Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 32 trang )

Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

NỘI DUNG

ĐẶT VẤN ĐỀ

I.

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3. Phương pháp nghiên cứu giả thuyết khoa học
4. Dàn bài tổng quát của bài viết sáng kiến kinh nghiệm

THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI

II.

1. Thuận lợi
2. Khó khăn

NỘI DUNG CHÍNH

III.

1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.1. Phương pháp Đúng hay Sai
1.2. Phương pháp Thi đua đồng đội
1.3. Phương pháp Kim tự tháp
1.4. Phương pháp Sử dụng hình ảnh và ứng dụng thực tế
1.5. Phương pháp Kết hợp âm nhạc trong dạy Toán
2. BÀI GIẢNG MINH HỌA


3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
4. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
II. KẾT LUẬN.

1.

Ý nghĩa của đề tài đối với công tác

2.

Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển

Tài liệu tham khảo

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 1


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

ĐẶT VẤN ĐỀ

I.
1.

Lý do chọn đề tài

 Hơn hai ngàn năm nay, toán học đã chứng tỏ mình như một đỉnh cao trí tuệ
của con người, xâm nhập vào hầu hết các ngành khoa học và là nền tảng

của nhiều lý thuyết khoa học quan trọng. Nói đến toán học là nói đến sự
gọn gàng và lô-gíc. Hơn thế nữa, Toán học - “nữ hoàng của các môn khoa
học” còn luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nhiều tri thức
toán học, ngay cả toán học đơn giản ở bậc phổ thông, có thể ứng dụng hiệu
quả vào đời sống nhưng đòi hỏi những kĩ năng nhất định và một thói quen
nhất định. Trang bị những kĩ năng này là công việc của nhà trường và sự
rèn luyện của bản thân mỗi người.
 Có một thực tế là nhiều học sinh giải toán rất máy móc, theo các công thức
và bước định sẵn mà không thật sự hiểu hết ý nghĩa, bản chất của khái niệm
hay phép tính. Khả năng giải toán của học sinh thường chỉ bó hẹp trong
phạm vi dạng bài toán cụ thể mà các em đã được dạy. Do đó, khi đối diện
với bài toán nâng cao hay mở rộng từ bài toán mẫu, các em dễ bị lúng túng.
 Ví dụ với bài toán 6 : 2 = 3, các em học sinh được dạy sẽ hình dung 6 cái
bánh chia làm 2 nhóm bằng nhau thì mỗi nhóm sẽ có 3 cái bánh, nhưng với
phép tính 6 :

1
thì nghĩ theo cách đó sẽ rất khó. Do thiếu tư duy gây nên
2

tâm lý "sợ" học toán xuất hiện ở nhiều học sinh.
 Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất - Giám đốc Công ty tư vấn tâm lý
An Việt Sơn, có thể đan xen việc nghỉ ngơi, vui chơi với việc học để giúp
học sinh lấy hưng phấn, lý tưởng nhất là học theo một cách thức nhẹ nhàng,
vui vẻ, học mà chơi, chơi mà học.
 Việc chơi mà học, học mà chơi đó sẽ khiến đời sống của học sinh thêm
phong phú, cá tính của học sinh được bồi đắp mà ham muốn học hỏi cũng
nhờ đó mà được tăng cường.

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn


Trang 2


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

 Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài :
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ TRONG HỌC
TẬP MÔN TOÁN”

2.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

 Mục đích đề tài này là xây dựng kế hoạch, nội dung và đề xuất một số hoạt
động dạy học để giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo,
góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh.
 Mục đích này được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ sau đây :
 Đưa ra kế hoạch xây dựng các hoạt động dạy học tích cực.
 Đưa ra các định hướng sư phạm nhằm tìm hiểu, chọn lựa các phương
pháp và hoạt động thích hợp đối với học sinh THCS.
 Đưa ra hệ thống một số dạng hoạt động tích cực để áp dụng trong
giảng dạy.
 Nghiên cứu chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, không “đọc
chép” cho học sinh, phát huy việc vận dụng phương pháp dạy học
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.

