Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Quản trị nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.01 KB, 101 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LINH PHI

QUẢN TRỊ NỢ XẤU
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LINH PHI

QUẢN TRỊ NỢ XẤU
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 8 34 02 01



Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. ĐOÀN THANH HÀ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


i

TÓM TẮT

Nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như đến sự
tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng. Nợ xấu làm chậm quá trình đổi mới
và phát triển kinh tế. Do vậy, nợ xấu không chỉ là vấn đề của các ngân hàng cần
phải giải quyết mà cần có sự chỉ đạo chung của nhà nước. Đề tài “Quản trị nợ xấu
tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre” với việc phân tích, đánh
giá về hoạt động tín dụng, quản trị nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã
hội tỉnh Bến Tre trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 thông qua phương
pháp nghiên cứu định tính.
Từ kết quả phân tích cho thấy nợ xấu của Chi nhánh thấp hơn mục tiêu của
Chiến lược phát triển đến năm 2020 của Ngân hàng Chính sách xã hội, tuy nhiên
chất lượng tín dụng chính sách chưa ổn định. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những
hạn chế, nguyên nhân và những giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nợ xấu tại
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre.


ii

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một

trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả,
kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công
bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn
được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
TP.HCM, ngày 22 tháng 4 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Linh Phi


iii

LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các giảng viên, cán bộ phụ trách Khoa
Sau đại học – Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất
để tôi học tập và hoàn thành chương trình đào tạo.
Cảm ơn gia đình đã luôn động viên tinh thần cho tôi trong suốt những năm
học ở trường và trong thời gian nghiên cứu để viết luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến giảng viên
hướng dẫn PGS., TS. Đoàn Thanh Hà, người đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi từ khi chọn
đề tài, bảo vệ đề cương và trong suốt quá trình nghiên cứu làm luận văn bằng tinh
thần khoa học nhiệt thành nhất.


iv

MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................... iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................viii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... ix
DANH MỤC MÔ HÌNH ........................................................................................ ix
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4


v

6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 4
7. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................... 5
8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ................................................................... 6
8. 1. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 6
8.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................... 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ................................................................................... 12
1.1. Khái niệm về tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng .................................... 12
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng ............................................................. 12
1.1.2. Rủi ro tín dụng ngân hàng ................................................................... 12
1.2. Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ......................................... 12
1.2.1. Khái niệm về nợ xấu............................................................................ 12

1.2.2. Nguyên nhân của nợ xấu ..................................................................... 15
1.3. Quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ............................ 19
1.3.1. Khái niệm về quản trị nợ xấu............................................................... 19
1.3.3. Nội dung về quản trị nợ xấu ................................................................ 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE ................................................. 38


vi

2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre ........... 38
2.2. Thực trạng về hoạt động tín dụng và quản trị nợ xấu của Chi nhánh Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre ................................................................. 40
2.2.1. Thực trạng về hoạt động tín dụng từ năm 2014 đến năm 2018 ............. 40
2.2.2. Thực trạng về quản trị nợ xấu .............................................................. 48
2.3. Đánh giá về quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre ................................................................. 56
2.3.1. Những kết quả đạt được trong quản trị nợ xấu ..................................... 56
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quản trị nợ xấu ......................... 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 66
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE..................................... 68
3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến
Tre ..................................................................................................................... 68
3.1.1. Một số định hướng về hoạt động tín dụng tại Chi nhánh ...................... 68
3.1.2. Mục tiêu tổng quát............................................................................... 69
3.1.3. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 69
3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nợ xấu của Chi nhánh Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre .......................................................................... 71

3.2.1. Giải pháp về nhận biết và phân loại nợ xấu ......................................... 71


vii

3.2.2. Giải pháp về đo lường nợ xấu .............................................................. 72
3.2.3. Giải pháp về phòng ngừa nợ xấu ......................................................... 72
3.2.2. Giải pháp về xử lý nợ xấu.................................................................... 76
3.3. Một số kiến nghị và đề xuất ........................................................................ 79
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước............................................... 79
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Chính sách xã hội .................................. 79
3.3.3. Kiến nghị đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương..................... 80
3.3.4. Kiến nghị đối với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre
.......................................................................................................................... 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 82
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... x
PHỤ LỤC............................................................................................................. xiv


viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam


ECB

Ngân hàng Trung ương Châu Âu

F-IRB

Xếp hạng nội bộ cơ bản (Foundation Internal Ratings Based)

