Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

14 đề thi nhôm và hợp chất của nhôm hóa 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.26 KB, 10 trang )

ĐỀ THI ONLINE: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
CHUYÊN ĐỀ: KIM LOẠI KIỀM - KIỀM THỔ - NHÔM
MÔN HÓA: LỚP 12
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔNTUYENSINH247.COM
Mục tiêu:
- Nắm được tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm.
- Viết được PTHH minh họa tính chất hóa học.
Nhận biết

Thông hiểu

10

10

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1 (ID: 306832): Nhôm có thể hòa tan trong các dung dịch:
A. H2SO4 loãng, CuCl2, HNO3 loãng, NaCl

B. HCl, NaOH, MgCl2, KCl

C. Fe2(SO4)3, Ba(OH)2, BaCl2, CuSO4

D. Ba(OH)2, CuCl2, HNO3 loãng, FeSO4

Câu 2 (ID: 306833): Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt
nhôm?
A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng

B. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng


C. Al tác dụng với CuO nung nóng

D. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng

Câu 3 (ID: 306834): Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt?
A. Nhôm và sắt đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.
B. Nhôm có tính khử mạnh hơn sắt.
C. Nhôm dẫn điện tốt hơn sắt.
D. Nhôm và sắt đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol
Câu 4 (ID: 306835): Dãy các hợp chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH là:
A. AlCl3, Al2O3, Al(OH)3

B. Al2O3, Al(OH)3, NaHCO3

C. Zn(OH)2, Al2O3, Na2CO3

D. ZnO, Zn(OH)2, NH4Cl

Câu 5 (ID: 306836): Chọn phát biểu không đúng?
A. Nhôm oxit và nhôm hiđroxit là những chất lưỡng tính
B. Hợp chất K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O được gọi là phèn chua
C. Các hợp chất của nhôm đều có tính chất lưỡng tính
D. Nhôm có thể khử các oxit kim loại yếu hơn ở nhiệt độ cao
Câu 6 (ID: 306837): Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

B. chỉ có kết tủa keo trắng.

C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.


D. không có kết tủa, có khí bay lên.

Câu 7 (ID: 306843): Dãy gồm tất cả các chất tác dụng được với Al2O3 là:
1 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


A. kim loại Ba, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch Cu(NO3)2
B. dung dịch HNO3, dung dịch Ca(OH)2, dung dịch NH3
C. khí CO, dung dịch H2SO4, dung dịch Na2CO3
D. dung dịch NaHSO4, dung dịch KOH, dung dịch HBr
Câu 8 (ID: 306844): Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu
trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là
A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 9 (ID: 306845): Cho các phát biểu sau:
(1) Nhôm bền trong không khí và nước
(2) Nguyên liệu chính sản xuất nhôm là quặng boxit
(3) Trong tự nhiên, kim loại nhôm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất
(4) Nhôm bị thụ động hóa bởi dung dịch HCl đặc nguội
(5) Hỗn hợp Al và Fe2O3 tạo thành hỗn hợp tecmit dùng để hàn đường ray
Số phát biểu đúng là:
A. 2


B. 3

C. 4

D. 5

Câu 10 (ID: 306846): Oxit nhôm không có tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây?
A. Dễ tan trong nước

B. Có nhiệt độ nóng chảy cao

C. Là oxit lưỡng tính

D. Dùng để điều chế nhôm

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 11 (ID: 306847): Cho phương trình phản ứng sau: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O
Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của các chất trong phương trình là:
A. 54

B. 62

C. 58

D. 64

Câu 12 (ID: 306848): Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X
(không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm
A. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3.


B. Al2O3, Fe và Fe3O4.

C. Al2O3 và Fe.

D. Al, Fe và Al2O3.

Câu 13 (ID: 306849): Nhôm hiđroxit Al(OH)3 không bị hòa tan trong dung dịch nào sau đây?
A. dung dịch HCl

B. dung dịch NaOH

C. dung dịch NaHSO4

D. dung dịch NH3

Câu 14 (ID: 306850): Thí nghiệm nào sau đây khi kết thúc thu được kết tủa?
A. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch chứa AlCl3
B. Sục từ từ đến dư khí NH3 vào dung dịch chứa Al(NO3)3
C. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch chứa Ba(OH)2
D. Thêm từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch chứa NaAlO2
Câu 15 (ID: 306852): Cho sơ đồ phản ứng sau: Al → X → Al2O3 → Y→ Z → Al(OH)3
X, Y, Z lần lượt có thể là:
A. Al(NO3)3, NaAlO2, AlCl3