3.

Phương pháp nghiên cứu giả thuyết khoa học


3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
 Nghiên cứu Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định
trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung
ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 -

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 3


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc
biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999).
 Thu thập những thông tin lí luận của việc sử dụng phương pháp tích cực
trong dạy học ở trung học cơ sở qua tài liệu.
 Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ở trung học cơ sở
 Tham khảo các diễn đàn trên mạng về ứng dụng phương pháp dạy học tích
cực.
 Tham khảo một số trang web hỗ trợ giáo viên trong dạy học.
3.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 Tổng kết kinh nghiệm của các đồng nghiệp qua một số năm giảng dạy tại
trung tâm anh ngữ ILA, trường THCS Lê Anh Xuân, trường THCS tân
Thới Hòa, trường THCS Hùng Vương và trường THCS Trần Quang Khải,
Quận Tân Phú. Đồng thời tiếp thu kinh nghiệm qua việc trao đổi với bạn
bè, đồng nghiệp dạy giỏi bộ môn toán nói chung và phương pháp dạy học
tích cực nói riêng. Từ đó, chúng tôi đưa ra một số kế hoạch và kinh nghiệm
cụ thể sau đây.
 Phương pháp dạy học tích cực muốn đạt kết quả tốt cần phải có sự phối

hợp nhịp nhàng, thống nhất giữa các bộ phận sau :
 Ban giám hiệu phải phối hợp với giáo viên bộ môn Toán có kế hoạch định
hướng đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho các giáo viên một cách liên tục
và có chất lượng cao.
 Tổ bộ môn Toán phải phối hợp nhịp nhàng, lên kế hoạch và xây dựng tài
liệu bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực thật đầy đủ, đa dạng theo
đúng chỉ đạo của Ban giám hiệu.
 Giáo viên trực tiếp giảng dạy phải có tâm huyết và máu lửa với phương
pháp giảng dạy mới. Giáo viên phải xây dựng kế hoạch, chương trình giảng
Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 4


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

dạy theo phương pháp tích cực thật cụ thể chi tiết, đầy đủ và đa dạng theo
chỉ đạo của Ban giám hiệu và tổ bộ môn.
3.3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng hệ thống các hoạt động gây hứng thú trong học tập môn
Toán một cách khoa học thì học sinh sẽ phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo, nhờ đó sẽ rèn luyện được kỹ năng giải toán và đạt được kết
quả tốt trong việc lĩnh hội kiến thức mới.
Dàn bài tổng quát của bài viết sáng kiến kinh nghiệm

4.

Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn
Toán
 Phương pháp Đúng hay Sai

 Phương pháp Thi đua đồng đội
 Phương pháp Kim tự tháp
 Phương pháp Sử dụng hình ảnh và ứng dụng thực tế
 Phương pháp Kết hợp âm nhạc trong dạy Toán
THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ

II.

TÀI
1.

Thuận lợi

 Tất cả học sinh đều biết môn Toán là môn học có thể phát huy cao độ tính
độc lập sáng tạo, vì thế nếu giáo viên biết cách khơi gợi và tổ chức hoạt
động thích hợp sẽ tạo điều kiện cho học sinh thể hiện suy nghĩ cá nhân,
thẳng thắn đưa ra ý kiến tranh luận. Điều này phù hợp với tâm sinh lí lứa
tuổi học sinh cấp trung học cơ sở.
 Chương trình sách giáo khoa mang tính hệ thống cao, được xây dựng rất
khoa học, được thiết kế thành nhiều hoạt động thành phần giúp học sinh
từng bước tiếp cận kiến thức mới rất dễ dàng.

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 5


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

 Việc dạy và học Toán ở trường đều nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của

ngành, Ban giám hiệu, cũng như các tổ nhóm chuyên môn và đồng nghiệp.
2.