HĐQT

Hội đồng quản trị

HSSV

Học sinh sinh viên

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM


Ngân hàng thương mại

NS&VSMT

Nước sạch và vệ sinh môi trường

RRTD

Rủi ro tín dụng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

UBND

Ủy ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới

XKLĐ

Xuất khẩu lao động



ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Phân loại nợ theo Ngân hàng thế giới .................................................... 24
Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn hoạt động ............................................................. 41
Bảng 2.2: Kết quả cho vay thu nợ từ năm 2014 đến năm 2018 .............................. 43
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo chương trình tín dụng đến 31/12/2018.................... 44
Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng theo thời gian vay ........................................................ 45
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay ủy thác qua Hội đoàn thể ............................................... 46
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu chất lượng tín dụng ............................................................ 49
Bảng 2.7: Phân tích nguyên nhân nợ quá hạn thời điểm 31/12/2018 ...................... 50
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình nguồn vốn hoạt động ......................................................... 42
Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay theo chương trình tín dụng ......................................... 44
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tín dụng theo thời gian ........................................................... 46
Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay ủy thác qua Hội đoàn thể ........................................... 47
Biểu đồ 2.5: Tình hình nợ xấu qua các năm 2014 - 2018 ....................................... 51
DANH MỤC MÔ HÌNH
Mô hình 2.1: Mô hình tổ chức của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre................... 39


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nợ xấu vẫn là nỗi ám ảnh của không ít ngân hàng. Nợ xấu làm giảm lợi nhuận
của ngân hàng và hiệu quả kinh doanh trong dài hạn. Vào những tháng cuối năm

2018, nợ xấu của không ít ngân hàng tăng mạnh, tuy vẫn dưới 3% nhưng nợ xấu
nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn tăng nhanh. Trong khi đó, thu nhập của các ngân
hàng vẫn chủ yếu từ hoạt động tín dụng nên việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng để
gia tăng lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng gắn với tiết giảm chi phí
quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính để thực hiện theo chuẩn
Basel II vào năm 2020.
Bên cạnh đó, tâm lý chưa minh bạch nợ xấu do áp lực về lợi nhuận, hạch toán
các khoản nợ, cơ cấu lại khoản nợ, các khoản lãi, phí dự thu...chưa chuẩn, làm cho
kết quả tài chính đôi khi bị sai lệch.
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là một tổ chức tín dụng đặc biệt.
Hoạt động tín dụng chính sách là nhiệm vụ quan trọng quyết định đến vai trò của
NHCSXH trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên
địa bàn. Đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách của NHCSXH là hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác. Thực tế hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến
Tre hiện nay, với quy mô tín dụng ngày càng tăng cao, khối lượng khách hàng ngày
càng lớn, các chương trình tín dụng ngày càng nhiều để phục vụ cho hộ gia đình
nghèo và các đối tượng chính sách khác nhưng năng lực quản trị nợ xấu còn nhiều
hạn chế. Với những đặc thù vốn có của NHCSXH khác hẵn so với các ngân hàng
thương mại là hỗ trợ vốn cho các đối tượng chính sách, hộ gia đình khó khăn để
phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập, nhằm mục tiêu
xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, nguồn thu nhập của những đối tượng này là rất thấp
nên việc tích lũy thu nhập để trả nợ vay ngân hàng khi đến hạn là rất khó, đó chính