B. Al(NO3)3, Al(OH)3, AlCl3

C. AlCl3, Al2(SO4)3, NaAlO2

D. AlCl3, NaAlO2, Al2(SO4)3


2 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Câu 16 (ID: 306853): Cho sơ đồ phản ứng sau:
X1

X2

X3

t
X3 
 X5
0

X4

Biết X1, X2, X3, X4, X5 là các chất khác nhau của nguyên tố nhôm.
Các chất X1 và X5 lần lượt là:
A. AlCl3 và Al2O3

B. Al(NO3)3 và Al

C. Al2O3 và Al

D. Al2(SO4)3 và Al2O3

Câu 17 (ID: 306854): Hoà tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và
chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là

A. Al(OH)3.

B. Fe(OH)3.

C. K2CO3.

D. BaCO3.

Câu 18 (ID: 306855): Cho các phát iểu sau:
(a) Dùng Ba(OH)2 có thể phân iệt hai dung dịch AlCl3 và Na2SO4
( ) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư thu được kết tủa
(c) Nhôm là kim loại nh , màu trắng ạc, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt
(d) im loại Al tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội
nhiệt độ cao, NaOH và Al(OH)3 đều không ị phân hủy

(e)

(g) Cho khí CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu
(h) iều chế Al(OH)3

ng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư

(i) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 thu được kết tủa keo trắng.
ố phát iểu đúng là:
A. 6

B. 5

C. 4


D. 3

Câu 19 (ID: 306856): Phân biệt ba hỗn hợp chất rắn là X(Fe, Al), Y (Al, Al2O3), Z (Fe, Al2O3) có thể chỉ dùng
một hóa chất duy nhất là:
A. dung dịch HNO3 đặc nguội

B. Dung dịch NaOH

C. dung dịch HCl

D. Dung dịch FeCl3

Câu 20 (ID: 306857): Cho 2 phương trình hóa học sau:
(1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3+ 3H2
(2) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2+ 3H2
Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng?
A. Nhôm khử được ion H+ của axit trong dung dịch axit
B. Nhôm phản ứng được với dung dịch kiềm
C. Nhôm phản ứng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm nên nhôm là chất lưỡng tính
D. Nhôm là kim loại có tính khử mạnh. Trong cả hai phản ứng này, Al đều bị oxi hóa thành ion dương.

3 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


ĐÁP ÁN

1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

D

B

C

A

D


B

B

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

D


D

B

A

A

A

B

B

C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện: Ban chuyên môn Tuyensinh247.com
Câu 1:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của Al.
Hướng dẫn giải:
A loại NaCl
B loại KCl
C loại BaCl2
D đúng
PTHH:
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2+ 3H2
2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3+ 3Cu

Al + 4HNO3 → Al(NO3)3+ NO + 2H2O
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3+ 3Fe
Đáp án D
Câu 2:
Phương pháp:
Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng của nhôm với oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
Hướng dẫn giải:
Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng của nhôm với oxit kim loại ở nhiệt độ cao:
t
 4Al2O3+ 9Fe
8Al + 3Fe3O4 
0

t
 Al2O3+ 3Cu
2Al + 3CuO 
4 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!
0


t
2Al + Fe2O3 
 Al2O3+ 2Fe
0

Vậy phản ứng Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm.
Đáp án B
Câu 3:
Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của Al để chọn ra phát biểu không đúng.
Hướng dẫn giải:
A, B, C đúng
D sai vì
2Al + 6HCl →2AlCl3+ 3H2
Fe + 2HCl → FeCl2+ H2
→ Nhôm và sắt phản ứng với HCl theo tỉ lệ mol khác nhau.
Đáp án D
Câu 4:
Phương pháp:
Các hợp chất lưỡng tính vừa có khả năng phản ứng với NaOH và HCl.
Hướng dẫn giải:
Al2O3, Al(OH)3, NaHCO3 là các chất lưỡng tính nên vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung
dịch NaOH.
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3 H2O
Al2O3+2NaOH→2NaAlO2 +H2O
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
NaHCO3+ HCl → NaCl + CO2+ H2O
NaHCO3+ NaOH → Na2CO3+ H2O
Đáp án B
Câu 5:
Hướng dẫn giải:
C sai vì có một số hợp chất của Al không là chất lưỡng tính như:
Al, AlCl3, Al2(SO4)3, Al(NO3)3, ...
Đáp án C
Câu 6:
Phương pháp:
Thứ tự phản ứng:
5 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD

tốt nhất!


AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
Nếu dùng dư NaOH thì: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Hướng dẫn giải:
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
Nếu dùng dư NaOH thì: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Hiện tượng khi cho từ từ NaOH vào dung dịch AlCl3: thấy xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra ta thu
được dung dịch trong suốt.
Đáp án A
Câu 7:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của Al2O3.
Hướng dẫn giải:
Dãy gồm tất cả các chất tác dụng được với Al2O3 là: dung dịch NaHSO4, dung dịch KOH, dung dịch HBr
Al2O3+ 6NaHSO4 → Al2(SO4)3+ 3Na2SO4+ 3H2O
Al2O3 + 6HBr → 2AlBr3 + 3 H2O
Al2O3+2 OH→2 AlO2 +H2O
Đáp án D
Câu 8:
Hướng dẫn giải:
Công thức hoá học của phèn chua là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O viết gọn là KAl(SO4)2. 12 H2O
Đáp án B
Câu 9:
Hướng dẫn giải:
(1) úng vì ề mặt nhôm có lớp màng oxit rất bền bảo vệ nên nhôm bền trong không khí và nước
(2) úng vì thành phần chính của quặng boxit là Al2O3
(3) Sai vì trong tự nhiên nhôm tồn tại ở dạng hợp chất.
(4) Sai vì Al vẫn có khả năng phản ứng với HCl đặc nguội. HS ghi nhớ: Al bị thụ động hóa bởi dung dịch H2SO4

đặc nguội và HNO3 đặc nguội.
(5) úng
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Đáp án B
Câu 10:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất của Al2O3 để chọn ra tính chất không đúng.
6 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Hướng dẫn giải:
Al2O3 không tan trong nước, không tác dụng với nước. Do đó oxit nhôm không có tính chất dễ tan trong nước.
Đáp án A
Câu 11:
Phương pháp:
Dùng phương pháp thăng

ng electron để cân b ng phương trình.

Hướng dẫn giải:
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9 H2O
→ Tổng hệ số của các chất trong phương trình là: 8 + 30 + 8 + 3 + 9 = 58.
Đáp án C
Câu 12:
Phương pháp:
ặt nFe3O4= x mol; nAl= 3x mol
t
 4Al2O3+ 9Fe
8Al + 3Fe3O4 

0

Dựa vào tỉ lệ phản ứng ta xác định được Al dư, Fe3O4 phản ứng hết.
Hướng dẫn giải:
ặt nFe3O4 = x mol; nAl = 3x mol
t
 4Al2O3+ 9Fe
8Al + 3Fe3O4 
0

3x

x

Ta có: 3x/8 > x/3 → Al dư còn Fe3O4 phản ứng hết.
Vậy sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm Al dư, Fe và Al2O3
Đáp án D
Câu 13:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của Al(OH)3.
Hướng dẫn giải:
Nhôm hiđroxit Al(OH)3 không bị hòa tan trong dung dịch NH3.
Al(OH)3 là hidroxit lưỡng tính nên Al(OH)3 phải tan trong dung dịch axit mạnh và dung dịch kiềm.
Al(OH)3 bị hòa tan trong dung dịch HCl, NaOH và NaHSO4 theo phương trình:
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
2Al(OH)3+ 6NaHSO4 → Al2(SO4)3+ 3Na2SO4+ 6H2O
Đáp án D
7 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!



Câu 14:
Phương pháp:
Viết các phương trình hóa học xảy ra ở các thí nghiệm để kết luận.
Hướng dẫn giải:
Phát biểu A: AlCl3+ 3NaOH → Al(OH)3↓+ 3NaCl
Nếu dùng dư NaOH thì: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
→ au phản ứng không thu được kết tủa.
Phát biểu B:
Al(NO3)3+ 3NH3+ 3H2O → Al(OH)3↓+ 3NH4NO3
Al(OH)3 không tác dụng với NH3 dư nên sau khi phản ứng kết thúc thu được kết tủa Al(OH)3.
Phát biểu C:
CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O
CO2+ BaCO3+ H2O → Ba(HCO3)2
→ au phản ứng không thu được kết tủa.
Phát biểu D:
NaAlO2 + HCl + H2O → NaCl + Al(OH)3
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
→ au phản ứng không thu được kết tủa.
Đáp án B
Câu 15:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của Al và hợp chất ta suy ra:
X (Al(NO3)3) ; Y(NaAlO2); Z(AlCl3)
Hướng dẫn giải:
Al → X (Al(NO3)3) → Al2O3 → Y(NaAlO2) → Z(AlCl3) → Al(OH)3
Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
t
 Al2O3 + 6 NO2 + 3/2 O2