Khó khăn

 Đối với học sinh cấp trung học cơ sở là lứa tuổi thay đổi liên tục về tâm
sinh lí, các em đang có nhiều mối quan tâm khác ngoài việc học, các em có
xu hướng ham chơi, thích khám phá thế giới mới lạ quanh mình nên không
chú tâm vào việc học, làm giảm thời gian học Toán.
 Thời lượng chính khoá giành cho môn Toán không nhiều, thậm chí là
không đủ với các lớp yếu nên người giáo viên ngại tổ chức hoạt động, và
thay vào đó chỉ tập trung rèn kĩ năng giải toán cho học sinh.

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 6


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

III.

NỘI DUNG CHÍNH
1.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1.1. Phöông phaùp 1: Đúng hay sai

Đúng


Sai

 Chuẩn bị : soạn các vấn đề, các bài tập (số lượng có thể tương ứng
với số lượng học sinh trong tổ).
 Trình tự các bước :
 Học sinh đại diện 4 tổ lên bảng, vẽ hai ô chọn lựa “ Đúng – Sai”
hoặc “True – False”.
 Giáo viên cho câu hỏi.
 Học sinh nhanh chóng đập tay vào ô mình chọn.
 Giáo viên sửa bài và công bố đáp án.
 Có thể thay “Đúng – Sai” bằng kiến thức cụ thể của bài dạy.
 Ví dụ :
 “ Số nguyên tố – Hợp số” ở Toán 6.

Số nguyên tố
Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Hợp số
Trang 7


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

 “ Số thập phân hữu hạn – Số thập phân vô hạn tuần hoàn” ở Toán 7.

Số
thập
phân
hữu

hạn

Số
thập
phân

hạn
tuần
hoàn

 “ Hình bình hành – Hình chữ nhật” ở Toán 8.

Hình
bình
hành

Hình
chữ
nhật

 Mục đích của phương pháp :
 Đẩy mạnh sự hoạt động của từng cá nhân.
 Củng cố và đào sâu kiến thức.
 Học sinh học cách kiểm tra trình độ kiến thức và quá trình học tập.
 Tập luyện sự tự suy nghĩ cá nhân và thể hiện bản lĩnh trong giao tiếp
cộng đồng.

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 8



Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

1.2. Phöông phaùp 2: Thi đua đồng đội

 Chuẩn bị : soạn các vấn đề, các bài tập (số lượng có thể tương ứng
với số lượng học sinh trong tổ).
 Trình tự các bước :
 Công bố số lượng câu hỏi.
 Với mỗi câu, hai học sinh của mỗi tổ sẽ cùng nhau thảo luận và trả
lời.
 Thành viên tổ nào trả lời trước và chính xác sẽ ghi điểm cho tổ đó.
 Thiết lập đồng hồ tính thời gian cho mỗi câu hỏi.

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 9


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

 Ví dụ :
 Dạy bài Ôn tập chương I – Hình học 7.

 Mục đích của phương pháp :
 Thích hợp trong việc học nhóm, tập giao tiếp và diễn đạt các ý kiến.
 Luyện tập kỹ năng quyết định nhanh những vấn đề quan trọng.
 Tập luyện sự tự suy nghĩ cá nhân và sự giao tiếp cộng đồng trong
cách học tập.

1.3. Phöông phaùp 3: Kim tự tháp

 Chuẩn bị : 4 thẻ lựa chọn đáp án, hệ thống bài tập theo mô hình kim
tự tháp.
 Trình tự các bước :
Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 10


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

 Mỗi tổ chia thành 2 nhóm. Mỗi nhóm được cấp cho 4 thẻ lựa chọn.
Mật mã “t” là một trong 4 thẻ đó.
 Muốn tìm được “t” phải giải các bài toán từ dưới chân kim tự tháp
lên đến đỉnh. Kết quả của bài trước là dữ kiện để giải bài sau. Các
nhóm làm vào phiếu học tập.
 Bài đầu tiên sẽ được giấu đi để đảm bảo tính công bằng.
 Các nhóm có thời gian 5’ để tìm mật mã.
 Trước khi hết thời gian, nhóm nào xong trước nộp cho Giáo viên,
Giáo viên ghi lại thứ tự của nhóm đó.
 Sau khi hết thời gian, không nhận kết quả của các nhóm còn lại.
 Gv dán kết quả của các nhóm trên bảng.
 Trình chiếu đáp án. Nhận xét.
 Ví dụ :
 Dạy bài Ôn tập chương I – Đại số 6.