2

là nguyên nhân chính dẫn đến nợ xấu tại ngân hàng. Rủi ro tín dụng luôn gắn liền
với các khoản nợ xấu, đó là các khoản nợ không còn khả năng sinh lời hay không
có khả năng thu hồi. Bởi vậy, quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng là quản
lý các khoản nợ xấu. Việc quản lý để ngăn ngừa những khoản nợ xấu phát sinh

cũng như có những biện pháp để xử lý đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm hiện
nay trong hoạt động tài chính ngân hàng.
Vì vậy, để giảm thiểu hơn nữa nợ xấu của hệ thống ngân hàng nói chung cũng
như của NHCSXH hiện nay đang là một vấn đề đang rất được quan tâm để đảm bảo
hoạt động tín dụng mang lại hiệu quả, góp phần vào việc bảo toàn và phát triển
nguồn vốn, từng bước đưa hoạt động của NHCSXH phát triển ổn định, bền vững.
Xuất phát từ thực tiễn về nợ xấu và ảnh hưởng của nợ xấu đối với ngành ngân
hàng, tác giả chọn đề tài: “Quản trị nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách
xã hội tỉnh Bến Tre” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Qua đó giúp cho
bản thân nắm bắt đầy đủ và bao quát hơn hoạt động tín dụng tại Chi nhánh
NHCSXH tỉnh Bến Tre để có những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nợ
xấu tại Chi nhánh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận văn là phân tích thực trạng tín dụng tại Chi nhánh,
công tác quản trị nợ xấu với những thành tựu và hạn chế. Từ đó, luận văn sẽ đưa ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nợ xấu tại Chi nhánh NHCSXH
tỉnh Bến Tre.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát, luận văn sẽ lần lượt giải quyết ba mục tiêu cụ
thể:


3

- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến
Tre.
- Nợ xấu và quản trị nợ xấu tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre.
- Phân tích những hạn chế, nguyên nhân và đề ra giải pháp phòng ngừa và
quản trị nợ xấu tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Thực trạng nợ xấu tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre như thế nào? Công
tác quản trị nợ xấu được thực hiện dựa trên những giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ
xấu như thế nào ?
- Làm thế nào để hoàn thiện công tác quản trị nợ xấu tại Chi nhánh NHCSXH
tỉnh Bến Tre ?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nợ xấu và quản trị nợ xấu tại Chi nhánh
NHCSXH tỉnh Bến Tre.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu giới hạn tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre. Thời gian nghiên
cứu trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018.


4

5. Phương pháp nghiên cứu
Từ dữ liệu thứ cấp có sẵn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu kết
hợp với phương pháp logic, lý thuyết hệ thống, diễn giải và quy nạp để phân tích,
chứng minh và đánh giá các vấn đề.
Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích thực chứng và phân
tích chuẩn tắc kết hợp với phương pháp phân tích định tính làm cơ sở cho việc đánh
giá và tìm ra giải pháp cho đề tài.
Phân tích thực chứng: là những lý giải khách quan về nội tại của vấn đề. Động
cơ của phép phân tích này là cắt nghĩa, dự đoán và lý giải những vấn đề có thể đúng
hoặc có thể sai.
Phân tích chuẩn tắc: là phân tích trên cơ sở các giá trị cá nhân của người phân
tích. Trên nền tảng của câu hỏi cần làm gì, làm như thế nào trước một sự kiện kinh

tế, cho nên chủ yếu là nhân định mang tính chủ quan.
6. Đóng góp của đề tài
Trong thời gian qua, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về quản trị nợ xấu tại các
ngân hàng nói chung nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản trị nợ xấu tại
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre. Vì vậy, tác giả chọn đề tài này trên cơ sở kế
thừa các đề tài trước đó để đưa ra giải pháp quản trị nợ xấu tại Chi nhánh NHCSXH
tỉnh Bến Tre.
Kết quả của đề tài này giúp đánh giá được thực trạng về nợ xấu của Chi nhánh
NHCSXH tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2014 - 2018. Đồng thời, đưa ra giải pháp
hoàn thiện công tác quản trị nợ xấu tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre trong thời
gian tới.


