wilcox (2006),Shen và cộng sự (2009),Mory và
cộng sự (2015),Farooq và cộng sự (2013),Foote và cộng sự (2010),Thang
(2017),Hoàng Thị Phương Thảo và Huỳnh Long Hồ (2015).Những nghiên cứu trên tập
trung vào những yếu tố niềm tin,chế độ phúc lợi,tính chất công việc,ảnh hưởng của
CSR đến thái độ,hành vi,ý định,cam kết.Liệu rằng những yếu tố đó có tác động đến sự
hài lòng,làm tăng hay giảm mức độ cam kết của nhân viên?Tuy nhiên,khi DN thực
hiện hoạt động trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 hay ISO 26000 về
thực hành lao động sẽ có tác động làm tăng hay giảm mức độ hài lòng và mức độ cam
kết của người lao động,mức độ hài lòng đó có đủ mạnh để cho người lao động cam kết
với tổ chức hay không thì hầu như ít có nghiên cứu nào khám phá về mối quan hệ này
đối với người lao động (trực tiếp và gián tiếp sản xuất) trong các doanh nghiệp dệt may
tại tỉnh Long An.
Vậy,thực hiện hoạt động CSR ở các DN dệt may đối với NLĐ sẽ có tác động
như thế nào đến sự hài lòng và cam kết tổ chức là một vấn đề đang nhận được sự quan
tâm của các nhà quản trị và các nhà nghiên cứu.Xuất phát từ những vấn đề lí luận và
thực tiễn đã đề cập,tác giả chọn đề tài “Tác động của trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp đến sự hài lòng công việc và cam kết tổ chức của người lao động:Trường
hợp các doanh nghiệp dệt may tại tỉnh Long An” là cấp thiết và có cơ sở khoa học về
lý luận,có tính thời sự và ý nghĩa thực tiễn.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu sau:
(1) Xác định các thành phần của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, sự hài lòng
công việc và cam kết với tổ chức của người lao động.
(2) Đo lường mức độ tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự hài
lòng và cam kết tổ chức của người lao động trong các DN dệt may tại tỉnh Long An.
4
(3) Đề xuất một số hàm ý quản trị cho DN dệt may Việt Nam nói chung và tỉnh
Long An nói riêng để thực hiện tốt hoạt động CSR đối với NLĐ.
1.3.Câu hỏi nghiên cứu:
(1) Sử dụng mô hình nghiên cứu nào để phân tích tác động thực hiện trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự hài lòng công việc và cam kết tổ chức của người lao
động trong các DN dệt may tại tỉnh Long An?
(2) Mức độ tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến
mức độ hài lòng và cam kết tổ chức của người lao động trong các DN dệt may tại tỉnh
Long An?
(3) Những hàm ý quản trị nào có thể giúp cho DN dệt may tại Long An thực
hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với người lao động?
1.4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa thực hiện trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp,sự hài lòng và cam kết tổ chức của người lao động đang làm việc trong các DN
dệt may tại tỉnh Long An.
-Đối tượng khảo sát: Người lao động trực tiếp và gián tiếp tham gia vào sản xuất
bao gồm nhân viên văn phòng và nhân viên sản xuất tại các doanh nghiệp dệt may ở
tỉnh Long An.
-Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu và khảo sát tại các doanh nghiệp dệt
may tại tỉnh Long An.
-Thời gian thực hiện khảo sát:tháng 2/2019.
1.5.Phƣơng pháp nghiên cứu:
1.5.1.Nguồn dữ liệu thứ cấp:
Nguồn dữ liệu được tác giả thu thập dựa vào:
-Các đề tài khoa học có liên quan đến trách nhiệm xã hội hội trong và ngoài
nước.
5
-Giáo trình tham khảo.
-Các bài báo và tạp chí khoa học trong nước và ngoài nước.
1.5.2.Nguồn dữ liệu sơ cấp:
Có được từ kết quả cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi gửi đến NLĐ đang làm
việc tại các DN dệt may tại tỉnh Long An dựa trên mối quan hệ giữa thực hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp với mức độ hài lòng và cam kết của người lao động.
1.5.3.Phƣơng pháp thực hiện:
Được tác giả thực hiện thông qua 2 bước:
(1) Phương pháp định tính:nghiên cứu sử dụng kĩ thuật phỏng vấn các chuyên
gia gồm nhân viên,trưởng bộ phận,những người có am hiểu về CSR trong các DN dệt
may tại Long An,tiến hành thảo luận nhóm để điều chỉnh hoặc đề xuất các thang đo
cho phù hợp với đề tài đang nghiên cứu.
(2) Phương pháp định lượng:được thực hiện thông qua khảo sát bảng câu hỏi
với mẫu điều tra trong nghiên cứu là 300 NLĐ trong các DN dệt may tại tỉnh Long
An.Khi hoàn tất sẽ thực hiện xử lý dữ liệu khảo sát và phân tích số liệu bằng phần mềm
SPSS 20.