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 11



Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

 Mục đích của phương pháp :
 Thích hợp trong việc ôn lại những bài cũ, ôn tập chương.
 Mối giao tiếp học sinh trong lớp học được gắn kết với nhau.
 Giảm bớt sự tự ti của học sinh và nhận thức được sự tự tin trong các
mối giao tiếp cộng đồng trong tương lai.
 Tập luyện sự suy nghĩ cá nhân và sự giao tiếp công đồng trong cách
học tập.
1.4. Phöông phaùp 4: Hình ảnh và ứng dụng thực tế

 Chuẩn bị : hình ảnh hoặc ứng dụng thực tế liên quan đến bài học.
 Trình tự các bước :
 Căn cứ vào nội dung bài học cụ thể, người giáo viên tìm tư liệu, hình
ảnh, đồ dùng thực tế để minh họa cho sự ứng dụng của kiến thức
mới.
 Người giáo viên cũng có thể tự làm đồ dùng dạy học để minh họa.
 Ví dụ :

 Trình chiếu hình ảnh thực tế của các
đường thẳng song song và đường thẳng
vuông góc qua đoạn video Clip về cách
vẽ khối lập phương khi dạy bài Ôn tập
chương I – Hình học 7.

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 12



Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

 Trình chiếu minh họa khi dạy bài Định lí Pytago – Hình học 7.

 Mục đích của phương pháp :
 Minh họa cho bài học kiến thức mới.
 Tạo hứng thú mới lạ, khác hẳn các tiết học bình thường. Kích thích
sự tập trung chú ý, tìm tòi nơi học sinh.

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 13


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

1.5. Phöông phaùp 5 : Kết hợp âm nhạc trong dạy Toán

 Chuẩn bị: video clip, bài hát liên quan đến nội dung bài học.
 Trình tự các bước:
 Căn cứ vào nội dung bài học cụ thể, người giáo viên tìm video clip,
bài hát với nội dung gắn liền với kiến thức mới.
 Người giáo viên cũng có thể tự làm đồ dùng dạy học để minh họa.
 Ví dụ :
 Định lý Pytago được các bạn học sinh phương Tây hát minh họa.

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn


Trang 14


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

 Một bài hát khác cũng liên quan đến định lý Pytago với nền âm nhạc
dựa trên nhạc phẩm Rolling in the deep – Adele.

Pythagorean Theorem (in the tune of Rolling in the deep)
There’s a question starting in my mind
Bất chợt có một câu hỏi trong đầu tôi
How to find missing angle in right triangle
Làm thế nào để tìm ra cạnh còn lại trong tam giác vuông
Finally I start listening in class
Và rồi tôi bắt đầu nghe giảng trong lớp
and I learn it was easy, use the formula.
Thật dễ dàng, chỉ cần sử dụng công thức
There are 3 sides in right triangle
Có 3 cạnh trong một tam giác vuông
Side a, b and c and c is hypotenuse
Hai cạnh góc vuông a, b và c là cạnh huyền
It’s the longest side between a and b
c là cạnh dài nhất so với a và b
Opposite the right angle. 90 degree
Đối diện với góc vuông, 900
*The notes in my class reminds me of Math
Bảng công thức Toán trong lớp nhắc tôi
They keep me thinking that I really know it all
Nó giúp tôi nhận ra rằng tôi thật sự hiểu rõ
The notes in my class they help me solve it