5

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các cấp ủy Đảng, chính quyền,
Ban đại diện HĐQT, Ban Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre trong giải
pháp quản trị nợ xấu tại địa phương.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng ngân
hàng.
Đưa ra các lý thuyết để nghiên cứu những lý luận chung về vấn đề nợ xấu và
quản trị nợ xấu, từ đó giúp hiểu rõ hơn vai trò quản trị nợ xấu trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng về quản trị nợ xấu tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến
Tre.
Phân tích về thực trạng hoạt động tín dụng, quản trị nợ xấu trong giai đoạn từ
năm 2014 đến năm 2018. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận định về mặt được, hạn

chế, nguyên nhân của những hạn chế tại Chi nhánh trong công tác quản trị nợ xấu.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị nợ xấu tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh
Bến Tre.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn quản trị nợ xấu tại Chi nhánh
NHCSXH tỉnh Bến Tre, tác giả đưa ra một số giải pháp và đề xuất với các cấp,
ngành có liên quan để góp phần hoàn thiện công tác quản trị nợ xấu, đáp ứng yêu
cầu thực tiễn, góp phần vào công cuộc đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.


6

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu, thông tin, tìm
hiểu cách tiếp cận, giải quyết vấn đề của các bài báo khoa học, các luận văn thạc sĩ,
luận án tiến sĩ tương tự đã được công nhận trong và ngoài nước. Để từ đó tiến hành
nghiên cứu nhằm tìm ra nền tảng cho quá trình hoàn thiện luận văn. Có thể kể đến
một số công trình nghiên cứu như sau:
8. 1. Các nghiên cứu trong nước
- Nguyễn Ngọc Tuấn (2011), Một số giải pháp hạn chế nợ xấu tại Chi nhánh
NHCSXH tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã
giới thiệu tổng quan về hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum, trong đó
tập trung đánh giá thực trạng quản trị nợ xấu tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon
Tum. Từ đó, đưa ra mục tiêu và định hướng quản trị tín dụng và nợ xấu; đồng thời
đề xuất một số giải pháp hạn chế nợ xấu tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum.
Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu và giải pháp phòng ngừa và quản trị nợ xấu tại Chi
nhánh tỉnh đối với Tổ tiết kiệm và vay vốn, Hội đoàn thể nhận ủy thác, Ban đại diện
Hội đồng quản trị các cấp.
- Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã làm rõ khái niệm nợ xấu, trên cơ sở đó có những

nhận thức mới về nợ xấu, phân loại nợ xấu. Phân tích các nhân tố tác động, ảnh
hưởng, nguyên nhân gây nên nợ xấu; phân tích, đánh giá tình hình nợ xấu của Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, từ đó đề xuất một số giải
pháp, nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu, xử lý nợ xấu tại Chi nhánh. Tuy nhiên, đề tài
chưa đưa ra giải pháp phòng ngừa nợ xấu đối với công tác tái thẩm định cũng như
những kiến nghị cho Chi nhánh tỉnh trong công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu.


7

- Nguyễn Đình Hồng (2015), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ
phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học Kinh tế Hà Hội. Luận văn đã nêu lên cơ sở lý luận về nợ xấu của các Ngân
hàng thương mại nói chung, từ việc phân tích thực trạng về quản lý nợ xấu của
Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh
Hà Tĩnh, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản
trị nợ xấu tại BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, luận văn chưa đi sâu vào phân
tích công tác quản lý nợ xấu từ yếu tố như ý thức trả nợ của khách hàng, công tác
tái thẩm định của cán bộ ngân hàng.
- Lê Thị Thu Thủy (2016), Xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Khoa học, Tập 32, Số 1, trang 60 - 68.
Bài viết đã tập trung đánh giá thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại NHCSXH và
tìm hiểu những vướng mắc đặt ra trong quá trình xử lý nợ xấu. Trên cơ sở đó, tác
giả đề xuất một số giải pháp nhằm xử lý nợ xấu, hoàn thiện quy định về quản lý tín
dụng chính sách đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHCSXH và phòng ngừa nợ
xấu. Tuy nhiên, chưa nêu rõ các giải pháp trong xử lý nợ xấu và phòng ngừa nợ xấu
đối với vai trò của Ban đại diện Hội đồng quản trị, Hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ
trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn trong hoạt động tín dụng và xử lý nợ tại ngân hàng.
- Nguyễn Quốc Anh (2016), Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh
doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn tiến sĩ, Trường Đại học
kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến rủi