1.6.Ý nghĩa đề tài:
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài giúp chúng ta nhận biết được tác động của
thực hiện CSR đến sự hài lòng và cam kết tổ chức của người lao động trong các DN
dệt may tại Long An.Qua đó giúp các DN điều chỉnh và xây dựng chính sách về thu
hút,đào tạo nhân viên,duy trì nguồn lực lao động cho doanh nghiệp mình nhằm hướng
tới sự phát triển có chiến lược trong trung và dài hạn tạo ra một giá trị chung cho DN
và cho toàn xã hội.Ngoài ra,đề tài nghiên cứu này có thể được xem như là một tài liệu
tham khảo và mở ra các hướng nghiên cứu kế tiếp về thực hiện CSR đối với khách
hàng,đối tác,cộng đồng địa phương,.…
6
CHƢƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1 đã khái quát về đề tài nghiên cứu và chương 2 tác giả tiếp tục trình bày
những cơ sở lý thuyết về khái niệm và các biến chính trong đề tài gồm trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp,sự hài lòng ,cam kết của người lao động và mối quan hệ giữa các
biến từ các nghiên cứu trước đây để đề xuất mô hình nghiên cứu.
2.1.Cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:
2.1.1.Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR):
Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) có một lịch sử lâu dài
gắn liền với cách nó tác động đến hành vi của các tổ chức.Năm 1953,CSR lần đầu tiên
xuất hiện trong cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” của tác giả Howard
Rothmann Bowen và ngày nay nó đang trở thành một trong những vấn đề đáng quan
tâm của nhiều doanh nghiệp.
Để chứng minh nền tảng tồn tại và giá trị thực tiễn của CSR, một số học giả đã
dành thời gian phân tích thực nghiệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như:
- Friedman (1970),cho rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tối đa hóa
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Davis (1973) ,CSR đề cập đến việc xem xét và phản hồi của doanh nghiệp đối
với các vấn đề vượt ra ngoài yêu cầu của kinh tế,kĩ thuật và pháp lý.
- Freeman (1984), lập luận rằng các nhà quản trị cần phải hiểu mối quan tâm của
các cổ đông, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, người tiêu dùng và xã hội, để phát
triển các mục tiêu mà các bên liên quan sẽ hỗ trợ.Điều này thể hiện sự cam kết của
hoạt động CSR không chỉ đơn thuần là tăng lợi nhuận cho DN.
- Duygu Turker (2008),CSR chỉ ra những hoạt động ảnh hưởng tích cực giữa
DN với các đối tượng hữu quan.Những hoạt động này có thể liên quan đến CSR đối
với môi trường, nhân viên, đối tác, chính phủ,……
7
- Chiang (2010),khẳng định rằng CSR là một chiến lược được nhà quản trị sử
dụng hiệu quả nguồn nhân lực bằng cách cải thiện niềm tin vào tổ chức, sự hài lòng
công việc và định hướng khách hàng.
- Park và Levy ( 2014),Thực hiện CSR thường đề cập đến các chương trình tự
nguyện của công ty để giúp tăng cường các điều kiện môi trường và xã hội hướng tới
một thế giới bền vững hơn. CSR cũng có thể là công cụ để đạt được hiệu quả tài chính
của công ty (Boesso et al., 2015) thông qua danh tiếng tốt (Maignan et al., 1999) và tạo
mối quan hệ tốt với các đối tượng liên quan (Rayton et al., 2015).
Rất nhiều định nghĩa CSR được các học giả đưa ra để lập luận,có thể thấy
những lập luận này xoay quanh việc thực hiện hoạt động CSR đối với các đối tượng
hữu quan:cổ đông,người lao động,khách hàng,đối tác,chính phủ…nên chưa có một sự
thống nhất.
Dựa vào một số nghiên cứu trước,CSR được các nhà nghiên cứu tiếp cận về
những quan điểm sau:
Các tiếp cận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp :
- Carroll (1979) đã phát triển một khuôn khổ toàn diện để hiểu những suy nghĩ
khác nhau về CSR. Ông đã đề xuất một định nghĩa gồm bốn phần về CSR được đưa
vào một mô hình khái niệm về hiệu suất xã hội của doanh nghiệp và sau đó được phát
triển thêm bởi Wartick và Cochran (1985), Wood (1991) và những người khác. Ông
đưa ra định nghĩa về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các kỳ vọng kinh
tế,pháp lý,đạo đức và từ thiện của các tổ chức tại một thời điểm nhất
định,(Carroll,1979, tr.500). Thành phần kinh tế của định nghĩa cho thấy xã hội mong
muốn doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ và bán chúng với lợi nhuận, cũng
như tuân thủ luật pháp, là thành phần hợp pháp. Hai trách nhiệm tiếp theo được trình
bày bởi tác giả cố gắng chỉ rõ bản chất của các trách nhiệm vượt ra ngoài sự tuân thủ
pháp luật. Các thành phần đạo đức đại diện cho các loại hành vi và chuẩn mực đạo đức
mà xã hội mong muốn kinh doanh tuân theo và các thành phần từ thiện đại diện cho
8
các vai trò tự nguyện mà doanh nghiệp đảm nhận nhưng mà xã hội không cung cấp
một kỳ vọng rõ ràng, như nó làm trong trách nhiệm đạo đức.