Bảng công thức trong lớp giúp tôi giải
I can’t help singing Pythagorean theorem
Tôi không thể ngừng hát “Định lí Pytago”
a squared plus b squared
a 2  b2
Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 15


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

Is equal c squared and add
= c2
Get the square root, it’s the last.
Lấy căn bậc hai, ta được kết quả.
Baby I have reminder for you
Bạn hãy nhớ điều này
If missing leg is a or b
Nếu cạnh cần tính là cạnh góc vuông a, b
Subtract it from c
Ta lấy c2 –
Still do exponents,add and square root
Lấy căn bậc hai, ta được kết quả.
That’s the way you do it,
Đó là cách giải bài toán
Pythagorean theorem
Định lý Pytato
*The notes in my class reminds me of Math
Bảng công thức Toán trong lớp nhắc tôi

They keep me thinking that I really know it all
Nó giúp tôi nhận ra rằng tôi thật sự hiểu rõ
The notes in my class they help me solve it
Bảng công thức trong lớp giúp tôi giải
I can’t help singing Pythagorean theorem
Tôi không thể ngừng hát “Định lí Pytago”
a squared plus b squared
a 2  b2

Is equal c squared and add
= c2

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 16


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

Get the square root, it’s the last.
Lấy căn bậc hai, ta được kết quả.
Put your heart in everything you do
Hãy đặt tâm trí vào những thứ bạn đang làm
Count your blessings and focus more
Hãy đếm những niềm vui và tập trung hơn nữa
Turn your book, study and solve
Mở sách, học tập và giải toán
Practice, be patient you will learn it all
Kiên nhẫn thực hành, bạn sẽ hiểu được mọi thứ.
It all, it all, it all

(Pythagorean Theorem)
*Chorus: (2 times)
Pythagorean theorem
a squared plus b squared
Is equal c squared and add
Get the square root, it’s the last

 Mục đích của phương pháp :
 Minh họa cho bài học kiến thức mới.
 Tạo hứng thú mới lạ, khác hẳn các tiết học bình thường. Kích thích
sự tập trung chú ý, tìm tòi nơi học sinh.

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 17


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

2.

BÀI GIẢNG MINH HỌA

§7. ĐỊNH LÝ PYTAGO
I. MỤC TIÊU
 Kiến thức: Học sinh nắm được lí Py-ta-go về quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác
vuông
 Kỹ năng: Biết vận dụng định lí Py-ta-go để tính độ dài của một cạnh của tam giác
vuông khi biết độ dài của hai cạnh kia. Biết vận dụng các kiến thức học trong bài vào
các bài toán thực tế.

 Thái độ: Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi học tập
hợp tác trong nhóm nhỏ
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 SGK, thước, êke, compa.
 Phiếu học tập.
 Mô hình thực nghiệm.
 Máy chiếu phim trong.
III. QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Giới thiệu tiểu sử của nhà toán học Pytago
Pythagoras sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN, mất khoảng năm 500 đến 490 TCN.
Mới 16 tuổi , cậu bé Pytago đã nổi tiếng về trí thông minh khác thường.
Cậu theo học một nhà toán học nổi tiếng Ta-lét và chính Talét cũng phải kinh ngạc vì trí
thông minh, tài năng của cậu.
Ông đã đi nhiều nơi trên thế giới và trở nên uyên bác trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng :
số học, hình học, thiên văn, địa lí, âm nhạc, triết học, y học,…
Pythagoras đã chứng minh được rằng tổng 3 góc của một tam giác bằng 180° và nổi tiếng
nhất nhờ định lý mang tên ông – Định lý Pytago.
2. Bài mới
Hoạt động của GV

Hoạt động của
HS

Hoạt động 1: Định lý Pytago
-Yêu cầu HS làm ?1
- HS làm vào
Vẽ một tam giác vuông có các cạnh PHT
góc vuông bằng 3cm và 4cm. Đo độ
dài cạnh huyền.