ro tín dụng, rủi ro tín dụng tác động đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam và gợi ý các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, giải pháp
cho quản trị rủi ro, tác giả chỉ sử dụng tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro tín dụng đại
diện cho rủi ro tín dụng.


8

- Nguyễn Hữu Trân (2017), Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang, Luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học Tây Đô. Luận văn đã giới thiệu tổng quan về hoạt động tín dụng của Chi
nhánh NHCSXH tỉnh Hậu Giang, trong đó tập trung đánh giá thực trạng quản trị rủi
ro tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hậu Giang. Từ đó, đưa ra giải pháp hoàn thiện quản
trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, giải pháp
chưa sâu đối với Hội đoàn thể và Tổ tiết kiệm và vay vốn, đây là lực lượng hỗ trợ
có hiệu quả cho ngân hàng trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng.
- Phạm Dương Phương Thảo và Nguyễn Linh Đan (2018), Các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Tạp chí
khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 194, trang 1 - 10. Bài viết đã phân tích số liệu
của 27 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005 –
2016 để kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đến
tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất
một số ý kiến nhằm cải thiện tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên,
tác giả chưa có giải pháp đối với khách hàng vay vốn với thỏa thuận trả nợ từng
phần hay gửi tiết kiệm để khi món vay đến hạn có thể hoàn trả nợ vay đúng hạn.
8.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Vấn đề nợ xấu ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm trong vài thập kỷ
gần đây. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng hậu quả trực tiếp của tỷ lệ nợ xấu
tăng cao trong hệ thống ngân hàng là ngân hàng phá sản. Rất nhiều nghiên cứu về

nguyên nhân phá sản của ngân hàng chỉ ra rằng chất lượng tài sản là một yếu tố dự
đoán vỡ nợ rất quan trọng về mặt thống kê (Dermirgue-Kunt 1989, Barr và Siems
1994) và các tổ chức ngân hàng trước khi phá sản luôn có mức nợ xấu rất cao.
Nhiều lập luận lại cho rằng trì trệ kinh tế là một trong những nguyên nhân
chính của nợ xấu ngân hàng. Mỗi khoản nợ xấu tại một khu vực tài chính được xem
là hình ảnh phản chiếu của một doanh nghiệp yếu kém và không lợi nhuận. Từ quan


9

điểm này cho thấy việc giảm thiểu nợ xấu là điều kiện cần thiết để cải thiện trạng
thái kinh tế. Nếu nợ xấu vẫn tồn tại và tiếp tục gia tăng, các nguồn lực sẽ mắc kẹt
trong những khu vực không lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển kinh tế và làm giảm
hiệu quả kinh tế.
Nợ xấu còn liên quan tới tính hiệu quả của khu vực ngân hàng. Nhiều nhà kinh
tế đã nhận thấy rằng các ngân hàng phá sản có xu hướng nằm xa so với biên hiệu
quả nhất (Berger và Humphrey (1992), Barr và Siems (1994), DeYoung và Whalen
(1994), Wheelock và Wilson (1994)), do những ngân hàng này không tối ưu hóa
các quyết định về danh mục đầu tư của mình bằng cách cho vay ít hơn so với khối
lượng được yêu cầu. Hơn thế, có nhiều bằng chứng rằng giữa các ngân hàng không
phá sản, tồn tại mối

quan hệ ngược chiều giữa nợ xấu và hiệu quả hoạt động

(Kwan và Eisenbeis (1994), Hughes và Moon (1995), Resti (1995)). Các nghiên cứu
đã chỉ ra rằng: nợ xấu càng tăng thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng giảm.
Một số nghiên cứu tiếp theo sau nghiên cứu của Keeton, William và Morris
(1987) cũng lý giải tương tự về các yếu tố gây ra nợ xấu đối với các khoản cho vay
tại Mỹ. Ví dụ nghiên cứu của Sinkey, Joseph. F và Greenwalt (1991) thực hiện trên
các NHTM lớn ở Mỹ lập luận rằng cả hai yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng

đều là tác nhân gây ra sự đổ vỡ tín dụng. Tác giả tìm thấy một mối quan hệ thuận
chiều giữa tỷ lệ nợ xấu trong các khoản cho vay với các yếu tố chủ quan của ngân
hàng như cho vay với lãi suất cao, hay cho vay nhiều quá mức…. Tương tự như các
nghiên cứu trước đó, Sinkey, Joseph. F và Greenwalt (1991) cũng cho rằng các điều
kiện kinh tế vĩ mô trong khu vực cũng giải thích cho sự phát sinh các khoản nợ xấu
ngân hàng. Các nhân tố vĩ mô này bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm
phát hay tỷ giá hối đoái hàng năm... Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến
tính đơn giản dựa trên dữ liệu của các NHTM lớn tại Hoa Kỳ giai đoạn 1984-1987.
Tiếp tục phát triển nghiên cứu trước đó của mình, Keeton (1999) sử dụng
dữ liệu các năm 1982 -1996 và mô hình véc tơ tự hồi quy, để phân tích tác động


10

của tốc độ tăng trưởng tín dụng, quy trình tín dụng… với tình trạng quỵt nợ của
khách hàng ở Mỹ. Nghiên cứu cho chúng ta bằng chứng về mối quan hệ chặt chẽ
thuận chiều giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng với khả năng suy yếu của các tài
sản cho vay. Cụ thể, Keeton (1999) cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh
chóng kết hợp với các tiêu chuẩn tín dụng được hạ thấp đã gây ra thiệt hại nặng
nề khi cho vay ở một số bang trên nước Mỹ. Trong nghiên cứu này, nợ xấu
được định nghĩa là các khoản cho vay quá hạn quá 90 ngày hoặc các khoản vay
không trả lãi.
Các nghiên cứu ở các hệ thống tài chính khác cũng cho kết quả tương tự như
các nghiên cứu ở Mỹ. Ví dụ, Bercoff và cộng sự (2002) nghiên cứu vấn đề nợ xấu
đối với hệ thống NHTM Argentina trong giai đoạn năm 1993-1996, cho rằng các
khoản nợ xấu bị ảnh hưởng nặng nề bởi cả hai yếu tố nội bộ ngân hàng và yếu tố
kinh tế vĩ mô. Tác giả đã nghiên cứu riêng biệt các tác động của các yếu tố nội bộ
ngân hàng và kinh tế vĩ mô xem mức độ ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố như thế
nào.
Trên thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nợ xấu tại các ngân

hàng nói chung và tại NHCSXH nói riêng. Tuy nhiên đối với những giai đoạn, đặc
thù vị trí địa lý và kinh tế - xã hội của mỗi địa phương khác nhau thì công tác quản
trị nợ xấu tại từng Chi nhánh NHCSXH sẽ khác nhau, nhằm đưa ra những chính
sách, giải pháp khác nhau và để phù hợp với tình hình mới.
Trong những năm qua, các chương trình vốn ưu đãi cho vay hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác đã thực sự góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm
nghèo hiệu quả ở các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện đã bộc lộ những tồn tại, khó khăn, gây nên tình trạng nợ quá hạn, nợ
khoanh, nợ xâm tiêu, nợ chiếm dụng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tín dụng.
Hiện nay, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đang tập trung các giải pháp xử lý nợ xấu, đảm
bảo sử dụng vốn đúng mục đích, tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế trong xã hội và


11

coi đây là một nhiệm vụ cấp thiết. Đề tài này được thực hiên trên cơ sở kế thừa và
phát huy từ những nghiên cứu trước để đưa ra những giải pháp phòng ngừa và xử lý
nợ xấu cho Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre trong thời gian tới với điểm mới khác
biệt với các nghiên cứu trên như sau: Tác giả lựa chọn cách tiếp cận việc quản trị nợ
xấu ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, do vậy Hiệp ước Basel II được sử dụng như
một chuẩn mực trong việc tiếp cận, so sánh và đánh giá.