Các thành phần trên tạo thành mô hình kim tự tháp về CSR gồm:
Hình 2.1.Mô hình kim tự tháp về CSR của Carroll ,1991
(Nguồn: Theo Carroll,1991)
- Theo Hameed và cộng sự (2016),trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bao gồm 2
nhóm:trách nhiệm xã hội bên ngoài liên quan đến các hoạt động xã hội,môi trường
nhằm đem lại danh tiếng,hình ảnh cho DN và trách nhiệm xã hội bên trong liên quan
đến những chính sách mà DN đem lại cho nhân viên như: quan hệ lao động,sức khỏe
và con người,cân bằng công việc,đào tạo phát triển nhân viên. Yếu tố nội bộ này của
trách nhiệm xã hội cũng chính là những vấn đề tác giả tập trung nghiên cứu trong đề
tài này.
9
-Vậy có thể định nghĩa,trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là cam kết
của doanh nghiệp với NLĐ và gia đình của họ,đối tác và cộng đồng xã hội theo cách có
lợi nhất nhằm góp phần cho sự phát triển trong trung và dài hạn của DN (World
Bank,2003).
Định nghĩa rộng nhất về CSR bao gồm các hành động của công ty nhằm vào các
vấn đề vượt quá yêu cầu kinh tế, kỹ thuật và pháp lý của nó (Gond và cộng sự, 2010).
Barnett (2007)) định nghĩa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một sự phân bổ tùy
ý các nguồn lực của công ty nhằm cải thiện chế độ phúc lợi, phục vụ như một phương
tiện để tăng cường mối quan hệ với các bên liên quan chủ chốt.
2.1.2.Các tiêu chuẩn liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với
ngƣời lao động:
Một trong những tiêu chuẩn được chấp nhận toàn cầu về điều kiện nơi làm việc
có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp,nhất là sẽ thu hút sự quan tâm của
những ngành công nghiệp nhẹ vốn có nhiều lao động như hiện nay,chẳng hạn: ISO
26000:2013 và SA 8000:2014.
Việc đầu tư cho yếu tố nguồn lực con người được coi là rất quan trọng,một khía
cạnh then chốt cho sự phát triển lâu dài của DN.Cải thiện điều kiện lao động là một
biện pháp cấp bách cần phải thực hiện để người lao động gắn bó với DN,tăng năng suất
lao động ,giảm thiểu rủi ro,xây dựng uy tín,hình ảnh mang lại nhiều lợi ích và doanh
thu cho DN.
Đáp ứng những yêu cầu trách nhiệm xã hội theo SA 8000 và ISO 26000 sẽ tạo
lợi thế giúp hàng hóa của DN dễ thâm nhập những thị trường khó tính,quan tâm nhiều
tới điều kiện làm việc của NLĐ tạo ra các sản phẩm ấy.Trong đó,SA 8000 đưa ra
những yêu cầu rõ ràng về trách nhiệm mà DN cần làm tốt để giúp cho DN chứng tỏ
nâng cao mối quan hệ với đối tác,khách hàng,đặc biệt là nâng cao sự hài lòng,cam kết
tổ chức của NLĐ mà đề tài đang tập trung nghiên cứu.
10
2.1.2.1.Yêu cầu trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động theo tiêu chuẩn
SA8000:2014
SA 8000:2014 là hệ thống trách nhiệm xã hội đầu tiên được phát triển bới SAI
(tổ chức trách nhiệm xã hội quốc tế). Là tiêu chuẩn liên quan tới các yêu cầu về trách
nhiệm xã hội của tổ chức, quyền con người,sức khỏe an toàn,đào tạo phát triển hướng
tới cải thiện điều kiện sống và làm việc.
Những yêu cầu trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000:2014
Lao động trẻ em: liên quan đến duy trì quá trình học tập của trẻ em chưa đủ tuổi
lao động
Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc: liên quan đến NLĐ bị buộc phải làm việc
vượt quá những yêu đã thỏa thuận.
Sức khỏe và an toàn:Bao gồm các quy định về an toàn lao động,điều kiện làm
việc,khám sức khỏe định kỳ (thực hiện chế độ đối với lao động nữ),các thiết bị
phòng cháy chữa cháy,….
Tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể.
Phân biệt đối xử: Bao gồm các vấn đề về bình đẳng giới,tôn giáo,dân tộc,tuổi
tác.
Kỷ luật lao động.
Giờ làm việc: Bao gồm các vấn đề về thời gian làm việc,tăng ca,các chính sách
ưu đãi đối với lao động nữ
Lương và các phúc lợi xã hội khác (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,….)
Hệ thống quản lý: thẩm quyền giải quyết khiếu nại người quản lý DN; quan hệ
với các cơ quan nhà nước hay dân cư nơi DN có hoạt động SXKD.
Dựa theo yêu cầu về CSR theo tiêu chuẩn SA 8000:2014 và nội dung đề tài
đang nghiên cứu,tác giả tham khảo,phân tích và sử dụng một số yêu cầu,điều chỉnh cho
phù hợp nhất bối cảnh đang nghiên cứu về CSR đối với người lao động.