Nội dung ghi bảng
§7. ĐỊNH LÝ PYTAGO
1. Định lý Pytago
?1
B

3 cm

-Yêu cầu HS rút ra nhận xét và điền
vào phiếu học tập.

- HS làm vào
PHT

A

5 cm

4 cm

C

Nhận xét :
52 = 25
32 + 42 = 9 + 16 = 25
 52 = 32 + 42

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 18



Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

- Trình chiếu cắt phần diện tích a2
và b2 lắp ghép vào phần diện tích
hình vuông c2 .
- Yêu cầu HS nhận xét

- Phần diện tích
a2 và b2 lắp ghép
vào phần diện
tích hình vuông c2
vừa khít.

- Thực hiện thao tác quay mô hình
thực nghiệm.
- Hãy rút ra nhận xét về mối quan
hệ giữa c2 và a2 + b2 ?
- Hãy phát biểu hệ thức c2 = a2 + b2
bằng lời ?

- Đó chính là nội dung của định lý
Pytago.
- Gọi vài HS phát biểu lại.

c2 = a2 + b2
-Trong một tam
giác vuông, bình
phương độ dài

của cạnh huyền
bằng tổng các
bình phương độ
dài của hai cạnh
góc vuông.

- Chúng ta sẽ chuyển định lý Pytago
từ ngôn ngữ thông thường thành
ngôn ngữ toán học để có thể dễ
- HS làm vào
dàng áp dụng vào bài tập.
PHT

-Bây giờ chúng ta sẽ vận dụng định
lý Pytago để thực hiện ?2 (4’)

Định lý Pytago : SGK\130

ABC vuông tại A
 BC2  AB2  AC2 (định lý Pytago)

?2
- Thực hiện Đôi
bạn học tập. Hai
HS ngồi kế bên
thực hiện hai hình
khác nhau. Sau đó Vì ABC vuông tại B
nhận xét và sửa
� AC2  AB2  BC2 (định lý Pytago)
bài cho nhau.


102  AB2  82
AB2  102  82
AB2  36

-GV gọi vài HS nhận xét bài làm
của bạn.

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

AB  36  6
�x6

Trang 19


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán
Vì DEF vuông tại D

� EF2  DE2  DF 2 (định lý Pytago)
EF 2  12  12
EF 2  2
EF  2
�x 2
Hoạt động 2: Định lý Pytago đảo
-Trình chiếu :
ABC có AB = 3cm, AC = 4cm,
BC = 5cm.
Nhận xét :
BC2 = 52 = 25

AB2 + AC2 = 32 + 42 = 9 +16 = 25
 BC2 = AB2 + AC2
Câu hỏi: ABC có phải là tam giác
vuông không?

2. Định lý Pytago đảo

- HS lên bảng vẽ
hình và đo góc
BAC.

- Trước hết chúng ta hãy đi kiểm tra
bằng thực nghiệm bằng cách thực
hiện ?3

?3

Ta có thể chứng minh được định lý
Pytago đảo:
Nếu một tam giác có bình phương
của một cạnh bằng tổng các bình
phương của hai cạnh kia thì tam
giác đó là tam giác vuông.

- HS điền vào
PHT
Định lý Pytago đảo : SGK\130
ABC có: BC2  AB2  AC2
ABC vuông tại A (định lý Pytago
đảo)


Hoạt động 3: Bài tập củng cố
-Trình chiếu

Sai vì định lý
Pytago chỉ được
dùng trong tam
giác vuông.

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Bài 1: Cho tam giác ABC, AB = 6cm,
AC= 8cm. Tìm giá trị của x. Một bạn học
sinh đã làm như sau:
Xét tam giác ABC có:
BC2 = AB2 + AC2 (Định lý Pytago)
BC2 = 62 + 82 = 36 + 64 = 100
BC = 100 =10
x =10 (cm)
A. Đúng

B. Sai

Trang 20


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

- Thưởng phiếu khen cho HS làm
đúng.