12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NỢ XẤU TRONG HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1. Khái niệm về tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân

hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Đây là khoản mục rất quan trọng vì nó thu hút hầu hết các nguồn vốn của ngân
hàng (60-75%) mang lại 2/3 tổng thu nhập cho ngân hàng và là khoản mục chứa
đựng rất nhiều rủi ro, qua đó có thể đánh giá được trình độ và hiệu quả kinh doanh
của ngân hàng.
1.1.2. Rủi ro tín dụng ngân hàng
“Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng,
biểu hiện thực tế qua việc khách hàng không trả ñược nợ hoặc trả nợ không ñúng
hạn cho ngân hàng”.
Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng thì rủi ro tín dụng lại được hiểu là
rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa
vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng ñối với một ngân hàng, bao gồm cả việc
không thực hiện thanh toán nợ cho dù đó là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến
hạn” .
1.2. Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
1.2.1. Khái niệm về nợ xấu
Quan điểm về nợ xấu khác nhau đối với mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế và mỗi
góc nhìn của các chủ thể.


13

* Theo Ngân hàng Thế giới (WB):
Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả
năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các
con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản (Ngân hàng Thế giới 2002).
* Theo quan điểm của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB):
Nợ xấu là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi như:
- Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ để
đòi bồi thường từ người mắc nợ.

- Người mắc nợ bỏ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ.
- Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ
hoặc không thể tìm được người mắc nợ.
- Những khoản nợ mà khách hàng đã chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý
tài sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ. (Ngân hàng
Trung ương Châu Âu 2001)
* Nợ xấu là những khoản cho vay có thể không thu hồi đầy đủ cho ngân hàng:
Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không
đủ trả nợ. Ngân hàng không thể thu hồi đầy đủ món nợ vì người mắc nợ rất khó
kiếm được lợi nhuận từ công việc kinh doanh hoặc người mắc nợ không liên lạc với
ngân hàng để trả lãi hoặc gốc có thời hạn thanh toán hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng
khoản nợ sẽ không thể thu hồi được đầy đủ. Những loại nợ này gồm có:
- Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhưng
phần còn lại không thể trả tất cho khoản nợ, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản


14

được phát mãi để thanh toán nhưng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn bộ khoản
nợ cho ngân hàng.
- Những khoản nợ mà người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu được gia hạn
nợ nhưng không trả được nợ trong thời gian gia hạn nợ đã thỏa thuận.
- Những khoản nợ mà giá trị tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản
thế chấp ở ngân hàng không đảm bảo về mặt pháp lý dẫn đến người mắc nợ không
thể phát mãi tài sản thế chấp để trả nợ Ngân hàng.
- Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phần bồi
hoàn ít hơn dư nợ.
Theo quan điểm của ECB, thì nợ xấu được định nghĩa theo hai yếu tố là
khoản vay không có khả năng được thu hồi và mặc dù được thu hồi nhưng giá trị
thu hồi là không đầy đủ. Như vậy, quan điểm về nợ xấu của ECB được tiếp cận dựa

trên kết quả thu hồi nợ của ngân hàng.
* Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF):
Một khoản cho vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90
ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn
hóa, cơ cấu lại hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới
90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ
không thể hoàn trả nợ đầy đủ (IMF 2005).
Nợ xấu theo quan điểm của IMF dựa trên hai yếu tố là quá hạn trên 90 ngày
hoặc khả năng trả nợ bị nghi ngờ.
Như vậy, so với quan điểm của ECB thì quan điểm về nợ xấu của IMF cũng
dựa trên kết quả thu hồi nợ của ngân hàng nhưng có thêm yếu tố về thời gian quá
hạn trả nợ.


×