2Al(NO3)3 
0

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
NaAlO2 + 4HCl → NaCl + AlCl3 + 2H2O
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Đáp án A
Câu 16:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của các hợp chất của nhôm để xác định các chất.
8 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Hướng dẫn giải:
X1 là AlCl3, X2 là NaAlO2, X3 là Al(OH)3, X4 là Al2(SO4)3, X5 là Al2O3
(1) AlCl3+ 4NaOHdư → NaAlO2+ 3NaCl + 2H2O
(2) NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3
(3) 2Al(OH)3+ 3H2SO4 → Al2(SO4)3+ 6 H2O
(4) Al2(SO4)3+ 6NH3+ 6H2O → 2Al(OH)3+ 3(NH4)2SO4
t
(5) 2Al(OH)3 
Al2O3 + 3H2O
o

Vậy X1 là AlCl3 và X5 là Al2O3.
Đáp án A
Câu 17:
Phương pháp:
Dựa vào các phản ứng hóa học của các chất để xác định kết tủa thu được sau các phản ứng.

Hướng dẫn giải:
K2O+ H2O → 2 OH
BaO + H2O → Ba(OH)2
Al2O3+ 2OH- → 2AlO2-+ H2O
Dung dịch X chứa AlO2-, K+, Ba2+ có thể có OH- dư. Chất rắn Y chứa Fe3O4 có thể có Al2O3 dư.
Sục khí CO2 dư vào dung dịch X:
CO2 + OH- → HCO3CO2+ AlO2-+ 2H2O → Al(OH)3 ↓ + HCO3Vậy kết tủa là Al(OH)3.
Đáp án A
Câu 18:
Hướng dẫn giải:
(a) Với dung dịch AlCl3:
3Ba(OH)2 + 2AlCl3 → 2Al(OH)3+ 3BaCl2
Nếu Ba(OH)2 dư thì: Ba(OH)2+ 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2+4 H2O
- Với dung dịch Na2SO4:
Ba(OH)2 + Na2SO4 → Ba O4 ↓ + 2NaOH
Vậy khi cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan. Còn với dung
dịch Na2SO4 kết tủa không tan khi kiềm dư.
Vậy phát biểu a đúng.
(b) AlCl3+ 3NaOH → Al(OH)3↓+ 3NaCl
Do AlCl3 dư nên sau phản ứng thu được kết tủa Al(OH)3
9 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


đúng

Vậy phát biểu
(c) úng

(d) Sai vì Al bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.

(e) Sai vì: NaOH không bị nhiệt phân. Nhưng Al(OH)3 bị nhiệt phân:
t
2Al(OH)3 
Al2O3 + 3H2O
o

(g) Sai vì:
t
Al2O3 + CO 
không phản ứng
o

t
CuO + CO 
Cu + CO2
o

Vậy sau phản ứng thu được Al2O3 và Cu.
(h) úng: AlCl3+ 3NH3+ 3H2O → Al(OH)3 ↓+ 3NH4Cl
(i) úng: NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3↓
Vậy các phát biểu đúng là:
Các phát biểu đúng là: (a), ( ), (c), (h), (i) (có tất cả 5 phát biểu).
Đáp án B
Câu 19:
Phương pháp:
Tìm ra tính chất khác nhau của từng hỗn hợp từ đó chọn được hóa chất phù hợp để nhận biết.
Hướng dẫn giải:
Dùng dung dịch NaOH để phân biệt các hỗn hợp trên.
- Cho dung dịch NaOH vào X: chỉ có Al tan ra, còn lại phần chất rắn (Fe) không tan, xuất hiện khí:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑

- Cho dung dịch NaOH vào Y: cả Al và Al2O3 đều tan hết, xuất hiện khí:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Al2O3+2NaOH→2NaAlO2 +H2O
- Cho dung dịch NaOH vào Z: chỉ có Al2O3 tan ra, còn lại phần chất rắn (Fe) không tan, không xuất hiện khí:
Al2O3+2NaOH→2NaAlO2 +H2O
Đáp án B
Câu 20:
Phương pháp:
HS ghi nhớ nhôm phản ứng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm nhưng nhôm không là chất lưỡng tính.
Hướng dẫn giải:
Nhôm phản ứng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm nhưng nhôm không là chất lưỡng tính.
Do đó kết luận C là không đúng.
Đáp án C
10 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!



×