HS xung phong
lên bảng trình
bày.

Bài 2: Cho tam giác ABC có AB = 9cm,
AC = 15cm, BC = 12cm. Tam giác ABC
có phải là tam giác vuông không? Giải
thích.
2
2
AC  15  225
2

2

2

2

AB  BC  9  12  81  144  225
2

2

2

� AC  AB  BC
∆ABC vuông tại B.
- Tổ chức học sinh hoạt động

nhóm : 8 nhóm
- Sử dụng máy chiếu, phim trong để
nhận xét.

Bài 3: Tính chiều cao của bức tường biết
rằng chiều dài của thang là 4m và chân
C
thang cách tường là 1m.

B
∆ABC vuông tại A
A
AB2+AC2=BC2( định lý Pytago)
12+AC2 =42
AC2 = 42-12
AC2=16- 1 = 15
AC = 15 ≈ 3,9(m)
Chiều cao của bức tường ≈ 3,9 m

- Rút ra lợi ích của việc dùng định
lý Pytago trong bài toán thực tế : có
thể tính được chiều cao bức tường
một cách đơn giản và an toàn.
Hoạt động 4: Tìm hiểu văn hóa
học tập của học sinh nước bạn.
Trình chiếu Video Clip về các học
sinh phương Tây hát bài định lý
Pytago.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS học và làm bài tập về nhà
- Học theo bài ghi trên PHT.

- Làm các bài 53, 56/ 131 SGK
- Đọc phần ‘‘Có thể em chưa biết’’ trang 134 SGK.
Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 21


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

PHIẾU HỌC TẬP
§7. ĐỊNH LÝ PYTAGO
Trong một tam giác vuông, nếu biết độ dài của hai
cạnh thì ta tính được độ dài cạnh thứ ba

1. Định lý Pytago
?1 Vẽ một tam giác vuông có các cạnh góc vuông bằng 3cm và 4cm. Đo độ dài cạnh
huyền.

Nhận xét :
52 = ..............................................
32 + 42 = ..............................................
 52 … 32 + 42

Định lý Pytago : SGK/130
ABC .................................................
 ........................................................(định lý Pytago)

?2 Tìm độ dài x trên các hình sau
Hình 1
Hình 2

............................................................................
...........................................................................
............................................................................
...........................................................................
............................................................................
...........................................................................
............................................................................
...........................................................................
............................................................................
...........................................................................
2. Định lý Pytago đảo

ABC có AB = 3cm, AC = 4cm, BC = 5cm.
Nhận xét :
BC2 = 52 = 25
AB2 + AC2 = 32 + 42 = 9 +16 = 25
 BC2 = AB2 + AC2
Câu hỏi: ABC có phải là tam giác vuông không?

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 22


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

?3 Vẽ ABC có AB = 3cm, AC = 4cm, BC = 5cm. Dùng thước đo góc để xác định
� .
số đo của BAC


Định lý Pytago đảo : SGK\130
ABC có: ..........................................
ABC ...........................................(định lý Pytago đảo)

BÀI TẬP
Bài 1: Cho tam giác ABC, AB = 6cm, AC= 8cm. Tìm giá trị của x. Một bạn học sinh
đã làm như sau:
Xét tam giác ABC có:
BC2 = AB2 + AC2 (Định lý Pytago)
BC2 = 62 + 82 = 36 + 64 = 100
BC = 100 =10
x =10 (cm)

A. Đúng

B. Sai

Bài 2: Cho tam giác ABC có AB = 9cm, AC = 15cm, BC = 12cm. Tam giác ABC có
phải là tam giác vuông hay không ? Giải thích.
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Bài 3: Tính chiều cao của bức tường biết rằng chiều dài của thang là 4m và chân
thang cách tường là 1m.

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 23


C


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

3.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

B

Trang 24

A


Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú trong học tập môn Toán

Giáo viên : Nguyễn Anh Tuấn

Trang 25



×